Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/09/2022

Buổi rà soát về Quyền Trẻ em Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc

Quang Nguyên, Song Chi

Phỏng vấn đạo diễn, nhà báo Song Chi sau buổi rà soát về Quyền Trẻ em Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc

Quang Nguyên, VNTB, 17/09/2022

Số liệu do phái đoàn Việt Nam đưa ra quá tốt nhưng lại không đi vào gốc rễ vấn đề và né tránh, không trả lời nhiều câu hỏi.

quyen1

Buổi rà soát về Quyền Trẻ em Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc

Quang Nguyên : Xin chị Song Chi cho biết cảm tưởng của chị sau khi tham gia buổi rà soát về Quyền Trẻ em Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc vừa qua tại Thụy Sĩ.

Song Chi : Thứ nhất là bản báo cáo về tình trạng trẻ em mà đoàn đại diện của chính phủ Việt Nam đọc trong cả hai buổi họp rất dài. Chỉ riêng ông Nguyễn Hoa Nam, cục Cục trưởng Cục Trẻ em mỗi buổi đọc đã chiếm hơn 1 tiếng đồng hồ, họ đọc rất dài, kiểu như câu giờ và đưa ra các con số hấp dẫn, nhưng hình như các đại biểu phía Liên Hiệp Quốc không bị chóa mắt với những số liệu đó bởi vì quá tốt nhưng lại không đi vào gốc rễ vấn đề và nhiều câu hỏi né tránh, không trả lời.

Tuy nhiên, với những vấn đề không quá nghiêm trong, Việt Nam [lại tỏ vẻ như chân thật] thú nhận vì còn nhiều thử thách, hay đổ cho tại nguyên nhân khách quan, như Việt Nam là một nước có thu nhập trung bình, còn nhiều khó khăn, hay do hủ tục của dân thiểu số, do từ vùng sâu, vùng xa. Họ nêu lên Việt Nam là nước đứng thứ 4 trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương về người khuyết tật, và vì nước còn nghèo nên chưa thể lo trọn vẹn. Còn đối với những câu hỏi khó, bất lợi thì họ không trả lời. Thực tế cho thấy, dù Việt Nam có đông người khuyết tật, nhưng quan sát các dấu hiệu trong xã hội, người khuyết tật ở Việt Nam hầu như không tồn tại. Họ không nhận được ưu tiên, ưu đãi trong các khu vực công cộng, ngay cả về giao thông cũng hiếm thấy có chỗ dành riêng cho người khuyết tật. 

Phía ủy ban Liên Hiệp Quốc đưa ra rất nhiều thông tin chính xác thu nhận từ các NGO, và thực tế họ nắm bắt được ở Việt Nam, nên câu hỏi của họ chứng tỏ họ nắm vững tình hình trẻ em ở Việt Nam, ví dụ tình trạng trẻ chưa đủ tuổi bị nâng tuổi đi xuất khẩu lao động ở Saudi Arabia, tình trạng trẻ vị thành niên bị lừa sang Campuchia làm trong sòng bài, tình trạng trẻ em ở tiểu khu 181 ở Đắk Nông không được cấp giấy khai sanh hoặc trường hợp truy tố những người thuộc một nhóm, cộng đồng tôn giáo cụ thể…

Đoàn Việt Nam cũng cho biết Việt Nam đã có hay đang hoàn thành một số luật về trẻ em để thi hành quyền trẻ em và giám sát việc thi hành, nhưng thực tế và báo cáo của họ có khoảng cách rất lớn. Cả ba ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp đều dưới chỉ đạo của đảng ; cho nên nói như ông Đặng Hoa Nam, các tổ chức như Mặt Trận Tổ Quốc, Hội thanh niên, Phụ nữ có thể giám sát độc lập, khách quan các hoạt động về trẻ em của chính phủ là điều không thể.

Quang Nguyên : Theo chị, sau cuộc họp, Việt Nam có thay đổi về tinh hình trẻ em không ?

