Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

14/01/2023

Mỹ-Nhật, liên minh quân sự và công nghệ cao tại Châu Á

Anh Vũ, Thanh Hà, Minh Anh

Tiếp thủ tướng Kishida tại Washington, tổng thống Mỹ cam kết bảo vệ toàn diện Nhật Bản

Anh Vũ, RFI, 14/01/2023

Chuyến công du dày đặc từ Châu Âu qua Bắc Mỹ của thủ tướng Nhật Fumio Kishida kết thúc tại Washington hôm 13/01/2023. Hội đàm tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Joe Biden và thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã nhất trí tăng cường quan hệ đồng minh giữa hai nước. Washington khẳng định quyết tâm bảo vệ Nhật Bản trước các mối đe dọa từ bên ngoài.

mynhat5

Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Nhà Trắng, Washington, ngày 13/01/2023. AP - Susan Walsh

Theo AFP, trong cuộc hội đàm kéo dài hai giờ tại Nhà Trắng, thủ tướng Kishida cho biết đã thông báo với tổng thống Joe Biden về những thay đổi lớn trong chính sách an ninh của Nhật Bản qua học thuyết quốc phòng mới được thông qua hồi tháng 12/2022.

Họp báo chung sau cuộc gặp, tại phòng Bầu Dục tổng thống Joe Biden tuyên bố : "Hoa Kỳ cam kết đầy đủ và kiên quyết trong mối quan hệ đồng minh này và quan trọng hơn nữa là trong việc bảo vệ Nhật Bản". Ông Biden cũng tỏ vui mừng trước việc Tokyo tăng kỷ lục ngân sách quốc phòng với chiến lược an ninh mới của Nhật.

Thủ tướng Kishida khẳng định những quyết định vừa rồi của chính phủ là nhằm giúp Tokyo "tăng cường khả năng răn đe và đáp trả". AFP nhận xét tuyên bố của thủ tướng Nhật là một thông điệp gửi đến Bắc Kinh, đang ngày càng tỏ thái độ hung hăng hơn trong vùng cũng như là gửi đến Bình Nhưỡng với chương trình phát triển tên lửa đạn đạo đang trở thành mối đe dọa thực sự với Nhật Bản.

Trong một phát biểu sau đó ít giờ, trước các sinh viên Đại Học Johns Hopskin, ông Kishida cảnh báo : "Nếu chúng ta để mặc việc đơn phương thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực xảy ra, thì điều đó sẽ diễn ra ở nơi khác trên thế giới, trong đó có Châu Á". Giới quan sát nhận định đây là một ám chỉ về viễn ảnh Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan trong bối cảnh chiến tranh tại Ukraine.

Phòng thủ không gian, dự kiến triển khai bổ sung lực lượng hải quân tại Okinawa, ký thỏa thuận quân sự với Anh, mở rộng hiệp ước an ninh Nhật- Mỹ… là những động thái thể hiện tham vọng mới của Nhật Bản để đối phó với Trung Quốc, nước mà giờ đây Tokyo cho rằng đang đặt ra "thách thức chiến lược chưa từng thấy" đối với an ninh của Nhật Bản, AFP bình luận.

Anh Vũ

*************************

Vì sao Hoa Kỳ cn Nht Bn giúp đ hn chế công ngh chip ca Trung Quc

Reuters, VOA, 13/01/2023

Khi chính quyn ca Tng thng Biden công b các bin pháp kim soát xut khu mnh m hi tháng 10/2022 nhm ngăn chn Trung Quc tr thành quc gia dn đu toàn cu v hàng bán dn tiên tiến, h đã thiếu mt thành phn quan trng : đó là s đng tình t các đng minh ca Hoa K trong vic áp đt các hn chế tương ng ca chính các đng minh đó.

mynhat4

Tng thng M Joe Biden cm mt con chip ti Nhà Trng hi tháng 2/2021.

N lc ca Hoa K nhm đến hn chế quyn tiếp cn ca Trung Quc đi vi công ngh sn xut chip ca Hoa K và ngăn Trung Quc tiếp cn mt s loi chip bán dn được sn xut bt k đâu trên thế gii. Thuyết phc Nht Bn tham gia n lc này s là ưu tiên hàng đu trong danh sách nhng vic cn làm ca Tng thng M Joe Biden khi ông gp Th tướng Nht Fumio Kishida Washington vào th Sáu 13/1.

Tuy nhiên, trong khi v tng th Nht Bn đi chung đường vi mc tiêu m rng kim soát xut khu hàng M ca chính quyn Biden, song chính ph ca ông Kishida li không cam kết c th v mc đ mà nước này s tham gia.

