Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

09/09/2022

Tập Cập Bình phát minh mô hình "độc tài kiểu Trung Quốc"

Đức Tâm, Trọng Nghĩa, Chi Phương

Tập Cập Bình, một Stalin "made in China"

Đức Tâm, RFI, 08/09/2022

Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 sẽ khai mạc ngày 16/10/2022. Tổng bí thư Tập Cận Bình chắc chắn tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Tuần báo Pháp Le Point ngày 14/07/2022 có bài "Tập Cận Bình, một phiên bản Stalin sản xuất tại Trung Quốc" của Luc De Barochez. RFI xin giới thiệu.

tap1

Ảnh tư liệu : Tổng bí thư Tập Cận Bình vẫy tay chào các tân ủy viên Bộ Chính Trị Đảng cộng sản Trung Quốc, tại Đại lễ đường Nhân Dân, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 25/10/2015. AP - Ng Han Guan

Liên Xô đã thua trong chiến tranh lạnh bởi vì đã quay lưng lại với những lời dạy của Joseph Stalin. Trung Quốc phải "thấm nhuần" những bài học này để đối đầu với Hoa Kỳ : đó là lập luận của nhân vật số 1 Trung Quốc, Tập Cập Bình. Sự nhục nhã do Liên Xô sụp đổ năm 1991 đã đóng vai trò chủ chốt trong quan niệm của ông Tập về thế giới. Trong thời gian qua, các cán bộ đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc buộc phải xem bộ phim tài liệu nhan đề Chủ nghĩa hư vô lịch sử và sự tan rã của Liên Xô. Bộ phim khẳng định rằng Nikita Khrushchev đã mở đường dẫn tới thảm họa khi tiến hành chiến dịch bài Stalin năm 1956.

Tập Cận Bình, người tự xếp mình ngang hàng với Mao Trạch Đông, đã có cái nhìn ngưỡng mộ Stalin giống như Mao trước đây. Người sáng lập ra Cộng hòa nhân dân Trung Hoa rất trung thành với nhà độc tài Xô Viết, cho dù Mao đã bị Stalin làm mất mặt nhiều lần trong chuyến công du Moskva. Tuy nhiên, sau khi Mao qua đời, Đảng cộng sản Trung Quốc không phải lúc nào cũng đi theo hướng này. Vào bước ngoặt của thế kỷ, ở Bắc Kinh, người ta thiên về ý kiến cho rằng chế độ ở Moskva, bị sơ cứng trong thời kỳ chiến tranh lạnh, không có cải cách chính trị, đã không đủ khả năng thích ứng, điều này dường như giải thích cho thất bại của Mikhail Gorbachev vào cuối những năm 1980.

Tôn sùng cá nhân

Kể từ khi lên cầm quyền, năm 2013, Tập Cận Bình đã áp đặt một quan điểm hoàn toàn khác. "Nghị quyết lịch sử" mà ông Tập cho thông qua, vào năm 2021, tại hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, đã hoàn toàn hướng tới sự cần thiết duy trì vai trò thống trị của Đảng và việc Đảng kiểm soát người dân, nhằm chống lại "các âm mưu" của phương Tây. Theo gương Stalin, Tập Cận Bình sử dụng thanh trừng để loại bỏ các những người đối lập và củng cố quyền lực bên trong Đảng. Ông thiết lập sự tôn sùng cá nhân không kém gì sự tôn sùng dưới thời Bolsheviks, giam cầm hàng trăm ngàn người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải huấn, giống như Stalin đã cho đi đày người Tatars vùng Crimea hay người Đức vùng Volga ; tiến hành các đợt trấn áp tư tưởng hà khắc kể từ khi xẩy ra thảm kịch Thiên An Môn năm 1989. Ông Tập đã thẳng tay bác bỏ những đòi hỏi dân chủ của những người biểu tình Hồng Kông, áp dụng chế độ kiểm soát xã hội đối với người dân chưa từng thấy trong Lịch sử.

