Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

05/09/2022

Gorbachev ra đi trong luyến thương và ghét bỏ

Nhiều tác giả

Chính sách perestroika của Gorbachev và tác động đối với Việt Nam

Thanh Phương, RFI, 05/09/2022

Ông Mikhail Gorbachev, tổng thống đầu tiên và cũng là tổng thống cuối cùng của Liên Xô qua đời ngày 30/08/2022 và sự kiện này đã được báo chí quốc tế loan tin rộng rãi, với nhiều phản ứng của các lãnh đạo thế giới, với nhiều bài bình luận, bài viết nhắc lại tiểu sử, những thành công, cũng như những thất bại của ông.

gorbachev2

Ảnh tư liệu : Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và phu nhân Raisa phát biểu với báo chí tại một phòng phiếu ở Moskva, Nga, ngày 26/03/1989. AP - Boris Yurchenko

Trong khi đó, báo chí chính thức của Việt Nam nói chung đưa tin khá ngắn gọn về một nhân vật được xem là kẻ mở đường cho việc khai tử Liên Bang Xô Viết. Thông tấn xã Việt Nam chỉ thận trọng đưa vài dòng trích dẫn truyền thông Nga loan tin ông Gorbachev đã qua đời tại Moskva "sau một thời gian lâm bệnh nặng", với đúng một câu về tiểu sử của cựu lãnh đạo Liên Xô :"Ông Gorbachev sinh năm 1931 và từng đảm nhiệm cương vị Tổng thống Liên Xô từ tháng 3/1990 đến tháng 12/1991".

Tờ Dân Trí thì cũng loan tin ngắn gọn như vậy với phần tiểu sử dài hơn, ghi nhận ông Gorbachev đã "đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Liên Xô đạt thỏa thuận cắt giảm vũ khí với Mỹ và hợp tác với các nước phương Tây loại bỏ bức màn sắt ngăn cách Châu Âu kể từ Thế chiến II và giúp thống nhất nước Đức. Sau hàng chục năm căng thẳng và đối đầu Chiến tranh Lạnh, ông Gorbachev đưa Liên Xô xích lại gần phương Tây hơn".

Nhưng điều đáng chú ý là không một tờ báo chính thức nào có bài chỉ trích ông về việc đã làm cho Liên Xô tan rã, trong khi trước đây báo đảng ở Việt Nam vẫn có bài lên án ông là "kẻ phản bội".

Chỉ riêng Báo điện tử Công Thương, cơ quan ngôn luận của Bộ Công thương Việt Nam hôm 31/08 đã đăng lại bài viết "Vì sao Liên Xô sụp đổ : I. Đường lối cải tổ sai lầm và sự phản bội của Gorbachev" đăng ngày 26/1/2018 trên Báo Điện tử Đảng cộng sản.

Bài báo có đoạn : "M. Gorbachev tìm mọi cách chui sâu, luồn cao vào hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. Gorbachev là con người né tránh vấn đề, giỏi che đậy, khôn ngoan và có kỹ năng và chiến thuật làm mọi người nhanh quên đi những quan điểm cấp tiến của mình. Rõ ràng, trước khi giành được vị trí tổng bí thư, không phải tình cờ khi M. Gorbachev đã tiến hành việc tách và gạt bỏ Đảng cộng sản Liên Xô khỏi vai trò lãnh đạo đời sống kinh tế của đất nước".

Trả lời RFI Việt ngữ ngày 01/09/2022, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận xét cách đưa tin của báo chí Việt Nam về cái chết của Gorbachev :

"Hiện nay báo chí đã tránh, không có đánh giá nào về "công" và "tội" của ông Gorbachev cả. Có thể nói là những bài học và Việt Nam đã rút ra được đó là tự Việt Nam rút ra, chứ không có bất kỳ một sự đánh giá chính thức nào hiện nay đối với hành động và các quyết định của ông Gorbachev đối với Việt Nam".

Trong khi đó, theo nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, trên các mạng xã hội, hay trong những lúc "trà dư tửu hậu", đã có rất nhiều phản ứng về cái chết của ông Gorbachev, mà đa số ca ngợi vai trò của cựu lãnh đạo Liên Xô, xem ông là "một nhân vật lịch sử của thế kỷ 20" : 

"Công tội của Gorbachev thế nào thì còn sẽ phải phán xét dài dài, nhưng rõ ràng là nếu không có ông, thì đã không có bộ mặt của thế giới từ những năm 1980 cho đến 20 năm đầu của thế kỷ này. Còn ở Việt Nam thì rõ ràng. Sau ngày ông mất, chúng tôi đã nâng ly tưởng nhớ Gorbachev. Không có ông thì toàn bộ cuộc sống hiện nay, toàn bộ khung cảnh tự do hóa, thị trường hóa này sẽ không có được".

Nhìn lại lịch sử, chính sách perestroika và glasnost đã thổi một luồng gió mới cả về kinh tế và chính trị cho các nước thuộc khối Liên Xô và dĩ nhiên cũng đã tác động đến các chính sách của giới lãnh đạo Việt Nam thời cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, bởi vì Liên Xô vẫn là đồng minh quan trọng nhất của Việt Nam. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhớ lại chính sách cải tổ của ông Gorbachev đã được giới văn nghệ sĩ nói riêng và dư luận Việt Nam nói chung đón nhận như thế nào :

"Nhận xét chung của tôi là mọi người lúc đó hồ hởi, vui mừng và đón nhận một cách nồng nhiệt. Từ năm 85, perestroika, glasnost của Mikhail Gorbachev có thể nói là như một luồng gió thổi tới, giải tỏa được những tù đọng, những mong mỏi đổi mới, thay đổi. 

Lúc đầu ngay cả khái niệm như là "perestroika", mọi người không biết dịch là gì : đổi mới, hay cải tiến, cải tổ ? Cuối cùng mọi người giữ lại chữ cải tổ. Và đặc biệt là chữ "glasnost" không biết dịch là gì : công khai, trong suốt, trong sạch ? Hai khái niệm đó có thể nói là đã rất nhanh chóng nhập vào Việt Nam, người ta vừa tò mò, vừa háo hức và vừa có cả sự thận trọng nữa. Có thể những nhà lãnh đạo còn thận trọng, nhưng tâm lý của dân chúng, và đặc biệt của văn nghệ sĩ thì phải nói là vui mừng, háo hức và chờ đợi.

Hồi đó đọc báo chí của Nga, tôi quan sát thấy là perestroika liên quan đến mọi mặt của đời sống Liên Xô, nhưng riêng đời sống văn hóa, văn nghệ, thì nó giải tỏa được cho những vụ án văn nghệ, cho những tác phẩm bị cấm xuất bản trước đây, cho những trường hợp rắc rối ngày trước, lúc đó được công bố mới hoặc công bố lại, hoặc là được đưa ra ánh sáng.

Tôi lấy ví dụ tiêu biểu nhất là Bác sĩ Jivago của Boris Pasternak. Trước đó chỉ có bản dịch của miền Nam thôi, miền Bắc gần như hoàn toàn không biết, nếu có nghe thì cũng nghe rỉ tai là có trường hợp một cuốn tiểu thuyết chuyền từ Nga ra nước ngoài và sau đó được dịch sang tiếng Anh, rồi Pasternak được giải Nobel về cuốn này, nhưng lại không được đi nhận. Chính nhờ cải tổ của Gorbachev, mà những vấn đề về văn nghệ đó được giải tỏa ra, được phơi bày ra.

Không có đổi mới ở Việt Nam nếu không có perestroika của Liên Xô. Đổi mới ở Việt Nam là kể từ năm 1986, tức là kể từ Đại hội 6 của Đảng cộng sản Việt Nam, tức là chỉ một năm sau perestroika năm 1985. Rồi ví dụ như là cuộc gặp của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với hơn một trăm văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động văn hóa với một tinh thần đối thoại rất cởi mở. Sau đó có nghị quyết 5 của Bộ Chính trị khóa 6, trong đó có vai trò chính của ông Trần Độ (Trưởng Ban Văn hóa văn nghệ Trung ương), tức là cũng muốn giải phóng sức sáng tạo của văn nghệ sĩ, rồi mở rộng cái định hướng mà hồi đó gọi là định hướng "rộng" cho người sáng tạo cũng như người thưởng thức. Đó chính là tác động rất lớn lao từ chính sách cải tổ của ông Gorbachev". 

Còn theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, về phương diện kinh tế tác động lớn nhất đó là việc tổng thống Gorbachev, do tình hình cực kỳ khó khăn của Liên Xô lúc đó, đã phải cắt hoàn toàn mọi viện trợ, mọi ưu đãi dành cho Việt Nam, buộc chính quyền Hà Nội phải tự xoay xở :

"Ông Gorbachev đã thực hiện chính sách cải tổ với tác động đối với Việt Nam là việc ông không cấp cho Việt Nam bất kỳ một viện trợ nào nữa và điều này buộc Việt Nam phải tìm mua dầu của Irak và của Libya và rất may là đã được Irak và Libya giúp đỡ và cung cấp dầu, nếu không thì Việt Nam đã không còn nhiên liệu cho hoạt động kinh tế. Nhờ có những nỗ lực của Việt Nam mà Việt Nam đã trụ lại được và đã cải cách, đổi mới và đã tiếp tục trụ vững trong quá trình phát triển kinh tế.

Tôi nghĩ rằng việc ông Gorbachev thúc ép Việt Nam cải tổ bằng cách không cho Việt Nam bất kỳ viện trợ hay bất kỳ ưu đãi nào nữa đã bắt buộc Việt Nam phải tự lực cánh sinh và phải đổi mới. Đó là tác động mà tôi cảm thấy rõ nhất trong quyết định của ông Gorbachev đối với Việt Nam".

Rõ ràng là do không còn tiếp tục được hưởng "bầu sữa" của đàn anh Moskva, Hà Nội đã buộc phải cải tổ, nhưng họ thi hành một chính sách perestroika theo kiểu Việt Nam. Báo chí quốc tế vào thời ấy đã rất chú ý đến điều này. Trong một bài báo đăng ngày 21/02/1990, tờ nhật báo Mỹ Los Angeles Times đã viết : 

"Việt Nam, vốn luôn được coi là đồng minh thân cận nhất của Moskva ở Châu Á, tỏ vẻ rất tự tin sẽ tránh được tình trạng hỗn loạn như ở Đông Âu và Liên Xô gần đây. Hơn nữa, Việt Nam đang dần rút khỏi khối Liên Xô cả về mặt tư tưởng, quân sự và tài chính. Họ đang tìm kiếm hỗ trợ tài chính từ những nơi khác - mà cho đến nay vẫn chưa thành hiện thực - và đã thận trọng tìm cách hàn gắn quan hệ với Trung Quốc, đối thủ Cộng sản của Moskva, sau một thập kỷ bang giao đóng băng. 

Cho đến nay, không ai dám công khai nêu lên ý tưởng về một hệ thống đa đảng ở Việt Nam, như Gorbachev đã làm ở Liên Xô. Thật vậy, Nguyễn Văn Linh, người đồng cấp Việt Nam của Gorbachev với tư cách là người đứng đầu Đảng cộng sản, đã tuyên bố trong một bài phát biểu ngày 2/ 2 rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ tiếp tục nắm độc quyền chính trị ở đây. 

