Ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và bà Trương Thị Mai bị kỷ luật
RFA, 13/12/2024
Bộ Chính trị tiếp tục tạo ra tiền lệ mới khi thi hành kỷ luật đối với cựu Chủ tịch nước, cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trước đó cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng đã cảnh cáo cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhưng tạm tha cho cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Từ trái qua : các ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và bà Trương Thị Mai - AFP/ RFA edited
Thông tấn xã Việt Nam hôm 13/12 loan tin cho biết, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, cựu Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và khiển trách cựu Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai sau kỳ họp thứ 52 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng do ông Trần Cẩm Tú chủ trì.
Cơ quan thường trực của Ban chấp hành trung ương Đảng cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng, Thủ tướng Chính phủ đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương ; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.
Bộ Chính trị nêu những sai phạm của ông Trương Hòa Bình và Trương Thị Mai tương tự đối với ông Phúc, nhưng không nêu chi tiết hành vi của ba cựu lãnh đạo cấp cao này.
Điểm đáng chú ý là cơ quan này chỉ ra những lỗi sai của ông Nguyễn Xuân Phúc xảy ra trong thời gian giữ chức Thủ tướng, ông Trương Hòa Bình giữ chức Phó Thủ tướng và bà Trương Thị Mai giữ chức Trưởng ban Dân vận Trung ương.
Cả ba nắm các chức vụ này trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2021 trước khi nghỉ hưu như ông Trương Hòa Bình, hay thăng tiến trong các vị trí khác như Chủ tịch nước hay Thường trực Ban bí thư.
Số phận của ông Nguyễn Xuân Phúc được quan tâm nhiều hơn kể từ đầu tháng 11/2024, khi truyền thông Nhà nước loan tin ông Mai Tiến Dũng, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thời ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng, bị truy tố.
Ông Dũng khai được "cấp trên" chỉ thị giải quyết các yêu cầu của công ty Sài Gòn Đại Ninh, dẫn đến những quyết định trái pháp luật vào năm 2020. Cấp trên của ông Dũng thời điểm đó là ông Trương Hòa Bình và Nguyễn Xuân Phúc.
Kể từ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời hồi tháng 7/2024 và sau đó ông Tô Lâm kế vị, Đảng cầm quyền đã thi hành kỷ luật các cựu lãnh đạo cấp cao trong tứ trụ, điều mà ông Trọng không làm được trong chiến dịch "đốt lò" và phải nghẹn ngào khi nhắc đến "đồng chí X"- tức cựu Thủ tướng Nguyễn Tuấn Dũng hồi năm 2012.
Nguồn : RFA, 13/12/2024
*****************************
Bộ Chính trị cảnh cáo cựu thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Anh Vũ, RFI, 13/12/2024
Báo chí chính thức Việt Nam hôm 13/12/2024, đưa tin Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam quyết định thi hành kỷ luật ba cựu ủy viên Bộ Chính trị : "Cảnh cáo" cựu thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cựu phó thủ tướng Trương Hòa Bình, "khiển trách" bà Trương Thị Mai, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, vì những vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước.
Ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu về vụ Việt Á lúc còn tại chức - Ảnh minh họa
Báo đài Việt Nam đồng loạt trích đăng phát biểu này nhưng ngay sau đó đồng loạt gỡ bỏ, kèm theo dư luận dồn dập phủ nhận lời phát biểu này của ông Phúc.
Các trang báo chính thức Việt nam nhất loạt đăng tải nội dung công văn (số 12557-CV/VPTW) của Văn phòng Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên.Theo báo Nhân Dân, hôm nay, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật những đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, vì trong thời gian giữ chức ủy viên Bộ Chính trị, thủ tướng chính phủ, ông bị xem là đã "vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong phòng chống tham nhũng tiêu cực, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm… gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước".
Nội dung kết luận như trên được ngầm hiểu đó là những vi phạm có liên quan đến những vụ án tham nhũng lớn đang được điều tra để đưa ra xét xử hoặc đã được xét xử.
Những kết luận tương tự như trên cùng hình thức kỷ luật cảnh cáo cũng được quyết định đối với phó thủ tướng thường trực trong chính phủ của ông Phúc là ông Trương Hòa Bình.
Ngoài ra, bà Trương Thị Mai bị kỷ luật dưới hình thức khiển trách vì những vi phạm khi còn là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương. Chức vụ cuối cùng của bà Trương Thị Mai trước khi từ nhiệm là trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Công văn của Bộ Chính trị yêu cầu các cơ quan chức năng "thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng".
Như vậy sau ông Vương Đình Huệ, cựu chủ tịch quốc hội, ông Nguyễn Xuân Phúc là người thứ 2 trong 4 lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam, vẫn được gọi là Tứ trụ, bị kỷ luật cảnh cáo.
Tháng 3 năm nay, chủ tịch Võ Văn Thưởng đã được Trung ương Đảng đồng ý cho thôi các chức vụ trong Đảng và Nhà nước. Đến tháng 11 vừa qua, Bộ Chính trị đã quyết định kỷ luật ông Thưởng, nhưng chưa xem xét hình thức kỷ luật vì ông đang điều trị bệnh.
Các ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật nói trên trước đó đều đã xin thôi các chức vụ đảng và chính quyền, khi thấy mình có dính dáng đến các vụ điều tra tham nhũng, tiêu cực.
Anh Vũ
*************************
Vì sao Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc ?
BBC, 13/12/2024
Sau ông Vương Đình Huệ, ông Nguyễn Xuân Phúc là "Tứ Trụ" thứ hai bị kỷ luật cảnh cáo sau khi đã mất chức.
Ông Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh minh họa
Diễn biến này xảy ra khi ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Cụ thể, theo tường thuật của VOV, sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy :
"Ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng, Thủ tướng Chính phủ đã vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương ; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước".
Vì thế, Bộ Chính trị quyết định "Cảnh cáo" ông Nguyễn Xuân Phúc.
Thông thường, việc các lãnh đạo cấp cao bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật sẽ được thông báo trước, sau đó Bộ Chính trị sẽ có thời gian xem xét, quyết định.
Theo Quy định số 22-QĐ/TW của Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị có thẩm quyền quyết định các mức "Khiển trách" và "Cảnh cáo", còn vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật cách chức hoặc khai trừ thì thẩm quyền thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị có nhiệm vụ báo cáo để Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.
Nhưng đối với trường hợp của ông Phúc, quy trình từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị đến Bộ Chính trị đã không được đưa tin cho đến khi Bộ Chính trị ra hình thức kỷ luật.
Với thông báo mới nhất này, ông Nguyễn Xuân Phúc trở thành nhân vật thứ hai trong "lãnh đạo chủ chốt", một cách gọi khác của Tứ Trụ, sau ông Vương Đình Huệ, bị kỷ luật cảnh cáo sau khi đã mất chức.
Dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, những nhân vật trong Tứ Trụ dù mắc khuyết điểm nhưng vẫn được mở "đường lui" bằng việc chủ động nhận trách nhiệm và xin thôi chức.
Quy trình này thường được gọi là "hạ cánh an toàn", "rút lui trong danh dự" và đã được chính ông Trọng diễn giải trong một cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà Nội vào tháng 5/2023.
Tuy nhiên, dưới thời Tổng bí thư Tô Lâm, mọi chuyện dường như đổi khác. Trong cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà Nội ngày 5/12, ông Tô Lâm nói rằng lần đầu tiên, Bộ Chính trị xử lý kỷ luật cảnh cáo đối với "lãnh đạo chủ chốt" của Đảng.
Lãnh đạo chủ chốt, theo ngôn ngữ của Đảng, chính là bốn nhân vật "Tứ Trụ" ; ở đây ông Tô Lâm đang đề cập đến cựu Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ, nhấn mạnh rằng "không có gì dừng lại mà phải tiếp tục".
Một lãnh đạo chủ chốt khác cùng đợt với ông Huệ là ông Võ Văn Thưởng, cựu Chủ tịch nước, lẽ ra cũng chịu kỷ luật, tuy nhiên do ông này đang trong thời gian điều trị bệnh nên Bộ Chính trị vẫn chưa đưa ra quyết định.
Lần này, việc kỷ luật ông Nguyễn Xuân Phúc đã minh chứng cho câu nói của Tô Lâm.
Rõ ràng, vị tân Tổng bí thư đã có cách xử lý mạnh tay hơn người tiền nhiệm của mình đối với những lãnh đạo, kể cả nhóm "Tứ Trụ".
Ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Vương Đình Huệ thành hai Tứ Trụ hiếm hoi bị kỷ luật cảnh cáo sau khi đã mất chức
Ông Nguyễn Xuân Phúc vi phạm gì ?
