Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

26/10/2022

Lệ sang chầu Thiên Quốc từ ngàn xưa đến nay vẫn không thay đổi

Nguyễn Nam, Yang Ye & Bai Yunyi, RFA-VOA

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công du Trung Quốc

Nguyễn Nam, VNTB, 26/10/2022

Một nguồn tin khả tín cho biết, trong công điện ngày 23/10/2022 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng ông Tập Cận Bình tái nhiệm chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc, có đoạn bày tỏ "Tôi mong sớm được gặp lại đồng chí để chúng ta cùng nhau đi sâu trao đổi những vấn đề chiến lược, góp phần tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, đề ra những định hướng lớn cho tương lai phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước".

chau01

 Tổng bí thư Tập Cận Bình đã mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc vào ngày 30/10/2022.

Đáp ứng nguyện vọng trên, đến sáng 25/10/2022, theo thông báo của Ban Đối Ngoại Trung Ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30-10 đến ngày 2-11-2022 theo lời mời của Tổng bí thư Tập Cận Bình ; một lời mời được cho là nằm trong kế sách kế sách "hỗn thủy mạc ngư" (đục nước bắt cá) của Bắc Kinh như lời của Tập Cận Bình trong bài phát biểu khai mạc Đại hội 20 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ở tuần trước đó.

Lần công du Trung Quốc gần đây nhất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là từ ngày 12 đến ngày 15-1-2017 cũng theo nghi thức là lời mời ngoại giao của Tổng bí thư Tập Cận Bình. Chuyến thăm diễn ra trước thềm kỷ niệm 67 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, và vào thời điểm nhân dân hai nước đang cùng chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu.

Quan trọng hơn, đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam, với lý do quen thuộc là "nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực và thế giới".

Ở lần Đại hội Đảng XIII của Việt Nam, do tình hình dịch giã Covid-19 và sức khỏe đi lại của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nên sau khi đại hội kết thúc, người ta không thấy việc người đứng đầu đảng của Việt Nam sang Trung Quốc để "thăm và làm việc" như lệ thường của mỗi khi hoàn tất đại hội đảng cho nhiệm kỳ mới.

Bình luận về chuyến công du Trung Quốc sắp tới đó của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nhà quan sát chính trị chia sẻ với trang Việt Nam Thời Báo rằng rất có thể ông Nguyễn Phú Trọng muốn được tiếp nhận cách mà người đồng cấp ở Trung Quốc đã có thể thu xếp nhân sự cho bàn cờ chính trị tại Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Bàn cờ này cho thấy đủ tạo niềm tin vững chắc vào 7 uỷ viên thường vụ sẽ cùng đồng lòng để phò ông vua tập thể đã thống nhất là đức vua Tập Cận Bình. Điều này với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là mơ ước, vì nhân sự cận kề của ông dường như không ai chịu ơn mưa móc để có được sự trung thành như so với các ủy viên phò Tập Cận Bình.

Đó là Bí thư thứ nhất Ban bí thư Vương Hỗ Ninh (67 tuổi) và nguyên Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Triệu Lạc Tế (65 tuổi) được Tập Cận Bình giữ lại ở nhiệm kỳ mới này vì được trải nghiệm thực tế suốt năm năm qua luôn trung thành với tư tưởng "giấc mộng Trung Hoa" của Tập Cận Bình, luôn tuyệt đối ủng hộ Tập trong ban thường vụ.

Còn bốn khuôn mặt mới thì đều có mắt xích với Tập Cận Bình : Lý Cường bí thư Thượng Hải là thuộc cấp của Tập Cận Bình trong thời gian công tác ở Chiết Giang, lần lượt giữ chức tổng thư ký tỉnh ủy rồi thư ký của bí thư tỉnh ủy Tập Cận Bình.

Thái Kỳ, bí thư Bắc Kinh có thời gian là đệ tử thân tín của Tập Cận Bình khi Tập Cận Bình lãnh đạo các tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến.

