Vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh giữa Berlin từ hơn 5 năm trước làm chấn động xã hội và là một vết nhơ của ngành ngoại giao Việt Nam. Chính Đại Sứ quán Việt Nam đã tham gia vào quá trình bắt cóc, trên đất nước mà họ đang là đại diện ngoại giao của Việt Nam.
Bằng chứng cán bộ an ninh Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin tham gia vụ bắt cóc
Ngày 7/7/2020, ông Lê Thanh Hải, cựu cán bộ an ninh tại Đại Sứ quán Việt Nam ở Berlin đã chụp hình khoe bằng khen của mình và đăng lên Facebook. Hình ảnh cho thấy, nó được chụp tại trụ sở của Bộ Công an. Bằng khen là Huân chương Chiến công hạng Ba, vì "có thành tích xuất sắc tham gia kế hoạch VT17".
Từ thói quen thích khoe khoang, cựu cán bộ an ninh tại Đại Sứ quán đã tiết lộ việc làm đáng xấu hổ của tòa Đại Sứ này. Không thể tin được một cơ quan ngoại giao mà lại thực hiện một hành vi phi pháp tại nước ngoài. Đạo tặc là ăn cướp, trấn lột, bắt cóc vv… Đó là con đường của thế giới bóng tối. Chỉ có những kẻ ngoài vòng pháp luật mới làm như vậy.
Cho dù câu chuyện bắt cóc đầy ô nhục kia đến nay vẫn còn âm ỷ, thì Đại Sứ quán Việt Nam tại Đức vẫn ngang nhiên trấn lột người dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Đức. Cho dù ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bị kỷ luật về mặt Đảng, vì đã để cho các Đại Sứ quán Việt Nam trên khắp thế giới, trấn lột người Việt Nam bị kẹt do dịch Covid, thì Đại Sứ quán Việt Nam tại Đức vẫn không chùn tay.
Ngày 24/12, trang facbook Thuan Van Bui có đăng bài viết "Sói đi ngàn dặm ăn thịt" của tác giả Hoàng Hùng. Bài viết miêu tả hành động vô cùng bỉ ổi của nhân viên sứ quán Việt Nam tại Berlin, họ ngang nhiên trấn lột người Việt tại Đức, khi người dân có nhu cầu đến làm giấy tờ.
Bài viết cho biết, một đôi bạn trẻ lên cơ quan đại diện Việt Nam để đăng ký kết hôn. Lệ phí qui định rõ ràng là 70 USD và họ đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ. Một công chức của Lãnh sự Việt Nam tại Đức đã tiếp nhận hồ sơ và in giấy đăng ký kết hôn cho đôi vợ chồng trẻ này. Nếu là một người đại diện cho một quốc gia văn minh, chắc chắn khi trao giấy đăng ký hôn, vị công chức đó sẽ gửi đến đôi vợ chồng trẻ những lời chúc tốt đẹp.
Thế nhưng, không có một lời chúc mừng ! Ngược lại, vị công chức này lại tàn nhẫn thẳng tay xé giấy đăng ký kết hôn của đôi vợ chồng trẻ nọ, trong chính cái ngày trọng đại của đời người. Chỉ vì, họ không chấp nhận cái giá cao gấp 4 lần so với giá qui định, tức là 300 Euro.
Biên lai thu tiền của Đại Sứ quán không ghi tên người viết phiếu và người thu tiền, nếu làm đúng sao phải giấu tên ?
Cuối cùng, vì để được việc, đôi vợ chồng trẻ đã phải đồng ý trả 300 Euro, và tay công chức kia đã in lại tờ giấy đăng ký kết hôn khác, cấp cho đôi vợ chồng trẻ.
Vụ Chuyến bay giải cứu là bằng chứng về quy mô của bộ máy trấn lột kiều bào, qua cái gọi là đại sứ quán. Cho đến nay, vụ án này đã có 37 người bị tống giam. Hành động trấn lột tập thể này là có tổ chức này, trong đó có những người có vị trí rất cao như cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam và Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng.
Có vẻ như ông Nguyễn Phú Trọng có cho trừng trị những người chủ trương trấn lột kiều bào, thì bộ máy trấn lột này vẫn không ngừng hoạt động. Đây là sự việc rất nghiêm trọng, vì nó cho thấy, ông Nguyễn Phú Trọng đang chống tham nhũng không hiệu quả. Ông bắt cứ bắt, mà bộ máy trấn lột vẫn cứ hoạt động như không có gì xảy ra.
Từ một nhà nước "đạo tặc" thì nó sẽ sinh ra bộ máy trấn lột và từ đó cũng sinh ra các quan chức "đạo tặc", chuyên nghĩ biện pháp để trấn lột dân bằng cách này hay cách khác. Những gì thuộc về bản chất của chế độ thì gần như không thể nào phá bỏ được.
Trân Anh (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 28/12/2022