Từ xứ Thái trở về, blogger Phạm Hồng Phongcó mang theo một câu chuyện làm quà mà chỉ cần nghe qua cũng đã muốn ứa nước mắt :
Ngư dân Sông Đốc trên chuyến bay từ Thái Lan về Việt Nam cuối tháng 11/2015
Bay chuyến cuối cùng trong ngày, từ Don Muang về Tân Sơn Nhất. Gặp một nhóm hơn chục người đi tay không, quần áo nhàu nhĩ áo phông trắng thì thành cháo lòng, áo màu thì cáu bẩn, người đi tông, người đi chân đất, ồn ào, nhốn nháo lên máy bay tìm ghế ngồi. Tất cả đều rất trẻ, tuổi từ 20, đến 31.
Khá ngạc nhiên, hỏi ra mới biết anh em ngư dân Sông Đốc – Cà Mau bị cảnh sát biển Thái Lan bắt khi đang câu mực ở Vịnh Thái Lan, tịch thu thuyền, tài sản, án tù 3 tháng. Gia đình vay tiền chạy chọt, ngồi tù được 55 ngày, hôm nay được thả về.
Cầm vé trên tay nhưng không biết ghế của mình chỗ nào. Mình cùng mấy cô tiếp viên Air Asia hướng dẫn từng chỗ ngồi vì anh em đều lần đầu bị đi bằng máy bay.
Ngồi hỏi chuyện và nghe kể mới biết sự cơ cực từ ngày bị bắt đến khi được tha. Để được thả, gia đình phải tự tìm cò, qua Thái, liên hệ Đại sứ quán Việt Nam ở Bangkok, xuống Songkhla gặp cảnh sát, cai tù… Rổ giá để được tự do :
– Thuyền viên 12-20 triệu/người
– Tài công 80-120 triệu/người tùy tội nặng nhẹ, tùy hứng của cò và cảnh sát.
Tiền vé máy bay riêng, nghe anh em nói là mỗi người 8 triệu nộp cho đại sứ quán mua và làm thủ tục cho cả nhóm, ngồi xe tù, cảnh sát chở tuột ra sân bay, gọi tên từng thằng phát cho cuống vé. (Giá bình thường mua cận ngày thì tối đa cũng chỉ 150 USD ~ 3 triệu ông cụ). Mình bảo anh em, có thể do tiền cò, lệ phí giấy thông hành Đại sứ quán cấp và xăng xe tù, xe áp tải của cảnh sát Thái nên mới hết 8 triệu, chứ vé mình mua trước đây 5 ngày có 1800 Bath ~ 1,2 triệu…
Câu chuyện làm quà của Phạm Hồng Phong khiến tôi nhớ đến bài viết ("Tình đồng hương của Dũng Việt Nam") trên Tuổi Trẻ online của phóng viên Đình Dân :
Ở Philippines ngư dân ta đi biển gặp nạn được Dũng giúp đỡ rất nhiều’, ‘Không chỉ những người Việt đi biển gặp nạn ở Philippines biết tới Dũng, mà thậm chí nhiều thân nhân của họ đang sống ở quê cũng lưu trong điện thoại cầm tay cái tên Dũng Việt Nam’…
Đó là những thông tin mà tôi nghe được từ nhiều người dân ở đảo Phú Quý. Và tôi đã có cơ hội gặp gỡ ‘Dũng Việt Nam’ nhân chuyến đi Philippines viết về vụ 122 ngư dân bị giam giữ tại đây…".
"Chiều 23/8, trời Palawan vẫn mưa suốt. Sáng mai là ngày diễn ra phiên tòa xét xử 122 ngư dân nên chiều hôm đó những người từ Việt Nam qua ai cũng bận rộn lo giấy tờ, thủ tục chuẩn bị hầu tòa. Anh Dũng cũng cuống cuồng vừa chạy xe vừa điện thoại liên tục để hẹn các luật sư ở Philippines nhằm thiết kế các buổi gặp gỡ với các luật sư từ Việt Nam qua.
Vừa gặp luật sư xong, anh Dũng lại cùng anh Thoại – chủ doanh nghiệp tư nhân Long Hải Long – vào nhà tù để mang thuốc tây và một ít tiền bà con ở đảo Phú Quý gửi cho người nhà của họ trong trại giam. Mưa to ướt hết áo, anh Dũng phải mượn áo một thuyền trưởng mặc vào để chạy tiếp…
Ngày diễn ra phiên điều trần, từ sáng sớm anh Dũng đã ngồi trong chiếc xe ba bánh chờ dưới đường. Anh bảo chờ đi cùng 115 ngư dân từ nhà tù ra tòa án. Nhìn những ánh mắt âu lo qua song sắt của chiếc xe màu vàng bóp chặt khóa, anh Dũng ngậm ngùi : ‘Đồng hương mình cả. Mà toàn là ngư dân chân chất. Vợ con họ ở nhà mà thấy hình ảnh này chắc không cầm lòng được…’.
Một số ngư dân ở Quảng Ngãi và Bình Thuận kể rằng từ năm 2004 đến nay, anh Dũng đã giúp đỡ khoảng 30 nhóm ngư dân Việt Nam bị mắc nạn và trôi dạt vào vùng biển của nước bạn. Anh nói anh giúp các nhóm ngư dân những việc như phiên dịch, làm cầu nối giữa những ngư dân bị nạn và chính quyền địa phương, giúp ngư dân từ việc làm giấy tờ cho đến đi chợ, mua card điện thoại…
Anh Dũng nói có một câu chuyện mà anh sẽ chẳng bao giờ quên. Đó là vào đầu tháng 8 vừa rồi. ‘Hôm đó đã 22g đêm. Trời mưa to gió lớn. Tôi đang cho mấy đứa con đi ngủ thì nhận được điện thoại từ Việt Nam. Người đầu dây là anh Sơn – một chủ ghe ở tỉnh Quảng Ngãi : Dũng ơi, làm ơn cứu nạn cứu khổ giùm.
