Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Với Khánh Ly cùng ‘Gia tài của mẹ’, Nhà hát lớn thực ra rất bé

Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), RFA, 28/09/2022

Văn hóa chửi

Có thể nhiều người nước ngoài tới Việt Nam sẽ thắc mắc, là tại sao dân xứ này, nhất là miền Bắc, khi tức tối ai đó thì hay chửi "Đ.mẹ mày !", "Đ. bố mày !", thậm chí là "Đ. cụ tổ bảy mươi đời nhà mày !" Không như xứ họ, chỉ chửi chính đối phương, "F* you !"

khanhly1

Ca sĩ Khánh Ly hát trong một chương trình biểu diễn ở Đà Lạt hôm 25/6/2022 - Lao Động

Thắc mắc bởi vì họ chưa hiểu mấy cái văn hóa chính trị nước Việt, mà càng về sau này nó càng đậm đà bản sắc mù mịt. Nhiều khi kẻ gây thù chuốc oán cũng chỉ là loại giơ đầu chịu báng thôi, phía sau, ở trên, nấp trong bóng tối mới là thủ phạm chính.

Sẽ có ngay câu chuyện mới đây để minh họa cho họ hiểu.

Khánh Ly hát ‘Gia tài của mẹ

Bà có kế hoạch thực hiện một tua lưu diễn khắp trong Nam ngoài Bắc, khởi đầu ở Đà Lạt cuối tháng 6/2022. Thế nhưng, thật bất ngờ, trong buổi diễn, bà đã trình bày bản Gia tài của mẹ, không có trong danh sách "được cấp phép" trước đó, mà lại là bài rất "nhạy cảm" với chế độ.

Rộ lên bàn luận về hậu quả của buổi diễn, rồi mọi người thở phào, đơn vị tổ chức chỉ bị nhắc nhở thôi. Gợi nhớ cũng mới đây, vụ triển lãm tranh của Bùi Chát ở Thành phố Hồ Chí Minh không xin phép, cuối cùng cũng chỉ bị phạt, không bị bắt tiêu hủy như văn bản pháp luật quy định.

Thế nhưng đừng tưởng … Tư duy của "trên", ở trung ương ngoài Bắc có thể rất khác. Xưa "phá rào" kinh tế, cũng từ đất Nam kỳ, khi đói rã họng thì tạm chấp nhận – chuyện cái dạ dày. Còn "phá rào" văn hóa tư tưởng thì không dễ - chuyện cái đầu.

Tư duy cung đình

Những người cứ lao vào tranh cãi rằng câu "hai mươi năm nội chiến từng ngày" trong bản Gia tài của mẹ là có ý gì, khi nó được Trịnh Công Sơn sáng tác từ tận năm 1965, họ có tự đặt mình vào các nhà quản lý ở trung ương hay không ? Có nghĩ tới cái gọi là tiên tri hay không, khi mà đã từng có cả bản thống kê về những dự báo thiên tài của lãnh tụ ? Nếu có, chắc họ sẽ phải giật mình, "Ồ… hóa ra từ 1965, nhạc sĩ họ Trịnh đã tiên báo cuộc chiến từ 1955 đó sẽ kết thúc vào năm 1975, và ông gọi nó là NỘI CHIẾN trong bản nhạc để đời, sẽ đi vào lịch sử".

Cũng đặt mình vào các nhà quản lý đó, với nhãn quan lịch sử uyên thâm của họ, người ta sẽ nghĩ : lớp trẻ, các thế hệ mai sau, một khi nghe lời bài hát, chúng đâu quan tâm tới thời điểm sáng tác của nó. Chúng chỉ bị khắc ghi vào trong đầu một điều, rằng cuộc Chiến tranh Việt Nam 1955-1975 là một cuộc NỘI CHIẾN, cũng đúng như trang Bách khoa toàn thư mở-Wikipedia đã ghi nhận. Thật là tai hại.

Nỗi "oan" Nhà hát lớn

Và... đáng lo thêm. Vừa ồn ào hai vụ - Gia tài của mẹ và tranh Bùi Chát, thì lại xảy ra chuyện bộ phim Em và Trịnh bị Khánh Ly phàn nàn, kế đến là nặng hơn, (hình như do bà khuấy động – nói theo kiểu cảnh giác cách mạng của cơ quan chức năng) cả giáo sư Michiko Yoshii người Nhật cũng lên tiếng, dọa kiện nhà làm phim.

Cái bà Khánh Ly, tưởng đã thành "Việt kiều yêu nước" rồi, thế mà… Vậy thì phải bắn đi một viên đạn để giết hai, ba con thỏ cùng một lúc. Mà phải bắn từ… trong bóng tối.

Thế là xảy ra vụ phá hợp đồng từ Nhà hát lớn, viện cớ điện đóm để hủy buổi diễn được trông đợi từ lâu của Khánh Ly vào ngày 24/9/ 2022. Dư luận dậy sóng, Nhà hát lớn lãnh đủ, mặc dù "hiện trường vụ án" thì quá rõ : báo chí đăng lên rồi phải lặng lẽ rút sạch bài, thêm vài địa phương cũng hủy buổi diễn với đủ thứ lý do vớ vẩn không kém. Trẻ con nó cũng biết đạn được bắn ra từ đâu.

Chửi trúng đích

Quay lại văn hóa chửi trong dân gian. Ở thôn quê Bắc bộ, đôi khi có chuyện trứng gà trong ổ của nhà nào đó bị mất. Bà chủ nhà nghi hàng xóm, mà chẳng có bằng cớ nào, chỉ có cách : chửi đổng. Thế là những màn chửi liên tu bất tận, ngày này qua ngày khác, réo những từ ngữ tục tĩu nhất, ám chỉ nhà hàng xóm ăn cắp trứng của bà. Tới một ngày, bị "động lòng", tức không chịu được, nhà hàng xóm mới nhảy vào cuộc. Thế là bại lộ.

Nay, dư luận đang tức bực, mà không lẽ cứ "chửi" cái Nhà hát lớn thực ra rất bé quyền ?

Vậy thì quý vị hãy tập cách chửi đổng dân gian, "Đ… cái đứa ngồi trên Nhà hát lớn !"

Còn văn minh hơn, thì đồng lòng viết đơn thưa với các cấp thẩm quyền cao nhất về văn hóa tư tưởng, rằng sao cái Nhà hát lớn cỏn con đó lại dám làm chuyện tày đình vô văn hóa, qua mặt các vị ; phải chăng có trò tiêu cực vòi vĩnh gì trong đó ; rồi không ăn được thì đạp đổ ; để cho "các thế lực thù địch" nó lợi dụng xuyên tạc, làm dân mất lòng tin vào chế độ "đạo đức, văn minh" v.v.. ?

Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm)

Nguồn : RFA, 28/09/2022

************************

Trò bẩn thỉu được thi thố một cách "quang minh chính đại"

Gần đây, nhiều thông tin ồn ào trên mạng xã hội về những cuộc viếng thăm của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ từ hải ngoại về Việt Nam để thăm quê hương, để biểu diễn, để hành nghề tại Việt Nam…

khanhly2

Cũng qua đó, có nhiều vấn đề nảy sinh từ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với không chỉ nền văn hóa, âm nhạc Nam Việt Nam trước 1975 và những dư âm còn lại, những kết quả cũng như thành tựu để lại cho dân tộc và đất nước, kèm theo đó là những cách hành xử "chẳng giống ai" của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với nền văn hóa này, nhất là âm nhạc.

Những cuộc loại trừ và sự trở lại

Ai cũng biết, một thời gian dài sau khi cuộc chiến xâm lược của miền Bắc Cộng sản thành công, những chiến dịch dai dẳng kéo dài nhiều thập kỷ nhằm cái gọi là "xóa bỏ tàn dư của chế độ cũ" để xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa".

Những chiến dịch, hành động đó được chủ trương cổ vũ từ Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam cho đến những dân phòng, những cán bộ từ rừng núi trở về vốn quen với tiếng ếch nhái hơn những giọng ca "ủy mị và yếu ớt" làm băng hoại xã hội và mất khí thế con người" như lời tuyên truyền của các cán bộ cộng sản đã ra tay quét bằng sạch mọi sự hiện hữu của nền văn minh phương Tây, cũng như vốn văn hóa tích lũy từ nhiều đời ở mảnh đất phương Nam.

Những chiến dịch "bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy" bằng cách đua nhau đốt sách vở, truy tìm và tiêu diệt các văn nghệ sĩ, những người sáng tác để cấm tiệt việc sáng tác dòng văn học "thiếu tính đảng và tính chiến đấu" trong đời sống xã hội.

Và vậy là một xã hội man di, mọi rợ được cổ vũ bằng những phong trào, những tấm gương hủy diệt tri thức nhân loại. Mọi sách vở không nằm trong diện được đảng ưu tiên, không phục vụ "sự nghiệp cách mạng" đều được biến thành độc hại và cần hủy bỏ.

Khốn thay, những tác phẩm, những sản phẩm văn hóa có "tính đảng, tính chiến đấu" ở miền Nam vốn không nhiều. Chỉ bởi cái văn hóa cướp bóc từ cướp chính quyền cho đến cướp quyền con người, quyền sống… vốn đã trở thành xa lạ với xã hội miền Nam khi đã có thời gian dài tiếp xúc với phương Tây.

Hẳn nhiên, chúng ta nói đến những vấn đề chung với cái nhìn tổng quát. Còn trong cụ thể và chi tiết, cũng phải thừa nhận rằng với cách nhìn đơn giản về đời sống xã hội bình thường, không hẳn rằng mọi cái đều hoàn toàn tốt đẹp. Tuy nhiên, đến mức phải truy cùng, diệt tận tất cả mọi sản phẩm văn hóa tại miền Nam sau 1975 là sự cực đoan và là sự man rợ.

Bằng chứng, là chỉ một thời gian ngắn sau đó, nền văn học, nét văn hóa và những sản phẩm văn hóa thời cộng sản sau này còn quá xa để đạt được những gì mà nhiều tác phẩm thời kỳ trước 1975 đã được hình thành và xuất bản.

Rồi tờ báo Nhân Dân đã viết : "Khoảng 10 năm trở lại đây, quan điểm ứng xử đối với văn học miền nam trước 1975 đã có nhiều thay đổi tích cực. Cách nhìn đối với bộ phận văn học này khoa học, cởi mở, rộng rãi hơn trước. Hoàn toàn có thể nói đến một nhu cầu đọc lại, đánh giá lại, giới thiệu, phổ biến trở lại một số giá trị của văn học từng bị coi là "bên kia chiến tuyến".

Và thế là có thể cách nhìn, cách đánh giá, cách hành động của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không có gì mới, nhưng hành động của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có nhiều thay đổi. Cần lưu ý rằng việc thay đổi hành động, không hẳn là sự chuyển biến về tư duy của người cộng sản. Xưa nay, việc nói xuôi làm ngược đã là chuyện bình thường.

Trước hết là những cách ứng xử với đội ngũ văn nghệ sĩ từ hải ngoại -Tương tự như việc đổi những đồng bào xa quê, Việt Kiều hải ngoại từ chỗ là những kẻ "bất hảo, cặn bã của xã hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, chây lười lao động, ngại khó ngại khổ, phản bội tổ quốc, chạy theo bơ thừa sữa cặn… " thành khúc ruột ngàn dặm của đảng khi mà những bơ thừa, sữa cặn được lực lượng "cặn bã xã hội" này gửi về với con số khổng lồ - những văn nghệ sĩ miền Nam vốn đã tham gia tích cực nhất trong những cuộc "bỏ phiếu bằng chân" với cộng sản, nay thành danh, thành tài, có tiền… lần lượt được đảng gọi bằng những tiếng gọi thân thương để quay về phục vụ đảng, để "nối liền bàn tay đoàn kết của đảng với Khúc ruột ngàn dặm của đảng".

Và họ về trong sự "trọng thị" của đảng, trong sự ghẻ lạnh của đồng bào hải ngoại. Họ về với mục đích đem "những sản phẩm đồi trụy" ngày xưa của miền Nam ra phục vụ bà con miền Bắc vẫn khát khao những gì tồn tại khẳng định giá trị của nó qua thời gian để… kiếm tiền.

Những hành động "giải mật ca khúc" nghĩa là bỏ việc kiểm duyệt bài hát trước 1975 là nhằm phục vụ mục đích câu nhiều hơn nữa, các ca sĩ đã một thời nổi tiếng "Chống cộng" nay trở về "Phục Cộng" để đảng được tự hào, được "chém gió" với nhân dân và trên trường Quốc tế về sự tử tế của đảng.

Thế nhưng, con đường trở về đâu phải vì đảng ưu ái, đảng cần và "phục cộng" là được êm ái, trơn tru.

Ngoại trừ những anh chàng "sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa", hay "luật sư", hoặc "nhà báo KBC" một thời ngày xưa hăng hái chống cộng bậc nhất nay trở cờ, không biết tích lũy được ở đâu nhiều nước mắt đến vậy, để cứ về gặp quan chức cộng sản là khóc. Họ khóc như cha chết, họ khóc như chưa bao giờ được khóc, họ khóc đến mức thiên hạ đồ rằng : Hễ cứ gặp quan chức cộng sản mà khóc được nhiều đến vậy, thì sẽ được thưởng huân chương.

Mặc dù sau đó, những "sĩ quan, luật sư, nhà báo" kia đã chẳng mấy chốc lộ hàng với những màn kiếm ăn bẩn thỉu và bất chính theo cách của đảng. Những "nhà báo" về nước nhằm câu gái… đã chấm dứt sứ mệnh "cầu nối" khi những "con nghiện nữ" – biệt danh của dư luận viên trong nước – đã lập hẳn nhóm "Dọn Rác" trên mạng xã hội và đưa các bằng chứng tố cáo việc quấy rối tình dục, gạ gẫm, dụ dỗ nhiều cô gái trong các nhóm hội mà "Nhà báo Việt Nam Cộng Hòa từ nước Mỹ" quay xe về nước.

