Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

12/10/2022

Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025

Nhiều nguồn tin

Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc bất chấp các phản đối của quốc tế

RFA, 11/10/2022

Việt Nam vừa trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025 sau phiên bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào ngày 11/10, bất chấp những phản đối của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế trước đó.

hoidong1

Phiên họp tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 10/10/2022 (hình minh họa) - AFP

Thông tấn xã Việt Nam đưa tin nhận định rằng : "kết quả của cuộc bỏ phiếu cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền và cam kết mạnh mẽ cũng như nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người đã được cộng đồng quốc tế nhìn nhận và tin tưởng".

Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) và các nhóm về môi trường đã ra thông cáo báo chí kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải thực hiện các cam kết về nhân quyền trong cương vị mới của mình. Đó là trả tự do ngay lập tức cho bốn nhà hoạt động môi trường bị Hà Nội bắt giam trong vòng hai năm qua với các cáo buộc tội trốn thuế mà quốc tế cho là vô lý.

"Là một thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bước đầu tiên ngay lập tức mà Chính phủ Việt Nam nên làm là chứng minh cam kết về nhân quyền của mình bằng cách trả tự do cho bà Ngụy Thị Khanh – người nhận giải thưởng môi trường Goldman – cùng các nhà bảo vệ môi trường khác bị bỏ tù trong hai năm qua" – ông Michael Sutton – Giám đốc điều hành của Quỹ Môi trường Goldman được trích lời trong thông cáo báo chí.

"Là một thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền, Chính phủ Việt Nam nên cho thấy là mình đã chuẩn bị để tôn trọng các quyền con người thay vì vi phạm chúng". – ông Phil Robertson, Giám đốc Phân ban Châu Á của Human Rights Watch phát biểu.

Một ngày trước cuộc bỏ phiếu, một nhóm các tổ chức nhân quyền quốc tế gồm Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Article 19, Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch) và Ủy ban Luật gia Quốc tế -ICJ đã đưa ra thông cáo đòi hỏi Việt Nam phải có những cải thiện về tình hình nhân quyền để đáp ứng yêu cầu trở thành thành viên Hội đồng.

Theo thông cáo này, kể từ khi Hà Nội tuyên bố ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền vào ngày 22/2/2021, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ, hoặc bỏ tù ít nhất 48 nhà báo, nhà hoạt động và những người lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ với các tội danh như "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ", "Tuyên truyền chống Nhà nước" và "Trốn thuế" trong Bộ Luật hình sự.

Theo thống kê của RFA, kể từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã bắt bỏ tù ít nhất 29 người với các cáo buộc như vừa nêu.

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu cho 14 nước vào Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia.

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương có sáu ứng cử viên cho bốn ghế. Các nước Bangladesh, Kyrgyzstan, Maldives và Việt Nam đã đánh bại hai nước khác là Nam Hàn và Afghanistan để vào Hội đồng.

Louis Charbonneau, Giám dốc của HRW tại Liên Hiệp Quốc nhận định : "Việc bầu cho các chính phủ đàn áp như Việt Nam vào Hội đồng chỉ phá hỏng uy tín của Hội đồng Nhân quyền".

Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Lần đầu tiên Việt Nam trúng cử vào Hội đồng là vào nhiệm kỳ 2014 – 2016.

Nguồn : RFA, 11/10/2022

*************************

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

BBC, 11/10/2022

Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong phiên bỏ phiếu ngày 11/10 với 145 phiếu ủng hộ.

hoidong2

Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Ảnh : Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc

Các thành viên khác được bầu vào lần này gồm có : Algeria, Bangladesh, Bỉ, Chile, Costa Rica, Grudia, Đức, Kyrgyzstan, Maldives, Morocco, Romania, Nam Phi và Sudan.

Việt Nam lần thứ hai tham gia ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2023 - 2025 và là ứng viên duy nhất của ASEAN tham gia lần này.

Cuộc bỏ phiếu bầu 14 thành viên mới diễn ra vào hôm 11/10 tại New York.

Năm 2013, Việt Nam từng trúng cử dù sở hữu một hồ sơ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

'Không đủ chuẩn'

Trong một tuyên bố hôm 10/10, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) đưa ra các nhận định về tư cách Việt Nam khi tham gia ứng cử.