Vic Nht Bn do d là điu d hiu - quc gia này là nhà sn xut hàng đu các máy công c chuyên dng cn thiết đ chế to chip tiên tiến và các công ty ca h nm gi 27% th phn toàn cu, theo Hip hi Công nghip Bán dn. Tokyo Electron, hãng chế to thiết b sn xut chip hàng đu ca Nht Bn, ph thuc vào Trung Quc vi khong 1/4 doanh thu đó.

Hai nước chế to thiết b sn xut chip hàng đu khác là Hoa K và Hà Lan, nơi có ASML là mt trong nhng hãng chế to máy công c sn xut chip ln nht thế gii.

Daniel Russel, cu quan chc ngoi giao hàng đu ca M chuyên v Châu Á, nói rng vn còn khong cách gia lp trường ca M và Nht Bn.

"Ông Kishida mun Hoa K thc hin cách tiếp cn chng mc, mt mt phi đ đ cng rn đ ngăn chn s ln át ca Trung Quc, nhưng mt khác cũng đ thn trng đ cho phép các li ích kinh doanh ca Nht Bn phát trin mnh", ông Russel nói.

Đng sau n lc kim soát xut khu công ngh cao ca Hoa K là tín hiu báo đng đang ngày càng ln hơn v vic Trung Quc xây dng sc mnh quân s và n lc vượt qua Hoa K trong các lĩnh vc công ngh như trí tu nhân to và máy tính lượng t.

Lo rng điu này s mang li li thế quân s cho mt nước Trung Quc ngày càng qu quyết hơn, các quan chc Hoa K hy vng rng vic ngăn chn nhng con chip tinh vi nht - và các máy móc cn thiết đ chế to chúng - không rơi vào tay Trung Quc s làm chm tiến đ ca nước này v các công ngh tiên tiến.

Nhưng nếu Nht Bn và Hà Lan không áp đt các bin pháp kim soát xut khu ca chính h, Trung Quc s sm hoàn thin được các cách thc khác đ có được nhng thiết b mà h cn, ngay c khi các công ty M chp nhn có nguy cơ mt th phn.

Mt tha thun ca Hoa K vi Hà Lan cũng có th nm trong tm tay. Mt giám đc điu hành ngành chế to máy công c nm v lĩnh vc này ca Hà Lan nói rng nếu chính ph ca quc gia này áp đt các bin pháp kim soát xut khu tương t đi vi ngành chip ca chính h, ASML có th vn s không b nh hưởng nghiêm trng do có mng lưới khách hàng rng ln bên ngoài Trung Quc.

Chris Miller, tác gi cun sách "Chip War" (Chiến tranh v b vi x lý) và là phó giáo sư ti Đi hc Tufts, lp lun rng nếu chính sách ngoi giao ca Hoa K thành công, các chính sách ca h có th có tác đng như mong mun.

Ông Miller cho rng vi s tham gia ca Nht Bn, đc bit là v các công c sn xut chip, Hoa K có th đt ra "mt s lượng ln rào cn đi vi kh năng thúc đy sn xut chip trong nước ca Trung Quc".

Điu đó s có tác đng dây chuyn đi vi các tham vng công ngh khác ca Bc Kinh, bao gm c trí tu nhân to.

Các công ty Nht Bn có th bù đp cho vic b mt đi các hot đng kinh doanh Trung Quc bng cách m rng sang nhng nơi khác, chng hn như Đông Nam Á, mt ngun tin trong ngành chip nm thông tin v các cuc tho lun ni b v hn chế xut khu cho biết.

"Dù là tt lên hay xu đi, chiến lược bán dn ca Nht Bn đang đi theo hướng nhng gì mà Hoa K mun", ngun tin này nói.

(Reuters)

Nguồn : VOA, 13/01/2023

***************************

Mỹ, Nhật đẩy mạnh hợp tác an ninh do kịch bản chiến tranh đang cận kề ?

