Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

15/01/2023

Bữa tiệc ngoại giao cuối năm Dần của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Nguyễn Nam

Bữa tiệc ngoại giao cuối cùng của quý bà Trần Thị Nguyệt Thu ?

Từ sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, có tin rằng khả năng sắp tới đây ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ rời ghế Chủ tịch nước.

ngoạigiao1

Tối 23 tháng Chạp, Chủ tịch nước cùng phu nhân đã dự "liên hoan ẩm thực" trong thủ tục mang tính nghi thức ngoại giao.

"Có giữ mình trong sạch thì mới nói người khác được. Còn nếu nói mà… ông về ông bảo vợ con ông, ông về ông nhìn vào bản thân đi, ông đừng đi dạy tôi, thế là thôi, mình trớ ra rồi, làm sao mà nói được" – là lời cụ nói hôm kia nhân tổng kết 10 năm chống tham nhũng" – cựu tổng biên tập báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh lúc tờ báo này đã chuyển chủ quản sang Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ẩn ý viết như vậy.

"Ông về ông bảo vợ con ông, ông về ông nhìn vào bản thân đi, ông đừng đi dạy tôi" là mẫu câu phiếm chỉ, nhưng có lẽ không ít người tin rằng đang muốn nhắm đến bà Trần Thị Nguyệt Thu – người đang được gọi là phu nhân của Chủ tịch nước.

Dư luận đồn đoán rằng quý bà Trần Thị Nguyệt Thu có liên quan đến vụ bà Nguyễn Bạch Thùy Linh, 45 tuổi, giám đốc công ty SNB Holdings vừa bị khởi tố hồi đầu tháng 1/2023 với cáo buộc "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi" trong vụ án liên quan đến diễn biến lúc dịch giã Covid-19.

Không chỉ vậy, Công ty SNB Holdings liên quan một loạt doanh nghiệp "họ" SNB, trong đó có Công ty Thế Giới Tuổi Thơ (Soc&Brothers) và Công ty phân phối SNB (SNB Distribution), được cho là do bà Nguyễn Thị Xuân Trang, con gái ông Nguyễn Xuân Phúc là chủ.

Thu thập bước đầu trong liên quan trên như sau :

Cùng bị bắt với bà Nguyễn Bạch Thùy Linh còn có bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (sinh năm 1967), với cáo buộc "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", quy định tại Khoản 3, Điều 366 Bộ luật Hình sự.

Đây là diễn biến mới nhất tính đến tuần lễ đầu tháng 1/2023 về tiến trình điều tra vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ; Đưa hối lộ ; Nhận hối lộ xảy ra tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan. Vụ án thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Bà Nguyễn Thị Xuân Trang có "vạ lây" ?

Trong 2 cá nhân bị khởi tố này, cái tên đáng chú ý hơn cả là bà Nguyễn Bạch Thùy Linh – Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên SNB Holdings (SNB Holdings). Theo tìm hiểu, bà Thùy Linh là cổ đông lớn và là người điều hành một hệ sinh thái các doanh nghiệp "họ" SNB, trong đó Công ty cổ phần Thế giới tuổi thơ (Soc&Brothers) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Phân phối SNB (SNB Distribution) là 2 pháp nhân lõi.

ngoaigiao2

Soc&Brothers là "viên gạch" đầu tiên của nhóm SNB. Vai trò "cốt lõi" của pháp nhân này cũng phần nào được khẳng định qua chính cái tên "SNB", có thể hiểu là viết tắt của "Soc and Brothers". Quan trọng hơn, doanh nghiệp này còn là pháp nhân đóng vai trò "core" kinh doanh trong nhóm SNB.

Cụ thể, Soc&Brothers thành lập vào tháng 11/2007 với sứ mệnh là đưa những sản phẩm chất lượng trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé của các thương hiệu hàng đầu thế giới đến Việt Nam. 

Ra đời từ gần cuối năm 2007, Soc&Brothers nổi lên nhanh chóng khi chỉ gần 1 năm sau đã trở thành nhà phân phối xe đẩy Aprica – một thương hiệu cao cấp của Nhật Bản. Chưa dừng lại ở đó, Soc&Brothers vào tháng 2/2009 tiếp tục trở thành nhà phân phối chính thức và duy nhất tại Việt Nam về sản phẩm Arau Baby của tập đoàn Saraya (Nhật Bản).