Song Chi : Theo tôi nghĩ, tình trạng quyền trẻ em sẽ không thay đổi nhiều. Tại các nước dân chủ, mọi việc làm của chính phủ nói chung và quyền trẻ em nói riêng đều bị người dân, các phe đối lập, báo chí, các tổ chức dân sự độc lập lên tiếng, giám sát chặt chẽ, không ai đứng trên luật pháp cả. Ngược lại, Việt Nam là theo mô hình độc tài toàn trị, cho nên dù họ có lập ra bao nhiêu hội đoàn, bao nhiêu luật, nhưng không có sự giám sát độc lập, không có pháp luật nghiêm minh thì cũng vô ích như chúng ta thấy. 

Thứ 2, trong xã hội dân chủ, nhân quyền được tôn trọng, nó thành ý thức con người được giáo dục từ nhỏ. Ở Việt Nam, đảng và nhà nước quen suy nghĩ họ là cha mẹ dân, dân chỉ được phép đi làm đóng thuế nuôi họ, không được mở miệng chỉ trích bất cứ điều gì, người lớn đã vậy, nói gì đến trẻ em. Tuy vậy không nên nghĩ sự lên tiếng bênh vực quyền trẻ em từ trong nước, ngoài nước là vô ích. Không nên nghĩ vậy. 

Việt Nam đang cần sự giúp đỡ của quốc tế về kinh tế, các ràng buộc về nhân quyền trong các hiệp định kinh tế với thế giới đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi sẽ thúc đẩy chính phủ phải để người dân có cuộc sống dễ thở, công bằng hơn. Thí dụ chuyện buôn người ở Việt Nam, những lên tiếng của các tổ chức xã hội dân sự bên ngoài, các bằng chứng tố cáo Việt Nam khiến trong tháng 7 vừa rồi Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Mỹ hạ thấp Việt Nam xuống hạng 3, nếu Việt Nam không thay đổi về tình trạng buôn người họ sẽ phải bị chế tài về kinh tế, bị khó khăn trong các thỏa thuận thương mại, nhận viện trợ. 

Cá nhân tôi nghĩ, những việc cá nhân, tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước vẫn thường làm, vẫn báo cáo với Liên Hiệp Quốc, các nước trên thế giới, các tổ chức nhân quyền quốc tế là cần thiết để từ đó Việt Nam, thì Việt Nam dù nhiều, ít cũng phải thay đổi vì họ cần quốc tế.

Quang Nguyên : Cá nhân chị nghĩ thế nào về tương lai trẻ em Việt Nam trong thời gian 5, 10, 15 năm nữa ?

Song Chi : Việt Nam, kể từ lúc đổi mới về kinh tế có phần khá hơn, một số ít người trở thành tầng lớp trung lưu, con cái họ được chăm sóc tốt hơn so với vài chục năm trước đây, nhưng điều quan trọng là phải làm sao rút được khoảng cách rất lớn giữa trẻ em sinh ra trong các thành phố lớn và vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, con em của đồng bào thiểu số. 

Ở Việt Nam số phận một đứa trẻ sinh ra từ các gia đình nghèo khác xa với trẻ sinh ra từ các gia đình trung lưu, lại càng khác xa trẻ em từ các gia đình quan chức, tư bản đỏ. Về mặt chung, vì kinh tế phát triển khá hơn, trẻ em bây giờ có vẻ có nhiều điều kiện hơn tiếp cận với các phương tiện văn minh, số lượng gia đình cho con đi du học nhiều hơn, tuy nhiên khoảng cách trong trẻ em còn rất lớn và phải làm sao rút ngắn lại, và cái quan trọng hơn, trẻ em phải được tôn trọng như một con người. 

Nền giáo dục Việt Nam kể cả từ trung học, lên đại học rất thụ động, lạc hậu, nhồi nhét, họ không dạy trẻ kỹ năng sống, không dây trẻ tư duy độc lập, phản biện. Họ hoàn toàn không dậy, không muốn dậy, họ không muốn có thế hệ trẻ độc lập và biết phản biện. Giáo dục ở Việt Nam chỉ là học để kiếm bằng và ra trường kiếm ghế, không phải giáo dục khai phóng, để con người phát triển hết năng lực, khả năng. Tôi nghĩ, vài chục năm nữa, nếu cái mô hình này không có gì thay đổi thì dù kinh tế có thể khá hơn căn bản xã hội vẫn vậy. Khoảng cách giàu nghèo, vùng miền, giáo dục không thay đổi sẽ không có được những con người thực sự có trách nhiệm với xã hội, có khả năng phản biện, suy nghĩ độc lập.