12 ngư dân của tôi đang đánh bắt ở vùng biển nước mình thì bị bão đánh chìm ghe. Họ điện về nói đã trôi dạt mấy ngày nay theo hướng nam về vùng biển Philippines. Họ đang cố đu bám vào thuyền thúng trôi dạt giữa biển. Anh nhờ người ở đó cứu giùm, không để đến sáng mai lạnh quá họ chết hết. Ngay trong đêm, bằng tất cả mọi mối quen biết, anh Dũng xác định lại chính xác tọa độ nơi 12 ngư dân bị nạn rồi lập tức cầu cứu hải quân Philippines…
Ủa, cái ông Dũng này là ai mà sao rảnh rỗi và "bao la" dữ vậy cà ? Xin hãy nán đọc thêm một đoạn ngắn nữa, về người đàn ông Việt Nam vô cùng nhân ái và tháo vát này :
Một lần khi anh Dũng đang mải miết phiên dịch cho các ngư dân ở tòa án đến nỗi quên đi đón vợ, thế là vợ anh tự thuê xe chở cả bao dép bán dở đến tòa án tỉnh để tìm. Lúc này tôi mới biết người đàn ông thông thạo ba thứ tiếng Việt, Anh, Philippines này là một người bán giày dép trên hè phố…
Coi : một người dân Việt lam lũ, vợ dại con thơ, đang lưu lạc nơi đất lạ xứ người mà chăm lo cho những đồng hương của mình từ A tới Z (cung cấp tọa độ nơi ngư dân bị bão đánh chìm thuyền cho hải quân Phi, tham vấn với luật sư bản sứ, làm cầu nối giữa những ngư dân bị nạn và chính quyền địa phương, vào tù thăm non tiếp tế cho đồng bào đang bị giam dữ, rồi cùng đi với họ ra tòa …) như vậy thì các Tòa Tổng lãnh sự và Đại sứ quán Việt Nam làm gì ?
Làm… tiền !
Chớ họ còn có lựa chọn nào khác nữa đâu, theo như nhận xét của blogger Hương Vũ : "Sống và làm việc cách công chính như nhân viên sứ quán các nước khác, nhân viên sứ quán Việt Nam chỉ còn cách cắn dép gặm không khí qua ngày".
Bởi vậy, đừng ngạc nhiên (và cũng đừng buồn) khi thấy trên trang mạng xã hộ dân sự (Tôi & Sứ Quán) có những dòng chữ rầu rĩ thế này đây :
– Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco xin lỗi và hoàn trả tiền lạm thu sau khi một thành viên Tôi và Sứ quán khiếu nại suốt 5 tháng.
– Thành viên Tôi và Sứ quán phản ánh lạm thu ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ottawa, Canada tới các đại biểu quốc hội sau khi không nhận được phản hồi từ Bộ Ngoại giao Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền.
– Thành viên Tôi và Sứ quán phản ánh tình trạng lạm thu ở Đại sứ quán Việt Nam tại Paris tới Bộ Ngoại giao Việt Nam.
– Sứ quán Việt Nam ở Bỉ "chưa sẵn sàng đối thoại.
Ngay tại Việt Nam mà qui vị lãnh đạo có ai thiết tha gì đến chuyện bảo vệ ngư dân, ngư trường, biển đảo, môi trường, và sức khỏe của người dân đâu (tất cả chỉ chăm lo vơ vét thôi) thì trách chi những anh quan sứ.
Tưởng Năng Tiến
Nguồn : VNTB, 16/03/2023
Chuyện Bộ Ngoại giao Việt Nam hối hả cử ông Mai Phan Dũng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - dẫn một phái đoàn sang Ba Lan trước khi biểu tình tại Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan bùng phát... không làm người Việt Nam ở Ba Lan hạ hỏa.
Người Việt đã từng biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan ngày 12/6/2016.
Tuy Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đã hối hả phát hành "Thông báo về kết quả buổitrao đổi giữa Đoàn công tácBộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan với đại diện cộng đồng người Việt tại Ba Lan" ngay sau khi "buổi trao đổi" kết thúc vào chiều 11/3/2023 và nội dung thông báo đáp ứng gần như toàn bộ các yêu cầu mà nhiều người Việt cư trú tại Ba Lan dự tính sẽ nêu ra ở cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan vào sáng 12/3/2023
Nội dung thông báo như sau : Bố trí cán bộ lãnh sự đủ phẩm chất, đạo đức và trình độ nghiệp vụ, hướng dẫn tận tình, chu đáo cho bà con về hồ sơ, thủ tục, giải thích rõ ràng các khoản thu phí, lệ phí và cấp biên lai đúng quy định. Nghiêm cấm việc lạm thu phí, lệ phí lãnh sự, có thái độ cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu, thờ ơ, vô cảm đối với nhu cầu chính đáng của người dân. Triển khai ngay việc tăng tối đa buổi tiếp khách theo nhu cầu thực tế về giấy tờ của bà con và phù hợp với năng lực xử lý hồ sơ của Đại sứ quán. Công khai số điện thoại đường dây nóng và địa chỉ email của Đại sứ quán, địa chỉ email của các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao. Tuyên truyền rộng rãi việc triển khai khảo sát mức độ hài lòng của người đến làm thủ tục lãnh sự để thực hiện thực chất, hiệu quả, phản ánh chính xác dư luận, ý kiến đóng góp của bà con.Giải nhiệm một cán bộ lãnh sự của Đại sứ quán Việt Namtại Ba Lan về nước để giả i trình, xác minh, làm rõ nhữngvấn đề khiến dư luận bấtbình) [1] nhưng hơn 300 người Việt ngụ ở nhiều nơi trên lãnh thổ Ba Lan vẫn về Warsaw (thủ đô Ba Lan) để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của họ (2).
