Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/09/2022

Nga xâm lược Ukraine : Trung Quốc "dạy Việt Nam bài học" phiên bản 2022

Tử Long

"Chiến dịch đặc biệt sẽ tiếp tục, sẽ không dừng lại cho tới khi đạt đuợc những mục tiêu đã đặt ra".

Peskov 

baihoc1

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an, đã phán

Trong ngày 12/9, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga sẽ tiếp tục tiến hành chiến dịch đặc biệt, bất chấp các nỗ lực phản công của Ukraine. Đây cũng là tuyên bố chính thức đầu tiên của Moscow trước những diễn biến bất lợi tại vùng Kharkiv.

Cũng trong ngày 12/9, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine thông báo, đã thành công đẩy lùi lữ đoàn thủy quân lục chiến của Nga ra khỏi các khu vực trọng yếu tại Kherson. "Các cuộc phản công đã đem lại kết quả ngoài mong đợi, có ít nhất 85% thành viên Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 810 của quân đội Nga không còn khả năng chiến đấu", trích thông báo của Ukraine.

Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 810 có trụ sở chính đặt tại bán đảo Crimea. Kể từ khi chiến dịch phản công giành lại khu vực phía Nam của Ukraine diễn ra, lữ đoàn này được phân công bảo vệ phòng tuyến của các lực lượng thân Nga tại Kherson.

Trước đó, Tướng Valeriy Zaluzhnyi, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine tối 11/9 đã tuyên bố, quân đội Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát 3.000 km2 lãnh thổ kể từ đầu tháng 9, đang đẩy mạnh tiến công cả ở phía bắc, phía nam cũng như phía đông vùng Kharkiv và chỉ còn cách biên giới với Nga 50km.

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov ngày 11/9 giải thích, việc binh lính Nga bất ngờ rút khỏi thị trấn Izium thuộc vùng Kharkiv thực tế nhằm "tái tập hợp lực lượng" để củng cố các tuyến phòng thủ ở khu vực Donetsk lân cận.

Với tuyên bố này, các nguồn thạo tin nói, Moscow đã điều các trực thăng lớn nhất thế giới Mi-26 lập cầu hàng không, tăng cường tiếp viện cho các đơn vị quân đội Nga ở tỉnh đông bắc của Ukraine sau khi các lực lượng Kiev chiếm được trung tâm hậu cần đường sắt Kupiansk.

Diễn biến như kể ở trên được đánh giá có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị đối với Tổng thống Zelensky, khi ông tìm cách giữ cho Châu Âu thống nhất ủng hộ Ukraine, viện trợ cả vũ khí và tiền bạc, ngay cả khi các quốc gia trong Châu lục đang đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng bùng phát vào mùa đông năm nay vì Nga cắt giảm các nguồn cung khí đốt cho Châu Âu.

Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraine dường như đang đi vào hồi chung cuộc với sự "tái tập hợp lực lượng" của quân đội Nga – theo lời của Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga.

Một liên tưởng dường như Nga đang là một phiên bản 2022 của Trung Quốc khi xâm lược hàng loạt các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.

baihoc2

Di sản cuộc chiến 1979 : bộ đội Trung Quốc gỡ mìn ở vùng biên giới với Việt Nam nhiều năm sau chiến tranh

Kết cuộc của cuộc chiến xâm lược này, là Trung Quốc không thể "dạy cho Việt Nam một bài học" như lời Đặng Tiểu Bình đã nói. Trung Quốc không tác động được đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Việt Nam. Họ đã không buộc được Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia, cứu được chính quyền Pol Pot.

Trung Quốc cũng không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa kiều, chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, với Liên Xô, với Mỹ. Họ cũng không đánh bại được ý chí của người Việt Nam trong tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam, khi ấy đã làm các nước trong khu vực lo sợ về hình ảnh một nước lớn sẵn sàng đặt mình trên nước khác, sử dụng vũ lực nếu vị thế và uy lực của mình bị thách thức. Không nước ASEAN nào vui vẻ với sự trừng phạt Việt Nam của Trung Quốc.

Điểm khác biệt ở đây giữa hai cuộc chiến là nhân dân Ukraine không mơ hồ về "tình đồng chí viễn vông" với con gấu Nga.

Trong khi đó thì sau tháng 4-1975, niềm tin vào những người anh em cùng chung ý thc h đã làm Hà Ni mt cnh giác, không tin b tn công trong c hai cuc chiến biên gii Tây Nam và phía Bc.

Cuộc chiến 1979 cho thấy trong quan hệ quốc tế, lợi ích quốc gia là cao nhất, trên cả tinh thần quốc tế vô sản và nhiều khi các bên sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt mục tiêu chính trị.

Nói một cách khác, đó là Trung Quốc đã dạy cho Việt Nam một bài học chính trị. Bài học đầu tiên mà Việt Nam học được là Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực khi cần thiết để đạt được các mục tiêu chính trị quan trọng, bất kể các lời tuyên bố trong quá khứ về tình anh em, hữu nghị…

Xem ra ủng hộ Putin trong cuộc chiến xâm lược Ukraine, có khác nào cổ vũ cho Trung Quốc "dạy cho Việt Nam một bài học" như lời Đặng Tiểu Bình đã nói.

Tử Long

Nguồn : VNTB, 13/09/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Tử Long
Read 304 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)