Trừ những kẻ đó, phần còn lại được trở về "Phục vụ tổ quốc" - Thật ra, đa số là vì tiền nên chẳng được ưu ái nhiều. Lượng khán giả trong nước vẫn mê mệt những bản Bolero một thời đã làm nên các ca sĩ nổi danh vẫn là một mỏ vàng của các ca sĩ. Căn bệnh quan liêu, tham nhũng và hối lộ cũng như sự khinh thường vẫn là chủ đề mà quan chức cộng sản vẫn dành cho họ. Đặc biệt ở đó là sự kỳ thị, cảnh giác và luôn được… chơi bẩn.

Bỗng nhiên… mất điện !

Có lẽ ở Việt Nam, việc mất điện bất chợt, bất thình lình là chuyện hoàn toàn mang tính… khách quan.

Khi đó, mọi hậu quả, mọi thiệt hại thì ai dùng điện thì nấy chịu. Chưa bao giờ ngành điện lực Việt Nam phải chịu trách nhiệm khi bán hàng mà không bảo đảm được các yêu cầu của người mua, cũng chẳng bao giờ ngành điện lực có trách nhiệm trong việc cung cấp hàng hóa đến cho người tiêu dùng đảm bảo chất lượng.

Và cũng bởi vì chuyện đó là "khách quan" chẳng ai chịu trách nhiệm cũng như bão lụt, thiên tai, động đất… nên nó được tận dụng một cách rất sống sượng trong nhiều trường hợp.

Mới đây, chuyện ca sĩ Khánh Ly về Việt Nam hát rồi bị phạt, rồi bị chơi bẩn đến cuối cùng là Nhà hát lớn Hà Nội bị mất điện. Mất điện đến mức không thể dùng máy phát dự phòng, mất điện đến mức phải hủy biểu diễn mới chịu. 

Và ai cũng biết rằng đó là "Biện pháp nghiệp vụ" của chính quyền Hà Nội - nơi là "trung tâm văn hoá chính trị của đảng vinh quang và vĩ đại" - khi mà chính quyền không muốn buổi biểu diễn diễn ra mà không có lý do nào chính đáng có thể viện dẫn để thuyết phục được người khác.

Chuyện đó không lạ với những ai nhẵn mặt chính quyền Hà Nội.

khanhly3

Người ta nhớ rằng Hà Nội vẫn còn đó vụ mất điện lâu nhất trong lịch sử, đến hôm nay đã là 8 năm 14 ngày kể từ sáng 11/9/2014 tại Bảo tàng Lịch sử Hà Nội khi bà con dân oan kéo đến xem triển lãm Cải cách ruộng đất đảng mới mở và dự tính để đến hết năm. Nhưng ngay từ đầu đã bị phản ứng quyết liệt.

Người ta vẫn nhớ "biện pháp nghiệp vụ" khi chính quyền Hà Nội cho công an giả thợ cắt đá để sửa tượng đài Lý Thái Tổ nhằm phá tưởng niệm liệt sĩ chống Tàu hoặc cho dân phòng mặc áo mưa ra tưới vườn hoa khi trời đang mưa rào để ngăn người ta đi biểu tình về vườn hoa cảm tử.

Thậm chí Hà Nội còn cho đám Trần Nhật Quang, Nhật Lệ ra cầm cờ đảng để phá tưởng niệm Gạc Ma để rồi khi bị lên án thì chối như dính hủi. Khổ cái đám Trần Nhật Quang được trận tẽn tò như chó bị đá vì xun xoe sai chỗ và từ đó tởn luôn đến giờ.

Tất cả là sự vẻ vang và quang minh chính đại của đảng. Có sao đâu. Chuyện vặt trong đời sống hành xử của đảng với dân. Cướp thì làm sao có thể đòi nó hành xử đàng hoàng được. 

Chuyện ca sĩ Khánh Ly cố về Việt Nam để "Nhớ mùa thu Hà Nội" thì cũng là chuyện của bà ta. Sinh ra ca sĩ là để hát để kiếm tiền sống, để được người ta khen, hoặc đơn giản là để người ta không quên.

Có điều là cố quá thì lắm khi thành quá cố. Khánh Ly chẳng đã từng đứng khóc nức nở trên sân khấu mấy năm trước ở Việt Nam khi biểu diễn một mình vì "khán giả quay lưng lại khi tôi đã già" đó sao.

Khóc thì cứ khóc nhưng quy luật nghiệt ngã cuộc đời là vậy. Hoa hết màu hết hương thì ra đường hoặc vào thùng rác, đó là số phận và vị trí của mình đừng kêu ca hay oán thán. 

khanhly4

Có điều nên nhớ là ở Việt Nam thì "Biện pháp nghiệp vụ" rất đa dạng.

Và khi không thể đàng hoàng, danh chính ngôn thuận không thể được, thì đảng sẽ "chơi bẩn". Măc cho :

Đường đường phương diện Quốc gia

Quan trên trông xuống, người ta trông vào.

Bởi đơn giản, ở Việt Nam có một chính quyền cộng sản.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 27/09/2022

Published in Văn hóa

Nhân trường hợp ca sĩ Khanh Ly

Huy Đức, Facebook, 26/09/2022

Rất muốn làm một công dân lười biếng, tin tưởng vào "nguyên nhân cúp điện" trong quyết định hủy đêm diễn của ca sĩ Khánh Ly. Nhưng rồi, không thể không tự hỏi, dù những người ra quyết định có bất chấp pháp lý và đạo lý tới đâu, không lẽ họ không nghĩ đến những tổn thất của nhà tổ chức.

khanhly1

Việc cấp phép cho bà, để bà bán vé, di chuyển ban nhạc từ Sài Gòn ra, rồi chỉ trước hơn 24 giờ, đơn phương hủy bỏ đêm diễn, nó mang dáng dấp hả hê băng nhóm hơn là tính quang minh nhà nước.

Đã 3 tháng kể từ khi Khánh Ly hát "Dấu Chân Địa Đàng" và "Gia Tài Của Mẹ" [xin không bình luật việc cấm những bài hát này là đúng hay sai] nếu chính quyền tin vào tính chính danh của mình, cứ thẳng thừng từ chối cho bà hát.

Việc cấp phép cho bà, để bà bán vé, di chuyển ban nhạc từ Sài Gòn ra, rồi chỉ trước hơn 24 giờ, đơn phương hủy bỏ đêm diễn, nó mang dáng dấp hả hê băng nhóm hơn là tính quang minh nhà nước.

khanhly2

Gần 4 năm trước, đêm nhạc của ca sĩ Tuấn Hưng cũng bị hủy trước khi mở màn vừa đúng 2 giờ, bất chấp những tổn thất mà khán giả và ca sĩ này phải chịu.

Công văn quận Ba Đình gửi tới đơn vị tổ chức chỉ nói là "vì lý do đặc biệt". Có lẽ "đặc biệt" là vì trong hai tuần lễ ấy có 2 "quốc tang" [Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười từ trần (1/10/2018) chỉ một tuần sau khi an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang]. Trong 5 ngày trước đêm diễn của ca sĩ Tuấn Hưng, không ai nói với nhà tổ chức là đêm diễn của họ không được diễn ra. Và dù ngày 6/10/2018, quốc tang mới bắt đầu, đêm 5/10, đêm nhạc của ca sĩ Tuấn Hưng bị yêu cầu dừng lại.

Chúng ta vừa chứng kiến tang lễ của Nữ Hoàng Anh. Không nên so sánh các nhà lãnh đạo của ta với một Nữ Hoàng trị vì Vương quốc Liên hiệp Anh trong suốt 70 năm. Nhưng, Hoàng gia chỉ tuyên bố tang lễ của bà diễn ra trong 11 ngày kể từ 19/9/2022, không buộc các thần dân phải hoãn lịch ăn chơi của họ.

khanhly3

Ca sĩ Tun Hưng hôm nhđược quyếđịnh hy show k nim 20 năm ca hát.

Để tỏ lòng thành kính, nhiều nghệ sĩ, nhiều Câu lạc bộ thể thao tự ý hủy bỏ hoặc hoãn lại lịch trình diễn, thi đấu của mình ; thậm chí, một số cuộc đình công cũng hoãn. Nhưng, nhiều sự kiện văn hóa vẫn diễn ra hoặc chỉ đóng cửa một ngày (thứ Hai, 19/9). Các nhà hát vẫn hoạt động, mỗi ngày tang lễ, vào lúc 7pm, người Anh chỉ giảm ánh sáng đèn trong hai phút.

Đấy là trong suốt nhiều thập niên, người Anh mới có một quốc tang.

Việt Nam thì năm nào không có quốc tang cũng có vài ba "lễ tang cấp cao" hoặc "lễ tang cấp nhà nước". "Quốc tang" áp dụng cho tới 4 chức danh [từ trần cả khi đương chức và về hưu]. Rất lạ là một quy định ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế xã hội của mọi người dân như "quốc tang" cũng chỉ được quy định ở hàng "nghị định".

Khi có "quốc tang" không chỉ các shows hoàng tráng như của ca sĩ Khánh Ly hay Tuấn Hưng, tất cả các rạp chiếu phim, karaoke… đều bị yêu cầu đóng cửa.

khanhly4

Cho dù có bị cấm, không người dân Việt Nam nào có thể quên những bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua tiếng hát của Khánh Ly

Những quyết định bất chấp hậu quả kinh tế không chỉ xảy ra với những người thấp cổ bé miệng hoặc khi có "quốc tang". Ngay báo chí là một "công cụ của Chế độ", khi "quy hoạch", Bộ Thông tin và Truyền thông còn tước tên miền của nhiều báo điện tử [có tên miền ".vn"] sáp nhập vào cơ quan báo chí khác, [trở thành chuyên trang]. Thương hiệu bị mất, toàn bộ dữ liệu sale, lượng truy cập về zero… toàn bộ doanh thu quảng cáo, truyền thông… trị giá hàng chục tỷ/năm mất sạch.

Nguyên tắc của làm chính sách là khi phát hiện vấn đề, nghị viện thường phải tranh luận để xem đó có thực sự là vấn đề phải điều chỉnh bằng luật không. Khi các nhà lập pháp đồng ý là phải "điều chỉnh", nghị viện còn phải để cho các nhà kỹ trị rà soát xem, trong hệ thống pháp luật hiện hành có điều khoản nào có thể áp dụng để điều chỉnh vấn đề vừa nảy sinh ra ấy.

Khi cần phải có một điều khoản hay luật mới, người ta lại cân nhắc chi phí để thi hành [từ phía hành pháp và người dân] nếu lợi ích mà nó mang lại không cao hơn chi phí vận hành, người ta cũng không ban hành luật.

Trước "Đổi mới", người dân Việt Nam không chỉ không có những quyền xa xỉ như "tự do ngôn luận", những quyền thiết thực như tự do đi lại, tự do cư trú ; dân còn không có quyền đưa 10 ký gạo từ Bình Chánh vào chợ Bến Thành, không có quyền đưa 1 ký chè từ Thái Nguyên về Hà Nội...

Đó là những năm tháng Việt Nam bị đưa xuống tận cùng của đói khát.

Cốt lõi nhất của "Đổi mới" là, kể từ 12/1986, người dân bắt đầu CÓ QUYỀN TỰ KIẾM LẤY ĂN.

"Ai cũng vì lẽ phải nhưng đầu óc đảng phái nó làm sai lệch cả lý luận" [Hoàng Xuân Hãn/La Sơn Phu Tử]. Đường lối hay chính sách cho dù rất lý tưởng mà chỉ chăm bẵm vào mục tiêu chính trị của giai cấp cầm quyền, không cân nhắc người dân được mất thế nào thì cho dù khẩu hiệu cao cả tới đâu, nước cũng sẽ kiệt quệ

Nguồn : fb.Osinhuyduc, 26/09/2022

***********************

‘Ct đin’ đ ‘không th chm vào mùa thu Hà Ni’

Trân Văn, VOA, 26/09/2022

Vic Nhà hát Ln Hà Ni đơn phương hy b hp đng cho thuê đa đim vào gi chót không ch gây tn tht cho Công ty S mà còn gây tn thương, tht vng cho c nhng ca sĩ tham gia chương trình ln khán gi...

khanhly5

Chương trình ca nhc vi ch đ "Nh mùa thu Hà Ni" đã không th din ra theo d kiến vào lúc 20 gi ngày 24/9/2022 ti Nhà hát Ln Hà Ni. (nh Bùi Văn Phú)

Đin li được s dng như mt công c đ ngăn chn nhng th mà h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam cho rng... phin toái, có th gây ra nhng tác hi nghiêm trng v tư tưởng và nhn thc, đe da s n đnh chính tr. Tuy nhiên phn ng ca công chúng cho thy, biến đin thành công c nhm bo v tư tưởng, nhn thc, duy trì s n đnh chính tr không... thông minh lm và hu qu hi nhiu li !

***

Chương trình ca nhc vi ch đ "Nh mùa thu Hà Ni" đã không th din ra theo d kiến vào lúc 20 gi ngày 24/9/2022 ti Nhà hát Ln Hà Ni vì theo Công ty Qung cáo truyn thông S (Công ty S) – doanh nghip t chc"Nh mùa thu Hà Ni", vào gi chót, Nhà hát Ln Hà Ni phía cho thuê đa đim biu din thông báo, nơi này b ct đin t 9 gi sáng cùng ngày nên không th thc hin hp đng đã ký.

Trước đó, Công ty S loan báo : Chương trình"Nh mùa thu Hà Ni" s có s tham gia ca : Khánh Ly, Phương Hng Ngc, Cm Vân, Khc Triu, Quang Thành và Đc Tun."Nh mùa thu Hà Ni" được công chúng chú ý vì đó là ln đu tiên và có th cũng là ln cui cùng Khánh Ly cùng khán gi "chm vào mùa thu Hà Ni" như bà tng ao ước k t khi ri Hà Ni phiêu bt khp nơi.

Trong khi Khánh Ly bày t hy vng,"Nh mùa thu Hà Ni" s là dp bà được hát gia mùa thu Hà Ni, cm nhn nhng cm xúc ca các nhc sĩ đã tng viết nhng nhc phm tuyt vi v mùa thu thì đi din doanh nghip t chc biu din ha, s c gng đ"Nh mùa thu Hà Ni" sinh đng vi nhiu lp lang cm xúc, ai cũng có th thy dáng hình mình trong đó.