Nói cách khác, chuyện Bộ Ngoại giao Việt Nam hối hả cử ông Mai Phan Dũng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - dẫn một phái đoàn sang Ba Lan trước khi biểu tình tại Đại sứ quán Việt Namở Ba Lan bùng phát... "để lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của bà con về công tác cộng đồng và các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng trong giải quyết các thủ tục lãnh sự của Đại sứ quán" (3) không làm người Việt Nam ở Ba Lan hạ hỏa.
Làm sao có thể hạ hỏa khi gần như toàn bộ người Việt cư trú ở Ba Lan đều đã từng bị Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan hành hạ, thậm chí nhục mạ khi có việc cần đến Đại sứ quán tại Ba Lan (Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan chỉ mở cửa tiếp khách hai ngày/tuần). Không ai biết các thứ giấy tờ cần thiết để khai sinh, đổi hộ chiếu, đăng ký kết hôn,... bao gồm những gì vì chuẩn bị kỹ lưỡng kiểu nào thì cũng bị hoạch họe rồi đuổi về và phải tìm "dịch vụ" cậy làm giúp với mức thu lao gấp năm, mười lền lệ phí chính thức. Viên chức ngoại giao đối xử với đồng bào – những công dân Việt Nam cư trú ở Ba Lan – như chủ nô với nô lệ, trên UWAGA – trang facebook của người Việt ở Ba Lan, nhiều người kể rằng họ không thể quên cảm giác khi có việc đến Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, viên chức làm việc ở nơi này gọi họ bằng cách hất hàm, vẫy tay, có người còn bị gọi là "mày" [4]. Nếu có thắc mắc hay muốn khiếu nại, không ai biết phải gọi số điện thoại, gửi email cho ai vì Đại sứ quán không cung cấp... và lúc n ước đã tràn ly, chỉ thấy Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan rồi Bộ Ngọai giao Việt Nam sử dụng các động tác kỹ thuật (Tổ chức thân Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan có tên là Hội người Việt Nam tại Ba Lan thông báo Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan mời đồng bào "đối thoại"). Khi nhận ra buổi "đối thoại" sẽ có một số cá nhân thuộc loại không kiêng dè gì cả tham dự thì loan báo "tạm hoãn" vì "ít người tham dự". Tuy đã loan báo "tạm hoãn" nhưng sau đó lại có thông báo về một cuộc "đối thoại" giữa Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan với đại diện của Hội người Việt Nam tại Ba Lan. Thậm chí Đoàn công tác do Bộ Ngoại giao Việt Nam cử sang cũng thế.
Cho dù loan báo Bộ Ngoại giao thành lập "Đoàn công tác" rồi cử sang Ba Lan "để lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của bà con về công tác cộng đồng và các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng trong giải quyết các thủ tục lãnh sự của Đại sứ quán" nhưng "Đoàn công tác" chỉ chịu tiếp 25 người và ai muốn có một "vé" thì phải "đăng ký" để "Đoàn công tác" "lựa chọn". Dẫu đã "chọn lựa" nhưng nội dung "buổi trao đổi" vẫn có nhiều chuyện dễ làm người ta ngỡ ngàng.
"Thông báo về kết quả buổitrao đổi giữa Đoàn công tácBộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan với đại diện cộng đồng người Việt tại Ba Lan" của Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan không có chi tiết nhưng ông Phan Châu Thành, một trong ba thành viên của UWAGA - vốn là tâm của trận bão dư luận về Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan – đã tường thuật khá cặn kẽ về "buổi trao đổi" này. Xin trích một phần và nếu độc giả muốn biết cặn kẽ hơn nữa thì có thể dùng link trong phần chú thích (5):
Bà Hà Phương Linh kể về việc xin gia hạn hộ chiếu cho con còn nhỏ nhưng bị hẹn tới hẹn lui nhiều lần, cuối cùng phải nhờ dịch vụ, mẹ bà đi làm giấy ủy quyền bị thu 500 Zł trong khi giá niêm yết chỉ có 67,5 Zł. Ông Mạc Đăng Vinh kể chuyện bị nạt nộ khi đi làm hộ chiếu cho con mới sanh và phải nộp 1.000 Zł (khoảng 230 USD) thay vì 70 USD như quy định, ông Vinh kể thêm, phí theo quy định đối với mỗi tờ giấy hợp pháp hóa lãnh sự chỉ có 10 USD nhưng người có nhu cầu bị thu 300 Zł (khỏang 68 USD) và không hề có hóa đơn, chứng từ. Ông Lê Trí Việt kể ông cần đổi hộ chiếu nhưng chờ cả năm không xong, hỏi thăm "dịch vụ" thì có nơi đòi 1.800 Zł (khoảng 409 USD), có nơi đòi 2.000 Zł (khoảng 454 USD) và họ khẳng định không thể tự đổi được đâu. Ông Trí cho biết thêm những người Việt chạy từ Ukraine sang Ba Lan lánh nạn cần đổi hộ chiếu bị đòi từ 4.500 Zł (khoảng 1.023 USD) tới 5.000 Zł (khoảng 1.136 USD)/hộ chiếu. Đáng lưu ý có một phụ nữ mà ông Thành không nêu tên để bảo vệ danh tiết của bà kể bà có chồng Ba Lan, có con 5 tuổi, khi đến Đại sứ quán Việt Nam làm hộ chiếu, ngoài việc bị hành hạ phải đi lại nhiều lần trong một thời gian dài còn bị viên chức ngoại giao gạ gẫm bằng những đề nghị khiếm nhã, khi bà đưa chuyện này lên mạng xã hội thì hộ chiếu cho con mới xong nhưng bà phải trả 2.500 Zł (khoảng 568 USD) trong khi quy định chỉ có 70 USD. Bà cũng đã đến đổi hộ chiếu cho chính bà nhưng bị viên chức ngọai giao đòi phải có "căn cước công dân"... Sau đó viên chức ngoại giao cũng chịu đổi nhưng ngoài 70 USD còn thu thêm 200 Zł tiền sửa đổi tên nhưng bà vẫn chưa nhận được hộ chiếu. Bà hiện đang giữ một giấy hẹn nhưng không ghi phải chờ tới khi nào...
