Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

06/12/2022

Khó khăn kinh tế Trung Quốc : Zero Covid, bề nổi của tảng băng

Thanh Hà

Còn lại gì "giấc mộng Trung Hoa" khi "tăng trưởng đã đổ gẫy" ? Công luận Trung Quốc mòn mỏi đợi chờ Bắc Kinh chấm dứt chính sách chống Covid triệt để, cởi trói cho kinh tế. Giới chuyên gia cho rằng, zero Covid xua tan giấc mơ soán ngôi Mỹ trở thành nền kinh tế số 1 toàn cầu. Có nhiều nghi vấn về tiềm năng tăng trưởng của thị trường mà đến nay giới đầu tư vẫn xem là "năng động nhất", "hấp dẫn nhất" trên thế giới.

kttq1

Công an Trung Quốc phong tỏa con đường mang tên Wulumuqi (tên tiếng Hoa của Urumqi) ở Thượng Hải, nơi người biểu tình tập trung đòi Tập Cận Bình từ chức hôm 27/11/2022. AP

Cuối 2019 "virus lạ" đã bùng lên tại Vũ Hán. Nhưng từ nhiều năm trước đó, đặc biệt là từ 2018 khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khai mào, tăng trưởng của Trung Quốc đã chựng lại. Bước sang mùa xuân 2020 vào lúc phần lớn trên thế giới bị tê liệt vì siêu vi SARS-Cov-2 Vũ Hán và tiếp theo đó là những thành phố khác tại Hoa Lục bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa. Dân chúng lại được đi ra ngoài, giao thương từng bước trở lại bình thường. Đó cũng là những tuần lễ của chính sách "ngoại giao khẩu trang". Các nhà máy sản xuất tối đa để xuất khẩu sang Châu Âu và kể cả Hoa Kỳ, để "viện trợ" cho các quốc gia chậm phát triển.

Delta và Omicron, kẻ thủ của ông Tập

Thành công rực rỡ đó là thắng lợi cá nhân của ông Tập Cận Bình đã nhanh chóng áp đặt những biện pháp nghiêm ngặt nhất để ngăn dịch lây lan. Về y tế, Bắc Kinh đã tiên phong cho ra đời những bộ xét nghiệm và đây cũng là một mặt hàng quan trọng để xuất khẩu ra thế giới, trước khi mà các hãng dược phẩm Trung Quốc tìm được vac-xin chống Covid và bắt cộng đồng quốc tế phải chú ý vào chính sách "ngoại giao vac-xin".

Cuối 2020, ông Tập Cận Bình lại càng hài lòng khi thấy kinh tế của Âu, Mỹ giảm sụt. Riêng Trung Quốc vẫn bình yên. Chẳng những thế, cỗ máy xuất khẩu năng động hơn bao giờ hết. Trung Quốc qua mặt Mỹ về FDI – đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đó cũng là thời điểm Đảng cộng sản Trung Quốc và nhiều nhà phân tích phương Tây cho rằng, Bắc Kinh đang rất gần giấc mơ qua mặt nước Mỹ để trở thành nền kinh tế số 1 toàn cầu trước năm 2030. Nhưng biến thể Delta vào mùa hè 2021, rồi biến thể Omicron đầu 2022 nay phá hỏng tham vọng đó.

Chuyên gia kinh tế Sylvie Matelly phó giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược IRIS của Pháp giải thích :

"Cần nhớ rằng cuối 2020, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới có tỷ lệ tăng trưởng trên 0% - chính xác hơn là GDP nước này đã tăng 3% cuối năm 2020. Trong khi đó, tại các nước phương Tây, GDP giảm từ 9 đến 11%. Bắc Kinh có thể tự hào rằng chính sách phong tỏa nghiêm ngặt của họ cho phép kềm hãm được đà lây lan và qua đó cứu vãn được một phần các hoạt động kinh tế. Cùng thời điểm này thì thế giới lao đao. Nhưng đến cuối 2021, chính sách kiểm soát dịch quá nghiêm ngặt đã bắt đầu cho thấy những giới hạn của nó. Bước sang mùa xuân năm nay thì tình hình đã xấu đi thêm. Việc kinh tế Trung Quốc suy yếu không phải là một tin vui đối với thế giới bởi vì trong lúc mà mức tiêu thụ nội địa của nước đông dân nhất địa cầu tiếp tục đổ dốc, thì trái lại xuất khẩu của Trung Quốc vẫn phát triển mạnh. Chưa khi nào thâm hụt của Mỹ so với Trung Quốc lại nặng như hiện nay, còn tệ hơn cả so với khi mà tổng thống Donald Trump khởi động chiến tranh thương mại".

