Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

26/09/2022

Cắt điện, Hà Nội không cho Khánh Ly ra hát trước công chúng

Huy Đức, Trân Văn, Tuấn Khanh, RFA tiếng Việt

Nhân trường hợp ca sĩ Khanh Ly

Huy Đức, Facebook, 26/09/2022

Rất muốn làm một công dân lười biếng, tin tưởng vào "nguyên nhân cúp điện" trong quyết định hủy đêm diễn của ca sĩ Khánh Ly. Nhưng rồi, không thể không tự hỏi, dù những người ra quyết định có bất chấp pháp lý và đạo lý tới đâu, không lẽ họ không nghĩ đến những tổn thất của nhà tổ chức.

khanhly1

Việc cấp phép cho bà, để bà bán vé, di chuyển ban nhạc từ Sài Gòn ra, rồi chỉ trước hơn 24 giờ, đơn phương hủy bỏ đêm diễn, nó mang dáng dấp hả hê băng nhóm hơn là tính quang minh nhà nước.

Đã 3 tháng kể từ khi Khánh Ly hát "Dấu Chân Địa Đàng" và "Gia Tài Của Mẹ" [xin không bình luật việc cấm những bài hát này là đúng hay sai] nếu chính quyền tin vào tính chính danh của mình, cứ thẳng thừng từ chối cho bà hát.

Việc cấp phép cho bà, để bà bán vé, di chuyển ban nhạc từ Sài Gòn ra, rồi chỉ trước hơn 24 giờ, đơn phương hủy bỏ đêm diễn, nó mang dáng dấp hả hê băng nhóm hơn là tính quang minh nhà nước.

khanhly2

Gần 4 năm trước, đêm nhạc của ca sĩ Tuấn Hưng cũng bị hủy trước khi mở màn vừa đúng 2 giờ, bất chấp những tổn thất mà khán giả và ca sĩ này phải chịu.

Công văn quận Ba Đình gửi tới đơn vị tổ chức chỉ nói là "vì lý do đặc biệt". Có lẽ "đặc biệt" là vì trong hai tuần lễ ấy có 2 "quốc tang" [Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười từ trần (1/10/2018) chỉ một tuần sau khi an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang]. Trong 5 ngày trước đêm diễn của ca sĩ Tuấn Hưng, không ai nói với nhà tổ chức là đêm diễn của họ không được diễn ra. Và dù ngày 6/10/2018, quốc tang mới bắt đầu, đêm 5/10, đêm nhạc của ca sĩ Tuấn Hưng bị yêu cầu dừng lại.

Chúng ta vừa chứng kiến tang lễ của Nữ Hoàng Anh. Không nên so sánh các nhà lãnh đạo của ta với một Nữ Hoàng trị vì Vương quốc Liên hiệp Anh trong suốt 70 năm. Nhưng, Hoàng gia chỉ tuyên bố tang lễ của bà diễn ra trong 11 ngày kể từ 19/9/2022, không buộc các thần dân phải hoãn lịch ăn chơi của họ.

khanhly3

Ca sĩ Tun Hưng hôm nhđược quyếđịnh hy show k nim 20 năm ca hát.

Để tỏ lòng thành kính, nhiều nghệ sĩ, nhiều Câu lạc bộ thể thao tự ý hủy bỏ hoặc hoãn lại lịch trình diễn, thi đấu của mình ; thậm chí, một số cuộc đình công cũng hoãn. Nhưng, nhiều sự kiện văn hóa vẫn diễn ra hoặc chỉ đóng cửa một ngày (thứ Hai, 19/9). Các nhà hát vẫn hoạt động, mỗi ngày tang lễ, vào lúc 7pm, người Anh chỉ giảm ánh sáng đèn trong hai phút.

Đấy là trong suốt nhiều thập niên, người Anh mới có một quốc tang.

Việt Nam thì năm nào không có quốc tang cũng có vài ba "lễ tang cấp cao" hoặc "lễ tang cấp nhà nước". "Quốc tang" áp dụng cho tới 4 chức danh [từ trần cả khi đương chức và về hưu]. Rất lạ là một quy định ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế xã hội của mọi người dân như "quốc tang" cũng chỉ được quy định ở hàng "nghị định".