***
Trời lạnh nhưng hơn 300 người Việt vẫn đến và đứng phía trước Đại sứ quán Việt Nam trưng ra các biểu ngữ và nhấn mạnh bằng lời của chính họ :Phản đối lạm thu lãnh sự. Stop tham nhũng... Những câu chuyện của rất nhiều người trong cuộc về đủ thứ chuyện không chỉ trái tai, gai mắt mà còn tới mức không thể tưởng tượng được là lý do nhiều người Việt cư trú ở Ba Lan không chấp nhận chỉ giải nhiệm một Lãnh sự. Đó là lý do các biểu ngữ, khẩu hiệu còn nhấn mạnh :Lãnh sự sai, Đại sứ chịu. Đại sứ Hùng phải chịu trách nhiệm. Đại sứ Hùng từ chức... Không chỉ có Đại sứ quán Việt Nam đóng cửa, cài then mà cả Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài lẫn Cục trưởng Cục Lãnh sự tuy cất công sang tận Ba Lan "để lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của bà con về công tác cộng đồng và các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng trong giải quyết các thủ tục lãnh sự của Đại sứ quán" cũng mất dạng (6).
Bởi Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan không phải là trường hợp cá biệt nên trên trang facebook "Tôi và sứ quán", ông Xuan Vuong Nghiem – một trong những người điều hành trang facebook này – tâm sự :Từ ngày nổ ra cuộc biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main (Đức) năm 2016, tôi đã thai nghén một chương trình biểu tình trên toàn thế giới, khắp các Châu lục, tất cả các múi giờ trong cùng một ngày trước toàn bộ các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam và ngày đó sẽ lấy làm ngày "Tôi và sứ quán". Cảm ơn những người tiên phong đã tạo ra bước ngoặt trong đấu tranh chống tham nhũng lãnh sự. Khi chúng ta không hài lòng, không đồng ý hay phản đối hoặc ủng hộ một chính sách nào đó của nhà nước chúng ta có quyền biểu tình và quyền này chỉ có kẻ không hiểu biết gì mới gọi là phản động. Tôi đã không ít lần nghe thấy, đọc được và được nhiều người nặc danh nhắn tin dọa nạt là quy vào phản động do có các hành động chống đối sứ quán. Nhưng thực tế tôi cũng như anh chị em, bà con ở đây đang dùng pháp luật Vi ệt Nam, cơ sở văn bản pháp quy của chính phủ Việt Nam quy định về thủ tục lãnh sự tại các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để đấu tranh với những kẻ lợi dụng danh nghĩa sứ quán, chà đạp lên các văn bản pháp luật, khước từ các quyền phổ quát của người dân để tham nhũng, nặn bóp từng đồng xu lẻ của đồng bào. Đây là những hành động ngang nhiên trái pháp luật của Nhà nước Việt Nam và làm suy yếu đi tình cảm của bà con kiều bào với đất nước. Tất cả các chính sách của chính phủ đối với kiều bào mà chính phủ đã gọi là "khúc ruột ngàn dặm" đều bị đám người bất tuân pháp luật này phá bỏ, tạo nên những căm phẫn, thù hận không đáng có với đất nước, những thành phần này tuyệt nhiên không thể có đất sống ở nơi gọi là đại diện của đất nước ở nước ngoài. Nhưng tại sao những người này, những cơ quan đại diện ngoại giao này đã tham nhũng hàng thập niên, lứa này thay l ứ a khác vẫn thế, người này ăn xong người khác đến lại ăn tiếp, "ăn không từ thứ gì của dân", nặn bóp, nạo vét từng đồng xu lẻ của kiều bào ? Đó là chính phủ làm ngơ, Bộ Ngoại giao bật đèn xanh cho những người này tham nhũng như vậy nên trong chuyện này đừng đổ lỗi riêng cho nhân viên sứ quán hay sứ quán. Chuyện không thể của riêng sứ quán mà là chuyện hệ thống, chỉ là bị lộ và chưa bị lộ mà thôi.
Sau khi cuộc biểu tình dự định tổ chức ở Hàn Quốc năm 2017 thất bại tôi cũng đã nghĩ rằng sẽ còn lâu mới có lại được. Tuy nhiên, việc nổ ra cuộc biểu tình vào chủ nhật 12/3/2023 tại BaLan làm cho kế hoạch tổ chức ngày "Tôivà sứ quán" trở lại mạnh mẽ và chúng ta sẽ bàn tiếp về việc này trong những ngày tới(7).
Trân Văn
Nguồn : VOA, 13/03/2023
Chú thích
(2) https://www.facebook.com/groups/1059505760803139/posts/6127378440682487/
(4) https://www.facebook.com/groups/1059505760803139/posts/6121957391224592/
(5) https://www.facebook.com/groups/1059505760803139/posts/6123731484380516/
(6) https://www.facebook.com/groups/1059505760803139/posts/6127184814035183/
(7) https://www.facebook.com/groups/821252711257941/user/100008319874946
Cán bộ Sứ quán ở Ba Lan bị tố tham nhũng : "Giọt nước tràn ly" !
RFA, 13/03/2023
Ông Nguyễn Minh Quế, Tham tán Công sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan vừa bị bãi nhiệm khi ông này bị hàng trăm người Việt ở Ba Lan tố cáo có hành vi tham nhũng, lạm thu và thái độ thô lỗ khi tiếp dân.