Trong một hội nghị kỷ niệm 70 năm ngày thành lập đảng, ông Linh đã nói : "Ngoài Đảng cộng sản, ở Việt Nam không có đảng phái nào thuộc tầng lớp nào có khả năng đảm nhận vai trò đó. "Trong lịch sử quá khứ đã là như vậy, và bây giờ cũng như trong tương lai cũng sẽ là như vậy". Ông Linh cho rằng "thực tế hiện nay" ở các nước Đông Âu làm nổi bật tác hại đối với uy tín của đảng và về thực tế, Việt Nam cần tránh phạm phải những sai lầm tương tự. 

Thay vào đó, chế độ Hà Nội đã chọn đặt trọng tâm vào nền kinh tế bằng một chính sách gọi là đổi mới, tiếng Việt tương đương với perestroika. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trong khối Liên Xô tiến hành cải cách kinh tế sâu rộng, bắt đầu từ tháng 12 năm 1986, bằng việc chấm dứt bao cấp của Nhà nước, phá giá tiền tệ và tạo ra thị trường mở. Kết quả rất ấn tượng. Vật tư và chủng loại hàng tiêu dùng tăng mạnh. Lạm phát đã giảm từ 700% năm 1988 xuống còn khoảng 24% vào năm ngoái (1989). Tiền tệ đã được ổn định, do đó thị trường chợ đen hầu như biến mất".

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, giới lãnh đạo Hà Nội đã biết rút ra những bài học từ chính sách perestroika của ông Gorbachev :

"Chính sách perestroika và glasnost của Gorbachev đã mang lại cho Việt Nam rất nhiều bài học. Có những bài học mà Việt Nam đã tham khảo và thực hiện, ví dụ như Việt Nam đã phải phát huy rất mạnh mẽ các tiềm lực kinh tế tư nhân, rồi Việt Nam đã phải thực hiện khoán và phát triển nông nghiệp, để không những tự túc được lương thực, mà còn xuất khẩu được các nông sản. Cũng xin lưu ý là trước khi cải cách, Việt Nam đã phải nhập khẩu không chỉ lương thực, mà rất nhiều mặt hàng khác.

Đó là những bài học từ những sức ép, từ việc Liên Xô tan rã, dẫn đến việc Việt Nam phải thực hiện những cải tổ một cách độc lập, tự chủ và tránh cho Việt Nam những đổ vỡ nếu như không cải cách".

Nếu có bài học nào khác mà chế độ Hà Nội đã rút ra từ chính sách perestroika của ông Gorbachev, đó là không nên cải tổ chính trị theo chủ trương của vị lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô. Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, việc ông Gorbachev làm cho Liên Xô tan rã khiến giới lãnh đạo Hà Nội lúc đó phải siết lại một số mặt trong chính sách cải tổ :

"Trong những năm đầu, công cuộc cải tổ của Liên Xô, của Gorbachev được xem là có ảnh hưởng tích cực khi người ta nhận thức đó là thay đổi bộ mặt của chủ nghĩa xã hội, cho nó mang bộ mặt "người" hơn. Nhưng công cuộc đó đã làm tan rã làm sụp đổ một chế độ, một thể chế năm 1991, điều này đã tác động mạnh đến Việt Nam và tác động đó, nhưng là tác động theo chiều hướng tiêu cực, chứ không phải là tích cực như trước đây. Vừa mở ra thì sau đó đã bắt đầu siết lại. Có thể nói là có những cái dĩ nhiên là không còn như cũ nữa, nhưng cũng trở nên hạn chế.

Có thể nói đó là hai chiều của tác động của Gorbachev. Lúc đầu người ta ca ngợi Gorbachev, vì mọi sự thay đổi gì trong bộ máy cấp cao của Liên Xô hồi đó đều "dội" về Việt Nam. Khi Gorbachev từ một người được kỳ vọng trở thành người làm tan rã Liên Xô, thì ở Việt Nam cũng đã từng có những lập luận rằng Gorbachev là "tên phản bội", đã "phá hoại" Liên Xô. Và do đó Việt Nam vẫn tiếp tục đường lối đổi mới, nhưng chú trọng đến đường lối kinh tế hơn, còn các đường lối khác thì bị thu hẹp lại". 

Trong bài báo với hàng tự "Việt Nam đi theo perestroïka, nhưng khó nuốt glasnost", nhật báo The Herald của Scotland ngày 05/01/1990 đã ghi nhận :

"Không phải cải cách kinh tế khiến phe bảo thủ lo lắng, mà là mở cửa chính trị, khởi đầu bởi các nhà báo đã viết bài vạch trần tham nhũng và chỉ trích chính phủ, và bởi các nhà văn và các nghệ sĩ đã thực hiện một cuộc cải cách văn hóa thực sự.

Phản ứng (của phe bảo thủ) bắt đầu tại một cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương vào tháng 8 năm ngoái (1989) lên án gay gắt '' tự do hóa tư sản. Nhưng cuộc đàn áp nặng nề nhất đó là sau khi Quốc hội, trong họp vào cuối tháng 12 lúc đang có cuộc cách mạng ở Rumanie, thông qua luật báo chí mới hạn chế nghiêm trọng tự do ngôn luận".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 05/09/2022

***********************

Tổng bí thư ! Chọn nước cờ nào ?

Chí Quang, VNTB, 05/09/2022

Vậy là Gorbachev đã ra đi. Một trái tim vĩ đại của nhân loại đã ngừng đập.

gorbachev1

Một sự lựa chọn sáng suốt phi thường. Một quyết định kinh thiên động địa : chuyển giao quyền lực cho nhân dân.

Trước tiên, nếu bạn không phải là cộng sản "nguyên chất", hãy cùng thắp lên những ngọn nến tôn kính trong tâm hồn, để tưởng nhớ một nhân cách lớn.

Còn nếu bạn là người theo thuyết âm mưu, thì cứ việc nghi ngờ rằng Putin đã ra lệnh tiêm một chất độc gì đó vào cơ thể Gorbachev, để khóa miệng ông ta, sau khi ông dám lên tiếng phê bình cuộc xâm lược Ukraine của hắn.

Dù sao thì ông ấy không còn nữa…

Sau thế chiến thứ hai, Phe cộng sản đã bắt tay xây dựng một khối liên minh đồ sộ (bằng vũ lực và cưỡng bức là chính) gọi là khối Soviet bao gồm liên bang Nga và nhiều nước Đông Âu, để đối đầu với phương Tây – tự do dân chủ. Cả khối Soviet này đặt dưới quyền kiểm soát của Đảng Cộng Sản Liên Xô. Điều đó nghĩa là hàng triệu người dân Nga và Đông Âu bị đặt dưới sự cai trị của một thể chế chuyên chính, độc tài toàn trị được ví như bức màn sắt. Điều đó cũng có nghĩa là vị tổng bí thư của đảng chính trị duy nhất này nắm trong tay quyền lực tuyệt đối bao trùm một vùng lãnh thổ mênh mông, như một đại đế thời phong kiến. Với vũ khí hạt nhân trong tay, ông ta khiến phương Tây phải e dè và các nước cộng sản đàn em ở các Châu lục khác phải kính nể. Qua đó cho thấy, vị thế ghê gớm trên trường quốc tế của một ông tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô thời chiến tranh lạnh đó ra sao. 

Gorbachev là một vị tổng bí thư như thế từ 1985. 

Hãy thử hình dung đó không phải Gorbachev mà là một người hung hăng như Tập Cận Bình hay manh động như Kim Jong-Un thì hậu quả sẽ thế nào ? Kim Jong-Un chỉ là lãnh tụ của một nước cộng sản nhỏ bé nghèo đói, mà còn liên tiếp bắn tên lửa đạn đạo ầm ầm để đe dọa phương Tây, hỏi rằng nếu hắn mà nắm trong tay một năng lực quân sự hùng hậu như Gorbachev khi xưa, thì sẽ xảy ra chuyện gì ?

Nhưng Gorbachev hoàn toàn khác.

Trước tiên, ông ta là một người tử tế và sáng suốt. Đó là nhân cách và bản chất của ông ta, được truyền thông khách quan ghi nhận. Một người tử tế sẽ không vì tham vọng của mình mà nhẫn tâm sát hại hàng ngàn sinh mạng, như Stalin đã làm, một người sáng suốt sẽ không cuồng tín, cực đoan, sẵn sàng hy sinh cả dân tộc để đạt được những mục đích và tham vọng không tưởng, như "bạo chúa" Putin đang làm.

Một người tử tế và sáng suốt không phải là không có tham vọng. Với quyền lực tột đỉnh trong tay, Gorbachev tất nhiên có tham vọng. Có điều tham vọng của ông ta, dưới sự dẫn dắt của lý trí và lương tri, được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, tương thích với tình hình thực tiễn, chứ không viễn tưởng xa vời.

Ngoài ra, ông còn là một người có bản chất trung thực và không tham nhũng.

Một người với nhân cách như ông ta, thành thật mà nói, không thể là một đảng viên cộng sản được, càng không thể nào làm lãnh tụ của đảng cộng sản. Hoàn toàn không phù hợp. Với nhân cách của Gorbachev, ông lẽ ra phải trở thành người phản biện lại đảng cộng sản thì mới đúng.

Thực tế đã cho thấy, chế độ cộng sản luôn gắn liền với độc tài toàn trị, tức là đảng cộng sản áp đặt quyền lực cai trị tuyệt đối lên người dân, chứ không phải do nhân dân tự nguyện chấp thuận hay lựa chọn quyền lực đó lãnh đạo mình. Mà để tồn tại và phát triển trong một hệ thống cưỡng bức như vậy, một người mặc nhiên phải hội đủ các tố chất cần thiết như : gian xảo, thủ đoạn, tàn bạo, cực đoan, độc ác, độc đoán, dã man, tham lam, ranh ma, phản trắc…để đấu đá, tranh giành quyền lực với các đồng chí, cũng dã man độc ác như loài sói, của mình, cho nên một người tử tế và trung thực như Gorbachev làm sao tồn tại giữa một bầy sói đầy thú tính như vậy được ? lại còn trở thành thủ lĩnh của bầy sói, thật không thể lý giải nổi ! Chỉ có những nhân cách như Stalin hay Putin mới thích hợp với vai trò lãnh đạo đó mà thôi. 

Cứ nhìn những lãnh tụ cộng sản khắp thế giới mà xem, Lenin, Mao chủ tịch, Fidel Castro, Ceausescu, Maduro, Pol Pot, Kim Jong-un…(đáng lẽ kể thêm cha già dân tộc, nhưng sợ 331 nên thôi !) có ai có tố chất tử tế và trung thực như Gorbachev hay không ? Không ! Tất cả đều mang tố chất của sói như Stalin và Putin ! Nghĩa là trong con mắt của họ, nhân dân như bầy cừu, đồng chí như bầy sói, cấp dưới là công cụ, và trong tư tưởng của họ, lúc nào cũng sẵn sàng "bắt bắt bắt !" "giết giết giết !" bất cứ ai dám đối lập với mình.

Vì thế, một tác phẩm kinh điển như Trại Súc Vật mới ra đời.

Cuối thập niên 80, khi đang nắm quyền cai trị cái trại súc vật khổng lồ Soviet ấy, Gorbachev đã nhận ra một thực tế bi đát là tình hình không thể cứu vãn nữa rồi. Chế độ cộng sản độc tài toàn trị là một con đường sai trái, được xây trên một nền tảng đầy dối trá và bạo lực, càng đi càng tăm tối, sa lầy, và đích đến sau cùng chỉ có thể là sụp đổ và hủy diệt mà thôi, chứ chẳng có cái gọi là "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" nào cả. Với cương vị sói đầu đàn, khi nhiệm kỳ sắp kết thúc, nghĩa là sẽ phải chuyển giao quyền lực cho một nhân vật khác, rõ ràng ông ta chỉ có 2 sự lựa chọn, hoặc để cho khối Soviet đi tiếp trên con đường vô vọng ấy ; hoặc từ bỏ con đường. 