Quang Nguyên : Hoạt động bên lề cuộc rà soát này của chị ?

Song Chi : Chúng tôi 3 người trong đó có chị Lữ thị Tường Uyên nhà hoạt động nhân quyền từ Hà Lan, chị Tanya Nguyễn-Đỗ đến từ Florida, Hoa Kỳ, đại diện Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ đều muốn gặp gỡ các đại diện Liên Hiệp Quốc để nói lên những điếu cần nói. Chị Tanya quan tâm nói đến vụ Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, và vấn đề này đã được đưa ra tới Liên Hiệp Quốc. Cả ba chúng tôi đã gặp các đặc phái viên như về tôn giáo, quyền của dân tộc thiểu số, v.v. 

Riêng tôi đã trình bày, dù không được nhiều lắm, về quyền của dân tộc thiểu số Việt Nam, về nạn buôn người vị thành niên. Tôi đã đề cập với các phái viên Liên Hiệp Quốc về việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Giáo hội vừa có một lãnh đạo mới, Hòa Thương Thích Tuệ Sỹ Trong một quá trình dài Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã bị sách nhiễu, đàn áp. Các vị Tăng Thống trước đây đều bị đàn áp, vô hiệu hóa, cho nên giờ mọi người đều lo lắng, quan tâm đến sự an toàn của Hòa thượng và Giáo hội. 

Rất tiếc, một trong những vấn đề tôi cũng rất quan tâm và muốn đề cập đến là về các tù nhân lương tâm, sự chia cắt giữa những đứa trẻ với cha mẹ bị tù hay cựu tù nhân lương tâm vì quan điểm chính trị hay niềm tin tôn giáo của mình thì lại không đủ thời gian, không gặp được người phụ trách về vấn đề này. 

Dù vậy, hồ sơ về các vụ việc đã được chuyển đi. Hy vọng trong các cuộc họp sắp tới đây, các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước sẽ tiếp tục lên tiếng về việc Việt Nam vẫn duy trì đàn áp những người bất đồng chính kiến, tôn giáo, kể cả bắt bớ người hoạt động về môi trường. Đồng thời nhân tiện đòi hỏi Liên Hiệp Quốc phải xét lại đơn xin ứng cử là ủy viên không thường trực hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc sắp tới của Việt Nam.

Quang Nguyên : Cảm ơn chị Song Chi.

Quang Nguyên thực hiện

Nguồn : VNTB, 17/09/2022

**************************

Ủy ban Quyền Trẻ em Liên Hiệp Quốc quần phái đoàn Việt Nam ráo riết

Nguồn : VNTB, 13/09/2022

Các câu hỏi của phía Ủy ban thì vừa rộng nhưng vừa sát, quần phía Việt Nam ráo riết

quyen2

Phái đoàn Việt Nam gồm có đại diện Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tư Pháp dẫn đầu là bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội.

Hôm 12/9 Tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ các cuộc đối thoại công khai về Quyền Trẻ em giữa một số thành viên Liên Hiệp Quốc và một số nước khác trong đó có Việt Nam sẽ được tổ chức tại Phòng Hội nghị Palais Wilson. 

Phiên điều trần và trả lời chất vấn Việt Nam diễn ra trong hai ngày 12 và 13 tháng 9, như sau :

Ngày 12/9/2022 từ 20 giờ đến 23 giờ, giờ VN

Ngày 13/9/2022 từ 15 giờ đến 18 giờ, giờ VN

Phái đoàn Việt Nam gồm có đại diện Bộ Lao động-Thương binh Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tư Pháp dẫn đầu là bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội.

Phía Ủy ban Quyền Trẻ em gồm 7 người.

Đoàn Việt Nam đưa ra những bản báo cáo việc thực hiện Công ước về Quyền Trẻ em rất tích cực, với những con số rất hấp dẫn, từ việc cam kết tuân thủ các điều ước quốc tế, thúc đẩy và bảo vệ phụ nữ và trẻ em, phòng chống mua bán người, phổ cập học tập với gần 100% trẻ em 5 tuổi được vào mầm non, bảo đảm sự công bằng cho trẻ em các dân tộc thiểu số v.v.

