Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Các quan chức phụ trách nhà ở, cải cách, và ngân hàng trung ương đang cảm nhận mối đe dọa từ chiến dịch chống tham nhũng.

tap1

Tập Cận Bình đang tìm kiếm một vũ khí chống suy thoái kinh tế mà ông có thể sử dụng hiệu quả như chiến dịch chống tham nhũng của mình. (Ảnh tổng hợp của Nikkei/Nguồn ảnh của Yusuke Hinata, Getty Images và Kyodo)

Chiến dịch chống tham nhũng đặc trưng của Tập Cận Bình hiện đang khiến các quan chức kinh tế cấp cao phải cạnh tranh với nhau để chứng minh lòng trung thành với Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc.

Hôm thứ Hai ngày 28/10, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã đưa tin Bộ Chính trị đầy quyền lực của đảng đã tổ chức một cuộc họp để "xem xét báo cáo về đợt thanh tra kỷ luật lần thứ ba" do Ban Chấp hành Trung ương khóa 20 hiện tại tiến hành.

Cuộc họp do Tập chủ trì đã nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì lập trường cứng rắn trong cuộc chiến chống tham nhũng. Nó cũng kêu gọi các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, và các tổ chức tài chính lớn phải được giám sát và thanh tra chặt chẽ hơn.Sự kiện diễn ra chỉ một tháng sau khi Bộ Chính trị ban hành một mệnh lệnh bất thường giữa bối cảnh tình hình kinh tế tồi tệ. Tại cuộc họp trước đó, vào ngày 26/09, ban lãnh đạo Trung Quốc do Tập đứng đầu đã chuyển hướng tập trung vào nền kinh tế, tuyên bố "Cần phải nỗ lực để đảo ngược tình trạng suy thoái và ổn định thị trường bất động sản".

Thoạt nhìn, hai cuộc họp có vẻ không liên quan đến nhau, vì chúng tập trung vào các chủ đề khác nhau. Nhưng thật ra có một mối liên hệ rõ ràng. "Các tổ chức bị thanh tra đều đã tổ chức họp báo để chứng minh lòng trung thành của họ [với Tập]", một nguồn tin cho biết.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 20 đã được bầu tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 vào tháng 10/2022.

tap2

Trịnh Sách Khiết, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, trong buổi họp báo ngày 08/10 tại Bắc Kinh. © Kyodo

Tiêu biểu trong số các tổ chức bị nhắm đến trong đợt thanh tra kỷ luật lần thứ ba kể từ đại hội đảng toàn quốc gần đây nhất là Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Bộ Tài chính, cũng như Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị-Nông thôn.

Ngoài ra, các tổ chức bị thanh tra cũng bao gồm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tức ngân hàng trung ương của nước này ; Tổng cục Thuế Nhà nước ; Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc ; Cục Thống kê Quốc gia ; Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải ; và Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến.

Các quan chức cấp cao của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Bộ Tài chính, Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị-Nông thôn, và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đều đã tổ chức các cuộc họp báo riêng kể từ cuối tháng 9 để công bố các biện pháp kích thích kinh tế.

Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Phan Công Thắng đã gặp gỡ các phóng viên vào ngày 24/09, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trịnh Sách Khiết làm điều tương tự vào ngày 08/10, Bộ trưởng Tài chính Lam Phật An theo sau vào ngày 12/10, và Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị-Nông thôn Nghê Hồng đã tiếp cánh nhà báo vào ngày 17/10.

Cuối tháng 9, mức giá trên thị trường chứng khoán Trung Quốc – nơi có sự tham gia của Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc, Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải, và Sở Giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến – đã bắt đầu tăng theo cách chưa từng thấy trong những năm gần đây.

Thị trường tăng giá được thúc đẩy bởi áp lực chính trị lớn – tức gợi ý về các cuộc thanh tra kỷ luật – từ cấp cao nhất. Sau khi hiểu được gợi ý, các quan chức kinh tế cấp bộ đã bắt đầu tổ chức một loạt các cuộc họp báo bất thường – và thậm chí là bí ẩn – vào tháng 9 và tháng 10, và trong quá trình đó đã khuấy động tâm lý nhà đầu tư.

tap3

Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Phan Công Thắng (thứ hai từ trái sang) cùng những quan chức khác phát biểu với các phóng viên vào ngày 24/09 tại Bắc Kinh. (Ảnh của Tân Hoa Xã qua Kyodo)

Kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo đảng vào năm 2012, Tập đã tích cực sử dụng chiến dịch chống tham nhũng của mình để chống lại những kẻ thù chính trị và thuyết phục các quan chức khác trong chính phủ và đảng trung thành với ông. Việc chiến dịch này trở thành vũ khí chủ chốt trong cuộc chiến chính trị của ông đã được minh chứng rõ ràng trong chương trình nghị sự của cuộc họp Bộ Chính trị ngày 28/10 – xem xét báo cáo về đợt thanh tra kỷ luật lần thứ ba.

Trong nhiệm kỳ năm năm đầu tiên của Tập với tư cách là nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, chiến dịch này đã giúp tăng cường mức độ ủng hộ của người dân Trung Quốc dành cho ông. Vào thời điểm đó, người ta tin rằng nền kinh tế Trung Quốc không gặp phải bất kỳ vấn đề lớn nào.

Tuy nhiên, khi chính quyền Tập bước sang nhiệm kỳ thứ ba, nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã tăng trưởng nóng trong nhiều thập kỷ, bất ngờ rơi vào tình trạng khó khăn.
Trong những thập kỷ bùng nổ kinh tế, người dân Trung Quốc tin rằng giá nhà và bất động sản sẽ tiếp tục tăng, nếu không phải mãi mãi thì chí ít cũng trong trung đến dài hạn. Niềm tin này đã khiến giao dịch đầu cơ lan rộng.

Nhưng một cuộc khủng hoảng bất động sản nghiêm trọng đã xảy ra ở Trung Quốc vào năm 2021, với sự sụp đổ của Tập đoàn China Evergrande, làm tiêu tan hy vọng giá nhà sẽ tiếp tục tăng và nhấn chìm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào một vũng lầy.

tap4

Thâm Quyến vào ngày 18/04. Theo các nguồn tin, các bất động sản tại thành phố nhộn nhịp này đã mất 30% giá trị kể từ khi giá đạt đỉnh. © Getty Images

Chính quyền Tập đang cố gắng xoay chuyển tình hình, như đã thể hiện rõ tại cuộc họp của Bộ Chính trị ngày 26/09, khi mệnh lệnh bất thường "đảo ngược tình trạng suy thoái và ổn định thị trường bất động sản" được ban hành. Nhiều chuyên gia cho rằng lệnh này "có phần khác lạ về phương pháp và thời điểm".

Năm ngày sau, kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài một tuần của Trung Quốc đã bắt đầu. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng một phần nhờ các biện pháp chính sách khuyến khích mua nhà, các văn phòng bất động sản trên khắp cả nước đã đông nghịt người mua tiềm năng trong kỳ nghỉ, và một số người thực sự đã mua nhà.
Tuy nhiên, người ta vẫn hoài nghi trước những bản tin truyền thông nói rằng nhu cầu nhà ở đã tăng đáng kể, đặc biệt là khi giá thực tế vẫn tiếp tục giảm, thậm chí giảm từ tháng 9 sang tháng 10.

Theo các nguồn tin thị trường, tại các thành phố lớn nơi giá nhà từng tăng vọt trước khi suy thoái, như Thượng Hải và Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, giá đã giảm 30% trở lên so với mức đỉnh.

Vì lượng nhà tồn chưa bán vẫn ở mức cực cao, người ta tin rằng xu hướng giảm giá sẽ vẫn tiếp diễn. Trong hoàn cảnh này, không nhiều người Trung Quốc có khả năng sẽ vội mua nhà.

Điều này khiến chính quyền địa phương rơi vào tình thế khó khăn và làm dấy lên nỗi sợ trong các công ty tư nhân, rằng cơ quan thuế sắp nhắm đến họ. Đại diện của một công ty có trụ sở tại một khu vực ven biển than thở rằng chính quyền địa phương thậm chí đã có động thái truy thu các khoản thuế có thể còn tồn đọng từ 20 năm trước.

Thực tế là chính quyền địa phương không có nguồn nào để tạo ra doanh thu, vì trước đó họ đã dựa vào việc bán quyền sử dụng đất suốt hàng chục năm để lấp đầy ngân sách của mình. Các nhà phát triển bất động sản thường phải trả giá cao cho những quyền này.

Nhưng sự suy thoái của thị trường bất động sản đã thay đổi điều đó và chính quyền địa phương hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt doanh thu nghiêm trọng.

Vào tháng 3, các quyết định chính sách quan trọng đã được đưa ra tại phiên họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc. Và khi Quốc hội không nhóm họp thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đưa ra các quyết định cần thiết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ bắt đầu cuộc họp tiếp theo vào thứ Hai ngày 4/11. Có suy đoán rằng sau cuộc họp kéo dài năm ngày này, sẽ có thông báo chính thức về số lượng trái phiếu chính phủ đặc biệt được phát hành như một phần của nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế đang suy yếu.

Theo một báo cáo gần đây của truyền thông, một phần số tiền huy động được thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ đặc biệt sẽ được sử dụng để giúp các chính quyền địa phương thoát khỏi gánh nặng nợ nần chồng chất.

tap5

Tập tham dự lễ đón tại Sân bay Kazan khi ông đến tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga vào ngày 22/10. Chủ tịch Trung Quốc một lần nữa đã tận dụng tốt chiến dịch chống tham nhũng của mình, lần này với hy vọng nó có thể khuấy động một số giải pháp kinh tế. (Ảnh của RU Host Photo Agency qua Reuters)

Thống đốc Ngân hàng Trung ương và các quan chức kinh tế cấp bộ trưởng khác – những người đã tổ chức các cuộc họp báo bất thường – cũng đang chịu áp lực phải đạt kết quả thông qua các biện pháp chính sách cụ thể.

Nhiệm vụ đầu tiên trong danh sách việc cần làm của họ là giúp chính phủ đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế "khoảng 5%" vào năm 2024.

Đồng thời, họ cũng đang đi dây chính trị. Họ cần phải quảng bá các biện pháp kích thích kinh tế mới trong khi cẩn trọng tránh bất kỳ lời nói và hành động nào cho thấy các chính sách kinh tế trước đây của chính quyền Tập đã thất bại.

Điều họ lo lắng nhất là phải luôn chứng minh lòng trung thành với Tập và tránh trở thành mục tiêu trong chiến dịch chống tham nhũng không hồi kết của ông.

Họ và các quan chức kinh tế khác đang tuyệt vọng trước sự sống còn chính trị của mình và không thể lơ là cảnh giác dù chỉ một phút.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "Ministries compete to show economic loyalty to Xi Jinping", Nikkei Asia, 24/10/2024

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 05/11/2024

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Additional Info

  • Author Katsuji Nakazawa, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Một năm sau khi các đảng viên lão thành nêu ra một số sự thật về nền kinh tế, Bắc Kinh bắt đầu xoay trục.

tapcanbinh1

Chủ tịch Tập Cận Bình đã ngồi cùng bàn với Ôn Gia Bảo, người từng là thủ tướng trong thời kỳ "cải cách và mở cửa" của Trung Quốc, tại một buổi tiếp tân quan trọng ở Bắc Kinh vào ngày 30/09/2023. © Reuters

Dù vẫn tiếp tục sử dụng biện pháp cứng rắn với Đài Loan, chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã tỏ ra linh hoạt hơn trên một mặt trận chính sách khác : kinh tế.

Cụ thể, chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh tiến hành các cuộc tập trận quân sự lớn kéo dài một ngày xung quanh Đài Loan vào ngày 14/10, mô phỏng một cuộc phong tỏa hòn đảo tự trị này.

Tuy nhiên, trên mặt trận kinh tế trong nước, chính quyền Tập đã tổ chức một loạt các cuộc họp báo để công bố các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng.
Đây là một thay đổi đáng kể về kinh tế, nhưng có một điều đáng chú ý hơn đang diễn ra ở hậu trường, nơi các cựu lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc đã nghỉ hưu và nhiều người khác đang tìm cách đảm bảo rằng họ sẽ tác động đến tương lai của Trung Quốc.

Một ảnh hưởng tức thời có liên quan đến sự sùng bái cá nhân Tập, khi một số chuyên gia chính trị nói rằng sự sùng bái cá nhân có vẻ đang bị kìm hãm vì phát triển kinh tế. "Dường như nó không thể mạnh hơn nữa", một người nói. "Có thể nó đã đạt đỉnh", một người khác suy đoán. Và một người khác nữa đồng ý rằng nó "đã có dấu hiệu suy yếu, dù chưa nhiều".

Vị Chủ tịch nước 71 tuổi cũng là Tổng bí thư đảng và chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Những động thái chính trị phức tạp dường như đã được thể hiện trong buổi tiệc chiêu đãi tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 30/9 vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Có thể đoán được điều này bằng cách nhìn vào cách sắp xếp chỗ ngồi. Tập đã ngồi ở một chiếc bàn tròn lớn ở phía trước hội trường, bên cạnh là cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, 82 tuổi, và cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lý Thụy Hoàn, 90 tuổi.

tapcanbinh2

Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo trò chuyện trong buổi tiệc chiêu đãi mừng Quốc khánh vào đêm trước lễ kỷ niệm 75 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 30/09. © Reuters

Cách sắp xếp này trông có vẻ tự nhiên, vì các vị lão thành có ảnh hưởng khác của đảng đều không thể tham dự do sức khỏe kém. Tuy nhiên, Ôn và Lý là những đảng viên lão thành tượng trưng cho thời đại "cải cách và mở cửa" do cố lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình khởi xướng.
Trong số những cựu lãnh đạo ngồi cùng bàn có cựu Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng, 85 tuổi. Là một chính trị gia sắc sảo, Tăng được cho là cánh tay phải của cố Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Vì cũng là thành viên "thế hệ đỏ thứ hai", tức con của các nhà lãnh đạo đảng thời kỳ cách mạng, Tăng có đủ thẩm quyền để tóm tắt các ý kiến do các bậc lão thành của đảng nêu ra.

Trương Đức Giang, 77 tuổi, và Du Chính Thanh, 79 tuổi, cũng ngồi ở bàn của Tập. Khi bước vào phòng tiệc, cả hai đã tươi cười và vẫy tay chào những vị khách khác.

tapcanbinh3

Trương Đức Giang (trái) và Du Chính Thanh cũng ngồi cùng bàn với Tập trong tiệc chiêu đãi. Các lão thành trong đảng đã đặt ra cho Tập một vấn đề để suy nghĩ vào hai mùa hè trước. (Ảnh từ CCTV)

Trương không thuộc về thế hệ đỏ thứ hai nhưng ông là một cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị vẫn có ảnh hưởng trong giới quan chức và doanh nhân. Còn Du là nhân vật thế hệ đỏ thứ hai thân cận với gia đình Đặng Tiểu Bình.

Hồi mùa hè năm 2023, Tăng và Trương đã đến Bắc Đới Hà ở tỉnh Hà Bắc với tư cách là đại diện của các đảng viên lão thành.

Tại Bắc Đới Hà năm đó – một mật nghị dành cho những nhân vật chủ chốt của đảng, được tổ chức thường niên tại khu nghỉ dưỡng ven biển – Tăng đã thay mặt các bậc lão thành bày tỏ ý kiến với các nhà lãnh đạo hiện tại, bao gồm cả Tập và Thủ tướng Lý Cường, 65 tuổi, người phụ trách các chính sách kinh tế.

Tăng đã nêu ra một số sự thật về suy thoái kinh tế và nhiều vấn đề khác. Nhưng phải mất khoảng một năm nhóm lãnh đạo của Tập mới chịu nghe theo lời Tăng và đưa ra một gói kích thích kinh tế toàn diện.

Động thái chính trị này cũng có thể được nhìn thấy vào tháng 7 vừa qua, trong hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 20 hiện tại.

Vào ngày 15/07, ngày khai mạc hội nghị trung ương ba, Tân Hoa Xã đã đăng một bài bình luận ca ngợi Tập là một nhà cải cách xuất chúng. Bài viết nhấn mạnh rằng Tập Cận Bình và người cha quá cố của ông, Tập Trọng Huân, đã đóng vai trò lớn trong chính sách "cải cách và mở cửa" được giới thiệu hồi cuối những năm 1970.

Tuy nhiên, bài bình luận có tựa đề "Tập Cận Bình – nhà cải cách" đã ngay lập tức bị Tân Hoa Xã gỡ bỏ và thậm chí bị xóa hoàn toàn khỏi mạng Internet tại Trung Quốc.

Một nguồn tin giải thích rằng bài bình luận đã vấp phải phản ứng dữ dội từ một số đảng viên lão thành, vì nó "mang đậm mùi sùng bái cá nhân [đối với Tập Cận Bình], hạ thấp thành tựu to lớn của Đặng Tiểu Bình, và củng cố thêm quyền lực của nhà lãnh đạo cấp cao hiện tại".

Một phần do sự thay đổi trong tinh thần chính trị ở Trung Quốc, gây ra bởi việc xóa bài bình luận trên, đội ngũ lãnh đạo buộc phải hành động. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng trong suốt mùa hè, cuối cùng họ đã thừa nhận rằng nền kinh tế đang trong tình trạng khó khăn.

Lời thừa nhận được đưa ra vào ngày 26/09 trong cuộc họp của Bộ Chính trị đảng do Tập chủ trì.

Tại cuộc họp này, Bộ Chính trị xác định họ phải "đối mặt với khó khăn" của nền kinh tế.

