Kiểm soát đặc biệt SCB : Lột trần chế độ tuyên truyền dối trá !
Gió Bấc, RFA, 17/10/2022
Ngay khi đại án Vạn Thịnh Phát mở màn SCB bị dân ồ ạt rút tiền, một chiến dịch truyền thông rầm rộ ba mũi giáp công đã được tung ra để lừa gạt trấn áp người dân. Chỉ sau 1 tuần, Ngân hàng nhà nước phải tăng liều thuốc nặng đô, kiểm soát đặc biệt với ngân hàng SCB. Theo các thầy thuốc rắn đó là "hườn thuốc tổ" nếu không dứt nọc thì con bệnh sẽ băng hà ! Nhưng trước hết, áp dụng Kiểm soát đăc biệt SCB, nhà nước nhà nước nhà sản đã tự vả vào mồm chiến dịch tuyên truyền láo khoét của họ
Ngay khi đại án Vạn Thịnh Phát mở màn SCB bị dân ồ ạt rút tiền
Đồng thời với việc khai đao khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của tập đoàn Vạn Thịnh Phát, có ai đó đã tung ra chiến dịch giải cứu truyền thông hoành tráng cho SCB một cách nhịp nhàng. Chừng như người ta đã biết trước bắt bà Trương Mỹ Lan sẽ dẫn đến sụp đổ SCB nên tung ra ba mũi giáp công để giải cứu truyền thông cho SCB đó là xóa bỏ những thông tin về mối quan hệ SCB và Vạn Thịnh Phát, trấn áp, bắt bớ những nguồn tin không đúng ý theo mong muốn của nhà cầm quyền, tung thông tin giả, lời trấn an hứa hẹn để xỏ mũi người dân
Xóa dấu vết thâm tình SCB - Vạn Thịnh Phát !
Ngay trong ngày bà Trương Mỹ Lan được công bố là bị bắt, vụ án được khởi tố, báo chí đồng loạt dẫn lời ông Phó Tổng Giám Đốc SCB khẳng định. Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã rà soát và khẳng định Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB. Do đó, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB. Báo chí đồng loạt lờ đi sự thật là bà vợ ông Thành là thành viên Hội đồng quản trị Vạn Thịnh Phát.
Sự thiếu ngay thật, bưng bít, giả dối của ai đó còn lộ rõ hơn nửa trong việc cố tình công bố thông tin bị can Nguyễn Phương Hồng cùng bị khởi tố với bà Lan gọn lỏn là trợ lý Vạn Thịnh Phát mà không biết là trợ lý cho ai. Đây là sự cố ý đánh tráo chức danh thật sự của bà Nguyễn Phương Hồng nhằm cắt đứt mối dây liên hệ giữa SCB và Vạn Thịnh Phát
Tuy nhiên có tờ báo đã phát hiện, ngay sau khi Nguyễn Tiến Thành chết đúng quy trình, trên trang web của SCB phần thông tin giới thiệu về cơ cấu tổ chức Hội đồng quản trị vẫn còn ghi nhận bà Nguyễn Phương Hồng là một trong 3 Hội đồng quản trị của SCB.
Chi tiết hơn trang này còn ghi bà Nguyễn Phương Hồng có hơn 11 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, từng đảm nhiệm nhiều vị trí tại SCB như : Trưởng phòng Tín dụng, Trưởng phòng Kinh doanh, Trưởng phòng Hỗ trợ kinh doanh, Phó Giám đốc chi nhánh, Giám đốc chi nhánh, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định kiêm Giám đốc chi nhánh, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định Ngân hàng SCB. Sau khi bà Phương Hồng bị chết đúng quy trình trong trại giam thì thông tin trên website này bị xóa bỏ. Một số tờ báo như Economic.vn, cafef từng đăng thông tin này cũng rút bài. (xem ảnh)
Bấm like, thả tim cũng thành vi phạm !