Theo thông báo của Đảng, vi phạm của ông Nguyễn Xuân Phúc xảy ra trong thời gian giữ chức vụ ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng, Thủ tướng Chính phủ và có liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ông Nguyễn Xuân Phúc được dư luận nhắc tên khi cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - người bị đề nghị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" - có lời khai trong quá trình điều tra vụ án tại Công ty Sài Gòn Đại Ninh.
Khi đó, kết luận điều tra được báo Người Lao Động dẫn lại cho biết, vào ngày 16/1/2021, ông Nguyễn Cao Trí hẹn gặp ông Mai Tiến Dũng ăn sáng tại Nhà khách 35 Hùng Vương (Hà Nội). Tại cuộc gặp, ông Trí cho biết đã được ông Trần Văn Minh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, hướng dẫn tiếp tục gửi đơn.
Theo kết luận điều tra, tại thời điểm này, ông Mai Tiến Dũng cũng nhận được ý kiến của "cấp trên" chỉ đạo quan tâm, giúp đỡ ông Trí nên ông Dũng bút phê 2 lần vào đơn với nội dung "chuyển Vụ I" và sau đó là "chuyển Vụ I (giải quyết sớm)".
Ông Mai Tiến Dũng được xác định là đã nhận 200 triệu đồng tiền "cảm ơn".
Câu hỏi đặt ra là "cấp trên" của ông Mai Tiến Dũng vào thời điểm đó là ai ?
Ông Mai Tiến Dũng là ủy viên Trung ương Đảng hai khóa 11 và 12 (từ năm 2011-năm 2021), là bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ từ tháng 4/2016 đến tháng 4/2021.
Thời điểm đầu năm 2021, ông là bộ trưởng trong chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Nguyễn Xuân Phúc từng biện minh về sự dính líu của gia đình ông trong Đại án Việt Á, một chi tiết mà sau đó báo chí do nhà nước quản lý đã gỡ bỏ.
Cụ thể, vào ngày 4/2/2023, tại lễ bàn giao công tác trước khi rời cương vị, ông Phúc đã được báo chí dẫn lời "xin nói thêm một ý về vụ Việt Á" :
"Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á, điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng".
Tuy nhiên, lời thanh minh hiếm hoi của một trong những Tứ Trụ đã bị báo chí đồng loạt gỡ bỏ sau đó.
Nội các "tiên phong" của ông Phúc được cho là có nhiều thành viên bị kỷ luật và dính vòng lao lý nhất.
Đoạn phát ngôn của ông Phúc về sự liên quan của gia đình ông đến vụ án Việt Á được đăng tải sau đó bị gỡ bỏ
Hiện tại ông Phúc bị Bộ Chính trị cảnh cáo nhưng không rõ là ông chịu trách nhiệm về vụ việc gì nhưng trong giai đoạn ông làm thủ tướng, ông đã ban hành một số chính sách gây tranh cãi, chẳng hạn như Zero Covid.
Thời điểm ông Phúc rời nhiệm sở vào đầu năm 2023, đã có nhiều ý kiến cho rằng nên minh bạch lý do ông Phúc thôi chức.
Ông Phúc phải thôi chức chủ tịch nước vì "chịu trách nhiệm người đứng đầu" khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng ; 2 phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự.
Hai phó thủ tướng nói trên là ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam.
Hai bộ trưởng bị xử lý hình sự là cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh.
Điểm khác biệt giữa ông Phúc với hàng loạt lãnh đạo chủ chốt, cấp cao phải thôi chức sau này là ông Phúc chỉ "chịu trách nhiệm người đứng đầu", trong khi các ông Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và bà Trương Thị Mai, khi bị cho thôi chức, đều bị Đảng thông báo có "vi phạm, khuyết điểm".
Cụ thể, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Thưởng và ông Huệ đã "vi phạm những điều Đảng viên không được làm", gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân.
Sau đó, vào tháng 11, ông Vương Đình Huệ bị Bộ Chính trị cảnh cáo.
Lần này, trong thông báo mới nhất của Đảng, ông Phúc cũng thuộc diện "vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương ; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước", vì thế nhận quyết định cảnh cáo.
Cảnh cáo ông Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai.
Ông Trương Hòa Bình và bà Trương Thị Mai - BBC/VGP
Cũng trong chiều nay, thông báo kỷ luật nhắc đến tên hai cựu Ủy viên Bộ Chính trị là ông Trương Hòa Bình, người giữ chức Phó thủ tướng Thường trực nhiệm kỳ 2016-2021" và bà Trương Thị Mai, cựu Thường trực Ban Bí thư.
Theo đó, ông Bình trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Ban cán sự đảng, Phó thủ tướng Thường trực đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo ; vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Vi phạm của ông Bình "gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước", và nhận kỷ luật "cảnh cáo".
Còn bà Mai bị kỷ luật "khiển trách" vì các vi phạm, khuyết điểm trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương.
Nguồn : BBC, 13/12/2024
Chính trường Việt Nam hiện nay có ba chuyển động liên quan đến các lãnh đạo trên thượng tầng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và vợ là Trần Thị Nguyệt Thu đến New Delhi, Ấn Độ hôm 24/1/2018 - Reuters/Adnan Abidi
Chuyển động thứ nhất là vụ việc Cận vệ của ông Lương Cường bị bắt vì "quấy rối tình dục" ở Chile, ngay trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của vị chủ tịch nước. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (chủ tịch công ty AIC) tiếp tục bị truy tố, kết án là chuyển động thứ hai Và chuyển động thứ ba xảy ra hôm 2/11, khi truyền thông Nhà nước loan tin ông Mai Tiến Dũng, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thời ông Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng, bị truy tố.
Trong ba sự kiện liên quan đến chính trị thượng tầng nêu trên, vụ việc Mai Tiến Dũng làm phát lộ nhiều chuyển động đằng sau hậu trường chính trị Việt Nam rõ ràng nhất.
Ông này trở thành Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đầu tiên ở Việt Nam bị bắt giam và khởi tố vào ngày 30/4/2024.
Điều đáng chú ý là theo truyền thông nhà nước, ông Dũng khai được "cấp trên" chỉ thị giải quyết các yêu cầu của công ty Sài Gòn Đại Ninh, dẫn đến những quyết định trái pháp luật vào năm 2020.
Việc truyền thông nhà nước đưa tin về "cấp trên" của cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã gây xôn xao trong giới quan sát chính trường Việt Nam. Bởi vì "cấp trên" cao nhất của ông Dũng trong giai đoạn xảy ra vụ án là cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhiệm kỳ 2016 đến năm 2021.
Quá trình Mai Tiến Dũng bị xử lý cho thấy nhiều điều. Số phận chính trị của Mai Tiến Dũng đã kết thúc từ năm 2021, nhưng mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó.
Sau khi bị Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vào năm 2021, hai năm sau, vào ngày 13/3/2023, ông Dũng tiếp tục bị Ban Bí thư Bộ Chính trị kỷ luật với mức độ "cảnh cáo", liên quan đến vụ "chuyến bay giải cứu" trong đại dịch Covid-19.
Một năm sau đó, đến ngày 4/5/2024, ông này bị Bộ Công an bắt tạm giam. Và mười ngày sau, ngày 16/5, thì bị khai trừ khỏi đảng. Và gần đây nhất, ngày 2/11/2024, ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố.
Những lần bị bắt và khởi tố này liên quan đến tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" trong vụ án bất động sản Sài Gòn Đại Ninh.
Lần này ông Mai Tiến Dũng đã khai ra "cấp trên" của ông là người chỉ đạo ông làm sai.
Luật bất thành văn
Tại cuộc họp báo về sự kiện bắt giam ông Mai Tiến Dũng hồi tháng 5/2024, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an khi đó, cho biết Bộ Công an đã báo cáo với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, về một số vụ án do Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Ông cố tổng bí thư khen ngợi lực lượng công an và yêu cầu cơ quan này "quyết tâm, quyết liệt hơn nữa theo tinh thần thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực".
Lời khai của ông Mai Tiến Dũng về chỉ đạo của "cấp trên" cùng lời chỉ đạo của cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vốn nhất quán với các chỉ đạo trước đó của ông, [TN1] [RT2] đã mở ra cánh cửa đưa lưỡi gươm của Bộ Công an đến gần cựu thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu đảng cầm quyền sẽ phá lệ, truy tố cả thành viên "tứ trụ" dù đã về hưu ? Thông điệp gì sẽ được gửi cho hệ thống chính trị nếu truy tố cả thành viên "tứ trụ" ?