Chính phủ Trung Quốc gần đây đã tổ chức một loạt các cuộc họp báo cấp bộ trưởng để công bố các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm các biện pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán đang suy yếu và ứng phó với tình trạng suy thoái kéo dài của thị trường bất động sản.

Các biện pháp này được đưa ra hơn một năm sau khi các vị lão thành trong đảng đưa ra những lời khuyên thẳng thắn cho Tập và các lãnh đạo đương nhiệm khác.

Diễn biến thú vị thứ ba có liên quan đến quân đội. Vào ngày 14/10, trong khi quân đội Trung Quốc đang bao vây Đài Loan, các sĩ quan quân đội cấp cao từ khắp đất nước đã tập trung tại Bắc Kinh để họp trong hai ngày.

tapcanbinh4

Bộ Tư lệnh Chiến khu Miền Đông của quân đội Trung Quốc đã đăng bức hình chụp Đài Loan này lên tài khoản WeChat chính thức của mình vào ngày 14/10, cho thấy các vị trí họ đang tiến hành các cuộc tập trận cùng ngày hôm đó. © Kyodo

Tại cuộc họp do Tướng Trương Hựu Hiệp chủ trì, các chiến lược quân sự thực tiễn và lý thuyết đã được thảo luận. Vị sĩ quan hàng đầu của quân đội cũng đã có bài phát biểu ngay sau đó. Trương, 74 tuổi, một thành viên thế hệ đỏ thứ hai, hiện giữ chức phó chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Các phương tiện truyền thông chính của Trung Quốc đều đưa tin về cuộc họp của quân đội trên trang nhất của họ. Các bản tin này thông báo rằng Tập đã truyền đạt một "chỉ thị quan trọng" cho những người tham dự cuộc họp. Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao Tập lại không đích thân tham dự sự kiện lớn này, dù ông là chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Một đoạn video về cuộc họp do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng cho thấy cận cảnh Trương Hựu Hiệp đang phát biểu. Vị sĩ quan quân đội hàng đầu đã chiếm vị trí trung tâm, chứ không phải Tập. Vị Chủ tịch Quân ủy dường như đã quyết định nhường sân khấu này cho vị tướng chuyên gia.

Bài phát biểu của Trương, được các hãng truyền thông lớn của Trung Quốc đưa tin, không hề đề cập đến việc xóa bỏ tham nhũng trong quân đội, điều mà Tập rất coi trọng trong quá trình thâu tóm quyền lực của mình.

Vậy Tập Cận Bình đã ở đâu trong cuộc họp quân sự lớn này ?

Vào ngày 15/10, một ngày sau cuộc tập trận quanh Đài Loan, Tập đã xuất hiện trên Đảo Đông Sơn ở Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, ngay bên kia Eo biển Đài Loan. Đây là hòn đảo tiền tuyến nơi Trung Quốc và lực lượng Quốc Dân Đảng, những người đã chạy sang Đài Loan, từng giao chiến dữ dội vào năm 1953.

Nhưng có một sự thay đổi thú vị trong đoàn tùy tùng của Tập. Người ta không thấy có Thái Kỳ, 68 tuổi, một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và là một trong những trợ lý thân cận nhất của Tập. Thái sinh ra ở Phúc Kiến và đã làm việc ở đó nhiều năm. Tập cũng đã thăng tiến lên chức vụ hàng đầu từ Phúc Kiến.

Sau khi đến thăm Phúc Kiến, Tập có chuyến thị sát tỉnh An Huy, và một lần nữa không có Thái đi cùng.

Nhưng Thái đã tháp tùng Tập trong chuyến đi tới Nga để tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS, khai mạc vào thứ Ba ngày 22/10 tại thành phố Kazan, phía tây nam nước Nga.

Thái được cho là động lực thúc đẩy những nỗ lực củng cố sự sùng bái cá nhân đối với Tập.

Dù điều lệ đảng cấm "bất kỳ hình thức sùng bái cá nhân nào", Thái vẫn đẩy mạnh hoạt động sùng bái để củng cố quyền lực của Tập trên khắp Trung Quốc. Thái tin rằng sùng bái cá nhân là điều cốt yếu nếu Tập muốn nắm quyền càng lâu càng tốt.

Đây chính là lý do tại sao Thái luôn tháp tùng Tập trong các chuyến thị sát địa phương với tư cách là Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng.

Vào ngày 17/10, trong chuyến thị sát An Huy, Tập đã đến kiểm tra một đơn vị của Quân chủng Tên lửa, dù địa điểm chưa được tiết lộ. Lực lượng này đã gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc đàn áp chống tham nhũng trong quân đội. Tập đã chụp ảnh kỷ niệm với các thành viên trẻ tuổi trong đơn vị, đứng trước những tên lửa cao chót vót. Với bức ảnh này, Tập dường như muốn thể hiện sức mạnh của ông, trái ngược với sự linh hoạt mà ông đã thể hiện trên mặt trận kinh tế.

tapcanbinh5

Có lẽ Tập Cận Bình đang cố gắng thể hiện sức mạnh khi tạo dáng chụp bức ảnh này trước các tên lửa trong chuyến thị sát căn cứ Quân chủng Tên lửa. (Ảnh từ CCTV)

Thoạt nhìn, dường như động thái chính trị này là để ứng phó với nền kinh tế yếu kém của Trung Quốc. Điều đó có thể đúng phần nào, nhưng động thái này cũng có vẻ là nhằm hạn chế sự sùng bái cá nhân Tập – vốn trước đó liên tục gia tăng về quy mô, nhưng giờ đây đang có dấu hiệu suy yếu, dù chưa nhiều.

Liệu hiện tượng này có trở nên rõ ràng hơn trong tương lai không ? Hay Thái và những phụ tá thân cận khác của Tập sẽ cố gắng giành lại vị thế đã mất ?

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "Xi Jinping’s personality cult shows signs of weakening", Nikkei Asia, 24/10/2024

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 28/10/2024

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Additional Info

  • Author Katsuji Nakazawa, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Mỗi năm cộng sản Trung Quốc thường kỷ niệm ngày 1 tháng 10 bằng những cuộc diễn binh rầm rộ. Năm nay họ chỉ biểu diễn một lễ chào cờ trước Thiên An Môn. Trong bữa đại yến trước ngày "quốc khánh" Chủ tịch Tập Cận Bình còn báo động : "Con đường trước mặt sẽ không dễ dàng, sẽ rất nhiều khó khăn, chướng ngại, và chúng ta sẽ phải đối phó với những thử thách lớn như (con thuyền) trước sơn gió mạnh, sóng lớn, kể cả giông bão". Ông kêu gọi toàn dân phải "cảnh giác…, định kế hoạch đối phó, hoàn toàn tin tưởng vào Đảng, vào quân đội, và nhân dân …"

tcb1

Hình ông Tập Cận Bình tại buổi diễn hành kỷ niệm 70 năm ngày thành lập đảng cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh, tháng 10/2019.

Theo tin AP, hệ thống tuyên truyền của Trung Cộng vẫn tiếp tục thông báo các tin tức kinh tế phấn khởi mà không nhắc đến những khó khăn như dân chúng bớt tiêu tiền gây mối lo giảm phát, kinh tế trì trệ ảnh hưởng xấu ngay tới ngành xuất cảng ; trong tình trạng cạnh tranh ngày càng gắt gao với các nước khác cũng đua nhau xuất cảng.

Trước tình cảnh đó, Tập Cận Bình đã bắt đầu tỏ ra nhượng bộ, ít nhất, trên mặt lý thuyết. Ông công nhận có một thứ gọi là "dân tiêu thụ" trong đời sống kinh tế ! Xưa nay, giới lãnh đạo cộng sản quyết tín vào chủ nghĩa Mác, một lý thuyết kinh tế chú trọng đến hệ thống sản xuất. Năm ngoái, trước cảnh kinh tế chậm tăng trưởng, Thủ tướng Lý Cường (Li Qiang) công bố sẽ chi ra hơn một tỷ mỹ kim để nâng cấp các nhà máy quốc doanh ; nhưng không nói gì đến dân tiêu thụ. Ngay trong thời gian bệnh Covid, trong khi chính phủ Mỹ tặng cho mỗi người dân đóng thuế mấy ngàn mỹ kim, các nước Âu Châu giúp các xí nghiệp trả lương cho nhân viên phải nghỉ việc để họ tiếp tục tiêu thụ, thì Trung Cộng không có một biện pháp nào nhắm giúp cho có thêm tiền xài.

Theo Linette Lopez, trong bản tin Markets Insider ngày 20 tháng 1 năm 2024, số tiền tiêu thụ của dân Trung Quốc chỉ chiếm 40 phần trăm Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP), thấp 20% so với tỷ lệ trung bình 60% GDP trên thế giới ; nhưng tỷ lệ tiền đầu tư lại cao hơn 20% hơn các nước khác. Riêng ở Mỹ, dân tiêu thụ đóng góp gần ba phần tư GDP, chỗ còn lại là phần chi tiêu của chính phủ và đổ ra để đầu tư. Chủ trương đổ nhiều tiền cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư thực ra chỉ có tác dụng nuôi dưỡng các cán bộ và đảng viên cộng sản nắm đầu các xí nghiệp quốc doanh. Những người dân này chiếm địa vị ưu tiên hơn dân tiêu thụ ! Theo một cuộc phỏng vấn trong tháng Tám của Linette Lopez, nhà phân tích kinh tế Logan Wright, thuộc nhóm Rhodium Group, nhận định rằng chính phủ Trung Cộng không đạt được món tiền thâu đáng kể nào ngoài cách đánh thuế trên các xí nghiệp mà họ trợ cấp để đầu tư !

Kinh tế Trung Cộng đầu tư với tỷ lệ cao hơn nhưng sau khi đổi mới (tư bản hóa) gần 30 năm vẫn không hy vọng đuổi kịp kinh tế Mỹ vì "lợi suất đầu tư" thấp quá. Một công ty tư nhân ở Mỹ bỏ ra một đô la lập nhà máy mới hy vọng lợi suất sẽ lên 10%, 20%, hoặc cao hơn. Các doanh nghiệp nhà nước của Bắc Kinh thường không đạt được mức lời đó.

Trung Ương Đảng Trung Cộng trong phiên họp gần đây kéo dài cả tuần lễ đã được nghe đủ các thông tin kinh tế xấu trong tháng Tám. Theo bản tin Reuters, Ngân hàng BNP Paribas ở Pháp nhận xét : "Hầu như Bộ Chính Trị đã cảm thấy kinh tế đang lâm tình trạng khẩn cấp trong phiên họp vừa qua". Reuters cho biết số lợi nhuận của ngành sản xuất công nghiệp đã đi xuống. Số tiền bán lẻ còn đi lên nhưng, theo các con số của Sở Thống kê Quốc gia (NBS, National Bureau of Statistics), tỷ lệ gia tăng thấp hơn tháng Bảy. Dân chúng mất tin tưởng vào tương lai nên bớt tiêu xài để tiết kiệm. Thị trường Lao động cũng bi quan, tỷ lệ thất nghiệp tại các đô thị lên tới 5.3%, cao nhất trong sáu tháng vừa qua, vẫn theo Reuters. Đài CNBC dẫn con số của NBS cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong giới thanh niên lớp tuổi 16 đến 24 đã lên tới 18.8% trong tháng Tám, so với tỷ lệ 17.1% trong tháng Bảy. CNBC dẫn lời giải thích của Đan Vương, kinh tế trưởng Ngân hàng Hằng Thịnh (Hang Seng Bank), nói trong ba năm qua sinh viên tốt nghiệp khó kiếm việc vì các dịch vụ tin học, các ngành xây dựng đang đi xuống.

Bộ Chính Trị Trung Cộng phải đồng ý với Tập Cận Bình là cần thay đổi, bắt đầu chú ý đến người dân tiêu thụ. Bắc Kinh đang chuẩn bị "vay tiền", phát hành "công trái đặc biệt" trị giá 2 ngàn tỷ đồng nguyên ($284.43 tỷ đô la, mỗi đô la Mỹ trị giá bằng 7 đồng nguyên Trung Quốc). Một ngàn tỷ nguyên sẽ đem trợ giúp chính quyền các địa phương. Từ trước đến nay, các tỉnh và thành phố thường chỉ bán đất công thâu tiền cho ngân sách, rồi tới không còn đất để bán nữa, chỉ còn cách đi vay. Họ sẽ được tặng ngàn tỷ đồng nguyên để trả nợ ! Một tỷ đồng nguyên khác sẽ dùng để giúp giới tiêu thụ. Chính phủ sẽ trợ cấp cho các gia đình có từ hai con trở lên, mỗi đứa trẻ được lãnh 800 nguyên, khoảng $114 đô la một tháng – trừ đứa con đầu. Đây là một hành động "cách mạng" trong ngân sách nhà nước, chiếm thêm được cảm tình. Tuy nhiên, trong ngàn tỷ đồng đó cũng bị bớt đi, một số bị bớt để giúp doanh nghiệp nhà nước tu sửa máy móc thiết bị. Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Phan Công Thắng (Pan Gongsheng, 潘功) đã giúp một tay khi hạ thấp lãi suất và tăng lưu lượng tiền tệ thêm một ngàn tỷ đồng nguyên ($142.5 tỷ mỹ kim) và cắt 0.50% trong tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc của các ngân hàng. Mark Williams, nhà kinh tế phụ trách vùng Á Châu thuộc Capital Economics tiên đoán các chương trình cứu cấp hai ngàn tỷ đồng nguyên đang bắt đầu có thể giúp nâng GDP Trung Quốc tăng thêm được 0.4%.

Ông Tập Cận Bình đã chịu nhượng bộ, bắt đầu trợ cấp dè dặt cho người tiêu thụ. Nhưng ai cũng thấy Đảng cho tay này thì giật lại bằng bàn tay khác ! Dân đang bất mãn vì chính phủ quyết định nâng tuổi về hưu, bắt dân phải làm việc nhiều năm hơn. Đàn ông đang được nghỉ hưu vào năm 60 tuổi, sẽ phải chờ đến tuổi 63 ; phụ nữ lao động tay chân phải chờ tới 55 tuổi thay vì 50.

Mối lo nặng nhất của Tập Cận Bình là thị trường địa ốc suy sụp. Để cứu các công ty xây dựng, Tập Cận Bình mới ra lệnh các thành phố Thượng Hải, Thẩm Quyến thả lỏng các điều kiện cho phép người dân mua nhà ; các thành phố nhỏ sẽ làm theo. Đây là kết quả một chủ trương đầy rủi ro. Hai chục năm qua, Bắc Kinh khuyến khích ngân hàng cho vay dễ dãi, để công nhân xây cất có việc làm, nâng cao con số ghi nhận trong GDP. Ngành địa ốc chiếm từ 25% đến 35% Tổng Sản Lượng Nội Địa, số cung lên gấp đôi dân số, theo Linette Lopez, trong khi dân số Trung Quốc bắt đầu giảm từ ba năm qua. Mấy năm nay, nhà cửa xây xong bắt đầu không bán được nữa. Giá nhà cửa xuống khiến rất nhiều người trong giới trung lưu thua lỗ vì họ thường dùng tiền tiết kiệm để mua nhà, hy vọng giá sẽ lên cao mãi. Trong tài sản của dân Trung Hoa hơn 70% là các ngôi nhà. Khi cảm thấy giá trị tài sản xuống thấp, người ta càng thấy phải giảm bớt tiêu thụ.

Một chính sách dại rủi ro khác của Tập Cận Bình là tạo áp lực giảm bớt tầm quan trọng của tư doanh, lo lấn áp quốc doanh. Đó là "gốc rễ của các khó khăn kinh tế hiện nay", theo giáo sư Trần Chí Vũ (Chen Zhiwu, 陈志武), dạy tài chánh ở Đại học Hương Cảng (University of Hong Kong), nói với Katrina Northrop, báo The Washington Post. Tờ báo này nêu lên các thí dụ chèn ép giới tư bản trong nước, như vụ bắt bớ tỷ phú Hứa Gia Ấn (Xu Jiayin, 许家印) chủ công ty địa ốc Hằng Đại (Evergrande. 恒大) bị phá sản. Vụ này kéo theo nhiều công ty lớn khác, tất cả không những thua lỗ mà còn bị điều tra như tội phạm. Một thí dụ nổi tiếng khác là năm 2020 Bắc Kinh đã ra lệnh cho Mã Vân (Jack Ma, 马云), chủ công ty Alibaba, không tiến hành kế hoạch bán cổ phần trên thị trường quốc tế để gây vốn. Hành động này mở đầu việc kiểm soát chặt chẽ các công ty tin học, một ngành đang lên tại Trung Quốc và khắp thế giới. Mã Vân phải "lánh nạn", đi ra nước mấy năm liền. Từ tháng 10 năm 2023 ông sống tại Nhật Bản làm một giáo sư thỉnh giảng, tại Đại học Đông Kinh.

Một căn bản của nền kinh tế thị trường là tinh thần tôn trọng pháp luật ; giới kinh doanh phải biết chắc chắn quyền tư hữu được bảo đảm. Linette Lopez nhận định rằng các nhà tỷ phú ở Trung Quốc cảm thấy tài sản của họ còn hay mất tùy theo chính sách của Đảng. Nhiều công ty ngoại quốc lo lắng, giảm đầu tư hoặc rút bớt về nước.