Hoàng Hùng
Biểu tình chống tham nhũng
Một cuộc biểu tình phản đối cán bộ lạm quyền, tham nhũng diễn ra ngay trước Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan vào chiều ngày 13/3 (giờ địa phương) với sự tham gia của hơn 300 người. Mặc dù trước đó ông Quế, người bị người dân tố cáo, đã bị bãi nhiệm, về nước để giải trình sự vụ.
Bà Mạc Việt Hồng, người đứng ra tổ chức cuộc biểu tình, cho RFA biết sự việc : "Ông nhân viên lãnh sự này tên là Nguyễn Minh Quế và ông ấy chính là nguồn cơn của cuộc biểu tình này. Tôi biết rằng cái chuyện lạm thu nó luôn luôn tồn tại, nhưng ở thời lãnh sự Nguyễn Minh Quế thì nó rất là trầm trọng".
Ông Hoàng Hùng, admin của trang Tôi và Sứ quán, người có mặt tại buổi biểu tình cho biết tình trạng lạm thu ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan là cực kỳ nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều làm người dân bức xúc hơn là thái độ làm việc của nhân viên Sứ quán :
"Người dân không hẳn đã bức xúc vì chuyện tiền nong, mà bức xúc về cách xử sự và nói chuyện của nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, ví dụ như là xưng mày tao với người dân, đuổi người dân ra khỏi phòng trong giờ làm việc và đặc biệt là những nạn nhân người Việt Nam từ Ukraine chạy trốn chiến tranh sang Ba Lan cũng bị đe dọa".
Ông Hoàng Hùng nói thêm rằng mục đích của cuộc biểu tình này nhằm đòi hỏi quyền lợi chính đáng của người dân chứ không chống đối ai cả :
"Đảng và Nhà nước vẫn hô hào chống tham nhũng và thực tế là tôi hay tất cả những người đi biểu tình chỉ đòi hỏi những quyền đó thôi, chứ không có bất cứ điều gì phải lo ngại về ảnh hưởng giấy tờ hay bị an ninh đe dọa như một số người họ vẫn tung tin".
...và những câu chuyện giờ mới kể
Theo thông tin chúng tôi ghi nhận được hai ngày qua trên mạng xã hội và phỏng vấn những người trong cuộc thì đỉnh điểm gây làn sóng phẫn nộ dẫn đến biểu tình của người dân là vụ việc xảy ra đối với ông Nguyễn Thiện Dương.
Ông Dương sinh sống ở Ba Lan, bị bệnh thận nặng, phải chạy thận mỗi tuần ba lần. Khi ông đi làm giấy tờ cho con của mình thì bị cán bộ sứ quán làm khó, khiến ông phải đi tới lui nhiều lần nhưng vẫn không làm được giấy tờ. Do quá bức xúc, ông Dương đã chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng xã hội hôm cuối tháng 2/2023 và nhận được sự hưởng ứng từ cộng đồng người Việt không những ở Ba Lan mà còn nhiều nơi khác.
Câu chuyện của ông Dương đã "đánh động" đến Bộ Ngoại giao VN và vào ngày 11/3 Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Mai Phan Dũng đã có buổi làm việc, trao đổi với đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan.
Theo thông báo của Sứ quán Ba Lan, kết quả buổi làm việc, Sứ quán thông báo sẽ bãi nhiệm ông Nguyễn Minh Quế. Ông Quế đồng thời phải về nước ngay lập tức để giải trình. Ngoài ra, lãnh sự sẽ tăng thời gian tiếp khách từ hai lên ít nhất ba buổi mỗi tuần ; Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan -Nguyễn Hùng sẽ trực tiếp chỉ đạo giải quyết việc của ông Nguyễn Thiện Dương…
Mặc dù kết quả giải quyết của đoàn công tác Bộ Ngoại giao khá nhanh, gọn nhưng nhiều người Việt sinh sống tại Ba Lan tỏ ra không hài lòng. Ông Hoàng Hùng cho rằng việc cách chức một viên chức lãnh sự chưa giải quyết được gốc rễ vấn đề :
"Thông tin ông Quế bị đưa về nước tôi đã nắm được từ hôm mùng 4/3. Đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, người dân cực kỳ bức xúc và theo tôi thì người như ông Quế cũng chỉ là một nhân vật, một con tốt thí trong vụ này thôi.
Người dân họ đòi hỏi là ông đại sứ phải từ nhiệm và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra những sai phạm kéo dài như thế".
Có mặt tại cuộc biểu tình hôm 13/3, bà Ngô Hồng Anh, cho biết mọi năm bà không đấu tranh bởi vì những thời lãnh sự trước họ có thái độ ôn hòa hơn, còn bây giờ không riêng bà mà nhiều người đều bị hạch sách khi đến làm giấy tờ tại Sứ quán Việt Nam, bà Hồng Anh nói :
"Tôi cũng đang trong hoàn cảnh là bốn tháng nay tôi đã trả tiền làm hộ chiếu cho con của tôi rồi mà vẫn chưa được nhận, dù tôi đã trả cái giá gấp đôi rồi.
Con nhà tôi 10 năm nay không về Việt Nam nên ra tôi không đổi hộ chiếu. Luật ở bên Ba Lan này thì mình thích đổi hộ chiếu lúc nào thì mình đổi. Nếu hết hạn mà mình không đi đâu thì cũng không cần phải làm hộ chiếu mới. Thế nhưng ông lãnh sự mới lại bảo là do hết hạn mà tôi không đổi hộ chiếu cho nên bây giờ phải đóng tiền phạt.