"Kể từ khi công bố tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 22/02/2021, Việt Nam đã giam giữ, bắt giữ, hoặc kết án ít nhất 48 nhà báo, nhà hoạt động và các lãnh đạo tổ chức phi chính phủ với các tội danh bị kết án tuỳ tiện".

HRW cáo buộc những vi phạm của Việt Nam về quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu đạt.

Việt Nam đã ban hành Dự thảo Tờ trình Chính phủ và dự thảo Nghị định quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội , trước đó là Nghị định 58  để quản lý các tổ chức phi chính phủ.

hoidong3

Human Rights Watch tố cáo nhà hoạt động Trịnh Bá Tư bị đánh đập và cùm chân trong tù khi thực hiện bản án 8 năm.

Họ chỉ trích việc ông Phạm Chí Dũng, cựu Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam đã bị kết án 15 năm tù vào tháng 01/2021, và nhà báo Phạm Đoan Trang bị y án 9 năm tù sau phiên phúc thẩm hôm 25/08 tại Hà Nội.

Nhà hoạt động Trịnh Bá Tư 'bị đánh đập' và 'tuyệt thực' : Gia đình kêu cứu

Phúc thẩm Phạm Đoan Trang : Y án chín năm tù và 'lời nhắn tới lãnh đạo Việt Nam'

Đầu tháng 10, Việt Nam bị ba tổ chức nhân quyền gồm UN Watch, Human Rights Foundation, và The Raoul Wallenberg Center for Human Rights phản đối vì "không đủ tiêu chuẩn".

Một báo cáo chung của ba tổ chức này công bố vào tháng 10 cho rằng Việt Nam "đã có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng" và "không đủ chuẩn" để ứng cử.

Theo báo cáo này, trong bảy ứng viên ở khu vực Châu Á thì Afghanistan, Kyrgyzstan và Việt Nam bị đánh giá là "unqualified" (không đủ chuẩn), Hàn Quốc là "qualilfied" (đạt chuẩn). Bahrain, Bangladesh, Maldives thì bị đánh giá là "questionable" (nghi vấn).

Tuyên bố của Việt Nam

Cụ thể, ngày 04/08, phái bộ Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc gửi công văn cho Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chính thức công bố ứng cử và cung cấp bản cam kết để vận động phiếu bầu.

Văn bản nói : "Nhân dân Việt Nam đang thật sự tận hưởng được các quyền và sự tự do tốt hơn bao giờ hết".

Cho đến nay, Việt Nam phản đối những báo cáo hay nhận định từ các tổ chức nhân quyền quốc tế về tư cách ứng cử thành viên, và cho rằng "đã bị chống phá".

Ngày 22/09, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói "Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, không khách quan, với định kiến xấu mà một số tổ chức nước ngoài đã đưa ra về tình hình Việt Nam".

"Như đã nhiều lần khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao", bà Thu Hằng khẳng định.

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 30/09 cho rằng "Vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo tiếp tục bị các tổ chức thiếu thiện chí lợi dụng chống phá, ngăn cản Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025".

Hôm 04/10, Việt Nam cho rằng việc lần thứ hai ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc "minh chứng rất mạnh dạn cho những nỗ lực trước những thành quả bảo đảm quyền con người trong thời gian qua".

Thành lập năm 2006, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) có 47 ghế phân bổ như sau : 13 ghế cho các quốc gia Châu Phi, 13 ghế cho Châu Á - Thái Bình Dương, 8 ghế cho các quốc gia Nam Mỹ và vùng Caribe, 7 ghế cho các quốc gia Tây Âu, và 6 ghế cho các quốc gia Đông Âu.

47 thành viên sẽ được đa số thành viên của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu trực tiếp và không công khai.

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ xem xét đóng góp của các quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, cũng như những lời hứa tự nguyện và những cam kết về vấn đề này.

Một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sẽ nắm nhiệm kỳ ba năm và không được ứng tuyển lại sau hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đi kèm với nghĩa vụ tôn trọng các quy chuẩn về nhân quyền theo Nghị quyết 60/251 năm 2006 lúc UNHRC được thành lập.