Trung Quốc đang phải đối đầu với ba mối lo kinh tế : Giới tiêu thụ mất tin tưởng nên bớt tiêu xài ; mối nguy "giảm phát" (giá sinh hoạt đi xuống, như đã diễn ra tại Nhật Bản trong nhiều thập niên qua) ; và thị trường địa ốc suy sụp. Nhìn xa, còn mối nguy dân số giảm, số người trong tuổi làm việc đi xuống còn số người già cần lãnh hưu bổng thì tăng nhanh hơn. Nhưng đó là điều ông Tập Cận Bình không thể làm gì để thay đổi.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 03/10/2024

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Nền kinh tế đang suy yếu của Trung Quốc khiến các lãnh đạo nước này lo lắng và phải tung ra mọi biện pháp có thể

tq1

Nền kinh tế lớn của Trung Quốc có thể không đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay.

Họ đã công bố các biện pháp kích cầu, các khoản trợ cấp tiền mặt hiếm hoi, tổ chức một cuộc họp bất thường để tái khởi động tăng trưởng, và đưa ra hàng loạt quyết sách nhằm xốc lại thị trường bất động sản đang ốm yếu.

Tất cả những việc trên được thực hiện vào tuần trước.

Hôm 30/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề cập tới "những nguy hiểm tiềm tàng" và sự "chuẩn bị kỹ lưỡng" để Trung Quốc vượt qua những thách thức nghiêm trọng.

Nhiều người cho rằng ông Tập ám chỉ đến tình hình kinh tế.

Điều ít rõ ràng hơn là việc nền kinh tế chững lại của Trung Quốc đang tác động như thế nào tới người dân nước này – những người có kỳ vọng và nỗi bức xúc thường xuyên bị chính quyền kiểm duyệt.

Tuy nhiên, hai nghiên cứu mới công bố đã cung cấp thêm thông tin về khía cạnh nói trên.

Nghiên cứu đầu tiên, khảo sát thái độ của người dân Trung Quốc đối với nền kinh tế, chỉ ra rằng người dân ngày càng trở nên bi quan và mất niềm tin vào tương lai.

Nghiên cứu thứ hai, ghi chép lại các cuộc biểu tình trực tiếp và trên mạng, cho thấy sự gia tăng của các cuộc biểu tình do bất bình về kinh tế.

Dù không hoàn chỉnh, hai nghiên cứu này cung cấp một góc nhìn hiếm hoi về tình hình kinh tế hiện tại và cảm nhận của người dân Trung Quốc về tương lai của họ.

Bên ngoài khủng hoảng bất động sản, nợ công cao và thất nghiệp gia tăng đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến tiền tiết kiệm và chi tiêu.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể không đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% của mình trong năm nay.

Đây thực sự là một tín hiệu đáng quan ngại đối với Đảng cộng sản Trung Quốc.

Tăng trưởng bão bùng đã biến Trung Quốc trở thành một cường quốc trên thế giới và sự thịnh vượng ổn định chính là "củ cà rốt" mà chính quyền độc đoán Trung Quốc đưa ra trước mắt người dân, trong khi vẫn luôn giữ khư khư "cây gậy".

Từ lạc quan đến bi quan

Nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu chững lại khi đại dịch Covid kết thúc, một phần là do các hoạt động kinh tế đã bị bóp nghẹt trong ba năm phong tỏa đột ngột và toàn diện.

Sự tương phản giữa những năm trước và sau đại dịch được thể hiện rõ ràng trong nghiên cứu của Giáo sư Martin Whyte thuộc Đại học Harvard, Giáo sư Scott Rozelle tại Trung tâm Kinh tế Trung Quốc của Đại học Stanford và Michael Alisky, nghiên cứu sinh cao học tại Đại học Stanford.

Họ đã thực hiện các cuộc khảo sát vào năm 2004 và năm 2009, trước khi ông Tập lên nắm quyền, và sau đó vào năm 2014 và năm 2023, khi ông Tập tại vị.

Quy mô mẫu khảo sát dao động từ 3.000 đến 7.500 người.

tq2

Vào năm 2004, gần 60% số người tham gia khảo sát cho biết tình hình kinh tế gia đình họ đã được cải thiện trong vòng năm năm qua. Cũng chừng đó người cảm thấy lạc quan về tình hình kinh tế trong năm năm tới.

Các con số đã tăng trong các cuộc khảo sát vào năm 2009 và năm 2014, lần lượt 72,4% và 76,5% cho rằng tình hình đã được cải thiện, trong khi 68,8% và 73% lạc quan về tương lai.

Tuy nhiên, vào năm 2023, chỉ còn 38,8% người tham gia khảo sát cho rằng tình hình kinh tế gia đình được cải thiện.

Chưa đến một nửa - khoảng 47% - tin rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn trong năm năm tới.

Trong khi đó, tỷ lệ những người cảm thấy bi quan về tương lai đã tăng lên, từ chỉ 2,3% vào năm 2004 lên 16% vào năm 2023.

tq3

Nền kinh tế chững lại của Trung Quốc đang buộc các nhà lãnh đạo phải thử nhiều giải pháp

Dù mẫu khảo sát gồm những người có độ tuổi từ 20 đến 60 trên toàn quốc, việc tiếp cận các quan điểm đa dạng là rất khó trong một Trung Quốc độc tài.

Những người tham gia khảo sát đến từ 29 tỉnh và khu vực hành chính của Trung Quốc, nhưng Tân Cương và một số khu vực của Tây Tạng đã bị loại bỏ. Ông Whyte cho biết nguyên nhân là do "tính nhạy cảm chính trị và chi phí di chuyển cao do sự biệt lập của các địa điểm".

Là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số, những khu vực nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của chính quyền này thường xuyên có thái độ bất mãn với sự cai trị của Bắc Kinh.

Những nhà nghiên cứu nói rằng những người không sẵn sàng nói lên suy nghĩ thật đã không tham gia khảo sát.

Những người chia sẻ quan điểm được báo trước rằng nghiên cứu này mang mục đích học thuật và danh tính của họ sẽ được bảo mật.

Nỗi lo lắng của họ được phản ánh trong các lựa chọn của nhiều thanh niên Trung Quốc.

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, hàng triệu sinh viên tốt nghiệp buộc phải đi làm những công việc có mức lương thấp, trong khi số khác chọn thái độ "nằm dài" để chống lại sự khắc nghiệt của môi trường làm việc.

Cũng có những người khác "làm con cái toàn thời gian" và quay về sống cùng cha mẹ do không tìm được việc làm hoặc nản chí.

Theo các nhà phân tích, cách quản lý cứng rắn của chính quyền Trung Quốc trong thời gian đại dịch Covid đã dập tắt sự lạc quan của người dân.

"[Đó] là một bước ngoặt đối với nhiều người… Nó nhắc mọi người về sự độc đoán của nhà nước. Mọi người cảm thấy bị kiểm soát chặt chẽ hơn bao giờ hết," ông Alfred Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu (Singapore), đánh giá.

Nhiều người cảm thấy chán nản và những đợt cắt giảm lương sau đó càng "làm tăng cuộc khủng hoảng niềm tin", ông nói thêm.

Moxi, 38 tuổi, là một trong số đó.

Sau khi nghỉ công việc bác sĩ tâm lý, Moxi đã chuyển tới Đại Lý, một thành phố có nhiều hồ nằm ở vùng tây nam Trung Quốc và là địa điểm nghỉ ngơi ưa thích của giới trẻ khi muốn rời khỏi những công việc nhiều áp lực.

"Khi tôi còn là bác sĩ tâm lý, tôi chẳng có thời gian lẫn năng lượng để nghĩ tới tương lai," Moxi nói với BBC.

"Chẳng hơi đâu để cảm thấy lạc quan hay bi quan gì cả. Chỉ có làm việc thôi."

Chăm chỉ sẽ được đền đáp ? Người dân Trung Quốc nói ‘không’

Theo cuộc khảo sát, việc có được một công việc dường như không còn là một dấu hiệu cho thấy một tương lai sáng sủa.

Vào các năm 2004, 2009 và 2014, cứ 10 người thì có hơn 6 người đồng tình rằng "nỗ lực luôn được đền đáp" ở Trung Quốc. Tỷ lệ những người không đồng tình dao động quanh mức 15%.

Tới năm 2023, mọi thứ đã đảo ngược. Chỉ còn 28,3% người tham gia tin rằng công sức của họ sẽ được đền đáp.

Trong khi đó, một phần ba số người tham gia khảo sát không đồng tình với điều này, đặc biệt là từ những gia đình có thu nhập thấp – thu nhập dưới 50.000 nhân dân tệ/năm (khoảng 175 triệu VND/năm).

tq4

Người Trung Quốc thường được dạy rằng nhiều năm đèn sách và theo đuổi bằng cấp sẽ giúp họ kiếm được nhiều tiền.

Một trong những lý do khiến họ có kỳ vọng này là lịch sử đầy biến động của Trung Quốc, khi người dân phải cắn răng chịu đựng nỗi đau chiến tranh và đói kém để tiếp tục tiến lên.

Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc cũng đề cao tinh thần làm việc như vậy.

Học thuyết "Giấc mộng Trung Quốc" của ông Tập Cận Bình, tương tự như "Giấc mơ Mỹ", cho rằng tài năng và sự chăm chỉ sẽ được đền đáp.

Ông đã kêu gọi giới trẻ Trung Quốc "cật khổ" (chịu khó, chịu đựng gian khổ).

Nhưng vào năm 2023, phần lớn những người tham gia cuộc khảo sát của Whyte và Rozelle tin rằng người ta giàu là nhờ gia đình và các mối quan hệ.

Một thập kỷ trước, những người trả lời khảo sát đã tin rằng năng lực, tài năng, học hành và làm việc chăm chỉ sẽ giúp họ giàu có.

Sự biến chuyển trong niềm tin này diễn ra bất chấp chủ trương "thịnh vượng chung" (cộng đồng phú dụ) của ông Tập Cận Bình nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Nhiều nhà phê bình cho rằng chủ trương này chỉ dẫn tới việc siết chặt kiểm soát các doanh nghiệp.

Cũng có những chỉ dấu khác cho thấy sự bất mãn của người dân, ví dụ như mức tăng 18% số lượng các cuộc biểu tình trong quý hai năm 2024, so với cùng kỳ năm trước, theo tổ chức Giám sát Bất đồng chính kiến Trung Quốc (CDM).

Nghiên cứu này định nghĩa biểu tình là tất cả những vụ việc mà người dân lên tiếng phản đối hoặc tìm cách thúc đẩy quyền lợi bằng việc đối đầu với chính quyền một cách trực tiếp hoặc trên mạng.

Những vụ việc như vậy, dù nhỏ, cũng cho thấy nhiều điều tại Trung Quốc, nơi mà ngay cả những người biểu tình đơn lẻ cũng sẽ bị truy bắt.

tq5

Ít nhất 75% số vụ biểu tình nổ ra do bất mãn về kinh tế, theo Kevin Slaten, một trong bốn biên tập viên của nghiên cứu nói trên của CDM.

Từ tháng 6/2022 tới nay, CDM đã ghi nhận gần 6.400 vụ biểu tình.

CDM nhận thấy có sự gia tăng các cuộc biểu tình dẫn dắt bởi người dân ở các vùng quê và công nhân lao động nhằm phản đối việc thu hồi đất và mức lương thấp. Bên cạnh đó, CDM cũng ghi nhận việc tầng lớp trung lưu tổ chức biểu tình do tình trạng khủng hoảng bất động sản.

Các cuộc biểu tình của những người sở hữu nhà ở và công nhân xây dựng chiếm 44% tổng số vụ tại hơn 370 thành phố.

"Điều này không đồng nghĩa với việc nền kinh tế Trung Quốc đang sụp đổ," ông Slaten nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng, "rất khó để dự đoán sự bất mãn này có thể leo thang thế nào nếu nền kinh tế tiếp tục xấu đi".

Đảng cộng sản Trung Quốc có lo lắng không ?

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn đang cảm thấy lo lắng.

Trong giai đoạn từ tháng 8/2023 tới tháng 1/2024, Bắc Kinh không công bố tỷ lệ thanh niên thất nghiệp sau khi con số này đạt mức cao kỷ lục vào tháng 6/2023.

Giới chức Trung Quốc có lúc đã tạo ra thuật ngữ "chậm đi làm" (mạn tựu nghiệp) để chỉ những người mất nhiều thời gian tìm việc làm, mà theo giới chức Trung Quốc thì đây là một nhóm khác so với thất nghiệp.

Các nhà kiểm duyệt đã triệt hạ bất cứ mầm mống nào của việc bày tỏ sự bất mãn về tình hình tài chính - các bài đăng trực tuyến bị xóa ngay lập tức, các tài khoản mạng xã hội của những người có tầm ảnh hưởng bị chặn do khoe khoang lối sống xa hoa.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc bảo vệ lệnh cấm trên, nói rằng đó là một phần trong nỗ lực tạo dựng một môi trường "văn minh, lành mạnh và hài hòa".

Đáng báo động hơn là thông tin hồi tuần qua về việc nhà kinh tế học hàng đầu Châu Hằng Bằng đã bị bắt vì chỉ trích cách ông Tập Cận Bình điều hành nền kinh tế.

Theo ông Slaten, Đảng cộng sản Trung Quốc cố gắng kiểm soát tình hình bằng cách "phân tách thông tin mà người dân có thể tiếp cận và những gì bị coi là tiêu cực".

tq6

Moxi cảm thấy nhẹ nhõm khi có một nhịp sống chậm hơn ở Đại Lý.

Nghiên cứu của CDM chỉ ra rằng, bất chấp sự kiểm soát của chính quyền, sự bất mãn của người dân đã dẫn tới các cuộc biểu tình và điều đó sẽ khiến Bắc Kinh lo ngại.

Vào tháng 11/2022, một vụ hỏa hoạn đã khiến ít nhất 10 người thiệt mạng vì họ không được phép ra khỏi tòa nhà trong thời gian phong tỏa Covid. Vụ việc đã khiến hàng ngàn người đổ ra đường ở các khu vực khác nhau của Trung Quốc để biểu tình phản đối chính sách "Zero-Covid" khắc nghiệt.

Các giáo sư Whyte và Rozelle không nghĩ rằng những phát hiện của họ cho thấy "sự giận dữ của dân chúng về… bất bình đẳng có thể bùng nổ thành một trận núi lửa về mặt xã hội."

Tuy nhiên, việc kinh tế chững lại đã bắt đầu "làm suy yếu" tính chính danh mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã xây dựng qua "hàng thập kỷ duy trì tăng trưởng kinh tế và cải thiện điều kiện sống," họ viết.

Theo bà Yun Zhou, giáo sư xã hội học tại Đại học Michigan (Mỹ), ký ức về đại dịch vẫn còn ám ảnh nhiều người dân Trung Quốc.

Phản ứng "nghiêm khắc nhưng thất thường" của Bắc Kinh trong thời gian đại dịch đã khiến mọi người bất an hơn về tương lai.

Cảm giác bất an đặc biệt sâu sắc ở các nhóm người thiệt thòi, bao gồm những người phụ nữ tham gia vào một thị trường lao động "phân biệt đối xử nặng nề" và cư dân ở các vùng nông thôn - những người từ lâu đã không còn được hưởng chế độ phúc lợi.

Do hệ thống đăng ký hộ khẩu đầy tranh cãi của Trung Quốc, người lao động di cư tại các thành phố không được phép sử dụng các dịch vụ công - chẳng hạn đăng ký cho con cái vào trường công.

Tuy nhiên, những người trẻ ở thành phố - như Moxi – lại đổ xô tới các thị trấn hẻo lánh do bị thu hút bởi giá thuê nhà thấp, phong cảnh hữu tình và sự tự do để theo đuổi ước mơ.

Moxi cảm thấy nhẹ nhõm khi có một nhịp sống chậm hơn ở Đại Lý.

"Số lượng bệnh nhân tìm đến tôi do bị trầm cảm và rối loạn lo âu tăng lên khi nền kinh tế bùng nổ," Moxi kể về công việc làm bác sĩ tâm lý trong quá khứ.

"Có sự khác biệt lớn giữa một Trung Quốc phát triển và một dân tộc Trung Quốc có cuộc sống tốt."

Thông tin về dữ liệu

Nghiên cứu của Whyte, Rozelle và Alisky dựa trên bốn bộ khảo sát học thuật được thực hiện từ năm 2004 đến năm 2023.

Họ thực hiện các cuộc khảo sát trực tiếp cùng với các đồng nghiệp từ Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại (RCCC) của Đại học Bắc Kinh vào các năm 2004, 2009 và 2014.

Những người tham gia có độ tuổi từ 18 đến 70 và đến từ 29 tỉnh. Tây Tạng và Tân Cương bị loại trừ.

Ba vòng khảo sát trực tuyến, vào cuối quý hai, ba và bốn của năm 2023, được thực hiện bởi Trung tâm Khảo sát và Nghiên cứu Tài chính Hộ gia đình Trung Quốc (CHFS) thuộc Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam ở Thành Đô, Trung Quốc.

Những người tham gia có độ tuổi từ 20 đến 60.

Tất cả các cuộc khảo sát đều sử dụng cùng một bộ câu hỏi.

Để đảm bảo các câu trả lời trong bốn năm có thể so sánh được với nhau, các nhà nghiên cứu đã loại trừ những người tham gia từ 18-19 và 61-70 tuổi và điều chỉnh lại trọng số của tất cả các câu trả lời để đại diện cho toàn quốc.

Tất cả các cuộc khảo sát đều có biên độ sai số.

Nghiên cứu đã được Chuyên san Trung Quốc (The China Journal) chấp nhận xuất bản và dự kiến sẽ được xuất bản vào năm 2025.

Các nhà nghiên cứu từ CDM đã thu thập dữ liệu về "các sự kiện bất đồng chính kiến" trên khắp Trung Quốc kể từ tháng 6/2022 từ nhiều nguồn phi chính phủ khác nhau, bao gồm các bản tin, các nền tảng mạng xã hội hoạt động ở Trung Quốc và các tổ chức xã hội dân sự.