Khi có "quốc tang" không chỉ các shows hoàng tráng như của ca sĩ Khánh Ly hay Tuấn Hưng, tất cả các rạp chiếu phim, karaoke… đều bị yêu cầu đóng cửa.

khanhly4

Cho dù có bị cấm, không người dân Việt Nam nào có thể quên những bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua tiếng hát của Khánh Ly

Những quyết định bất chấp hậu quả kinh tế không chỉ xảy ra với những người thấp cổ bé miệng hoặc khi có "quốc tang". Ngay báo chí là một "công cụ của Chế độ", khi "quy hoạch", Bộ Thông tin và Truyền thông còn tước tên miền của nhiều báo điện tử [có tên miền ".vn"] sáp nhập vào cơ quan báo chí khác, [trở thành chuyên trang]. Thương hiệu bị mất, toàn bộ dữ liệu sale, lượng truy cập về zero… toàn bộ doanh thu quảng cáo, truyền thông… trị giá hàng chục tỷ/năm mất sạch.

Nguyên tắc của làm chính sách là khi phát hiện vấn đề, nghị viện thường phải tranh luận để xem đó có thực sự là vấn đề phải điều chỉnh bằng luật không. Khi các nhà lập pháp đồng ý là phải "điều chỉnh", nghị viện còn phải để cho các nhà kỹ trị rà soát xem, trong hệ thống pháp luật hiện hành có điều khoản nào có thể áp dụng để điều chỉnh vấn đề vừa nảy sinh ra ấy.

Khi cần phải có một điều khoản hay luật mới, người ta lại cân nhắc chi phí để thi hành [từ phía hành pháp và người dân] nếu lợi ích mà nó mang lại không cao hơn chi phí vận hành, người ta cũng không ban hành luật.

Trước "Đổi mới", người dân Việt Nam không chỉ không có những quyền xa xỉ như "tự do ngôn luận", những quyền thiết thực như tự do đi lại, tự do cư trú ; dân còn không có quyền đưa 10 ký gạo từ Bình Chánh vào chợ Bến Thành, không có quyền đưa 1 ký chè từ Thái Nguyên về Hà Nội...

Đó là những năm tháng Việt Nam bị đưa xuống tận cùng của đói khát.

Cốt lõi nhất của "Đổi mới" là, kể từ 12/1986, người dân bắt đầu CÓ QUYỀN TỰ KIẾM LẤY ĂN.

"Ai cũng vì lẽ phải nhưng đầu óc đảng phái nó làm sai lệch cả lý luận" [Hoàng Xuân Hãn/La Sơn Phu Tử]. Đường lối hay chính sách cho dù rất lý tưởng mà chỉ chăm bẵm vào mục tiêu chính trị của giai cấp cầm quyền, không cân nhắc người dân được mất thế nào thì cho dù khẩu hiệu cao cả tới đâu, nước cũng sẽ kiệt quệ

Nguồn : fb.Osinhuyduc, 26/09/2022

***********************

‘Ct đin’ đ ‘không th chm vào mùa thu Hà Ni’

Trân Văn, VOA, 26/09/2022

Vic Nhà hát Ln Hà Ni đơn phương hy b hp đng cho thuê đa đim vào gi chót không ch gây tn tht cho Công ty S mà còn gây tn thương, tht vng cho c nhng ca sĩ tham gia chương trình ln khán gi...

khanhly5

Chương trình ca nhc vi ch đ "Nh mùa thu Hà Ni" đã không th din ra theo d kiến vào lúc 20 gi ngày 24/9/2022 ti Nhà hát Ln Hà Ni. (nh Bùi Văn Phú)

Đin li được s dng như mt công c đ ngăn chn nhng th mà h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam cho rng... phin toái, có th gây ra nhng tác hi nghiêm trng v tư tưởng và nhn thc, đe da s n đnh chính tr. Tuy nhiên phn ng ca công chúng cho thy, biến đin thành công c nhm bo v tư tưởng, nhn thc, duy trì s n đnh chính tr không... thông minh lm và hu qu hi nhiu li !

***

Chương trình ca nhc vi ch đ "Nh mùa thu Hà Ni" đã không th din ra theo d kiến vào lúc 20 gi ngày 24/9/2022 ti Nhà hát Ln Hà Ni vì theo Công ty Qung cáo truyn thông S (Công ty S) – doanh nghip t chc"Nh mùa thu Hà Ni", vào gi chót, Nhà hát Ln Hà Ni phía cho thuê đa đim biu din thông báo, nơi này b ct đin t 9 gi sáng cùng ngày nên không th thc hin hp đng đã ký.

Trước đó, Công ty S loan báo : Chương trình"Nh mùa thu Hà Ni" s có s tham gia ca : Khánh Ly, Phương Hng Ngc, Cm Vân, Khc Triu, Quang Thành và Đc Tun."Nh mùa thu Hà Ni" được công chúng chú ý vì đó là ln đu tiên và có th cũng là ln cui cùng Khánh Ly cùng khán gi "chm vào mùa thu Hà Ni" như bà tng ao ước k t khi ri Hà Ni phiêu bt khp nơi.