Tôi đã đồng ý rồi, thế nhưng ông ấy bắt tôi phải trình giấy khai sinh của Việt Nam, trong khi tôi trình giấy khai sinh của Ba Lan thì ông ấy lại không chấp nhận, cho nên tôi phải lên xuống xuống năm, bảy lần.
Cậu lãnh sự này là cố tình hành cho người ta mệt thì người ta sẽ đưa cho dịch vụ, lại phải mất thêm mấy trăm đô nữa thì nó mới làm cho mình, còn không thì nó sẽ không làm cho".
Phát biểu tại cuộc biểu tình, ông Nguyễn Quang, một người Việt Nam sống ở Ukraine hơn 30 năm nay cho biết hồi đầu năm ngoái, cả gia đình ông chạy nạn chiến tranh qua Ba Lan. Lúc đó, hộ chiếu của ông chỉ còn hạn ba tháng nên ông tìm đến Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan để xin cấp hộ chiếu mới. Tại đây, ông đã bị cán bộ sứ quán hạch sách, thậm chí là sỉ nhục hai vợ chồng ông :
"Khi chiến tranh xảy ra thì tất cả chúng tôi phải ra đi. Khổ nhục mới sang được đến bên này, chúng tôi được cộng đồng bà con anh em quyên góp, giúp đỡ, người cho cái quần cái áo…
Cũng không may cho tôi, đó là quyền hộ chiếu của tôi sắp hết hạn. Vợ chồng chúng tôi đến Đại sứ quán nói rằng chúng tôi muốn đổi hộ chiếu thì nhân viên sứ quán hỏi là "tại sao không về, ở đây làm gì, hết hạn hộ chiếu thì về nước chứ sống ở đây là vi phạm pháp luật, công an sẽ bắt anh".
Hộ chiếu của tôi còn ba tháng nữa mới hết hạn, tôi thì cứ năn nỉ mãi, thế nhưng vẫn không đổi cho tôi.
Tôi là người có giấy tờ thẻ định cư lâu dài ở Ukraine thế nhưng quan chức lại nói những lời không giống như một công chức nhà nước".
Ông Quang cuối cùng phải di chuyển sang Đức. Đại sứ quán Việt Nam tại Frankfurt đã cấp lại hộ chiếu mới miễn phí cho ông.
Nguồn : RFA, 13/03/2023
Tại sao vụ án "giải cứu" vẫn còn nóng mà các nhân viên ngoại giao của Việt Nam ở ngoại quốc không kinh ? Chỉ có một lý do mà không cần ngẫm kỹ cũng biết câu trả lời. Thế thôi !
Từ tuần đầu tháng 3, dư luận trong các hội nhóm người Việt tại Cộng hòa Ba Lan nóng lên câu chuyện một cán bộ Lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam ở Warsaw bị "tố cáo lạm thu phí hộ chiếu".
Có nhiều bằng chứng cho thấy công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam không phải vì cần như thế. Bởi chống tham nhũng là vì gì đó nên các viên chức, kể cả viên chức cao cấp sa lưới có lẽ là do gì đó thành ra những viên chức còn lại vẫn thế, vẫn như "ngựa quen đường cũ".
***
Nếu không có gì thay đổi thì đầu buổi chiểu ngày chủ nhật sắp tới (12/3/2023), những người Việt cư trú ở Ba Lan sẽ biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan để phản đối lạm thu, cung cách làm việc vô trách nhiệm, trịch thượng của các nhân viên ngoại giao Việt Nam tại Ba Lan đối với đồng bào của họ. Chính quyền thành phố Warsaw (thủ đô Ba Lan) đã được thông báo về cuộc biểu tình này và đã đồng ý.
Ý tưởng biểu tình nảy sinh trong cộng đồng người Việt ở Ba Lan sau khi ông Nguyễn Thiện Dương kể chuyện làm khai sinh và hộ chiếu Việt Nam cho con trai trong groupUgawa – Người Việt ở Ba Lanvào ngày 27/2/2023. Theo lời ông Dương. Tuy ở rất xa lại đang lâm trọng bệnh nhưng không thể để con trai thiếu giấy tờ tùy thân nên ông phải ráng đến Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan.
Lần đầu, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan đòi ông Dương phải cung cấp Giấy khai sinh Ba Lan loại có. hai mặt. Ông Dương đành quay về xin đúng loại giấy này ! Lần sau, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan đòi ông Dương phải cung cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kết hôn.
Vợ chồng ông Dương cưới năm 2009 nhưng không có Giấy Chứng nhận đăng ký kết hôn vì hồi đó, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan đòi họ phải có Giấy Chứng nhận độc thân. Khi họ nhờ thân nhân ở Việt Nam xin giúp Giấy Chứng nhận độc thân thì chính quyền địa phương không chịu cấp với lý do đương sự khiếm diện. Lẽ ra cả hai vẫn có thể được Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kết hôn mà không cần Giấy Chứng nhận độc thân từ Việt Nam nếu như họ có 4.000 Zl (Zloty – đơn vị tiền tệ Ba Lan, nếu qui đổi Zl sang USD theo tỉ giá hiện nay thì khoản tiền này vẫn rất cao ~ hơn 900 Mỹ kim) để trả thù lao cho những người làm "dịch vụ" làm thay nhưng họ lại quá nghèo ! Cuối cùng, họ quyết định không làm Giấy Chứng nhận đăng ký kết hôn nữa bởi họ nghĩ, loại giấy ấy thường chỉ dùng để phân chia tài sản nếu ly hôn mà họ có ly hôn thì cũng chẳng có tài sản để chia.