Nguồn : BBC, 11/10/2022

*************************

Vit Nam vào Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc bt chp quan ngi t cng đng quc tế

VOA, 12/10/2022

Đi hi đng Liên hip quc ngày 11/10 b phiếu chp nhn Vit Nam làm thành viên mi ca Hi đng Nhân quyn Liên hip quc bt chp các mi quan ngi t cng đng quc tế cho rng Vit Nam chưa tuân th các tiêu chun nhân quyn quc tế.

hoidong4

Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Ảnh : Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc.

S phiếu cn có đ được mt ghế trong Hi đng là 97.

Vit Nam được 145/189 phiếu hp l, nm trong danh sách 14 nước được các thành viên ca Đi hi đng Liên hip quc New York bu vào Hi đng Nhân quyn vi nhim k ba năm bt đu t 1/1/2023.

Đây là kết qu n lc tuyên truyn và vn đng sâu rng ca Hà Ni đ có được s ng h dù các nhà ch trích và các t chc bo v nhân quyn quc tế cho rng h sơ nhân quyn yếu kém trong nước cng vi s hu thun ngoi giao mà Hà Ni dành cho các nước vi phm nhân quyn ch cht đã khiến quc gia đc đng này không xng đáng và không đ tiêu chun đ chiếm ghế ca Hi đng Nhân quyn Liên hip quc.

"Là mt thành viên mi ca Hi đng Nhân quyn Liên hip quc, chính ph Vit Nam, bước đu tiên tc thi, phi chng t cam kết ca h vi nhân quyn bng cách phóng thích người thng Gii Goldman, Ngy Th Khanh, và các nhà bo v nhân quyn khác b b tù trong hai năm qua", ông Michael Sutton, giám đc điu hành Sáng hi Môi trường Goldman, kêu gi.

Trong thông cáo ra ngày 11/10, t chc Theo dõi Nhân quyn Human Rights Watch nhn mnh : "Là tân thành viên ca Hi đng Nhân quyn, chính ph Vit Nam nên chng t h sn sàng bo v nhân quyn thay vì vi phm nhân quyn".

Ngoài Vit Nam, các nước va được bu vào Hi đng Nhân quyn bao gm Algeria, Bangladesh, B, Chile, Costa Rica, Georgia, Đc, Kyrgyzstan, Maldives, Morocco, Romania, Nam Phi và Sudan.

Vit Nam thường b quc tế ch trích v h sơ nhân quyn và v vic giam cm tù nhân lương tâm.

Hà Ni nói h luôn tôn trng nhân quyn và khng đnh không b tù nhng người bt đng chính kiến mà ch x lý nhng người vi phm pháp lut.

Nguồn : VOA, 12/10/2022

*************************

Các t chc quc tế kêu gi Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc ‘yêu cu tiến b nhân quyn t Vit Nam’

VOA, 11/10/2022

Bn t chc nhân quyn quc tế gm Human Rights Watch, Amnesty International, Article 19 và International Commission of Jurists – va lên tiếng quan ngi v tình hình nhân quyn Vit Nam cũng như thúc gic Hi đng Nhân quyn Liên Hp Quc yêu cu quc gia Đông Nam Á đt được nhng tiến b trước khi tr thành mt thành viên ca hi đng.

hoidong5

Vit Nam đang b nhiu t chc quc tế phn đi khi tranh ghế trong Hi đng Nhân quyn ca Liên Hp Quc.

Vit Nam hi tháng 2 năm nay thông báo chính thc v vic ng c làm thành viên ca Hi đng Nhân quyn Liên Hp Quc (UNHRC) nhim k 2023-2025, vi tư cách là đi din ca Hip hi các quc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là ln th hai Vit Nam tham gia ng c thành viên UNHRC và là ng viên duy nht ca ASEAN tham gia ln này.

Tuy nhiên k t khi Vit Nam thông báo ng c vào UNHCR, đã có nhiu t chc quc tế lên tiếng phn đi quc gia Đông Nam Á tr thành thành viên ca t chc nhân quyn liên chính ph vì h cho rng Vit Nam có h sơ nhân quyn yếu kém và không đ tiêu chun đ có ghế trong hi đng.

T chc Theo dõi Nhân quyn quc tế (HRW), có tr s New York ca M, Ân xá Quc tế (AI) và Article 19, đu có tr s London ca Anh, cùng y ban Lut gia Quc tế (ICJ), có tr s Geneva ca Thy S, hôm 10/10 ra mt thông cáo chung "bày t quan ngi công khai t lâu nay v tình hình nhân quyn Vit Nam".