Ngày nay tại Trung Quốc cũng giống như ngày xưa tại Liên Xô, Đảng cộng sản không phải đối mặt với ly khai, cạnh tranh tư tưởng. Ngay cả xã hội dân sự, nếu như các tổ chức của nó không thuần phục và nằm dưới sự kiểm soát của Đảng, thì cũng chỉ là con ngựa thành Troy (nội gián) của các thế lực tư bản chống cộng sản và do vậy chống Trung Quốc. Văn hóa, nghệ thuật và văn học chỉ có quyền tồn tại nếu như phục vụ các mục tiêu của Đảng và nhồi sọ quần chúng.

Quảng bá mô hình Trung Quốc

Tuy vậy, Tập Cận Bình không phải là Stalin. Không phải vì sự tàn bạo thực sự của lãnh đạo Trung Quốc còn rất thấp so với nhà lãnh đạo gốc Gruzia và hàng triệu người chết do các chính sách của ông ta gây ra. Mà cái chính là tham vọng quốc tế của hai người không có cùng bản chất. Stalin đấu tranh cho một cuộc cách mạng cộng sản toàn thế giới, làm cho từng nước ngả vào không gian Xô Viết. Stalin không ngừng ủng hộ tư tưởng đập phá, lật đổ của chủ nghĩa cộng sản. 

Còn Tập Cận Bình – theo như những gì mà người ta biết – thì không bao giờ hăng hái kích động thay đổi chế độ ở bên ngoài Trung Quốc, còn Hồng Kông không phải làm một ngoại quốc. Tuy nhiên, một trong những nét của cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc đó là Bắc Kinh đầu tư vào việc quảng bá mô hình của Trung Quốc trên thế giới, một mô hình kết hợp giữa các đại công ty của Nhà nước và sự kiểm sát người dân. Một mô hình được giới thiệu như một giải pháp cho chủ nghĩa tự do phương Tây, gìn giữ độc lập dân tộc và nhất là sự yên bình của những kẻ chuyên quyền, tạo thuận lợi cho các giai cấp trung lưu làm giàu nhanh chóng. Và ở đây, người ta tìm ra được sợi dây xuyên suốt từ Stalin tới Tập Cận Bình, sợi dây nối liền Đảng Cộng Sản Liên Xô với người em của nó là Đảng cộng sản Trung Quốc đã lớn mạnh : đó là niềm tin tưởng dấn thân vào cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại chủ nghĩa tự do phương Tây. Một cuộc đấu trranh chỉ có thể kết thúc với sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.

Đức Tâm

Nguồn : RFI, 08/09/2022

************************

Đảng cộng sản Trung Quc s sa điu l trong đi hi đng vào tháng 10

Reuters, VOA, 09/09/2022

Đảng cộng sản cm quyn ca Trung Quc s sa đi điu l vào tháng ti, khi din ra đi hi đng được t chc 5 năm mt ln, s kin thường gn vi các thay đi v lãnh đo. Đng thái sa điu l sp ti được mt s nhà phân tích cho rng có th s cng c quyn lc và v thế ca Ch tch Tp Cn Bình trong đng.

tap6

Hình nh Ch tch Tp Cn Bình trên đường ph Trung Quc vào dp đi hi ca đng cng sn cm quyn, tháng 10/2017.

Hãng thông tn nhà nước Tân Hoa xã hôm th Sáu 9/9 cho biết B Chính tr đã tho lun v d tho điu l đng sa đi trong mt cuc hp do ông Tp ch trì, nhưng không nêu c th v nhng thay đi.

Có nhiu d báo là ông Tp s phá v tin l ti đi hi khai mc vào ngày 16/10 và nm chc nhim k lãnh đo th ba kéo dài 5 năm, cng c v thế ca ông là nhà lãnh đo quyn lc nht Trung Quc k t thi Mao Trch Đông, người sáng lp nước Cng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Điu l ca Đảng cộng sản Trung Quc được sa đi ln gn đây nht là vào năm 2017 đ tôn vinh "Tư tưởng Tp Cn Bình v Ch nghĩa xã hi đc sc Trung Quc", mt đng thái đã đánh du v thế ca ông Tp.

Nhng nhà quan sát chính tr cho rng có mt kh năng sa đi là cm t k trên s được viết ngn li thành "Tư tưởng Tp Cn Bình", nâng tm vóc ca nó lên ngang vi "Tư tưởng Mao Trch Đông".