Trong khi Khánh Ly bày t hy vng,"Nh mùa thu Hà Ni" s là dp bà được hát gia mùa thu Hà Ni, cm nhn nhng cm xúc ca các nhc sĩ đã tng viết nhng nhc phm tuyt vi v mùa thu thì đi din doanh nghip t chc biu din ha, s c gng đ"Nh mùa thu Hà Ni" sinh đng vi nhiu lp lang cm xúc, ai cũng có th thy dáng hình mình trong đó.

Vic Nhà hát Ln Hà Ni đơn phương hy b hp đng cho thuê đa đim vào gi chót, không ch gây tn tht cho Công ty S sau khi doanh nghip này đã dn trí lc, sc lc, thi gian, tin bc vào "Nh mùa thu Hà Ni" (đi din Công ty S cho biết, ước tính sơ b v thit hi mà h phi gánh chu khong 1 t 550 triu đng), mà còn gây tn thương, tht vng cho c nhng ca sĩ tham gia chương trình ln khán gi...

Tuy Nhà hát Ln Hà Ni không gii thích ti sao đt nhiên ct đin vào ngày 24/9/2022 nhưng công chúng vn hiu nguyên nhân : Cp trên ca Nhà hát Ln Hà Ni (B Văn hóa thể thao và du lịch) và cp trên ca cp trên không thích Khánh Ly biu din ti Hà Ni. Ct đin là mt đng tác k thut đ chiu theo ý mun ca mt hay mt vài cá nhân lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam.

Vit Nam ch có nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa, không có vua nhưng nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa vn hành theo ý chí ca mt hay mt vài cá nhân. Chưa rõ Nhà hát Ln Hà Ni s phi bi thường cho Công ty S bao nhiêu nhưng bao nhiêu thì tin chi ra đ bi thường vi phm hp đng cũng được trích t công kh và tt nhiên s tr đi phúc li mà dân chúng là đi tượng th hưởng.

Bi nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa vn hành theo ý chí ca mt hay mt vài cá nhân nên mi có nhng doanh nghip không sai vn "v mày, v mt" như Công ty S ch vì ai đó không thích, hay phát sinh nhng tình hung như h thng truyn thông chính thc đng lot loan tin v vic "Nh mùa thu Hà Ni" phi hy do b ct đin ri đng lot đc b (1) dù "được biết, được bàn" vn là quyn hiến đnh.

***

Cách nay khong ba tháng, ca sĩ Khánh Ly tng khuy đng dư lun khi trình bày "Gia tài ca m" trong chương trình ca nhc có ch đ "Du chân đa đàng" do Công ty Mây Lang Thang t chc thành ph Đà Lt (Lâm Đng). Vì "Gia tài ca m" không có trong danh mc nhc phm được... duyt đ... biu din nên Công ty Mây Lang Thang b S Văn hóa thể thao và du lịch Lâm Đng "cnh cáo" (2).

B ràng buc vì nhng tuyên b liên quan đến "thin chí", cũng như nhng mi chào "hòa hp, hòa gii", h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam cùng làm ngơ, không đ đng hoc đng chm gì đến Khánh Ly mà ch tp trung điu tra và x lý Công ty Mây Lang Thang. Cho dù đã nhm mt, bt tai, hành x theo kiu "khôn nhà, di ch" (ch x lý trong nhà Công ty Mây Lang Thang, b qua trách nhim ca người ngoài Khánh Ly) nhưng h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam thm bi trên mt trn dư lun ! Có th vì nhng kinh nghim thu lượm được sau biến c "Gia tài ca m" và vn còn nuôi tham vng trình bày "thin chí" mi chào "hòa hp, hòa gii", thay vì cm Khánh Ly biu din ti Vit Nam, nhng viên chc hu trách chn gii pháp đ Nhà hát Ln Hà Ni "ct đin" vì bó tay vi Khánh Ly.

Mun biết "ct đin" có phi là gii pháp thông minh hay không c vào mng xã hi xem công chúng phn ng thế nào v chuyn "Nh mùa thu Hà Ni" b hy. Chiêu "ct đin" du không mi nhưng dường như h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam không th nghĩ được "chiêu" nào hu dng hơn : "Ct đin" đ chn Đoàn ngh thut Ni Mông ca Trung Quc biu din ti Nhà hát Ln Hà Ni hôm 19/1/2018 nhm bày t tình hu ngh vi Vit Nam đúng vào dp k nim 44 năm ngày Trung Quc cưỡng chiếm toàn b qun đo Hoàng Sa (2). "Ct đin" đ đi din các chính ph ngoi quc, t chc quc tế và công chúng trong nước không th nghe biết nhng tù nhân chính tr nói gì. Tương t, "ct đin" đ không ai biết các viên chc, nhng cá nhân đưa hi l khai gì vi Hi đng xét x trong nhng v án liên quan ti tham nhũng.

