Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/09/2022

Lỡ gây chiến ở Ukraine, Putin bối rối giải thích và kêu gọi ủng hộ

Ngô Nhân Dụng, Thanh Phương, Thanh Hà

Vladimir Putin chu lép vế

Ngô Nhân Dụng, VOA, 17/09/2022

Nhưng ch vì l gây chiến vi Ukraine, Putin đang chu lép vế trước Tp Cn Bình ; b c thế gii ty chay, phi bám ly Trung Quốc đ bán xăng du, khí đt và mua hàng hóa b cm vn.

nga1

Vladimir Putin còn thú nhn rng, v "cuc khng hong Ukraine, chúng tôi hiu nhng thc mc và mi quan tâm ca các người bn Trung Quc, và trong cuc gp g hôm nay s gii thích thêm chi tiết cho sáng t".

Gp Tp Cn Bình ln này, Vladimir Putin lép vế rõ ràng. Xut hin tay đôi trong cuc hp th lãnh các nước thuc T chc Cng tác Thượng Hi, Samarkand, th đô nước Uzbekistan, Tp Cn Bình ch thân mt gi Putin là ng bn cũ", c hu ; còn Putin c dùng nhng ch nng nàn níu kéo hơn, nói vi Bình nhng li, ng Chí thm thiết, Bn thm thiết".

Vladimir Putin còn thú nhn rng, v "cuc khng hong Ukraine", "Chúng tôi hiu nhng thc mc và mi quan tâm ca các người bn Trung Quc, và trong cuc gp g hôm nay s gii thích thêm chi tiết cho sáng t".

Nghe Putin nói v Ukraine phi đáng ngc nhiên ! Câu hi là : Ti sao Putin cn phân trn v "các thc mc và mi quan tâm" ca người Trung Quc ? Đ làm gì ? Nếu hai bên sp hp vi nhau, s có dp gii thích, thì đâu cn tuyên b trước công chúng, đ ai cũng biết Trung Quc "thc mc" vi Putin v v Ukraine ?

Có th, trước khi hai lãnh t gp mt, nhân viên ngoi giao tho lun, Trung Quc đã báo trước rng Tp Cn Bình s than phin v cuc chiến Ukraine ; vì thế người Nga xin đ chính Putin s nói, cho bt căng thng.

Nhưng ti sao khi ti Samarkand, nước Uzbekistan, mà Tp Cn Bình mun nói v chiến tranh Ukraine ?

Đó là mt cách nhc nh các nước Trung Á : Coi chng, Nga có th cũng gây ra mi ha cho quý v, ging như Ukraine !

Bi vì bn nước Kazakhstan, Tajikistan, Uzbekistan, và Kyrgyzstan, thành viên ca T chc Cng tác Thượng Hi đang hp ti Samarkand, đu nm trong Liên bang Xô Viết cũ, ging như Ukraine. Các nước này đu có th b Nga kiếm c xâm lăng, như Ukraine !

Tp Cn Bình nhc nh đến mi đe da ca Nga đ thuyết phc các nước Trung Á kết thân vi Trung Quc. Trước khi đến Uzbekistan, Tp Cn Bình đã ghé thăm Kazakhstan, chuyến xut ngoi đu tiên k t khi có bnh dch Covid-19. Ông đã ha hn vi Tng thng Kassym-Jomart s giúp bo v nn đc lp, ch quyn và s toàn vn lãnh th ca Kazakhstan, "bt chp các biến đi trên thế gii !" Ai cũng hiu, ch nước Nga mi có th xâm lăng x này !

Kazakhstan và Trung Quốc cùng sáng lp T chc Cng tác Thượng Hi vào năm 2001, sau thêm sáu nước khác. Ông Kassym-Jomart cũng như Tp Cn Bình đu không công nhn hai nước "Cộng hòa Nhân Dân" ly khai Ukraine mà Vladimir Putin đã dng lên.

Nhiu người Nga sinh sng trong các nước Trung Á t thi Xô Viết, nay vn còn đông. S người nói tiếng Nga ti Kazakhstan chiếm 18% dân s, phn ln sng phía Bc, giáp đường biên gii vi Nga dài 7,644 km, dài hơn biên gii chy hướng Đông Tây gia M và Canada, 6416 km (biên gii Canada giáp Alaska theo hướng Bc Nam dài 2475 km).

Ông Putin t coi mình có bn phn "bo v nhng người nói tiếng Nga" bt c nơi nào. Putin đã gi Kazakhstan là mt "nước nói tiếng Nga". Ông tng mô t Ukraine như vy trước khi tn công đu năm nay. Tp Cn Bình đang nhc nh mi nguy này vi các nước trong vùng.