Song song với ém nhẹm, bưng bít thông tin là việc trấn áp người dân nói khác ý với nhà nước, với công an ở mức độ chưa từng có. Ngày 9/10, Bộ Công an thông tin, Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam đã triệu tập và làm việc với Nguyễn Kiên Quyết (sinh năm 1982, trú tại thành phố Phủ Lý, Hà Nam). Qua sự việc này, Bộ Công an khuyến cáo "tất cả tổ chức, cá nhân nếu đăng tải, chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng thuận với tin giả, tin sai sự thật, tin gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự đều sẽ bị xử lý" (1).
Tương tự, ngày 11/10, Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Công an quận 12 làm việc với bà N.T.M.H (sinh năm 1981, ngụ tại phường Tân Thới Hiệp, quận 12) về hành vi sử dụng tài khoản Facebook cá nhân (có tên "M...M."..) để đăng tải bài viết có nội dung kêu gọi người dân rút tiền tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
Công an thành phố Hồ Chí Minh cũng khuyến cáo "tất cả các tổ chức, cá nhân không đăng tải, chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng thuận với tin giả, tin sai sự thật, tin gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự ; những ai vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật’ (2).
Nhà nước, báo chí, công an nói là SCB không liên quan đến Vạn Thịnh Phát, ai nói trái ý đó sẽ bị chụp ngay là vi phạm. Nhưng trong lần này biên độ vi phạm còn mở rộng hơn, không chỉ người nói, viết mà cả những người chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng thuận cũng bị xử lý. Đó là sự trấn áp chưa từng có.
Quan chức, báo chí nói dối không ngượng mồm !
Đồng thời báo chí, truyền thông hô hào bơm hơi cho SCB, hứa hẹn an toàn tiền gửi tiết kiệm. Ngay các vị Thống đốc, Phó thống đốc Ngân Hàng Nhà nước cũng đã xắn tay, mở miệng khuyến cáo, động viên thậm chí còn giả vờ hăm dọa về hiện tượng không có thật là sự cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng. Tại cuộc họp báo chiều ngày 8/10, ông Võ Minh Tuấn Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh đã có chỉ đạo các ngân hàng phải cạnh tranh sòng phẳng, theo cơ chế thị trường, không được cạnh tranh thiếu bình đẳng, không đúng quy định.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng cho biết Ngân hàng Nhà nước đã có công điện gửi các NH thương mại trên hệ thống chấn chỉnh tình trạng này. "Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường kiểm tra, giám sát để xử lý nghiêm những trường hợp lôi kéo khách hàng của SCB sang gửi tiền ở Ngân hàng khác" (3).
Giữa cơn bão người dân đổ xô rút tiền gửi SCB, báo chí lề phải đã đưa những thông tin lạc quan về SCB hết sức đáng nghi như "SCB huy động được 6.000 tỷ đồng tiền gửi trong ngày 12/10". Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, theo báo cáo nhanh của SCB, trong ngày 12/10, khách hàng gửi tiền trở lại ngân hàng này đạt gần 6.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với ngày trước đó là hơn 1.600 tỷ đồng (4).
Thậm chí báo Đầu Tư ngày 14/10 còn dũng cảm đưa tin hết sức hoang đường là "Tiền gửi SCB tăng lên 12.000 tỉ đồng chỉ trong một ngày" (ảnh) bị dư luận chỉ trích, chỉ vài giờ sau báo đã xóa tin này.
Nhưng một số trang mạng xã hội vẫn hiên ngang đăng thông tin này "Tiền gửi SCB tăng thêm 12.000 tỷ đồng trong ngày, Ngân hàng Nhà nước cung cấp đường dây nóng" (5).
Kiểm soát đặc biệt, chính thức thừa nhận SCB nguy ngập !
Chiếc khăn mùi xoa không che được mặt trời, tấm ván mỏng dối trá không thể che được cơn lũ người dân mất của. Đúng một tuần sau ngày công bố khởi tố vụ án, cũng nhằm ngày thứ bảy, Ngân hàng nhà nước đã chính thức công bố quyết định quan trọng là Kiểm soát đặc biệt SCB.