Ngm k hơn thì dường như vn đ không nm khía cnh trí lc. H thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam thích dùng đin như công c ch vì thiếu c trung thc ln dũng cm đ tha nhn mâu thun gia nói và làm. Chng hn trong chuyn Nhà hát Ln Hà Ni "ct đin" đ hy "Nh mùa thu Hà Ni", các viên chc cao cp không dám bày t h không thích Khánh Ly biu din ti th đô vì mun chng t Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam đã khác hn giai đon cách nay vài thp niên. Hoc "ct đin" đ chn Đoàn ngh thut Ni Mông ca Trung Quc biu din ti Nhà hát Ln Hà Ni hôm 19/1/2018 đ khi phi gii thích vi phía Trung Quc rng dân chúng Vit Nam phn n, s phn n đó đe da n đnh chính tr thành ra chính quyn phi đáp ng. Vn chn "ct đin" chng l vì đng vn nuôi hy vng "thiên h di c, ch mình ta khôn" ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 26/09/2022

Chú thích

(1) https://amp.baogiaothong.vn/nha-hat-lon-ha-noi-vi-pham-hop-dong-cong-ty-to-chuc-show-thiet-hai-bac-ty-d567079.html

(2) https://thanhnien.vn/vu-khanh-ly-hat-gia-tai-cua-me-so-vh-tt-dl-lam-dong-xu-ly-canh-cao-post1473819.html

(3) https://tuoitre.vn/hoan-dem-dien-doan-nghe-thuat-noi-mong-tai-nha-hat-lon-toi-19-1-20180119085759837.htm

***********************

Chuyện không có điện cho một tiếng hát

Tuấn Khanh, RFA, 26/09/2022

Ca sĩ Quang Thành, người đại diện cho ca sĩ Khánh Ly im lặng một chút khi nghe yêu cầu về cuộc phỏng vấn nhanh vào tối 25 tháng Chín, sau đó anh nói "mọi chuyện rất rối, và cô Khánh Ly chỉ có thể nói về chuyện này sau ngày 28 tháng Chín". Đó là ngày mà bà Khánh Ly đi về Mỹ và nghỉ ngơi, chuẩn bị cho tour diễn ở Châu Âu. Ngày 28 là ngày mà bà rời khỏi hẳn Việt Nam, không biết khi nào quay lại.

khanhly6

Một poster quảng cáo cho chương trình của ca sĩ Khánh Ly ở Hà Nội hôm 28/7/2014 (hình minh họa)

Chương trình của ca sĩ Khánh Ly có tên là "Nhớ mùa thu Hà Nội", ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được viết vào năm 1985. Nhưng số phận ca khúc đó cũng long đong không kém show diễn tổ chức tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Một vài năm sau khi ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội được đón nhận rầm rộ trên mặt truyền thông, như là một sáng tác góp vào nền văn hóa mới của chế độ mới, nhưng bài hát cũng bắt đầu bị soi chiếu và thậm chí bị phản ứng khi đưa vào các chương trình truyền hình. Đến năm 2017, nhạc sĩ Đoàn Bổng, trưởng phòng ca nhạc Đài Truyền hình Việt Nam từng tiết lộ là bài Nhớ mùa thu Hà Nội Tân luôn bị dằn xuống bàn, soi chiếu từng câu chữ.

"Không ít có ý kiến cho rằng ca khúc có những ca từ nhạy cảm : "…Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người, lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai, sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi, sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi… Mùa thu Hà Nội tượng trưng cho mùa thu cách mạng. Vậy nói mùa thu Hà Nội trả lời là trả lời cái gì ? Nếu một số ca khúc trước đây bị cấm vì có ca từ nhạy cảm, thì sao ca khúc này không bị cấm ?", ông Đoàn Bổng tiết lộ.

Bài hát hay con người của một nền văn hóa của miền Nam trước 1975, vẫn luôn bị xét lại như vậy vào bất kỳ lúc nào. Có thể là công khai, hoặc thầm lặng trong nội bộ của những người có quyền.

Chương trình Nhớ Mùa Thu Hà Nội của Ca sĩ Khánh Ly đã hoàn toàn không thể cất tiếng ở giữa lòng thủ đô nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong cuộc đối thoại với bà Hoài Oanh, người tổ chức chương trình đêm nhạc bị cắt điện, không có một thông điệp nào cho thấy rằng cuộc dàn dựng tốn kém đến 1,6 tỷ đồng này sẽ tổ chức lại vào một tháng nào đó, thậm chí là làm lại chương trình Nhớ Mùa Thu Hà Nội vào mùa thu năm sau.