Các nước t Kazakhstan đến Uzbekistan, đu cùng mt gc vi dân Th Nhĩ K, và cùng theo Hi Giáo cũng như dân Uygur Tân Cương. Cho nên h đu ng h dân Ukraine, chính thc hoc ngm ngm, trong cuc chiến đu chng quân Nga xâm lược.

Năm 2013 Tp Cn Bình đã công b chương trình Nht Đi Nht L (Mt vòng đai, Mt con đường) ti Kazakhstan. Đó là quc gia rng ln và giàu qung m nht trong vùng, còn tn ti trên "Con Đường Tơ La" xưa kia. Các vương quc khác phía Đông đã b quân Trung Quc ln lượt chiếm t trước Công Nguyên cho ti đi nhà Đường ; bây gi là tnh Tân Cương, giáp ranh Kazakhstan vi biên thùy dài 1,700 km. Trên Con Đường Tơ La này, đo Pht t vùng Gandhara (Bc Pakistan và Afghanistan bây gi) bt đu được truyn bá qua nước Trung Quc vào thế k th nht. Các di tích ca Đi đế Alexander và các tr đá ca Asoka vn còn ri rác trong vùng. T thế k th 8, đo Islam cũng theo đường này truyn bá sut vùng Trung Á, qua ti Trung Quc.

Kế hoch Nht Đi Nht L ni dài đường Ha xa Trung Quc Tc hành (China Railway Express) xuyên Á Châu qua Châu Âu, vi 11 thiết l, t Kazakhstan qua Iran, Trung Đông, Châu Âu và ni c vi vùng Đông Nam Á. Năm 2021 xe la đã chuyên ch 15,000 toa tàu công ten (container) đưa hàng hóa t Trung Quc qua Kazakhstan, ti các nước Châu Âu.

Kazakhstan rt giàu khoáng sn, du la và khí đt, ch thiếu chuyên gia và k thut. T năm 1991 sau khi tách khi Liên Xô, Kazakhstan mua bán vi Trung Quc nhiu th nhì, sau nước Nga. Năm 2021, Nga đu tư trc tiếp vào x này nhiu hơn Trung Quc, 8% so vi 7.8% tng s FDI, theo South China Morning Post nhưng M và Châu Âu vn đu tư nhiu hơn. Các công ty M như ExxonMobil hay Chevron đã đ hàng t đô la vào nước này.

Nhưng vì các lý do lch s và đa dư, Nga vn nm thế mnh so vi Trung Quc trong vùng Trung Á. Đu năm nay, dân Kazakhstan biu tình, bo lon. Putin đã gi quân Nga qua giúp dp lon, xong đã rút v. Tháng By va qua, dân Uzbekistan cũng ni dy, b đàn áp, chết 18 người. Dân Uzbek nói nhiu th ng, đang dùng tiếng Nga trong công văn, giao dch thương mi, như dân n Đ dùng tiếng Anh. Trung Quốc có mun thay thế Nga vùng Trung Á cũng phi đi ít nht vài ba chc năm.

Nhưng ch vì l gây chiến vi Ukraine, Putin đang chu lép vế trước Tp Cn Bình ; b c thế gii ty chay, phi bám ly Trung Quốc đ bán xăng du, khí đt và mua hàng hóa b cm vn. Dân Trung Quc có th mun ng h Nga nhưng cũng không th cu mt nước kinh tế đang xung dc, vì chính h cũng s b M cm vn. Chc chn Tp Cn Bình cũng không mun dính líu đến mt cuc chiến tranh đang tht bi, khi thy quân đi Nga l nguyên hình là "Cp Giy".

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 17/09/2022

**************************

Nga - Trung đoàn kết trước phương Tây, nhưng chưa phải là đồng minh

Thanh Phương, RFI, 16/09/2022

Trong cuộc gặp đầu tiên kể từ khi Nga xua quân đánh chiếm Ukraine, hôm 15/09/2022 chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện quyết tâm hỗ trợ nhau và tăng cường quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng với phương Tây. 

nga2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin tại thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Samarkand Uzbekistan, ngày 15/09/2022/AP - Alexandr Demyanchuk

Ông Tập Cận Bình và ông Vladimir Putin đã gặp nhau bên lề thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Samarkand, Uzbekistan. Theo đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc, trong cuộc gặp, ông Tập Cận Bình đã nói với ông Putin là Bắc Kinh sẵn sàng "làm việc với Moskva để hỗ trợ lẫn nhau một cách mạnh mẽ về các vấn đề liên quan đến các lợi ích căn bản, đồng thời tăng cường hợp tác song phương".