Vic Nhà hát Ln Hà Ni đơn phương hy b hp đng cho thuê đa đim vào gi chót, không ch gây tn tht cho Công ty S sau khi doanh nghip này đã dn trí lc, sc lc, thi gian, tin bc vào "Nh mùa thu Hà Ni" (đi din Công ty S cho biết, ước tính sơ b v thit hi mà h phi gánh chu khong 1 t 550 triu đng), mà còn gây tn thương, tht vng cho c nhng ca sĩ tham gia chương trình ln khán gi...

Tuy Nhà hát Ln Hà Ni không gii thích ti sao đt nhiên ct đin vào ngày 24/9/2022 nhưng công chúng vn hiu nguyên nhân : Cp trên ca Nhà hát Ln Hà Ni (B Văn hóa thể thao và du lịch) và cp trên ca cp trên không thích Khánh Ly biu din ti Hà Ni. Ct đin là mt đng tác k thut đ chiu theo ý mun ca mt hay mt vài cá nhân lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam.

Vit Nam ch có nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa, không có vua nhưng nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa vn hành theo ý chí ca mt hay mt vài cá nhân. Chưa rõ Nhà hát Ln Hà Ni s phi bi thường cho Công ty S bao nhiêu nhưng bao nhiêu thì tin chi ra đ bi thường vi phm hp đng cũng được trích t công kh và tt nhiên s tr đi phúc li mà dân chúng là đi tượng th hưởng.

Bi nhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa vn hành theo ý chí ca mt hay mt vài cá nhân nên mi có nhng doanh nghip không sai vn "v mày, v mt" như Công ty S ch vì ai đó không thích, hay phát sinh nhng tình hung như h thng truyn thông chính thc đng lot loan tin v vic "Nh mùa thu Hà Ni" phi hy do b ct đin ri đng lot đc b (1) dù "được biết, được bàn" vn là quyn hiến đnh.

***

Cách nay khong ba tháng, ca sĩ Khánh Ly tng khuy đng dư lun khi trình bày "Gia tài ca m" trong chương trình ca nhc có ch đ "Du chân đa đàng" do Công ty Mây Lang Thang t chc thành ph Đà Lt (Lâm Đng). Vì "Gia tài ca m" không có trong danh mc nhc phm được... duyt đ... biu din nên Công ty Mây Lang Thang b S Văn hóa thể thao và du lịch Lâm Đng "cnh cáo" (2).

B ràng buc vì nhng tuyên b liên quan đến "thin chí", cũng như nhng mi chào "hòa hp, hòa gii", h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam cùng làm ngơ, không đ đng hoc đng chm gì đến Khánh Ly mà ch tp trung điu tra và x lý Công ty Mây Lang Thang. Cho dù đã nhm mt, bt tai, hành x theo kiu "khôn nhà, di ch" (ch x lý trong nhà Công ty Mây Lang Thang, b qua trách nhim ca người ngoài Khánh Ly) nhưng h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam thm bi trên mt trn dư lun ! Có th vì nhng kinh nghim thu lượm được sau biến c "Gia tài ca m" và vn còn nuôi tham vng trình bày "thin chí" mi chào "hòa hp, hòa gii", thay vì cm Khánh Ly biu din ti Vit Nam, nhng viên chc hu trách chn gii pháp đ Nhà hát Ln Hà Ni "ct đin" vì bó tay vi Khánh Ly.

Mun biết "ct đin" có phi là gii pháp thông minh hay không c vào mng xã hi xem công chúng phn ng thế nào v chuyn "Nh mùa thu Hà Ni" b hy. Chiêu "ct đin" du không mi nhưng dường như h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam không th nghĩ được "chiêu" nào hu dng hơn : "Ct đin" đ chn Đoàn ngh thut Ni Mông ca Trung Quc biu din ti Nhà hát Ln Hà Ni hôm 19/1/2018 nhm bày t tình hu ngh vi Vit Nam đúng vào dp k nim 44 năm ngày Trung Quc cưỡng chiếm toàn b qun đo Hoàng Sa (2). "Ct đin" đ đi din các chính ph ngoi quc, t chc quc tế và công chúng trong nước không th nghe biết nhng tù nhân chính tr nói gì. Tương t, "ct đin" đ không ai biết các viên chc, nhng cá nhân đưa hi l khai gì vi Hi đng xét x trong nhng v án liên quan ti tham nhũng.

Ngm k hơn thì dường như vn đ không nm khía cnh trí lc. H thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam thích dùng đin như công c ch vì thiếu c trung thc ln dũng cm đ tha nhn mâu thun gia nói và làm. Chng hn trong chuyn Nhà hát Ln Hà Ni "ct đin" đ hy "Nh mùa thu Hà Ni", các viên chc cao cp không dám bày t h không thích Khánh Ly biu din ti th đô vì mun chng t Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam đã khác hn giai đon cách nay vài thp niên. Hoc "ct đin" đ chn Đoàn ngh thut Ni Mông ca Trung Quc biu din ti Nhà hát Ln Hà Ni hôm 19/1/2018 đ khi phi gii thích vi phía Trung Quc rng dân chúng Vit Nam phn n, s phn n đó đe da n đnh chính tr thành ra chính quyn phi đáp ng. Vn chn "ct đin" chng l vì đng vn nuôi hy vng "thiên h di c, ch mình ta khôn" ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 26/09/2022

Chú thích

(1) https://amp.baogiaothong.vn/nha-hat-lon-ha-noi-vi-pham-hop-dong-cong-ty-to-chuc-show-thiet-hai-bac-ty-d567079.html

(2) https://thanhnien.vn/vu-khanh-ly-hat-gia-tai-cua-me-so-vh-tt-dl-lam-dong-xu-ly-canh-cao-post1473819.html

(3) https://tuoitre.vn/hoan-dem-dien-doan-nghe-thuat-noi-mong-tai-nha-hat-lon-toi-19-1-20180119085759837.htm

***********************

Chuyện không có điện cho một tiếng hát

Tuấn Khanh, RFA, 26/09/2022

Ca sĩ Quang Thành, người đại diện cho ca sĩ Khánh Ly im lặng một chút khi nghe yêu cầu về cuộc phỏng vấn nhanh vào tối 25 tháng Chín, sau đó anh nói "mọi chuyện rất rối, và cô Khánh Ly chỉ có thể nói về chuyện này sau ngày 28 tháng Chín". Đó là ngày mà bà Khánh Ly đi về Mỹ và nghỉ ngơi, chuẩn bị cho tour diễn ở Châu Âu. Ngày 28 là ngày mà bà rời khỏi hẳn Việt Nam, không biết khi nào quay lại.

khanhly6

Một poster quảng cáo cho chương trình của ca sĩ Khánh Ly ở Hà Nội hôm 28/7/2014 (hình minh họa)

Chương trình của ca sĩ Khánh Ly có tên là "Nhớ mùa thu Hà Nội", ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được viết vào năm 1985. Nhưng số phận ca khúc đó cũng long đong không kém show diễn tổ chức tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Một vài năm sau khi ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội được đón nhận rầm rộ trên mặt truyền thông, như là một sáng tác góp vào nền văn hóa mới của chế độ mới, nhưng bài hát cũng bắt đầu bị soi chiếu và thậm chí bị phản ứng khi đưa vào các chương trình truyền hình. Đến năm 2017, nhạc sĩ Đoàn Bổng, trưởng phòng ca nhạc Đài Truyền hình Việt Nam từng tiết lộ là bài Nhớ mùa thu Hà Nội Tân luôn bị dằn xuống bàn, soi chiếu từng câu chữ.

"Không ít có ý kiến cho rằng ca khúc có những ca từ nhạy cảm : "…Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người, lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai, sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi, sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi… Mùa thu Hà Nội tượng trưng cho mùa thu cách mạng. Vậy nói mùa thu Hà Nội trả lời là trả lời cái gì ? Nếu một số ca khúc trước đây bị cấm vì có ca từ nhạy cảm, thì sao ca khúc này không bị cấm ?", ông Đoàn Bổng tiết lộ.

Bài hát hay con người của một nền văn hóa của miền Nam trước 1975, vẫn luôn bị xét lại như vậy vào bất kỳ lúc nào. Có thể là công khai, hoặc thầm lặng trong nội bộ của những người có quyền.

Chương trình Nhớ Mùa Thu Hà Nội của Ca sĩ Khánh Ly đã hoàn toàn không thể cất tiếng ở giữa lòng thủ đô nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong cuộc đối thoại với bà Hoài Oanh, người tổ chức chương trình đêm nhạc bị cắt điện, không có một thông điệp nào cho thấy rằng cuộc dàn dựng tốn kém đến 1,6 tỷ đồng này sẽ tổ chức lại vào một tháng nào đó, thậm chí là làm lại chương trình Nhớ Mùa Thu Hà Nội vào mùa thu năm sau.

Cũng trong cuộc trò chuyện này, tất cả những bất cập được nhận ra không chỉ có một lần cúp điện, mà khởi sự từ rất nhiều vụ, quanh cái tên Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. Bà Hoài Anh nói vào buổi tối, trước ngày diễn, bà nhận được một tin nhắn qua zalo của các nhân vật của nhà hát, đơn giản nói là ngừng vì "cúp điện" và hứa lát nữa sẽ có văn bản gửi chính thức. Vào lúc 19g10 phút, một văn bản ngắn gọn gửi tới, nói về chuyện "khó khăn chung" của việc cúp điện lúc 21g - ngay vào ngày đã có lịch diễn. Sau khi đọc thấy câu đề nghị "lùi lịch diễn sang thời gian phù hợp", những người trong ban tổ chức đã thay phiên nhau gọi cho tất cả các quan chức của Nhà hát lớn, cũng như những người có trách nhiệm trong Sở văn hóa tại Hà Nội, nhưng điều kỳ lạ là điện thoại của của tất cả những nhân vật có trách nhiệm, như đều bị cùng cúp điện.

"Em rất sốc, nếu như thực sự chương trình của chị Khánh Ly có vấn đề gì thì từ đầu đừng cấp phép. Đằng này mọi thứ diễn ra êm thắm, nhưng rồi lại có chuyện xảy ra, mà em phải nói là lãng xẹt", bà Hoài Oanh nói.

Báo chí ngay trong đêm 23 tháng Chín cũng biết chuyện và các phóng viên đổ xô đến để ghi lại câu chuyện quái đản này. Có thể thấy rõ là trên văn phong, nhiều phóng viên cũng bất bình thay cho ban tổ chức và đặt những câu hỏi như "ai sẽ chịu trách nhiệm cho chuyện này ?". Nhưng chỉ trong một ngày, qua đến sáng ngày 25, thì toàn bộ tất cả những nội dung liên quan đến chương trình Nhớ Mùa Thu Hà Nội bị lột sạch trên tất cả các trang web báo chí Nhà Nước. Cuối cùng chỉ còn là những lời chỉ trích kịch liệt ở lên trên các trang mạng của những người Việt bình thường, nơi không có các vị tổng biên tập.

Đây có thể gọi là lần thứ cúp điện thứ ba, liên quan show diễn, vì đường dây tin tức của toàn bộ báo chí cũng bị cúp điện theo. Không còn một tín hiệu nào cho thấy họ có thêm ý kiến gì. Mọi thứ tối đen như căn nhà tranh của Ngô Tất Tố.

Thật ra, hành trình để gặp khán giả xuyên Việt Nam của ca sĩ Khánh Ly đã không trơn tru từ lúc bắt đầu. khởi đầu với bài Gia Tài Của Mẹ ở Đà Lạt và sau đó là dẫn lần lượt là những show bị hủy điều có những trục trặc mơ hồ, tương tự như câu kết trong công văn "những trường hợp bất khả kháng mà chúng ta đều không mong muốn".

Dĩ nhiên, nếu vì lý do đột ngột "kiểm tra thiết bị điện cao thế" của Nhà hát lớn, những người quản lý nhà hát vẫn có thể du di được thêm 24 tiếng đồng hồ ; nhưng bất khả kháng lệnh của ai đó, thì lại là chuyện khác. Với câu hỏi trực tiếp "Liệu đây là tình trạng của hệ thống hay là của một cá nhân không ưa thích ca sĩ Khánh Ly ?", bà Hoài Oanh trả lời rằng "Em tin rằng chỉ là một vài người, một vài cá nhân tác động vào thôi ạ".

Những người tổ chức chương trình cho ca sĩ Khánh Ly, là những người lớn lên trong nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam hôm nay. Họ hoàn toàn ý thức được lằn ranh mong manh của họ, giữa việc làm nghệ thuật và xung quanh là một bầu không khí chính trị với những ánh mắt sát thương nhìn từ bóng tối. Thế nhưng với niềm tin là cứ làm đúng theo pháp luật, thì họ có thể vững bước và làm được những điều mình muốn. Theo suy nghĩ của ban tổ chức, là khán giả Hà Nội hôm nay sẽ có dịp thưởng thức tiếng hát của một ca sĩ nổi tiếng của miền Nam bằng xương bằng thịt, chứ không phải qua những ký ức về cassette tape mở khe khẽ trong thời chiến tranh. Vì vậy trong số khách mời của show diễn, có nhiều quan chức ở phía Bắc cũng hẹn đến tham dự. Đùng một cái, suốt cả đêm 23 qua đến 24 tháng Chín, các thành viên ban tổ chức đã phải thay nhau hối hả gọi điện cáo lỗi với tất cả những người đã có vé, trong đó có những quan chức – mà có không ít người đã bày tỏ sự sửng sốt vì thủ đoạn "cúp điện" rất trẻ con này.

Thế nhưng từ miền Nam, không phải ai cũng tin rằng đây là chuyện của một vài cá nhân đối với bà Khánh Ly. Từ khi về Việt Nam biểu diễn từ năm 2014, ca sĩ Khánh Ly chưa lần nào được chính thức vào trung tâm Sài Gòn để trình diễn, vì những lời thề "quyết tâm" đầy tính tập thể, giữ không cho Khánh Ly được hội ngộ với vùng đất lịch sử và con người mà bà đã thành danh.