Nếu chọn đi tiếp, ông ta sẽ chuyển giao quyền lãnh đạo đảng cộng sản Liên Xô cho một người tổng bí thư tiếp theo, giống như ông đã được người tiền nhiệm chuyển giao quyền lực đó trước đây vậy.

Nếu chọn từ bỏ, ông ta sẽ chuyển quyền lực vào tay nhân dân, nhân dân Nga và Đông Âu, để nhân dân tự xây dựng một thể chế chính trị dân chủ và tam quyền phân lập như mô hình của phương Tây, thông qua bầu cử tự do. Và như vậy nghĩa là tự nguyện xóa bỏ quyền cai trị độc tôn và mặc định của đảng cộng sản Liên Xô.

Thực tế là dù chọn hướng đi nào thì bản thân Gorbachev cũng không còn nắm quyền lực nữa.

Gay cấn quá ! Quyết định sao đây ?

Nếu coi chính trị là một ván cờ thì chính trị gia là một kỳ thủ. Kỳ thủ trên đời được chia thành các đẳng cấp khác nhau : hạng xoàng, hạng trung, hạng khá, hạng giỏi…Gorbachev cũng là một kỳ thủ. 

Kỳ thủ hạng xoàng đi những nước cờ ngu xuẩn, kỳ thủ hạng trung đi những nước tầm thường, kỳ thủ hạng giỏi đi những nước sắc xảo, khôn khéo…vậy Gorbachev thuộc đẳng cấp nào ? 

Gorbachev là một kỳ thủ thiên tài

Ông ta đã đi một nước cờ kiệt xuất.

Một sự lựa chọn sáng suốt phi thường. Một quyết định kinh thiên động địa : chuyển giao quyền lực cho nhân dân.

Hết sức sáng suốt !

Sáng suốt chỗ nào ?

Thứ nhất, nhân dân là trường tồn, còn đảng cộng sản Liên Xô, cũng như các triều đại Sa Hoàng, chỉ tồn tại có thời hạn. Cho nên, là một chính trị gia, nếu anh chọn đứng về phía nhân dân, đi cùng nhân dân, anh sẽ trở thành chính nghĩa, anh sẽ trở thành bất tử, anh sẽ trường tồn trong trái tim của dân tộc mình ! Nếu chọn đứng về phía thế lực cai trị, tức kẻ thù của nhân dân, thì một ngày nào đó, khi triều đại của anh sụp đổ, dân chúng sẽ vùng lên giật sập các tượng đài của anh, như Lenin và Stalin, tè lên đầu anh và nguyền rủa anh muôn đời.

Thứ hai, giả sử Gorbachev chuyển giao quyền tổng bí thư cho một nhân vật khác trong đảng cộng sản, làm sao biết được cha nội tân tổng bí thư đó sẽ hành động ra sao ? Có thể chỉ vài ngày sau khi nhậm chức, hắn sẽ ra lệnh bắt giam hay tử hình Gorbachev vì bất cứ lý do vớ vẩn nào đó, ai dám cản hắn ? tệ hơn nữa, nếu gặp phải một người đầy tham vọng như Putin lên nắm quyền, thì nhân loại đã thấy chuyện gì xảy ra rồi đó. Nhưng tồi tệ nhất là : quyền tổng bí thư rơi vào tay một tên hiếu chiến điên rồ cực đoan như Kim Jong-Un, rất có thề sau khi nhận chức 15 phút, hắn sẽ ra lệnh phóng tên lửa đạn đạo sang phương Tây, và chiến tranh hạt nhân là không thể tránh khỏi…

Gorbachev đã hết sức tỉnh táo và cương quyết trong cuộc đấu tranh với chính bản thân mình. Cuối cùng thì ông ta đã quật ngã được cái ý thức hệ cộng sản độc hại viển vông đã chế ngự tư duy mình suốt bao năm tháng, và đã tung ra một nước cờ thật sự bất ngờ, thật sự táo bạo, khiến ông ta hoàn toàn khác biệt so với tất cả các lãnh tụ cộng sản trên thế giới.

Trại súc vật Soviet đã bị xóa bỏ. Nhân dân Đông Âu đã được giải phóng mà không cần nổi lên làm cách mạng. Gorbachev đã thay họ làm cách mạng rồi, và không ai phải đổ máu nữa. Chiến tranh hạt nhân sẽ không xảy ra. 

Tất nhiên có những kẻ căm ghét và chỉ trích nước cờ của ông ta vì nó đã tước bỏ các đặc quyền đặc lợi mặc nhiên của họ, nhưng một phần rất lớn người dân Nga, dân Đông Âu, và nhân loại hoan nghênh nước cờ ấy. Ông ta đã được lịch sử ghi tên như một người hùng.

Quá trình dân chủ hóa thất bại của nước Nga sau khi Gorbachev từ chức là do những kẻ khác gây ra, nó hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của ông ấy. Tất nhiên ông ấy cũng có một phần trách nhiệm trong quy trình chuyển giao quyền lực cho người dân, thiếu cẩn trọng và chặt chẽ, khiến quyền lực ấy lại bị độc tài Putin tước đoạt khỏi tay nhân dân Nga sau này. Nếu Gorbachev mà cẩn trọng và chặt chẽ hơn trong việc chuyển giao quyền lực của mình, thì người dân Nga đã xây dựng thành công một thể chế dân chủ, tam quyền phân lập như Ba Lan, và nước Nga đã không rơi vào thảm trạng như hôm nay.

Dù không đạt được thắng lợi sau cùng như mong muốn, nhưng dù sao, ông ấy đã đi một nước cờ tuyệt đỉnh, có một không hai.

Gorbachev, hãy yên nghỉ nhé. Chúng tôi luôn nhớ đến ông, người cộng sản phi thường, thép đã tôi thế đấy…

Nãy giờ tôi có nói gì mang tính xuyên tạc hay chống phá hay xúc phạm nhà nước Việt Nam không, hả mấy ông an ninh ? Nói về Kim Jong-Un và Putin như thế có bị dính 331 không ? Không à ? Hú hồn chim én ! nếu tôi ở Bắc Hàn chắc bị xử bắn rồi ! còn nếu ở Nga thì lãnh 15 năm tù !

Nếu quan sát tình hình chính trị Việt Nam một chút, sẽ giật mình vì thấy đột nhiên, một câu hỏi bật ra : phải chăng ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại thời điểm này, cũng đang đứng trước tình huống sắp phải chuyển giao quyền lực của mình, giống hệt như tổng bí thư Gorbachev năm xưa ? Hai bối cảnh của 2 người có thể có những khác biệt, nhưng về cơ bản, thì rõ ràng 2 tình huống ấy rất tương đồng. 

Chính trị thực chất là một ván cờ, và các chính khách đóng vai kỳ thủ. Trong cùng một thế cờ thì 2 kỳ thủ có thể chọn những nước đi tương tự hoặc rất khác nhau, tùy theo đẳng cấp của mỗi người.

Cách đây nhiều thập niên, cũng trong thế cờ gay go ấy, Gorbachev đã đi nước cờ bất hủ của đời mình. 

Nay, đến lượt tổng bí thư Trọng rồi đó, thế cờ vẫn vậy, và thời khắc quyết định đã cận kề, ông tính sao đây ?

Chí Quang

Nguồn : VNTB, 05/09/2022

***********************

Gii mã s yêu ghét đi vi Gorbachev Vit Nam

Trần Đông A, VOA, 02/09/2022

Đó là bài hc đt giá t nhng din biến tiêu cc trong my thp k qua, làm trit tiêu thành qu Đi Mi t thp k thi Gorbachev Trn Xuân Bách. Và gi đây, Vit Nam vn đang sa ly gia ngã ba đường ý thc h.

gorbi1

Mikhail Gorbachev và v, Raisa, trong chuyến thăm Trung Quc năm 1989.

Tổng bí thư Nguyn Phú Trng mun gii quyết vn đ kim soát quyn lc và tham nhũng mà không phi thay th chế, tc là không phi thay đi mô hình đng tr (party rule) bng pháp quyn (rule of law).

Nh "cơn st Gorby" ngày y và bây gi Được biết nước Nga ca Putin không t chc quc tang Gorbachev và Đảng cộng sản Việt Nam ca Nguyn Phú Trng cũng không chia bun vi gia đình ông, tôi thy chính tr tht là bc bo. May mà còn có my li ai điếu cm đng t các nguyên th Châu Âu và Hoa K. Đó mi đúng là nhng chính khách lch lãm và có văn hóa

Đón v Giáo sư Trưởng khoa ti sân bay quc tế Ni Bài vào mt trưa mùa hè oi năm 1987. Giáo sư đến thăm Vin tôi theo tha thun gia hai Đi hc. Va vt áo com-lê vào chiếc Volga nóng như mt lò thiêu, ông phàn nàn ngay : "Sao chú mày không mang v Hà Ni mt ít gió’ ca tư duy mi và peresroika ? Bc bi như thế này thì tao ch sang Hà Ni ln này là ln cui". Sut t Ni Bài v Nhà Khách Chính ph 12 Ngô Quyn, câu chuyn gia chúng tôi xoay quanh cơn st "Gorbymania" (cung Gorbachev) nước ông và ông mun tôi cho biết phn ng ca Hà Ni thế nào. Giáo sư t phn khích khi tôi nói v "tư duy mi" và ghi nhn chính sách va ban b ca Liên Xô đi vi Châu Á có nhiu điu khá hp dn.

"Gorbymania" ngày y và bây gi

Tâm lý "mê Gorbachev" (Gorbymania) là hoàn toàn có cơ s khách quan Vit Nam thi by gi. Đi hi Đảng cộng sản Việt Nam ln th VI (15 18/12/1986) là mt Đi hi lch s, xét c v mt ni tr ln xây dng Đng. Rt nhiu tài liệu nước ngoài ghi nhn rng, chính sách perestroika (ci t), glasnot (công khai), cùng vi 2,88 t USD (được quy đi t đng Rúp) tin viện tr ca Moskva đã khiến Hà Nội vng tin hơn đ chn chnh có hn chế cách điu hành kinh tế kiu cũ, thc cht là b dn các sai lm t mình gây ra, v sau được gi là "Đi Mi". Vit Nam va thoát khi hàng chc năm chiến tranh ác lit, li phi đương đu chng Khmer Đ do Trung Quc chng lưng, tiếp theo là đi phó vi cuc xâm lược ca chính Trung Quc ti 6 tnh biên gii. Trong bi cnh y, Đảng cộng sản Việt Nam ch còn mi hy vng, da vào Liên Xô đ trin khai kế hoch kinh tế 5 năm tiếp theo.

Tuy nhiên, Đi hi VI ca Đảng cộng sản Việt Nam ch mi m ra mt s tin đ ch chưa to được đt phá nào có tác đng tc thì trong chính sách đi ngoi. Các báo cáo chính tr và kinh tế đu nhn mnh đến chính sách Đi Mi. Võ Văn Kit dường như là người đi đu trong vic ng h khái nim v ci cách, m ca đ hi nhp. Theo ông Kit, nông nghip ch không phi công nghip nng s là quan trng nht trong nhng năm sp ti. Mt y viên B Chính tr khác (BCT), tuy ch xếp th 10 theo v trí, nhưng đng th 3 trong Ban bí thư, đó là Trn Xuân Bách mt trong nhng ngôi sao vt sáng trên chính trường Vit Nam my năm trước và sau Đi hi VI.Cùng vi Võ Văn Kit, Nguyn Cơ Thch, v sau thêm tướng Trn Đ, nhóm ca Trn Xuân Bách hi by gi ni lên như nhng người đi tiên phong ca làn sóng Đi Mi ca Hà Ni.