Cách ly với thế giới bên ngoài

Từ ba năm qua Trung Quốc vẫn là một quốc gia khép kín với bên ngoài, vẫn duy trì chính sách "chống dịch triệt để" được gọi là "zero Covid". Chỉ cần phát hiện một ca bệnh là cũng đủ để cả tòa cao ốc, cả khu phố thậm chí là cả một quận ở những thành phố lớn hàng chục, hàng trăm triệu dân bị phong tỏa. Là cũng đủ để những khu công nghiệp với hàng trăm ngàn nhân viên bị cách ly.

Tiêu thụ nội địa sụt giảm trầm trọng : chỉ nội tháng 10/2022 doanh thu của các nhà hàng tại Hoa Lục giảm 8%. Số chuyến bay nội địa giảm 33% so với hồi tháng 9.

Cuối 2022 các dự phóng tăng trưởng đều cho thấy về tăng trưởng Trung Quốc đã bị các nước Châu Á qua mặt và từ khi ông Đặng Tiểu Bình "mở cửa" kinh tế, chưa bao giờ Bắc Kinh phải hài lòng với tỷ lệ tăng trưởng trên dưới 3%. Giới quan sát đồng loạt quy trách nhiệm cho chính sách "zero covid" hạn chế mọi hoạt động trong xã hội, giới hạn quyền tự do đi lại của gần 1/3 dân số nước đông dân nhất địa cầu.

Cuối tháng 11/2022 tại quốc gia có cỗ máy kiểm duyệt lợi hại nhất, biểu tình nổ ra tại hàng chục thành phố đòi "quyền tự do" đi lại, đòi chấm dứt các biện pháp phong tỏa triền miên. Chính quyền đã nhanh chóng "làm chủ lại tình hình" và có khuynh hướng đưa ra một số tín hiệu làm hạ nhiệt phẫn nộ của công chúng. Giáo sư kinh tế Mary Françoise Renard đại học Clermont Auvergne, thận trọng cho rằng còn quá sớm để Trung Quốc từ bỏ chính sách zero Covid.

"Dân Trung Quốc không được tiếp cận với thông tin và họ sợ Covid. Kịch bản khả dĩ nhất, theo tôi là sắp tới đây Trung Quốc sẽ không còn ban hành những biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và cũng không áp dụng một cách đột ngột như từ hai năm qua. Có thể là sau Tết âm lịch, tình hình sẽ bớt căng hơn, Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp chống dịch. Tuy nhiên phải đợi đến khi nào Trung Quốc có vac-xin mới – có thể là ngay từ sang năm, thì chính quyền mới dám từng bước giảm nhẹ các biện pháp phong tỏa và chính sách chống dịch sẽ bớt nghiêm ngặt hơn".

Không nên bất công với một con siêu vi

Câu hỏi kế tiếp là một khi Bắc Kinh dẹp bỏ các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt và từng được áp dụng ở quy mô lớn một cách thô bạo như trong ba năm vừa qua, liệu rằng kinh tế Trung Quốc có thể quay lại với đà han trưởng 5 -6% một năm hay không ? Theo giới phân tích, câu trả lời là không. Sylvie Matelly viện IRIS của Pháp giải thích :

"Hoa Kỳ han lãi suất ngân han khiến vốn nước ngoài ồ ạt rút khỏi Trung Quốc để chuyển sang thị trường Mỹ. Điểm đáng mừng ở đây là đồng nhân dân tệ giảm giá, nhờ đó han Trung Quốc hấp dẫn hơn, tạo cú hích cho xuất khẩu của nước này. Nhưng về trung hạn, kinh tế của Trung Quốc lâm vào thế kẹt và sẽ đi từ khó han này đến khó han khác. Hơn nữa, Trung Quốc có những lỗ hổng về kinh tế và tôi e rằng, ông Tập Cận Bình khi gặp khó han sẽ chọn giải pháp theo kiểu Mao Trạch Đông xưa kia, tức là sẽ càng lúc càng cứng rắn hơn".

Trong một nghiên cứu gần đây, Alicia Garcia Herrero, kinh tế trưởng đặc trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của ngân han Pháp Natixis cho rằng quy tất cả trách nhiệm cho chính sách zero Covid là "bất công".