Có thể có những người đầy quyền lực không thích bà Khánh Ly, không mệt mỏi tác động hết nơi này nơi nọ để ngăn cản hay làm khó chương trình biểu diễn của bà, nhưng chắc chắn sẽ phải là một tập thể mới có thể tác động một cách đồng bộ từ nhiều tỉnh thành và "cúp điện" luôn cả báo chí như trong trường hợp ở Nhà hát lớn Hà Nội. Tư tưởng chống việc trở lại của Khánh Ly - hay của bất kỳ văn nghệ sĩ miền Nam nào đã từng ra đi sau tháng Tư năm 75 - vẫn âm ỉ và tiếp diễn. Và đó cũng là mâu thuẫn giằng xé trong các chính sách gọi là mở cửa, hòa hợp dân tộc đã bị lợn cợn khó ăn với những "món nợ cũ" của phía chính trị cực đoan.

Nhiều người cho rằng và Khánh Ly bị gây khó bởi bài hát Gia tài của mẹ hay phản ứng với phim Em và Trịnh, thực ra đó chỉ là một tiểu tiết trong một chuỗi hệ thống cầm quyền nhìn nhận về bà, xuyên suốt lâu nay.

Ít ai biết được chuyện, trước đây mỗi lần cất lời hát cùng khán giả bài Nối Vòng Tay Lớn, là ca sĩ Khánh Ly đều đã vi phạm việc trình diễn ca khúc không được cấp phép lưu hành. Đến năm 2017, khi việc trình diễn bài Nối Vòng Tay Lớn đã trở thành chuyện quá phổ biến ở các trường đại học và những sinh hoạt tập thể thì Cục Biểu diễn Nghệ thuật đành phải cấp phép cho bài hát này lưu hành chính thức ở Việt Nam vào ngày 11 tháng Tư, 2017. Nhiều năm trước, đã có người nhắc bà Khánh Ly về chuyện bài Nối Vòng Tay Lớn "coi vậy mà vẫn chưa có giấy phép biểu diễn", bà đã trả lời rằng "thì họ không nói gì, mình cứ hát thôi". Và chuyện "mình cứ hát thôi", đã khiến bà gặp không ít những khó khăn với chính sách kiểm duyệt văn hóa nhưng đong nước bằng miệng.

Trong những lần phỏng vấn hiếm hoi và lắng nghe sự trả lời chân thành từ bà, ca sĩ Khánh Ly đã nói về chuyện không ít những lời đơm đặt ác ý trên báo chí nhà Nước về bà, kể cả chuyện bà ra đi khỏi Việt Nam vì bị ép buộc, chứ không phải tự mình. Ca sĩ Khánh Ly cũng là ca sĩ duy nhất của người Việt hải ngoại được nhà nước cấp phép năm 2012 để về phối hợp trình diễn, nhưng bà từ chối mà chỉ về làm show riêng của mình vào năm 2014.

"Một quan chức của Thành phố Hồ Chí Minh nói rằng chị đã ký tên lên những quả bom mà máy bay Mỹ chở ra thả ở ngoài Hà Nội, điều này có không ?", bà bật cười đến chảy nước mắt. "Nếu chuyện đó có thật, nó đã là một sự kiện và báo chí có đủ những hình ảnh ghi lại hết rồi, chứ đâu phải nằm trong một lời nói đơn giản gán tội cho tôi như vậy".

"Mình già rồi, và chỉ còn mong cất tiếng hát cho hết đời thôi chứ. Ai làm gì mình cũng phải đành chịu thôi", bà lắc đầu, cười.

Tôi có hẹn là khi ca sĩ Khánh Ly rời khỏi Việt Nam, thì sẽ gọi nói chuyện về chuyện đã qua. Thế nhưng, lúc này thì tôi nghĩ không cần phải nói gì thêm nữa. Nếu có, thì chắc chỉ nhắn rằng : rõ là bà muốn kỷ niệm, dừng cuộc đời ca hát ngay tại quê hương của mình, tại Hà Nội. Nhưng rốt cuộc lại không xong. Và như vậy, biết đâu cuộc đời nghệ thuật của bà lại phải tiếp tục cho đến khi lòng tự trọng của những người có quyền ở Việt Nam có được lúc sáng đèn.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 26/09/2022

**************************

Người dân nghi ngờ lý do "cắt điện" của chính quyền để dừng đêm diễn Khánh Ly

RFA, 26/09/2022

Một số người khi được hỏi bày tỏ nghi ngờ về nguyên nhân thật sự trong việc hoãn đêm nhạc của ca sĩ Khánh Ly ở Hà Nội, trong khi đó ca sĩ Tuấn Hưng được trở lại biểu diễn trong cùng ngày lại hết sức ca ngợi chính quyền.

khanhly7 (2)

Poster "Nhớ mùa thu Hà Nội" của Khánh Ly dự trù sẽ được trình diễn vào lúc 20 gờ ngày 24/09/2022 bị hủy vào giờ chót

Đêm nhạc của ca sĩ Khánh Ly dự kiến diễn ra hôm 24/9 với tên gọi "Nhớ mùa thu Hà Nội" cùng với sự tham gia của nhiều ca sĩ tên tuổi khác là Cẩm Vân, Khắc Triệu, Đức Tuấn, và Quang Thành đột nhiên bị hủy bỏ vào giờ chót.

Một công văn của Nhà hát lớn Hà Nội gửi tới đơn vị sản xuất chương trình là Công ty cổ phần Quảng cáo Truyền thông S hôm 23/9 cho biết, họ nhận được văn bản từ Công ty Điện lực Hoàn Kiếm (thuộc Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội) với nội dung cắt điện "để kiểm tra, xử lý thiết bị điện cao thế từ 9 giờ ngày 24/9" để phòng chống nguy cơ cháy nổ.

Do vậy, đêm nhạc "Như một lời chia tay" của nữ ca sĩ năm nay 77 tuổi không thể diễn ra, theo Nhà hát lớn Hà Nội là "trường hợp bất khả kháng mà chúng ta đều không mong muốn".

Nhà thơ Hoàng Hưng, thành viên ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam cho biết, từ kinh nghiệm bản thân ông nghi ngờ "lý do kỹ thuật" là nguỵ tạo.

Ông nói qua điện thoại với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau :

"Có hiện tượng mấy bài báo đưa về sự cố này nhưng sau đó bị gỡ. Với kinh nghiệm của tôi thì có khuất khúc ở đây. Sự cố mất điện này có rất nhiều khả năng là nguỵ tạo.

Ở Việt Nam luôn có lẩn khuất một lý do khác, lý do mà ai cũng có thể đoán được, là nhà chức trách không thích việc đó diễn ra".

Ông Hoàng Hưng cho hay, nhóm của ông từng bị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh can thiệp, buộc hai nhà hàng không được phục vụ một buổi gặp mặt của thân hữu với trang mạng Văn Việt nhân dịp kỷ niệm ngày ra tuyên bố thành lập Ban vận động Văn đoàn Độc lập, cũng với lý do "mất điện".

Gần đây theo ông Hoàng Hưng, nhà chức trách rất thận trọng và khắt khe trong việc cấp phép các sự kiện văn hoá, ví dụ như triển lãm mỹ thuật, hơn các năm trước.

Ca sĩ Khánh Ly vượt biên khỏi Việt Nam sau 1975 và định cư ở Hoa Kỳ, bà có chuyến lưu diễn ở Việt Nam từ ngày 25/6 nhằm kỷ niệm 60 năm ca hát, với buổi đầu tiên ở Đà Lạt trước 1.000 khán giả.

Tại đây bà hát bài Gia tài của mẹ, một bài hát không có trong danh mục đăng ký trong chương trình tối hôm đó, công ty đứng ra tổ chức chương trình sau đó bị phạt bằng hình thức cảnh cáo.

Nhà văn Võ Thị Hảo nhìn nhận về sự cố kỹ thuật ở Nhà hát lớn như sau :

"Chẳng ai tin lý do phi lý này đâu. Tôi nghĩ rằng đây chỉ là hành vi trả thù của nhà cầm quyền về việc Khánh Ly đã hát ca khúc Gia tài của mẹ, một bài hát rất hay của Trịnh Công Sơn với tư tưởng phản chiến và nhân văn rất lớn.

Sự cấm cản sai trái, thiếu hiểu biết này ngang nhiên vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tác dụng ngược lại là khiến cho bài hát đó thêm nổi tiếng, người người nhà nhà tìm bài đó để say sưa hát lại cho nhau nghe và khen hay".

Ông JB Nguyễn Hữu Vinh, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam thì nói "không rõ lý do là vì bài hát Gia tài của mẹ hay chỉ là việc chính quyền Việt Nam không thích bà", nhưng "sự cố kỹ thuật điện" là trò chơi bẩn của Hà Nội.

Việc này tương tự như việc công an Hà Nội giả làm thợ cắt gạch trong khu vực tượng đài Lý Thái Tổ năm 2016 để ngăn cản giới bất đồng chính kiến tưởng niệm 74 người lính Việt Nam Cộng Hoà hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa năm 1974.

Hay là sự cố mất điện đến nay đã hơn 8 năm chưa khắc phục được khi Triển lãm Cải cách Ruộng đất bị đóng cửa do bà con dân oan kéo đến và bị phản đối dữ dội khi khai trương.

Đó là sự lấp liếm một cách thô lỗ và cẩu thả khi không có sự đàng hoàng cần thiết của một chính quyền có sức mạnh, ông nhấn mạnh. 

Nhiều báo nhà nước như Giao Thông, Lao Động, Thanh Niên đưa tin về việc huỷ buổi biểu diễn của ca sĩ Khánh Ly, đặt câu hỏi về trách nhiệm của Nhà hát lớn trong việc vi phạm hợp đồng, tuy nhiên các bài báo bị gỡ sau đó.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh từ Sài Gòn cho rằng bài hát Gia tài của mẹ chỉ là một tiểu tiết trong một chuỗi hệ thống nhìn nhận về bà của Nhà nước Việt Nam hôm nay.

Ông cũng không tin rằng, một cá nhân nào không thích Khánh Ly hát và có thể tác động một cách đồng bộ từ nhiều tỉnh thành và bóp miệng luôn cả báo chí như vậy. Ông lý giải như sau :

"Tư tưởng chống việc trở lại của Khánh Ly nó bắt đầu từ việc từ lúc bà đặt chân về Việt Nam đã có dư luận xác định rằng (chính quyền Việt Nam- PV) sẽ không bao giờ cho bà Khánh Ly được chính thức biểu diễn tại bất kỳ trung tâm ở giữa Sài Gòn.

Tôi cho rằng đó là mâu thuẫn trầm trọng giữa chính sách gọi là mở cửa, hòa hợp dân tộc và lợn cợn với những món nợ cũ".

Nhà văn Đoàn Bảo Châu (Facebooker Châu Đoàn) cho rằng nhà chức trách Việt Nam cần ứng xử văn minh hơn.

Theo ông, nếu không muốn Khánh Ly hát bài Gia tài của mẹ hay bài nào "nhạy cảm" thì từ chối ngay từ đầu, hoặc yêu cầu không được hát bài đó khi thoả thuận ban đầu.

Trên trang Facebook với hơn 146.000 người theo dõi, ông viết :

"Một cuộc biểu diễn cần biết bao công sức và tiền bạc để chuẩn bị, chờ đúng đến ngày biểu diễn thì ra cái thông báo lãng xẹt là cần phải hoãn biểu diễn vì cắt điện, xử lý thiết bị điện cao thế.

Trong thư gửi cũng không thèm có một câu xin lỗi tới đối tác. Tại sao lại có cái ứng xử đểu giả, cửa quyền, độc đoán, bẩn và bất lương như vậy ?"

Ngoài đêm diễn của Khánh Ly ở Hà Nội bị hủy, chuỗi chương trình của bà ở các tỉnh thành khác để chia tay khán giả như ở Huế, Hải Phòng, Hưng Yên... cũng bị hủy.

Trong khi đó, một ca sĩ khác là Tuấn Hưng vừa được công nhận giữ chức danh phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ trẻ Hà Nội nhiệm kỳ 2019-2024, được hát trở lại trên ban công nhà mình cũng trong đêm 24/9 sau một thời gian bị tạm ngưng và bị phạt tiền vì biểu diễn không phép.

Trong buổi biểu diễn tối thứ bảy 24/9, Tuấn Hưng nhiều lần bật khóc cảm ơn chính quyền cấp phép, tạo điều kiện để ông hát, đồng thời bày tỏ :

"Chúng ta rất may mắn vì đang sống trong một đất nước đang phát triển mạnh nhất thế giới ! Bỏ tên thằng Tuấn Hưng sang một bên, hãy nói ‘Tôi yêu Việt Nam !’ Thế thôi".

Nguồn : RFA, 26/09/2022

Published in Diễn đàn

"Nội chiến" bị coi là phản tuyên truyền và kích động hận thù ?

Tuấn Khanh, RFA, 02/07/2022

Sự kiện ca sĩ Khánh Ly hát bài Gia Tài Của Mẹ, một bài hát trong tập Ca khúc Da Vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang dấy lên những tranh luận dữ dội trong nước. Phía những người chống Khánh Ly và sự tồn tại của nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa ở Việt Nam, lúc này đã dùng những lời lẽ hết sức nặng nề, thậm chí gọi bà là kẻ âm mưu tuyên truyền chính trị ở Việt Nam.

hat2

Ca sĩ Khánh Ly hát trong một chương trình biểu diễn ở Đà Lạt hôm 25/6/2022 - Lao Động

Không có lý luận rõ ràng, nhưng hầu hết các luận điệu chống đối ca sĩ Khánh Ly đều dựa trên câu chữ mà bài hát mô tả là "nội chiến" để tấn công. Phía Nhà nước Việt Nam lâu nay vẫn nói rằng cuộc chiến tranh giải phóng Nam Bắc là một cuộc giải phóng thần thánh, để thống nhất đất nước. Nội dung nói "nội chiến" bị coi là sai đường lối và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhưng đáng ngạc nhiên, là không dòng nào chỉ trích người viết ra bài hát này, là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bên cạnh đó, làm sóng bảo vệ bà Khánh Ly và dòng văn hóa riêng của Việt Nam Cộng Hòa cũng bùng lên sôi động không kém.