Báo Tuổi Trẻ là một trong số rất ít tờ báo đăng thông tin này "Để ổn định hoạt động của Ngân hàng SCB, Ngân hàng Nhà nước quyết định kiểm soát đặc biệt ngân hàng này. Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng" (6).
Theo quy định pháp luật thì quyết định này phải được công bố trên website Ngân Hàng Nhà Nước, SCB… nhưng rất tiếc đến đêm 15/10 vẫn chưa thấy thông tin trên các cổng thông tin này.
Vấn đề là kiểm soát đặc biệt là gì ? Tại sao SCB phải được kiểm soát đặc biệt ? Theo điều 146 Luật Tín dụng. "Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán".
Theo khoản 1 Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung 2017 có 04 trường hợp ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, bao gồm :
Trường hợp 1 : Ngân hàng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp 2 : Số lỗ lũy kế của ngân hàng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.
Trường hợp 3 : Ngân hàng không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục.
Trường hợp 4 : Ngân hàng có xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (7).
Như vậy, Ngân hàng nhà nước đã chính thức công nhận SCB là con bệnh hấp hối phải đưa lên bàn mổ. Những vị trong Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc SCB mạnh dạn hứa hẹn mấy ngày qua giờ đã thay đổi vai trò và có rất nhiều cơ may chuyển hóa thành củi như Bầu Kiên, Trầm Bê, …
Tất cả cố gắng lừa dân, dối dân đã thất bại. Các quan chức, cơ quan truyền thông tự vả vào mặt của mình. Một lần nữa người dân tự phải nhắc mình về lòng tin với những cam kết hứa hẹn của quan chức xứ Đông Lào.
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 17/10/2022
4. https://baodautu.vn/scb-huy-dong-duoc-6000-ty-dong-tien-gui-trong-ngay-1...
5. https://vietstock.vn/2022/10/tien-gui-scb-tang-them-12000-ty-dong-trong-...
6. https://tuoitre.vn/kiem-soat-dac-biet-ngan-hang-scb-20221015175432938.htm
7. https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat...
**************************
Ông Tô Lâm lại thất bại
Trân Văn, VOA, 13/10/2022
Việc tráo chức vụ và nơi làm việc của bà Hồng (đúng ra phải là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định Ngân hàng SCB) là một lần chàđạp luật pháp khác, vi phạm Khoản 2, Điều 179 của Luật Tố tụng hình sự.
Bộ Công an nín không nói gì về việc một bị can chết. Những cơ quan truyền thông chính thức không nhận ra đó là thất bại nghiêm trọng của Bộ Công an, trót đưa tin bà Hồng qua đời sau khi bị tạm giam phải vội vàng đục bỏ tin đã đưa.
Tuy đã dụng trí và dụng công để khởi tố - tiến hành điều travụán "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan nhưng ông Tô Lâm –Đại tướng, Bộ trưởng Công an Việt Nam vẫn thất bại. Thất bại lần này chẳng khác gì những lần trước – các hệ thống lãnh đủ loại hậu quả...
***
Mục tiêu của vụán vừa đề cập không đơn thuần là xác định – truy cứu trách nhiệm những cá nhân liên quan đến "lừa đảo chiếm đoạt" 25.000 tỉ thông qua việc An Dong Group phát hành ba đợt trái phiếu hồi tháng 9/2018 và hồi tháng 1/2019 mà còn nhằm duy trì sựổn định trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán vốn đã rơi vào tình trạng hết sức nguy hiểm suốt từđầu năm nay đến giờ, khiến cả hệ thống chính trị (1) lẫn hệ thống công quyền như ngồi trên lửa (2).