Phía Ủy ban đưa ra những câu hỏi rất cụ thể. Ví dụ câu hỏi về ngân sách dành cho trẻ em như thế nào. Phía Việt Nam trả lời ngân sách quốc gia dành riêng cho trẻ em chiếm khoảng 20%, về cơ bản các địa phương đều có dành nguồn lực riêng. Ủy ban đặc biệt quan tâm đến sự công bằng dành cho trẻ khuyết tật, trẻ em của các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, trẻ đến tỵ nạn tại Việt Nam và LGBT…

Cũng liên quan đến vấn đề trẻ em thuộc các dân tộc thiểu số, Ủy ban quan tâm đến việc liệu các em có được học tiếng của mình không, như sắc dân như Khmer, Hmong, Chăm, Thái, Nùng và nếu học có 3 giờ/tuần thì quá ít. (Trên thực tế ở Việt Nam tất cả mọi dân tộc thiểu số khi đi học đều phải học tiếng Kinh, cũng có vài dân tộc có được học tiếng của mình, ví dụ như dân Champa). Phía Việt Nam trả lời là đang tiến hành nghiên cứu sách giáo khoa cho một số dân tộc, và đổ thừa vì có nhiều sắc dân, trong đó có những dân tộc không có chữ viết…

Ủy ban cũng hỏi các luật về trẻ em ví dụ như phía Việt Nam có in ấn và phổ biến thông tin về Quyền trẻ em bằng tiếng của các đồng bào sắc tộc hay không ?

Các câu hỏi rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực từ ngân sách dành cho trẻ em, làm thế nào để giảm tình trạng bạo lực, an toàn trên mạng xã hội, các trường hợp tội phạm tình dục, giáo dục về giới tính, phòng tránh thai cho trẻ em, hôn nhân cận huyết thống, nạn tảo hôn cho tới tình trạng an toàn giao thông, nạn đuối nước ở trẻ em…

Ủy ban cũng hỏi về việc tội phạm vị thành niên, việc cha mẹ đi tù khi con còn nhỏ dưới 36 tháng tuổi, theo đúng luật Việt Nam là người mẹ có thể được hoãn, phía Việt Nam trả lời là có những trường hợp vì người mẹ là thành phần nguy hiểm hoặc phạm tội có tổ chức thì không được hoãn (câu hỏi là những trường hợp như blogger Đoàn Thị Hồng, blogger Huỳnh Thục Vỵ thì nguy hiểm cho nhà nước như thế nào ?)

Họ hỏi đi hỏi lại về những tổ chức giám sát độc lập để theo dõi việc thực thi Quyền Trẻ em của Việt Nam, Việt Nam đưa ra các kênh để giám sát : báo cáo của các ngành, địa phương ; các cuộc kiểm tra, rà soát định kỳ ; cung cấp các dịch vụ trẻ em thông qua tổng đài 111 ; sự phản ánh của báo chí (tất cả các kênh này đều thuộc sự kiểm soát của nhà nước), Việt Nam cũng đưa ra rất nhiều tổ chức trong đó có Đoàn Thanh Niên (nhưng như chúng ta đã biết tất cả những tổ chức này cũng đều thuộc sự quản lý của nhà nước, trên thực tế không có một tổ chức xã hội dân sự nào độc lập với nhà nước mà có thể tồn tại).

Việt Nam cũng tuyên bố quyền tự do lập hội của trẻ em được bảo đảm. Hoàn toàn không có sự hạn chế nào, rằng dự thảo lập hội đã được đăng tải công khai để nghe ý kiến của người dân (trên thực tế không có hội trẻ em nào mà không nằm dưới sự giám sát của nhà nước).

Liên quan đến quyền lợi của trẻ khuyết tật, đoàn Việt Nam đưa ra những báo cáo rất đẹp, Ủy ban nêu ra con số 40% trẻ em khuyết tật đã được đến trường là quá ít, họ yêu cầu phía Việt Nam cho biết cụ thể cần bao lâu để đạt tiêu chuẩn 90 hay thậm chí 100% ?