Trên nhiều diễn đàn ở Facebook, có những lời bình luận nói vụ video quay bà Khánh Ly hát ở Đà Lạt bài Gia Tài Của Mẹ, là do công an gài để tấn công show diễn của bà.

Viết trên trang nhà của mình, nhà bình luận thời sự Dương Quốc Chính từ Hà Nội, ghi rằng "An ninh chính trị nội bộ đã vào cuộc do "quần chúng tố giác" ! Thực ra quần chúng ở đây chính là anh em bò đỏ thôi. Chuyện này gây phẫn nộ dữ dội bởi anh em, do não trạng xơ cứng và máy móc, cứ thấy bài hát bị cấm là auto phẫn nộ khi có kẻ cả gan biểu diễn trái phép. Bọn chúng không hiểu rằng cấm thế chứ cấm nữa thì cũng vô ích. Bởi nghe offline chỉ có tối đa 1.000 người chứ nghe online thì cả triệu người và cả trăm triệu lượt người mấy chục năm qua, có cấm được đâu ? Đấy là chưa kể khi báo chí rùm beng thì trẻ trâu nó search vì tò mò khiến bài hát lại càng được phổ biến. Thế nên bò càng húc lại càng giúp quảng bá bài hát, phản tác dụng".

Nhiều người cũng nhắc rằng bài Gia Tài Của Mẹ cũng như nhiều bài hát trước năm 1975 không được lưu hành trong đời sống, đều không có một lệnh cấm cụ thể nào.

Sự kiện ca sĩ Khánh Ly hát thêm một bài ngoài danh sách 24 bài cho phép, vốn là chuyện ngày thường của sân khấu Việt Nam, đặc biệt khi có khán giả yêu cầu. Nhưng với ca sĩ Khánh Ly, ắt là một trường hợp "nhạy cảm" khác nên mọi thứ trở nên căng thẳng. Cục Biểu Diễn Nghệ Thuật ở Hà Nội nói đợi sau khi Sở Văn hóa thể thao và du lịch Lâm Đồng xử lý xong, thì sẽ đến phiên Cục này có quyết định tiếp.

Trong một bình luận có tên "Biện bạch vụng về", nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang viết "Mượn cớ ca khúc "Gia tài của mẹ" không có trong danh mục ca khúc được cấp phép biểu diễn trong đêm nhạc 25/6/2022 ở Đà Lạt, Sở Văn hóa thể thao và du lịch cũng như Cục Nghệ thuật biểu diễn Bộ Văn hóa thể thao và du lịch đều khẳng định Ban Tổ chức đêm nhạc có sai phạm, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Lâm Đồng làm đúng quy định khi mời làm việc Ban Tổ chức đêm nhạc ? Xin lỗi ! Võ Văn Tạo tôi tin chắc 100% rằng nếu đêm đó Khánh Ly hát vượt danh mục cấp phép đêm biểu diễn bằng bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng thì" có đến bố quý Sở cũng không dám "mời làm việc". Phải không ạ ?"

Có những bình luận na ná nhau, xuất hiện ở nhiều nơi, tựa như có một cách chỉ huy hành động chung, nói bài hát Gia Tài Của Mẹ chống hòa giải hòa hợp, khơi gợi hận thù trong người Việt, nên cần phải cấm. Tuy nhiên nhiều người nói đây là một cách nói lấy được. Nhiều bài hát của miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh đến nay vẫn còn được lưu hành, đầy tính kích động hận thù.

Đơn cử như bài Tiến Về Sài Gòn của tác giả Huỳnh Minh Siêng có lời hát "tiến về Sài Gòn, ta quét sạch giặc thù". Bài hát này được phát liên tục từ năm 1974 cho đến về sau này, mà đó là thời điểm chỉ còn cuộc đối đầu giữa hai phía Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà thôi. Từ năm 1973, lực lượng đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn rút khỏi Việt Nam, nên "giặc thù" ở đây, rõ chỉ có chính quyền miền Nam Việt Nam.

Việc ra giấy phép biểu diễn, kiểm soát nghiêm ngặt như show Xuyên Việt của ca sĩ Khánh Ly, cũng cho thấy có cái gì đó bất thường đối với Nghị định cho phép tự do trình diễn các ca khúc trước năm 1975 của Hà Nội đã từng được nhiều báo chí trong nước hân hoan đưa tin.

Theo Nghị định số 144/2020 về hoạt động nghệ thuật biểu diễn được Chính phủ ban hành, từ 1/2/2021, có nói rõ rằng quy định bắt buộc cấp phép ca khúc miền Nam trước 1975 được bãi bỏ. Việc phổ biến không cần phải cấp phép nữa, hay nói cách khác là tất cả các bài hát được tự do trình bày. Bài nào đặc biệt có "vấn đề" sẽ có danh sách cấm riêng. Nhưng Gia Tài Của Mẹ cũng chưa bao giờ được công bố là bài hát cấm, nên công chúng đang tự hỏi bài hát này đang trở thành sự kiện rùm beng, là vi phạm gì về nội dung gì ?

Và như vậy, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Lâm Đồng đang áp dụng lệ làng hay Nghị định chính phủ vô giá trị, chỉ thông cáo đưa ra cho có ? Và hiện nay, cách nối nhau để "làm việc" với chương trình của bà Khánh Ly, liệu có là một chủ trương bất thường của hệ thống kiểm duyệt văn hóa Việt Nam ?

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 02/07/2022

*************************

‘Điu tra’ v ‘Gia tài ca m’ và chng cn nói gì thêm !

Trân Văn, VOA, 30/06/2022

47 năm sau ngày "gii phóng min Nam, thng nht đt nước", chuyn phi xin phép và cn được phê duyt mi có quyn biu din mt ca khúc, chuyn b mi làm vic, phi gii trình vì...

hat01

Khánh Ly trong đêm nhc Dấu chân địa đàng diễn ra tại Đà Lạt hôm 25/6

S Văn hóa thể thao và du lịch tnh Lâm Đng và đơn v đc trách An ninh chính tr ni b ca Công an tnh Lâm Đng đang phi hp điu tra v ca sĩ Khánh Ly biu din ca khúc "Gia tài ca m" vào ti 25/6/2022 ti sân khuMây - In The Nest, ta lc phường 7, thành ph Đà Lt.

Theo báo chí Vit Nam, s dĩ nhng người xin phép thc hin "Du chân đa đàng" (đêm nhc dành riêng cho ca sĩ Khánh Ly biu din ti đa đim và vào thi gian như đã k) b mi làm vic, b buc gii trình vì "Gia tài ca m" nm ngoài danh mc 24 ca khúc đã xin phép biu din và được phê duyt (*).

***

"Gia tài ca m" do Trnh Công Sơn sáng tác năm 1965 và tr thành mt trong nhng ca khúc được nhiu thế h hát khp nơi min Nam Vit Nam thi Vit Nam Cng hòa, sau tháng 4 năm 1975, khi min Nam Vit Nam được gii phóng, "Gia tài ca m" b cm ph biến, biu din ch vì ni dung thế này...

Mt ngàn năm nô l gic Tu

mt trăm năm đô h gic Tây

hai mươi năm ni chiến tng ngày

gia tài ca m, đ li cho con

gia tài ca m, là nước Vit bun

Mt ngàn năm nô l gic Tu

mt trăm năm đô h gic Tây

hai mươi năm ni chiến tng ngày

gia tài ca m, mt rng xương khô

gia tài ca m, mt núi đy m

Dy cho con tiếng nói tht thà

m mong con ch quên màu da

con ch quên màu da, nước Vit xưa

m mong trông con mau bước v nhà

m mong con lũ con đường xa

ôi lũ con cùng cha, quên hn thù

Mt ngàn năm nô l gic Tu

mt trăm năm đô h gic Tâyhai mươi năm ni chiến tng ngày

gia tài ca m, rung đng khô khan

gia tài ca m, nhà cháy tng hang

Mt ngàn năm nô l gic Tu

mt trăm năm đô h gic Tây

hai mươi năm ni chiến tng ngàygia tài ca m, mt bn lai căng

gia tài ca m, mt lũ bi tình.

***

47 năm sau ngày "gii phóng min Nam, thng nht đt nước", chuyn phi xin phép và cn được phê duyt mi có quyn biu din mt ca khúc, chuyn b mi làm vic, phi gii trình vì xin t chc biu din nhưng thiếu cương quyết trong vic chn hng mt ca sĩ đt nhiên mun hát li mt trong nhng ca khúc tng giúp bà ni tiếng lúc còn thanh xuân, đang song hành vi nhng tuyên b v s ưu vit ca "dân ch xã hi ch nghĩa", v "hòa hp, hòa gii", gì gì đó !

52 năm trước, lúc viết "Gia tài ca m", dường như Trnh Công Sơn chưa biết trong di sn ca bà m Vit Nam còn có "mt lũ" mà s ngo mn, đc đoán vượt xa tin nhân, hơn hn anh em, đng bào. S ngo mn, đc đoán y khiến não trng ca "lũ" này tr thành đc bit nhy cm và y hc hoàn toàn bt lc, người Vit đành chp nhn chuyn"lũ" này t nga ri buc toàn dân phi cùng gãi theo đúng đnh hướng, bt k anh em, đng bào có mun hay không !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 30/06/2022

Chú thích

(*) https://tuoitre.vn/danh-ca-khanh-ly-hat-gia-tai-cua-me-don-vi-to-chuc-bi-moi-lam-viec-20220629181246802.htm

************************

Khánh Ly hát 'Gia tài của mẹ' chưa xin phép, Ban tổ chức đêm nhạc bị mời làm việc

Gia Bảo, VietnamNet, 29/06/2022

Ban tổ chức đêm nhạc "Dấu chân địa đàng" bị cơ quan chức năng mời làm việc vì trong đêm nhạc mới đây Khánh Ly hát ca khúc không thuộc danh mục đăng ký biểu diễn được duyệt.

demnhac1

demnhac2

Danh mục 24 bài đăng ký biểu diễn không có bài "Gia tài của mẹ". 

VietNamNet liên hệ đại diện Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết : "Sáng mai 30/6, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Mây Lang Thang. Theo tôi, vụ việc đã rõ ràng. Phía công ty đã nhận lỗi vì để ca sĩ biểu diễn một ca khúc không nằm trong danh mục đăng ký biểu diễn được duyệt. Sau khi làm việc xong sẽ xử lý theo quy định".

Trước đó, đêm nhạc Dấu chân địa đàng thuộc chuỗi show Khánh Ly - Như một lời chia tay diễn ra tại sân khấu Mây - In the nest, Đà Lạt hôm 25/6. Đêm nhạc quy tụ gần 1.000 khán giả tham dự. 

Gia Bảo

Nguồn : VietnamNet, 29/06/2022

Published in Diễn đàn

Như một lời chia tay : Tấm lòng để làm gì ?

Khánh Ly tại Đà Lạt tối ngày 25/6/2022 như một lời chia tay : Tấm lòng để làm gì ?

Nguồn : Mây lang thang – Wanderling clouds, 25/06/2022

**********************

Tìm đến Khánh Ly như tìm lại một phần ký ức, hoài niệm

Tâm An, Zing, 26/06/2022

Giọng ca "Cát bụi" tâm sự khán giả đến với bà không phải vì giọng hát hay sắc đẹp. Họ tìm đến Khánh Ly như tìm lại một phần ký ức, hoài niệm.

kl1

Khoảng 1.000 khán giả đã sống cùng âm nhạc của Khánh Ly trong gần ba giờ đồng hồ. Trong bầu không khí dễ chịu của Đà Lạt, nữ danh ca đưa người nghe quay lại vùng hồi ức với chuỗi ca khúc nhạc Trịnh, gồm Tình xa, Diễm xưa, Còn tuổi nào cho em, Hạ trắng. Mỗi khi giọng hát của bà cất lên, những tiếng vỗ tay từ dưới hàng ghế khán giả vang không ngớt.

Những tràng pháo tay động viên từ người hâm mộ như tiếp thêm năng lượng cho danh ca 77 tuổi. Khánh Ly nói nhiều khán giả yêu nhạc tìm đến bà không phải vì giọng hát hay sắc đẹp. Họ đến với danh ca như quay về với miền ký ức, hoài niệm. Vì thế, mỗi khi được hát, Khánh Ly đều muốn được cùng khán giả sống trong những khoảnh khắc thăng hoa với âm nhạc.

Danh ca gửi lời tri ân người hâm mộ cũng như mảnh đất Đà Lạt. "Cảm ơn Đà Lạt đã cưu mang tôi 60 năm trước. Chính tại nơi này tôi được gặp định mệnh của đời mình. Tôi không bao giờ quên rằng tôi đã một lần là người của Đà Lạt", Khánh Ly chia sẻ trong đêm nhạc.

kl2

Nghệ sĩ Thanh Thủy là một trong số các khách mời trong đêm nhạc của Khánh Ly. Nữ nghệ sĩ đệm đàn và hòa giọng với danh ca Khánh Ly trong chùm ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Thanh Thủy chia sẻ cô chưa từng nghĩ rằng sẽ có cơ hội biểu diễn cùng thần tượng của mình. Đứng cạnh một Khánh Ly với hơn 60 năm ca hát, Thanh Thủy đã làm tròn vai trò bằng sự nghiêm túc và đam mê đối với âm nhạc. Khoảnh khắc này chị sẽ giữ mãi trong tim. "Điều lớn nhất tôi cảm nhận được từ cô là một trái tim nồng nhiệt, nồng nhiệt với âm nhạc, nồng nhiệt với con người. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng sự nồng nhiệt đó dành cho tất cả. Nhưng không ngờ rằng đã có giây phút dù ngắn ngủi, sự nồng nhiệt đó đã dành cho tôi", Thanh Thủy trải lòng.

kl3

Đứng chung sân khấu với danh ca, diva Mỹ Linh cho biết chị xúc động và tự hào. Hai giọng ca đến từ hai thế hệ hòa giọng trong nhạc phẩmTiếng sáo thiên thai (Văn Cao). Khánh Ly chia sẻ bà "ganh tỵ" với những người trẻ như Mỹ Linh. "Em rất giỏi. Trong khi tôi thuộc lớp đi trước ít học hành, không biết nhạc, chỉ biết hát", danh ca quay sang nói với Mỹ Linh.