Cho đến giờ, có một số bằng chứng cho thấy ông Tô Lâm không thể dẫn dắt Bộ Công an đạt được cả hai mục tiêu này. Lấy gì bảo đảm Kết luận điều tra mà Bộ Công an sẽ công bốđạt được yêu cầu "đúng người, đúng tội, đúng pháp luật" khi bà Nguyễn Phương Hồng qua đời trong trại tạm giam.
Cáo phó của gia đình bà Hồng cho thấy, bà qua đời lúc rạng sáng ngày 9/10/2022 - chưa đầy một ngày sau khi Bộ Công an loan báo đã khởi tố vụán vàđã thực hiện lệnh tạm giam bốn bị can trong đó có bà Hồng. Bởi bà Trương Mỹ Lan cũng như sự nghiệp kinh doanh của bàđược ví von là một "đế chế"... bất khả xâm phạm nên việc bà Lan và các cộng sự hàng đầu bị bắt mới làm xã hội rúng động. Tuy nhiên với Bộ Công an thì chừng đó chưa đủ...
Bộ Công an còn muốn gây ấn tượng mạnh hơn về quyền lực vôđối của họ. Ảnh chụp bốn bị can mà Bộ Công an cung cấp cho hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam được dàn dựng nhằm khắc họa sự nhợt nhạt, thậm chí tiều tụy của cả bốn nhân vật thuộc loại "vua biết mặt, chúa biết tên". Đặc tả vẻ thất thần của bốn bị can chắc chắn không đơn thuần chỉ là gây kinh ngạc cho công chúng. Sự thất thế của bốn bị can còn nhằm gửi thông điệp : Bất kể quí vị là ai, quý vị cần phải biết sợ... Bộ Công an !
Không may cho ông Tô Lâm nói riêng và Bộ Công an nói chung là bà Nguyễn Phương Hồng lại qua đời quá sớm. Thiên hạ chỉ biết việc bà Hồng và ba người khác liên quan đếnvụán "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan bị bắt hôm 8/10/2022 – ngày đại diện Bộ Công an công bố thông tin khởi tố vụán, khởi tố bị can. Tuy dụng trí, dụng công trong việc khắc họa sự thất thế, thất thần của bà Trương Mỹ Lan(Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Hội đồng quản trị - Vạn Thịnh Phát Group), bà Trương Huệ Vân(Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor – Tập đoàn WMC), bà Nguyễn Phương Hồng (Trợ lý Vạn Thịnh Phát Group), ôngHồ Bửu Phương (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị TVSI, cựu Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Vạn Thịnh Phát Group) nhưng Bộ Công an không xác định đã bắt họ vào ngày nào. Việc không công bố ngày bắt có liên quan gìđến chuyện ông Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch TVSI, kiêm thành viên Hội đồng quản trị SCB) đột tử trước đó hai ngày (6/10/2022) không ?
Không phải tự nhiên mà các qui định pháp luật liên quan đến xử lý hình sự (Luật Tố tụng hình sự [3], Luật Thi hành tạm giữ - tạm giam [4],...) đặt ra hàng loạt yêu cầu hết sức nghiêm ngặt cả về giam giữ lẩn kiểm soát việc giam giữ bị can, bị cáo. Những yêu cầu đó không chỉ nhằm bảo vệ nhân phẩm bị can, bị cáo mà còn nhằm bảo đảm tiến trình điều tra – truy tố - xét xử có thểđạt yêu cầu khách quan, chính xác. Để một bị can chết khi đang bị tạm giữ, tạm giam chính là sự thất bại của phía bảo vệ - thực thi pháp luật. Mức độ thất bại gia tăng theo tính chất vụán – phức tạp, nghiêm trọng chừng nào thì thất bại khi để bị can, bị cáo chết lớn chừng đó. Cũng vì vậy, sau khi khoe vừa bắt bốn bị can "có máu mặt" kèm các ảnh chứng minh thành tích, Bộ Công an nín không nói gì về việc một bị can chết. Những cơ quan truyền thông chính thức không nhận ra đó là thất bại nghiêm trọng của Bộ Công an, trót đưa tin bà Hồng qua đời sau khi bị tạm giam phải vội vàng đục bỏ tin đãđ ưa.