Ngh quyết 60/251 ca Đi hi đng Liên Hiệp Quốc yêu cu các thành viên được bu vào Hi đng Nhân quyn phi duy trì các tiêu chun cao nht trong vic thúc đy và bo v quyn con người, 4 t chc phi chính ph chuyên thúc đy cho quyn con người nói trong mtuyên bố chung đưa ra hôm 10/10.

"Vit Nam cn phi ngay lp tc cam kết thc hin các bước c th đ ci thin hot đng nhân quyn ca mình, bng cách th nhng người bo v nhân quyn b giam gi tùy tin, trong đó có các nhà báo, đm bo quyn t do ngôn lun và lp hi, đng thi ci thin hp tác vi các cơ chế nhân quyn quc tế", các t chc nói trong tuyên b chung. "Các bước như vy s là cn thiết đ Vit Nam tr thành mt thành viên đánh tin cy ca Hi đng".

Vào tháng trước, đã có 8 t chc nhân quyn gi mt bc thư chung cho Đi din Thường trc ca các quc gia thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đ kêu gọi không bỏ phiếu cho Việt Nam làm thành viên UNHRC. Các t chc, gm c các t chc xã hi dân s và phi chính ph, cho rng Vit Nam "vi phm nhân quyn nghiêm trng và trin miên, không tuân th các cam kết, có thành tích hp tác kém vi Hi đng Nhân quyn".

Đu tháng này, có thêm 3 t chc gm các nhóm nhân quyn phi chính ph t M, Canada và Châu Âu đng kêu gi các quc gia thành viên Liên Hiệp Quốc bác tư cách ứng cử thành viên của Việt Nam vào UNHRC. Các t chc này cũng cho rng "Vit Nam vi phm nhân quyn nghiêm trng" và "không đ tiêu chun" đ tr thành mt thành viên ca UNHRC.

‘Vi phm nhân quyn trm trng

K t khi tuyên b ng c vào UNHRC vào ngày 22/2/2021, Vit Nam "đã câu lưu, bt giam, hoc kết án ít nht 48 nhà báo, nhà hot đng và các nhà lãnh đo NGO [t chc phi chính ph] vì các ti danh tùy tin, t lm dng quyn t do dân ch cho đến tuyên truyn chng nhà nước cho đến trn thuế, theo các điu 331, 117 và 200 ca B lut Hình s [Vit Nam]", theo thng kê ca HRW, AI, Article 19 và ICJ.

Hai trường hp tiêu biu ca xu hướng gn đây được 4 t chc này nêu ra trong tuyên b chung là ông Phm Chí Dũng, ch tch Hi nhà báo Đc lp Vit Nam người b kết án 15 năm tù hi tháng 1/2021, và bà Phm Đoan Trang, mt nhà báo đc lp ni danh và cũng là mt người bo v nhân quyn b kết án 9 năm tù vào tháng 12 năm ngoái cũng v ti "tuyên truyn chng nhà nước".

Mt lot các nhà hot đng môi trường đng thi là lãnh đo t các chc xã hi dân s, trong đó có bà Ngy Th Khanh người được mnh danh là "anh hùng chng biến đi khí hu", cũng đã b bt giam và kết án gn đây ti Vit Nam. H đu b kết ti "trn thuế", mt ti danh mà các t chc nhân quyn quc tế xem là được nhà cm quyn Vit Nam dùng đ tn công nhng người bt đng chính kiến.

Vit Nam hi đu tháng 8 năm nay tuyên b v nhng thành tu nhân quyn và chia s nhng cam kết t nguyn ca h khi phát biểu trước Ch tch Đi hi đng Liên Hiệp Quốc, trong đó quc gia Đông Nam Á tái khng đnh các cam kết trong vic thúc đy và bo v quyn con người.

Tuy nhiên 4 t chc nhân quyn quc tế nêu trên cho rng "Vit Nam đã mô t sai các quyn dân s và chính tr trong nước khi quc gia Đông Nam Á nói là các quyn này đã ược đm bo tt hơn". Các t chc đc bit quan ngi v vic "các nhà hot đng và các nhà báo vn tiếp tc b sách nhiu và bt gi". Đưa ra ví d cho mi lo ngi này, tuyên b chung ca các t chc cáo buc v trường hp nhà hot đng cho quyn đt đai Trnh Bá Tư b "đánh đp, bit giam và cùm chân trong nhiu ngày trong lúc đang chp hành bn án 8 năm tù vì ti tuyên truyn chng Nhà nước’".