Thanh Hà, RFI, 12/01/2023

Hiếm khi nào Hoa Kỳ và Nhật Bản nêu đích danh Trung Quốc là "thách thức lớn nhất" về chiến lược. Trong cuộc họp báo chung hôm 11/01/2023 tại Washington, ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng hai nước công bố kế hoạch tăng cường hợp tác an ninh để đối phó với hiểm họa hạt nhân Bắc Triều Tiên và nguy cơ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan. Trước khi hội kiến tổng thống Biden, thủ tướng Kishida đã công du nhiều nước Châu Âu và Canada để trình bày về học thuyết an ninh mới Nhật.

mynhat1

Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa (trái) và đồng nhiệm Hoa Kỳ Antony Blinken lắng nghe trong cuộc họp báo tại bộ ngoại giao (Washington) ngày 11/01/2023. AP - Alex Brandon

Trong thông cáo chung kết thúc cuộc họp 2+2, hai ngoại trưởng Antony Blinken và Yoshimasa Hayashi và hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ Nhật, Lloyd Austin và Yasukazu Hamada, ghi nhận Trung Quốc là "mối đe dọa chưa từng thấy" đối với trật tự quốc tế. Chính sách "ngoại giao của Bắc Kinh là nhằm kiến tạo lại trật tự quốc tế có lợi cho Trung Quốc (…) Bắc Kinh vận dụng từ sức mạnh chính trị đến kinh tế, quân sự và kỹ thuật để đạt được mục tiêu này. Đây là "một mối quan ngại nghiêm trọng đối với cộng đồng quốc tế" và là "thách thức chiến lược lớn nhất vượt ra ngoài khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương".

Trong bối cảnh đó, Mỹ và Nhật đã đưa ra hai thông báo quan trọng, một là mở rộng hiệp ước phòng thủ chung sang lĩnh vực không gian, bao gồm cả mục tiêu đối phó với hiểm họa bị tấn công tin học và những đe dọa xuất phát từ các phương tiện công nghệ mới, và hai là tăng cường khả năng phòng thủ trên biển.

Về điểm thứ nhì này, bước đầu tiên là "bố trí lại" các lực lượng của Mỹ đang đồn trú tại đảo Okinawa, cách Đài Loan hơn 100 km, trong đó có việc bố trí lại trung đoàn thủy quân lục chiến 12 thành trung đoàn duyên hải chỉ có 2000 binh sĩ, bao gồm một đơn vị chiến đấu được trang bị tên lửa chống hạm, một tiểu đoàn hậu cần và một tiểu đoàn phòng không. Theo tướng Austin, đội hình mới này sẽ thích hợp hơn và được trang bị tốt hơn để "bảo vệ an ninh của Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ trong khu vực". Đây sẽ là điều cần thiết trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan, hay có những hành động thù nghịch khác tại Biển Đông và Hoa Đông.

Theo một số nhà quan sát, hiếm khi nào Tokyo và Washington lại "đẩy mạnh hợp tác quân sự" như lần này. Tướng Austin khẳng định "Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản trước mọi thử thách bằng mọi phương tiên, kể cả hạt nhân". Hãng tin Mỹ AP nhấn mạnh, lãnh đạo Lầu Năm Góc còn nêu lên khả năng khởi động điều khoản 5 trong hiệp định phòng thủ chung Mỹ-Nhật để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi cả Nhật Bản và Trung Quốc đều khẳng định chủ quyền. 

Về phía Nhật Bản, bộ trưởng quốc phòng Yasukazu Hamada cũng đã đến Tokyo với một số thông báo quan trọng. Thứ nhất, từ cuối 2022 Nhật Bản đã quyết định tăng gần gấp đôi ngân sách quốc phòng trong 5 năm tới, tăng cường khả năng tự vệ, kể cả khả năng phản công nhắm vào các mục tiêu ngoài Nhật Bản trong trường hợp bị tấn công. Với học thuyết phòng thủ mới đó, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản trong tương lai sẽ "lớn thứ ba trên thế giới". Không những thế, học thuyết phòng thủ mới của Tokyo còn gián tiếp cho phép Hoa Kỳ can thiệp khẩn cấp trong trường hợp cần thiết như ghi nhận của nhà nghiên cứu Pháp, Guibourg Delamotte, thuộc Viện Ngôn Ngữ và Văn Minh Đông Phương INALCO, khi trả lời đài RFI.

Thông báo quan trọng thứ nhì bộ trưởng quốc phòng Nhật đem đến Washington lần này liên quan đến dự án xây dựng hai đường băng trên đảo Mageshima. Hòn đảo này không người ở nằm tại phía nam Kagoshima, trên đảo Kyushu. Đây là nơi quân đội Mỹ Nhật dự trù mở các cuộc thao diễn chung, huy động nhiều phương tiện, từ chiến đấu cơ F-35B đến tàu lội nước và các bài tập bắt chận tên lửa. Theo nghi nhận của hãng tin Mỹ AP, Mageshima sẽ là một địa điểm "then chốt" trong việc triển khai quân, và tiếp tế đạn dược trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự ở Đài Loan.