 Về phần tổng thống Putin, ông lên án những "mưu toan" của phương Tây nhằm "thiết lập một thế giới đơn cực". Tổng thống Nga còn khẳng định lại sự ủng hộ của Moskva đối với Bắc Kinh trong hồ sơ Đài Loan, mà hiện đang gây căng thẳng cao độ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. 

Cuộc gặp giữa tổng thống Nga và chủ tịch Trung Quốc là sự kiện quan trọng nhất tại thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, diễn ra trong hai này 15 và 16/09, quy tụ lãnh đạo của nhiều nước khác như Ấn Độ, Pakistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Trung Á. Riêng đối với chủ tịch Tập Cận Bình, đây là chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của ông kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Khác biệt về chiến lược

Theo các nhà phân tích được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Trung thể hiện sự xích lại gần nhau giữa hai cường quốc, thế nhưng giữa Moskva và Bắc Kinh vẫn còn nhiều khác biệt về chiến lược. Tổng thống Putin và chủ tịch Tập Cận Bình đồng quan điểm trên rất nhiều vấn đề, nhưng họ không phải là đồng minh, mỗi người có những lợi ích riêng.

Theo đánh giá của chuyên gia Evan Feigenbaum, trung tâm Carnegie Endowment for International Peace, "Trung Quốc mạnh hơn Nga và có những lợi ích toàn diện hơn, đa dạng hơn. Mục tiêu của Bắc Kinh là bảo toàn sự đồng thuận với Moskva về mặt chiến lược, để chống lại thế lực của Mỹ".

Còn theo nhà sử học Pierre Grosser, sự ủng hộ của ông Tập Cận Bình với ông Putin có thể trở thành một "cái bẫy đối với Trung Quốc". Ông giải thích : "Thái độ thù nghịch của Nga đối với phương Tây khiến nước này cứ phải theo con đường đối đầu nguy hiểm, cho nên khó mà chung sống hòa bình, trong khi Trung Quốc về mặt kinh tế và công nghệ rất cần đến những trao đổi với các nước tư bản lớn".

Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Alice Ekman, đặc trách về Châu Á của Viện Nghiên cứu An ninh Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh căng thẳng kéo dài giữa Bắc Kinh với Washington, Trung Quốc cần phải đẩy nhanh tiến trình xích lại gần nước Nga. Viễn cảnh này gây lo ngại đặc biệt cho Đài Loan. Hôm nay, chính phủ Đài Bắc cho rằng việc tăng cường quan hệ Nga - Trung "gây tổn hại cho hòa bình thế giới".

Thanh Phương

************************

Xâm lược Ukraine : Nga đang trả giá đổi lấy yểm trợ của Trung Quốc ?

Thanh Hà, RFI, 16/09/2022

Tình bạn "vô bờ bến" giữa hai ông Vladimir Putin và Tập Cận Bình từng được phô trương tại Bắc Kinh hồi tháng 2/2022 liệu có còn nguyên vẹn kể từ khi Moskva xâm chiếm Ukraine, đẩy Trung Quốc thành điểm tựa về chính trị và kinh tế có trọng lượng duy nhất của Moskva ? 

Uzbekistan Xi Putin Summit

Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi với chủ tịch Trugn Quốc Tập Cận Bình trước cuộc họp thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), tại Samarkand, Uzbekistan, 16/09/2022 via Reuters - Sputnik

Ngày 15/09/2022, tổng thống Nga sau cuộc hội đàm với lãnh đạo Trung Quốc bên lề thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải lần thứ 22 tại Samarkand- Uzbekistan cho biết ông "thông cảm" trước những băn khoăn của Trung Quốc trên hồ sơ Ukraine. Vào lúc những tin xấu trên mặt trận Ukraine dồn dập ập đến, câu nói đó cũng đủ che khuất tất cả những tuyên bố mạnh mẽ của hai ông Tập Cận Bình –Vladimir Putin về "quan hệ hữu nghị" song phương, về "hợp tác", về những "quan điểm gần gũi" giữa Moskva và Bắc Kinh liên quan đến một trật tự thế giới, để thoát khỏi cái bóng của phương Tây. Về phía Trung Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định sẵn sàng cùng với Nga "đảm đương vai trò của những cường quốc" nhưng không đi sâu vào chi tiết. Theo báo chí phương Tây, ông Tập gần như đã không nhắc tới chiến tranh Ukraine. 