Cũng trong cuộc trò chuyện này, tất cả những bất cập được nhận ra không chỉ có một lần cúp điện, mà khởi sự từ rất nhiều vụ, quanh cái tên Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. Bà Hoài Anh nói vào buổi tối, trước ngày diễn, bà nhận được một tin nhắn qua zalo của các nhân vật của nhà hát, đơn giản nói là ngừng vì "cúp điện" và hứa lát nữa sẽ có văn bản gửi chính thức. Vào lúc 19g10 phút, một văn bản ngắn gọn gửi tới, nói về chuyện "khó khăn chung" của việc cúp điện lúc 21g - ngay vào ngày đã có lịch diễn. Sau khi đọc thấy câu đề nghị "lùi lịch diễn sang thời gian phù hợp", những người trong ban tổ chức đã thay phiên nhau gọi cho tất cả các quan chức của Nhà hát lớn, cũng như những người có trách nhiệm trong Sở văn hóa tại Hà Nội, nhưng điều kỳ lạ là điện thoại của của tất cả những nhân vật có trách nhiệm, như đều bị cùng cúp điện.

"Em rất sốc, nếu như thực sự chương trình của chị Khánh Ly có vấn đề gì thì từ đầu đừng cấp phép. Đằng này mọi thứ diễn ra êm thắm, nhưng rồi lại có chuyện xảy ra, mà em phải nói là lãng xẹt", bà Hoài Oanh nói.

Báo chí ngay trong đêm 23 tháng Chín cũng biết chuyện và các phóng viên đổ xô đến để ghi lại câu chuyện quái đản này. Có thể thấy rõ là trên văn phong, nhiều phóng viên cũng bất bình thay cho ban tổ chức và đặt những câu hỏi như "ai sẽ chịu trách nhiệm cho chuyện này ?". Nhưng chỉ trong một ngày, qua đến sáng ngày 25, thì toàn bộ tất cả những nội dung liên quan đến chương trình Nhớ Mùa Thu Hà Nội bị lột sạch trên tất cả các trang web báo chí Nhà Nước. Cuối cùng chỉ còn là những lời chỉ trích kịch liệt ở lên trên các trang mạng của những người Việt bình thường, nơi không có các vị tổng biên tập.

Đây có thể gọi là lần thứ cúp điện thứ ba, liên quan show diễn, vì đường dây tin tức của toàn bộ báo chí cũng bị cúp điện theo. Không còn một tín hiệu nào cho thấy họ có thêm ý kiến gì. Mọi thứ tối đen như căn nhà tranh của Ngô Tất Tố.

Thật ra, hành trình để gặp khán giả xuyên Việt Nam của ca sĩ Khánh Ly đã không trơn tru từ lúc bắt đầu. khởi đầu với bài Gia Tài Của Mẹ ở Đà Lạt và sau đó là dẫn lần lượt là những show bị hủy điều có những trục trặc mơ hồ, tương tự như câu kết trong công văn "những trường hợp bất khả kháng mà chúng ta đều không mong muốn".

Dĩ nhiên, nếu vì lý do đột ngột "kiểm tra thiết bị điện cao thế" của Nhà hát lớn, những người quản lý nhà hát vẫn có thể du di được thêm 24 tiếng đồng hồ ; nhưng bất khả kháng lệnh của ai đó, thì lại là chuyện khác. Với câu hỏi trực tiếp "Liệu đây là tình trạng của hệ thống hay là của một cá nhân không ưa thích ca sĩ Khánh Ly ?", bà Hoài Oanh trả lời rằng "Em tin rằng chỉ là một vài người, một vài cá nhân tác động vào thôi ạ".

Những người tổ chức chương trình cho ca sĩ Khánh Ly, là những người lớn lên trong nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam hôm nay. Họ hoàn toàn ý thức được lằn ranh mong manh của họ, giữa việc làm nghệ thuật và xung quanh là một bầu không khí chính trị với những ánh mắt sát thương nhìn từ bóng tối. Thế nhưng với niềm tin là cứ làm đúng theo pháp luật, thì họ có thể vững bước và làm được những điều mình muốn. Theo suy nghĩ của ban tổ chức, là khán giả Hà Nội hôm nay sẽ có dịp thưởng thức tiếng hát của một ca sĩ nổi tiếng của miền Nam bằng xương bằng thịt, chứ không phải qua những ký ức về cassette tape mở khe khẽ trong thời chiến tranh. Vì vậy trong số khách mời của show diễn, có nhiều quan chức ở phía Bắc cũng hẹn đến tham dự. Đùng một cái, suốt cả đêm 23 qua đến 24 tháng Chín, các thành viên ban tổ chức đã phải thay nhau hối hả gọi điện cáo lỗi với tất cả những người đã có vé, trong đó có những quan chức – mà có không ít người đã bày tỏ sự sửng sốt vì thủ đoạn "cúp điện" rất trẻ con này.