Đinh Tiết Tường, chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng là đệ tử của Tập Cận Bình thời Tập là ông trùm ở Thượng Hải (năm 2007-2008). Sau khi Tập Cận Bình trở thành Tổng bí thư vào năm 2012, Đinh được chuyển về Bắc Kinh làm thư ký cho Tập.

Lý Hi, bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông đã được bầu làm bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương. Lý với Tập thân thiết gần 40 năm khi Lý làm thư ký cho một người thân cận với Tập Trọng Huân, thân phụ của Tập Cận Bình.

Bây giờ thì mọi quyết định của Tập sẽ hanh thông "nhất hô bá ủng" đúng như điều mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay đề cập như niềm mơ ước trong các diễn văn về "tiền hô hậu ủng – nhất hô bá ứng – trên dưới đồng lòng – dọc ngang thông suốt".

Và với một thể chế không còn phanh hãm phản biện, không còn tranh luận, bàn bạc đúng sai sẽ dẫn đến những tai hoạ khó lường cho đất nước Trung Quốc ở nhiệm kỳ thứ ba trong trị vì của Tập Cận Bình.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 26/10/2022

***************************

Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dương Diệp [Yang Ye], Bạch Vân Di [Bai Yun-yi], Nguyễn Hải Hoành, Nghiên cứu quốc tế, 26/10/2022

Sau đây là bài của Dương Diệp [Yang Ye], phóng viên đặc phái thường trú tại Việt Nam, và phóng viên Bạch Vân Di [Bai Yun-yi] của Thời báo Hoàn cầu, về chuyến thăm chính thức Trung Quốc sắp tới của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

chau02

Ông Nguyễn Phú Trọng - Ảnh minh họa

Ngày 25/10/2022, Hồ Triệu Minh, người phát ngôn Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc tuyên bố : Theo lời mời của Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 tháng 10 cho tới ngày 2 tháng 11. Cùng hôm đó, Ban Đối ngoại Đảng cộng sản Việt Nam cũng công bố tin Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc.

Các tin tức công khai cho thấy Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau khi Đại hội 20 Đảng cộng sản Trung Quốc bế mạc. Đồng thời chuyến thăm này cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi Nguyễn Phú Trọng lần thứ ba đảm nhiệm chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.

Ngày 25, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Phan Kim Nga cho phóng viên Thời báo Hoàn cầu biết, điều đó thể hiện tính chất đặc biệt và quan trọng của mối quan hệ hai nước Trung Quốc-Việt Nam, [mối quan hệ đó] "vượt qua mối quan hệ song phương trên ý nghĩa nói chung, có ý nghĩa chiến lược quan trọng". Đồng thời bà cho biết, mối quan hệ về Đảng giữa Đảng cộng sản Trung Quốc với Đảng cộng sản Việt Nam có tác dụng dẫn dắt quan trọng đối với mối quan hệ nhà nước giữa hai nước, "Kinh nghiệm lịch sử hơn 70 năm qua đã chứng minh điểm này". Hiện nay bên trong hai nước đều đã tiến sang giai đoạn phát triển mới, có rất nhiều vấn đề mới về quản trị đất nước cần phải nghiên cứu bàn bạc, "Cuộc gặp nhà lãnh đạo hai Đảng sẽ đem lại động lực lớn cho sự hợp tác giữa các ban ngành Chính phủ hai nước và các địa phương".

Đài "Tiếng nói Việt Nam" trước đây đưa tin, trong hội nghị toàn thể lần thứ nhất Ủy ban Trung ương khóa 20 Đảng cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình một lần nữa được bầu làm Tổng bí thư Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, sau đó ngày 23, Nguyễn Phú Trọng gửi điện chúc mừng, thay mặt Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và với danh nghĩa cá nhân, gửi tới Tập Cận Bình lời chúc mừng nồng nhiệt nhất, và chúc Đại hội 20 Đảng cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp. Nguyễn Phú Trọng cho biết : "Tôi mong sớm được gặp lại đồng chí để chúng ta cùng nhau đi sâu trao đổi những vấn đề chiến lược, góp phần tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, đề ra những định hướng lớn cho tương lai phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước".

"Chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng phản ánh sự đoàn kết nhất trí và mối quan hệ khăng khít trên ý thức hệ giữa Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam". Tờ Nam Hoa tảo báo [của Trung Quốc] hôm đó dẫn phân tích của chuyên gia nghiên cứu vấn đề quốc tế tại trường Đại học Waseda ở Tokyo [Nhật Bản] cho rằng "Chuyến thăm cấp cao là tín hiệu quan trọng mà Việt Nam gửi tới Trung Quốc và thế giới, tỏ rõ Hà Nội mong muốn giữ gìn mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam lành mạnh". Chuyên gia đó bình luận, chuyến đi thăm và điện chúc mừng của Nguyễn Phú Trọng cũng phù hợp với truyền thống đi lại giữa hai Đảng – sau mỗi lần Đảng cộng sản Trung Quốc họp đại hội, Đảng cộng sản Việt Nam đều cử đại sứ đặc biệt đi thăm Trung Quốc. Hơn nữa, đối với Trung Quốc, trong bối cảnh lớn Mỹ không ngừng lăm le xúi bẩy Đông Nam Á "cảnh giác với Trung Quốc", việc quản lý mối quan hệ với Việt Nam cũng là một trong những ưu tiên về ngoại giao của Bắc Kinh.

Trong hai năm gần đây, mối quan hệ chính trị và kinh tế, thương mại giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã không ngừng phát triển. Từ năm 2020 đến 2022, Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng từng 4 lần nói chuyện điện thoại với nhau. Trong dịp Đảng cộng sản Việt Nam họp đại hội 13 và dịp Đảng cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập, lãnh đạo hai bên đã chúc mừng lẫn nhau bằng nhiều hình thức. Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam đã duy trì sự tiếp xúc và liên hệ mật thiết thông qua các hình thức nói chuyện điện thoại, hội đàm truyền hình và trao đổi thư từ. Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều Trung Quốc-Việt Nam năm 2021 đạt 230 tỷ USD, tăng 19,7%. Theo tin ngày 25 của Reuters, số liệu chính thức của Việt Nam cho thấy, kim ngạch buôn bán hai chiều Trung Quốc-Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay tăng 10,2% so với cùng kỳ, đạt 132,3 tỷ USD, trong đó gần 70% là Việt Nam nhập khẩu. Từ năm 2016 tới nay, Việt Nam liên tục là đối tác thường mại lớn nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á, suốt 18 năm liền Trung Quốc là đối tác thường mại lớn nhất của Việt Nam. Từ năm 2019 đến năm 2020, Trung Quốc là nước đầu tư lớn thứ 4 vào Việt Nam. Năm 2021, Trung Quốc trở thành nước đầu tư lớn thứ 3 vào Việt Nam, tính gộp lại, đến cuối năm 2021, các công ty Trung Quốc đã đầu tư 21,3 tỷ USD vào Việt Nam.

Mấy năm gần đây, sự cạnh tranh giữa các nước lớn mang lại ngày một nhiều sự bất định trong tình hình khu vực. Tháng 9 năm nay, hai tuần sau khi Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Vương Nghị thăm Việt Nam, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam lập tức nói mối quan hệ Việt -Mỹ "không có hạn chế", và tuyên bố Washington ủng hộ Việt Nam trên vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Phân tích cho rằng Mỹ đang tăng cường nỗ lực lôi kéo Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á.

Thế nhưng, Nam Hoa Tảo báo dẫn lời các chuyên gia nói, do Việt Nam áp dụng chính sách quốc phòng "Bốn không", cộng thêm ký ức lịch sử về sự xâm lược của Mỹ và mâu thuẫn về ý thức hệ, Việt Nam và Mỹ không thể nào trở thành đồng minh quân sự. Chính sách "Bốn không" của Việt Nam là nói không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với bất cứ quốc gia nào để chống lại quốc gia khác, không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam hoặc lợi dụng lãnh thổ Việt Nam chống lại quốc gia khác, và trong quan hệ quốc tế không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Phan Kim Nga cho phóng viên Thời báo Hoàn cầu biết, cho dù mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam đứng trước những thách thức do các nhân tố quốc tế đem lại, nhưng hai nước đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo, có lợi ích chiến lược chung. Hai Đảng đều có nhu cầu nghiên cứu thảo luận vấn đề làm thế nào để giữ gìn sự an toàn chế độ xã hội chủ nghĩa và sự an toàn cầm quyền của Đảng trong tình thế mới.