Về nạn xâm hại trẻ em, hay nghiện ngập, Ủy ban đặt ra câu hỏi làm thế nào để ngăn chặn, làm thế nào để các em không bị nghiện trở lại, các liệu pháp về tâm lý, phía Việt Nam đã có những nhân viên xã hội được huấn luyện để làm những công việc này không…

Về y tế, Ủy ban đề ra phải bảo đảm dịch vụ y tế cho trẻ em yếu thế, vùng sâu vùng xa…

Tóm lại, các câu hỏi cho thấy bao quát rất nhiều lĩnh vực, nhưng đồng thời họ cũng hỏi rất kỹ.

Một số câu hỏi cho thấy họ đã quần phía Việt Nam ráo riết :

Ủy ban hỏi về sự tương quan giữa quyền tự do ngôn luận trong việc áp dụng luật An Ninh Mạng. Tức là quyền tự do biểu đạt có bị giới hạn hay không ?

Vai trò của Quốc hội Việt Nam.

Phía Việt Nam nói là đã bãi bỏ các nhà nội trú, trường nội trú khiến cho Ủy ban rất băn khoăn. Và hỏi dựa trên tiêu chuẩn nào các trẻ được chọn vào nhà nội trú ?

Phía Việt Nam nói săn sóc y tế miễn phí 100% cho trẻ em dưới 6 tuổi. Một vị trong Ủy ban hỏi lại vậy trên 6 tuổi thì sao ?

Một lãnh vực quan tâm khác là các trẻ em không thể thăm bố mẹ bị giam ở nơi xa xôi.

Đây là một vi phạm trầm trọng quyền trẻ em.

Từ các báo cáo của BPSOS và các tổ chức nhân quyền tôn giáo độc lập, họ đưa ra những câu hỏi về nạn buôn người trong đó có những trường hợp trẻ vị thành niên, những trường hợp không được công nhận là công dân nên không được cấp giấy khai sinh (vụ Phân [tiểu] khu 181 mà BPSOS đã báo cáo) để hỏi lại khi Việt Nam nói rằng đã có chính sách bảo đảm bao phủ cho mọi trẻ em đều được cấp giấy khai sinh, bao gồm vùng xa, dân tộc thiểu số. Việt Nam tuyên bố tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh là 97,2%. 

Một vị cũng nhắc đến việc buôn người đến Saudi Arabia và Campuchia (cho thấy họ đã đọc những báo cáo do BPSOS thu thập và biên soạn).

Khi Việt Nam nói về các chương trình dành cho trẻ em, một vị hỏi lại là nhưng tôi muốn hỏi các chương trình này có được áp dụng cho tất cả các trẻ em bao gồm các em ở vùng sâu vùng xa ?

Một nữ đại biểu đề cập đến vấn đề vô quốc tịch và hỏi phía Việt Nam đã làm gì trong trường hợp vô tổ quốc (chứng tỏ cũng đã đọc báo cáo của BPSOS)

Một vị đặt câu hỏi các thành tựu của phía Việt Nam đưa ra liệu có bền vững không.

Trong phần các câu hỏi dành cho ngày 13/9, họ đề nghị phía Việt Nam phải đưa ra những dữ liệu, con số cụ thể hơn.

Tóm lại, các câu hỏi của phía Ủy ban thì vừa rộng nhưng vừa sát, quần phía Việt Nam ráo riết còn phía Việt Nam thì như mọi khi, đọc những bản báo cáo rất dài, chung chung đã soạn sẵn để câu giờ, và trả lời vòng vòng tránh trả lời trực tiếp vào câu hỏi của các thành viên của Ủy ban Quyền trẻ em.

Song Chi tóm lược

Nguồn : VNTB, 13/09/2022

(*) Tựa do VNTB đặt

**********************

Liên Hiệp Quốc rà soát vic thc thi quyn tr em ca Vit Nam

VOA, 12/09/2022

Hôm 12/9, mt y ban ca Liên Hp Quc rà soát vic thc thi Công ước v Quyn Tr em ca chính ph Vit Nam, mt trong các công ước quan trng v nhân quyn mà nước này đã ký kết. Đây là đt gii trình mi nht v công ước này trong hơn 10 năm qua gia lúc các nhà vn đng, nhân chng thông qua các t chc phi chính ph gi hàng lot các báo cáo cho Ủy ban Liên Hiệp Quốc v Quyn tr em lên án s vi phm ca chính ph Vit Nam.

quyen3

Đ i di n phái đoàn chính ph Vi t Nam phát bi u t i phiên rà soát c a Ủy ban Liên Hiệp Quốc v Quy n Tr em ngày 12/9/2022. Ch p t màn hình Web UN TV.