Khởi tốvụán "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại An Dong Group và các tổ chức, đơn vị có liên quan,khởi tố - thực hiện lệnh tạm giam bốn cá nhân đểđiều tra là thực thi và bảo vệ pháp luật nhưng cả Bộ Công an lẫn các hệ thống cùng lờđi, không đảđộng gìđến trách nhiệm khi bà Hồng chết có khác gì chàđạp luật pháp ?
Riêng trong vụán này, luật pháp không chỉ bị Bộ Công an chàđạp một lần. Việc tráo chức vụ và nơi làm việc của bà Hồng (đúng ra phải là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định Ngân hàng SCB) là một lần chàđạp luật pháp khác, vi phạm Khoản 2, Điều 179 của Luật Tố tụng hình sự.
Bảo vệ và thực thi pháp luật bằng các "động tác kỹ thuật" mà bản chất chẳng khác gì chàđạp luật pháp thì làm sao có thể xem hoạt động bảo vệ và thực thi pháp luật đúng đắn ? Khi hoạt động điều tra của Bộ Công an không tuân thủ các qui định pháp luật về xử lý hình sự thì làm sao thuyết phục kết quảđiều tra "đúng người, đúng tội, đúng pháp luật" ?
Tại sao Bộ Công an lại biến bà Hồng thànhTrợ lý Vạn Thịnh Phát Group ? Câu trả lời nằm ở khuyến cáo của Bộ Công an khi bắt một người đàn ông ở Hà Nam vì"bình luận thất thiệt về hoạt động của SCB gây hoang mang dư luận". Theo đó : Tất cả tổ chức, cá nhân nếu đăng tải, chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng thuận với tin giả, tin sai sự thật, tin gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tựđều sẽ bị xử lý(5). Muốn biết Bộ Công an cóđạt mục tiêu thứ hai -duy trì sựổn định trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán vốn đã rơi vào tình trạng hết sức nguy hiểm suốt từđầu năm nay đến giờ - cứ nhìn vào thực tế hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán trong vài ngày vừa qua ắt sẽ nhìn ra kết quả. Các "động tác kỹ thuật" bất chấp luật pháp khiến niềm tin suy giảm mạnh mẽ hơn, nghi ngại lớn hơn. Bất kể răn đe "sẽ bị xử lý", tin đồn phong phú hơn với nhiều tình tiết ly kỳ hơn và tất nhi ên "sức khỏe" của hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán suy giảm nhanh hơn.
***
Hoạt động của Bộ Công an dưới sự chỉđạo, dẫn dắt của ông Tô Lâm dường như vẫn thế - vẫn theo hướng bất kể luật pháp, bất chấp hậu quả và"thành tích" nào cũng khiến các hệ thống êẩm. Ông Tô Lâm thắng hay bại sau những vụ như tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, điều động cả ngàn cảnh sát tấn công thôn Hoành (Đồng Tâm, MỹĐức, Hà Nội) ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 13/10/2022
Chú thích :
(3) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-to-tung-hinh-su-2015-296884.aspx
(4) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Luat-thi-hanh-tam-giu-tam-giam-2015-298373.aspx
************************
Xử lý Vạn Thịnh Phát tù mù : kẻ no cơm, người không chút cháo !