Tuy nhiên, s c kết và tm nh hưởng ca nhóm Kit Bách Thch Vit Nam không th nào sánh được vi s c kết và tm nh hưởng ca nhóm Gorbachev Jeltsin Yakovlev Liên Xô. Tht bi ca ông Bách cũng là nm ch này. Các tr lý gn gũi các lãnh đo Hà Ni hi by gi cho biết, nhng căng thng trong ni b Đng còn bao gm c s c xát gia cá nhân nhng con người c th, ch không ch đơn thun v lý lun. Cho ti lúc đó, a nguyên" chưa xut hin trên báo chí như là mt vn đ mang tính tư tưởng. Tháng 10/1988, nhân có cuc hi tho din ra ti Hà Ni ca các nhà khoa hc xã hi đến t các nước xã hi ch nghĩa, ông Trn Xuân Bách, vi tư cách là ủy viên Bộ Chính trị ph trách Khoa Giáo, đã ti d và phát biu khai mc. Bài phát biu ca ông Trn Xuân Bách bt đu chm ti nhng vn đ ct lõi ca lý lun và b coi như là ct mc ca nhng "chch hướ ng " công khai.

Ông Trn Xuân Bách lp lun, ch nghĩa xã hi mà Karl Marx d báo "có nhng đim không hoàn toàn khp vi hin thc by mươi năm qua", trong khi "ch nghĩa tư bn cha đng nhng mm mng và tin đ vt cht k thut cho xã hi mi". Ông Bách cũng cho rng : "Mô hình ch nghĩa xã hi s gim tính thuyết phc, sc hp dn, nếu năng sut lao đng thp hơn ch nghĩa tư bn, nếu mi công dân không thc s có quyn t do dân ch... Ông Bách kêu gi : "Các nhà khoa hc xã hi Vit Nam cũng cn s dng đúng đn quyn dân ch và t do sáng to ca mình đ nghiên cu sâu sc hơn, đ xut vi Đng nhng ý kiến mi và c th hơn liên quan đến thi k quá đ… Khoa hc xã hi có nhim v làm cho mi người ý thc đy đ quyn t do dân ch ca h, giúp h thc hin quyn đó".

Nga không quc tang, Vit Nam chng chia bun

Sau gn 35 năm vt đi sao di, hai tư tưởng ct lõi nht ca Gorbachev được Trn Xuân Bách chuyn ti là t do và dân ch vn là điu cm k trong xã hi toàn tr Vit Nam và Liên bang Nga ngày nay. T do là gn đến con người t do và sáng to. Dân ch gn đến th chế bo đm cho con người các quyn t do y trong mt nhà nước pháp quyn, kinh tế th trường và xã hi dân s. Nếu Nguyn Văn Linh, Đ Mười, Đào Duy Tùng vn còn sng đến ngày hôm nay, nhng người này vn s hè nhau trit tiêu nh sáng Trn Xuân Bách" đ cu Đng, mà thc cht là giành và gi my cái ghế ca h. Nhng người này và phe cánh h vn căm Gorbachev, mc du con tàu i Mi" lúc va xut phát vn phi khi đng bi năng lượng t "perestroika" và "glasnot". Không có Gobachev cùng vi đng lc t "ci t" và "công khai" thì đã không có i Mi". Cơn st "say mê Gorby", "say mê tư duy mi" cũng t đó mà ra.

Xem YouTube "Gorbachev qua đi, vì sao dân Vit k khen người chê", phn nào cm nhn được ngày nay Vit Nam vn chưa hết "cơn nghin Gorby".Mt trong hàng trăm cái "tuýt" tht đáng đc : "Gorbachev là mt người đáng khâm phc nht ca thế gii ngày nay. Vì lúc đó ông là mt người quyn lc nht qu đt (có th nói là con người s mt thi đim đó), nhưng đã sn sàng gt b cái tôi. Mc đích là đưa thế gii xích li gn nhau hơn, tránh được chiến tranh lnh, hn chế chy đua vũ trang đ đu tư vào phát trin kinh tế, phc v đi sng ca nhân dân... Gorbachev là mt người hùng đáng đ c nhân loi vinh danh. Nếu như Việt Nam ta có nhiu người vì li ích ca nhân dân mà t b quyn lc thì là dim phúc cho dân ta quá. Nhưng thc tế điu đó không xy ra. H là nhng người b c nước lên án nhưng vn c bám ghế đến cùng ! Bun thay !"

T tri Tây, tp chí "Economist" bình lun : Mikhail Gorbachev đã gii phóng cho hàng triu người, ngay c khi ông không có ý đnh làm như vy. Tuy nhiên, nhng bo chúa thi nay li coi cuc đi và s nghip ca Gorbachev như mt câu chuyn cn cnh giác. Mt đế chế được xây dng trên s di trá và bo lc không đáng đ cu giúp. Mikhail Gorbachev, người va qua đi tun trước Moskva tui 91, hiu rõ điu đó hơn tt c. Vì điu này, ông xng đáng được tôn vinh, đc bit là nh có ông, hàng trăm triu người đã sng trong t do và hòa bình hơn k t khi ông đã khiến đế chế Liên Xô sp đ và do đó kết thúc Chiến tranh Lnh.Bi kch là rt nhiu người, k c các chính khách, đã quên nhng bài hc trong câu chuyn phi thường ca ông, hoc rút ra nhng kết lun sai lm chính xác t chúng.

Di sn Gorbachev có giá tr gì đi vi ban lãnh đo Việt Nam ngày nay, ngoài nhng li tng nim phi cnh giác, ngăn chn đng đ "tư tưởng peresroika glasnot" len li vào hàng ngũ lãnh đo ca Hà Ni ? Trong khi đó, Tổng bí thư Nguyn Phú Trng li hết sc đau đu trước hai vn nn ln : kim soát quyn lc và đu tranh chng tham nhũng. Ông Trng mun gii quyết hai vn đ này mà không phi thay đi th chế, tc là không phi thay mô hình đng tr (party rule) bng pháp quyn (rule of law). Nhưng ông cũng biết rng, quyn lc nếu không b kim soát, s tiếp tc đ ra tham nhũng, do qun tr yếu kém và thiếu minh bch. Đó là nguyên nhân chính làm kinh tế th trường nh hướng xã hội chủ nghĩa" b méo mó, đi trch đường ray phát trin. T mô hình phát trin đ "hóa rng hóa h" Vit Nam đang biến thành "con mèo hoang", vi mô hình tht bi. Đó là bài hc đt giá t nhng din biến tiêu cc trong my thp k qua, làm trit tiêu thành qu Đi Mi t thp k thi Gorbachev Trn Xuân Bách.Và gi đây, Vit Nam vn đang sa ly gia ngã ba đường ý thc h.

Trần Đông A

Nguồn : VOA, 02/09/2022

**********************

Gorbachev : "Người cải tổ" hay "kẻ phản bội" Liên Xô ?

Thu Hằng, RFI, 03/09/2022

Cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev qua đời làm dấy lên ý kiến trái chiều về sự nghiệp chính trị của giải Nobel Hòa Bình năm 1990 ; Người dân Nga sẽ không được dễ dàng vào Liên Hiệp Châu Âu do hệ quả từ cuộc chiến ở Ukraine ; Trung Quốc chính thức bị Liên Hiệp Quốc lên án có nhiều hành vi có thể gọi là "tội ác chống nhân loại" đối với thiểu số Hồi Giáo ở Tân Cương ; Thiên tai đẩy Pakistan bên bờ phá sản như Sri Lanka. Trên đây là một số chủ đề của Tạp chí Thế giới Đó Đây tuần này.

gorbi2

Lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev (trái) và lãnh đạo Đảng cộng sản và Nhà nước Đông Đức Erich Honecker trao nhau nụ hôn tại sân bay Schoenefeld ở Đông Berlin, ngày 27/05/1987. AP

Gorbachev : "Người cải tổ" hay "kẻ phản bội" Liên Xô

Tổng thống Nga Vladimir Putin không dự lễ tang ông Mikhail Gorbachev, được tổ chức theo nghi thức tang lễ cấp quốc gia với "sự giúp đỡ của Nhà nước" ngày 03/09/2022 tại Moskva. Tuy nhiên, chủ nhân điện Kremlin đã đến viếng cố tổng thống Liên Xô hôm 01/09 tại Bệnh viện Trung ương.

Hình ảnh đối lập của hai nhà lãnh đạo trở thành chủ đề tranh luận của báo chí Pháp. Báo La Croix ngày 01/09 so sánh : "Năm 1989, Gorbachev muốn giúp chế độ biến chuyển tốt lên để ngăn chặn tắm máu ở Châu Âu khi bức tường Berlin sụp đổ. Hơn ba mươi năm sau, Vladimir Putin thì ngược lại, đã không ngần ngại tiến hành một cuộc chiến tranh tàn khốc giữa lòng Châu Âu, nhân danh nước Nga".

Tại Nga, sự nghiệp của ông Gorbachev, người được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1990, trở thành chủ đề bình luận với những ý kiến trái chiều ngay khi có thông tin ông qua đời. Thông tín viên RFI Anissa El Jabri tại Moskva tường thuật :

"Những phản ứng đầu tiên được thể hiện qua cách nhìn trái ngược tại Nga về ông Mikhail Gorbachev. Các cơ quan thông tấn Nhà nước đưa tin đầu tiên nhưng không một kênh truyền hình nào cắt ngang chương trình của họ vì thông tin này. Chính các mạng xã hội mới nhắc lại sự nghiệp cải cách của cựu tổng thống Liên Xô và nhấn mạnh ông muốn cùng lúc thay đổi chính trị và thay đổi kinh tế nhưng đã không thành công.

Những người kính cẩn trước linh hồn ông thường là nhà báo của các cơ quan truyền thông bị liệt là "cơ quan nước ngoài" năm ngoái và đã ngừng hoạt động sau nhiều đạo luật về thông tin sai lệnh kể từ khi quân đội Nga vào Ukraine. Họ chủ yếu hoan nghênh một người đã giúp tạo tự do ngôn luận. Ngược lại, trên các kênh Telegram, được gọi là yêu nước, rất nhiều người hoan hỉ khi cựu tổng thống Liên Xô qua đời và gọi ông là "kẻ phản bội".

Tại quốc gia đang chịu trừng phạt chưa từng có, câu hỏi được đặt ra nhiều nhất tối 30/08 trên internet Nga là "Những người bạn phương Tây của Gorbachev sẽ đến dự lễ tang của ông ở Nga không ?". Nhiều người khác thì nhắc lại là vị lãnh đạo được trao giải Nobel Hòa bình, năm 1997 từng quay quảng cáo cho bánh Pizza Hut, thương hiệu này hiện giờ đã rời khỏi Nga".

Chính quyền Moskva tuyên truyền Châu Âu "cấm chó và người Nga"

Công dân Nga không bị cấp nhập cảnh vào Liên Hiệp Châu Âu nhưng kể từ giờ họ sẽ phải chờ "lâu hơn", với thủ tục "khó hơn". Quyết định đình chỉ hoàn toàn thỏa thuận nới lỏng quy định thị thực ký với Moskva năm 2007, được ngoại trưởng các nước Liên Âu thông qua hôm 31/08 tại Praha (Cộng hòa Czech), sẽ "làm giảm đáng kể số lượng thị thực mới được các nước thành viên Liên Âu cấp" cho người Nga, theo thông báo của người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu Josep Borrell.