Theo lch trình làm vic y ban Liên Hiệp Quốc v Quyn Tr em (CRC), cuc rà soát Vit Nam v thc thi Công Ước Liên Hiệp Quốc v Quyn Tr Em bt đu lúc 3 gi chiu ngày 12/9 và s tiếp tc và lúc 10 gi sáng ngày 13/9 gi Geneve, Thy Sĩ.

Ủy ban yêu cu Chính ph Vit Nam gii trình rt nhiu vn đ liên quan đến quyn tr em, trong đó có các ni dung như : Các bin pháp được thc hin đ đm bo quyn tr em trong bi cnh đi dch Covid-19 và đ gim thiu các tác đng tiêu cc ca đi dch ; các bin pháp đm bo rng các b lut gn đây, bao gm Lut An ninh mng, Lut tiếp cn thông tin, Lut Báo chí, B lut Hình s và Lut tôn giáo, tín ngưỡng tôn trng và đm bo quyn riêng tư, tiếp cn thông tin phù hp ca tr em và quyn t do ngôn lun, lp hi, hi hp ôn và t do tôn giáo; các bin pháp bo đm tr em dân tc thiu s được tiếp cn bình đng vi giáo dc song ng có cht lượng

Chính quyn Vit Nam phn hi mt cách chung chung trong văn thư được CRC tiếp nhn ngày 25/8/2022 như sau : "Vit Nam đã áp dng nhiu bin pháp đ bo v quyn tr em trong đi dch Covid-19" ; "Lut Tr em quy đnh tr em có quyn t do hi hp, t do bày t ý kiến, nguyn vng v nhng vn đ liên quan đến tr em" ; "Lut Tôn giáo, tín ngưỡng năm 2021 quy đnh mi hành vi xâm phm quyn tr em v tín ngưỡng, tôn giáo đu b coi là vi phm pháp lut v tín ngưỡng, tôn giáo" ; "Vit Nam cũng đy mnh các hot đng truyn thông, vn đng xã hi nhm bo đm các dân tc, tôn giáo có quyn bình đng, chung sng hòa bình và tương tr ln nhau".

quyen4

Phiên rà soát vic thc thi công ước Liên Hiệp Quốc v Quyn Tr em ca Vit Nam ti Geneve, ngày 12/9/2022. UN Web TV.

Trong khi din ra cuc rà soát này, CRC có các hp riêng vi mt s các nhà vn đng, nhân chng, trong đó có 3 người ph n gc Vit bao gm nhà báo Song Chi đến t Anh Quc ; bà L Th Tường Uyên, Ch tch Hi Bo v Nhân quyn Vit Nam ti Hòa Lan ; bà Tanya Nguyn-Đ, đi din Thin Am Bên B Vũ Tr, đến t Florida, Hoa K.

Ba đi din này được t chc phi chính ph BPSOS Hoa K đ ngh lên CRC đ trình bày các vi phm ti Vit Nam mà t chc này thu thp trong nhiu năm qua.

Nhà báo Song Chi, cu đo din phim truyn hình - người đã thc hin nhiu cuc phng vn v các trường hp tù nhân lương tâm b bt khi con còn rt nh hoc chính con nh ca h b cho là b chính quyn đe do, triu tp điu tra - chia s vi VOA v các vn đ bà trình bày vi Ủy ban.

"Chúng ta biết rng Vit Nam là mt trong nhng quc gia phê chun Công ước v Quyn Tr em rt sm, nhưng trong bao nhiêu năm qua nhà nước Vit Nam vn không h tôn trng Công ước này và vi phm quyn tr em v nhiu mt.

"Tôi s lưu ý v tình trng buôn người, trong đó có tr v thành niên, quyn ca các sc dân bn đa và tình trng hin ti ca mt s gia đình tù nhân lương tâm, tù nhân chính tr

"Trước cuc hp, tôi cũng kp trao đi, nói chuyn vi gia đình ca mt s tr v thành niên b la sang Campuchia làm vic trong các sòng bc do người Trung Quc làm ch hay như mt s thân nhân ca các tù nhân chính tr đang b giam gi…".

