Cho "trảm" lính Ba Dũng, ông Tổng tính "chơi" Ba Dũng tiếp hay sao ?
Minh Tâm, Thoibao.de, 09/11/2022
Có thể nói tron cuộc đời chính trị của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có 2 việc lớn ông cần phải làm, đó là tống Lê Thanh Hải vào tù và làm điều tương tự với đối thủ chính trị lớn nhất đời ông, cựu Thủ tướng – Nguyễn Tấn Dũng. Theo tình hình hiện nay, nhiều người phán đoán rằng, ông Tổng đang nhắm vào ông Lê Thanh Hải với vụ khởi tố bà chủ Vạn Thịnh Phát – Trương Mỹ Lan. Tuy nhiên, với những sai phạm của ông Nguyễn Tấn Dũng, thì ông Trọng vẫn chưa làm gì được mặc dù ông đã tống hai tay chân thân cận của ông Nguyễn Tấn Dũng vào tù, đó là Đinh La Thăng và Trần Bắc Hà, riêng Trần Bắc Hà thì đã chết một cách bí ẩn trong tù.
Sức mạnh kinh tế Miền Đông Nam Bộ - Ảnh minh họa
Cũng nhiều năm qua kể từ khi ông Trần Bắc Hà bị bắt thì có vẻ như ông Trọng buông xuôi vấn đề hồi tố những sai phạm của ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Và cũng kể từ đó, nhóm thân ông Nguyễn Tấn Dũng trỗi dậy, mà cụ thể là ông Phạm Minh Chính đã chiếm được ghế Thủ tướng và trở thành nhân vật quyền lực số hai trong Đảng cộng sản. Và trong chính phủ mới, con trai ông Dũng là Nguyễn Thanh Nghị được che chở để gầy dựng sự nghiệp chính trị.
Đó là những gì đang diễn ra hiện nay. Thuộc hạ của ông Nguyễn Tấn Dũng vào tù cũng nhiều và còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật cũng không ít. Sai phạm của ông Nguyễn Tấn Dũng rõ ràng nhất là tại các tập đoàn và tổng công ty nhà nước do ông thực hiện và thời đó ông cho rằng, đấy là quả đấm thép. Tuy nhiên cho đến cuối nhiệm kỳ hai, những quả đấm thép mà ông Dũng lập ra đấy đã tàn phá đất nước rất nghiêm trọng. Những vụ án Vinashin, Vinalines vv… đã rùm băng một thời sau đó lại yên ắng và trùm cuối của những đại công ty phá hoại nền kinh tế đất nước ấy vẫn chưa thể bị truy tố.
Ngày 3/11, tại kỳ họp thứ 22 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Cẩm Tú đã xác định ông Vũ Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên và ông Cao Thành Đồng, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vi phạm đến mức phải kỷ luật.
Ủy ban kiểm tra kết luận Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy các nhiệm kỳ 2010 – 2015, 2015 – 2020 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc ; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc, các đơn vị trực thuộc và một số cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước trong việc quản lý và sử dụng kinh phí tái cơ cấu doanh nghiệp, làm thất thoát, lãng phí lớn tiền và tài sản của nhà nước, nhiều cá nhân bị xử lý hình sự.
Nhiệm kỳ 2010 -2015 là thời kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng. Cuối nhiệm kỳ, các Tổng công ty trở thành những ung nhọt của nền kinh tế, thay vì giải thể nó, ông Nguyễn Tấn Dũng cho tái cơ cấu để nó tiếp tuch hoạt động. Và điều điều có nghĩa là ông Nguyễn Tấn Dũng đã sai chồng sai trong quyền hạn của mình. Tuy nhiệm kỳ 2015-2020 là thời kỳ ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng, nhưng người cho tái cơ cấu lại là ông Nguyễn Tấn Dũng để rồi sau đó Tổng công ty này tiếp tục yếu kém.
Khi tổng công ty dính sai phạm thì Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc là những người chịu trách nhiệm trước tiên. Tuy nhiên, hai người này chưa phải là trùm cuối trong hệ thống chỉ đạo các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước.
Ông Nguyễn Phú Trọng là người chống tham nhũng mạnh nhất trong các đời Tổng bí thư, tuy nhiên, việc chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng được cho là nửa vời khi ông không chịu rui ra trùm cuối của các đường dây tội phạm trong hệ thống quyền lực Việt Nam. Ông Trọng thường đánh án theo kiểu đánh từ đuôi đánh tới, chưa tới đầuon rắn thì ông Trọng đã bất lực nên rất nhiều vụ án, trùm cuối vẫn nhởn nhơ ngoài phòng pháp luật trong khi những người thừa hành thì phải chịu sự trừng phạt nặng nề. Đánh tham những thế, ông Nguyễn Phú Trọng khó mà làm cho thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng sụp đổ được.
Minh Tâm (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 09/11/2022
**************************
Nam Bộ biến căng : Đồng Nai, Bình Dương, Sài Gòn, An Giang, Đồng Tháp bị quét. Kiên Giang có bị xới ?