Trao đổi với RFA, Giáo sư Carl Thayer ở Đại học UNSW Canberra cho rằng Đại hội đảng lần thứ 14 sẽ đánh dấu một khởi đầu mới cho Việt Nam vì sự kiện này sẽ thay đổi lãnh đạo của Đảng trong Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Theo ông, một đường lối mới sẽ được vạch ra. Bất kỳ viên chức nào đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo cao cấp trong Đảng và Nhà nước, bao gồm cả "tứ trụ" sẽ nhận được một thông điệp rõ ràng rằng tham nhũng và không giám sát nghiêm ngặt cấp dưới sẽ phải chịu hình phạt. Tóm lại, cuộc chiến chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục.
Chiến dịch chống tham nhũng của đảng cầm quyền từ trước đến nay từng bị cho là chỉ "tắm từ vai trở xuống", như lời ông Ngô Văn Sửu, cựu quan chức tại Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói hồi đầu năm 2024. "Tắm từ vai trở xuống" có nghĩa là chống tham nhũng chỉ nhắm đến các quan chức cấp trung và cấp thấp, không đụng tới lãnh đạo ở thượng tầng.
Trao đổi với RFA, Giáo sư Zachary Abuza ở Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ cho biết ông không tin "chống tham nhũng" là nguyên nhân khiến nhiều lãnh đạo cấp cao bị sa thải.
"Đối với việc nhiều nhà lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam bị sa thải, tôi nghi ngờ lý do "chống tham nhũng". Bởi vì cho đến nay, rất ít người bị truy tố. Đinh La Thăng là thành viên Bộ Chính trị duy nhất phải vào tù.
Còn những người khác đều được hưởng sự hạ cánh nhẹ nhàng. Họ mất chức nhưng vẫn giữ được tài sản và quyền lợi của mình. Tất cả họ đều có tài sản không giải thích được. Họ có thể không còn trong các hành lang quyền lực nữa, nhưng họ vẫn đang ở trong các biệt thự và trên sân golf".
Nguyên tắc bất thành văn "không trảm tứ trụ" ít nhất cho đến nay vẫn được duy trì.
Trong lịch sử của đảng cầm quyền, chưa từng bao giờ có một trong các chức danh thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội và tổng bí thư bị truy tố. Ông cựu chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 1/2023 và sau đó Võ Văn Thưởng tháng 4/2024 đều được trung ương cho "thôi chức vụ" và về hưu.
Nguyễn Xuân Phúc và bàn cờ chính trị
Theo nhiều nhà quan sát, nền chính trị thượng tầng của Việt Nam không thuần nhất mà có nhiều nhóm khác nhau.
Do đó, trên đường đến Đại hội 14 sẽ diễn ra vào đầu năm 2026, Tổng bí thư Tô Lâm vẫn phải "bình định" để bảo đảm quyền lực trên thượng đỉnh của mình ổn định.
Nếu ông Nguyễn Xuân Phúc bị "trảm" thì đây là lần đầu tiên một "tứ trụ" bị xử lý hình sự. Câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh chính trị thượng tầng Việt Nam đang hướng tới Đại hội 14 vào đầu năm 2026, điều đó có hàm ý gì cho các "tứ trụ" hiện tại và tương lai nói riêng và cả hệ thống chính trị nói chung ?
Giáo sư Carl Thayer cho rằng cựu Chủ tịch nước Phúc đã "thuộc về quá khứ", nhưng nếu ông này bị truy tố, đây sẽ là thời điểm thiết lập tiền lệ cho Việt Nam. Chiến dịch chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng không bỏ sót bất kỳ lĩnh vực nào và điều này bao gồm cả các quan chức cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước. Những viên chức này được phép nghỉ hưu và trong một số trường hợp, chẳng hạn như Lê Thanh Hải, sau đó đã bị khai trừ Đảng khi có thêm thông tin chi tiết về tham nhũng được đưa ra ánh sáng. Đối với trường hợp ông Phúc, theo Giáo sư Carl Thayer, nếu ông này bị kỷ luật, Tổng bí thư Tô Lâm, cựu Bộ trưởng Bộ Công an, sẽ gửi một thông điệp tới các ứng cử viên tiềm năng cho "tứ trụ" rằng lý lịch của họ phải trong sạch nếu không họ sẽ phải đối mặt với việc bị sa thải.
Trao đổi với RFA, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho rằng ông Tô Lâm là một tay chơi cờ lão luyện. Trong lúc ông Nguyễn Phú Trọng còn sống, ông Tô Lâm, lúc này còn là Bộ trưởng Công an, đã mạnh mẽ loại bỏ nhiều nhân vật có tiềm năng trở thành tổng bí thư. Kết quả là khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời thì ông Tô Lâm nhiễm nhiên trở thành tổng bí thư do không còn đối thủ .
Nhưng đường đến Đại hội 14 đầu năm 2026 còn dài. Vẫn còn nhiều nhóm chính trị thách thức quyền lực thượng đỉnh.
"Khi một ông thủ tướng lên làm việc, ông sẽ có một bộ sậu. Sau đó ông sẽ có quyền lực để ảnh hưởng, kết nối nhiều phe phái, nhiều nhóm khác nhau để họ quy thuận ông thủ tướng. Ông cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay ông đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính đều có nhiều lực lượng phía sau. Cho dù họ rời ghế thì quyền lực mềm của họ vẫn còn đó, những kết nối vẫn còn đó. Cho nên họ vẫn còn khả năng kết nối với nhau và có thể thể lật đổ vị trí của ông Tô Lâm" - tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nói tiếp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại họp báo ở Hà Nội về vụ cá chết hàng loạt ở biển miền Trung hôm 30/6/2016. Reuters/Kham
Theo tiến sĩ Vũ, ông Nguyễn Xuân Phúc dù đã về hưu nhưng vẫn nắm trong tay khả năng ngáng đường đương kim Tổng bí thư Tô Lâm. Và vì thế sẽ là đối tượng cần bị loại bỏ.
"Các nhóm mà ông Tô Lâm muốn kiểm soát là nhóm miền Trung của ông Nguyễn Xuân Phúc, nhóm Quảng Ninh của ông Phạm Minh Chính, nhóm Nghệ An Hà Tĩnh của ông Trần Cẩm Tú" - vị tiến sĩ kinh tế kiêm nhà phân tích chính trị cho hay.
Giáo sư Zachary Abuza chia sẻ một góc nhìn chung với Tiến sĩ Vũ. Theo ông Zachary, có những dấu hiệu cho thấy Nguyễn Xuân Phúc có thể không may mắn như những người tiền nhiệm. Bởi vì Bộ Công an vẫn tiếp tục điều tra ông và vợ. Ông phân tích :
"Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục bị điều tra không phải vì họ tham nhũng hơn những người còn lại trong ban lãnh đạo, mà bởi vì người ta phải hiểu rằng ông Phúc không chỉ là đối thủ chính trị của ông Tô Lâm mà còn là đối thủ về kinh tế nữa.
Chỉ cần mở một cuộc điều tra công khai về ông ta đã có thể đủ để giữ ông ta trong khuôn khổ mà không cần dùng đến những bài báo giật tít mạnh.
Mai Tiến Dũng chắc chắn đang cố gắng ám chỉ cựu Thủ tướng - cựu Chủ tịch nước để tự cứu mình. Chúng ta hãy quan sát xem Nguyễn Xuân Phúc có thực sự bị khởi tố và truy tố hay không".
Cuộc đấu giành suất "trường hợp đặc biệt" ?
Tuổi tác là một vấn đề đối với các thành viên trong "tứ trụ" hiện nay, đến đầu năm 2026 khi Đại hội 14 của Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra, ông Tô Lâm sẽ 69 tuổi, ông Lương Cường 69 tuổi, ông Phạm Minh Chính sẽ 67 tuổi, ông Trần Thanh Mẫn sẽ 64 tuổi.
Như vậy, cả hai ông Tô Lâm và Lương Cường đều đến tuổi phải về hưu. Ông Phạm Minh Chính không đủ tuổi để làm tiếp một nhiệm kỳ nữa. Chỉ còn ông Trần Thanh Mẫn đủ tuổi thêm một nhiệm kỳ.
Các nhà quan sát chính trị Việt Nam đang đặt ra những khả năng khác nhau : các ông Tô Lâm, Lương Cường, Phạm Minh Chính sẽ cùng ở lại, cùng về hưu, hoặc một số phải về hưu nhưng có một người ở lại.
Trong bối cảnh đó, quyết định của giới lãnh đạo đối với số phận của ông Nguyễn Xuân Phúc, rất có thể sẽ ảnh hưởng tới đi hay ở của các thành viên "tứ trụ" hiện thời.