Phan Kim Nga đồng thời cho biết, có một hiện tượng đáng chú ý, nhất là trong mấy năm nay, sự hợp tác giữa 5 nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang được tăng cường. Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cuba trong các lần đại hội Đảng khóa mới nhất đều tuyên bố rõ ràng là sẽ tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Lần này Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc sẽ giúp ích cho việc hai nước tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, quản lý bất đồng và phát triển mối quan hệ trên biển giữa hai nước.

Theo các tin tức công khai trên truyền thông, ngoài Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Đức Scholz, Thủ tướng Pakistan cũng có hy vọng tới thăm Trung Quốc sau khi Đại hội 20 Đảng cộng sản Trung Quốc bế mạc.

Yang Ye & Bai Yunyi

Nguyên tác : Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc, chuyên gia : Thể hiện tính chất đặc biệt và quan trọng của mối quan hệ hai nước Trung Quốc-Việt Nam (阮富仲将对中国进行正式访问,专家:显示中越两国关系特殊性与重要性), Thời báo Hoàn Cầu ngày 25/10/2022.

Nguyễn Hải Hoành biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 26/10/2022

**************************

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc

RFA, 25/10/2022

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30/10 đến ngày 02/11/2022 theo lời mời của ông Tập Cận Bình.

trieucong01

Trích đoạn họa phẩm Cừu Anh chức cống đồ (仇英职贡图) do họa gia Cừu Anh của Trung Quốc vẽ khoảng đầu thế kỷ XVI, mô tả sứ đoàn Đại Việt (triều Lý) đem theo một con voi đen và hai con voi trắng sang triều cống hoàng đế Tống.

Báo Chính phủ hôm 25/10 đăng thông báo ngắn gọn dẫn thông tin từ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng.

Nếu không có gì thay đổi, chuyến đi của ông Trọng được xem là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm chính thức Bắc Kinh kể từ khi ông Tập Cận Bình tái đắc cử nhiệm kỳ ba Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc.

Đây cũng là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông Trọng kể từ khi bị đột quỵ hồi tháng 4/2019 khi đi thăm tỉnh Kiên Giang.

Theo nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn, triều đình An Nam, sau này là Việt Nam (từ 1804 đến 1838), rồi Đại Nam (từ 1838 đến 1945) phải gửi đồ tuế cống cho Trung Hoa hai năm một lần và cứ bốn năm phải có một sứ bộ sang chầu.

Ngoài ra, phải có sứ bộ đến Bắc Kinh, mỗi khi có hoàng đế Trung Hoa thăng hà (để phúng điếu) và mỗi khi có hoàng đế mới đăng quang (để chúc mừng).

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là nguồn nhập khẩu chính của Việt Nam, trong đó chủ yếu là nguyên liệu thô và máy móc để sản xuất. Thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay lên hơn 132 tỷ đô la Mỹ ; với hơn 70% nhập khẩu từ Trung Quốc.

**************************

Đi hi Đng va xong, ông Tp Cn Bình mi ông Nguyn Phú Trng sang thăm

VOA, 25/10/2022

Tng bí thư Đảng cộng sản Vit Nam Nguyn Phú Trng sp sang Trung Quc hi kiến vi người tương nhim là Tng bí thư Đảng cộng sản-Ch tch nước Trung Quc Tp Cn Bình theo li mi ca ông Tp.

trieucong02

Ông Nguyn Phúc Trong mi ông Tp Cn Bình d tic trà khi ông Tp đến thăm Hà Ni hi tháng 11 năm 2017

Theo thông cáo ca Ban Đi ngoi Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đây s là chuyến thăm chính thc kéo dài trong 4 ngày, t 30/10-2/11/2022. Do là chuyến thăm chính thc nên ông Trng s được phía Trung Quc tiếp đón vi đy đ nghi l dành cho nguyên th quc gia.