Các sự kiện bất đồng chính kiến được định nghĩa là các sự kiện khi một hoặc nhiều người sử dụng các phương tiện công khai và phi chính thống để bày tỏ sự bất mãn.

Các sự kiện đều có tính hiện diện cao, đồng thời chịu sự tác động hoặc có nguy cơ đối diện với phản ứng từ chính quyền bằng cách đàn áp vật lý hoặc kiểm duyệt.

Những sự kiện này bao gồm các bài đăng nổi tiếng trên mạng xã hội, các cuộc biểu tình, treo biểu ngữ và đình công... Nhiều sự kiện rất khó để độc lập xác minh.

Nguồn : BBC, 02/10/2024

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Châu Á

Sẽ không còn nữa những suy nghĩ ảm đạm về nền kinh tế.

tapcanbinh0

Trong hệ thống chính trị của Trung Quốc, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc có vị thế tương đương với một bộ của chính phủ.

Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS - Chinese Academy of Social Sciences) không chỉ đơn thuần là nhóm tập hợp các chuyên gia về chính sách. Trong hệ thống chính trị của Trung Quốc, viện này có vị thế tương đương với một bộ của chính phủ. Viện có hàng ngàn thành viên, trong đó có những người cung cấp các báo cáo cho Bộ Chính trị. Trong số các "viện nghiên cứu mang đặc sắc Trung Quốc" mà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông muốn thúc đẩy hơn nữa, CASS đứng ở vị trí hàng đầu. Nhưng gần gũi với quyền lực không có nghĩa là các nhà nghiên cứu của Viện sẽ được bảo vệ. Các thuộc cấp của ông Tập đang gia tăng áp lực lên những ai dám có suy nghĩ khác biệt.

Một dấu hiệu gần đây cho thấy điều này là cuộc thanh trừng không rõ lý do đối với nhà kinh tế nổi bật trong lĩnh vực y tế tại CASS, ông Chu Hằng Bằng (Zhu Hengpeng). Cho đến đầu năm nay, ông Chu đã giữ chức vụ phó giám đốc Viện Kinh tế và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Công thuộc CASS. Hiện tại, các trang có đề cập đến tên ông Chu trên trang web của CASS không còn truy cập được. Tờ Wall Street Journal đưa tin rằng, ông Chu bị bắt giam hồi mùa xuân sau khi đăng bình luận trong một nhóm riêng trên WeChat, một nền tảng mạng xã hội, về nền kinh tế đang suy yếu của Trung Quốc. Các bình luận này có hàm ý chỉ trích ông Tập, tờ báo cho biết.

Một đợt cải tổ với phạm vi rộng hơn cũng đã diễn ra ở Viện Kinh tế. Vào tháng Tám, CASS công bố sự thay đổi toàn diện trong ban lãnh đạo của Viện Kinh tế (mà không đề cập gì đến ông Chu), với việc bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc và bí thư mới. Không có số nào trong số các diễn biến này được CASS, hay bất kỳ cơ quan nào khác, đưa ra lời giải thích. Tuy nhiên, chúng trùng hợp với những nỗ lực của các quan chức nhằm gây áp lực lên các học giả và nhà báo không được bày tỏ sự bi quan về triển vọng kinh tế của đất nước. "Công khai phê bình các chính sách chính của Đảng trên mạng là một vi phạm nghiêm trọng về kỷ luật chính trị", theo lời một quan chức của CASS phát biểu trwocs thành viên của Viện hồi tháng Sáu.

Tại CASS, những người giúp thực thi kỷ luật cho ông Tập đang mạnh tay đối với mọi lĩnh vực nghiên cứu. Kể từ năm 2018, những người này, cùng với đội ngũ giám sát riêng của CASS, đã tiến hành các cuộc kiểm tra hàng năm, cử người đến một số viện trong hàng chục viện của CASS ở trong nhiều tuần liền để đảm bảo rằng thành viên của Viện tuân thủ đường lối của Đảng. Năm nay, Viện Kinh tế nằm trong số những mục tiêu của đội giám sát. Nhân viên tại CASS có thời gian đến hết tháng Mười để gửi bất kỳ thông tin nào họ quan sát được về hành vi làm trái quy định của đồng nghiệp đến các đội kiểm tra. Trong số các loại hành vi cần chú ý có "người hai mặt" (những người thể hiện sự ủng hộ đối với Đảng nhưng lại âm thầm chỉ trích), và "hổ chặn đường" (những người cản trở ý nguyện của Đảng).

Cao Tường (Gao Xiang), người đã lên nắm quyền Viện trưởng và Bí thư Đảng ủy vào năm 2022, đang dẫn đầu nỗ lực này. Các trang web của CASS tràn ngập những lời tuyên bố hùng hồn của Cao. Cao kêu gọi "sự trung thành sắt đá" đối với ông Tập và Đảng. Ông nói rằng, học viện cần "theo dõi sát sao… những vấn đề quan trọng có thể cản trở khả năng phục vụ của Viện" đối với ông Tập và Đảng. Cao đưa ra danh sách "mười điều nghiêm", trong đó có quy định cấm các cuộc phỏng vấn với nhà báo nước ngoài khi chưa có sự cho phép. Điều nghiêm cấm đầu tiên trong danh sách là cấm công bố hoặc thậm chí cấm sử dụng bất kỳ tài liệu nào bị coi là "vi phạm kỷ luật của Đảng". Các thành viên của Viện cần phải có "nỗi lo sợ trong lòng, sự thận trọng trong lời nói và sự kiềm chế trong hành động", Cao nói. Đây là một câu mà ông Tập thường dùng. Câu này ám chỉ về việc các quy định liên quan đến kỷ luật trong Đảng cần phải có tác động như thế nào lên các Đảng viên.

Như Cao chắc hẳn vẫn nhớ, đã có một thời CASS mang diện mạo rất khác. Rất nhiều nhà nghiên cứu của CASS đã tham gia vào cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 1989, đến nỗi sau này chính quyền gọi nơi đây là "khu vực thảm hoạ nghiêm trọng". Bất chấp chiến dịch siết chặt kiểm soát năm đó, bao gồm cả việc thanh lọc nhân sự, một số học giả có tư tưởng cải cách vẫn giữ được công việc của mình. Một số người còn sẵn sàng tham gia trả lời phỏng vấn các phóng viên nước ngoài.

Nhưng dấu ấn của ông Tập giờ đây đã hiện diện trong khắp các nghiên cứu tại CASS. Năm ngoái, theo yêu cầu của ông Cao, Viện Kinh tế đã thành lập Văn phòng Nghiên cứu Tư tưởng Kinh tế Tập Cận Bình. CASS cho biết bộ phận mới này "nỗ lực đưa ra những kết quả nghiên cứu chất lượng cao dựa trên các lý luận nâng cao, chiều sâu học thuật và nghiên cứu thực chất". Và, có lẽ họ cũng nên ghi thêm rằng văn phòng được vận hạnh bởi một đội ngũ nghiên cứu luôn tuân thủ khuôn khổ tư tưởng được áp đặt.

The Economist

Nguyên tác : "Xi Jinping wants to stifle thinking at a top Chinese think-tank", The Economist, 26/09/2024

Tạ Kiều Trang biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 30/09/2024

Additional Info

  • Author The Economist, Tạ Kiều Trang
Published in Diễn đàn

Hình tượng ‘nhà cải cách Tập Cận Bình’ bị lật đổ ngay trong Hội nghị Trung ương 3

Cuộc nổi loạn mùa hè đã buộc Tân Hoa Xã phải xóa một bài bình luận viết lại lịch sử đảng.

tap1

Đặng Tiểu Bình và Tập Cận Bình. Một bài bình luận của Tân Hoa Xã vào tháng 7 dường như có mục đích làm rối tung vấn đề ai nên được ghi nhận về những cải cách giúp Trung Quốc xây dựng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. (Ảnh tổng hợp của Nikkei/Nguồn ảnh của Yusuke Hinata và Getty Images)

Mùa hè vừa qua, một sự kiện có thể được gọi là "cuộc nổi loạn chống lại nhà cải cách Tập Cận Bình" đã diễn ra sau những cánh cửa đóng kín, dẫn đến một bước lùi cho nhà lãnh đạo tối cao và các đồng minh của ông.

Diễn biến chính trị cực kỳ bất thường này đã diễn ra trong hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa 20. Hội nghị được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 7.

Vào thời điểm đó, sự chú ý của thế giới đang tập trung vào các chính sách kinh tế trung và dài hạn mà Tổng bí thư Tập và đội ngũ của ông sẽ công bố trong cuộc họp quan trọng.

Tuy nhiên, trọng tâm chính trị ở Trung Quốc lại nằm ở một điều hoàn toàn khác, đó là cách mà chính sách "cải cách và mở cửa" – chính sách đã đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – ra đời. Cụ thể hơn, trọng tâm là vai trò của Tập và người cha quá cố của ông, Tập Trọng Huân, người từng giữ chức phó thủ tướng, trong việc định hình chính sách được công nhận rộng rãi là của Đặng Tiểu Bình.

tap2

Tập Trọng Huân vào năm 1985. Một bài bình luận của Tân Hoa Xã, hiện đã bị xóa, khẳng định rằng cải cách là truyền thống của gia đình Tập. (Ảnh từ một cuộc triển lãm ở Tĩnh Cương Sơn, tỉnh Giang Tây)

Ngày 15/07, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã đã cho xuất bản một bài bình luận dài với tựa đề "Tập Cận Bình – nhà cải cách" trùng với thời điểm diễn ra lễ khai mạc hội nghị trung ương ba. Bài viết ca ngợi Tập là một nhà cải cách xuất chúng và dường như được thiết kế để củng cố quyền lực của ông tại cuộc họp quan trọng này.

Nhưng, ở đằng sau hậu trường, bài bình luận đã ngay lập tức vấp phải một loạt chỉ trích từ những thế lực chính trị không thân cận với Tập. Một số thành viên trong đảng gọi bài viết này là kỳ lạ và không đúng sự thật, trong khi những người khác nói rằng nó không phù hợp với lịch sử chính thức của đảng và đặt câu hỏi ai đã bật đèn xanh cho việc xuất bản bài viết.

Các nhà quan sát cho biết phản ứng dữ dội này giống như một cơn sóng thần bất ngờ. Nó được thúc đẩy bởi những lời chỉ trích đặc biệt gay gắt đến từ những đảng viên lão thành đã nghỉ hưu, cũng như "thế hệ đỏ thứ hai," tức con cái của các nhà lãnh đạo đảng thời cách mạng, và đã dần trở nên không thể kiểm soát được. Nhiều nhân vật khác trong đảng cũng lợi dụng làn sóng chỉ trích này như một cơ hội để trút bỏ nỗi thất vọng bị dồn nén của họ đối với tình hình kinh tế tệ hại của Trung Quốc.

Bài viết gây tranh cãi này tập trung vào lịch sử "cải cách" dưới thời Tập, nghĩa là nó dám xem nhẹ lịch sử và kết quả của "cải cách và mở cửa" thời Đặng. Một số đoạn trong bài viết còn dùng các thuật ngữ "cải cách" và "cải cách và mở cửa" để thay thế cho nhau, cố tình gây nhầm lẫn cho người đọc.

tap3

Đặng Tiểu Bình (giữa), 88 tuổi, trò chuyện với Tổng bí thư Giang Trạch Dân (trái), trong khi Chủ tịch quốc hội Vạn Lý và con gái của Đặng là Đặng Dung đứng bên cạnh tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh năm 1992. © Tân Hoa Xã/AP.

Những mô tả về thập niên 1970, bao gồm lời khẳng định rằng cải cách là "truyền thống gia đình" Tập, đã bị chỉ trích đặc biệt dữ dội.

Năm 1978, khi Đặng bắt đầu triển khai chính sách của mình, cha của Tập Cận Bình đã được cử đến miền nam Trung Quốc. Theo bài bình luận, Tập Trọng Huân đã trở thành lãnh đạo chính trị ở tỉnh Quảng Đông và thành lập các đặc khu kinh tế ở Thâm Quyến cùng nhiều nơi khác.

Bài báo cũng cho biết vào năm 1978, Tập Trọng Huân đã đưa Tập Cận Bình, lúc đó đang theo học tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, đến tỉnh An Huy ở miền đông Trung Quốc để tiến hành nghiên cứu thực địa về hệ thống khoán sản xuất theo hộ gia đình. Tập Cận Bình đã ghi chép rất nhiều trong thời gian ở An Huy và đã giữ cuốn sổ tay đó suốt hơn 40 năm qua, bài báo nói thêm.

Hệ thống khoán sản xuất theo hộ gia đình, còn được gọi là hệ thống trách nhiệm hợp đồng, được giới thiệu như một biện pháp cải cách nông nghiệp nhằm khuyến khích nông dân. Nó cho phép các hộ nông dân đã đạt hạn ngạch sản xuất được tự do bán bất kỳ khoản thặng dư nào.

Bài bình luận của Tân Hoa Xã để lại ấn tượng rằng cha con Tập, chứ không phải Đặng Tiểu Bình, mới là những người đã lãnh đạo phong trào cải cách của Trung Quốc nhờ công lao của Tập Trọng Huân ở miền nam và ghi chép của Tập Cận Bình ở An Huy.

Về vai trò của Tập Cận Bình ở An Huy, thực ra Vạn Lý mới là người đã thúc đẩy hệ thống khoán sản xuất theo hộ gia đình ở tỉnh này. Là người ủng hộ trung thành của chính sách cải cách và mở cửa của Đặng, Vạn sau này đã giữ chức phó thủ tướng và tiếp đến là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc.

tap4

Vạn Lý (phải) và Phó Thủ tướng Diêu Y Lâm ngồi cùng nhau, bên cạnh các đại biểu khác tại đại hội đảng lần thứ 14. Vạn chính là người thúc đẩy hệ thống khoán hộ gia đình ở tỉnh An Huy. © Getty Images

Hơn nữa, chính sách kinh tế hiện tại của Tập cũng có sự khác biệt đáng kể so với chính sách cải cách và mở cửa của Đặng.

Những đảng viên lão thành chỉ trích bài bình luận của Tân Hoa Xã có lẽ đã cảm thấy rằng Tập đang nhận công lao cho thành tựu to lớn của Đặng.

Bài viết mô tả Tập Cận Bình là một "nhà cải cách" xuất chúng cũng trở thành mục tiêu của những lời chỉ trích ngầm. Trong khi Đặng Tiểu Bình được mệnh danh là "kiến trúc sư chung của cải cách và mở cửa," bài bình luận nhấn mạnh rằng Tập Cận Bình, chứ không phải Đặng Tiểu Bình, hiện là người có thẩm quyền cao nhất về cải cách trong lịch sử đảng.

Khi phản ứng dữ dội nổi lên, Tập Cận Bình có lẽ đã nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình hình. Ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ra lệnh cho các bộ phận liên quan xóa toàn bộ bài bình luận. Nó đã không được đăng trên bản báo giấy của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng, và cũng bị xóa hoàn toàn khỏi mạng internet của Trung Quốc trước ngày cuối cùng của hội nghị trung ương ba.

Và đó chính là cách mà "nhà cải cách Tập Cận Bình" bị lật đổ.

Không khó để hình dung bầu không khí tại hội nghị trung ương ba sau sự sụp đổ của "nhà cải cách Tập Cận Bình." Bầu không khí chính trị khắc nghiệt mà bài bình luận gây ra có thể khiến cho bất kỳ quyết định có ý nghĩa hay thay đổi nhân sự nào cũng trở nên khó khăn.

Tân Hoa Xã nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Quốc vụ viện, tức chính phủ trung ương Trung Quốc, và chịu sự giám sát của Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng. Ngoài ra, những bài viết có tầm quan trọng như bài bình luận này sẽ không được phép xuất bản nếu không có sự chấp thuận của Văn phòng Trung ương Đảng, đơn vị quản lý công tác hành chính tại khu vực Trung Nam Hải của Bắc Kinh, nơi đặt văn phòng làm việc của Tập và các nhà lãnh đạo khác.

Dù sao đi nữa, việc bài bình luận bị xóa đột ngột là điều rất bất thường. Và người phải chịu trách nhiệm cho thảm họa này là các trợ lý thân cận của Tập.

Những trợ lý này đã phán đoán sai, một phần vì họ không cẩn trọng cân nhắc ý nghĩa của năm nay trong lịch sử đảng: Năm nay là kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Đặng Tiểu Bình.

tap5

Một hội trường tưởng niệm gần nơi ở cũ của Đặng Tiểu Bình ở Quảng An, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, vào ngày 14/08. Chính sách kinh tế hiện tại của Tập có sự khác biệt đáng kể so với cải cách và mở cửa của Đặng. © Kyodo

Năm nay, sinh nhật của Đặng, ngày 22/08, đã diễn ra vào thời điểm nhạy cảm về mặt chính trị, ngay sau mật nghị Bắc Đới Hà thường niên được tổ chức tại khu nghỉ mát ven biển cùng tên ở tỉnh Hà Bắc, nơi các nhà lãnh đạo đương nhiệm và lão thành của đảng có những cuộc thảo luận không chính thức về các vấn đề quan trọng.

Mười năm trước, ngay sau cuộc họp căng thẳng ở Bắc Đới Hà năm đó, Tập Cận Bình đã chủ trì một sự kiện kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đặng Tiểu Bình. Quay trở lại năm 2014, các đảng viên lão thành đã tập trung ở Bắc Đới Hà để thảo luận về chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt của Tập.