Bảo Trâm, Thoibao.de, 09/11/2022
Miền Nam có 2 vùng, đó là Miền Đông và Miền Tây nam bộ, hiện nay cả 2 vùng này đều bị bão thanh trừng càn quét. Tại Đồng Nai, vụ án AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã đưa hàng loạt quan chức tỉnh đương chức vào lò. Vụ nhận hối lộ cách đây hơn 6 năm bị khui lại làm cho hai người quen của ông Lê Hoàng Quân từng giữ chức Bí thư và Chủ tịch tỉnh phải vào lò. Có thể nói, Đồng Nai là tâm điểm của khu vực Miền Đông Nam bộ chịu bão thanh trưng quét qua. Sau Đồng Nai là Bình Dương cũng là tỉnh chịu bị khui ra khá mạnh với cựu bí thư Trần Văn Năm vào tù.
Miền Nam có 2 vùng, đó là Miền Đông và Miền Tây nam bộ, hiện nay cả 2 vùng này đều bị bão thanh trừng càn quét. Ảnh minh họa Thủ Thiêm
Tại Sài Gòn thì rất nhiều vụ án bị khui ra. Lớn nhất hiện nay là vụ Vạn Thịnh Phát, người dân hy vọng ông Trọng cho đánh mạnh vào Vạn Thịnh Phát sau đó đánh tiếp vào Lê Thanh Hải, bởi nếu không có bàn tay nâng đỡ của ông Lê Thanh Hải thì Vạn Thịnh Phát không thế lớn mạnh đến thế. Với lại bứng được ông Lê Thanh Hải khỏi nhà quẳng vào tù thì hai nhân vật khác là Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua cũng ngã nhào theo bão. Tuy nhiên hiện nay Bộ Công an đang gặp phải một đối thủ vô cùng xương xẩu, những cái chết bí ẩn làm cho Bộ công an mất đầu mối quan trọng để khai thác. Tuy nhiên, theo lời ông Trung ướng Tô Ân Xô – Người phát ngôn Bộ Công an thì Bộ này quyết tâm triệt phá Vạn Thịnh Phát. Sự quyết tâm này có thành hay không thì đợi thời gian trả lời.
Hai tỉnh Miền Đông Nam bộ bị càn quét mạnh, giờ đến các tỉnh Miền Tây. Đầu tiên là tỉnh An Giang, nơi mà ông Đinh Văn Nơi từng làm giám đốc Công an tỉnh đã có đến 27 người đưa vào diện kỷ luật và thậm chí có một số người bị cách chức. Điều đáng nói là khi ông Đinh Văn Nơi rút khỏi An Giang thì bão thanh trừng mới ập đến, nhiều người đang hóng xem ông đại tá mạnh mẽ Đinh Văn Nơi có dính tiêu cực gì tại tỉnh này hay không ? Hiện nay thì chưa thấy có dấu hiệu gì.
Ang Giang bị kỷ luật hàng loạt xong thì đến Đồng Tháp. Tại kỳ họp thứ 22 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra vào ngày 1 và 2 của Tháng Mười Một, ông Trần Cẩm Tú chủ nhiệm Ủy ban đã ho kỷ luật Ban Cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp liên quan phòng chống dịch
Trong bản kết luận, Ủy ban kiểm tra Trung ương quy trách nhiệm Ban Cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã vi phạm quy chế làm việc ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Ủy ban Nhân dân tỉnh và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ công tác phòng, chống dịch ; để xảy ra vụ án tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật – CDC của tỉnh.
Với chiến dịch đốt lò mạnh như hiện nay, nhiều người dự đoán sẽ thêm nhiều tỉnh khác cả khu vực Miền Đông lẫn Miền Tây Nam Bộ dính vào cơn bão thanh trừng này. Sẽ có một tỉnh được nhiều người chú ý nhất, đó là tỉnh Kiên Giang, nơi được xem là thánh địa của gia tộc nhà ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nguyễn Tấn Dũng từng làm bí thư tỉnh này nhưng thời đó rất xa khó mà hồi tố nếu có sai phạm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Nghị – Con trai ông Nguyễn Tấn Dũng thì làm Bí thư tỉnh này từ năm 2015-2020. Đó là thời kỳ mà ông Trọng muốn soi nhất.
Thực ra ông Nguyễn Thanh Nghị từng bị kỷ luật vì sai phạm đất đai tại Phú Quốc. Vào Tháng Tám 2020 ông nghị bị kiểm điểm, tuy nhiên hai tháng sau đó ông Nghị được điều chuyển ra Hà Nội giữ chức thứ trưởng Bộ Xây dựng. Lần kỷ luật của ông Nghị đó là vết tích mà ông Nguyễn Phú Trọng có thể khui ra bất kỳ lúc nào.
Hiện nay, có vẻ như ông Nguyễn Phú Trọng đã buông xuôi trường hợp của ông Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên "quân tử trả thù 10 năm chưa muộn" nên cũng có thể ông Trọng sẽ cho hồi tố nếu ông cảm thấy có thể làm được. Hãy chờ xem, Kiên Giang có bị xới không ? Hãy chờ xem.
Bảo Trâm (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 09/11/2022