Rồi vợ chồng ông Dương có con. Cách nay tám năm, lúc làm khai sinh và hộ chiếu Việt Nam cho con gái đầu lòng, bởi thiếu Giấy Chứng nhận đăng ký kết hôn, ông đành phải giao cho "dịch vụ". Giờ, khi có đứa con thứ hai, do vẫn còn khó khăn về tài chính nên ông Dương quyết định tự làm. Ông tin, "dịch vụ" có thể làm khai sinh và hộ chiếu cho con gái mà không cần Giấy Chứng nhận đăng ký kết hôn thì ông cũng có thể tự làm khai sinh và hộ chiếu cho con trai. Không dè ông đến Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan ba lần mà vẫn bị đuổi về. Cũng vì vậy, ông lại phải cậy "dịch vụ". Lúc đầu, một người làm "dịch vụ" nhận hồ sơ của ông Dương với giá 2.400 Zl (khoảng 542 Mỹ kim) nhưng mười ngày sau, "dịch vụ" này cho biết, trường hợp của ông phải trả 3.200 Zl (khoảng 723 Mỹ kim). Không kham nổi giá đó, ông Dương tìm nơi khác và nhu cầu của ông được giải quyết với giá 2500 Zl (khoảng 564 Mỹ kim).
Tuy chuyện đã xong nhưng ông Dương không cam tâm tiếp tục nhẫn nhịn, chịu đựng như đã từng. Ông tiếp tục đến Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan để hỏi thăm và nhận ra "đa số đồng bào ta đều bị như vậy". Ông kêu gọi mọi người cùng ông "mạnh dạn tố cáo vì tương lai con em chúng ta" (1).
***
Trường hợp của ông Dương giống như giọt nước làm tràn ly. Nhiều thành viên trong groupUgawa – Người Việt ở Ba Lan hưởng ứng vì tin rằng đã đến lúc cần phải làm gì đó. Một số người đề nghị bảo rằng nhũng nhiễu trên đất Ba Lan đối với những người đang cư trú hợp pháp trên đất Ba Lan là vi phạm luật pháp Ba Lan cho nên cần thông báo cho cảnh sát Ba Lan, hy vọng họ sẽ điều tra. Một số người khác thì đề nghị nên tập hợp thông tin chuyển cho báo giới Ba Lan. Đa số tin rằng cần tổ chức biểu tình.
Ngày 1/3/2023, ông Dương tiếp tục kể thêm, rằng hai ngày vừa qua có rất nhiều người – cả nhân viên ngoại giao Việt Nam lẫn những người làm "dịch vụ" cho người Việt ở Ba Lan có nhu cầu về giấy tờ từ Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan – gọi điện thoại cho ông, đề nghị gặp ông để trao đổi. Thậm chí người đã nhận của ông Dương 2.500 Zl còn đề nghị hoàn lại tiền và mong ông gỡ status đã đưa lên groupUgawa – Người Việt ở Ba Lan nhưng ông Dương từ chối (2).
Sau đó thì tổ chức có tên là Hội Người Việt Nam tại Ba Lan đột nhiên loan báo : Tổ chức này đã đề nghị và Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đã đồng ý tổ chức một buổi đối thoại vào lúc 15g00 ngày 4/3/2023 tại trụ sở của sứ quán sau khi "trên mạng xã hội diễn ra sự việc gây nhiều bức xúc trong cộng đồng về việc lạm thu dịch vụ cũng như cách hành xử của cán bộ lãnh sự Đạisứ quán Việt Nam tại Ba Lan đối với bà con trong cộng đồng".
Bởi không tin vào thành tâm, thiện ý củaHội Người Việt Nam tại Ba Lan– tổ chức song hành với Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan nên nhiều thành viên trong groupUgawa – Người Việt ở Ba Lan đã đề nghị một số người cụ thể tham gia cuộc đối thoại này và tường thuật công khai diễn biến cuộc đối thoại (3). Kết quả,Hội Người Việt Nam tại Ba Lanđưa ra một thông báo khác, cho biết "hoãn cuộc đối thoại đã thông báo vì số người đăng ký tham dự cuộc gặp gỡ với Đạisứ quán Việt Nam ngày mai không nhiều" (4).
Tin mới nhất từHội Người Việt Nam tại Ba Lan là Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cử một "Đoàn công tác" sang Ba Lan và ủy nhiệm cho tổ chức này"mời những cá nhân có ý kiến đóng góp, khiếu nại trong việc giải quyết các thủ tục lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, tới dự buổi gặp gỡ, trao đổi với Đoàn" vào lúc 15g00 thứ bảy 11/3/2023 tại Đại sứ quán Việt Nam ở Ba Lan (5).
Chưa rõ "Đoàn công tác" có hóa giải được sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 12/3/2023 hay không nhưng trước mắt, groupUgawa – Người Việt ở Ba Lan đã cử ba đại diện tham dự cuộc họp bị giới hạn số khách ở con số 25 người này. Theo giới thiệu trên trang facebook của groupUgawa – Người Việt ở Ba Lan,các thành viên đại diện cho group sẽ công bố một số yêu cầu cụ thể đối với Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan :
a/ Tạo địa chỉemail hoặc đường dây nóng để mọi người có thể khiếu nại khi cầnvà xác định thời hạn trả lời cho các khiếu nại.
b/ Thỏa mãn nhu cầu thanh toán phí lãnh sự thông qua tài khoản ngânhàng đối với những ngườimuốn chọnphương thức thanh toán này.
c/ Xác lập cơ chế làm việc thông qua các "dịch vụ".
d/ Tổ chức thêm một buổi làm việc trực tiếp giữa lãnh sự vớitoàn thể cộng đồng, tập trung vào những vấn đề vừaqua gây khúc mắc và giải đáp các vấn đề liên quan về thủ tục(6).