Sự bất mãn của nhóm đảng viên lão thành là rất lớn, ngay cả cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân cũng cảm thấy vậy, khi chứng kiến cấp dưới cũ và các sĩ quan quân đội thân cận bị nhóm chống tham nhũng của Tập nhắm tới.

Nhưng Tập chỉ đơn giản phớt lờ sự bất mãn của họ trong lúc tiếp tục củng cố quyền lực cá nhân dưới ngọn cờ chống tham nhũng. Cuối cùng, các đảng viên lão thành không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cam kết trung thành với Tập.

Vậy tâm trạng tại mật nghị Bắc Đới Hà năm nay ra sao ? Dù tháng 8 đã sắp kết thúc nhưng nội dung các cuộc thảo luận vẫn được giữ bí mật. Người ta thậm chí còn không biết liệu Tập có đến khu nghỉ mát ven biển để tham gia mật nghị hay không. Thông tin đang được giữ kín hơn bao giờ hết.

Vì Tập đã đột ngột biến mất khỏi tầm mắt công chúng, nhiều đồn đoán khác nhau liên quan đến ông đã lan truyền từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thay cho những thông tin về nội dung của mật nghị Bắc Đới Hà.

Giữa cảnh hỗn loạn, một điều chắc chắn đã xuất hiện, và nó bắt nguồn từ một sự biến mất khác, sự biến mất của bài bình luận của Tân Hoa Xã. Trong chừng mực nào đó, chính trị Trung Quốc đang bắt đầu thay đổi và mọi chuyện vẫn chưa ngã ngũ. Không thể biết được liệu sự kiện lần này có dẫn đến một cuộc chiến hậu trường khác trong những tháng tới hay không.

Katsuji Nakazawa

Nguyên tác : "Elders stay faithful to Deng over ‘reformer Xi Jinping’", Nikkei Asia, 29/08/2024

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 03/09/2024

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Additional Info

  • Author Katsuji Nakazawa, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Trong tun ti, Đảng cộng sản Trung Quc s hp Trung ương ln th ba trong nhim k này đ quyết đnh đường li trong năm, mười năm sp đến. Kinh tế s là đ tài quan trng nht, vì tâm trng bi quan ca dân đang làm kinh tế trì tr. Tp Cn Bình cn khích đng tâm lý, đ dân Trung Hoa tiêu th nhiu hơn thay vì lo tiết kim. Mt cách khôi phc nim tin là chng t Đảng cộng sản vn quyết tâm chng tham nhũng.

tcb1

Ch tch Trung Quc, Tp Cn ình, ti Đi snh đường Nhân dân Bc Kinh, tháng 10/2022.

Ngày 27/6/2024, B Chính tr loan tin khai tr ra khi đng hai cu b trưởng quc phòng, Lý Thượng Phúc (Li Shangfu, 李尚福) và Ngy Phượng Hòa (Wei Fenghe, 凤和). Đng đã cho phép h thng tư pháp m các cuc điu tra và truy t. Quân đi Trung Quc không do nhà nước ch huy mà trc tiếp đt dưới quyn ca đng. C hai ông b trưởng đu b buc ti "nhn tin hi l và vi phm lut l". H b tước b đa v đi biu Quc hi, do đó cũng mt quyn min t.

Các v bt b trên cho thy kế hoch trn an dân chúng ca Tp Cn Bình vn còn bn rn ! Tp Cn Bình đã ln tiếng hô hào chng tham nhũng t khi lên ngôi, 12 năm trước. C hai v b trưởng đu tng được Tp Cn Bình phong nhm ; Ngy Phượng Hòa năm 2018, Lý Thượng Phúc, năm 2023. Nhưng Tp có v không biết gì v các hành vi ti bi sut nhiu năm ca các v thượng tướng do chính ông gn sao ri đưa lên ghế b trưởng. Điu đó chng t các ban thanh tra, k lut ca đng không biết hoc biết mà không nói ? Hay nó cho thy Tp Cn Bình không th tr hết được nn tham nhũng, vn nm trong bn cht ca mt chế đ đc tài toàn tr. Vì gung máy đc tài phi đ ra và nuôi dưỡng tham nhũng !

Năm 2012, mười ngày sau khi lên chc ch tch Đng và đng đu Quân ủy Hi, Tp Cn Bình đã đích thân ch ta l phong nhm, gn lon cho viên thượng tướng đu tiên, là Ngy Phượng Hòa. Ngy Phượng Hòa chiếm được đa v ưu ái có l vì ông ta là người được c ra đng đu Lc lượng Ha tin ngay khi thành lp. Đó cũng là b phn kim soát kho vũ khí hch tâm ca Trung Quốc. Trong Đi hi 18 năm 2012, cùng lúc Tp Cn Bình lên làm ch tch, Ngy đc c y viên Trung ương Đng. Năm 2018, được bu làm ch tch ln na, Tp đã đưa Ngy lên làm nhân vt th 12 ngi ghế b trưởng quc phòng.

Nhưng các hm cha ha tin và bom nguyên t cũng cha đng mt tham nhũng ln. T gia năm 2023, ít nht 70 sĩ quan ch huy đã ln lượt "biến mt" mà không nêu lý do. Hai người kế nhim Ngy Phượng Hòa, c viên ch huy trưởng và y viên chính tr ca Lc lượng đu b cách chc, thay thế bng các sĩ quan t các ngành khác đưa ti. Người ch huy Phòng Ba ca Lc lượng Ha tin đã "t i" treo c chết khi các cuc thanh trng bt đu.

Trong cáo trng kết ti Ngy Phượng Hòa ngày 27/6, báoSouth China Morning Post thy mt chi tiết đc bit, là hai ch "tht tiết" (shi jie). Bn lên án Lý Thượng Phúc không dùng đến ch này. T đi nhà Tng (thế k 10 đến 13) hai ch "tht tiết" thường nói v các ph n quan h tình dc vi người không phi chng mình, dù b cưỡng ép. Trong lch s Đảng cộng sản Trung Quc ch có hai người đa v cao đã b coi là "tht tiết". Mt là Hướng Trung Phát (Xiang Zhongfa, 向忠), tng làm tng bí thư, năm 1931 đã đu hàng Quc Dân Đng ; người th hai là C Thun Chương (Gù Shùnzhāng, 顾顺章) tng đng đu b phn gián đip ca Trung Quốc, b quân Quc Dân Đng bt, đã khai hết các bí mt v hot đng Thượng Hi, suýt bt được Chu Ân Lai. Nói Ngy Phượng Hòa "tht tiết" có th hiu là ông ta có l đã quan h vi mt thế lc ngoi quc, ch không phi ch tham nhũng mà thôi. Ngy Phượng Hòa đã "tht tiết" như thế nào, Đảng cộng sản Trung Quc s gi bí mt rt lâu.

Tháng 3/2023, Ngy Phượng Hòa t chc b trưởng. Lý Thượng Phúc lên thay, vn là mt k sư v không gian, được Tp phong chc đi tướng năm 2019. Trong 10 năm ch huy trung tâm không gian, Lý đã phóng nhiu ha tin, trong đó có Hng Nga s 2, đưa khí c lên thám him mt trăng vào cui năm 2010.

Lý Thượng Phúc được đưa vào Trung ương năm 2017, năm 2022 gia nhp Quân ủy, đng hàng th hai sau Tp Cn Bình. Theo tp chí The Diplomat đưa Lý lên thay Ngy Phượng Hòa vì Tp Cn Bình mun canh tân b máy quân s trong cuc chy đua vũ khí vi nước M.

Làm b trưởng mi được năm tháng, Lý Thượng Phúc bng dưng biến mt ! Đi s M Tokyo, Rahm Emanuel, lúc đó viết trên Twitter, ví nim bí mt này như trong kch Hamlet ca Shakespeare : "Th nht, sut ba tun không ai biết ông b trưởng quc phòng Lý Thượng Phúc đâu ! Th hai, Ông b không đi Vit Nam như đã được ghi trong kế hoch. Bây gi, li không thy ông tiếp v ch huy Hi quân Singapore theo chương trình trong lch". Lý biến mt cùng thi gian b trưởng ngoi giao Trung Quốc Tn Cương cũng"mt tích", vng mt hàng tháng tri, ni lý do "sc khe" mà không biết tr bnh đâu. Phát ngôn viên B Ngoi giao Bc Kinh tr li thc mc ca phóng viên Reuters, nói rng cô không biết tin tc nào c. Hai tháng sau bn tin Lý Thượng Phúc b ct chc mi được công b. Lý chiếm k lc là v b trưởng quc phòng ngi ghế trong thi gian ngn nht.

Công b vic khai tr hai cu b trưởng quc phòng trong cùng mt ngày là chuyn xy ra ln đu tiên trong lch s Trung Quốc ; chng t Tp Cn Bình mun dân Trung Hoa biết mình vn tích cc chng tham nhũng. Trong nhng năm đu, Kế hoch h" nhm vào các đi th chính tr đang mun giành đa v trong đng : Chu Vĩnh Khang và Bc Hy Lai. Khi loi tr mt thượng tướng, T Tài Hu, Tp bt đu hi thăm đến quân đi. Quách Bá Hùng (Guo Boxiong, 郭伯雄) b trc xut khi đng năm 2015 vì ti tham nhũng ; năm sau b kết án tù chung thân, sau khi ngi trong Quân ủy Trung ương sut 10 năm, lên ti phó ch tch, đng thi cũng là thành viên B Chính tr.

Đảng cộng sản Trung Quc là khu rng nuôi nhiu h, sau 12 năm Tp Cn Bình vn chưa " hết được. Đu tháng 6, ông mi nhc nh các đng viên "có nhng vn đ thâm căn c đế" trong quân đi mà ông phi đi tr, trên nhiu mt: ý thc h, chính tr, phong cách làm vic, k lut, chưa sa đi được, trong c hàng ngũ cao cp nht.

Nhà bình lun Gordon G. Chang, trên nht báSouth China Morning Post ngày 8/7/2024, nhn xét rng mt mi quan tâm ln ca Tp Cn Bình là không biết mình có nm vng lc lượng vũ khí nguyên t ca Trung Quc hay không.

Tháng 3 năm nay, tướng Hà V Đông (He Weidong, 卫东), phó ch tch Quân y Trung ương, đã đt câu hi v "kh năng chiến đu ch có b ngoài" ca quân đi Trung Quc. BáoSouth China Morning Post đoán rng ông mun nói ti nn tham nhũng trong h thng cung cp các chiến c, vũ khí, tiếp liu ca quân đi. Nhn xét trên đưa lên mng vài ngày thì b ct b. Nhưng sau đó, các v thanh trng trong Lc lượng Ha tin (vi bom hch tâm) cho thy Hà V Đông đang lo v mt vn đ nghiêm trng có tht.

Mun tn công Đài Loan, Trung Quốc cn s dng ha tin, có th dùng bom nguyên t đ đe da không cho các nước khác can thip. Nếu c Lc lượng Ha tin thi nát t trên xung dưới, thì chiến thut đe da này trng rng. Tháng Giêng va qua, bn tin Bloomberg News dn li tình báo M tiết l rng nhiu ha tin ca Trung Quốc không cha xăng, ch đ đy nước. Chuyn này ch người bên trong mi biết, mt hãng tin nghe được thì Tp Cn Bình chc đã biết hết ri. Tp Cn Bình hiu rng nếu chính quyn Đài Bc không t ra lo lng trước nhng li đe da tn công, thì cũng vì h biết rõ thc lc ca các ha tin ca Trung Quốc. Mun đe da khiến Đài Loan s tht, Tp Cn Bình còn phi " thêm nhiu con h na !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 14/07/2024

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Cha của Tập Cận Bình đã dạy ông điều gì về cách đối phó với Moscow ?

baihoc1

Đồ họa Foreign Affairs

Vào ngày 04/02/2022, ngay trước khi xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới Bắc Kinh, nơi ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ký một văn bản ca ngợi quan hệ đối tác "không giới hạn" giữa hai nước. Đã hơn hai năm kể từ ngày đó, và Trung Quốc vẫn từ chối lên án cuộc xâm lược, đồng thời giúp Nga có được nhiều loại trang thiết bị, từ máy công cụ, động cơ, cho đến máy bay không người lái, vốn là những thứ rất quan trọng cho nỗ lực chiến tranh. Quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ giữa Tập và Putin đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng ở các thủ đô phương Tây. Liệu liên minh gắn kết Moscow và Bắc Kinh thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh có đang quay trở lại ? Người Nga và người Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ những lập luận này, nhưng họ cũng khẳng định rằng quan hệ đối tác hiện tại của họ bền vững hơn so với những ngày họ cùng nhau lãnh đạo thế giới cộng sản.

Tập biết rõ điều ấy. Cha của ông, Tập Trọng Huân, là một quan chức cấp cao của Đảng cộng sản Trung Quốc, người có sự nghiệp là mô hình thu nhỏ của quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow trong thế kỷ 20, từ những ngày đầu cách mạng trong những năm 1920 và 1930, cho đến sự trợ giúp liên tục trong những năm 1940 và việc sao chép toàn bộ mô hình Xô-viết trong những năm 1950, sau đó là từ sự chia rẽ công khai trong giai đoạn 1960 và 1970 cho đến việc xích lại gần nhau vào cuối những năm 1980. Quan hệ giữa Tập Trọng Huân với Moscow là minh chứng cho mối nguy từ sự thân mật và sự thù địch, rằng chính việc trở nên thân thiết hơn đã tạo ra những căng thẳng không thể kiểm soát được, từ đó châm ngòi cho một mối thù truyền kiếp. Hiểu được lịch sử đó, Tập Cận Bình tin rằng quan hệ hiện tại giữa Moscow và Bắc Kinh thực sự bền chặt hơn so với những năm 1950, và rằng ông có thể tránh được những căng thẳng từng dẫn đến sự chia rẽ trước đó.

Trong Chiến tranh Lạnh, ý thức hệ cộng sản cuối cùng đã đẩy hai nước ra xa nhau, nhưng giờ đây, họ lại được thống nhất bởi một loạt các thái độ bảo thủ, chống phương Tây, và nhà nước tập quyền. Trước đây, quan hệ không tốt giữa các cá nhân lãnh đạo đã làm tổn hại đến quan hệ giữa hai nước, nhưng ngày nay, Tập và Putin đã biến quan hệ cá nhân của họ trở thành một đặc điểm của quan hệ đối tác chiến lược Trung-Nga. Ngoài ra, các yêu cầu cấp thiết của liên minh Chiến tranh Lạnh, vốn đòi hỏi mỗi bên phải hy sinh lợi ích riêng của mình cho bên kia, tự chúng đã chứa đựng mầm mống sụp đổ, nhưng trục quan hệ thuận tiện hiện tại lại cho phép hai bên linh hoạt hơn. Trung Quốc và Nga sẽ không bao giờ kề vai sát cánh như cách họ đã làm trong những năm đầu sau Cách mạng Trung Quốc, nhưng họ cũng sẽ không sớm rời xa nhau.

Quan hệ nguy hiểm

Tập Cận Bình sinh năm 1953, đúng vào thời kỳ Trung Quốc đang sốt sắng sao chép Liên Xô. Khẩu hiệu phổ biến nhất ở Trung Quốc năm đó là "Liên Xô hôm nay là Trung Quốc ngày mai". Khi đó, Tập Trọng Huân vừa mới chuyển đến Bắc Kinh từ miền tây bắc Trung Quốc, nơi ông đã dành phần lớn trong 40 năm đầu đời để chiến đấu trong một cuộc cách mạng được lấy cảm hứng từ Cách mạng Bolshevik năm 1917. Giống như rất nhiều người thuộc thế hệ của mình, Tập Trọng Huân đã cống hiến hết mình cho chính nghĩa bất chấp những thất bại và hy sinh cá nhân – một tấm lòng tận tụy đã giúp ông vượt qua sự đàn áp và bỏ tù đối với các thành viên Đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 1935, vì dám bất tuân hệ thống chính thống của cộng sản.

Chiến thắng của Bolshevik đã ảnh hưởng đến những nhân vật cấp tiến thời kỳ đầu ở Trung Quốc, và Moscow cũng đã hướng dẫn và tài trợ cho Đảng cộng sản Trung Quốc trong những năm đầu thành lập. Nhưng sự độc lập ngày càng tăng của cộng sản Trung Quốc đi đôi với sự trỗi dậy của Mao Trạch Đông – và theo đó gắn số phận của Tập Trọng Huân với Mao. Trong câu chuyện của Mao, những người cấp tiến do Liên Xô đào tạo gần như đã chôn vùi thành quả của cách mạng ở Trung Quốc, vì họ không hiểu được những điều kiện đặc biệt của đất nước. Mao tuyên bố, những kẻ giáo điều này đã đàn áp Tập Trọng Huân vào năm 1935 giống như họ đã ngược đãi chính Mao vào đầu thập kỷ đó, khi Mao bị các nhà lãnh đạo liên kết với Liên Xô trong Đảng cộng sản Trung Quốc đẩy ra ngoài lề.

Tuy nhiên, Mao không ủng hộ việc cắt đứt với Moscow. Tập Trọng Huân gặp rất ít người nước ngoài trong giai đoạn đầu đời, nhưng điều đó đã thay đổi vào cuối những năm 1940, khi phe cộng sản bắt đầu càn quét khắp Trung Quốc trong cuộc nội chiến. Tập Trọng Huân bắt đầu xây dựng quan hệ bền vững với Liên Xô với tư cách người đứng đầu Cục Tây Bắc, một tổ chức của đảng chuyên giám sát khu vực Tân Cương. Liên Xô đã giúp Đảng cộng sản Trung Quốc triển khai sức mạnh quân sự ở khu vực này, và vào tháng 12/1949, sau khi phe cộng sản giành chiến thắng trong nội chiến và củng cố quyền kiểm soát đối với Trung Quốc đại lục, Tập Trọng Huân đã đề xuất thành công với các lãnh đạo đảng rằng Tân Cương và Liên Xô nên hợp tác để cùng phát triển các nguồn lực. Một năm sau, ông trở thành người đứng đầu Hiệp hội Hữu nghị Trung-Xô Tây Bắc.