Cũng trong đêm nhạc, Khánh Ly phản hồi về thông tin giải nghệ. Bà nói: "Tôi cứ nghĩ về chuyện một lúc nào đó không còn hát được nữa vì tuổi tác, thời gian. Mọi người cứ hỏi rằng: 'Khi nào giải nghệ. Tôi không giải nghệ. Vì tôi chỉ có một tiếng hát thôi. Và Chúa cho tôi tiếng hát đó. Nếu tiếng hát của mình mang đến nụ cười cho một ai đó trong cuộc sống thì cũng nên tiếp tục". Danh ca cũng gửi lời xin lỗi khán giả vì ở tuổi 77, giọng hát lẫn phong độ của bà không được như thời hoàng kim.

Khánh Ly tiếp tục thể hiện hai ca khúcKinh khổ và Dấu chân địa đàng. Các khán giả đã ở lại với nữ danh ca đến những giây phút cuối cùng của chương trình để được đến gần bà, bắt tay và chụp ảnh. Dù đã tốn khá nhiều sức cho buổi biểu diễn, gương mặt của Khánh Ly vẫn rạng rỡ. Bà nói trên sân khấu : "Nếu như mai này tôi có chết đi, hãy cứ xem như hôm nay tôi đã nói lời chào với các anh chị rồi".

Trước chia sẻ của Khánh Ly, Mỹ Linh bộc bạch : "Chỉ là tạm biệt thôi, chứ đối với một ca sĩ, khi nào khán giả còn muốn nghe hát thì cứ phải hát thôi".

Tâm An

Nguồn : Zing, 26/06/2022

************************

Khánh Ly với ‘Gia tài của mẹ’ vẫn còn bị chính trị hóa ?

Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), RFA, 30/06/2022

Nhiều năm nay, việc ca sĩ Khánh Ly trở về hát ở trong nước là một dấu hiệu tích cực không chỉ về hoạt động văn hóa, mà còn về tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc.

khanhly1

Ca sĩ Khánh Ly hát trong một chương trình biểu diễn ở Đà Lạt hôm 25/6/2022 - Lao Động

Trong hành trang của bà, chiếm chủ yếu là các ca khúc Trịnh Công Sơn, cũng tựa như lời nhắn nhủ tới các thế hệ trong và sau chiến tranh, các quan điểm chính trị khác biệt, là hãy cùng nhau hướng tới tương lai hòa bình cho Việt Nam.

Nới trói

Việc những ca khúc trước 1975 ở miền Nam và sau này ở hải ngoại được thoát cảnh "cấp phép" (kiểu nhỏ giọt) là cả một đoạn trường gian nan. Đương nhiên nó liên quan tới việc ca sĩ hải ngoại về nước biểu diễn có thuận lợi hay không.

Đã có nhiều tranh cãi và cả chuyện khôi hài, ví như bài "Nối vòng tay lớn" mà cũng bị liệt vào loại "cấm"  (2017), hay "Con đường xưa anh đi" thì bị cấm vĩnh viễn, dẫn đến lãnh đạo quản lý văn hóa cấp vụ đã phải kiểm điểm, rồi bị "điều chuyển" ngay sau đó.

Nhìn lại, để có bước ngoặt giảm đói nghèo vật chất, nhiều trí thức, nhà kinh tế có tư tưởng tiến bộ đã phải đấu tranh không mệt mỏi mới có được Luật Doanh nghiệp năm 2000, cho phép thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Nhưng đói nghèo tinh thần thì cứ dai dẳng, tận 20 năm sau mới được "nới" chút ít, với Nghị định 144, trong đó bỏ quy định cấp phép phổ biến hai loại ca khúc nói trên.

Còn bó

Tuy không còn "trói" như trước với từng ca khúc, nhưng Nghị định 144  lại vẫn "bó" với hoạt động biểu diễn, bằng những quy định cấm khá chung chung (Điều 3). Trong đó, đáng chú ý có Khoản 2, cấm "xuyên tạc lịch sử", hay Khoản 3, cấm "gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại".

Khi một tổ chức, cá nhân làm thủ tục xin phép biểu diễn tại địa phương, sẽ dễ nảy sinh tình trạng mỗi nơi hiểu theo một cách khác nhau về những quy định "cấm" trong đó, ví như thế nào là "xuyên tạc lịch sử" với một ca khúc ra đời từ rất lâu rồi?

Không những nó làm khó cho người thực thi nhiệm vụ một cách chính trực, mà còn dễ sinh lỗ hổng cho hành vi tiêu cực, hay những quan điểm bảo thủ vẫn muốn níu kéo cơ chế cũ, chỉ sợ trách nhiệm mà coi nhẹ đời sống văn hóa tinh thần của công chúng.

Thực tế…

Thấy ngay qua buổi diễn mới đây của Khánh Ly tại Đà Lạt, mở màn cho tua lưu diễn tại nhiều thành phố lớn, trong đó có Nhà hát lớn Hà nội, với tên gọi Như một lời chia tay.

Theo danh sách cấp phép, có 24 ca khúc trong đêm nhạc, nhưng Khánh Ly đã hát "thêm" bản Gia tài của mẹ, thế là sinh chuyện. Ở mọi xứ khác trên thế giới, trong các chương trình âm nhạc, ai cũng thấy nó phóng khoáng đến thế nào trong tương tác giữa khán giả và ca sĩ. Họ có thể hát cùng, có thể hát thêm… chẳng phải gửi "xét duyệt" nội dung trước nhiều ngày. Nhưng xứ Việt là một ngoại lệ.

Oái oăm hơn, bản Gia tài của mẹ, tuy không bị cấm với nghị định mới, nhưng người ta có thể "ngầm cấm" bởi cách nhận thức khác nhau giữa cơ quan quản lý và người dân, ở hai khoản nêu trên. Cụ thể :

Câu "Hai mươi năm nội chiến từng ngày" có thể bị cho là "xuyên tạc lịch sử", bởi lâu nay chế độ này vẫn coi đó là "cuộc kháng chiến chống Pháp/chống Mỹ cứu nước" đấy chứ.

Câu "Gia tài của mẹ là nước Việt buồn" cũng có thể bị cho là "xuyên tạc lịch sử", nhất là về giai đoạn sau 75’ đến nay, toàn dân hồ hởi phấn khởi đấy chứ.

Câu "Ôi lũ con cùng cha quên hận thù" cũng có thể bị cho là "gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước", trong đó có Trung Quốc (khi nó đi cùng với câu "một ngàn năm nô lệ giặc Tàu" ngay đầu bài hát).

Thậm chí, nếu quyết liệt hơn, người ta còn có thể cho rằng bài hát coi gia tài của mẹ Việt Nam toàn là "một bọn lai căng", "một lũ bội tình", nên việc truyền bá nó là nói xấu xã hội, chế độ, là vi phạm vào Điều 331, Bộ luật Hình sự , "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Cho nên, việc ban tổ chức bị cơ quan quản lý địa phương mời làm việc, rồi có thể bị phạt hành chính, dù cho lý do chỉ là ca sĩ đã hát một ca khúc không có trong danh sách được cấp phép cho buổi diễn, nhưng không loại trừ khả năng còn có những lý do khác khó nói.

Chính trị

Hầu như các báo đưa tin chỉ có Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh làm việc với nhà tổ chức buổi diễn, có báo cho biết thêm là có cả "cơ quan chức năng". Nhưng Tuổi trẻ thì rõ hơn , là còn có "PA03 (Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Lâm Đồng)". Bức ảnh hiếm hoi ở đầu bài viết này, lấy từ báo Lâm Đồng, minh họa rõ.

Tại sao lại phải cần đến công an, mà lại là an ninh (chuyên chống… "phản động", "các thế lực thù địch", "nội gián"), trong khi lẽ thường chỉ cần sở văn hóa thôi ?

Chưa hết, lại cả Cục Nghệ thuật Biểu diễn cũng vào cuộc ; không khéo còn có cả cục nào đó trên Bộ Công an tham gia cũng nên.

Với bao nhiêu bài viết trong nhiều năm nay, trên các báo Công An Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, lên án "các thế lực thù địch" hay "xuyên tạc lịch sử", trong đó coi cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam trước 75’ là "nội chiến", thì người dân có thể dễ dàng luận ra đằng sau (các) buổi làm việc này là điều gì.

Nếu cứ như dân gian nói vui, bác sĩ nhìn đâu cũng thấy vi trùng, công an nhìn ai cũng ra… kẻ địch, sẽ dễ đoán sức tưởng tượng cho diễn biến vụ việc này còn đi bao xa…

Dù kết cục ra sao thì cuộc vui cũng ít nhiều mất vui cho nhân vật chính.

Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm)

Nguồn : RFA, 30/06/2022

************************

Cục Nghệ thuật Biểu diễn lên tiếng vụ Khánh Ly hát bài ‘Gia tài của Mẹ’ ở Đà Lạt

RFA, 30/06/2022

Đại diện Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam, ông Trần Hướng Dương, vào ngày 30/6 lên tiếng về vụ việc ca sĩ hải ngoại Khánh Ly hát bài Gia tài Của Mẹ trong một chương trình tại Đà Lạt.

khanhly2

Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam lên tiếng về vụ việc ca sĩ hải ngoại Khánh Ly hát bài Gia tài Của Mẹ trong một chương trình tại Đà Lạt.

Truyền thông nhà nước dẫn phát biểu của ông Trần Hướng Dương- Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn rằng, cơ quan của ông đã biết vụ việc và đang chờ Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng xử lý. Sau đó Cục sẽ có biện pháp tiếp theo.

Bài hát Gia Tài Của Mẹ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Khánh Ly hát trong đêm nhạc "Dấu chân địa đàng" tổ chức tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đêm 25/6.

Truyền thông nhà nước đưa tin bài này không có trong danh sách 24 bài hát được ban tổ chức sự kiện đăng ký và được nhà chức trách địa phương đồng ý duyệt.

Ngay sau đêm diễn, Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với cơ quan chức năng để làm việc với ban tổ chức đêm nhạc là Công ty TNHH Mây Lang Thang. Sở đã lập biên bản xử lý hành chính và đang cân nhắc mức xử phạt đối với doanh nghiệp này vì cho rằng việc công ty này tự ý để ca sĩ Khánh Ly biểu diễn bài hát trên là vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

Nhiều người cho rằng bài hát Gia Tài Của Mẹ, được Trịnh Công Sơn sáng tác vào năm 1965, còn bị cấm ở Việt Nam là trong bài hát có câu "Hai mươi năm nội chiến từng ngày" ám chỉ thời gian 1945-1965. Trong thời gian này có cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kéo dài chín năm từ năm 1945 đến 1954.

Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do, bác sĩ quân y Đinh Đức Long, từ thành phố Hồ Chí Minh nói :

"Theo tôi biết, bài hát mà bà Khánh Ly hát bị người ta nhắc nhở không nằm trong chương trình. Nếu một bài hát không nằm trong chương trình mà ca sĩ cứ hát còn ban tổ chức cứ để việc đó xảy ra thì cả hai bên đều có sai phạm và việc xử lý là đúng pháp luật".

Bác sĩ Long cũng cho rằng nội dung bài hát Gia Tài Của Mẹ xuyên tạc lịch sử dân tộc vì đánh đồng cuộc kháng chiến chống Pháp với nội chiến, và do vậy việc nhà chức trách Việt Nam cấm bài hát này là đúng.

Tuy nhiên, những người dân khác như ông Nguyễn Quang Vinh ở Hà Nội và Quang Hữu Minh ở thành phố Hồ Chí Minh lại có quan điểm khác. Cả hai ông cho rằng việc nhà chức trách Việt Nam cấm bài hát này là vi phạm quyền tự do ngôn luận và ảnh hưởng xấu đến hòa giải dân tộc.

Trong tin nhắn với RFA, ông Nguyễn Quang Vinh cho biết :

"Nghị định số 144/2020/NĐ-CP của Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa thể thao và du lịch) được Chính phủ ban hành thay Nghị định 79 trước đây bỏ quy định cấp phép phổ biến ca khúc miền Nam trước 1975. Như vậy ca khúc "Gia tài của mẹ" của Trịnh Công Sơn nằm trong điều chỉnh của Nghị định này. Tôi không rõ lý do của việc ‘xử lý’ của Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng như thế nào, vì lý do gì nhưng việc ‘xử lý’ này là trái với Nghị định 144".

Một nhà kinh tế ở tỉnh Nghệ An nói trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh, rằng việc Lâm Đồng xử lý ban tổ chức đêm nhạc của Khánh Ly là : "một hành động dại dột và phản tác dụng vì trong thời đại thế giới thông tin phẳng, việc xử phạt càng gây ra sự tò mò cho dân chúng và kích thích sự phát tán. Nếu không xử phạt thì nhiều người không biết nhưng sau sự việc này thì rất nhiều trong số họ tìm hiểu về bài hát".

Ông cũng cho rằng lý do xử phạt cũng là do sự máy móc và sợ trách nhiệm của viên chức nhà nước. Họ thường hành động theo văn bản chỉ đạo mà không hiểu hậu quả sẽ đến sau đó.

Ông nhấn mạnh mọi cấm đoán ở Việt Nam, trong đó có cấm nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật biểu hiện sự độc quyền chân lý của Đảng.

Ông nói thêm, Nhà nước Việt Nam hiện tại hay nói về chính sách hòa giải dân tộc, tuy nhiên, Chính phủ chỉ nói đầu môi để tuyên truyền chứ không có một kế hoạch hay chương trình cụ thể hoặc biện pháp thực hiện.