Cũng có th có mt s sa đi na, và điu này cũng được coi là nâng cao quyn lc ca ông Tp, đó là đưa vào điu l cm t "Hai cơ s". Cm t này mi xut hin gn đây, có nghĩa là đng xác lp ông Tp làm "ct lõi" và tư tưởng ca ông làm nguyên tc ch đo.

Mt sa đi ít có kh năng din ra nhưng có mt s chuyên gia bàn đến, đó là điu l đng có th tái lp chc v ch tch đng có v trí ti cao, chc v này đã b đưa ra khi điu l vào năm 1982.

Điu l đng ch có th được sa đi trong k đi hi 5 năm mt ln.

(Reuters)

Nguồn : VOA, 09/09/2022

**********************

Freedom House : Trung Quốc tăng tốc chiến dịch toàn cầu để khuynh đảo truyền thông nước ngoài

RFA, 08/09/2022

Theo báo cáo  mới công bố ngày hôm nay, 8/9/2022 của Freedom House , một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, Trung Quốc đang thực hiện một chiến dịch đồng bộ nhằm thao túng truyền thông thế giới. Báo cáo này được viết bởi bốn tác giả và có sự đóng góp của hơn 30 nhà nghiên cứu trên khắp thế giới.

tap2

Biểu đồ nỗ lực thao túng truyền thông toàn cầu của Bắc Kinh, theo khảo sát của Freedom House - Freedom House

Lý do không khảo sát Việt Nam

Trả lời câu hỏi của RFA về phương pháp luận nghiên cứu của bản Báo cáo, và vì sao Báo cáo không đề cập đến trường hợp Việt Nam, Angeli Datt, nhà phân tích cấp cao chuyên trách về Trung Quốc, Hong Kong, và Đài Loan của Freedom House, một trong số đồng tác giả của bản Báo cáo, cho biết "Chúng tôi tập trung vào những nước được đánh giá là "tự do" hoặc "tự do một phần" trên thế giới. Chính vì lý do này, chúng tôi không khảo sát Việt Nam".

Nhìn một cách tổng quan, theo Báo cáo, ở quy mô toàn cầu, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Đài Loan là ba nước mà Trung Quốc dồn nhiều nguồn lực để thao túng truyền thông. Ở Đông Nam Á, từ đầu năm 2019 đến cuối năm ngoái, hai nước Hồi giáo Indonesia và Malaysia dễ bị chiến dịch thao túng truyền thông quốc tế của Bắc Kinh ảnh hưởng hơn cả, còn Philippines tỏ ra kiên cường hơn trước chiến dịch của họ. 

Mục đích và chiến thuật của Đảng cộng sản Trung Quốc

"Bắt đầu từ đầu những năm 2000, thực hiện theo chỉ thị của các nhà lãnh đạo cao nhất, các quan chức của Đảng cộng sản Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la vào một chiến dịch đầy tham vọng hơn để định hình nội dung và tường thuật truyền thông trên khắp thế giới và bằng nhiều ngôn ngữ", báo cáo của Freedom House cho biết.

Đến khi uy tín toàn cầu của Trung Quốc và vị chủ tịch của nó ngày càng suy giảm trên toàn cầu, Đảng cộng sản Trung Quốc đã đẩy mạnh chiến dịch gây ảnh hưởng trên các phương tiện truyền thông nước ngoài, đặc biệt tập trung vào những nước có nền dân chủ nghị viện.

"Trong khảo sát của mình, chúng tôi nhận thấy rằng Đảng cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực ảnh hưởng ở 18 quốc gia và 16 quốc gia phải đối mặt với mức độ ảnh hưởng cao hoặc rất cao" – Tiến sĩ Angeli Datt cho biết.

"Chúng tôi đã quan sát các chiến thuật bí mật và có tính cưỡng bách mà chính phủ Trung Quốc và các lực lượng tay sai của họ đã sử dụng, chẳng hạn như bắt nạt trên mạng, các chiến dịch thông tin sai lệch và triển khai mạng lưới tài khoản giả mạo để quảng bá các luận điểm của Bắc Kinh. 