Bà L Th Tường Uyên chia s:

"Có nhiu trường hp lm, nhưng mà mình ch nêu các trường hp tiêu biu thôi Phn ln nhiu nhóm đã chung tay đã gi các bài tường trình cho Ủy ban trước, nên ln này mình ch nhc li vài đim thôi.

"Tôi s trình bày các vi phm v tôn giáo, nim tin tôn giáo không được tôn trng hay áp bc, trong đó có c người Hmong, thành viên ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht…".

Bà Tanya Nguyn Đ nói vi VOA :

"Tôi và hy vng rng Liên Hiệp Quốc s lng nghe nhng li nói người đã làm vic vi Thin Am hay người đi din Thin Am đ nói lên nhng s vic đã xy cho các bé Thin Am: vn đ tâm lý nh hưởng lâu dài.

"Tôi hy vng các điu khon, bao gm Điu 18 [Công ước quc tế v các quyn dân s và chính tr, 1966 (ICCPR)], và Công ước Liên Hiệp Quốc v Quyn Tr em hay các điu khon mà Liên Hiệp Quốc đang bo v và đã được viết ra, s giúp bo v Thin Am, không nhng giúp bo v Thin Am hin ti mà còn bo v các tr em thuc tín ngưỡng, tôn giáo sau này…

"Tiếc rng 10 em bé Thin Am đã xy ra nhng chuyn khng hong".

Các nhà vn đng cho rng trong khi sau khi chính quyn bt b và x pht 6 thành viên Thin Am Bên b Vũ tr Long An vi án tù hơn 23 năm vào hi tháng 7/2022, dn đến vic 10 tr em ti cơ s này thiếu người chăm sóc và đ đu, khiến các em này rơi vào tình trng khng hong tâm lý trm trng.

Theo t chc BPSOS, t chc này va gi lên Liên Hiệp Quốc báo cáo vi ta đ "Các tác đng xu ca s đàn áp tôn giáo lên 10 chú tiu Thin Am Bên B Vũ Tr" trong đó nói rng "Qua h sơ này, quc tế s thy rt rõ là chính các chc sc ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam do nhà nước dng lên năm 1981 đã vi phm nghiêm trng Lut Tín ngưỡng Tôn giáo ca Vit Nam và Điu 18 ca Công ước Quc tế v Quyn Dân s và Chính tr".

Được biết đây là bn cáo cáo th 6 mà BPSOS đã đ trình cho CRC đ chun b cho cuc rà soát.

Phn hi các vn đ mà CRC nêu ra trước đây, Chính quyn Vit Nam vào ngày 17/12/2018 cho rng thông qua các công c lp pháp, hành pháp và tư pháp, nước này đã tuân th các điu khon ca Công ước Liên Hiệp Quốc v Quyn Tr em.

"H thng pháp lut, chính sách công và vic thc thi pháp lut ca Vit Nam th hin s nht quán trong vic đm bo công bng và bình đng trong vic thc hin các quyn ca tr em. Nghiêm cm vic phân bit đi x vi tr em trên bt k cơ s nào", văn bn tng hp phn hi ca Chính ph Vit Nam được đăng trên trang lưu tr thông tin Liên Hiệp Quốc cho biết.

"Ngoài ra, tr em dân tc thiu s, tr em di cư, tr em khuyết tt, tr em nhim HIV/AIDS và tr em vùng sâu, vùng xa được ưu tiên tiếp cn các dch v xã hi. Quan trng nht, giáo dc, chăm sóc sc khe và phúc li xã hi được cung cp bình đng cho tt c tr em", văn bn cho biết thêm.

Trong thi gian din ra các phiên rà soát, người dân Vit Nam có th thc thi quyn giám sát ca mình thông qua vic theo dõi hai phiên gii trình ca Chính ph Vit Nam ti din đàn Liên Hiệp Quốc vào ngà12/9 và 13/9.

Nguồn : VOA, 12/09/20222

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Quang Nguyên, Song Chi, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 247 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)