Gió Bấc, RFA, 13/10/2022
Đối với đại án Vạn Thịnh Phát, tổng giá trị tài sản bị lừa đảo phải xử lý trách nhiệm dân sự sẽ lớn đến mức khó thể hình dung, 25.000 tỷ trái phiếu của An Đông chỉ là con số lẻ. Trách nhiệm và quyền dân sự của vụ án sẽ liên quan đến hàng vạn thể nhân, pháp nhân, cá nhân với các mối quan hệ chồng chéo, phức tạp. Vạn Thịnh Phát phất lên và lừa đảo người dân trong nhiều năm dài là nhờ sự bao che, giúp đở của quan chức nhà nước. Nay sự việc đổ bể phải xử lý nhưng ngay những bước đầu tiên của tiến trình tố tụng đã cho thấy nhiều hiện tượng bất minh, vi phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực dự báo hệ quả tất yếu xảy ra là hàng vạn trái chủ các trái phiếu, những người có quyền lợi liên quan đến Vạn Thịnh Phát sẽ vừa bị đá vừa bị đạp, có thêm nguy cơ thiệt thòi về quyền lợi dân sự trong vụ án.
Trách nhiệm và quyền dân sự của vụ án sẽ liên quan đến hàng vạn thể nhân, pháp nhân, cá nhân với các mối quan hệ chồng chéo, phức tạp.
Các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát đã và sẽ tiếp tục bị khởi tố đều là có liên quan trách nhiệm trong những dòng tiền khổng lồ huy động từ các cá nhân, pháp nhân trong xã hội. Việc xử lý hình sự là quyền và trách nhiệm của nhà nước để thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh doanh, tài chính tiền tệ nhưng còn một trách nhiệm quan trọng hơn nửa là việc xử lý trách nhiệm dân sự của tập đoàn Vạn Thịnh Phát, và những cá nhân trong tập đoàn này.
Đây là công việc hết sức phức tạp đòi hỏi sự minh bạch, công chính của cơ quan tố tụng, tài phán, trước hết là sự nghiêm minh tuân thủ pháp luật của các cơ quan này. Tuy nhiên vụ án vừa khởi động đã cho thấy nhiều dấu hiệu mờ ám, bất thường hết sức nghiêm trọng có nguy cơ xóa dấu vết, làm sai lệch thông tin. Rõ ràng nhất là cái chết bí ẩn của hai nhân vật quan trọng trong vụ án :
Nguyễn Tiến Thành chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI), thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ông Thành có ba vai trò trong ba chủ thể của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát là đã đột tử đêm 6/10 một ngày trước khi vụ án được công bố công khai là khởi tố nhưng thực tế chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi công an khám xét nơi ở và làm việc của bà Trương Mỹ Lan. Mặc dù thông tin chung công bố khởi tố vào ngày 8-10 nhưng theo theo ghi nhận của Phóng viên Thanh Niên có kèm hình ảnh, lúc 1 giờ 48 ngày 7/10, tổ công tác của cơ quan tố tụng đi trên ô tô biển số xanh xuất hiện và đi thẳng vào cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence thuộc sở hữu của Công ty Vạn Thịnh Phát (tọa lạc trên đường Pasteur, Q.3, Thành phố Hồ Chí Minh) - một căn hộ Penthouse của cao ốc được cho là nơi ở của vợ chồng bà Lan (1).
Tiếp theo đó là cái chết của bà bị can Nguyễn Phương Hồng chỉ một ngày sau khi được công an công bố là khởi tố bắt giam. thông tin từ việc bắt giam đến cái chết có nhiều mờ ám. Bị can của vụ trọng án chết trong lúc đang bị giam giữ nhưng cơ quan điều tra không hề công bố thông tin. Báo chí đưa tin đám tang vài giờ lại rút xuống.
Về chức danh bà Hồng khi bị bắt, công an chỉ công bố là Trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhưng theo thông tin trên VOA tiếng Việt thì chức danh bà Hồng là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định Ngân hàng SCB. Một chức danh rất quan trọng chứ không phải trợ lý khơi khơi (2).
Là dân đen chúng tôi không dám bắt lỗi công an, vi phạm pháp luật là chuyện thường ngày của họ vấn đề là hệ quả cái chết bất minh và cách làm việc bất minh ấy tạo ra những nguy cơ gây thiệt hại cho người dân. Luật sư Phùng Thanh Sơn đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đã có stt trên fb cá nhân nêu vấn đề quan trọng. "Nhân sự kiện bị can Nguyễn Phương Hồng đột tử :
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bị can đã chết có được đặt ra ? Và cơ chế kế thừa quyền tố tụng liên quan đến trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự được đặt ra như thế nào ?" (3).