Mục đích của Đảng cộng sản Trung Quốc khi thực hiện chiến dịch này là bóp méo dư luận ở các quốc gia trên thế giới, chống lại sự lên án khắp toàn cầu đối với các hành vi xâm phạm nhân quyền ở Trung Quốc và các chính sách ở nước ngoài, sau khi các cuộc biểu tình ở Hồng Kông nổ ra, những hành động tàn bạo đối với người Duy Ngô Nhĩ và cách thức xử lý đại dịch Covid-19 được phơi bày". 

Theo nhà nghiên cứu Angeli Datt, bộ máy tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc gồm có các phương tiện truyền thông nhà nước, các quan chức ngoại giao và các tổ chức truyền thông ở nước sở tại có hợp tác với Trung Quốc thông qua các thỏa thuận chia sẻ nội dung. 

Họ tập trung vào việc quảng bá hình ảnh tích cực của Trung Quốc, các mối quan hệ song phương, các công ty và hoạt động của Trung Quốc ở nước ngoài. Ở một số quốc gia, như Đài Loan, Úc, Anh, Mỹ và Ấn Độ, họ đã phổ biến những bài viết công kích chính quyền địa phương, các chính sách và thể chế của họ. 

Freedom House phát hiện thấy ở tất cả 30 quốc gia mà mình khảo sát là các phương tiện truyền thông nhà nước hoặc các nhà ngoại giao Trung Quốc đã phổ biến thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm, chủ yếu là về các hành vi xâm phạm nhân quyền ở Tân Cương, các cuộc tấn công vào các quyền dân sự và chính trị ở Hồng Kông, cũng như cố gắng gây nhầm lẫn về nguồn gốc của dịch bệnh Covid-19.

Đánh giá một cách tổng quan về chiến dịch thao túng truyền thông toàn cầu của Bắc Kinh, nhà nghiên cứu Angeli Datt giới thiệu một nhận xét trong Báo cáo : "Chính phủ Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, đang đẩy nhanh một chiến dịch lớn nhằm gây ảnh hưởng đến các hãng truyền thông và công chúng truyền thông trên khắp thế giới. Họ một mặt tiếp tục các công cụ của ngoại giao công chúng truyền thống, mặt khác đã thực hiện nhiều hoạt động mới, có tính bí mật, cưỡng bách và có khả năng dùng cả biện pháp hối lộ".

tap3

Hai tờ báo ủng hộ Bắc Kinh ở Hong Kong với các quảng cáo từ các công ty và doanh nghiệp hàng đầu ca ngợi việc lựa chọn ông John Lee làm Trưởng đặc khu Hong Kong hôm 9/5/2022. AFP

Khả năng đáp trả của các nước 

"Theo phương pháp luận và hệ thống tính điểm mới mà chúng tôi đã phát triển, Nigeria phải đối mặt với nỗ lực gây ảnh hưởng ở cấp độ cao thứ tư và dễ bị ảnh hưởng nhất bởi ảnh hưởng của Bắc Kinh". Báo cáo cho biết.

Ba quốc gia khác phải đối mặt với nỗ lực ảnh hưởng ở mức độ cao hơn - Đài Loan, Mỹ và Anh - đều có khả năng phục hồi và đáp trả rất cao. Báo cáo của Freedom House chấm điểm đánh giá họ thuộc mức độ "kiên cường". 

Nhà nghiên cứu Angeli Datt chia sẻ với RFA : 

"Trong số các quốc gia Đông Nam Á mà chúng tôi khảo sát, Malaysia phải đối mặt với "mức độ ảnh hưởng cao" của chiến dịch truyền thông của Trung Quốc. Chúng tôi xếp họ vào nhóm "dễ bị ảnh hưởng của Đảng cộng sản Trung Quốc". 

Indonesia phải đối mặt với "mức độ ảnh hưởng cao" nhưng lại có khả năng phục hồi và đáp trả cao hơn. Tuy vậy, Báo cáo của Freedom House vẫn cho rằng nước này "dễ bị ảnh hưởng bởi chiến dịch truyền thông của Đảng cộng sản Trung Quốc". 

Philippines bị Trung Quốc tập trung nguồn lực nhằm "gây ảnh hưởng truyền thông ở mức độ cao" nhưng họ lại có khả năng phục hồi và đáp trả mạnh mẽ trước chiến dịch truyền thông đó, nên được Báo cáo xếp vào mức độ "kiên cường".

