Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

09/11/2022

Bong bóng bất động sản ở Việt Nam sắp vỡ ?

Hồng Dân

Bong bóng bất động sản là thuật ngữ dùng để diễn tả về tình hình bất động sản khi một loại bất động sản cố định nào đó được đẩy thị giá lên cao, vượt xa so với giá trị thông thường của nó.

bds1

Năm 2008 – 2009 là một ký ức khó quên của giới kinh doanh mua bán bất động sản ở Việt Nam, mặc dù đã hơn chục năm trôi qua, nhưng cuộc khủng hoảng này vẫn in sâu trong tâm trí của nhiều người. Bong bóng bất động sản vỡ khiến cho nhiều người kinh doanh chết đứng, rơi vào trạng thái trắng tay.

Ngày 7-11-2022, Văn phòng Chính phủ ở phía Nam đã có văn bản mời họp gửi tới Bộ Xây dựng, các doanh nghiệp bất động sản phía Nam và Hiệp hội Bất động sản TP. HCM nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Cuộc họp diễn ra trong ngày 8-11-2022, chỉ sau 1 ngày kể từ ngày văn bản mời họp được gửi đi.

bds2

11 doanh nghiệp bất động sản khu vực phía Nam được Văn Phòng Chính phủ mời họp bao gồm : Tập đoàn Novaland, Tập đoàn Phú Mỹ Hưng, Tổng Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex, Tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty cổ phần Đầu tư IMG, Công ty địa ốc Hoàng Quân, Tập đoàn Himlam, Công ty cổ phần Đại An, Tập đoàn Phú Cường, Tập đoàn Sơn Kim Land, Tổng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC), Tập đoàn Khang Điền và Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh.

Có 12 doanh nghiệp bất động sản lớn tại khu vực phía Bắc cũng được mời dự họp trực tuyến gồm Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn Ecopark, Tập đoàn Tuần Châu, Tập đoàn TNG…

Theo một văn bản "kêu cứu" của Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, do "tắc" nguồn vốn tín dụng, "tắc" nguồn vốn "trái phiếu", "tắc" cả nguồn "vốn huy động từ khách hàng", nên một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản "đói vốn" nên phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy "rủi ro", hoặc phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu, thậm chí đến 40% giá hợp đồng tạo cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ, nhưng có "rủi ro" do là sản phẩm hình thành trong tương lai.

3333333333333333333333

HoREA nhìn nhận vào thời điểm 2007 thị trường bất động sản nóng sốt "bong bóng" và từ đầu năm 2008 thì bị "đóng băng", đây cũng là năm khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi đó 2023 có nguy cơ xảy ra lạm phát, suy thoái kinh tế và ba quý đầu năm 2022 cũng bị sốt giá nhà đất – đây là điểm khá tương đồng.

Vấn đề mới, theo HoREA, cần quan tâm so với năm 2007 – 2008 là năm 2023 – 2024 ước khoảng 790.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn nên rất cần cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo điều kiện để thị trường bất động sản vận hành thông suốt.

Vấn đề hàng tồn kho, HoREA cho hay đến tháng 6/2022, số liệu của 45 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán, ghi nhận khoảng 273.373 tỉ đồng hàng tồn kho, chiếm quá nửa giá trị tài sản và đáng quan ngại đối với hàng tồn kho thuộc các dự án dở dang, nên cần tháo gỡ vướng mắc về pháp lý để tháo gỡ…

Tuy nhiên cũng cần để ý về con số thống kê bất động sản là lĩnh vực đứng thứ 2 trong danh sách thu hút vốn đầu tư FDI tính tới ngày 20-9 vừa qua, với hơn 3,5 tỉ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư đăng ký. Con số này tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Với thống kê này cho thấy việc tìm kiếm nguồn vốn cho ngành bất động sản từ dòng vốn FDI là hoàn toàn khả thi, bởi sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đến với thị trường Việt Nam hiện nay.

Hồng Dân

Nguồn : VNTB, 09/11/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hồng Dân
Read 529 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)