Cấm hay không cấm người Nga vào Châu Âu ? Trước cuộc họp của ngoại trưởng các nước Liên Âu trong hai ngày 30 và 31/08, vấn đề này đã gây chia rẽ các nước thành viên. Tại Nga, một phần người dân hay đi du lịch không hiểu tại sao họ bị nhắm đến, trong khi chính quyền Moskva tìm được cái cớ để tuyên truyền rằng Châu Âu "cấm chó và người Nga", theo bình luận ngày 30/08 của blogger Vladimir Varlamov, rất được theo dõi ở Nga :

"Một trong những trục tuyên truyền quan trọng nhất là sự đối lập giữa Nga và phương Tây. Người ta nói với người dân Nga rằng "phương Tây muốn phá hủy chúng ta vì chúng ta là người Nga". Và thế là thành công. Những người không đi du lịch Châu Âu thì nghĩ rằng bên đó có kiểu "cấm chó và người Nga".

Từ giờ, các nhà truyền thông của điện Kremlin đã tìm được đồng minh hữu ích nhất, đó là các nhà lãnh đạo Châu Âu. Lập luận của họ là món quà đẹp nhất cho ông Putin. Trước đây, họ khẳng định là không xung đột với điện Kremlin, nhưng giờ họ đang xung đột với người dân bất chấp lập trường và niềm tin của những người đó. Châu Âu muốn trừng phạt, không chỉ đối với những người phát động và ủng hộ việc gửi quân sang Ukraine, mà tất cả các công dân Nga.

Tôi tin chắc là khi cuộc tranh luận này được nêu lên, điện Kremlin vỗ tay hoan nghênh và mở rượu sâm banh đắt tiền ăn mừng. Ông Putin chỉ còn phải nghĩ đến cách làm ngừng chảy máu chất xám và tài chính hoặc làm thế nào để bịt miệng các nhà đối lập và nhà báo. Các chính khách Châu Âu đang làm việc này cho ông ấy".

Liên Hiệp Quốc nêu khả năng Trung Quốc phạm "tội ác chống nhân loại" ở Tân Cương

Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet đã chờ đến những phút chót của nhiệm kỳ vào ngày 31/08 mới công bố báo cáo 46 trang về khả năng Trung Quốc "phạm tội ác chống nhân loại" ở Tân Cương đối với các tộc người thiểu số theo đạo Hồi.

Bản báo cáo nêu 5 cáo buộc chính : mô hình giam giữ tùy tiện quy mô lớn, ít nhất từ năm 2017 đến 2019 ; những cáo buộc về tra tấn là "khả tín" ; có nhiều nhân chứng về việc hạn chế sinh sản ; tôn giáo bị hình sự hóa ; về lao động "cưỡng bức" thì cần thêm "chi tiết rõ ràng hơn". Trung Quốc bác bỏ tất cả những cáo buộc này. Trước đó, Bắc Kinh không ngừng gây sức ép ngăn Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HCDH) công bố báo cáo.

Ngày 01/09, tổ chức Ân Xá Quốc Tế đánh giá bản báo cáo đã "đưa ra ánh sáng quy mô và mức độ nghiêm trọng của các vụ vi phạm nhân quyền diễn ra ở Tân Cương". Trước đó, Ân Xã Quốc Tế, cùng với các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác, đã chỉ trích bà Michelle Bachelet trì hoãn công bố báo cáo, theo phát biểu với RFI ngày 30/08 của ông Jean-Claude Samouiller, chủ tịch Amnesty International tại Pháp :

"Lập trường của tổ chức Ân Xá Quốc Tế là yêu cầu công bố khẩn cấp bản báo cáo của cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet được trông chờ từ hai năm nay. Thứ hai, Ân Xá Quốc Tế cũng yêu cầu bà Michelle Bachelet công bố bản báo cáo chuyến công du Trung Quốc và vùng Tân Cương của bà vào tháng 05/2022.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền đều nóng lòng chờ đợi những bản báo cáo này. Vì thế, nếu không công bố thì đó là điều bất công lớn cho các nạn nhân người Duy Ngô Nhĩ, người Uzebekistan bị đọa đày. Người ta nói đến hơn 1 triệu người bị dồn vào các trại cải tạo mà theo cách gọi của chính quyền là "các trung tâm huấn nghiệp" ở Tân Cương. Do đó, cộng đồng quốc tế phải biết được chuyện gì đang xảy ra ở vùng lãnh thổ phía đông Trung Quốc này, cũng như chiến dịch trấn áp mà các tộc người thiểu số theo đạo Hồi phải hứng chịu.

Chuyến công du Trung Quốc hồi tháng 5 của bà Michelle Bachelet làm người ta có cảm giác là chuyến thăm có hướng dẫn. Bà không thể gặp những người mà bà muốn, không thể phỏng vấn các nạn nhân người thiểu số hay thân nhân của những người bị trấn áp. Thực tế, chuyến công du của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chẳng có ích gì, bà Bachelet đã bị thao túng hoàn toàn. Giờ Trung Quốc tìm mọi cách tác động để bản báo cáo không được công bố. Bắc Kinh gây sức ép với các đồng minh để bản báo cáo nằm im trong ngăn kéo. Đó là điều mà chúng tôi, tổ chức Ân Xá Quốc Tế, và tất cả các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác, lên án".

Mưa lũ đẩy Pakistan bên bờ phá sản như Sri Lanka

Tình hình nhân đạo cũng bị khủng hoảng tại Pakistan, nơi mưa lũ kéo dài từ ba tháng qua và là đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử nước này : hơn 1/3 diện tích đất nước chìm dưới nước lũ, hơn 1.100 người chết lũ, 33 triệu người trên tổng số 220 triệu dân bị tác động, hơn 800.000 hecta mùa màng bị phá hủy. Thiên tai trở thành thảm họa kinh tế. Đất nước có nguy cơ lâm cảnh phá sản như Sri Lanka.

Ngập lụt nghiêm trọng đặc biệt ở các vùng Penjab và Sind, được coi là các vựa lương thực của Pakistan. Tình trạng khan hiếm xuất hiện ở ngoài chợ trên cả nước khiến giá cả tăng vọt, như quang cảnh được thông tín viên RFI Sonia Khezali ghi lại ở Penjab ngày 01/09. Bà Mukhtar Bibi cho biết : "Tôi rất đói, tôi không có gì để ăn từ sáng nay. Tôi nghĩ là ít ra mình cũng được một gói bánh quy ở đây, nhưng nhìn xem làm sao tôi có thể nhận được gì ở đây. Chỉ toàn đàn ông và họ đẩy chúng tôi. Tôi có một con gái và một con trai và chắc chắn chúng tôi phải sống trong cảnh nhục nhã này".

Thủ tướng Shehbaz Sharif cho biết Pakistan cần ít nhất 10 tỷ đô la để sửa chữa cơ sở hạ tầng. Chính phủ Islamabad, dù được các tổ chức phi chính phủ tại chỗ hỗ trợ, không thể đáp ứng hết nhu cầu của người bị nạn. Trả lời RFI ngày 30/08, bà Caroline Duconseille, phụ trách tổ chức Người khuyết tật Quốc tế (Handicap international) tại Pakistan, kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ khẩn cấp và cả về lâu dài :

"Tiếc là cuộc khủng hoảng này xảy ra vào đúng lúc Pakistan đang gặp khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, vì thế số dân cư bị tác động hiện nay là những người sẽ khó có thể tìm lại được mức sống bình thường nào đó sau đợt thiên tai này. Thông điệp chúng tôi muốn gửi đi là đúng, chúng tôi cần mọi thứ ngay lập tức. Nhưng cũng cần cả viện trợ sau này để giúp đất nước tái xây dựng và hỗ trợ người dân tìm lại được cuộc sống bình thường, được tiếp cận đầy đủ với dịch vụ y tế. Nhiều cơ sở y tế đã bị phá hủy, trường học cũng bị hư hỏng nên cần phải bảo đảm rằng mọi công trình sẽ được tái thiết. Do đó, chúng tôi sẽ cần hỗ trợ cả về lâu dài chứ không chỉ khẩn cấp như hiện nay".

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 03/09/2022

************************

Gorbachev có công vi ai, có ti vi ai ?

Thiện Ý, VOA, 03/09/2022

Thành ra, trước cái chết ca Gorbachev, Tổng bí thư cui cùng ca Đảng cộng sản Liên Xô, cũng là v Tng thng tiên khi ca nước Cng hòa Liên bang Nga, dường như chính quyn Nga Putin đã t ra th ơ, đi x lnh nht.

gorbi3

Putin viếng thi hài Gorbachev ti Bnh Vin Trung Ương Moscow, 1 tháng Chín.

Mikhail Gorbachev, Tng thng đu tiên ca Cng hòa Liên bang Nga và là Tng bí th cui cùng ca đng cng sn Liên Xô, qua đi ngày 30/8/2022 ti mt bnh vin trung ương trc thuc ph tng thng Nga Moscow, hưởng th 91 tui (1931-2022).

Nhiu chính khách quc tế bày t xúc đng trước s ra đi ca mt chính tr gia được đánh giá như là nhà kiến to k nguyên hòa du Đông - Tây sau nhiu thp k Chiến tranh ý thc h toàn cu gia cng sn ch nghĩa và tư bn ch nghĩa hình thành sau Thế Chiến II, mà Tây Phương gi là Chiến tranh lnh (Cold War). Mc dù được phương Tây ca tng nhiu, và tng đot gii Nobel hòa bình năm 1990, nhưng ti Nga, t sau khi Liên Xô sp đ, vai trò ca v Tng thng tiên khi ca mt nước Nga dân ch Mikhail Gorbachev vn gây nhiu tranh cãi. Có nhiu người cho rng ông có công mang li t do dân ch cho người dân Nga, thì cũng không ít người cho rng ông đã phá v s hùng cường ca mt Liên bang Xô-Viết, tng mt thi bá ch lãnh đo phe xã hi ch nghĩa ; coi đó như là mt s nhc đi vi nước Nga. Vì sao li có dư lun trái chiu như vy ?

Đ có câu tr li, chúng ta cùng nhìn li quá kh. Gorbachev lên nm quyn Tng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô vào ngày 11/3/1985. Vi 54 tui đi, Mikhail Gorbachev là Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô tr tui nht, vượt qua truyn thng kế v ng truyn" trong lch s Đảng cộng sản Liên Xô. Do đó, Gorbachev cũng là Tng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô ít được nhân dân trong nước và thế gii bên ngoài biết đến nht trong lch s lên ngôi ca các Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô. Nhưng có l vi tui đi y, Gorbachev đã sinh ra và ln lên trong lòng chế đ xã hi ch nghĩa, nên đã d dàng nhìn thy cái tt cái xu, cái ưu cái khuyết ca nhng chng đường tiến lên xã hi xã hội chủ nghĩa ca đt nước Liên Xô. T đó, ông và các đng chí cp tiến trong đng ca ông mi mnh dn và đ quyết tâm đưa đt nước Liên Xô đi theo con đường ci cách.