Ở Indonesia, Malaysia và Philippines, Trung Quốc đã mời và tài trợ cho nhiều nhà báo, những người có ảnh hưởng, các nhà lãnh đạo Hồi giáo, chính trị gia và sinh viên tham gia các chuyến đi đến Tân Cương. Một số người đã lặp lại các luận điểm của Bắc Kinh, phủ nhận các hành vi xâm phạm nhân quyền ở đó. Tuy vậy, theo Báo cáo, những nỗ lực này của Trung Quốc không xoa dịu được những lo ngại của cộng đồng người Hồi giáo ở nhiều nước Đông Nam Á.

Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều quốc gia đã phản kháng một cách đáng kể chiến dịch thao túng truyền thông của Trung Quốc, nhưng các chiến thuật của Bắc Kinh cũng đồng thời trở nên tinh vi hơn, hung hăng hơn và khó bị phát hiện hơn.

Con đường phía trước 

Trong buổi ra mắt bản Báo cáo ngày hôm nay, Sarah Cook, một trong những tác giả của Báo cáo và là Giám đốc nghiên cứu của Freedom House về Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, cho rằng Trung Quốc lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của các nền dân chủ để thực hiện thao túng truyền thông, và nhiều nền dân chủ dường như đang bất lực trước những nỗ lực này của Bắc Kinh. Ở nhiều quốc gia, các hành động có hại của một số nhà lãnh đạo chính trị hoặc chủ sở hữu phương tiện truyền thông đang làm suy yếu khả năng phòng thủ tự nhiên của nền dân chủ, trước sức ảnh hưởng của chế độ độc tài ấy.

Tuy nhiên, các nhà báo và các nhóm xã hội dân sự đang điều phối các nguồn lực một cách sáng tạo, nhằm tìm cách cản trở các nỗ lực thao túng truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là một thời điểm quan trọng. Các chính phủ và xã hội trên toàn thế giới nên tăng cường tính minh bạch và bảo vệ quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận. Mặc dù Trung Quốc lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của các nền dân chủ để lũng đoạn truyền thông, nhưng chiến lược đáp trả đúng đắn không phải là siết lại quyền tự do đó mà là tự do dân chủ hơn nữa. Dân chủ hơn, chứ không phải là siết chặt hơn, là lời giải cho thách thức mà chiến dịch kiểm soát tin tức và thông tin trên khắp thế giới của Bắc Kinh đặt ra cho các nền dân chủ.

Nguồn : RFA, 08/09/2022

************************

Tập Cận Bình chọn Trung Á cho chuyến công du đầu tiên thời hậu Covid-19

Trọng Nghĩa, RFI, 06/09/2022

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến thăm Kazakhstan vào ngày 14/09/2022 tới đây. Trong một buổi họp báo vào hôm qua, 05/09, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Kazakhstan đã xác nhận như trên. Chuyến thăm quốc gia vùng Trung Á này là chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông Tập kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu.

tap4

Ngày 05/09/2022, Bộ Ngoại giao Kazakhstan thông báo chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ công du Astana ngày 14/09. © Reuters/Yoan Valat POOL

Ngay sau Kazakhstan, chủ tịch Trung Quốc sẽ qua Uzbekistan, một nước Trung Á khác, để dự hội nghị của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải, nơi ông sẽ có cuộc tiếp xúc với tổng thống Nga Vladimir Putin.

Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, Stéphane Lagarde ? cho biết thêm chi tiết :

2 năm, 7 tháng và 26 ngày là khoảng thời gian mà Tập Cận Bình không rời Trung Quốc : Tình hình này đủ để cho thấy rằng chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sắp tới đây của chủ tịch Trung Quốc rất được chờ đợi.

Tại Astana, ông Tập Cận Bình sẽ gặp tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, 8 tháng sau cuộc bạo loạn ở Kazakhstan đã bị quân đội Nga trấn áp.

Chuyến đi đầu tiên này cho thấy tầm quan trọng mà nền ngoại giao Trung Quốc dành cho Trung Á, nơi các đoàn tàu trong con đường tơ lụa mới của Trung Quốc đi qua.