Lập luật của luật sư Phùng Thanh Sơn rất đáng lưu ý. Hơn bất cứ công ty nào khác, các cá nhân trong guồng máy Vạn Thịnh Phát cùng lúc có nhiều vai trò khác nhau với các ông ty con hoặc các đối tác. Thí dụ, ông Nguyễn Tiến Thành chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI), thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
Trong dự án tỉ đô ở Vân Đồn, ông Nguyễn Vũ Anh Thi vừa là Tổng giám đốc HDMon Vân Đồn JSC vừa là Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam, một nhánh trong hệ sinh thái của tập đoàn Vạn Thịnh Phát. HDMon Vân Đồn JSC đứng ra tranh thầu với Liên danh Vạn Phát Hưng – Xuân Đỉnh có bà Vi Thị Thảo bà Thảo lại là là Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Đầu tư Emerald Harbour – công ty con của Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam.
Xác định trách nhiệm dân sự cá nhân trong vụ án này đã khó xác định trách nhiệm dân sự chung của Vạn Thịnh Phát lại càng khó. Hiện nay, công an chỉ mới điều tra hành vi lừa đảo của Vạn Thịnh Phát ở công ty An Đông với số trái phiếu trị giá gần 25.000 tỉ đồng khối tài sản An Đông đã rất phức tạp nhưng đâu riêng chỉ An Đông, vì vòi bạch tuộc của nó vươn dài ra thâu tóm, dần mình liên kết với nhiều dự án, doanh nghiệp khác mà hầu hết đều có vấn đề và có nguy cơ phải điều tra xử lý.
Chỉ cần điểm qua vài thông tin báo chí đã thấy giật mình. Vạn Thịnh Phát đứng sau hai công ty trúng thầu do đấu giá ảo đất ở Thủ Thiêm "Cả hai công ty đang nợ 8.000 tỷ đồng tiền đấu giá đất Thủ Thiêm vừa bị ngành thuế cưỡng chế đều có liên hệ đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Mới đây, Chi Cục Thuế Thành phố Thủ Đức đã ban hành quyết định 1572 cưỡng chế số tiền thuế 1.794 tỷ đồng với Công ty cổ phần Dream Republic và quyết định 1573 cưỡng chế số tiền thuế 1.796 tỷ đồng với Công ty cổ phần Sheen Mega.
Theo hồ sơ, cả hai Công ty cổ phần Dream Republic và Công ty cổ phần Sheen Mega đều có liên hệ đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của nữ tỷ phú Trương Mỹ Lan. Theo đó, một trong ba cổ đông sáng lập của Công ty cổ phần Dream Republic là ông Đặng Minh Thắng. Ông Thắng lại là Tổng Giám đốc của một công ty có tên Innoware mà ở đó bà Trương Huệ Vân - cháu của bà Trương Mỹ Lan - là Thành viên Hội đồng quản trị.
Đối với Công ty cổ phần Sheen Mega, Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Huyền tham gia góp vốn sáng lập Đắc Vạn Hưng, đơn vị gián tiếp sở hữu cổ phần tại Tập đoàn Sài Gòn Peninsula, chủ đầu tư dự án Sài Gòn Peninsula (quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) nhưng chưa thể triển khai nhiều năm qua và cũng từng được Vạn Thịnh Phát giới thiệu trên trang chủ của mình" (4).