"Họ cứ nói hòa giải hòa hợp suông thế nhưng những gì không có lợi cho Đảng hay một phe nhóm nào đó trong đảng hoặc thậm chí cho chính những người thực hiện trực tiếp, thì họ không làm".

Ông Quang Hữu Minh nói nhiều bài hát bị nhà chức trách Việt Nam cấm vì nội dung nói lên thực trạng của Việt Nam.

Gia Tài Của Mẹ là một trong ba bài hát của Trịnh Công Sơn hiện chưa được nhà chức trách Việt Nam cho phép biểu diễn ở Việt Nam. Hai bài kia là Bài Ca Dành Cho Những Xác Người và Hát Cho Người Nằm Xuống.

Có hơn 50 ngàn lượt tìm kiếm từ khóa "Gia tài của mẹ" trên công cụ tìm kiếm Google chỉ trong ngày 29/6, sau khi có thông tin người tổ chức đêm diễn của ca sĩ Khánh Ly bị mời lên làm việc vì bà hát ca khúc chưa được cấp phép của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Hồi năm 2020, chính quyền bỏ quy định cấp phép phổ biến ca khúc trước năm 1975, thay vào đó, Nhà nước sẽ quản lý tác phẩm bằng cách hậu kiểm.

Nguồn : RFA, 30/06/2022

***********************

Kỷ luật cảnh cáo đối với đơn vị tổ chức đêm nhạc Khánh Ly

RFA, 01/07/2022

Đơn vị tổ chức đêm nhạc ‘Dấu chân địa đàng’ mà ca sĩ Khánh Ly hát bài Gia tài của Mẹ chưa có phép vào ngày 1/7 nhận kỷ luật cảnh cáo của Sở Văn hóa -Thể thao & Du lịch tỉnh Lâm Đồng. Truyền thông Nhà nước loan tin trong cùng ngày.  

khanhly3

Ca sĩ Khánh Ly hát trong đêm diễn ở Đà Lạt hôm 25/6/2022 - Zing

Cụ thể, Công ty Mây Lang Thang bị cảnh cáo vì để ca sĩ hát bài không có trong danh mục 24 bài hát được cấp phép. Các bài hát này do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác.

Tin còn dẫn đại diện của ca sĩ Khánh Ly cho biết hai đêm nhạc vào tối ngày 1/7 và 16/7 của nữ danh ca này theo kế hoạch tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn được tổ chức theo lịch. Sau đó bà còn có các chương trình biểu diễn tại Đà Nẵng và Hà Nội.

Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam, ông Trần Hướng Dương, vào ngày 30/6 được truyền thông Nhà nước dẫn lời rằng ông đã biết vụ việc và đang chờ Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng xử lý. Sau đó Cục sẽ có biện pháp tiếp theo.

Trong chương trình đêm 25/6, ca sĩ Khánh Ly hát bài Gia tài của Mẹ trước 1.000 khán giả tham dự. Buổi biểu diễn còn có một số khác mời tham dự là nghệ sĩ như ca sĩ Mỹ Linh, diễn viên kịch Thanh Thủy…

khanhly

Ca sĩ Khánh Ly hát trong đêm diễn ở Đà Lạt hôm 25/6/2022 - Viettel Media

Đơn vị tổ chức đêm nhạc ‘Dấu chân địa đàng’ mà ca sĩ Khánh Ly hát bài Gia tài của Mẹ chưa có phép vào ngày 1/7 nhận kỷ luật cảnh cáo của Sở Văn hóa -Thể thao & Du lịch tỉnh Lâm Đồng. Truyền thông Nhà nước loan tin trong cùng ngày.

Cụ thể, Công ty Mây Lang Thang bị cảnh cáo vì để ca sĩ hát bài không có trong danh mục 24 bài hát được cấp phép. Các bài hát này do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác.

khanhly5

Tối 25/6, đêm đầu tiên trong tourshow Như một lời chia tay của danh ca Khánh Ly diễn ra thành công tại sân khấu Mây - In The Nest, thôn Măng Lin, Đà Lạt với gần 1.000 khán giả tham dự

Tin còn dẫn đại diện của ca sĩ Khánh Ly cho biết hai đêm nhạc vào tối ngày 1/7 và 16/7 của nữ danh ca này theo kế hoạch tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn được tổ chức theo lịch. Sau đó bà còn có các chương trình biểu diễn tại Đà Nẵng và Hà Nội.

Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam, ông Trần Hướng Dương, vào ngày 30/6 được truyền thông Nhà nước dẫn lời rằng ông đã biết vụ việc và đang chờ Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng xử lý. Sau đó Cục sẽ có biện pháp tiếp theo.

Trong chương trình đêm 25/6, ca sĩ Khánh Ly hát bài Gia tài của Mẹ trước 1.000 khán giả tham dự. Buổi biểu diễn còn có một số khác mời tham dự là nghệ sĩ như ca sĩ Mỹ Linh, diễn viên kịch Thanh Thủy…

Nguồn : RFA, 01/07/2022

Published in Diễn đàn

Khánh Ly, ca sĩ hi ngoi nhiu năm sng M, đã v đến Hà Ni hôm 15/6 đ làm tour lưu din xuyên Vit qua mt lot các tnh thành t Nam ra Bc vi tên gi Như mt li chia tay, báo chí trong nước đưa tin.

khanhly1

Khánh Ly là ca sĩ kỳ cu t trước năm 1975

 

Đêm din đu tiên ca bà s là Đà Lt vào ngày 25/6, nơi bà bt đu s nghip ca hát ti mt phòng trà vào năm 1962, cách nay tròn 60 năm, và cũng là nơi bà có cuc hi ng vi nhc sĩ Trnh Công Sơn đ bt đu mi lương duyên ngh thut tri dài nhiu thp k.

Sau Đà Lt, bà s tiếp tc lưu din đến Nha Trang, Thành ph H Chí Minh, Đà Nng, Hà Ni và Cn Thơ, theo trang mng VnExpress. Ngoài ra, bà cũng có d đnh ra trình din Côn Đo, cũng theo báo mng này.

"Tôi mun đến tng vùng by lâu mình mun đến, gp, bt tay khán gi và hát như chưa tng được hát", Khánh Ly được VnExpress dn li nói.

Mc dù có tên gi Như mt li chia tay, tour din ln này không phi là li giã t s nghip hay giã t khán gi trong nước, bà cho biết.

"Tôi chưa có ý đnh nói li tm bit khán gi, mà ch mun gi gm tinh thn như Trnh Công Sơn tng ký thác : hãy sng vui mi ngày đ khi chia tay không còn gì hi tiếc", bà nói vi VnExpress.

Sau tour lưu din này mà bà gi là tour lưu din ln cui cùng trong nước, Khánh Ly s dành nhiu thi gian cho bn thân và cuc sng riêng nhưng vn s hát cho khán gi vi tn sut ít hơn và quy mô nh hơn nhiu, trang mng Dân Trí dn li ca sĩ cho biết.

Trong các sô din này, Khánh Ly s trình din tác phm ca các nhc sĩ Trnh Công Sơn, Phm Duy, Ngô Thy Miên, Anh Bng…

Khánh Ly, năm nay 77 tui, là mt trong nhng ca sĩ ni tiếng min Nam Vit Nam trước 1975. Sau khi Vit Nam Cng hòa sp đ, bà chy đến M vào năm 1975. Mãi cho đến năm 2014, bà mi v nước trình din ln đu tiên mc dù trước đó bà có v Vit Nam vi nhng mc đích cá nhân.

K t đó, bà liên tc v Vit Nam biu din bt chp b cng đng Vit Nam Cng hòa hi ngoi lên án và kêu gi ty chay.

Nguồn : VOA, 17/06/2022

Published in Văn hóa

Cuộc gặp năm 18 tuổi với Trịnh Công Sơn đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời Khánh Ly. Ông là trường học và cũng là sự nghiệp của bà. Họ cùng nhau viết nên một phần đẹp đẽ của lịch sử tân nhạc.

khanhly1

Khánh Ly khẳng định những buổi hát ở trong nước chỉ là phương tiện để làm việc thiện nguyện.

Sắp sang tuổi 75, Khánh Ly vẫn thường xuyên về nước, không chỉ hát mà còn để làm những công việc khiến bà cảm thấy bình an. Song vẫn có một số người dường như không mong muốn điều đó…

Hát chỉ là phương tiện

Cũng phải mất hơn hai tháng từ khi liên lạc với người trợ lý của Khánh Ly, tôi mới hẹn được bà tại một khách sạn nhỏ xinh trên phố Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội. Chỉ ít ngày nữa là Tết…

Về Việt Nam liên tục kể từ tháng 5/2014, Khánh Ly bày tỏ mong muốn được gặp gỡ khán giả khắp các vùng miền. Bà lập quỹ từ thiện Vòng Tay Nhân Ái và khẳng định những buổi hát ở trong nước chỉ là phương tiện để làm việc thiện nguyện :

"Mọi người đi nghe hát, quý mình thì đi với mình, thăm các cơ sở tôn giáo, các trại mồ côi, những người già, người tàn tật… Tất cả những nơi nào mình có thể đến được và những người ở đó sẵn sàng đón mình. Đó mới là mục đích chính. Đi cũng được khá nhiều…".

Trước đây, bà vẫn cho các chương trình ca nhạc từ thiện "mượn giọng", "mượn tên" để gây quỹ, còn giờ bà muốn được đến tận nơi.

"Không quyên góp, chỉ kêu gọi bằng hữu, ai có lò bánh mì thì cho bánh, ai có nhà in sách thì cho các em sách đọc... Có nhiều nơi, trao quà rồi mình tự rút tiền túi ra gửi tặng những người bảo mẫu trông coi trẻ mồ côi", Khánh Ly kể.

"Lúc nào còn hát được thì cứ hát, còn đi được đến những nơi đó thì cứ đi, đi bây giờ là trễ đó. Nhưng tại mình cũng phải đợi cho gia đình yên ổn đã. Con cái vợ con nhà cửa xong xuôi hết, thì mình mới có thể đi làm những việc này được".

Giọng nói vẫn sang sảng, lưng thẳng, đi lại nhanh nhẹn, vẫn mẫn tiệp trước hàng nghìn người. Nhưng khán giả ít gặp bà trên sân khấu lớn, còn ca khúc hit gần đây nhất của bà có lẽ là "Nếu có yêu tôi" ra đời từ cách đây cũng gần 20 năm.

Khánh Ly hát ở Hà Nội (Live Concert Khanh Ly) - Courtesy of Dân Trí (10/05/2014)

Như bất kỳ nghệ sĩ nào, bà cũng muốn tiếp tục những dự án nghệ thuật cho riêng mình, nhưng : "Tuổi già nó khác. Không thể nào 75 tuổi mà đi đọ sức với những người trẻ. Mình làm trong khả năng còn lại của mình thôi, không dám hy vọng nhiều, không mơ ước gì lớn hơn nữa đâu. Chỉ như thế này thôi, mà được như thế này cho đến hết đời cũng đã là may mắn lắm rồi".

"Nếu mọi người đồng ý cho mình làm công việc thiện nguyện, đó cũng là mọi người nghĩ đến mình, quý mình và khuyến khích mình", bà nói.

"Vì có nhiều người có những câu hỏi buồn cười lắm : Có nhiều tiền để làm gì ? Đi làm từ thiện để làm gì ?" Bà nhắc lại hai câu hỏi từng gây tranh cãi của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ và người dẫn chương trình Tạ Bích Loan, rồi so sánh :

"Ở ngoại quốc, người ta đi làm công tác xã hội nhiều lắm, đâu có bị ai chỉ trích. Người ta được sự khuyến khích của tất cả mọi người, nhất là những người không thể đến được những nơi như vậy, họ giúp đỡ tiền bạc, phương tiện để những người khác đi".

"Nhiều khi đi đến nơi mấy em tàn tật, mình nghĩ trong bụng nếu là mình, mình cũng xin chết đi, tại vì thấy sống mà khổ quá, đau đớn quá. Đi đến những nơi đó rồi về nhiều khi ăn không được, mặc cái áo đẹp nhiều khi cũng cảm thấy mình có lỗi", bà kể.

Bà thấy mình cũng như những người "đồng trang lứa", thường tìm đến chùa, đến nhà thờ, làm những công việc từ thiện để những ngày cuối của đời được nhẹ nhàng, bình an.

"Phải là người mất mát gì đó, phải là người khổ thì mới cảm thông, chia sẻ được với những cái khổ của người khác", Khánh Ly nói.

"Nếu ai cũng ngồi trên đống tiền như vậy thì nó dễ quá, nói cái gì cũng được cả. Nhưng cứ thử nghèo đi, cứ thử khổ đi, cứ thử đói đi, thử bệnh tật đi, thì mình có thể nhìn thấy được : Nếu mình đau bao nhiêu, người đó đau bấy nhiêu".

Tôi mới tò mò hỏi, vậy trong những tháng năm đã sống, thời điểm nào bà cảm thấy khổ nhất.

Im lặng một lúc : "Hình như lúc nào cũng khổ cả… Đến gần với người không may, hay ví dụ theo dõi truyền hình thấy ở bên Úc cháy như thế, thấy những con vật bị chết, tự nhiên mình cảm thấy buồn bã, thương lắm, mà không làm gì được.

"Ở đời tử biệt sinh ly, cho nên nếu trong gia đình mình có người thân phải đi cũng là lẽ thường. Có nhiều cảnh đời, có nhiều cái khổ đau còn gấp trăm ngàn lần mình, mình chưa đáng gì đâu. Thành ra đừng kêu".

Hẳn bà nhớ tới thời điểm chồng bà, nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan qua đời cách đây 5 năm.

khanhly2

Với Khánh Ly, hát phải coi như một tôn giáo của riêng mình.

Ước chết trên sân khấu

Phải 2 năm sau khi về hát ở Hà Nội, Khánh Ly mới tới được với khán giả Thành phố Hồ Chí Minh. Bà diễn tả sự đón nhận của khán giả nơi mình từng thành danh : "Người Sài Gòn bây giờ không phải là người Sài Gòn xưa nữa. Những người cùng thời với mình hoặc đã chết, hoặc đi xa, hoặc ở nhà. Thành ra nhiều khi những người mình muốn gặp thì không gặp được.