Ngay vào thời điểm Tập Cận Bình ra đời, Đảng cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cuộc đại thanh trừng đầu tiên – một vụ việc có liên quan chặt chẽ tới cả Liên Xô lẫn gia đình Tập. Cao Cương, một quan chức cấp cao được cho là người kế nhiệm tiềm năng của Mao, đã đi quá xa khi chỉ trích các nhà lãnh đạo khác trong những cuộc trò chuyện riêng. Mao quyết định quay lưng với người được ông bảo hộ, và cuối cùng Cao đã tự sát. Đáng chú ý, Cao có liên hệ mật thiết với Moscow, và dù đó không phải là lý do khiến ông bị thanh trừng, nhưng Mao vẫn lo lắng về những mối liên hệ như vậy và kết luận rằng chúng chính là sự phản bội. Chính việc có quan hệ chặt chẽ với ngoại bang, dù là đồng minh, đã khiến Tập Trọng Huân, người từng phục vụ cùng Cao ở Cục Tây Bắc, bị đàn áp vào năm 1935. Tập gần như bị thất sủng cùng lúc với Cao.

Dù bị tổn hại sự nghiệp sau vụ Cao Cương, nhưng sau đó Tập Trọng Huân vẫn được giao nhiệm vụ quản lý hàng chục nghìn chuyên gia Liên Xô được cử đến giúp Trung Quốc tái thiết sau nhiều năm chiến tranh. Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Tập Trọng Huân kể lại trong một bài phát biểu năm 1956, những vị chuyên gia này đã gặp khó khăn trong việc thích nghi với Trung Quốc, và một vài người trong số họ đã "chết, bị đầu độc, bị thương, bị mắc bệnh, và bị cướp" – thậm chí tự sát cũng là một vấn đề. Cùng năm đó, khi Mao quyết định rằng cơ cấu chính trị của Trung Quốc đã trở nên quá "Xô viết" và tập trung quá nhiều quyền lực vào Bắc Kinh, Tập Trọng Huân cũng được ban lãnh đạo giao trọng trách soạn thảo kế hoạch tái cơ cấu chính phủ.

Chia cắt

Tháng 8 và tháng 9 năm 1959, Tập Trọng Huân, khi đó là một phó thủ tướng đầy quyền lực, đã dẫn đầu một phái đoàn đến Liên Xô. Nhưng thời điểm lại không thích hợp. Trước đó, vào tháng 6, Liên Xô đã từ bỏ lời hứa hỗ trợ chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Đáng lẽ Tập Trọng Huân đã đến thăm Liên Xô từ đầu mùa hè năm đó, nhưng kế hoạch của ông đã bị phá vỡ bởi hội nghị trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc ở Lư Sơn – nơi Bộ trưởng Quốc phòng Bành Đức Hoài bị thanh trừng. Bành đã viết một lá thư chỉ trích Đại Nhảy vọt gửi cho Mao, và Mao không chỉ coi hành động của Bành là một sự xúc phạm cá nhân mà còn nghi ngờ, một cách không chính xác, rằng lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã xúi giục Bành thực hiện điều đó. Bành Đức Hoài và Tập Trọng Huân cùng có quãng thời gian rèn giũa sự nghiệp trên chiến trường Tây Bắc Trung Quốc. Và vì vậy, cuộc đại thanh trừng thứ hai của Đảng cộng sản Trung Quốc, cũng giống như cuộc đại thanh trừng đầu tiên, vừa gần với gia đình Tập, vừa gắn liền với sự nghi ngờ của Mao về ý định của Liên Xô. Và một lần nữa, Tập Trọng Huân đã thoát chết trong gang tấc.

Căng thẳng Trung-Xô đã dần gia tăng ở hậu trường kể từ năm 1956, nhưng nó đã bùng phát công khai trong chuyến đi của Tập Trọng Huân. Ngày 25/08, cùng ngày Đại sứ quán Liên Xô tại Bắc Kinh mời Tập Trọng Huân đến thăm, binh lính Trung Quốc đã giết chết một binh sĩ Ấn Độ và làm bị thương một người khác ở biên giới Trung-Ấn. Dù phía Trung Quốc kết luận rằng những cái chết này là do tai nạn, nhưng Liên Xô vẫn vô cùng tức giận vì họ tin rằng bạo lực sẽ đẩy Ấn Độ rời xa khối cộng sản và hủy hoại nỗ lực của Khrushchev nhằm đạt được sự hòa hoãn với phương Tây trong chuyến đi sắp tới tới Washington.

Đặt chân đến Moscow chỉ hai ngày sau vụ bạo lực ở biên giới, Tập Trọng Huân đã cố gắng hết sức để củng cố liên minh. Trong một cuộc gặp riêng với một phó thủ tướng Liên Xô, ông đã tìm cách ủng hộ Đại Nhảy vọt của Mao, khi đó đã diễn ra được một năm. Ông cũng đến thăm Triển lãm Thành tựu Kinh tế Quốc gia, nơi trưng bày những thành tựu công nghệ của Liên Xô, và đặt vòng hoa tại lăng mộ của hai nhà lãnh đạo đầu tiên của nước này, Vladimir Lenin và Joseph Stalin. Sau khi dành vài ngày ở Ukraine và Tiệp Khắc, Tập Trọng Huân trở lại Moscow, nơi phái đoàn của ông đi tham quan văn phòng và căn hộ cũ của Lenin trong Đại Cung điện Kremlin. Chắc hẳn ông đã kể với con trai mình về khoảnh khắc đó: vào năm 2010, khi Tập Cận Bình đến thăm Moscow với tư cách là phó chủ tịch nước, ông đã yêu cầu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đưa ông đến căn phòng mà cha ông từng tới thăm. Theo lời một chuyên gia Nga, Tập đã nán lại ở đó và nói với Medvedev rằng đây là cái nôi của Chủ nghĩa Bolshevik. Tập Cận Bình cũng tuyên bố rằng cha của ông đã nói rằng Nga và Trung Quốc luôn nên là bạn bè.

baihoc2

Putin và Tập tham dự lễ đón tiếp chính thức tại Bắc Kinh, tháng 5/2024. © Sergei Bobylev / Reuters

Tuy nhiên, vào năm 1959, Tập Trọng Huân đã bị mắc kẹt trong khủng hoảng quan hệ Trung-Xô. Ngày 09/09, tại Bắc Kinh, các nhà ngoại giao Liên Xô đã thông báo cho Trung Quốc về kế hoạch đăng một tuyên bố trên TASS, hãng thông tấn nhà nước Liên Xô, trong đó giữ quan điểm trung lập về cuộc giao tranh biên giới Trung-Ấn. Phía Trung Quốc rất tức giận và yêu cầu Liên Xô thay đổi hoặc trì hoãn bản tin này. Liên Xô không những từ chối yêu cầu, mà còn cho đăng tin trong buổi tối hôm đó. Tập Trọng Huân rời Bắc Kinh ngay ngày hôm sau – dù lẽ ra ông sẽ tiếp tục dẫn đầu phái đoàn cho đến ngày 18/09. Khi Mao và Khrushchev gặp nhau một tháng sau đó, Mao đã phàn nàn về vụ việc và nói rằng "Thông báo của TASS chỉ khiến tất cả bọn đế quốc vui mừng".

Tranh cãi này chỉ là vết nứt công khai đầu tiên trong liên minh. Mùa hè năm 1960, Khrushchev ra lệnh triệu hồi tất cả các chuyên gia Liên Xô ở Trung Quốc, và Tập Trọng Huân được giao trách nhiệm quản lý việc rời đi của họ. Bài học mà con trai ông rút ra từ sự việc này là Trung Quốc cần phải dựa vào chính mình. Tại một cuộc họp tháng 11/2022 ở Bali, một cựu quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ kể lại Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng các hạn chế về công nghệ của Mỹ sẽ thất bại, đồng thời chỉ ra việc Liên Xô ngừng hợp tác công nghệ đã không thể ngăn cản Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình.

Nóng và lạnh

Đến năm 1962, vận may của Tập Trọng Huân đã không còn nữa, ông bị lật đổ trong cuộc đại thanh trừng lần thứ ba của Đảng cộng sản Trung Quốc. Cũng giống như Cao Cương và Bành Đức Hoài, ông bị buộc tội làm gián điệp cho Liên Xô, dù đó không phải là lý do chính khiến ông bị trừng phạt. Mao đã quyết định rằng Trung Quốc, giống như Liên Xô, đang mất đi sự tập trung vào đấu tranh giai cấp, và Tập Trọng Huân chỉ đơn giản đã bị cuốn vào phản ứng hủy diệt mà Mao khởi đầu. Năm 1965, trong lúc Mao lập ra kế hoạch tái tổ chức xã hội Trung Quốc để chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể xảy ra với Liên Xô hoặc Mỹ, Tập Trọng Huân đã bị "đày" từ Bắc Kinh đến một nhà máy sản xuất máy móc khai thác mỏ cách đó hàng trăm dặm ở thành phố Lạc Dương. Trớ trêu thay, nhà máy đó đã được hoàn thành với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, và thậm chí còn được một tờ báo địa phương mô tả là "kết tinh" của "tình hữu nghị Trung-Xô huy hoàng".

Sau cùng, Tập Trọng Huân đã trải qua 16 năm bị lưu đày chính trị và chỉ được phục chức vào năm 1978, hai năm sau khi Mao qua đời. Trong cương vị Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, ông cảnh báo người Mỹ rằng họ cần mạnh mẽ hơn để chống lại sự hung hăng của Liên Xô. Trong chuyến đi đến Mỹ năm 1980, ông đã gây ấn tượng với những người đồng cấp Mỹ bằng quan điểm chống Liên Xô và thậm chí còn thực hiện một chuyến đi tới trụ sở của Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD), ở Colorado, nơi ông đã ghi chép rất nhiều. Với tư cách là thành viên Bộ Chính trị chịu trách nhiệm quản lý quan hệ với các đảng nước ngoài có bản chất cách mạng, cánh tả, hoặc cộng sản, Tập Trọng Huân đã giúp định hướng cuộc cạnh tranh ảnh hưởng của Bắc Kinh với Moscow trên toàn thế giới. Ông cũng quản lý vấn đề Tây Tạng, và trong nửa đầu thập niên 1980, ông lo ngại về ảnh hưởng của Liên Xô đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng đến năm 1986, khi quan hệ hai bên tan băng, ông lại ca ngợi những cải cách của lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và bày tỏ hy vọng cải thiện quan hệ.

Tập Cận Bình đã làm gì với lịch sử này? Năm 2013, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi trở thành lãnh đạo tối cao của đất nước, ông đã tới Nga, nơi ông trò chuyện nồng nhiệt với một nhóm các nhà Hán học về chuyến thăm năm 1959 của cha mình. Ông nói những bức ảnh từ chuyến đi đó đã bị phá hủy trong Cách mạng Văn hóa, nhưng mẹ ông vẫn giữ những món quà mà cha ông mang về. Tập còn nói thêm, dù nhiều nhà quan sát tin rằng thế hệ của ông hướng về phương Tây, ông lại lớn lên với việc đọc từ hai nền văn học Trung Quốc và Nga. Sau khi bị đưa về vùng nông thôn với tư cách là một "thanh niên trí thức" trong Cách mạng Văn hóa, Tập đã dành cả ngày để đọc tiểu thuyết cách mạng Nga, và cuốn sách yêu thích của ông là Phải làm gì? của Nikolay Chernyshevsky. Tập tuyên bố mình rất thích nhân vật Rakhmetov, một kẻ cuồng tín cách mạng, người đã ngủ trên đinh để rèn giũa ý chí của mình. Sau khi được truyền cảm hứng, Tập kể lại việc mình đã đi lang thang trong mưa gió và bão tuyết suốt thời gian ở nông thôn.

Nhưng trong cuộc nói chuyện năm 2013 với các nhà Hán học Nga, Tập đã không đề cập đến tình trạng ảm đạm của quan hệ Trung-Xô vào thời điểm ông đọc cuốn sách bằng tiếng Nga kia. Năm 1969, năm ông được đưa về nông thôn, giữa Trung Quốc và Liên Xô đang xảy ra một cuộc chiến tranh biên giới không được tuyên bố, thậm chí còn có lo ngại về một cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô. Ông cũng không kể cho họ nghe về công việc đầu tiên của mình sau khi tốt nghiệp đại học, làm thư ký cho Cảnh Tiêu, Thư ký Trưởng Quân ủy Trung ương. Cảnh là người thận trọng với Moscow. Năm 1980, tại một cuộc họp ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Harold Brown nói với Cảnh rằng khi nhắc đến quan điểm của hai bên về Liên Xô, "tôi thấy có vẻ như các nhân viên của chúng ta đã cùng nhau viết các đề cương trao đổi".

Bất đồng ý thức hệ

Xét đến tình trạng quan hệ giữa Nga, Trung Quốc, và Mỹ ngày nay, thật khó để tưởng tượng rằng Tập Cận Bình đã dành thời niên thiếu của mình để đào hầm tránh bom, chuẩn bị cho một cuộc tấn công có thể xảy ra của Liên Xô – hoặc rằng cha ông đã từng được mời đến NORAD. Tính linh hoạt của tam giác Washington-Bắc Kinh-Moscow trong 75 năm qua đã khiến một số người hy vọng rằng, bằng cách nào đó, Tập có thể bị thuyết phục để hạn chế sự ủng hộ của ông dành cho Nga. Nhưng những người muốn chia rẽ Trung-Xô quay trở lại có thể sẽ thất vọng.

Lý do là bất đồng ý thức hệ giờ đây hầu như không còn tồn tại trong quan hệ Trung-Nga. Đúng là ý thức hệ cộng sản chung đã đóng vai trò như một chất keo đặc biệt gắn kết Trung Quốc và Nga trong những năm ngay sau năm 1949. Nhưng khi thời gian trôi qua, ý thức hệ cộng sản này thực sự đã khiến hai nước khó giải quyết những khác biệt của mình hơn. Mao có thói quen diễn giải những khác biệt về mặt chiến thuật là những tranh chấp ý thức hệ sâu sắc. Ông ngày càng tin rằng Liên Xô không ủng hộ lập trường hiếu chiến của Trung Quốc đối với phương Tây bởi vì Liên Xô đã đi theo "chủ nghĩa xét lại". Và giữa những người cộng sản, những lời buộc tội "dị giáo" đã lan tràn. Khi Mao và Khrushchev tranh cãi về thông báo của TASS vào tháng 10/1959, tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trần Nghị, rằng Liên Xô là "những kẻ xu thời", đã khiến Khrushchev đặc biệt tức giận, vì nó đặt câu hỏi về tư cách cộng sản của ông khi xem ông là kẻ phản bội cách mạng. Do đó, nhà sử học Lorenz Luthi đã có lý khi tuyên bố rằng "nếu không có vai trò quan trọng của ý thức hệ, liên minh đã không được thành lập, và cũng không thể sụp đổ".

Hơn nữa, một khi những khác biệt về ý thức hệ đã được đưa vào phương trình, sẽ thật khó để nói về bất cứ điều gì khác, một phần bởi vì các cuộc tranh luận về ý thức hệ có thể hàm chứa những lời kêu gọi thay đổi chế độ. Năm 1971, sau một cuộc trò chuyện tương đối hiệu quả với hai nhà ngoại giao Liên Xô, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã bộc phát khi một trong hai nhà ngoại giao Liên Xô nêu vấn đề về một bài báo trên tờ Nhân dân Nhật báo mà họ tin rằng đã kêu gọi nhân dân Liên Xô bắt đầu một cuộc cách mạng. Chu chỉ ra rằng Liên Xô đang tiếp đón Vương Minh, một lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc thời kỳ đầu, người đã xung đột với Mao và đã bị lưu đày. "Các vị nghĩ rằng chúng tôi sợ anh ta sao", Chu nói. "Anh ta còn thối hơn cả cứt!" Khi một nhà ngoại giao Liên Xô yêu cầu một người tham gia Trung Quốc ngừng la hét, nói rằng "hét lên không phải là tranh luận", nhà ngoại giao Trung Quốc đáp trả "Nếu tôi không hét thì ông sẽ không nghe".

Tuy nhiên, nói một cách nhẹ nhàng thì nước Nga ngày nay đã xa rời những lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Dù Putin từng gọi sự sụp đổ của Liên Xô là một "thảm họa địa chính trị" nhưng ông thường bộc lộ những quan điểm khá tiêu cực về Đảng cộng sản Liên Xô. Trong bài phát biểu trước ngày Nga xâm lược Ukraine, ông đổ lỗi cho Lenin vì đã tạo ra Ukraine hiện đại, đồng thời cũng nói về "chế độ độc tài" và "chế độ toàn trị" của Stalin. Mặt khác, Tập Cận Bình tiếp tục coi trọng di sản của chủ nghĩa cộng sản. Theo một nhà ngoại giao Australia, một lần nọ, các nhà ngoại giao Nga đã lúng túng khi Tập trích dẫn cuốn tiểu thuyết cách mạng Thép đã tôi thế đấy. Dù không phải là một người theo chủ nghĩa giáo điều, nhưng Tập Cận Bình quan tâm sâu sắc đến ý thức hệ và thậm chí còn đổ lỗi rằng sự sụp đổ của Liên Xô một phần là do Moscow đã không đảm bảo người dân xem trọng chủ nghĩa Marx-Lenin.