Thc ra, khách quan mà nói, mi sáng kiến và n lc cá nhân Gorbachev cũng như phe cánh ca ông khi đưa ra và thc hin chương trình Ci T "Glasnost" và Ci M "Perestroika", tt c đu ch mun làm công vic "Ci t" sâu rng đ làm cho chế đ xã hội chủ nghĩa tt hơn, ch không có ý đnh phá đ toàn b công trình mà Đảng cộng sản Liên Xô đã dày công kiến to hơn 70 năm qua ; khi đi t cuc Cách mng Tháng 10 Nga năm 1917 do Vladimir Lenin khi đng và lãnh đo. Do đó, mt mt Gorbachev c gng ci t cơ cu chính tr, kinh tế, văn hóa, xã hi đ đưa đt nước Liên Xô đến giàu mnh, nhân dân có được các quyn t do dân ch ; nhưng vn trong khung cnh mt nước Liên Xô xã hi ch nghĩa hàng đu. Mt khác, bng nhng hành đng c th tích cc ci thin mi quan h quc tế, quan h song phương cũng như đa phương, tt c đu nhm đưa Liên Xô đi đúng chiu hướng và theo kp tiến b thi đi ; góp phn xây dng mt nn trt t quc t ế mi, trong đó, Liên Xô vn có được đa v xng đáng ca mt siêu cường như trong nn trt t quc tế cũ. Đó mi là tt c ý đnh và lòng mong mi ca Gorbachev và các lãnh đo hàng đu Đảng cộng sản Liên Xô có khuynh hướng ci cách như ông.

Thc vy, trong báo cáo quan trng ti Hi ngh Toàn Liên Bang ln th XIX ca Đảng cộng sản Liên Xô ngày 28/6/1988, nghĩa là sau 3 năm tiến hành công cuc ci t, Gorbachev đã khng đnh vic ci cách h thng chính tr là bo đm quan trng nht làm cho công cuc ci t không th đo ngược.Và rng thông qua cuc ci t cách mng s to ra b mt mi cho ch nghĩa xã hi.Ông nói "… Vâng, chúng ta đang t b tt c nhng gì đã làm biến dng ch nghĩa xã hi trong nhng năm 30 và nhng gì đã đưa đến s trì tr trong nhng năm 70. Nhưng chúng ta mun có mt ch nghĩa xã hi đã được ty sch khi nhng sai lc ca nhng thi k trong quá kh, và đng thi kế tha tt c nhng gì tt đp nht đã được to ra bng tư duy sáng to ca nhng nhà sáng lp ra hc thuyết ca chúng ta, nhng gì đã được thc hin vào cuc sng bng lao đng và nhng n lc ca nhân dân, nhng gì phn ánh được hy vng và nguyn vng ca h. Chúng ta mun mt ch nghĩa xã hi cha đng trong mình nó nhng kinh nghim tiên tiến ca s phát trin thế gii, hoàn toàn da vào nhng thành qu tiến b ca loài người…" (*).

Mt khác, khi nhìn ra thế gii bên ngoài, vn theo báo cáo trên, Gorbachev đã nhn đnh tình hình thế gii trong thi đim giao thi gia thế k XX và XXI, theo ông, được xác đnh bi các khuynh hung sau đây :

- "Phi quân s hóa và nhân đo hóa quan h quc tế mt cách t t, khi mà cui cùng lý trí, trí thc và nhng tiêu chun đo đc, ch không phi nhng mong mun ích k và thành kiến, s là đng cơ thúc đy các nước trong khi gii quyết vô s các mâu thun trên thế gii và đt được s cân bng li ích, khi mà quyn t do la chn ca mi nước được công nhn"

- "Vic bo đm an ninh quc gia s ngày càng chuyn t tương quan gia các tim lc quân s sang s phi hp ln nhauv chính tr và thc hin nghiêm chnh các cam kết quc tế, s hình thành h thng an ninh quc tế toàn din, ch yếu là thông qua vic nâng cao vai trò ca Liên Hip Quc".

- "S ln mnh ca tim năng khoa hc k thut s được x dng mt cách văn minh hơn, nhm cùng nhau gii quyết nhng nhim v kinh tế, sinh thái, năng lượng, lương thc, y tế quc tế và nhng nhim v toàn cu khác vì li ích ca toàn th nhân loi".

- "S tiếp xúc đa dng và t nguyn ca các nước và các dân tc đc lp s phc v vng chc vic làm phong phú ln nhau v c vt cht ln tinh thn, cng c cơ cu hòa bình thế gii" (**).

Qua nhng nhn đnh trên, ta thy, cá nhân Gorbachev cũng như phe cp tiến ca ông trong Đảng cộng sản Liên Xô lúc by gi đã đi đúng chiu hướng ca mt thế chiến lược quc tế mi hình thành do các biến đi tình hình thế gii v ch quan cũng như khách quan,

Thế nhưng, Gorbachev và các đng chí ca ông đã không thành công trong ý hướng ci t đ bo v được chế đ Cng hòa Xã hi ch nghĩa Liên bang Xô- Viết. Vì nhng biến chuyn tình hình thc tế vượt tm kim soát ca chính quyn gây bt n xã hi, làm mt ch đng trong vic thc hin các ch trương chính sách ci cách có tính cách mng. Do đó, ch mt năm sau khi đưa ra được nhng nhn đnh thc thi, và sau bn năm tiến hành công cuc ci t, Liên Xô, T quc Xã hi Ch nghĩa ca các nước trong khi cng sn, đã hoàn toàn sp đ, dn đến s tan rã h thng các nước xã hi ch nghĩa Đông Âu và toàn thế gii.

Tên tui ca Mikhail Gorbachev dù mun hay không, cũng đã đi vào lch s như mt người có công đi vi nhân dân Liên Xô và các lc lượng yêu chung t do, dân ch và hòa bình trên khp thế gii. Thế nhưng Ông li b coi là k có ti đi vi nhng người cng sn Liên Xô cũng như nhng đ đ trung thành vi ch nghĩa Mác-Lênin các nước khác trong đó có đng cng sn Vit Nam. Là vì, chính ông, bng hành đng ci t, dù không tri tình, cũng đã phá hy toàn b công trình mà h đã xây dng được bng xương máu ca chính h và ca nhân dân qua nhiu thế h trên đt nước Liên Xô và nhiu nước nghèo đói khác trên thế gii đã l đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nhưng cũng chính s sp đ này, đã dn đến s ly khai giành đc lp ca nhiu nước thành viên trong Liên bang Xô-Viết cũ trong đó có Ukraine và hu hết đã gia nhp Liên minh quân s NATO, tr Ukraine mi có ý đnh đã b nước Nga ca Tng thng đương nhi m Putin xâm lược ngày 24/2/2022 va qua vi ý đ ngăn chn. Nguyên nhân là vì sau khi Liên Xô sp đ, nước Nga ngày càng tht thế, b mt vai trò lãnh đo khi xã hội chủ nghĩa ca mt siêu cường tng đng ngang hàng vi Hoa K. Nay tng thng Nga Putin và nhiu người trong gii lãnh đo Nga gc đng viên cng sn, cũng như không ít người dân Nga mun tái lp v thế ca mt cường quc lãnh đo mt khi các nước tương t như thi k Chiến tranh lnh (1945-1991).

Thành ra, trước cái chết ca Gorbachev, Tổng bí thư cui cùng ca Đảng cộng sản Liên Xô, cũng là v Tng thng tiên khi ca nước Cng hòa Liên bang Nga, dường như chính quyn Nga Putin đã t ra th ơ, đi x lnh nht. Qua truyn thông, người ta thy cá nhân tng thng Putin cm mt bó hoa (khác vòng hoa) đơn đc, lng l đt bên quan tài Gorbachev khi đến viếng linh cu và chia bun vi tang quyến người tin nhim ; vn là người đã to cơ hi cho ông, mt cu giám đc cơ quan tình báo Nga (KGB) có được v thế ti cao hôm nay. Đng thi, chính quyn ca ông Putin cũng đã không t chc nghi thc quc tang cho v Tng thng tiên khi ca nước Nga dân ch hin nay. Phi chăng đng thái này cho thy, cá nhân và chính quyn Putin cũng như các cu đng viên cng sn Liên Xô và con cháu h, sn sàng chp nhn mt chế đ đc tài, hy sinh t do dân ch vi bt c giá nào, min nước Nga có được v thế bá ch mt khi các nước như thi k Chiến tranh lnh ? Phi chăng cũng vì vy mà chính quyn Putin đã không quan tâm đến li kêu gi sau cùng ca v tng thng tiên khi ca nước Nga dân ch Mikhail Gorbachev liên quan đến cuc xâm lược ca Nga vào Ukraine, đưa ra hôm 26/02, rng "hãy chm dt các hành đng thù đch" ti Ukraine và i thoi hòa bình ngay lp tc".

Thin Ý

Nguồn : VOA, 03/09/2022

(*) và (**) : Hi ngh Toàn liên bang ln th 19 ca Đảng cộng sản Liên Xô Tài liu và văn kin. Ph trương bn tin Liên Xô Ngày Nay s tháng 7-1988 (trang 102, 41).

************************

Một cách nhìn khác về Michail Gorbachev

Trần Trung Đạo, VNTB, 04/09/2022

Giới thiệu : Bài này được viết trước khi Mikhail Gorbachev qua đời và viết thêm sau khi ông qua đời. Người viết không đăng để bày tỏ lòng kính trọng dành cho một lãnh đạo cộng sản đã mở ra một không gian mới và đã góp phần vào sự sụp đổ của cộng sản Liên Xô. Tang lễ ông đã qua. Mikhail Gorbachev đã đi vào lịch sử nhân loại như một con người của lịch sử và để lại một bài học lớn. Hy vọng bài học Gorbachev sẽ có ích cho công cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam. 

————

gorbi4

Theo hồi ký của chính ông ta, Mikhail Gorbachev, lúc bảy giờ tối ngày 25/12/1991, bắt đầu diễn văn truyền hình của ông bằng câu sau đây :

"Như kết quả của tình trạng mới vừa được hình thành với sự ra đời của Khối Thịnh Vượng Chung các Quốc Gia Độc Lập tôi ngưng các hoạt động của tôi trong cương vị chủ tịch Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết. Tôi quyết định như vậy dựa trên cơ sở nguyên tắc. Tôi cương quyết ủng hộ nền độc lập, quyền tự quyết, vì chủ quyền của các nước cộng hòa, nhưng cùng lúc bảo vệ nhà nước liên bang, sự đoàn kết của quốc gia".

Ý của Gorbachev, trong lúc tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc thuộc các nước cộng hòa, ông chống lại các hình thức tự động ly khai khỏi liên bang để tạo nên khối liên kết mới như Khối Thịnh Vượng Chung các Quốc Gia Độc Lập (Commonwealth of Independent States) được thành lập ở Alma-Ata, nước Kazakhstan, 21/12/1991.

Khi Khối Thịnh Vượng Chung các Quốc Gia Độc Lập ra đời, Liên Xô trở thành thừa thải. Đó là lý do trực tiếp dẫn tới việc Gorbachev tự ngưng chức.

Báo chí dịch gọn rằng Gorbachev từ chức. Thật ra chữ "từ chức" không có trong diễn văn của ông ta. Gorbachev chỉ ngưng các hoạt động. Cách chọn chữ cho thấy sự khác biệt giữa "ngưng" có tính cách tạm thời trong khi "từ chức" có tính cách chấm dứt hẳn một chức vụ. Bản dịch tiếng Anh do hãng tin AP công bố : "Tôi ngưng các hoạt động trong cương vị tổng thống Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết" (1).

Như cả thế giới đều biết sau đó, từ chức hay ngưng chức cũng không khác gì nhau vì chế độ cộng sản Liên Xô đã bị khai tử rồi. Tuy nhiên, trong thời điểm Khối Thịnh Vượng Chung các Quốc Gia Độc Lập chỉ ra đời được bốn ngày nên bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra. Gorbachev dự phòng cho tình huống bất ngờ nên dùng chữ "ngưng" để có lý do trở lại lãnh đạo liên bang Soviet hay một liên bang với danh xưng khác nếu cần.