Không chỉ vậy, Vạn Thịnh Phát dính tới siêu dự án 22.000 tỷ đồng có nhiều sai phạm "Sau những ảnh hưởng lớn với các pháp nhân trong vụ đấu giá đất Thủ Thiêm gần đây, Vạn Thịnh Phát của nữ đại gia Trương Mỹ Lan tiếp tục cho thấy bóng dáng của mình tại một khu đất vàng khác còn sót lại ở thành phố Thủ Đức. Đó là siêu dự án Sài Gòn Bình An có quy mô lên đến 117 ha được chủ đầu tư "rót" hơn 22.000 tỷ đồng. Đáng chú ý hơn, tại Khu đô thị Sài Gòn Bình An, dự án đã chuyển nhượng cho Vạn Thịnh Phát, công ty liên quan đến Him Lam bị chỉ ra nhiều vi phạm" (5).
Pháp luật dân sự Việt Nam vốn đã mơ hồ đến mức Chánh án Trịnh Hồng Dương từng tuyên bố "Luật Dân sự xử sao cũng được". Trong thực tế năng lực và công tâm của các cơ quan tố tụng Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của Chánh án Nguyễn Hòa Bình nổi tiếng từng chủ trì hội đồng dao thớt giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải từng đưa ra nhiều phán quyết bất công nghiêng lệch chết người.
Mới đây nhất vụ ly hôn đình đám của vợ chồng doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, tòa tối cao đã ra phán quyết bất công vô lý như tước quyền chủ sở hữu cổ phiếu của bà vợ, chia tài sản vợ ít hơn chồng đến 20%… trong khi lỗi dẫn đến ly hôn thuộc về ông Vũ. Viện Kiểm sát Tối cao phải nhiều lần kháng cáo, kiến nghị giám đốc thẩm (6)
Trong xác lập trách nhiệm dân sự trong án hình sự lại đầy oan trái bất công. Ông Liên Khui Thìn bị án tử tù vụ EPCO-Minh Phụng đã có đơn tố cáo việc bản án có hiệu lực đã 21 năm (từ tháng 11/2000) vẫn không thể hoàn thành việc thi hành án. Các cơ quan tố tụng đã bỏ sót hoặc áp dụng cách tính toán không thực tế khiến cho một khối lượng tài sản giá trị lớn của ông đã bị mất đi. Tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn EPCO, công ty trách nhiệm hữu hạn An Khánh và công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Long của ông đã bị cướp đi giá trị hàng ngàn tỉ đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành kiểm tra, xác minh đơn và ngày 16/4/2021, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 25/QĐ-CSKT-P10 để điều tra về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại công ty trách nhiệm hữu hạn EPCO (Thành phố Hồ Chí Minh) và một số đơn vị có liên quan" (7).
Trong vụ án Vạn Thịnh Phát lần này, trách nhiệm dân sự lại càng phức tạp với nhiều loại chủ thể khác nhau. Sẽ không thiếu những cơ quan nhà nước, các đại gia, doanh nghiệp là người bị hại hoặc là bên liên quan tranh chấp tài sản nhưng sẽ có rất đông là những cá nhân đơn lẻ bị lừa mua cổ phiếu. Mâu thuẫn đối kháng quyền lợi, trách nhiệm dân sự không chỉ xảy ra giữa Vạn Thịnh Phát và các đối tác mà còn có cả giữa những người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có liên quan.
Sự bất minh và thiếu công tâm, năng lực pháp lý của các cơ quan tố tụng bộc lộ ngay trong bước đầu tiên khởi tố vụ án dự báo sẽ dẫn đến hệ quả kẻ no cơm ấm cật, người không có cháo mà húp. Thiệt thòi đương nhiên sẽ thuộc về số đông những trái chủ cá thể yếu thế.
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 13/10/2022
1. https://thanhnien.vn/bo-cong-an-kham-xet-noi-o-cua-nu-ti-phu-truong-my-lan-post1508039.html
2. https://www.voatiengviet.com/a/ong-to-lam-lai-that-bai/6788321.html
6. https://www.nhaquanly.vn/vien-truong-vksnd-toi-cao-kien-nghi-huy-an-ly-h...
7. https://baophapluat.vn/co-quan-canh-sat-dieu-tra-bo-cong-an-thong-bao-ve...