"Về trường hợp đặc biệt thì ông Tô Lâm sẽ ở lại, còn những người khác đi về. Bởi vì ai cũng ở lại hết thì không còn là "đặc biệt" nữa và không còn luật lệ nữa". Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nhận định. Ông cũng cho rằng đến thời điểm Đại hội 14 diễn ra vào đầu năm 2026, ông Tô Lâm mới làm tổng bí thư khoảng hai năm. Do đó, ông sẽ không về hưu mà muốn có được nhiệm kỳ tiếp theo.
"Vấn đề tiếp theo nữa là ông sẽ chuẩn bị những người sẽ thay thế ông Phạm Minh Chính, ông Lương Cường. Nhiều nhà bình luận đã đưa ra ý kiến là ông Tô Lâm sẽ bắt tay với ông Nguyễn Tấn Dũng, đưa con ông Nguyễn Tấn Dũng là ông Nguyễn Thanh Nghị lên phó thủ tướng, chuẩn bị lên thủ tướng ở giai đoạn tới. Dù gì thì đó chỉ là đồn đoán chúng ta không biết chính xác được nhưng đó cũng là một khả năng".
Giáo sư Zachary cũng chia sẻ cùng một góc nhìn với Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ. Ông Tô Lâm sẽ "củng cố sự ủng hộ của nhóm miền Nam đối với mình, thông qua ông Nguyễn Tấn Dũng vì ông Dũng có ảnh hưởng đáng kể ở miền Nam".
Trên đường đến Đại hội 14, theo Giáo sư Zachary, ông Phạm Minh Chính đang bị gây sức ép với vụ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn của công ty AIC. Đối với ông Lương Cường, Giáo sư Zachary cho rằng ông Lương Cường sẽ không bị buộc phải ra đi vì vụ bê bối ở Chile liên quan đến một thành viên trong đội cảnh vệ của ông, dù đó là một vụ đáng xấu hổ. Tuy nhiên, theo Giáo sư Zachary, điều đó có khả năng được sử dụng để chống lại ông Cường trong tương lai.
Việc số phận ông Nguyễn Xuân Phúc bị treo lơ lửng ở thời điểm này qua việc công bố lời khai của ông Mai Tiến Dũng trên báo chí, cũng như các sự kiện liên quan khác như vụ án AIC liên quan đến Thủ tướng Phạm Minh Chính, vụ việc bất ngờ cảnh vệ của Chủ tịch nước Lương Cường bị bắt ở Chile vì quấy rối tình dục… đều đang góp phần củng cố con đường đi đến Đại hội 14, sự kiện sẽ quyết định ban lãnh đạo nhiệm kỳ 2026 - 2030. Các nhà quan sát chia sẻ một nhận định chung rằng ông Tô Lâm sẽ là trường hợp đặc biệt duy nhất tại Đại hội đó.
Dư Lan
Nguồn : RFA, 15/11/2024
Gần đây, trên mạng xã hội lại nổi lên các đồn đoán, về việc cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân sẽ bị xử lý. Tuy nhiên, việc khởi tố bắt giam đối với ông Phúc có ảnh hưởng đến hệ thống chính trị của chế độ.
Việc khởi tố bắt giam đối với ông Phúc có ảnh hưởng đến hệ thống chính trị của chế độ.
Trong khi đó, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng – người bị xét xử với tội danh nhận hối lộ 200 triệu đồng trong Đại án Sài Gòn Đại Ninh, liên quan đến các sai phạm đất đai ở tỉnh Lâm Đồng, đã khai với cơ quan điều tra rằng, ông được lãnh đạo Chính phủ giao chỉ thị, yêu cầu giải quyết theo đơn thư của Công ty Sài Gòn Đại Ninh. Điều đó đã khiến ông Dũng không còn cách nào khác mà đành phải ký phê duyệt.
Cho dù, ông Mai Tiến Dũng, khai với cơ quan điều tra như kể trên, nhưng không nói rõ lãnh đạo Chính phủ đưa ra yêu cầu đó là ai. Nhưng trong giai đoạn xảy ra vụ án, cấp trên cao nhất của ông Dũng chính là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Đây là lần đầu tiên, báo chí nhà nước công khai việc ông Mai Tiến Dũng không tự ý phê duyệt, mà có nhận chỉ đạo của cấp trên. Việc báo chí nhà nước công khai vụ việc kể trên có liên quan gì đến cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay không ?
Trước đây chưa lâu, nguồn tin nội bộ của thoibao đã cho rằng, ông Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân là bà Trần Thị Nguyệt Thu, sắp tới có thể bị khởi tố tội danh nhận hối lộ và rửa tiền cho bà "trùm" Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Trên mạng xã hội, cũng có nhiều ý kiến khẳng định, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ không được hưởng ưu đãi bất khả xâm phạm, như các "Tứ trụ" đã hạ cánh an toàn trong thời gian trước đây. Tuy nhiên, theo giới thạo tin, những biểu hiện gần đây đã cho thấy, cơ quan điều tra của Bộ Công an đang "gấp rút" củng cố, bổ sung thêm các chứng cứ, để có thể quyết định khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân trong thời gian sớm nhất.
Ngay sau khi cựu Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, nắm được chức vụ đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay lập tức, đã có những đồn đoán của giới thạo tin cho hay, mối quan hệ "bằng mặt không bằng lòng" giữa ông Bảy Phúc và lực lượng an ninh, tình báo của Bộ Công an mà ông Tô Lâm đóng vai trò chính.
Theo đó, Tướng Nguyễn Văn Hưởng – thủ trưởng cũ của ông Tô Lâm, đã từng thề sẽ bắt bằng được Nguyễn Xuân Phúc. Điều vừa kể được cho là có liên quan đến vụ án Đại tá Nguyễn Duy Linh – con trai của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, đã bị ông Phúc chỉ đạo Tướng Trần Văn Vệ xử lý bắt giam cho bằng được.
Đầu năm 2023, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị buộc phải thôi chức, vì liên quan đến đồn đoán cho rằng, vợ của ông là "trùm cuối" của Đại án Việt Á. Tuy nhiên, vào lúc đó, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ bị mất chức, chứ không bị truy tố. Điều này càng cho thấy, các nhân sự lãnh đạo "Tứ trụ" là vùng cấm, bất khả xâm phạm, và luật pháp không được phép động tới.
Tuy nhiên, cũng có các đánh giá cho rằng, Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ tìm mọi cách, đem ông Nguyễn Xuân Phúc ra xử lý. Không chỉ để rửa hận cho Tướng Hưởng, mà mục đích là để dằn mặt tất cả những lãnh đạo khác ở trong Đảng, kể cả các lãnh đạo thuộc hàng "Tứ trụ".
Đây là điều hoàn toàn không dễ dàng đối với ông Tô Lâm, nhất là tại thời điểm hiện nay, khi ông đã và đang phải đối mặt với sự phản kháng từ các cá nhân và phe nhóm trong Đảng.
Có lẽ đây là lý do, việc khởi tố bắt giam ông Nguyễn Xuân Phúc không phải là chuyện một sớm một chiều. Hơn thế nữa, nếu xử lý cả ông Phúc và phu nhân thì sẽ là một cơn "địa chấn" mà chính trường Việt Nam chưa thể chấp nhận.
Trà My
Nguồn : Thoibao.de, 10/11/2024
Nền chính trị cung đình sẽ ra sao nếu ông Nguyễn Xuân Phúc bị xử lý ?
Trung Khang, RFA, 06/11/2024
Đang có nhiều đồn đoán về việc cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, có thể sẽ không còn trong vòng bất khả xâm phạm, như các "tứ trụ" đã hạ cánh an toàn trước đây.
Ông Nguyễn Xuân Phúc khi còn là Chủ tịch nước tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Bangkok vào ngày 18 tháng 11 năm 2022. AFP Photo
Vì sao báo chí nhà nước công khai ?
Truyền thông Nhà nước vào ngày 2/11 đã đăng tải thông tin ông Mai Tiến Dũng, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khai rằng ông được cấp trên giao chỉ thị giải quyết các đơn thư của công ty Sài Gòn Đại Ninh trong vụ án sai phạm về đất đai ở tỉnh Lâm Đồng.
Trong giai đoạn xảy ra vụ án, cấp trên cao nhất của ông Dũng chính là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
"Đây là lần đầu tiên báo chí trong nước công khai việc ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ không làm đơn phương một mình, mà có nhận chỉ đạo của cấp trên. Mà cấp trên là ông Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng thời kỳ đó. Công nhận đây là mặt tiến bộ về sự minh bạch, lần đầu tiên công khai" - nhà báo Nguyễn Khắc Toàn từ Hà Nội nhận định với RFA.