Vậy phải chăng là tình hình tại khu vực Thái Bình Dương đã nóng lên đến mức mà cả Nhật Bản lẫn Hoa Kỳ cùng hối hả đề xuất các biện pháp để đối phó với kịch bản xấu nhất, hay tất cả tuyên bố "tăng cường hợp tác an ninh, quân sự" mạnh mẽ này chỉ là chiến thuật cảnh cáo Bắc Kinh chớ vượt qua lằn ranh đỏ ? Trước mắt chỉ biết rõ một điều : năm 2014, khi công bố chiến lược an ninh quốc gia, Tokyo đã đánh giá Trung Quốc là "mối quan ngại đối với cộng đồng quốc tế, kể cả Nhật Bản". Tám năm sau, Bắc Kinh đã trở thành "thách thức nghiêm trọng nhất và chưa từng có" theo quan điểm của Tokyo. Điều đó không cấm cản Nhật Bản và Trung Quốc vẫn rất lệ thuộc vào lẫn nhau về kinh tế và thương mại. 

Thanh Hà

*************************

Mỹ, Nhật mở rộng hiệp ước phòng thủ chung sang lĩnh vực không gian

Thanh Hà, RFI, 12/01/2023

Kết thúc cuộc họp 2+2, hôm 11/01/2023, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ-Nhật thông báo tăng cường hợp tác an ninh, mở rộng hiệp ước phòng thủ chung sang lĩnh vực không gian. Tokyo và Washington đồng ý xem "Trung Quốc là thách thức chiến lược chung lớn nhất". Hoa Kỳ hoan nghênh Nhật Bản tăng cường khả năng quân sự, nhân lên gấp đôi ngân sách quốc phòng.

mynhat2

Hai bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Mỹ Antony Blinken và Lloyd Austin họp báo chung với hai đồng nhiệm Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và Yasukazu Hamada tại Washington, ngày 11/01/2023. Reuters - JOSHUA ROBERTS

Trong cuộc họp báo với đồng cấp Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cùng với bộ trưởng quốc phòng hai nước, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chính thức thông báo hiệp ước phòng thủ chung giữa Washington và Tokyo được mở rộng sang "lĩnh vực không gian". Trong trường hợp một "sự cố" xảy ra trong không gian, nhắm vào Nhật hoặc Hoa Kỳ, lập tức quốc gia kia sẽ "khởi động điều khoản 5" trong hiệp ước.

Về phần bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, ông xác nhận tin Hoa Kỳ chuẩn bị triển khai một lực lượng phản ứng nhanh của Hải Quân Mỹ Kỳ tại đảo Okinawa nhằm "tăng cường khả năng phòng thủ cho Nhật Bản", vào lúc Tokyo càng lúc càng lo ngại trước các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Có nhiều khả năng tướng Austin sẽ đi sâu hơn vào chi tiết của dự án này nhân cuộc họp hôm nay với đồng cấp Nhật Bản, Yasukazu Hamada.

Lãnh đạo ngoại giao Nhật nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một liên minh quân sự "được hiện đại hóa" để thích nghi với một thời đại mới mà ở đó "cạnh tranh về mặt chiến lược với Trung Quốc" càng lúc càng lớn. Tháng 12/2022, Tokyo đã công bố chiến lược phòng thủ mới, dự trù tăng mạnh các chi phí quân sự trong 5 năm sắp tới và tăng cường khả năng "đáp trả" trong trường hợp bị tấn công. Nhật Bản không loại trừ khả năng nhắm vào các trung tâm phóng tên lửa của đối phương.

Về điểm này, trả lời đài RFI Pháp ngữ, bà Guibourg Delamotte, chuyên gia Viện Ngôn Ngữ và Văn Minh Đông Phương INALCO, phân tích thêm :

"Trên thực tế, khả năng Mỹ can thiệp ngay trên lãnh thổ Nhật Bản là điều đã được chấp nhận từ lâu nay trong khu vực. Về nguyên tắc, chính phủ Nhật phải được tham khảo và Tokyo phải đồng ý trước khi Hoa Kỳ sử dụng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật dưới bất kỳ hình thức nào.