Đành rằng ba năm với các đợt phong tỏa triền han đã "khủng bố" tinh thần của người dân Trung Quốc và đã làm thui chột những phát minh, những sáng kiến kinh doanh và tất cả những gì làm nên phép lạ kinh tế tại quốc gia này. Nhưng ngay cả trong trường hợp mà Bắc Kinh thông báo "mở cửa trở lại" như thời tiền Covid thì ba năm qua đã để lại một số những vết hằn. Trước tiên là tiêu thụ nội địa có khuynh hướng sụt giảm một cách lâu dài. Ngay trong những thời gian mà Trung Quốc đã dỡ bỏ phong tỏa tại một số nơi, các hộ gia đình cũng đã rất thận trọng về chi tiêu. Nguyên nhân chính, theo kinh tế gia của ngân han Natixis là khủng hoảng về địa ốc.

Nhà Trung Quốc học François Godement cố vấn cho Viện Nghiên Cứu Montaigne, Paris nêu lên một nghịch lý của nền kinh tế thứ hai toàn cầu :

"Kinh tế Trung Quốc đang bị kẹt trên thị trường nội địa, nhưng ngành xuất khẩu lại rất năng động. Từ đầu đại dịch đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục han lên. Pháp chẳng hạn đã nhập han những mặt han mà từ trước tới nay không mua vào của Trung Quốc. Nhưng về đối nội thì tiêu thụ của Trung Quốc đã chựng lại từ cuối 2019-đầu năm 2020 : Trong thời gian bị phong tỏa, dân Trung Quốc đã ít mua nhà, ít hane hơn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nợ nần. Ông Tập siết lại các hoạt động kinh tế để giới hạn rủi ro, để giảm mức độ lệ thuộc của Trung Quốc vào nước ngoài và Bắc Kinh đã chậm tung ra một chính sách kích cầu"

Ngay cả cỗ máy sản xuất cũng đã bị dịch Covid thách thức

Trong mắt các doanh nhân và các nhà đầu tư nước ngoài, SARS-Cov-2 để lại một bài học lớn. Trung Quốc là một mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng dây chuyền đó lại có thể bị tắc nghẽn bất cứ lúc nào. Điển hình là những "trận mưa kim loại" Trịnh Châu diễn ra trong khu vực nhà máy Foxconn, xưởng sản xuất điện thoại Apple lớn nhất thế giới vừa qua. Foxconn cho biết nhà máy Trịnh Châu chỉ hoạt động lại bình thường vào cuối tháng này. Còn Apple cố ý để lộ kế hoạch đi tìm những bãi đáp mới "ngoài Hoa Lục".

Sau cùng, như kinh tế trưởng ngân han Natixis Alicia Garcia Herrero nêu bật trong bài nghiên cứu : "những khó han về cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc vẫn nguyên vẹn và có phần trầm trọng hơn". Khủng hoảng địa ốc đang lan rộng cho dù chính phủ hôm 24/11/2022 vừa ban hành một gói hỗ trợ hơn 160 tỷ đô la để "dập tắt đám cháy".

Trung Quốc cũng không hy vọng nhanh chóng khép lại cuộc xung đột thương mại với Hoa Kỳ cho dù Donald Trump đã rời khỏi Nhà Trắng từ 2 năm qua. Nhìn đến những công cụ để vực dậy kinh tế : biện pháp han ngân sách nhà nước để kích cầu đang gặp trở ngại lớn, do nợ công của cấp trung ương, của các chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước thì đã "xấp xỉ" với mức nợ của các nước phát triển tức là hơn 80% so với GDP. Trung Quốc cũng không thể tiếp tục hạ lãi suất chỉ đạo để khuyến khích tiêu thụ và đầu tư khi mà tư bản nước ngoài ồ ạt rút khỏi Hoa Lục để chuyển hướng sang Mỹ do Cục Dự trữ Liên bang FED liên tục tăng lãi suất ngân hàng.

Trong những điều kiện đó, rõ ràng việc Bắc Kinh xóa bỏ đường lối bài trừ Covid triệt để là điều mà cả người dân Trung Quốc lẫn cộng đồng quốc tế cùng mong đợi. Nhưng đây không là chiếc đũa thần hóa giải hết tất cả những khó khăn mà nền kinh tế thứ hai trên thế giới này đang phải đối mặt.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 06/12/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thanh Hà
Read 345 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)