Việc công khai thông tin về sự dính líu của quan chức cấp cao thuộc hàng "tứ trụ" tới một vụ án cụ thể, dù theo một cách gián tiếp, rõ ràng có tính hệ trọng. Và minh bạch hóa thông tin không phải là mục đích chính của động thái này.
"Phía công an, cơ quan điều tra đang củng cố bổ sung chứng cứ, để có thể đi đến một bước tiếp theo mạnh tay hơn, là khởi tố, truy tố, bắt giam ông Nguyễn Xuân Phúc" - ông Toàn nói thêm.
Ông Mai Tiến Dũng còn khai thêm với cơ quan điều tra và được báo nhà nước đăng tải, về mối quan hệ giữa Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh - Nguyễn Cao Trí với lãnh đạo Chính phủ khi đó, khiến bản thân không còn cách nào khác nên phải ký phê duyệt.
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm tại Quốc hội ở Hà Nội vào ngày 21/10/2024. AFP.
Ông Tô Lâm có tất tay với ông Phúc ?
Ông Nguyễn Xuân Phúc sau khi giữ chức Thủ tướng được một nhiệm kỳ đã chuyển sang ghế Chủ tịch nước, và cuối cùng, bị buộc phải rời khỏi chiếc ghế này vì liên quan đến nhiều sai phạm, mà nhiều đồn đoán cho rằng chủ yếu là do vợ ông dính đến vụ án Việt Á.
Thế nhưng, ông Phúc cũng chỉ bị mất chức, chứ không bị truy tố. Điều này có nghĩa "tứ trụ" vẫn là vùng cấm, luật pháp không được động tới.
Tuy nhiên, đó là thông lệ dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong khi ông Tô Lâm mới là đương kim Tổng bí thư.
"Tôi hoàn toàn nghĩ ông Tô Lâm sẽ đem ông Nguyễn Xuân Phúc ra, để mà dằn mặt tất cả những thế lực khác ở trong Đảng. Tức ông ấy thể hiện rằng, ông ấy sẽ không không ngừng tay nếu ai cản trở tiến trình mà ông ấy gọi là kỷ nguyên vườn mình của đất nước. Đó là điều ông đã nhấn mạnh trong bài diễn văn hôm 24/10, tức điểm nghẽn là thể chế. Vì vậy ông ấy cần có sự ra tay rất mạnh mẽ, và ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ là nhân vật đầu tiên phải trả giá đó" - Luật sư Vũ Đức Khanh, một nhà quan sát chính trị Việt Nam, nhận định với RFA từ Canada.
Mới đây nhất, vị tân Tổng bí thư quê Hưng Yên đã tổ chức cuộc gặp mặt với các nguyên lãnh đạo Đảng tại số 1 Hùng Vương. Các cựu thành viên "tứ trụ" góp mặt bao gồm cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, các cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Nguyễn Minh Triết, và cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Nhưng điều đáng chú ý hơn cả là sự vắng mặt của các cựu thành viên "tứ trụ" của khóa 13, trong đó có Nguyễn Xuân Phúc, đây là những người bị bật bãi khỏi bộ tứ quyền lực trong thời gian gần đây, trực tiếp mở đường cho sự lên ngôi của ông Tô Lâm.
Bắt ông Nguyễn Xuân Phúc có ảnh hưởng chế độ ?
Cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần nói chống tham nhũng đòi hỏi khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Tư duy đó được đúc kết qua câu nói kinh điển của ông mà nhiều người hẳn vẫn còn nhớ ‘Diệt chuột đừng để vỡ bình’.
Chính nhờ tư duy "giữ bình" đó mà các quan chức cấp cao được cho phép "thôi chức" về hưu, thay vì bị trừng trị bởi pháp luật.
"Ở các nước người ta còn bắt đến cả thủ tướng, bắt cả tổng thống là chuyện rất bình thường. Chứ không thể làm theo tư duy cũ của ông Nguyễn Phú Trọng, đó là miệng thì nói không có vùng cấm trong đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực, nhưng thực tế đã vạch ra những vùng cấm để bảo vệ những quan chức phe cánh của mình" -
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn chỉ trích đường lối của ông Trọng khi trả lời phỏng vấn của RFA.
"Với trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc, cứ mạnh tay mà làm, không thể có chuyện hệ thống chính trị này đổ vỡ, đổ ‘bình quý’ như ông Trọng căn dặn" - Ông Toàn nói thêm.
Nhận chức Tổng bí thư vào tháng 8 năm nay, ông Tô Lâm được đánh giá là vẫn đang trong quá trình củng cố quyền lực, khẳng định vai trò đảng trưởng của mình.
Nếu giờ đây ông Tô Lâm dám phá vùng cấm mà ông Trọng đặt ra trước đó về việc các thành viên "tứ trụ" không thể bị truy tố, đây có thể là minh chứng hùng hồn nhất chứng tỏ, ông đã vượt qua khỏi cái bóng của ông Nguyễn Phú Trọng.
Dù bắt ông Phúc là một thách thức, nhưng Tổng bí thư Tô Lâm có lợi thế là gần như đang nắm trong tay Bộ Công an, khi Bộ trưởng Lương Tam Quang, được cho là người thừa hành theo mệnh lệnh của ông Tô Lâm.
Luật sư Vũ Đức Khanh, một luật sư ở Canada chuyên theo dõi tình hình chính trị Việt Nam, nhận định thêm :
"Từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh giành quyền lực tối cao ở Việt Nam, khởi sự từ vụ ông Võ Văn Thưởng hồi tháng ba, thì hầu như ông Tô Lâm không chùn bước bất cứ một vấn đề nào".
Trung Chính
Nguồn : RFA, 06/11/2024
************************
Tâm điểm Nguyễn Xuân Phúc
Diễm Thi, RFA, 05/11/2024
Ngay sau khi Kết luận điều tra vụ án Sài Gòn Đại Ninh được truyền thông Nhà nước đăng tải, cái tên Nguyễn Xuân Phúc lập tức được dư luận chú ý, bởi ông Phúc là cấp trên cao nhất của ông Mai Tiến Dũng trong giai đoạn xảy ra vụ án.
Ông Nguyễn Xuân Phúc xuất hiện trong hội nghị Á-Âu tại Mông Cổ năm 2016 - Reuters
RFA điểm lại những thông tin đáng chú ý về vị chính trị gia này.
Chính trị gia Nguyễn Xuân Phúc
Ông Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu sự nghiệp chính trị năm 1979 khi vào làm việc trong chính quyền cấp tỉnh (bấy giờ là Quảng Nam- Đà Nẵng).
Tháng 3 năm 2006, ông Phúc đảm nhận vị trí đầu tiên trong chính quyền trung ương với chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, tương đương cấp Thứ trưởng do Thủ tướng Phan Văn Khải bổ nhiệm.
Ông gia nhập Bộ Chính trị, cơ quan cao nhất của Đảng, vào năm 2011, và được chỉ định làm Phó thủ tướng chính phủ. Tháng 4 năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Thủ tướng Chính phủ và giữ chức này đến tháng 4 năm 2021.
Sau đó, ông Phúc được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước vào tháng Tư năm 2021, tuy nhiên, chỉ hai năm sau đã phải từ chức vào tháng 1 năm 2023, kết thúc sự nghiệp chính trị kéo dài hơn bốn thập niên.
Báo Nhà nước đưa tin, ông Phúc đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu "sau khi nhận thức rõ trách nhiệm trước đảng và nhân dân".
Trung ương đảng khẳng định, ông Nguyễn Xuân Phúc phải "chịu trách nhiệm chính trị" của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có hai phó thủ tướng (Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam) và ba cựu ủy viên trung ương (Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long, Phạm Xuân Thăng) có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Một số vụ án liên quan Nguyễn Xuân Phúc
Vụ Việt Á được coi là một trong những đại án chấn động Việt Nam trong những năm gần đây, liên quan đến những sai phạm về đấu thầu, đưa hối hộ và nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ... trong giai đoạn dịch Covid-19.
Hàng loạt quan chức văn phòng chính phủ ; lãnh đạo Bộ y tế ; lãnh đạo Học viện Quân y ; lãnh đạo Bộ Khoa học-Công nghệ đã bị liên lụy.
Ông Phúc cũng là thành viên đầu tiên trong "tứ trụ" của khóa 13 từ chức sau một loạt vụ bê bối tham nhũng cấp cao mà ông phải chịu trách nhiệm.
Tại buổi lễ bàn giao công tác do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức chiều ngày 4 tháng 2 năm 2023, ông Phúc khẳng định : "Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp giám đốc Việt Á".
Trong vụ Sài Gòn Đại Ninh, ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, giai đoạn ông Phúc làm thủ tướng, khai bị cấp trên chỉ đạo ký duyệt dự án này.