Vào năm 2019, y ban Nhân quyn ca Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Vit Nam sa đi các điu lut "mơ h" vn được s dng rng rãi đ to điu kin cho các vi phm quyn t do ngôn lun. y ban ca Liên Hiệp Quốc xem đây là mt "vn đ cp bách". Tuy nhiên, theo thống kê ca HRW, k t đó Vit Nam "vn tiếp tc s dng các điu lut này đ b ming nhng người thc thi quyn t do ngôn lun ca h" mà "không có du hiu dng li".

Vit Nam đã cam kết nâng cao nhn thc v quyn con người trong cng đng hay tiến hành ci cách tư pháp đ đưa các quy đnh ca các điu ước quc tế v quyn con người vào lut pháp quc gia. Tuy nhiên, theo các t chc nhân quyn quc tế, Vit Nam li ban hành nhng quy đnh và sc lnh mi nhm cho phép Nhà nước trng pht hoc loi b các t chc phi chính ph vì nhng lý do "mơ h" như "vì li ích quc gia" và "trt t xã hi".

Các t chc này tin rng trước khi vn đng đ được bu vào UNHRC, Vit Nam trước tiên "cn th hin cam kết thc s đ duy trì các tiêu chun cao nht v bo v nhân quyn".

Mt trong các khuyến ngh mà các t chc này đưa ra là Vit Nam nên chm dt s dng các điu khon 331 (lm dng quyn t do dân ch) và 117 (tuyên truyn chng nhà nước) đi vi các nhà bo v nhân quyn. Các t chc cũng kêu gi Vit Nam "chp nhn các đ ngh ca Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc v các Th tc Đc bit đ ti thăm" nhm giám sát và điu tra đc lp v tình hình Vit Nam.

B Ngoi giao Vit Nam và Phái đoàn thường trc Vit Nam bên cnh Liên Hp Quc Geneva không hi đáp ngay các đ ngh bình lun ca VOA v nhng li kêu gi ca 4 t chc nhân quyn trên.

Phn ng v thông tin do mt s t chc phi chính ph đưa ra gn đây liên quan đến tình hình nhân quyn Vit Nam và n lc ca quc gia này nhm có ghế trong UNHRC, B Ngoi giao Vit Nam hôm 7/10 đã bác bỏ điu mà h gi là "sai s tht". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Th Thu Hng, khi tr li VOA, nói rng Vit Nam nghiêm túc tuân th các công ước quc tế v quyn con người mà Vit Nam là thành viên và rng nhng người b giam gi được bo đm đy đ quyn li và chế đ ăn, , chăm sóc y tế theo đúng quy đnh ca pháp lut.

Đi din cho Vit Nam phát biu ti khóa hp 51 ca UNHRC tr s Liên Hiệp Quốc ti Geneva t 12/9 đến 7/10, Đi s Lê Th Tuyết Mai, trưởng Phái đoàn thường trc Vit Nam bên cnh Liên Hiệp Quốc, nhn mnh các ưu tiên và cam kết ca Vit Nam trong ng c thành viên UNHRC nhim k 2023-2025, theo Báo Chính phủ. Bà Mai khng đnh "ch trương, chính sách nht quán ca Đng và Nhà nước Vit Nam ly con người là trung tâm ca phát trin, bo đm người dân được chia s nhng thành qu ca quá trình phát trin".

Vit Nam trước đây đã trúng c vào UNHRC nhim k 2014-2016 nhưng theo đánh giá ca các t chc nhân quyn quc tế, chính quyn Vit Nam không lên tiếng v các v vi phm nhân quyn trong nhim k ca mình.

Theo kế hoch, cuc bu c thành viên mi ca UNHRC nhim k 2023-2025, trong đó có Vit Nam là mt ng viên, din ra ti Đi hi đng Liên Hiệp Quốc New York ngày 11/10 và khóa hp thường k ln th 52 ca UNHRC d kiến din ra t 27/2-31/3/2023.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA, RFA, BBC
Read 182 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)