Công bằng mà nói, nếu không có hai chính sách Cải Tổ Kinh Tế Chính Trị (Perestroika) và Công Khai Hóa Các Hoạt Động Thông Tin Ngôn Luận (Glasnost), người dân Liên Xô chắc còn phải chịu đựng lâu hơn nữa.

Mikhail Gorbachev xứng đáng được ca ngợi khi mạnh dạn đưa hai chính sách đổi mới này. Trong thời gian ngắn ông đã cố gắng hết sức để nới lỏng chiếc cùm sắt toàn trị siết chặt người dân mười lăm nước cộng hòa.

Điểm khác chính giữa Gorbachev và dòng trực hệ cộng sản chuyên chính từ Lenin, Stalin cho tới Konstantin Chernenko là đảng tính cộng sản trong người. Gorbachev không nặng đảng tính như bảy lãnh đạo trước ông ta.

Từ khi còn trẻ, Gorbachev đã có tư tưởng cải cách đảng và phần lớn các hoạt động trong đảng của ông ta cũng tập trung vào cải cách. Một Gorbachev trẻ tích cực trong chiến dịch "hạ bệ Stalin" do Nikita Khrushchev chủ xướng. Những chuyến viếng thăm các nước Tây Âu từ 1970 đến 1977 và được chứng kiến những xã hội mở cũng đã góp phần thúc đẩy các chính sách cải tiến của ông sau này.

Mùa đông 1985, Eduard Shevardnadze, lúc đó là Bộ trưởng Ngoại Giao Liên Xô chia sẻ với Gorbachev, tân Chủ tịch Liên Xô, "mọi thứ đã bị ung thối và phải cần thay đổi". Gorbachev cũng đã nhận ra điều đó và họ đã hợp tác để thúc đẩy những thay đổi cấp bách qua các cải tổ kinh tế chính trị và văn hóa.

Perestroika ra đời có lý do vì vào thời điểm đó Liên Xô đang chịu đựng sự suy thoái kinh tế như giá dầu thô giảm xuống mức thấp kỷ lục, chi phí chiến tranh Afghanistan, chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém với Mỹ, nuôi một đạo quân hiện dịch trên bốn triệu người.

Glasnost ra đời cũng cần thiết. Gorbachev biết để cứu Liên Xô không chỉ giới hạn cứu bằng kinh tế mà phải vực dậy một xã hội đang băng hoại.

Sự băng hoại của văn hóa xã hội Liên Xô không biểu hiện qua các phong trào, qua vài nhân vật bất đồng chính kiến mà trong mọi mặt, mọi ngõ ngách của đời sống. Nhiều năm sau, Gorbachev phát biểu : "Cái khuôn mẫu Soviet thất bại không chỉ ở mức độ kinh tế xã hội mà thất bại ở mức độ văn hóa. Trong xã hội Liên Xô, các tầng lớp người dân, các thành phần có học, thành phần trí thức đã từ chối một chế độ không tôn trọng quyền làm người, trấn áp người dân cả về vật chất lẫn tinh thần".

Trong diễn văn nhận giải Nobel Hòa Bình vào tháng 6, 1991, Gorbachev nhấn mạnh Perestroika là cánh cửa giúp người dân Liên Xô nhìn ra thế giới và tái lập các quan hệ bình thường giữa việc phát triển trong nội bộ một quốc gia và chính sách đối ngoại của quốc gia đó.

Perestroika và Glasnost là hai viên đá tảng trong Học thuyết Gorbachev (The Gorbachev Doctrine) và được ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong hồi ký cũng như trong các buổi phỏng vấn sau này. Vâng, đó là những thành quả đáng ca ngợi mà chưa có một lãnh tụ cộng sản nào trước ông như Leonid Brezhnev, Yuri Andropov và Konstantin Chernenko làm được.

Nhưng mục đích chính của tất cả những gì lãnh tụ cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev đã làm trong năm năm là để cứu Liên Xô. 

Gorbachev là một lãnh tụ cộng sản thực tế chứ không phải là nhà dân chủ, nhà đấu tranh dân chủ hay nhà cách mạng dân chủ như một số người nghĩ.

Gorbachev không thực hiện hai chính sách đổi mới kinh tế chính trị và văn hóa để nhằm giải phóng con người ra khỏi ách nô lệ của chế độ cộng sản.

Cả hai chính sách thực chất chỉ là những biện pháp "tự diễn biến" để Liên Xô có thể tồn tại trong một thế giới mở mà ông đã tận mắt chứng kiến ở Tây Âu.

Theo Washington Post phát hành ngày 6 tháng 6, 1989, Gorbachev khẳng định việc theo đuổi hai chính sách Glasnost và Perestroika không có nghĩa là đưa Liên Xô thành một quốc gia tư bản.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra, nếu không có Gorbachev, liệu Liên Xô có sụp đổ hay không ?

Câu trả lời là Liên Xô vẫn phải sụp đổ nhưng sẽ lâu hơn. Sự mong manh của một chế độ độc tài là sự mong manh từ trong cơ chế. 

Năm 1947, George F. Kennan, cha đẻ của Chính sách ngăn chặn (Containment Policy), viết trên Foreign Affairs rằng chỗ yếu của hệ thống cộng sản Liên Xô là cơ chế và điều này sẽ dẫn đến một sự thay đổi nhanh chóng. Sau 44 năm, những phân tích của George F. Kennan đã diễn ra một cách chính xác (2).

George F. Kennan không nhận xét như một nhà tiên tri, bấm độn mà là người đã dành nhiều năm nghiên cứu chế độ cộng sản như một nhân viên tòa đại sứ Mỹ tại Liên Xô. Ông khẳng định "Một khi chủ nghĩa cộng sản không thể bành trướng được nữa, nó sẽ sụp đổ".

Thời điểm 1991, Liên Xô không thể bành trướng được nữa. Việc rút quân ra khỏi Afghanistan, tháng 5/1989, Bức tường Bá Linh đã sụp đổ tháng 11/1989, Nicolae Ceaușescu bị xử bắn tháng 12/1989, Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan thắng cử tại Ba Lan tháng 12/1990, và hàng loạt các cuộc nổi dậy của các phong trào dân chủ tại vùng Baltic và Đông Âu đã đẩy Liên Xô vào thế thủ.

Dù trong điều kiện khó khăn, Gorbachev vẫn cố gắng tìm cách duy trì sự thống nhất của Liên Xô không chỉ bằng diễn văn hay thuyết phục mà còn bằng hành động.

Chính ông ta trong cương vị chủ tịch nước là người chịu trách nhiệm cho các cuộc đàn áp có đổ máu tại các quốc gia có ý định ly khai khỏi Liên Xô. Cuộc nổi dậy giành độc lập của dân tộc Lithuania vào tháng Giêng, 1991 là một bằng chứng.

Ngày 17/10/2016, tòa án Vilnius, Lithuania đòi Gorbachev phải ra cung khai trước tòa với tư cách nhân chứng cho vụ xử 66 người can tội giết 13 người dân Lithuania trong cuộc đàn áp Lithuania năm 1991. Gorbachev bác bỏ mọi lời tố cáo. Mặc dù Gorbachev có thể không trực tiếp ra lịnh hay liên quan đến vụ tàn sát ở Vilnius, trong tư cách lãnh đạo tối cao của Liên Xô ông ta phải chịu trách nhiệm đã đưa hàng chục xe tăng tiến vào thủ đô Vilnius và cán lên hàng rào người không võ trang trưa ngày 11/01/1991.

Hôm 31/8/2022, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng Hòa Lithuania tuyên bố : "Người dân Lithuania sẽ không tôn vinh Gorbachev. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên sự thật đơn giản rằng quân đội của ông ta đã sát hại dân thường để kéo dài sự chiếm đóng của chế độ ông ta trên đất nước chúng ta. Những người lính của Gorbachev đã bắn vào những người biểu tình không có vũ khí và nghiền nát họ dưới xe tăng. Đó là cách chúng tôi sẽ nhớ đến Gorbachev".

Trong buổi phỏng vấn dành cho báo The Guardian 16/8/2011, khi được yêu cầu cho biết những điều ông hối tiếc nhất, Gorbachev thú nhận đó là "sự kiện tôi bám giữ quá lâu để cố gắng cải cách đảng cộng sản".

Gorbachev biết đảng cộng sản không thể nào cải cách được nhưng ông chỉ nhận ra điều này sau 20 năm, còn trước đó thì không. Theo Gorbachev, cũng trong buổi phỏng vấn, lẽ ra ông nên từ chức vào tháng 4/991 và thành lập một đảng dân chủ để thay đổi xã hội bằng con đường không cộng sản.

Trong Hồi Ký xuất bản năm 1995 ông không nói đến điểm này. Lý do cũng dễ hiểu, thời gian càng lâu và càng xa với những biến cố mang tính thời sự, con người càng thấm và dễ thấy những điều mình sai trong quá khứ và những chọn lựa lẽ ra nên có. 

Không giống như nhà vật lý nguyên tử Andrei Sakharov dâng hiến đời mình cho lý tưởng dân chủ và nhân quyền, Gorbachev chỉ là chọn dân chủ khi không còn chọn lựa nào khác.

Con người thường chỉ để ý đến những giọt nước làm tràn ly và ca ngợi những con người xuất hiện trong thời điểm cách mạng bùng nổ như là những anh hùng. Điều đó đúng nhưng chỉ đúng bề ngoài. Đừng quên rằng, suốt 74 năm dưới chế độ cộng sản toàn trị tại Liên Xô hàng triệu giọt nước đã âm thầm đổ xuống để đến lúc đầy ly đúng bảy giờ chiều ngày 25/12/1991.

Các cuộc nổi dậy của nông dân đã bị Lenin và Stalin tàn sát không thương xót như trường hợp Nổi Dậy Tambov, cách Moscow 300 cây số với 15 ngàn người bị Lenin ra lịnh xử bắn. Nhiều triệu người dân vô tội khác đã chết, bị đày ải sang Siberia băng giá vì chống chế độ cộng sản dưới thời Stalin như đã được liệt kê trong Sách đen của chủ nghĩa cộng sản (3) và nhiều tác phẩm khác.

Cho rằng Mikhail Gorbachev là người đã kéo sụp chế độ cộng sản Liên Xô cũng có nghĩa phủ nhận bao nhiêu sự chịu đựng, đấu tranh dưới nhiều hình thức của 15 dân tộc trong khối Liên Xô suốt mấy mươi năm. Cách mạng dân chủ Nga và 14 nước Cộng hòa thuộc Liên Xô được viết bằng máu của những người đã hy sinh vì quyền căn bản của con người suốt 74 năm. Họ là ngọn lửa cháy ngầm, cháy âm ỉ nhưng không bao giờ ngưng đốt cháy chiếc cùm sắt độc tài cộng sản.

Tổ chức Moscow Helsinki Group, được thành lập năm 1976 với mục đích theo dõi các vi phạm nhân quyền của Liên Xô theo tinh thần Thỏa hiệp Helsinki mà Liên Xô đã ký với 34 quốc gia khác. Moscow Helsinki Group được xem là đại diện cho phong trào dân chủ tại Liên Xô và đã bị các giới lãnh đạo cộng sản Liên Xô đàn áp khốc liệt. Hầu hết thành viên của tổ chức đều bị bắt và bị kết án nặng nề. Năm 1978, Yury Orlov, sáng lập viên tổ chức bị kết án 12 năm tù và lao động khổ sai. Natan Sharansky bị kết án 13 năm tù và lao động khổ sai. Năm 1986, dưới thời Gorbachev, nhà cầm quyền cộng sản Liên Xô tước quyền công dân của lãnh đạo Moscow Helsinki Group là Yury Orlov và trục xuất ông ta ra khỏi Liên Xô (4).