Kết luận điều tra của công an được báo Nhà nước trích đăng cho biết ông Nguyễn Cao Trí gặp ông Trần Văn Minh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ để được hướng dẫn làm đơn kiến nghị gửi Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
Ông Mai Tiến Dũng phát biểu trong họp báo về sự kiện cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền trung Việt Nam, năm 2016. Reuters/Kham
Kết luận điều tra vụ án cho thấy dù Thanh tra Chính phủ công bố Kết luận số 929/KL-TTCP "Chấm dứt hoạt động, thu hồi đất dự án Đại Ninh do qua kiểm tra, xác minh có vi phạm phát luật đất đai và đầu tư", nêu hàng loạt sai phạm tại dự án Khu đô thị Đại Ninh vào tháng 6 năm 2020.
Nhưng ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc công ty Sài Gòn Đại Ninh, đã dùng tiền hối lộ các quan chức chính phủ, và tỉnh Lâm Đồng, để bẻ lái kết luận trên và thâu tóm dự án Đại Ninh.
Vị quan chức chính phủ đứng mũi chịu sào trong vụ án này là Cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Mai Tiến Dũng vừa bị Bộ Công an đề nghị truy tố trong bản kết luận điều tra công bố ngày 2 tháng 11.
Những đồn đoán
Cuối tháng 9 vừa qua, mạng xã hội bàn tán về các tấm ảnh trên Instagram có tên Nguyễn Như Khôi khoe bộ sưu tập hàng hiệu và cả tài khoản ngân hàng có số dư hàng trăm tỷ đồng Việt Nam. Nguyễn Như Khôi được cho là cháu nội ông Nguyễn Xuân Phúc bởi một số hình chụp cạnh ông Phúc có dòng chữ "Yêu ông nội".
Trước đó, mạng xã hội cũng lan truyền thông tin vợ chồng ông Nguyễn Xuân Phúc bị cấm xuất cảnh và bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương gọi lên làm việc liên quan đến tài liệu chứng minh nhận hối lộ của hàng loạt nhân vật như bà Trương Mỹ Lan trong vụ án Vạn Thịnh Phát ; ông Cao Minh Trí trong vụ án Đại Ninh ; ông Phan Quốc Việt trong vụ Việt Á).
Theo một số nhà quan sát tình hình chính trị trong nước, khi một nhân vật cao cấp nào đó bị cấm xuất cảnh, điều đó cho thấy nhân vật này sắp bị bắt. Thoibao.de dự đoán, ông Nguyễn Xuân Phúc sắp tới có thể bị khởi tố tội nhận hối lộ.
Cho đến nay, tất cả những thông tin trên vẫn chỉ là tin đồn. Báo chí Nhà nước tuyệt nhiên không đưa tin, cũng không phản bác.
Nguồn : RFA, 05/11/2024
Nếu Nguyễn Như Khôi sinh năm 2006 là cháu nội ông Phúc, thì chẳng lẽ con trai Nguyễn Xuân Hiếu của ông Phúc đã sinh con năm 15 tuổi ?
Bé Nguyễn Như Khôi (thứ hai từ trái) tháp tùng Nguyễn Xuân Phúc cùng các quan chức cộng sản thuộc cấp, cựu chủ tịch nước Việt Nam, đăng lên Instagram với chú thích "Yêu ông nội".
Mạng xã hội những ngày qua bỗng rộ lên thông tin về một nhân vật tên Nguyễn Như Khôi qua trang Instagram "Nguyennhukhoi_". Những hình ảnh trên trang này cho thấy mối quan hệ mật thiết của Nguyễn Như Khôi và Nguyễn Xuân Phúc, cựu thủ tướng, cựu chủ tịch nước bị phế truất hồi năm 2023.
Trên trang Instagram này, Nguyễn Như Khôi đăng hình chụp cùng với Nguyễn Xuân Phúc với nội dung "Yêu ông nội", khiến dư luận cho rằng Khôi chính là cháu nội của Nguyễn Xuân Phúc. Ngoài ra Nguyễn Như Khôi cũng khoe số tài khoản ngân hàng có tới hơn 335 tỷ đồng, cùng với bộ sưu tập đồng hồ hàng hiệu.
Nguyễn Như Khôi khoe tài khoản ngân hàng và hình chụp chung Nguyễn Xuân Phúc
Ngoài ông Phúc thì "Nguyennhukhoi_" cũng đăng nhiều hình ảnh chụp cùng Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm. Cùng các đại diện ngoại giao, quan chức nước ngoài như tiếp Đại sứ quán Philippines tại Việt Nam, tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Lào… Có lẽ do áp lực nên sau khi mạng xã hội lan truyền thông tin này thì tài khoản Nguyennhukhoi_ đã bị khoá.
Thử tìm kiếm thông tin về Nguyễn Như Khôi trên báo chí Việt Nam thì nhân vật này được ca ngợi như một thần đồng đất Việt. Năm 2017, đài VTV còn làm cả một phóng sự mang tên "gặp cậu bé 11 tuổi nói 3 thứ tiếng Nguyễn Như Khôi". Theo đó Khôi nói được 3 thứ tiếng là Trung, Nhật và Anh ngữ.
Cũng theo VTV thì khi học lớp 5 Khôi đã đạt nhiều danh hiệu như : Giải Nhất cuộc thi hát Tiếng Anh cấp thành phố Hà Nội 2016 ; Giải Nhất cuộc thi hùng biện về quyền bảo vệ trẻ em, năm 2016 ; Giải Nhất cuộc thi kể chuyện bằng Tiếng Anh, Quán quân cuộc thi "Chủ nhân đất nước" lần thứ VIII do Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức. (1)
Nguyễn Như Khôi đón tiếp tổng thống Donald Trump
Nguyễn Xuân Phúc tỏ ra rất yêu quý cậu bé này. Trong thời gian làm thủ tướng và chủ tịch nước, ông Phúc đã dẫn theo Khôi tham gia rất nhiều sự kiện lớn. Như tháng 11/2017, Nguyễn Như Khôi được giao cầm hoa tặng tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông này sang Việt Nam. Trước đó Khôi còn tiếp tổng thống Chile, đức vua và hoàng hậu Nhật Bản, thủ tướng Singapore, thủ tướng Sri Lanka… Thậm chí Khôi còn được cho làm phó chủ tịch hội đồng trẻ em Hà Nội năm 2017-2020.
Chuyện con cháu lãnh đạo được báo chí nhà nước tôn vinh, ca ngợi thì cũng không lạ gì. Chứ nếu con cái dân thường thì làm sao mà được ưu ái khủng kiếp như vậy. Tuy nhiên, liệu Nguyễn Như Khôi có phải cháu nội Nguyễn Xuân Phúc không ? Hay là con rơi, con mọn ?
Theo thông tin công khai thì Nguyễn Xuân Phúc có hai người con. Con gái lớn là Nguyễn Thị Xuân Trang, sinh năm 1986, hiện hiện là doanh nhân, cổ đông lớn của trường quốc tế Gateway. Con trai ông Phúc là Nguyễn Xuân Hiếu, sinh năm 1991, hiện là tân Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và tân Phó Trưởng Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Đoàn thanh niên.
Nguyễn Xuân Khôi sinh năm 2006. Như vậy, nếu Nguyễn Như Khôi là cháu nội ông Phúc, thì chẳng lẽ năm 15 tuổi Nguyễn Xuân Hiếu đã sinh con ?
Còn nếu Nguyễn Như Khôi không phải con Nguyễn Xuân Hiếu thì tại sao lại tự nhận là cháu nội ông Phúc. Cũng có một trường hợp xảy ra, là ông Phúc có con rơi vào năm 2006, nhưng không thể công khai, để tránh bị vi phạm điều lệ đảng.
Lúc đó ông Phúc đang là phó bí thư kiêm chủ tịch tỉnh Quảng Nam. Tháng 3/2006, ông lên làm phó tổng thanh tra chính phủ. Tháng 6/2006 ông lên thứ trưởng, phó chủ nhiệm thường trực văn phòng chính phủ. Tháng 8/2007 ông Phúc thì lên làm bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ. Đường quan lộ đang lên như diều gặp gió, nếu bị phát hiện có con rơi con rớt thì lại ách tắc, bị đồng chí đồng đảng đấu tố.
Nhưng dù Nguyễn Như Khôi là con hay là cháu nội của Nguyễn Xuân Phúc, thì việc một thanh niên 18 tuổi sở hữu khối tài sản 335 tỷ đồng tiền mặt cho thấy ông Phúc và gia đình phải tham nhũng số tiền khổng lồ tới mức nào. Ông Phúc và vợ được cho là "trùm cuối" vụ Việt Á và liên quan tới nhiều đại án khác như Vạn Thịnh Phát, chuyến bay giải cứu, AIC… Mà tới bây giờ, ông ta vẫn bình yên, con cái vẫn thăng tiến bình thường. Không loại trừ trường hợp sau này con cái ông Phúc lại nối bước ông ta lên làm trùm cuối những đại án khác. Cha truyền con nối, chỉ có dân là khổ !