Thế nhưng từ miền Nam, không phải ai cũng tin rằng đây là chuyện của một vài cá nhân đối với bà Khánh Ly. Từ khi về Việt Nam biểu diễn từ năm 2014, ca sĩ Khánh Ly chưa lần nào được chính thức vào trung tâm Sài Gòn để trình diễn, vì những lời thề "quyết tâm" đầy tính tập thể, giữ không cho Khánh Ly được hội ngộ với vùng đất lịch sử và con người mà bà đã thành danh.

Có thể có những người đầy quyền lực không thích bà Khánh Ly, không mệt mỏi tác động hết nơi này nơi nọ để ngăn cản hay làm khó chương trình biểu diễn của bà, nhưng chắc chắn sẽ phải là một tập thể mới có thể tác động một cách đồng bộ từ nhiều tỉnh thành và "cúp điện" luôn cả báo chí như trong trường hợp ở Nhà hát lớn Hà Nội. Tư tưởng chống việc trở lại của Khánh Ly - hay của bất kỳ văn nghệ sĩ miền Nam nào đã từng ra đi sau tháng Tư năm 75 - vẫn âm ỉ và tiếp diễn. Và đó cũng là mâu thuẫn giằng xé trong các chính sách gọi là mở cửa, hòa hợp dân tộc đã bị lợn cợn khó ăn với những "món nợ cũ" của phía chính trị cực đoan.

Nhiều người cho rằng và Khánh Ly bị gây khó bởi bài hát Gia tài của mẹ hay phản ứng với phim Em và Trịnh, thực ra đó chỉ là một tiểu tiết trong một chuỗi hệ thống cầm quyền nhìn nhận về bà, xuyên suốt lâu nay.

Ít ai biết được chuyện, trước đây mỗi lần cất lời hát cùng khán giả bài Nối Vòng Tay Lớn, là ca sĩ Khánh Ly đều đã vi phạm việc trình diễn ca khúc không được cấp phép lưu hành. Đến năm 2017, khi việc trình diễn bài Nối Vòng Tay Lớn đã trở thành chuyện quá phổ biến ở các trường đại học và những sinh hoạt tập thể thì Cục Biểu diễn Nghệ thuật đành phải cấp phép cho bài hát này lưu hành chính thức ở Việt Nam vào ngày 11 tháng Tư, 2017. Nhiều năm trước, đã có người nhắc bà Khánh Ly về chuyện bài Nối Vòng Tay Lớn "coi vậy mà vẫn chưa có giấy phép biểu diễn", bà đã trả lời rằng "thì họ không nói gì, mình cứ hát thôi". Và chuyện "mình cứ hát thôi", đã khiến bà gặp không ít những khó khăn với chính sách kiểm duyệt văn hóa nhưng đong nước bằng miệng.

Trong những lần phỏng vấn hiếm hoi và lắng nghe sự trả lời chân thành từ bà, ca sĩ Khánh Ly đã nói về chuyện không ít những lời đơm đặt ác ý trên báo chí nhà Nước về bà, kể cả chuyện bà ra đi khỏi Việt Nam vì bị ép buộc, chứ không phải tự mình. Ca sĩ Khánh Ly cũng là ca sĩ duy nhất của người Việt hải ngoại được nhà nước cấp phép năm 2012 để về phối hợp trình diễn, nhưng bà từ chối mà chỉ về làm show riêng của mình vào năm 2014.

"Một quan chức của Thành phố Hồ Chí Minh nói rằng chị đã ký tên lên những quả bom mà máy bay Mỹ chở ra thả ở ngoài Hà Nội, điều này có không ?", bà bật cười đến chảy nước mắt. "Nếu chuyện đó có thật, nó đã là một sự kiện và báo chí có đủ những hình ảnh ghi lại hết rồi, chứ đâu phải nằm trong một lời nói đơn giản gán tội cho tôi như vậy".

"Mình già rồi, và chỉ còn mong cất tiếng hát cho hết đời thôi chứ. Ai làm gì mình cũng phải đành chịu thôi", bà lắc đầu, cười.