Thế nhưng, trong trường hợp bị tấn công bằng tên lửa, các bên phải phản ứng nhanh, điều đó gần như có nghĩa là phía Mỹ có thể tiến hành kể cả các các đợt tấn công răn đe, và hoàn toàn có khả năng can thiệp trong trường hợp nổ ra xung đột ở khu vực Đài Loan. Tất cả chiến lược của Nhật Bản là nhằm đối phó với sức mạnh của Trung Quốc và đây cũng là mục tiêu của Hoa Kỳ. Hai quốc gia này hoàn toàn nhất trí về điểm đó. Nhật Bản theo đuổi logic của các đối tác phương Tây qua các chương trình hợp tác như là với khối G7 hay NATO. Điều mà phương Tây và Nhật muốn đạt được là tăng cường hợp tác an ninh nhằm thuyết phục Trung Quốc tránh đi đến xung đột"

Thủ tướng Fumio Kishida sẽ hội kiến tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Nhà Trắng vào ngày mai, 13/01/2023.

Thanh Hà

****************************

Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tại Nhật Bản được cải tổ để đối phó với Trung Quốc

Minh Anh, RFI, 11/01/2023

Ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Nhật gặp nhau hôm 11/01/2023 tại Washington, Mỹ, để thảo luận các vấn đề liên quan đến hợp tác an ninh, quốc phòng. Trong khuôn khổ cuộc họp "2+2" này, hai bên thống nhất điều chỉnh quan điểm phòng thủ chung mà không làm tăng sự hiện diện quân số Mỹ trên đảo Okinawa.

mynhat3

Sân bay trong căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ Futenma tại Okinawa (Nhật Bản). Ảnh tư liệu chụp ngày 24/03/2018. Reuters - ISSEI KATO

Theo AP, nhiều thỏa thuận mới sẽ được ký kết trước khi diễn ra cuộc gặp giữa thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng vào thứ Sáu 13/01.

Theo chuẩn tướng Pat Ryder, thư ký báo chí Lầu Năm Góc, "Trung Quốc sẽ là một trong số các chủ đề thảo luận với đồng minh Nhật Bản trong các cuộc họp tham vấn tuần này" nhưng ông từ chối cung cấp chi tiết về thỏa thuận mới.

Tuy nhiên, nhiều quan chức Mỹ tiết lộ Trung đoàn thủy quân lục chiến 12, hiện đang trú đóng tại căn cứ quân sự Okinawa, Nhật Bản, sẽ được chuyển đổi thành một đơn vị nhỏ hơn – Trung đoàn Duyên hải số 12, với 2000 binh sĩ, bao gồm một đơn vị chiến đấu được trang bị tên lửa chống hạm, một tiểu đoàn hậu cần và một tiểu đoàn phòng không. 

Đây là trung đoàn duyên hải thứ hai của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trước đó, Hoa Kỳ đã có một trung đoàn tương tự ở Hawai. Theo dự kiến, một trung đoàn thứ ba sẽ được thành lập, có thể là ở đảo Guam. 

Hãng tin Anh Reuters còn cho biết thêm là Hoa Kỳ cũng sẽ triển khai một đại đội riêng gồm khoảng 300 binh sĩ và 13 tầu chiến vào mùa xuân này giúp vận chuyển quân và thiết bị của Mỹ và Nhật Bản cho phép phân tán lực lượng nhanh chóng. 

Theo tướng David Berger, tư lệnh Thủy quân lục chiến, sự thay đổi quy mô các đơn vị này nhằm tăng cường khả năng tác chiến và chiến đấu tốt hơn tại những khu vực đang có tranh chấp, nhất là trong phạm vi tấn công của kẻ thù. Đây là một yếu tố quan trọng tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, khu vực mà hàng nghìn lính Mỹ và đồng minh dễ dàng nằm trong tầm bắn tên lửa của cả Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. 

Luân Đôn và Tokyo ký kết "thỏa thuận tiếp cận hỗ tương" 

Cũng trong lĩnh vực quốc phòng, thủ tướng Anh Rishi Sunak và đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida hôm nay, 11/01/2023, đã ký kết "thỏa thuận tiếp cận hỗ tương" cho phép quân đội mỗi nước được phép triển khai trên lãnh thổ đối tác.

AFP dẫn thông cáo phủ thủ tướng Anh khẳng định, đây là kết quả sau "nhiều năm đàm phán". Thỏa thuận này xác nhận "cam kết của Anh Quốc trong việc bảo đảm an ninh vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương". Với văn bản này, Vương Quốc Anh là quốc gia Châu Âu đầu tiên đúc kết một thỏa thuận như thế với Nhật Bản nhờ vào một hiệp ước quốc phòng, hiệp ước quan trọng nhất được ký kết giữa hai nước từ năm 1902, hình thành một liên minh Anh – Nhật để chống Nga. 

Minh Anh

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, Anh Vũ, Thanh Hà, Minh Anh
Read 262 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)