Cảnh Chân
Nguồn : VNTB, 30/09/2024
Tham khảo :
(1) https://vtv.vn/giao-duc/gap-cau-be-11-tuoi-noi-3-thu-tieng-nguyen-nhu-khoi-20170329184537707.htm
Những ai đứng tên cho khối tài sản khổng lồ của Nguyễn Xuân Phúc ?
Tin nội bộ, Thoibao.de, 03/09/2024
Ngày 1/9, một nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết :
Khối tài sản nhiều tỷ đô la Mỹ của vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc – Trần Thị Nguyệt Thu, cho đến nay, đang là tâm điểm của dư luận và là thách đố đối với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an, vì họ chưa có giải pháp thỏa đáng để thu hồi triệt để.
Khối tài sản nhiều tỷ đô la Mỹ của vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc – Trần Thị Nguyệt Thu, cho đến nay, đang là tâm điểm của dư luận và là thách đố đối với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an - Ảnh minh họa ông Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân trong một buổi tiếp tân sang trọng
Như thông tin đã đưa trong các bài trước, vợ chồng Phúc – Thu đã nhờ những người thân đứng tên khối tài sản khổng lồ này :
– Bùi Thị Thu Hà, vợ của Thiếu tướng Đàm Thanh Thế (anh em đằng mẹ ông Phúc). Hiện nay ông Thế đã viết đơn xin ly dị bà Hà.
– Nguyễn Thị Thúy Duyên và Nguyễn Thị Ánh Linh, con gái đầu và thứ 2 của Nguyễn Quốc Dũng, anh trai Nguyễn Xuân Phúc.
– Vũ Chí Hùng con rể và Vũ Chí Kiên (thông gia). Hiện nay Hùng đã ly dị Nguyễn Thị Xuân Trang, nhưng ông Phúc có xin Hùng tạm thời qua lại cho các cháu, con của Hùng và Trang khỏi sốc.
Không dừng lại đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tìm ra thêm một đầu mối đứng tên tài sản cho vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc đó là Đặng Huỳnh Ức My (ngày sinh 12/12/1981 tại Sài Gòn, quê quán Hải Nam, Trung Quốc), chồng là Trương Hồng Quân.
Đặng Huỳnh Ức My tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị kinh doanh và tài chính, tại Đại học Preston, New Zealand. Năm 2006, khi mới 25 tuổi, Ức My đã nắm giữ chức vụ Phó Giám đốc điều hành, Phó Tổng giám đốc thường trực Công ty cổ phần Thành Thành Công. Đến tháng 7/2009, khi mới 28 tuổi, Ức My trở thành nữ Tổng Giám đốc trẻ tuổi nhất trong Tập đoàn Thành Thành Công. Hiện nay Ức My là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Người đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Thành Thành Công Biên Hòa.
Ức My được tình báo kinh tế Hoa Nam tuyển chọn năm 2015, khi đó, My mới 35 tuổi. My được tiếp cận với gia đình Nguyễn Xuân Phúc, thông qua cha mẹ là doanh nhân thành đạt Huỳnh Bích Ngọc và Đặng Văn Thành – người được mệnh danh là " đại gia ngân hàng" – nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank liên tục trong 18 năm.
Tuy nhiên, năm 2014, Sacombank đã bị gia đình ông Trầm Bê thâu tóm và sáp nhập vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam – chính sự liều lĩnh này đã dẫn ông Trầm Bê và các thành viên thân hữu vào con đường lao lý đầy chông gai, để từ đây gây ra những ân oán hận thù dai dẳng giữa gia đình Trầm Bê và Đặng Văn Thành, mà đạo diễn chính đứng sau hệ lụy này là Nguyễn Xuân Phúc.
Cần nói rõ thêm : Đặng Văn Thành và Thân Đức Nam là 2 nhân vật đắc lực dùng tiền của chạy chức cho Nguyễn Xuân Phúc, từ "một gà què" lên "lộc đỉnh ký".
Ngoài ra, lúc Nguyễn Xuân Phúc đang làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thì Nguyễn Thị Minh Kỳ (sinh năm 1970, quê quán Quảng Ngãi, hiện là Chủ tịch Công ty cổ phần Ô tô Đô Thành) cung phụng vợ chồng Thu – Phúc như con phụng dưỡng cha mẹ. Từ cái tăm, đến đôi tất, quần áo lót của gia đình Thu – Phúc, bà Kỳ đều đi Nhật mua sắm. Bà Kỳ cũng là trung gian dẫn Đặng Văn Thành đến gặp vợ chồng Thu – Phúc, và xúi bà Thu mua cổ phần của Công ty Sacombank – Thu cho em trai Trần Công Tấn đứng tên. Tấn là chủ nhân của các đập thuỷ điện Sông Tranh 1 và 2 – vì siêu lợi nhuận mà bỏ qua các yếu tố kỹ thuật an toàn cho người dân – gây ra thảm hoạ môi trường và cản trở các hoạt động của dòng hải lưu, làm thiệt hại đến nền nông nghiệp của đất nước.
Nguyễn Thị Minh Kỳ còn có em trai Nguyễn Văn Cựu, là thành viên Hội đồng Quản trị Sacombank, và là đệ tử thân tín của Đặng Văn Thành.
Cựu từng là thành viên Hội đồng Quản trị độc lập Sacombank (từ 2013 đến tháng 6/2017), và là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bản Việt (từ ngày 24/5/2010 đến ngày 28/9/2012). Hiện nay Nguyễn Văn Cựu là Chủ tịch Tập đoàn Đô Thành.
Đặng Văn Thành là người giới thiệu, cũng là chủ hôn cho Vũ Chí Hùng và Nguyễn Thị Xuân Trang cưới nhau. Ông Thành cũng đứng tên 2 căn biệt thự tại Hoa Kỳ cho Nguyễn Xuân Hiếu (con trai thứ 2 của vợ chồng Thu – Phúc). Hiếu được mệnh danh là "hoàng tử ngủ lười", qua Hoa Kỳ du học, nhưng Hiếu cứ cầm sách là ngủ – đến lớp là ngáy như sấm, cho nên Thành phải sang Hoa Kỳ chuyển trường cho Hiếu 2 lần (trường Tư do người Hoa điều hành, nên Thành xin được bảng điểm tốt cho Hiếu).
Quay trở lại với Đặng Huỳnh Ức My, bà My không chỉ đứng tên tài sản cho vợ chồng Phúc – Thu, mà còn dùng tiền dơ bẩn đó trực tiếp kinh doanh, tạo lợi nhuận cho gia đình này. Năm 2019, Phúc công khai nhận Ức My làm con nuôi.
My hiện nay tập trung kinh doanh mía đường, giáo dục, y tế, bất động sản, chứng khoán… Hiện nay, gia đình Đặng Văn Thành đang mâu thuẫn trầm trọng, vì Đặng Văn Thành yêu cầu con gái rót tiền cho anh hai Đặng Hồng Anh và em trai út Đặng Huỳnh Thái Sơn, nhưng Ức My nhất quyết không thực hiện, nhằm giữ uy tín với gia đình Nguyễn Xuân Phúc.
Theo thông tin nội bộ từ gia đình Đặng Văn Thành, thì Nguyễn Huỳnh Ức My đang nắm giữ khoảng 2 tỷ đô của vợ chồng Phúc – Thu…
Trong một đất nước kém phát triển, hàng triệu người dân Việt Nam còn khổ sở – không đủ tiền điều trị y tế, hàng trăm ngàn người phải đi vượt biên hoặc lao động xuất khẩu mỗi năm, với ước mong đổi đời để nuôi sống gia đình.
Vậy mà, đại gia đình Phúc – Thu tìm muôn ngàn phương thức, bòn rút ngân khố, cướp của nhân dân, lợi dụng hệ thống tư pháp non pháp và hèn kém, để tạo nên những bất công cho xã hội, nhằm thu lợi bất chính và xây dựng quyền lực.
Điều nguy hại hơn nữa là, không chỉ một cá nhân sử dụng quyền lực chính trị để hà hiếp người dân yếu thế, trả thù cá nhân, mà tư tưởng tội ác đó được tôi luyện như một "bản năng bền vững", nối truyền qua các thế hệ : Từ anh trai Nguyễn Quốc Dũng – nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Đà Nẵng, em vợ Trần Công Tấn – ông chủ đứng sau điện lực Sông Tranh I và II, con rể Vũ Chí Hùng – phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, và bản thân nguyên Thủ tướng Chính phủ – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, dọn đường cho cả thế hệ con cháu là Nguyễn Xuân Hiếu hiện là Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Giang – một kẻ bất tài vô dụng.