Tôi có hẹn là khi ca sĩ Khánh Ly rời khỏi Việt Nam, thì sẽ gọi nói chuyện về chuyện đã qua. Thế nhưng, lúc này thì tôi nghĩ không cần phải nói gì thêm nữa. Nếu có, thì chắc chỉ nhắn rằng : rõ là bà muốn kỷ niệm, dừng cuộc đời ca hát ngay tại quê hương của mình, tại Hà Nội. Nhưng rốt cuộc lại không xong. Và như vậy, biết đâu cuộc đời nghệ thuật của bà lại phải tiếp tục cho đến khi lòng tự trọng của những người có quyền ở Việt Nam có được lúc sáng đèn.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 26/09/2022

**************************

Người dân nghi ngờ lý do "cắt điện" của chính quyền để dừng đêm diễn Khánh Ly

RFA, 26/09/2022

Một số người khi được hỏi bày tỏ nghi ngờ về nguyên nhân thật sự trong việc hoãn đêm nhạc của ca sĩ Khánh Ly ở Hà Nội, trong khi đó ca sĩ Tuấn Hưng được trở lại biểu diễn trong cùng ngày lại hết sức ca ngợi chính quyền.

khanhly7 (2)

Poster "Nhớ mùa thu Hà Nội" của Khánh Ly dự trù sẽ được trình diễn vào lúc 20 gờ ngày 24/09/2022 bị hủy vào giờ chót

Đêm nhạc của ca sĩ Khánh Ly dự kiến diễn ra hôm 24/9 với tên gọi "Nhớ mùa thu Hà Nội" cùng với sự tham gia của nhiều ca sĩ tên tuổi khác là Cẩm Vân, Khắc Triệu, Đức Tuấn, và Quang Thành đột nhiên bị hủy bỏ vào giờ chót.

Một công văn của Nhà hát lớn Hà Nội gửi tới đơn vị sản xuất chương trình là Công ty cổ phần Quảng cáo Truyền thông S hôm 23/9 cho biết, họ nhận được văn bản từ Công ty Điện lực Hoàn Kiếm (thuộc Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội) với nội dung cắt điện "để kiểm tra, xử lý thiết bị điện cao thế từ 9 giờ ngày 24/9" để phòng chống nguy cơ cháy nổ.

Do vậy, đêm nhạc "Như một lời chia tay" của nữ ca sĩ năm nay 77 tuổi không thể diễn ra, theo Nhà hát lớn Hà Nội là "trường hợp bất khả kháng mà chúng ta đều không mong muốn".

Nhà thơ Hoàng Hưng, thành viên ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam cho biết, từ kinh nghiệm bản thân ông nghi ngờ "lý do kỹ thuật" là nguỵ tạo.

Ông nói qua điện thoại với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau :

"Có hiện tượng mấy bài báo đưa về sự cố này nhưng sau đó bị gỡ. Với kinh nghiệm của tôi thì có khuất khúc ở đây. Sự cố mất điện này có rất nhiều khả năng là nguỵ tạo.

Ở Việt Nam luôn có lẩn khuất một lý do khác, lý do mà ai cũng có thể đoán được, là nhà chức trách không thích việc đó diễn ra".

Ông Hoàng Hưng cho hay, nhóm của ông từng bị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh can thiệp, buộc hai nhà hàng không được phục vụ một buổi gặp mặt của thân hữu với trang mạng Văn Việt nhân dịp kỷ niệm ngày ra tuyên bố thành lập Ban vận động Văn đoàn Độc lập, cũng với lý do "mất điện".

Gần đây theo ông Hoàng Hưng, nhà chức trách rất thận trọng và khắt khe trong việc cấp phép các sự kiện văn hoá, ví dụ như triển lãm mỹ thuật, hơn các năm trước.

Ca sĩ Khánh Ly vượt biên khỏi Việt Nam sau 1975 và định cư ở Hoa Kỳ, bà có chuyến lưu diễn ở Việt Nam từ ngày 25/6 nhằm kỷ niệm 60 năm ca hát, với buổi đầu tiên ở Đà Lạt trước 1.000 khán giả.

Tại đây bà hát bài Gia tài của mẹ, một bài hát không có trong danh mục đăng ký trong chương trình tối hôm đó, công ty đứng ra tổ chức chương trình sau đó bị phạt bằng hình thức cảnh cáo.

Nhà văn Võ Thị Hảo nhìn nhận về sự cố kỹ thuật ở Nhà hát lớn như sau :

"Chẳng ai tin lý do phi lý này đâu. Tôi nghĩ rằng đây chỉ là hành vi trả thù của nhà cầm quyền về việc Khánh Ly đã hát ca khúc Gia tài của mẹ, một bài hát rất hay của Trịnh Công Sơn với tư tưởng phản chiến và nhân văn rất lớn.

Sự cấm cản sai trái, thiếu hiểu biết này ngang nhiên vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tác dụng ngược lại là khiến cho bài hát đó thêm nổi tiếng, người người nhà nhà tìm bài đó để say sưa hát lại cho nhau nghe và khen hay".