"Những người trẻ hơn, ở những thế hệ sau này là từ đâu đến. Và ca nhạc bây giờ không phải là nhu cầu, mình có cảm tưởng như thế, tức là nó không cần thiết cho người ta như miếng cơm manh áo. Không biết cái sự tha thiết của người ta đối với nhạc Việt Nam, đối với nhạc sĩ, ca sĩ có còn như hồi xưa không, hay là mỗi thời một khác.

"Thiên hạ càng văn minh thì hình như càng đi đến chỗ hủy diệt những cái đẹp, phải không ? ! Hay mình bi quan quá. Hay tại tự mình cho cái nghiệp dĩ của mình là đẹp. Hát phải coi như một tôn giáo của riêng mình, phải trân trọng, phải tôn thờ, phải sống với nó, chết với nó. Thành ra ước gì mà chết trên khấu nhỉ ? !" - bà nói ra ước muốn của mình với vẻ hào hứng như đứa trẻ nói về món quà nó hằng ước ao và tin rằng mình xứng đáng có được.

khanhly3

Khánh Ly biểu diễn và giao lưu tại ĐH Văn Hóa Hà Nội, tháng 4/2016.

Khánh Ly từng tâm sự, nếu có kiếp sau sẽ vẫn làm ca sĩ.

Bà xác nhận : "Làm ca sĩ sướng quá chứ, phải không ? Bây giờ đi chỗ nào cũng thấy karaoke hết, mọi người rất yêu hát, không cần biết hát hay hay dở, cứ hát cái đã. Đó là điều rất đáng yêu. Người ta hát là muốn bộc lộ cảm xúc, cảm nghĩ của người ta, những vui buồn, kỷ niệm, tâm trạng. Mình phải hoan nghênh, khuyến khích mọi người hát".

Thực tế hát karaoke hoặc bật nhạc to cho cả làng cả tổng nghe, đặc biệt vào dịp lễ Tết, đang là một thứ vấn nạn gây phiền nhiễu ở Việt Nam, nhất là các tỉnh từ miền Trung trở vào.

Khánh Ly hóa ra cũng thích hát trong những không gian nhỏ, như ở nhà hoặc quán cà phê.

Theo Khánh Ly : "Khi bạn hát ở chỗ quá lớn, người tổ chức sẽ sung sướng vì thu được tiền, nhưng người hát sẽ cảm thấy lạc lõng lắm. Mình đứng đây mà khán giả xa tắp đằng kia. Người ta không thấy mình, mình không thấy người ta. Cái thú vị khi hát một bài tình ca, là mình nhìn được vào mắt người nghe, mình trao đổi được- những gì chân thật, từ trái tim mình".

Rồi tự nhiên bà vẽ ra cảnh một ông già đứng ở ga xe lửa, trời mùa đông, bên bờ sông : "Ông hát một câu nào đó để nhớ về quê nhà của mình. Ông là người lưu lạc, di tản khắp nơi. Thấy cảm động không, lúc đó là nước mắt chảy ra thôi. Chỉ cần một người khách đứng lại và lắng nghe ông hát. Đó là hạnh phúc lớn nhất của ông ấy rồi…"

Tôi muốn biết lần đầu tiên bà hát với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở Đà Lạt là trong không gian nào. Nhưng bà không nhớ hoặc cũng có thể là không muốn nhớ.

Bà lái câu chuyện sang hướng khác : "Tập bài cho mình, ông nói hát cái giọng này không được, phải tập lại. Mình không có những dụng cụ để tập giống như ngoại quốc, thì thò đầu ra ngoài cửa và la, hát giọng từ bụng".

Nhà ở Đà Lạt xa nhau, nên Khánh Ly tha hồ luyện giọng. Chỉ có điều cả tháng sau đó bà bị sưng họng, khan tiếng, không hát được.

Trịnh Công Sơn không thích bà hát giọng mũi. "Phải hát bằng giọng thật, thì phải gào lên thôi", bà nhớ lại. "Nhờ vậy mà hát được nhạc của ông. Khi mà hát được nhạc của ông rồi thì sướng lắm. Ở Đà Lạt mà, ra ngoài đồi, tha hồ la, không ai nghe, không ai để ý".

Điều gì đã khiến bà đi theo và hầu như chỉ hát nhạc Trịnh Công Sơn từ năm 1967, Khánh Ly lý giải : "Vì lúc đó có những phong trào nhạc Trịnh Công Sơn, khắp mọi nơi, từ quân nhân, học sinh, sinh viên tới công chức. Nhạc của ông lan tràn, len lỏi khắp mọi nơi, về cả thôn quê nữa. Và khi mình đi hát, họ chỉ đòi hỏi nhạc Trịnh Công Sơn thôi".

Đó là đi diễn, còn bà vẫn hát nhiều tác giả khi thu băng đĩa. Rõ ràng, Trịnh Công Sơn được biết đến nhiều sau khi mời được Khánh Ly hợp tác. Bà không hẳn khẳng định điều đó : "Chắc vậy, nhưng mình không dám nói vậy… Được biết đến nhiều là tại mình đi các nơi, hát nhiều, chứ không phải tại hay. Không dám nhận hay. Bây giờ nhiều người hát (nhạc Trịnh) hay".

khanhly4

Khánh Ly trong đêm nhạc kỷ niệm 55 năm sự nghiệp tại Nhà hát Lớn Hà Nội tháng 9/2017.

Trịnh Công Sơn đồng thời cũng biến đổi giọng hát Khánh Ly. Vì sau khi luyện giọng để thể hiện ra chất Trịnh Công Sơn, bà không còn là Khánh Ly thuở ban đầu. Rồi khi quay lại hát các nhạc sĩ khác, bà có cảm thấy khó hòa nhập, tôi thắc mắc. Bà công nhận : "Cũng khó. Thí dụ bây giờ mình hát với những người mà hát cao quá đó, mình hát giọng thật của mình không nổi thì im thôi, chứ không thể hát giọng óc theo được".

Trịnh Công Sơn chính là thầy dạy thanh nhạc duy nhất của Khánh Ly. Khi còn nhỏ, ở Hà Nội, bà được mẹ cho học piano. "Nhưng được vài ngày thôi, bị bà xơ Tây đánh sợ quá, không học được. Nhưng mà thôi, biết nhiều quá nhiều khi không tốt đâu, rồi lại chẳng làm được cái việc gì thành hồn cả. Thôi mình chuyên tâm vào một việc, nhất nghệ tinh nhất thân vinh là thế đó. Đây cũng là cách mình ngụy biện thôi", Khánh Ly nở nụ cười dí dỏm.

Bố mất khi cô bé Mai (Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai) lên 5, tầm 10 tuổi bà đã không còn ở với mẹ. "Tại không nói được với mẹ, tại mình hư thôi", thoáng chút ngập ngừng.

"Con cái không thể nào đổ tội cho cha mẹ được. Cho nên bị mẹ la, bị mẹ đánh thì tới ở với bà nội ở Sài Gòn. Bà nội xót cháu, vì bố mất, mẹ có gia đình khác".

Nhưng bà chỉ nuôi cháu 2 năm, rồi Khánh Ly đi hát. Bà tự đến các sân khấu, xông lên hát. "Tự nhiên như người Hà Nội thôi", bà nhớ lại. "Thế rồi có một bà già là chủ một nightclub ở Đà Lạt xuống Sài Gòn tìm ca sĩ. Ca sĩ thời đó ít lắm mà trụ được ở Sài Gòn có nghĩa người ta có tiếng rồi, ai đi lên Đà Lạt làm gì".

Khánh Ly theo bà già ấy lên Đà Lạt năm 1962, hai năm sau gặp Trịnh Công Sơn. Đến 1965 thì bặt tin. "Ông ấy đi đâu không biết. Ông ấy chả thắc mắc về mình, mình cũng chả thắc mắc gì về ông ấy cả. Tôi định sống trên Đà Lạt, 67 về Sài Gòn là về chơi thôi, tình cờ gặp lại ông Trịnh Công Sơn, ông Sơn mới rủ đi hát. Thế mới có ngày hôm nay", thoáng một nét cười.

Giải oan cho Trịnh Công Sơn để làm gì ?!

Những "tín đồ" của Trịnh Công Sơn hẳn không ngừng tiếc nuối vì ông chẳng để lại một cuốn tự truyện hay hồi ký chính thức nào. Giá kể có tự truyện Khánh Ly đọc cũng đỡ.

Nhưng tác giả (tương lai) tuyên bố : "Mình có cái gì đâu mà viết… Người ta người ta đặt cọc tiền rồi đó. Mà tôi phải trả lại. Xấu hổ quá viết không được. Viết ra nhiều cái nó ngượng lắm, mà nó đụng chạm nhiều lắm trong giới ca sĩ. Có những người đã chết rồi, mình nói ra bây giờ có lợi gì cho mình đâu. Thôi để cho người ta yên đi.

"Thí dụ bây giờ mình giải oan cho ông Trịnh Công Sơn, ông Sơn không phải là cộng sản đâu (ông ấy đâu có được người quốc gia công nhận, mà cũng đâu có được cộng sản công nhận)- để làm cái gì ? ! Thôi để tất cả mọi chuyện cho yên. Nhưng mà chưa biết được…"

khanhly5

Khánh Ly giữa những thương yêu, hâm mộ.

Ngại người nọ người kia là một lý do, nhưng cái đáng ngại hơn cả là đụng chạm chính trị, tôi phỏng đoán. Bà gật đầu : "Mình phải viết ra sự thật, tất cả sự thật. Mình giấu diếm thì không được. Thành ra tôi phải suy nghĩ dữ lắm". Nếu có viết, Khánh Ly muốn sách được ấn hành khi bà còn sống : "Và tôi muốn nhưng người tôi đề cập đến phải còn sống. Nếu tôi nói sai, ông lên tiếng đi. Nhiều ít gì mình cũng sòng phẳng với mọi người, với cuộc đời một chút".

Việc Khánh Ly về nước diễn liên tục cũng làm mếch lòng một số người ở hải ngoại. "Bị chống đó, bị tẩy chay đó, nhưng mà chịu vậy thôi", bà nói. "Có những người không phải là cha mẹ của mình nhưng tự cho họ cái quyền lên án mình, chỉ trích mình, không cho mình cái này cái kia".

Bà nói không biết những người đó là ai, nhưng cũng chấp nhận cái lẽ ở đời : làm vui lòng tất cả là không thể. "Có những lý do mình không thể nói được, không thể nào nói, thôi làm ơn cho tôi đi hát, cho tôi sống đi. Nếu ai (muốn) hiểu mình thì qua những công việc mình làm, người ta sẽ hiểu là mình về để làm gì", Khánh Ly nói.

Nhưng nếu là show của bạn bè, làm tại gia, chừng trăm khán giả, bà vẫn có thể đến hát. Thu nhập có thể giảm nhưng không có nghĩa là Khánh Ly im tiếng. "Mình im là tại mình muốn im thôi", bà cho hay.

"Mình không muốn chường mặt ra nữa. Có những buổi đi hát là muốn gặp bạn bè, khán giả cho vui. Nếu không vui thì không đi nữa, ở nhà. Mình yên rồi, đâu có mong cầu cái gì nữa đâu. Một người 75 tuổi giờ chỉ còn chờ lăn xuống đồi thôi".

khanhly6

Trước 30 Tết, Khánh Ly đã có mặt ở nhà với con gái. Bà nhớ mấy chục năm không có Tết đã qua : "Tết, Giáng sinh là đi hát. Mở mắt ra thì thấy mình ở một nơi khác, trong một gia đình khác, mình chỉ đến ở trọ 1-2 ngày và ăn ké một cái Tết hay Giáng sinh. Nhiều khi nghĩ cũng tủi thân lắm, nhưng nó là nghề nghiệp, công việc mình phải làm. Những ngày Tết mình mình đi mang lại niềm vui cho mọi người, nhưng trong lòng mình buồn, một thân một mình xách va-li đi. Đến lúc hết Tết, mọi người hết vui rồi, thì mình về nhà cho chồng con cái vui muộn thôi".

"Ngày xưa không có Tết thì bây giờ vẫn không có Tết", bà khẳng định. "Từ lúc chồng tôi mất, Tết nào cũng hai mẹ con lủi thủi thôi. Nhà có sẵn một cây đào đằng trước, chỉ mua hoa về dâng cho Đức Mẹ, để bàn thờ chồng và một cặp bánh chưng là hết. Không ai tới, mình cũng không mời ai. Có những lúc mình rất thích bạn bè đông, nhưng có những lúc mình cảm thấy những giây phút được một mình tĩnh lặng bình yên rất thú vị".

Khánh Ly vẫn tự mình làm mọi việc trong ngôi nhà "nhỏ bằng cái bếp của người ta" mà vợ chồng bà gom góp mua từ năm 1980 mà bà khẳng định sẽ không bao giờ bán. "Làm gì có chuyện có người giúp việc, không thể", bà kể.

"Ở nhà, thời ông chồng còn, mình cũng nấu cơm, giặt giũ, làm vườn, đổ rác, rửa chén, lau nhà, làm tất cả mọi công chuyện bình thường. Thì bây giờ cũng thế thôi, để cho con đi làm. Hồi xưa hầu chồng, bây giờ hầu con".

Còn nhiều thắc mắc chờ bà giải đáp nhưng đã đến giờ bà phải đi ăn cơm khách. "Tôi cũng ngại lắm, nhưng không từ chối được", bà nói. Mấy ngày sau, thấy bà xuất hiện trong sự kiện cuối năm của một tập đoàn lớn ở Hà Nội.

Tôi thì vẫn mong được thấy "nữ hoàng chân đất" tái xuất trên những sân khấu lớn trong những chương trình riêng để tôn vinh bà như hồi 2014 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Bài viết, thực hiện sau cuộc phỏng vấn với ca sỹ Khánh Ly hôm 14/01/2020, thể hiện quan điểm, văn phong của cây bút Nguyễn Mạnh Hà, gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội

Published in Văn hóa