Strobe Talbott trong bình luận "The Man Who Lost An Empire" cho rằng Gorbachev có quan hệ cao cấp với cơ quan KGB từ thời Yuri Andropov còn là giám đốc và được cất nhắc nhanh trong đảng cũng qua cửa KGB. Gorbachev, 49 tuổi, là Ủy viên Bộ Chính trị trẻ nhất trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng cộng sản Liên Xô. Tổng bí thư cộng sản Liên Xô Yuri Andropov cần một lãnh đạo trẻ, trung thành và có đầu óc cải tiến để đối phó với hàng hoạt khó khăn từ chiến tranh Afghanistan tới chạy đua vũ trang của Tổng thống Ronald Reagan. Người đó không ai khác hơn là Mikhail Gorbachev.

Chính sự trưởng thành về nhận thức chính trị của người dân Liên Xô đã ảnh hưởng đến quyết định của đa số ủy viên bộ chính trị Liên Xô, trong đó có lãnh đạo kỳ cựu từ thời Stalin là Andrei Gromyko, khi chọn Gorbachev, một khuôn mặt trẻ và mới.

Nếu Gorbachev đề nghị hai chính sách Glasnost (Cởi mở) và Perestroika (Công khai hóa) dưới thời Leonid Brezhnev, bản thân ông ta không những bị hạ bệ tức khắc mà không chừng còn bị đày chết rục trong tù. Thời điểm 1985 đã khác. Nồi nước công phẫn được đun mấy chục năm đã tới độ sôi và sớm muộn cũng sẽ trào. Ngọn đèn dầu chuyên chính đã cạn dầu và sẽ phải tắt.

Gorbachev là người thổi tắt ngọn đèn chuyên chế. Những đóng góp của ông dù cố ý hay không, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều có tác dụng rất lớn dẫn tới sự sụp đổ của chế độ cộng sản Liên Xô. Do đó, kính trọng Mikhail Gorbachev là thái độ nên có nhưng cũng nên đặt sự kính trọng đúng chỗ và đúng mức.

Lực thúc đẩy sự thay đổi tận căn bản của một xã hội là những con người bị trị chứ không phải giới cai trị, dù họ là ai.

Trần Trung Đạo

Nguồn : VNTB, 04/09/2022

(1) I cease my activities in the post of the U.S.S.R. president.

(2) Diana Villiers Negroponte, Would the Soviet Union have collapsed without Mikhail Gorbachev ? Brooking Institute, October 17, 2019

(3) The Black Book of Communism : Crimes, Terror, Repression

(4) Timeline : Forty Years Of The Moscow Helsinki Group, Radio Free Europe, 2016

****************************

Phút mặc niệm Gorbachev : Một thoáng "Người đưa đường thọt chân"

Bích Nhung, RFA, 03/09/2022

Xin vĩnh biệt ông, một Mikhail Sergeyevich Gorbachev đầy nhân tính, mặc dầu sinh thời ông vẫn đau đáu về một "chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt con người". Không ! Từ "Trại súc vật" ra, chủ nghĩa xã hội không thể mang mặt người !

gorbi5

Di ảnh cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev tại văn phòng của ông ở Moscow hôm 31/8/2022 - AFP

Hôm nay 3/9 là ngày gia đình Mikhail Sergeyevich đưa ông về với Chúa, có mở cửa cho công chúng, tang lễ diễn ra tại Hall of Columns của Moscow. Từ Hà Nội, trong phút mặc niệm, xin phép hương hồn ông Gorbachev cho nhắc lại một thoáng "Người đưa đường thọt chân" của Bùi Việt Sỹ. Tên của tiểu thuyết gắn với hình tượng chiếc compass, một chân dài một chân ngắn, dù chuyển động như thế nào thì cuối cùng nó vẫn quay về chỗ cũ. Một thành công vượt trội về mặt hư cấu nghệ thuật ! Nhưng có lẽ thành công hơn nữa, đó là nhà văn đã dự báo sự tan rã không tránh khỏi của Liên bang Xô viết. Đối với văn chương nói chung, đưa ra được một dự báo như thế vào thời điểm bấy giờ, hoàn toàn không đơn giản và không phải ai cũng làm được, càng không phải tác phẩm nào cũng đạt được. Nhất là ở Việt Nam (1).

Hơn ba mươi năm sau khi Gorbachev rời chính trường, thế giới đã thay da đổi thịt. Liên Xô không còn. Nước Nga và các nước thuộc "phe xã hội chủ nghĩa" tất thảy đều biến đổi. Ngần ấy đổi thay, trong ngần ấy thời gian ông đều chứng kiến, kể cả suốt hơn nửa năm chiến tranh Ukraine khốn nạn. Mấy tỷ người trên trái đất này, người nhớ ơn ông cũng nhiều, kẻ chê trách ông không ít, nhưng có lẽ tất thảy đều phải thừa nhận mọi sự thay đổi trên thế giới, của mỗi quốc gia, của mỗi số phận con người trong ba thập kỷ qua đều gắn với tên tuổi ông. Nhà thơ Trần Đăng Khoa có pha chút hài hước khi "Lão Khoa" để cho nhân vật của mình phát biểu hơi tếu táo : "Góc-bu-chóp… loạng quạng thế nào làm vỡ bố nó ‘cái nồi’ Liên Xô và Đông Âu" (2).

Tôi cũng đồ rằng, Thượng đế vốn thích đùa, chính Ngài đã tạo nên một cuộc bể dâu lịch sử, qua bàn tay của một người "hậu đậu", đó là Tổng thống đầu tiên của Liên Xô. Vậy nên, chỉ mong rằng : Bây giờ xuống dưới đó, ông đừng nên gặp lại các vị tiền bối và các đồng chí vốn coi ông như là kẻ thù của họ làm gì nữa. Sinh thời các ông đấu đá với nhau như thế là đủ lắm rồi. Nay nhỡ ra các ông lại "loạng quạng" lần nữa… Dưới đó lại perestroika, lại glasnot, rồi cả đám ấy lại kéo nhau lên trên này, thì nhân loại mất bố nó thêm trăm năm đau khổ nữa. Lạy Chúa, ông hãy tìm gặp Raisa, người vợ mà ông hằng yêu quý nhất. Hai mươi ba năm nay bà vẫn đợi ông "về" để tái hợp. 

gorbi6

Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và vợ là bà Raisa vẫy tay với phóng viên báo chí khi họ lên máy bay hôm 13/10/1986 ở Reykjavik. Reuters

Xem YouTube "Gorbachev qua đời, vì sao dân Việt kẻ khen người chê", phần nào cảm nhận được ngày nay ở Việt Nam vẫn chưa hết "cơn nghiện Gorby". Một trong hàng trăm cái "tuýt" đáng đọc : "Gorbachev là một người đáng khâm phục nhất của thế giới ngày nay. Vì lúc đó ông là một người quyền lực nhất quả đất, nhưng đã sẵn sàng gạt bỏ cái tôi. Mục đích là đưa thế giới xích lại gần nhau hơn, tránh được chiến tranh lạnh, hạn chế chạy đua vũ trang để đầu tư vào phát triển kinh tế, phục vụ đời sống của nhân dân... Gorbachev là một người hùng đáng để cả nhân loại vinh danh. Nếu như ở Việt Nam ta có nhiều người vì lợi ích của nhân dân mà từ bỏ quyền lực thì là diễm phúc cho dân ta quá. Nhưng điều đó không xảy ra. Họ là những người bị cả nước lên án nhưng vẫn cố bám ghế đến cùng ! Buồn thay !" (3).

Cùng thời với ông, bên Việt Nam chúng tôi cũng có đồng chí Trần Xuân Bách. Theo chân ông, Trần Xuân Bách cũng lóe sáng trong cái nhìn biện chứng giữa đổi mới kinh tế và chính trị : "Vấn đề quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là thế nào ? Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to. Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn. Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tễnh đi một chân (như "Người đưa đường thọt chân" giống chiếc compass nhắc ở trên). Vấn đề đặt ra lúc này là phải đổi mới đồng bộ, tổng thể, cả cơ chế kinh tế lẫn cơ chế chính trị. Hai vấn đề chủ yếu của cơ chế kinh tế là vấn đề sở hữu và vấn đề thị trường. Những vấn đề chính của cơ chế chính trị là : quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền lực của nhân dân" (4).

Nhưng rồi ông Bách cũng bị chính các đồng chí của mình đánh cho không còn mảnh giáp. Xem thế để thấy, "đồ tể" Putin so với Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Phú Trọng ngày ấy và nhất là bây giờ, còn "nhân văn" hơn nhiều ! Vladimir Putin còn gửi lời chia buồn tới gia đình Mikhail Gorbachev (trong một bức điện ngắn). Putin cũng đến đặt hoa tại quan tài mở của Gorbachev. Tuy nhiên, ông ta không đi dự đám tang. Lý do chính thức : không có chỗ trống trong lịch trình bận rộn của ông. Lịch làm việc đã kín. Lời giải thích khá thiếu thuyết phục đó đang làm dấy lên suy đoán rằng, trên thực tế, không phải là Putin không có thời gian, mà đúng hơn là không muốn tham dự. Nói cách khác, đó là một sự hắt hủi. Tại sao có thể như vậy ? Vâng, đầu tiên là, đối với những người nắm quyền ở Nga ngày nay, Mikhail Gorbachev được coi là một nhà lãnh đạo yếu kém, thiếu quyết đoán, người đã để mất một siêu cường và tầm ảnh hưởng toàn cầu của Nga đã tuột mất.

Xin vĩnh biệt ông, một Mikhail Sergeyevich Gorbachev đầy nhân tính, mặc dầu sinh thời ông vẫn đau đáu về một "chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt con người". Không ! Từ "Trại súc vật" ra, chủ nghĩa xã hội không thể mang mặt người ! Chúng ta chia sẻ nỗi đau ấy của ông và cũng là của chúng ta. Gorbachev đã nhìn thấy nỗi đau của con người, nhìn thấy ánh mắt căm giận của kẻ bị trị, và nhìn thấy tài nguyên quốc gia đang biến thành cơ ngơi, tài sản của lãnh đạo và quan chức mà luật pháp bảo vệ họ đến mức không ai dám lên tiếng. Đó là tất cả những gì dồn nén, dẫn đến có một ngày, Gorbachev buộc lòng phải nói với người vợ yêu quý của mình, bà Raisa rằng : "Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này !" (5).

Bích Nhung

Nguồn : RFA, 03/09/2022

Tham khảo :

1. https://cand.com.vn/doi-song-van-hoa/Nha-van-Bui-Viet-Sy-an-vao-hau-van-i391783/

2. https://basam.vet/2022/09/02/3499-loang-quang-gorbachev/

3. https://www.voatiengviet.com/a/gi%E1%BA%A3i-m%C3%A3-s%E1%BB%B1-y%C3%AAu-g%C3%A9t-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-gorbachev-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam/6728474.html

4. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cw0gdgv82e9o

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thanh Phương, Chí Quang, Trần Đông A, Thu Hằng, Thiện Ý, Trần Trung Đạo, Bích Nhung
Read 551 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)