Ông JB Nguyễn Hữu Vinh, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam thì nói "không rõ lý do là vì bài hát Gia tài của mẹ hay chỉ là việc chính quyền Việt Nam không thích bà", nhưng "sự cố kỹ thuật điện" là trò chơi bẩn của Hà Nội.

Việc này tương tự như việc công an Hà Nội giả làm thợ cắt gạch trong khu vực tượng đài Lý Thái Tổ năm 2016 để ngăn cản giới bất đồng chính kiến tưởng niệm 74 người lính Việt Nam Cộng Hoà hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa năm 1974.

Hay là sự cố mất điện đến nay đã hơn 8 năm chưa khắc phục được khi Triển lãm Cải cách Ruộng đất bị đóng cửa do bà con dân oan kéo đến và bị phản đối dữ dội khi khai trương.

Đó là sự lấp liếm một cách thô lỗ và cẩu thả khi không có sự đàng hoàng cần thiết của một chính quyền có sức mạnh, ông nhấn mạnh. 

Nhiều báo nhà nước như Giao Thông, Lao Động, Thanh Niên đưa tin về việc huỷ buổi biểu diễn của ca sĩ Khánh Ly, đặt câu hỏi về trách nhiệm của Nhà hát lớn trong việc vi phạm hợp đồng, tuy nhiên các bài báo bị gỡ sau đó.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh từ Sài Gòn cho rằng bài hát Gia tài của mẹ chỉ là một tiểu tiết trong một chuỗi hệ thống nhìn nhận về bà của Nhà nước Việt Nam hôm nay.

Ông cũng không tin rằng, một cá nhân nào không thích Khánh Ly hát và có thể tác động một cách đồng bộ từ nhiều tỉnh thành và bóp miệng luôn cả báo chí như vậy. Ông lý giải như sau :

"Tư tưởng chống việc trở lại của Khánh Ly nó bắt đầu từ việc từ lúc bà đặt chân về Việt Nam đã có dư luận xác định rằng (chính quyền Việt Nam- PV) sẽ không bao giờ cho bà Khánh Ly được chính thức biểu diễn tại bất kỳ trung tâm ở giữa Sài Gòn.

Tôi cho rằng đó là mâu thuẫn trầm trọng giữa chính sách gọi là mở cửa, hòa hợp dân tộc và lợn cợn với những món nợ cũ".

Nhà văn Đoàn Bảo Châu (Facebooker Châu Đoàn) cho rằng nhà chức trách Việt Nam cần ứng xử văn minh hơn.

Theo ông, nếu không muốn Khánh Ly hát bài Gia tài của mẹ hay bài nào "nhạy cảm" thì từ chối ngay từ đầu, hoặc yêu cầu không được hát bài đó khi thoả thuận ban đầu.

Trên trang Facebook với hơn 146.000 người theo dõi, ông viết :

"Một cuộc biểu diễn cần biết bao công sức và tiền bạc để chuẩn bị, chờ đúng đến ngày biểu diễn thì ra cái thông báo lãng xẹt là cần phải hoãn biểu diễn vì cắt điện, xử lý thiết bị điện cao thế.

Trong thư gửi cũng không thèm có một câu xin lỗi tới đối tác. Tại sao lại có cái ứng xử đểu giả, cửa quyền, độc đoán, bẩn và bất lương như vậy ?"

Ngoài đêm diễn của Khánh Ly ở Hà Nội bị hủy, chuỗi chương trình của bà ở các tỉnh thành khác để chia tay khán giả như ở Huế, Hải Phòng, Hưng Yên... cũng bị hủy.

Trong khi đó, một ca sĩ khác là Tuấn Hưng vừa được công nhận giữ chức danh phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ trẻ Hà Nội nhiệm kỳ 2019-2024, được hát trở lại trên ban công nhà mình cũng trong đêm 24/9 sau một thời gian bị tạm ngưng và bị phạt tiền vì biểu diễn không phép.

Trong buổi biểu diễn tối thứ bảy 24/9, Tuấn Hưng nhiều lần bật khóc cảm ơn chính quyền cấp phép, tạo điều kiện để ông hát, đồng thời bày tỏ :

"Chúng ta rất may mắn vì đang sống trong một đất nước đang phát triển mạnh nhất thế giới ! Bỏ tên thằng Tuấn Hưng sang một bên, hãy nói ‘Tôi yêu Việt Nam !’ Thế thôi".

Nguồn : RFA, 26/09/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Huy Đức, Trân Văn, Tuấn Khanh, RFA tiếng Việt
Read 401 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)