Bất chấp những khác biệt quan trọng này, giới tinh hoa Trung Quốc và Nga đều có chung một thế giới quan bảo thủ, ủng hộ nhà nước. Cả hai bên đều coi các cuộc tấn công vào lịch sử của họ là những âm mưu của phương Tây nhằm phi chính danh hóa chế độ của họ, và xem việc thúc đẩy dân chủ là một mối đe dọa sống còn. Cả hai bên đều đánh giá cao các giá trị truyền thống, xem chúng là bức tường thành chống lại sự bất ổn, và cho rằng phương Tây đang tự hủy hoại mình bằng những cuộc tranh luận về văn hóa. Cả hai bên đều kết luận rằng các chế độ độc tài giải quyết những thách thức hiện đại tốt hơn. Cả hai bên đều mong muốn đất nước của mình lấy lại địa vị đã mất và cả lãnh thổ đã mất. Putin và Tập thậm chí còn đưa ra cùng một câu chuyện về tính chính danh, rằng những người tiền nhiệm của họ đã cho phép một sự suy thoái quyền lực không thể chấp nhận được (và bị ảnh hưởng của phương Tây) mà chỉ có sự cai trị độc tài của họ mới có thể giải quyết được.

Quan hệ cá nhân

Một yếu tố khác ràng buộc Moscow và Bắc Kinh ngày nay là quan hệ nồng ấm giữa Putin và Tập. Truyền thông Trung Quốc và Nga ca ngợi quan hệ cá nhân bền chặt giữa hai nhà lãnh đạo, dù rất khó để xác định tình bạn của họ chân thành đến mức nào. Putin được đào tạo để trở thành điệp viên KGB, một trải nghiệm đã dạy ông cách làm việc với con người, và Tập có lẽ đã học được những mánh khóe tương tự từ cha mình, một bậc thầy về nỗ lực "mặt trận thống nhất" của đảng nhằm thu phục những ai còn hoài nghi. Putin và Tập là những con người rất khác nhau. Putin từng bị gãy tay khi đánh nhau trên tàu điện ngầm ở Leningrad, còn Tập đã liên tục thể hiện khả năng tự chủ phi thường, bằng chứng là khả năng thâu tóm quyền lực mà không ai biết ông thực sự nghĩ gì. Putin thích một cuộc sống thượng lưu, trong khi phong cách cá nhân của Tập lại gần với khổ hạnh. Nhưng chí ít, quan hệ chức năng giữa các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc là một điều bất thường trong lịch sử.

Đối với Mao, thành tích ý thức hệ và những đóng góp của Stalin cho lịch sử Liên Xô đã khiến ông trở thành một tượng đài khổng lồ trong thế giới cộng sản. Tuy nhiên, thái độ thận trọng của Stalin đối với Cách mạng Trung Quốc vào nửa sau thập niên 1940 đã khiến Mao khó chịu, tương tự là sự độc đoán của Stalin trong các cuộc đàm phán về hiệp ước liên minh giữa Trung Quốc và Liên Xô năm 1949 và 1950. Sau cái chết của Stalin, Mao cảm thấy tầm vóc của mình vượt xa Khrushchev, và vị chủ tịch này nổi tiếng là hay đối xử với người đồng cấp Liên Xô của mình bằng thái độ khinh thường.

Mao cũng rất ấn tượng trước sự cứng rắn mà Đặng Tiểu Bình, người được ông bảo trợ, thể hiện trong các cuộc tranh luận không hồi kết về ý thức hệ ở Moscow trong thập niên 1960, khi Đặng là nhân vật nổi bật nhất của Bắc Kinh trên trường thế giới. Sau cái chết của Mao, Đặng nói rằng các nước gần Liên Xô đang có nền kinh tế rối loạn chức năng, trong khi các đồng minh của Mỹ lại phát triển thịnh vượng. Vào thời điểm Đặng trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, nhiều cộng sự của ông đã hy vọng xây dựng quan hệ tốt đẹp hơn với Moscow, nhưng Đặng lại phớt lờ những tiếng nói đó. Ông và Gorbachev chỉ gặp nhau đúng một lần – trong cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn – và Đặng kết luận rằng nhà lãnh đạo Liên Xô là "một tên ngốc". Sau khi Liên Xô sụp đổ và Boris Yeltsin trở thành Tổng thống Nga, người Trung Quốc ban đầu tỏ ra nghi ngờ ông vì vai trò của ông trong việc góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa cộng sản, nhưng quan hệ giữa các nhà lãnh đạo cấp cao đã dần được cải thiện. Người kế nhiệm Đặng, Giang Trạch Dân, từng đi học ở Liên Xô và hay hát những bài hát xưa cũ về tình hữu nghị Trung-Xô.

Quan hệ nồng ấm giữa các cá nhân không phải là lý do chính khiến Nga và Trung Quốc ngày nay thân thiết đến vậy, nhưng quá khứ chắc chắn đã chứng minh cá nhân các nhà lãnh đạo có thể quan trọng đến mức nào khi họ coi thường những người đồng cấp và quốc gia mà những người này lãnh đạo. Bất chấp những khác biệt của họ, không khó để đoán tại sao Putin và Tập có thể hòa hợp trên phương diện cá nhân. Họ trạc tuổi nhau và đều là con của những người đã hy sinh cho tổ quốc. Và có lẽ quan trọng nhất, cả hai đều đã trải nghiệm sự nguy hiểm của bất ổn chính trị. Trong Cách mạng Văn hóa, Tập và gia đình bị Hồng Vệ Binh của Mao bắt cóc và đánh đập, còn vào năm 1989, Putin, khi đó là sĩ quan KGB đóng quân ở Dresden, đã tận mắt chứng kiến Đông Đức sụp đổ nhưng lại không thể nhận được hướng dẫn từ Moscow. Cả hai có rất nhiều điều để nói khi cùng nhau làm bánh blini và bánh bao trước ống kính truyền hình.

Hợp tác

Sự linh hoạt lớn hơn trong quan hệ đối tác giữa Bắc Kinh và Moscow ngày nay cũng khiến quan hệ trở nên vững chắc hơn so với trước đây. Kể từ năm 1949, thách thức chiến lược trọng tâm là làm thế nào hai cường quốc, vốn cùng nhau tạo nên trung tâm độc tài của lục địa Á-Âu, có thể hợp tác hiệu quả chống lại mối đe dọa từ khu vực ngoại vi dân chủ do Mỹ lãnh đạo. Washington đã thể hiện sức mạnh phi thường tại các vùng ngoại vi này, còn Bắc Kinh và Moscow chật vật xoay sở để có thể hợp tác hiệu quả. Hết lần này đến lần khác, họ tỏ ra không sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình vì nhau, một phần là do nghi ngờ rằng đối phương đang bán đứng họ và tìm cách cải thiện quan hệ với phương Tây.

Trước khi chia rẽ, liên minh giữa Moscow và Bắc Kinh đã tạo ra những vấn đề thực sự cho Mỹ và lợi ích thực sự cho hai Trung Quốc và Liên Xô. Biên giới yên bình giữa hai nước cho phép họ tập trung vào việc đối đầu với phương Tây và chia sẻ công nghệ quân sự. Năm 1958, khi Trung Quốc tấn công Đài Loan trong một nỗ lực nằm chiếm quyền kiểm soát hòn đảo này, Khrushchev đã trợ giúp Bắc Kinh bằng cách công khai cảnh báo rằng ông sẽ can thiệp để bảo vệ Trung Quốc nếu Mỹ tham gia vào cuộc xung đột – dù ông cũng bực bội khi Bắc Kinh đã không thông báo trước cho ông về kế hoạch của mình.

baihoc3

Tập Cận Bình tham dự lễ đặt vòng hoa tại Mộ Chiến sĩ Vô danh, Moscow, tháng 7/2017. © Sergei Ilnitsky / Reuters

Tuy nhiên, quan hệ của vùng trung tâm với vùng ngoại vi luôn là sự kết hợp giữa cùng tồn tại và cạnh tranh, và Moscow và Bắc Kinh hiếm khi xem những mục tiêu cạnh tranh đó là quan trọng như nhau. Trong những năm 1950 và 1960, Trung Quốc về cơ bản đã bị loại khỏi hệ thống quốc tế, trong khi Liên Xô gần như là một cường quốc muốn giữ nguyên trạng. Sự vô cảm của Mao khi đe dọa phát động chiến tranh hạt nhân, cùng với việc ông sử dụng vũ lực ở biên giới Trung-Ấn và chống lại các hòn đảo ngoài khơi Eo biển Đài Loan, đã làm dấy lên lo ngại ở Điện Kremlin rằng Trung Quốc sẽ kéo Liên Xô vào chiến tranh. Moscow ủng hộ Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân, từ chối giúp đỡ Trung Quốc trong nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau và hy vọng giảm bớt căng thẳng với phương Tây – những động thái khiến các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh kết luận rằng Moscow quan tâm đến phương Tây hơn là khối cộng sản.

Nhưng hiện tại, Trung Quốc và Nga đã hoán đổi vị trí. Bắc Kinh hy vọng sẽ được hưởng lợi về mặt kinh tế và công nghệ từ việc tiếp tục duy trì quan hệ với Mỹ và châu Âu, trong khi Moscow cho rằng họ đang ở trong một quan hệ cạnh tranh thuần túy. Người Nga chắc chắn muốn Bắc Kinh cung cấp viện trợ sát thương cho họ ở Ukraine và đồng ý với Sức mạnh Siberia 2, một đường ống được đề xuất sẽ đưa khí đốt tự nhiên đến vùng đông bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, khác với thời hoàng kim của liên minh Trung-Xô, về mặt kỹ thuật, Bắc Kinh không có nghĩa vụ phải hy sinh lợi ích kinh tế hoặc danh tiếng của mình cho Moscow vì hai nước không phải là đồng minh chính thức. Người Nga có ít lý do hơn để cảm thấy bị phản bội – và người Trung Quốc có ít lý do hơn để sợ bị mắc bẫy.

Bài học lịch sử

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn. Nhưng đây không phải là một chiếc bánh dễ ăn, và mọi thứ có thể trở nên khó khăn hơn. Washington đang cố gắng gây cản trở nhiều nhất có thể bằng cách mô tả Nga và Trung Quốc là cùng một giuộc, nói (một cách chính xác) Trung Quốc là nước tạo điều kiện cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Cuộc xung đột đã gây ra tổn thất thực sự về kinh tế và danh tiếng cho Bắc Kinh, ngay cả khi nước này né tránh một số yêu cầu của Moscow.

Vấn đề sẽ luôn tồn tại trong bất kỳ quan hệ nào, đặc biệt là quan hệ giữa các cường quốc. Điểm khác biệt so với thời Chiến tranh Lạnh là các vấn đề gai góc về ý thức hệ và cá nhân đã không còn khiến thách thức trở nên khó giải quyết nữa. Nếu không có các sự kiện có tác động lớn, nhưng xác suất xảy ra thấp – chẳng hạn như việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, sự sụp đổ của nhà nước Nga, hay chiến tranh ở Đài Loan – thì Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục hành động trong phạm vi rộng rãi mà nước này đã vạch ra cho quan hệ với Nga. Đôi khi, Bắc Kinh sẽ ẩn ý về một quan hệ chặt chẽ hơn với Moscow, và khi khác, họ sẽ ám chỉ một quan hệ xa cách hơn, điều chỉnh thông điệp của mình tùy theo tình hình. Về phần mình, Mỹ có thể định hình một số tính toán của Trung Quốc và hạn chế những loại trợ giúp mà Nga nhận được. Tuy nhiên, trong tương lai gần, mô hình quan hệ Trung-Nga của Tập Cận Bình có lẽ sẽ tồn tại vững chắc hơn so với trước đây bởi vì, trái ngược với trực giác thông thường, nó tránh được mối nguy từ sự thân mật.

Joseph Torigian

Nguyên tác : “Xi Jinping’s Russian Lessons”, Foreign Affairs, 24/06/2024

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 27/06/2024

Joseph Torigian là nhà Nghiên cứu viên tại Phòng thí nghiệm Lịch sử Hoover của Đại học Stanford và là Giáo sư tại Trường Ngoại giao của Đại học American University.

Additional Info

  • Author Joseph Torigian, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn

Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quc mi hp đu tun này, 24 y viên quyết đnh s t chc hp khoáng đi Ban chấp hành trung ương vào tháng 7 mt hi ngh đáng l phi din ra vào tháng 10 hoc tháng 11 năm ngoái. Trong mi nhim k 5 năm, Trung ương Đng hp by ln ; năm nay là ln th ba. Mi Hi ngh th ba thường đưa ra mt "kế hoch năm năm" mi, vch ra các chính sách, đường li cho 96 triu đng viên tuân hành.

tcb1

Ông Tp Cn Bình ti l bế mc k hp Quc Hi ti Đi L Đường Nhân Dân Bc Kinh, 11/3/2024. Hình minh ha.

Thông báo ca Bộ Chính trị không cho biết chương trình ngh s s nêu nhng vn đ nào. H cũng không gii thích ti sao phiên hp quan trng này li b trì hoãn. Năm ngoái đánh du mười năm k t khi Tp Cn Bình lên nm quyn. Cũng là dp k nim 45 năm t khi Đng Tiu Bình bt đy đi mi, tư bn hóa đi sng kinh tế. Ch tch Tp Cn Bình cho 376 y viên trung ương hp chm li 8 tháng, chc vì chính ông chưa sn sàng !

Trong năm 2023 ông Tp Cn Bình không bt được nhiu v tham nhũng ln trước hàng ngũ lãnh đo nhưng li phi cách chc hai người cng s được coi là rt thân tín. Tn Cương là con người tài hoa được Tp Cn Bình tin tưởng, c làm đi s M, ri nâng lên làm B trưởng Ngoi giao. Ch na năm sau bng nhiên Cương biến mt không d các sinh hot chính ph, không có mt ngay c ti các nghi l tiếp đón ngoi trưởng các nước khác. V Tn Cương chưa thy mt li gii thích nào thì đến lượt B trưởng Quc Phòng Lý Thượng Phúc vng mt bt thường không rõ lý do. Cui cùng, Lý và my tướng lãnh ph trách lc lượng ha tin b t giác ti tham nhũng. Lúc đó người ta mi biết quân đi Trung Quốc có khi đ nước vào ha tin thay vì đ xăng. Ông ch tch Quân y Trung ương, kiêm ch tch đng, ch tch nước, chc không mun nghe dư lun nhc đến nhng chuyn này, nếu triu tp Trung Ương hp năm ngoái.

Mc dù không gii thích ti sao hi ngh b trì hoãn và không loan báo chương trình ngh s nhưng Bộ Chính trị cũng cnh giác v nhng khó khăn kinh tế và xã hi ; phi điu hp sao cho đt được nhng thành qu c th. Khi lên tiếng v c kinh tế ln xã hi, Bộ Chính trị Trung Quốc có lý do.

Kinh tế Trung Quc đang phi đi đu vi hai mt ca cùng mt vn đ : người tiêu th gim bt chi tiêu và các nhà sn xut phi gim giá bán, nn gim phát bt đu đe da. Các ch s "PMI" cho thy s lượng hàng đt mua gim bt trong tháng 3, k c nhng th hàng đ xut cng. Như bà Janet Yellen nói thng khi đi thăm Trung Quc, c nn kinh tế đang gp nn "s cung cp thng dư" đúng lúc nhu cu ca gii tiêu th xung thp.

Sau my chc năm th lng cho các doanh nghip nhà nước đu tư xây dng cơ xưởng, mua thiết b vi tin vay lãi thp ca các ngân hàng, các xí nghip thy tin li tt gim. Trong tháng 3/2024, mc li trong ngành công nghip chế hóa đã gim 3,5%, theo báo SCMP ngày 30/4/2024, vì gim giá bán. Các xí nghip còn phi tr giá đt hơn khi nhp cng các nguyên liu và đ ph tùng vì phi mua đô la M đt hơn. Khi li nhun các xí nghip gim thì người ta cũng bt đu tư đ phát trin k thut và bt tuyn dng công nhân. Ông Tp Cn Bình đã phi hô hào li nhng khu hiu cũ t thi Mao Trch Đông : Kêu gi các sinh viên tr v vi đng rung, hc tp gii nông dân.

Nhiu sinh viên đã thi hành khu hiu đó, vì không có cách nào khác. Gn mt phn tư thanh niên Trung Quc đang không kiếm ra vic làm. S thng kê sau cùng cho biết trong lp tui t 16 đến 24 có 21,5% không kiếm ra vic làm. Nhng người ln tui hơn, t 25 đến 59 ch có 4,1% b tht nghip, theo SCMP ngày 25 tháng 10, 2024. Trước dư lun lo âu quá nng, t tháng 10 năm ngoái, nhà nước cho phép Quc Gia Thng Kê Cc (NBS) ngưng công b t l tht nghip ca gii tr. Thiếu tin tc, mi lo ca các sinh viên mi ra trường càng nng hơn. Trên mng xã hi nhng ngôn ng mi xut hin mô t tình trng thanh niên đang theo "ch nghĩa nm dài," hoc tr v sng nh cha m, đóng vai "con ngoan vĩnh vin".

Trước khi hot đng sn xut đình tr thì gii tr Trung Quc vn thích đi làm công chc hơn là cho tư doanh. Tháng 11 năm ngoái, khi chính ph tuyn thêm 39,000 công chc mi, có đến 2 triu 830 ngàn người np đơn ; bình quân 72 người xin làm mt công vic. Thng Kê Cc ch cn thêm mt nhân viên làm Khu T tr Ninh H, 3,500 đã người np đơn, theo Hoa Nam Đán Báo (SCMP) Hương Cng ngày 25/10/2023 !