Thông cáo ca Ban Đi ngoi không nêu rõ chương trình làm vic ca ông Trng Trung Quc cũng như thành phn phái đoàn ca ông Trng gm nhng ai.

Chuyến thăm ca ông Trng din ra sau khi Đảng cộng sản Trung Quc ch va kết thúc Đi hi ln th 20 hôm 23/10 đ đưa ông Tp Cn Bình lên làm Tng bí thư nhim k th ba, cng c quyn lc ca ông Tp hơn na vi tư cách là lãnh đo ht nhân ca đng và vi ban lãnh đo ti cao mi ch yếu là nhng người trung thành vi ông Tp.

Như vy, ông Trng s tr thành nhà lãnh đo nước ngoài đu tiên mà ông Tp đón tiếp k t khi đc c nhim k th ba.

Trung Quc cũng là nước đu tiên ông Trng đến thăm và ông Tp cũng là lãnh đo nước ngoài đu tiên ông Trng đến gp k t sau Đi hi Đảng cộng sản Vit Nam ln th 13 hi đu năm ngoái mà khi đó ông Trng được bu lên làm nhim k th ba. Ông Trng đã không công du nước ngoài k t khi đi dch Covid-19 bùng phát.

K t khi lên cm quyn ti cao mi nước, ông Trng Vit Nam vào năm 2011 và ông Tp Trung Quc vào năm 2012, hai nhà lãnh đo có nhng đim tương đng. C hai ông đu phá v nguyên tc v tui tác và nhim k đ tiếp tc nm quyn sang nhim k th ba.

Trong khi ông Tp phát đng chiến dch ‘đ h dit rui đ chng tham nhũng và trit h đi th; Vit Nam, ông Trng cũng thc hin chiến dch ‘đt lò’ đ làm trong sch b máy đng và cng c quyn lc ca ông. Ông Trng đã nhiu ln c các phái đoàn t Vit Nam sang đ hc hi kinh nghim chng tham nhũng ca Trung Quc.

Khi ông Trng mi lên nm quyn sau Đi hi 11 hi năm 2011, ông cũng đã dn đu mt phái đoàn hùng hu gm nhiu y viên B Chính tr đi thăm Trung Quc đu tiên vào cui năm đó theo li mi ca Ch tch Trung Quc khi đó là ông H Cm Đào và tiếp xúc vi người sp lên nm quyn là ông Tp Cn Bình.

Đến sau Đi hi 12 hi năm 2016, ông Trng cũng đã đi Trung Quc vào đu năm 2017 đ hi kiến vi ông Tp Cn Bình.

Vic lãnh đo ti cao hai nước nhiu ln thăm viếng nhau đu tiên sau khi đc c nhim k mi cho thy h rt xem trng mi quan h song phương gia hai đng, hai nước.

Trung Quc hin là mt trong s rt ít nước có quan h đi tác chiến lược toàn din vi Vit Nam. Quan h hai nước va có mt hp tác va có mt đu tranh. Trung Quc vn là đi tác thương mi ln nht ca Vit Nam vi kim ngch năm 2021 đt 165,8 t đô la, theo s liu ca Tng cc Hi quan Vit Nam.

Đng thi gia Bc Kinh và Hà Ni vn xy ra nhiu tranh chp trên Bin Đông. Dưới thi ông Tp Cn Bình, Trung Quc đã hành x qu quyết và mnh bo hơn trên Bin Đông và đã xy ra nhng s c va chm nghiêm trng gia hai nước như v Trung Quc đưa giàn khoan Hi Dương-981 vào thm lc đa Vit Nam hi năm 2014 và đưa tàu vào quy nhiu Bãi Tư Chính hi năm 2019 bt chp lãnh đo hai nước đã thng nht v nhn thc chung đ x lý các tranh chp trên bin.

Hôm 23/10, Tng bí thư Nguyn Phú Trng đã gi đin chúc mng ông Tp Cn Bình sau khi ông được tái bu làm Tng bí th Đảng cộng sản Trung Quc khóa 20.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Nam, Yang Ye & Bai Yunyi, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 567 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)