Giai đoạn sau đó, Soc&Brothers trở thành nhà phân phối cho nhiều sản phẩm cho hàng loạt tên tuổi lớn khác đến từ Nhật Bản như : Độc quyền phân phối sản phẩm tã giấy Merries của Tập đoàn KAO (tháng 3/2014), độc quyền phân phối sản phẩm giấy ướt LEC – sản xuất tại Nhật Bản (năm 2014), nhà phân phối chính thức sữa Icreo của hãng Glico (tháng 3/2015)…

Ngoài ra, Soc&Brothers cũng mở rộng dòng sản phẩm phân phối sang hàng gia dụng, đồ dùng tiện ích dành cho gia đình cũng từ Nhật Bản như Pearl, Katoji, gia dụng 100 Yen Seria…

Dữ liệu cho thấy, vốn điều lệ thời điểm hiện tại của Soc&Brothers là 25 tỷ đồng, với cơ cấu cổ đông gồm bà Nguyễn Phương Dung (0,4%), bà Nguyễn Bạch Thùy Linh (99,24%) và Trương Thị Vân Anh (0,36%). Trong đó, bà Linh cũng đồng thời là Người đại diện theo pháp luật, kiêm Tổng Giám đốc công ty. 

Pháp nhân "lõi" thứ 2 là Công ty cổ phần Phân phối SNB (SNB Distribution) ra đời vào tháng 3/2014 với mục đích nâng tầm chuyên nghiệp hệ thống phân phối và nâng cao hiệu quả phân phối.

SNB Distribution theo giới thiệu là nhà phân phối, đối tác chiến lược với chính các đối tác lớn trong nhóm như KAO, Glico… Ngoài ra, SNB có đầy đủ các giải pháp cho từng giai đoạn của chuỗi cung ứng từ tìm kiếm nguồn hàng, nghiên cứu và phân tích thị trường, marketing và sale tới phân phối và kho vận cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Trong 8 năm qua, SNB cho biết đã phát triển hệ thống phân phối tại 58 thành phố và tỉnh thành trên cả nước với mạng lưới phân phối rộng khắp các kênh MT, GT, PV, thương mại điện tử…

Hiện tại, Soc&Brothers nắm 50% vốn SNB Distribution (vốn điều lệ 40 tỷ đồng), 2 cổ đông còn lại tại đơn vị này là ông Phạm Tấn Đạt (2%) và bà Nguyễn Thị Xuân Trang là 48%. Ông Đạt là đại diện theo pháp luật chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh của SNB. Ông cũng được giới thiệu là Giám đốc ngành hàng Merries – thương hiệu tã giấy trẻ em từ Nhật Bản.

Trong khi đó, nữ cổ đông nắm non nửa vốn SNB Distribution, còn là một trong những cổ đông sáng lập của Tập đoàn Edufit – chủ thương hiệu trường mầm non Sakura Montessori và trường liên cấp Dewey Schools – trước đây là hệ thống trường quốc tế Gateway.

Xin được nhắc lại, hồi chưa đổi tên, trường Gateway xảy ra vụ việc một bé trai 6 tuổi (học sinh lớp 1) chết trên xe buýt của nhà trường hôm 6/8/2019. Sự việc đáng tiếc xảy ra khi năm học mới tại trường vừa được bắt đầu 2 ngày.

Cái chết của học sinh này chỉ được phát hiện vào buổi chiều, khi xe buýt mở cửa để đón học sinh về… Vụ việc sau đó được dàn xếp êm xuôi và thay luôn tên trường với lý do rất đơn giản là khi ấy bà Nguyễn Thị Xuân Trang là ái nữ của Thủ tướng đương nhiệm.

Hai ái nữ khác cũng ở nhóm cổ đông sáng lập trong Tập đoàn Edufit là Trần Thị Hồng Vân, Trần Thị Hồng Hạnh – con gái của ông Trần Văn Vệ, khi ấy là Trung tướng, Phó thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Ông nguyên là quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình…

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 15/01/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Nam
Read 440 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)