Chuyến công du cũng có mục tiêu chiến lược, với "trật tự thế giới mới" mà Bắc Kinh bảo vệ bên cạnh đồng minh Nga. Tại hội nghị của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải ở Samarcand, Uzbekistan, vào ngày 15-16/09, Tập Cận Bình và Vladimir Putin sẽ một lần nữa phô trương một mặt trận thống nhất trước các nền dân chủ phương Tây, trước khi gặp lại nhau tại Indonesia vào tháng 11 cho hội nghị thượng đỉnh G20.

Chuyến công du ngoại quốc đầu tiên này cũng là một tín hiệu cởi mở gửi đến thế giới. Trước Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc dự kiến vào ngày 16/10, chế độ Cộng Sản không muốn đưa ra hình ảnh một Trung Quốc giống như Bắc Triều Tiên.

Lần xuất ngoại đầu tiên này của chủ tịch Trung Quốc cũng là một thông điệp nội bộ gửi tới người Trung Quốc, mà phần đông vẫn chưa lấy lại hộ chiếu kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu : Các chuyến du lịch ngoại quốc đang được tái lập và Tập Cận Bình, vốn có ý định kéo dài nhiệm kỳ của mình nhân Đại hội lần thứ XX, đang năng nổ hơn bao giờ hết.

Trọng Nghĩa

**********************

Trung Quốc bị tố cáo thu thập mẫu DNA để "kiểm soát" dân Tây Tạng

Chi Phương, RFI, 06/09/2022

Chính quyền Trung Quốc tăng cường các chính sách kiểm soát, bao gồm cả việc thu thập DNA của cư dân tại nhiều khu vực ở Tây Tạng, theo báo cáo của tổ chức Human Rights Watch công bố ngày 05/09/2022. 

tap5

Ảnh minh họa : Quảng trường Potala tạ Lhasa thủ phủ Tây Tạng (Ảnh chụp 29/10/2010). Reuters/Ben Blanchard

Báo cáo của tổ chức phi chính phủ Theo dõi Nhân quyền, Human Rights Watch, chỉ ra rằng Trung Quốc thu thập DNA hàng loạt tại nhiều quận ở khu tự trị Tây Tạng."Người dân không thể từ chối cung cấp DNA và cảnh sát không cần bằng chứng phạm tội để lấy DNA của họ", báo cáo trên khẳng định. 

Giám đốc văn phòng nghiên cứu về Trung Quốc của Human Rights Watch, bà Sophie Richardson lên án chính phủ Trung Quốc vốn đã thực hiện các chính sách đàn áp người Tây Tạng thì "hiện nay, chính quyền còn đang lấy máu của người dân, theo đúng nghĩa đen, mà không có sự đồng thuận từ họ, nhằm mục đích tăng cường khả năng giám sát người dân trong vùng này". 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HWR đã xác định việc thu thập mẫu máu DNA được thực hiện ở 14 địa phương khác nhau trong 7 tỉnh của Tây Tạng. Hơn nữa, có những thông tin chỉ ra rằng Trung Quốc đang tiến hành thu thập DNA trên toàn khu vực. Tại một số vùng, chính quyền Bắc Kinh thu thập các mẫu máu để lấy DNA từ trẻ tại các trường mẫu giáo với trẻ từ 5 tuổi trở lên. 

Human Rights Watch cũng lưu ý rằng từ những năm 2010, cảnh sát Trung Quốc đã tiến hành thu thập DNA trên diện rộng ở những nhóm người mà họ coi là "có vấn đề". Chiến dịch thu thập DNA ở Tây Tạng diễn ra trong bối cảnh Tập Cận Bình phải đối mặt với các áp lực quốc tế về việc giám sát và đàn áp người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, có thể cấu thành "tội ác chống lại loài người". 

Bị sáp nhập vào Trung Quốc năm 1951, Tây Tạng như là một "cái gai trong mắt" của Bắc Kinh. Từ nhiều năm qua Trung Quốc bị chỉ trích vì chính sách "cai trị" người dân Tây Tạng, bao gồm cả việc cố gắng loại bỏ lãnh tụ tinh thần của khu vực tự trị - Đạt Lai Lạt Ma. 

Chi Phương

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Đức Tâm, Trọng Nghĩa, Chi Phương, RFA tiếng Việt
Read 625 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)