Các yêu cầu của groupUgawa – Người Việt ở Ba Lan đối với cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Ba Lan vốn là chuyện mà những cơ quan công quyền của nhiều quốc gia đã và đang thực hiện như lẽ đương nhiên. Tại sao các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở ngoại quốc, trong đó có Ba Lan tìm đủ cách để né tránh ? Ai cũng biết đáp ứng những yêu cầu ấy sẽ giảm bớt nhũng nhiễu. Vì sao Bộ Ngoại giao không buộc các cơ quan ngoại giao ở Việt Nam phải làm như thiên hạ ? Tại sao vụ án "giải cứu" vẫn còn nóng mà các nhân viên ngoại giao của Việt Nam ở ngoại quốc không... kinh ? Chỉ có một lý do mà không cần ngẫm kỹ cũng biết câu trả lời. Thế thôi !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 11/03/2023
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/groups/1059505760803139/posts/6082047555215576/
(2) https://www.facebook.com/groups/1059505760803139/user/100005347380243/
(3) https://www.facebook.com/groups/1059505760803139/posts/6096464410440557/
(4) https://www.facebook.com/groups/1059505760803139/permalink/6094461647307500/
(5) https://www.facebook.com/groups/1059505760803139/posts/6115878375165827/
(6) https://www.facebook.com/groups/1059505760803139/posts/6116307461789585/
Vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh giữa Berlin từ hơn 5 năm trước làm chấn động xã hội và là một vết nhơ của ngành ngoại giao Việt Nam. Chính Đại Sứ quán Việt Nam đã tham gia vào quá trình bắt cóc, trên đất nước mà họ đang là đại diện ngoại giao của Việt Nam.
Bằng chứng cán bộ an ninh Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin tham gia vụ bắt cóc
Ngày 7/7/2020, ông Lê Thanh Hải, cựu cán bộ an ninh tại Đại Sứ quán Việt Nam ở Berlin đã chụp hình khoe bằng khen của mình và đăng lên Facebook. Hình ảnh cho thấy, nó được chụp tại trụ sở của Bộ Công an. Bằng khen là Huân chương Chiến công hạng Ba, vì "có thành tích xuất sắc tham gia kế hoạch VT17".
Từ thói quen thích khoe khoang, cựu cán bộ an ninh tại Đại Sứ quán đã tiết lộ việc làm đáng xấu hổ của tòa Đại Sứ này. Không thể tin được một cơ quan ngoại giao mà lại thực hiện một hành vi phi pháp tại nước ngoài. Đạo tặc là ăn cướp, trấn lột, bắt cóc vv… Đó là con đường của thế giới bóng tối. Chỉ có những kẻ ngoài vòng pháp luật mới làm như vậy.
Cho dù câu chuyện bắt cóc đầy ô nhục kia đến nay vẫn còn âm ỷ, thì Đại Sứ quán Việt Nam tại Đức vẫn ngang nhiên trấn lột người dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Đức. Cho dù ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bị kỷ luật về mặt Đảng, vì đã để cho các Đại Sứ quán Việt Nam trên khắp thế giới, trấn lột người Việt Nam bị kẹt do dịch Covid, thì Đại Sứ quán Việt Nam tại Đức vẫn không chùn tay.
Ngày 24/12, trang facbook Thuan Van Bui có đăng bài viết "Sói đi ngàn dặm ăn thịt" của tác giả Hoàng Hùng. Bài viết miêu tả hành động vô cùng bỉ ổi của nhân viên sứ quán Việt Nam tại Berlin, họ ngang nhiên trấn lột người Việt tại Đức, khi người dân có nhu cầu đến làm giấy tờ.
Bài viết cho biết, một đôi bạn trẻ lên cơ quan đại diện Việt Nam để đăng ký kết hôn. Lệ phí qui định rõ ràng là 70 USD và họ đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ. Một công chức của Lãnh sự Việt Nam tại Đức đã tiếp nhận hồ sơ và in giấy đăng ký kết hôn cho đôi vợ chồng trẻ này. Nếu là một người đại diện cho một quốc gia văn minh, chắc chắn khi trao giấy đăng ký hôn, vị công chức đó sẽ gửi đến đôi vợ chồng trẻ những lời chúc tốt đẹp.
Thế nhưng, không có một lời chúc mừng ! Ngược lại, vị công chức này lại tàn nhẫn thẳng tay xé giấy đăng ký kết hôn của đôi vợ chồng trẻ nọ, trong chính cái ngày trọng đại của đời người. Chỉ vì, họ không chấp nhận cái giá cao gấp 4 lần so với giá qui định, tức là 300 Euro.
Biên lai thu tiền của Đại Sứ quán không ghi tên người viết phiếu và người thu tiền, nếu làm đúng sao phải giấu tên ?
Cuối cùng, vì để được việc, đôi vợ chồng trẻ đã phải đồng ý trả 300 Euro, và tay công chức kia đã in lại tờ giấy đăng ký kết hôn khác, cấp cho đôi vợ chồng trẻ.
Vụ Chuyến bay giải cứu là bằng chứng về quy mô của bộ máy trấn lột kiều bào, qua cái gọi là đại sứ quán. Cho đến nay, vụ án này đã có 37 người bị tống giam. Hành động trấn lột tập thể này là có tổ chức này, trong đó có những người có vị trí rất cao như cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam và Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng.
Có vẻ như ông Nguyễn Phú Trọng có cho trừng trị những người chủ trương trấn lột kiều bào, thì bộ máy trấn lột này vẫn không ngừng hoạt động. Đây là sự việc rất nghiêm trọng, vì nó cho thấy, ông Nguyễn Phú Trọng đang chống tham nhũng không hiệu quả. Ông bắt cứ bắt, mà bộ máy trấn lột vẫn cứ hoạt động như không có gì xảy ra.
Từ một nhà nước "đạo tặc" thì nó sẽ sinh ra bộ máy trấn lột và từ đó cũng sinh ra các quan chức "đạo tặc", chuyên nghĩ biện pháp để trấn lột dân bằng cách này hay cách khác. Những gì thuộc về bản chất của chế độ thì gần như không thể nào phá bỏ được.
Trân Anh (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 28/12/2022