Theo giới phân tích, những dấu hiệu này bắt đầu để lộ một sự rạn nứt nào đó của trục Moskva – Bắc Kinh. Nhà nghiên cứu Taniatna Kastouéva-Jean, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp IFRI giải thích : Trung Quốc là lá bài then chốt của Nga vào lúc Moskva đang phải đương đầu với phương Tây. Bắc Kinh đã không lên án chiến tranh Ukraine, không chạy theo phương Tây phong tỏa kinh tế Nga. Nhưng về thực chất, Trung Quốc giúp Nga "không nhiều" : Bắc Kinh không cấp vũ khí cho Moskva.

Vào lúc Nga bị phương Tây cấm vận, thiếu phụ tùng công nghiệp và nhất là linh kiện bán dẫn, thì điện Kremlin đã không thể trông cậy vào các doanh nghiệp Trung Quốc, bởi vì về mặt chính thức phần lớn các công ty Trung Quốc muốn duy trì hoạt động với Âu, Mỹ và muốn tránh để bị vạ lây. Báo cáo mới nhất Club Valdai, một diễn đàn quy tụ các chuyên gia quốc tế nghiên cứu về tình hình nước Nga, công bố hồi tháng 7/2022 cho thấy : đầu tư của Trung Quốc vào Nga sụt giảm, các ngân hàng Trung Quốc "tự kềm chế" trong các dự án tại Nga. Trong lĩnh vực tư nhân một số doanh nghiệp Trung Quốc như hãng sản xuất drone, DJI tuy không rút vốn khỏi nước Nga nhưng đã tuyên bố tạm ngừng cung cấp cho cả Moskva lẫn Kiev.

Ngay cả về năng lượng, lĩnh vực mà theo giới quan sát, Nga và Trung Quốc đã "đi xa nhất", mặc dù Moskva mạnh mẽ thông báo thị trường Trung Quốc sẽ từng bước thay thế Châu Âu, nhưng theo quan điểm của ông François Godement, viện nghiên cứu Montaigne Paris, bản thân Bắc Kinh cũng thận trọng vì "Trung Quốc chẳng dại dột để Nga lợi dụng đẩy mình vào thế phải đọ sức với Châu Âu". 

Tuy nhiên điều đó không cấm cản Trung Quốc lợi dụng thời cơ, biết rằng đang ở thế thượng phong để đặt điều kiện với Nga. Bắc Kinh hối hả mua dầu khí của Nga vì 50% hóa đơn được thanh toán bằng rúp và nửa còn lại là bằng đồng nhân dân tệ. Cũng ông Godement giải thích thêm Bắc Kinh không hề khoan nhượng, đòi các nhà cung cấp của Nga giảm giá cho Trung Quốc từ 20 đến 50% so với giá thị trường. Hiện tại ngoài Belarus, Trung Quốc là khách hàng mua dầu khí của Nga với cái giá "hữu nghị" nhất. 

Chuyên gia François Chimits, viện nghiên cứu về Trung Quốc của Đức MERICS nói rõ hơn : Trước khi nổ ra chiến tranh Ukraine các doanh nhân và các nhà ngoại giao Trung Quốc đã trông thấy những cơ hội to lớn để mặc cả với Nga về những hợp đồng năng lượng, về các điều khoản sử dụng đồng tiền của hai nước trong các dịch vụ xuất nhập khẩu

Theo các số liệu của Hải quan Trung Quốc trong tám tháng đầu 2022 tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc tăng hơn 50%, chủ yếu là trong lĩnh vực năng lượng. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Liên Bang Nga "tăng theo chiều thẳng đứng". Nga nhập từ xe tải đến phụ tùng máy cày, công cụ nông nghiệp. Về tiền tệ, trao đổi hai chiều giữa đồng rúp của Nga và nhân dân tệ Trung Quốc cũng chưa bao giờ "mạnh" như từ đầu năm đến nay. 

Tất cả những điểm vừa nêu đều cho thấy rõ tính thực dụng của Bắc Kinh. Về phía Moskva tổng thống Putin dường như đã bắt đầu "sốt ruột" khi nhận thấy rằng "tình bạn vô biên" của một đối tác "chiến lược" như Trung Quốc không được như mong đợi. Trong tháng 8 vừa qua, điện Kremlin đã nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh "giúp đỡ nhiều hơn".

Chuyên gia François Godement cho rằng, gần đến Đại hội Đảng, rất có thể ông Tập Cận Bình chờ đợi những tín hiệu mạnh mẽ hơn từ phía Vladimir Putin. Một trong số tín hiệu đó có lẽ là Đài Loan. Không phải tình cờ mà gần đây điện Kremlin nhiều lần nhấn mạnh Nga ủng hộ Trung Quốc trên vấn đề Đài Loan ! 

Thanh Hà

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Ngô Nhân Dụng, Thanh Phương, Thanh Hà
Read 492 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)