Nhng người xin d cuc kho thí tuyn mt công chc thường là các sinh viên tt nghip đi hc. Năm ngoái trong c nước có 11,58 triu sinh viên ra trường, báo SCMP cho biết. Cũng theo báo này, gung máy nhà nước gn đây đã đ ln, s tuyn dng gim 58% ; s nhân viên tuyn vào làm trong b máy ca đng cũng gim hơn 33%. Điu kin tuyn chn cũng khó hơn. Năm ngoái, 2.600 chc v đòi phi có bng cao hc (gi là thc sĩ Vit Nam) 1.700 chc đòi có bng tiến sĩ. Ch có 56 công vic không đòi hi phi tt nghp đi hc.

Tình trng thanh niên có hc vn tht nghip là mt vn đ xã hi có l Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quc nhc đến sau phiên hp đu tun này. Vì các sinh viên, dù có vic làm hay tht nghip cũng đu đã tp thói quen suy nghĩ, có sáng kiến, không biết s, và không phi ch nghĩ đến cơm áo cho riêng mình. Cui năm 2022, c thế gii đã ngc nhiên chng kiến cnh thanh niên Trung Quc biu tình im lng. H không hô, không trương mt khu hiu nào mà trong tay ch nâng lên nhng t giy trng ! Nhng li phn kháng thm lng không chng đi hay đòi hi mt điu nào c th, dù là chng lnh cm t hp quá ba người hay là đòi được t do đi mua go, mua rau. Vượt lên trên tt c nhng yêu cu c th đó ; ch có mt yêu cu quan trng nht : Chúng tôi mun sng như nhng con người ! Không phi nhng con kh, con beo trong s thú. Cũng không phi nhng cái đinh c trong mt b máy.

Phương pháp biu tình im lng ca gii tr đã din t tâm trng ca hàng t người Trung Hoa. Trong đó có c mt s trong 96 triu đng viên cng sn và gia đình h, nếu cng li có th ln hơn dân s Vit Nam. Dân Trung Hoa trong lc đa đã có mt "hp đng ngm" vi Đảng cộng sản. Dân chu sng theo s sp đt ca Đng, chp nhn theo mnh lnh dù không được t do. Đi li, Đảng cộng sản bo đm kinh tế phát trin, mi người được sng bình thường, an n.

Bn "Công ước Xã hi" ngm này đã b ông Tp Cn Bình t t xé b, vì tham vng cá nhân cũng như vì các đường li sai lm. Người dân có th ch nhún vai cười khi ông Tng bí thư Đảng cộng sản thay đi cương lĩnh, tu chính hiến pháp đ đóng vai mt hoàng đế sut đi. Nhưng ông Tp không chp nhn dùng loi vaccine mi, công hiu mnh ca Pfizer và Moderna, ch cho dùng thuc ni hóa. Khi biến thái Omicron xut hin, thành ph Thượng Hi giàu có nht người ta phi đi mua thuc Tylenol tng viên l, như giáo sư Hoàng Á Sinh (Yasheng Huang, 亚生), Đi hc MIT, k trên báo New York Times. Trong cnh tai ha đó, Tp Cn Bình theo phương pháp quen thuc nht, là ra lnh hàng trăm triu người phi đóng ca trong nhà.

Dân Thượng Hi đã xung đường phn đi, ln đu tiên trong chế đ cng sn, và b đàn áp. Mt s kin bt ng khiến hàng trăm triu người Trung Hoa cht tnh, là 10 người chết trong mt đám cháy Urumqi, th ph tnh Tân Cương ngày 24/11/2022. Mười người chết cháy không phi là mt biến c ln Trung Quc. Nhưng dân Trung Hoa cùng xúc đng khi nghe tin 10 nn nhân chết vì tòa nhà b đóng, cm ra ngoài theo lnh nhà nước chng Covid. Hàng triu dân chúng các thành ph khác cũng đang b "cm cung" ging như vy. Hu như cùng mt lúc c nước Trung Hoa bùng ni gin. Dân t chc biu tình ti nhiu thành ph khp nước, đ tang 10 người chết Tân Cương.

Cái gì gây ra cái chết thm khc ca 10 nn nhân này ? Không riêng chính sách đc đoán, dt nát, do thói không tham kho ý kiến ca các nhà chuyên môn ca ông Tp Cn Bình. C chế đ đc tài chuyên chế, "hng nng hơn chuyên" là th phm. Đảng cộng sản không bo v được cuc sng an toàn ca dân. Kinh tế đang rơi dn vào bế tc. Bn hp đng ngm gia đng và dân đang b Tp Cn Bình b qua.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 07/05/2024

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Tập Cận Bình : "Hậu duệ" của Mao nhưng lại giống Stalin nhiều hơn

Nhiều tờ báo Paris ngày 03/05/2024 đã bắt đầu đưa tin về chuyến công du sắp tới của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Pháp trong hai ngày 6-7/05. Trên nhật báo Le Monde, nhà Trung Quốc học Jean-Philippe Béja, trường Sciences Po, phân tích Tập Cận Bình đã "lừa gạt" được hết tất cả các phe phái trong đảng như thế nào để leo lên đến đỉnh cao quyền lực. Rồi ở chức vụ tổng bí thư ông đã "tăng cường kiểm soát đảng cộng sản Trung Quốc" ra sao.

tcb1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 26/04/2024. AP - Mark Schiefelbein

Các trường đại học Mỹ "sôi sục" vì phong trào sinh viên ủng hộ người Palestine ; Đủ điều tai tiếng và hàng loạt các vụ kiện vẫn "không cản đường" Donald Trump trở lại Nhà Trắng ; Nguyện vọng dân chủ : Georgia (Gruzia) trước một "khúc quanh lịch sử", đối lập và đường phố "không đầu hàng" ; Một tháng trước bầu cử, khối Liên Âu thường bị chỉ trích là một cỗ máy hành chính cồng kềnh, nhưng thực ra đã đem lại nhiều thay đổi tốt cho dân Châu Âu : Trên đây là những chủ đề chiếm nhiều trang tin quốc tế của làng báo Paris ngày 03/05/2024. Nhưng trước hết xin điểm qua phân tích của nhà nghiên cứu Pháp Béja về con đường thăng tiến của ông Tập Cận Bình trước ngày chủ tịch Trung Quốc đặt chân đến Paris.

Theo chuyên gia người Pháp này, trước khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư, Tập Cận Bình đã tránh gây thù oán, thậm chí có vẻ mờ nhạt, không mấy khi bày tỏ chính kiến và lại càng không để lộ ông là người có cá tính…

Nhưng tất cả đã thay đổi khi ông Tập được đặt vào cương vị "người cầm lái". Nhiều người chờ đợi Tập Cận Bình sẽ đi theo đường lối "tự do của Uông Dương", nhưng bất ngờ ông lại theo gót bí thư Thành ủy Trung Khánh Bạc Hy Lai lao vào chiến dịch bài trừ tham nhũng, dùng chiêu bài này để loại hết các đối thủ chính trị, kể cả họ Bạc.

Với năm tháng, cũng Tập Cận Bình đã từng bước gạt vai trò của chính phủ và thủ tướng Trung Quốc, trọng tâm quyền lực được dồn về các cơ quan của Đảng.

Để nắm chặt Đảng cộng sản Trung Quốc hơn nữa, ông Tập đã không ngần ngại "thoát khỏi cái bóng của Đặng Tiểu Bình", tự cho mình quyền được tiếp tục trị vì ở Bắc Kinh thêm một nhiệm kỳ và có thể là mãn đời như "nhà cầm lái vĩ đại" Mao Trạch Đông. Tập Cận Bình làm sống lại chủ nghĩa "sùng bái cá nhân" chưa từng thấy tại Trung Quốc từ khi Mao qua đời.

Sau ba năm ở chiếc ghế tổng bí thư, ông Tập đã "tấn công vào các phong trào xã hội dân sự", rồi ban hành luật cấm các tổ chức phi chính phủ nhận tài trợ của nước ngoài năm 2016. Bước kế tiếp là, dưới sự dẫn dắt của ông Tập, mỗi doanh nghiệp tư nhân đều là một "tế bào" của Đảng cộng sản Trung Quốc, còn tại các doanh nghiệp nhà nước thì quyền lực thuộc về đảng ủy nhiều hơn là về các giám đốc điều hành công ty". Giáo sư Jean–Philippe Béja đi đến kết luận Tập Cận Bình giống Stalin nhiều hơn Mao Trạch Đông.

Mao xưa kia huy động "quần chúng" để loại các đối thủ mà không sợ đẩy đất nước vào cảnh hỗn loạn. Trái lại ông Tập dùng chính những cơ chế của nhà nước, cộng thêm với công nghệ mới, để theo dõi ngườ dân. Chính sách của Tập Cận Bình đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương chẳng khác gì cách Stalin đối xử với các cộng đồng thiểu số tại Liên Xô xưa kia.

Paris – Bắc Kinh : Mối quan hệ phức tạp

Trước thềm chuyến công du Pháp của lãnh đạo Trung Quốc, Le Figaro đăng hai bài báo phân tích tương quan lực lượng giữa Paris và Bắc Kinh. Nhà báo Laure Mandeville cho rằng trước khi tiếp Tập Cận, Bình tổng thống Macron cần "suy ngẫm về những mối bận tâm của Nhà Trắng" liên quan đến Trung Quốc.

Pháp có thể chờ đợi gì từ chuyến đi này một khi mà Trung Quốc công khai ủng hộ Nga trong cuộc chiến tại Ukraine, coi mình là đầu tàu của liên minh chống phương Tây ? Theo tác giả bài viết, chỉ cần nhìn vào những kết quả nghèo nàn ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nhặt được từ chuyến công du Bắc Kinh vừa qua cũng đủ để Paris phải "suy nghĩ".

Cũng nhật báo Le Figaro phỏng vấn nhà nghiên cứu Philippe Le Corre, Viện nghiên cứu Châu Á, trường thương mại Essec của Pháp, về mục đích chuyến công du 3 nước Châu Âu của ông Tập lần này. Lần đầu trở lại Châu Âu (Pháp, Serbia và Hungary) từ sau đại dịch Covid-19, lãnh đạo Bắc Kinh muốn chứng minh Trung Quốc đang đứng ở vị trí trung tâm bàn cờ bang giao quốc tế, là một tiếng nói có trọng lượng và là một quốc gia được nể trọng. Pháp, đồng minh của Mỹ, cũng phải trải thảm đỏ đón Tập Cận Bình. Mục đích thứ nhì là tìm cách "cởi trói" cho kinh tế Trung Quốc, vào lúc mà Ủy Ban Châu Âu dọa đánh thuế xe ô tô điện của Trung Quốc. Pháp là một đối tác "hạng trung" mà Bắc Kinh đang cần trong cuộc đối đầu với Mỹ hiện tại.

Donald Trump trong Nhà Trắng tập 2

Hình ảnh ông Donald Trump, cà vạt đỏ, mũ lưỡi trai đỏ với hàng chữ "Make America great again", trong bộ com-lê xanh lơ ngự trị trên trang nhất báo Le Figaro bên cạnh hàng tựa : "Các vụ kiện tụng, tai tiếng, các đối thủ, không gì có thể cản đường Donald Trump".

Từ ba năm rưỡi nay, ông đã lần lượt vượt qua những trở ngại chính trị, pháp lý để chuẩn bị trở lại cầm quyền và giờ đây Trump "đang đứng trước ngưỡng cửa Nhà Trắng". Xã luận của tờ báo nói về vị tổng thống ngoại hạng này của nước Mỹ : "Donald Trump không thay đổi, 4 năm điều hành đất nước đã không đưa ông vào khuôn phép và những rắc rối với tư pháp trong ba năm rưỡi vừa qua cũng đã không khiến ông trở nên khiêm tốn hơn. Trái lại, cuộc vận động tranh cử của Trump đang cho thấy ông không chấp nhận các quy luật nếu như chúng bất lợi cho bản thân ông. Trump không hề nhìn nhận bất kỳ một sai sót nào, một thất bại nào (…)". 

Le Figaro tiên đoán nếu chẳng may Donald Trump trở lại Nhà Trắng, chắc chắn là ông sẽ chuẩn bị "kỹ lưỡng cho nhiệm kỳ hai : nghĩa là ông sẽ dọn sạch từ trên xuống dưới cỗ máy hành chính để dẹp thù, vô hiệu hóa ngành tư pháp để gột tẩy hết những lỗi lầm cho phe phái của ông, (…) giải tán bộ Giáo dục, đặt NATO vào thế việt vị, tái tạo những mối liên minh và cả chính sách đối ngoại" của Hoa Kỳ. Đó là những gì chờ đợi nước Mỹ và thế giới nếu như nhà tỷ phú New York đắc cử vào mùa thu năm nay.

Đại học Mỹ đang "sôi sục"

Trang nhất nhật báo Le Monde cũng hướng về Hoa Kỳ : Trên nền hình ảnh sinh viên New York biểu tình vì Palestine, tờ báo chạy tựa "Các trường đại học Mỹ sôi sục" và dành hai trang lớn để nói về hiện tượng, về những đòi hỏi của sinh viên Mỹ mà một trong số đó là đòi các trường đại học danh tiếng nhất Hoa Kỳ ngừng nhận tài trợ của nhà nước Do Thái.

Tác giả bài viết nêu lên một vài con số cụ thể : Harvard nhận 50 tỷ đô la đầu tư của Israel, Yale 40 tỷ, Standford 30 tỷ, hay Columbia, điểm khởi đầu của phong trào ủng hộ Palestine, trường đại học danh tiếng này của New York cũng đã nhận đến 14 tỷ đô la của Israel. Vậy làm thế nào để quay lưng lại với các nguồn tài trợ hào phóng đó ?

Báo Libération Le Figaro cùng đăng một bức ảnh sinh viên Paris tập hợp trước đại học Sorbonne ủng hộ Palestine. Tờ Libération thiên tả trích lời sinh viên Pháp cho rằng việc chính phủ huy động cảnh sát giải tán người biểu tình cho thấy là "họ sợ chúng tôi chiếm đóng, nhưng cũng là cách để sinh viên quyết tâm hơn dù mùa thi cử đã đến". Nhật báo thân hữu Le Figaro nhận định sinh viên Pháp "theo chân sinh viên các trường đại học ở Hoa Kỳ".

Giáo dục : Một bước nhượng bộ của Chính phủ Pháp

Cũng về giáo dục, Le Monde chú ý đến một nhượng bộ của chính phủ Pháp : Chỉ trong vài ngày, chính phủ đã rút lại ý định đòi các trường trung học giảm giờ phụ trội để "tiết kiệm 100 triệu euro".

Thông tin còn chưa chính thức về ý định của chính phủ cắt giảm số giờ phụ trội của giáo viên ở các trường trung học cấp 2 và 3 đã bị phản đối mạnh mẽ. Phủ thủ tướng và bộ Giáo dục hôm 01/05/2024 đã chùn bước. Cắt giảm ngân sách giáo dục là điều khó hiểu khi mà thủ tướng Attal, người từng điều hành bộ này ; và tổng thống Pháp Emmanuel Macron luôn khẳng định đầu tư vào tương lai của con em là "ưu tiên" của chính phủ.

Thời điểm thuận lợi để sang Nhật Bản chơi

Trước khi đóng lại các tờ báo Paris hôm nay, xin điểm qua một bài viết trên tờ Les Echos dưới tựa đề "Nhật Bản rơi vào bẫy Tam Giác Quỷ tiền tệ". Đầu đề có vẻ khó hiểu này trước hết khuyên độc giả nên tranh thủ thời gian sang Nhật Bản du lịch, bởi đồng yen đang mất giá.

Nếu giá một tô mì Ramen trong một nhà hàng sang trọng ở Tokyo là 1.100 yen, tính ra bằng 6,5 euro, nhưng sắp tới đây, do đồng tiền Nhật tiếp tục trượt giá, cũng tô mì đó chỉ còn khoảng 5 euro. Trong 4 năm qua, yen mất 30% trị giá so với euro và đô la.

"Tokyo không còn kiểm soát giá trị của đồng tiền", bởi sau nhiều năm Nhật Bản giữ lãi suất ngân hàng ở số âm, giờ đây khi mà Âu, Mỹ tăng lãi suất chỉ đạo, giới đầu tư không ngần ngại quay lưng lại với Nhật Bản để mua vào euro hay đô la, chuyển vốn sang những nơi trả lãi cao cho người gửi tiền tiết kiệm. Kinh tế Nhật lao đao.

Thông tín viên của tờ báo tại Tokyo, Yann Rousseau, đưa ra nhiều yếu tố mang tính kỹ thuật để giải thích hiện tượng này trước khi đi đến kết luận đồng yen quá "thấp" bất lợi cho kinh tế trên xứ hoa anh đào : bất lợi cho các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu bằng đô la hay euro, bất lợi cho các hộ gia đình của Nhật mua hoa quả nhập từ nước ngoài, bất lợi cho Ngân hàng Trung ương đã phải bán đi hàng tỷ đô la trái phiếu của Mỹ để mua vào đồng yen, hòng giữ giá đồng nội tệ… Nhưng đó là một cái vòng luẩn quẩn và lại càng kích thích vốn từ Nhật Bản "chạy sang Hoa Kỳ".

Thành thử không chỉ có người tiêu dùng ở Mỹ mà cả Ngân hàng Trung ương Nhật cũng đang nóng lòng chờ đợi Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ sớm hạ lãi suất chỉ đạo.

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Thanh Hà
Published in Châu Á
Trang 1 đến 23