Tưởng chừng, Phúc – Thu chỉ tham lam, ngu dốt, nhưng vợ chồng này còn làm nhiều chuyện trái luân thường đạo lý, như : lừa thầy phản bạn, gắp lửa bỏ tay người, chỉ đạo bắt kết án oan sai nhiều cá nhân và doanh nghiệp, như Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc"), Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm"), Trầm Bê, Trần Bắc Hà…
Từ cổ chí kim chưa một bạo chúa tàn ác và ngu dốt nào mà có kết cục có hậu – cuối cùng số phận cũng bạc bẽo. Cái chết của Gaddafi, Saddam Hussein, là bài học điển hình về luật nhân quả.
Vì thế, nguyên Thủ tướng Chính phủ- Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và đệ nhất phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu, với bản tính tham lam, tâm địa độc ác, sẽ không thể tránh khỏi quy luật "ác giả ác báo". Càng mưu mô nham hiểm thì càng nhận được cái kết cục bi đát và bất ngờ !
Tin nội bộ
***********************
Vợ chồng Bảy Phúc vẫn cố gắng thanh minh mình vô tội
Trà My, Thoibao.de, 02/09/2024
Một trong những chủ đề được công luận quan tâm nhất hiện nay, có lẽ là câu chuyện xử lý các sai phạm của cựu Thủ tướng, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và gia đình.
Sáng ngày 30/08/2024, ông Nguyễn Xuân Phúc -bìa phải) đã xuất hiện trong đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh 2/9.
Theo giới quan sát, sau khi cộng đồng mạng chia sẻ các thông tin liên quan đến ông Phúc, ông đã vắng bóng hẳn trên truyền thông nhà nước.
Nhưng bất ngờ, sáng 30/8, ông Nguyễn Xuân Phúc đã xuất hiện trong đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh 2/9.
Theo mô tả, phong thái, và vị trí đứng của ông Bảy Phúc hết sức lạc lõng, cùng với thái độ xa lánh của các lãnh đạo cấp cao khác trong buổi lễ. Điều này khiến cho cộng đồng mạng không khỏi nghi ngờ, về sự thất thế của một chính khách tên tuổi từng vang bóng một thời.
Được biết, trước Đại hội Đảng 13, ông Nguyễn Xuân Phúc là một trong 2 nhân vật lãnh đạo, được chọn làm trường hợp nhân sự "đặc biệt", để tái cử Đại hội 13.
Không chỉ như vậy, theo giới thạo tin, ông Nguyễn Xuân Phúc là một chính khách khôn ngoan và láu cá hơn người, đặc biệt trong việc sử dụng các thủ đoạn chính trị, để "gây thù, chuốc oán" với các "đồng chí" trong Đảng. Nhất là mối quan hệ giữa ông Bảy Phúc và phe cánh an ninh, tình báo của Bộ Công an, mà ông Tô Lâm đóng một vai trò rất quan trọng.
Những sai phạm của ông Bảy Phúc và phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu, liên quan đến các cáo buộc tham nhũng, rửa tiền, và chuyển tiền lậu ra nước ngoài, trong một loạt các đại án nghiêm trọng như Việt Á và Vạn Thịnh Phát của bà trùm Trương Mỹ Lan.
Theo đó, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Trần Thị Nguyệt Thu đã nhận hối lộ từ bà Trương Mỹ Lan lên tới 100 triệu USD.
Các nguồn tin nội bộ của thoibao.de khẳng định, hồ sơ điều tra của Bộ Công an, về các hành vi sai phạm của ông Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân, sẽ được đích thân Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm xem xét kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, việc xử lý hình sự đối với một thành viên "Tứ trụ" như ông Bảy Phúc, là điều chưa từng có tiền lệ, nên hết sức khó khăn.
Mới đây, một số tin đồn cho biết, những ngày gần đây, tại Hải Phòng dư luận xôn xao việc cựu Thủ tướng, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gây sức ép, để buộc các quan chức địa phương mở tiệc tiếp đón.
Nguồn tin cho hay, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Phúc trên đường đi Quảng Ninh "bái Phật cầu an", vào buổi chiều 28/8, đã ghé thành phố Hải Phòng nghỉ ngơi. Khi đó, ông Bảy Phúc đã chỉ đạo cho cựu Thư ký, thông báo với lãnh đạo Hải phòng rằng, ông Phúc và bà Thu xuống thăm Thành uỷ và cán bộ thành phố Hải Phòng.
Nguồn tin cho biết, khi nghe tin này, Bí thư Thành uỷ và Chủ tịch Hải phòng đã đùn đẩy, không ai muốn tiếp đôi vợ chồng đang chờ bị khởi tố bắt giam. Nhưng bất đắc dĩ, cuối cùng, cả 2 cũng phải mở tiệc tiếp đón.
Cũng theo tin đồn mà Thoibao.de không có điều kiện xác minh, trong buổi tiệc, ông Nguyễn Xuân Phúc dõng dạc tuyên bố :
"Những việc ồn ào trên mạng thời gian qua, là do tụi phản động cấu kết với một số lãnh đạo ngành công an biến chất, đã cố ý xúc phạm cá nhân tôi và gia đình".
Đồng thời, ông Bảy Phúc khẳng định : "bản thân tôi luôn luôn trong sáng như gương, đề nghị các đồng chí đừng hiểu nhầm và tiếp tay cho kẻ xấu tuyên truyền tin tức vô căn cứ đó".
Xin nhắc lại, trong một thể chế chính trị độc tài, độc đảng như nhà nước Việt Nam hiện nay, việc điều hành Nhà nước và xã hội không dựa vào Hiến pháp và pháp luật. Vì thế, việc truy cứu hình sự với ông Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân, là một quyết định hết sức khó khăn đối với Tổng bí thư Tô Lâm.
Trà My
Một nguồn tin nội bộ cho biết :
Nguyễn Quốc Dũng, sn 1947, là anh cả (miền Nam gọi là anh Hai) trong gia đình gồm 6 anh chị em. Dũng cũng có bản tính lưu manh, tham lam, độc ác giống như người em út (em Bảy) Nguyễn Xuân Phúc, sn 1954.
Anh em Nguyễn Xuân Phúc & Nguyễn Quốc Dũng
Nhà sử học nổi tiếng người Hà Lan Rutger Bregman từng nói rằng bản chất con người vốn không xấu xa tận căn mà là do quyền lực : Chính quyền lực mới là thứ tác động trực tiếp đến các quyết định gây ra hậu quả kinh hoàng trong lịch sử mà đến ngày hôm nay, nhân loại vẫn rùng mình sởn ốc khi nhắc đến.
Điều đó có lẽ đúng trong trường hợp này, khi ở cương vị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP. Đà Nẵng, ông Quốc Dũng bòn vét từng đồng của cơ quan, cấu kết với Công an và Tòa án khởi tố, bắt giam, kết án oan sai nhiều doanh nghiệp, cá nhân – ngoài mục đích tư thù còn cướp tài sản của họ.
Cụ thể như hồi năm 2004, được sự chống lưng của Nguyễn Xuân Phúc (lúc đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam), Nguyễn Quốc Dũng phê chuẩn khởi tố, bắt giam Trung tá Hoàng Minh Công (điều tra viên Phòng Cảnh sát điều tra Công an Đà Nẵng) gán ghép tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Sau nhiều lần xét xử, tòa buộc phải tuyên vô tội. Đặc biệt, trong phiên toà, bị cáo – Trung tá Hoàng Minh Công tố cáo Viện trưởng Viện Kiểm sát Đà Nẵng Nguyễn Quốc Dũng cố tình trả thù, khởi tố vụ án trái luật.
Không dừng tại đó, vào năm 2007, Nguyễn Quốc Dũng ký quyết định truy tố Thiếu tướng Công an Trần Văn Thanh (Chánh thanh tra Bộ Công an) với tội danh gán ghép : "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân".
Ông Thanh là nạn nhân của sự trả thù phi nhân, gần như là muốn bức tử, khi ông bị điệu ra tòa án khi đang hôn mê, bị đẩy vào phòng xử với đầy đủ dây nhợ và máy trợ thở oxygen, để nghe lời tố cáo và tuyên án mình.
Lương tâm mà ác thì hành động bất nhân, anh em nhà Xuân Phúc từ trứng nước đã tìm nhiều phương kế triệt hạ đối thủ và hãm hại đồng môn.
Cần nói thêm Nguyễn Quốc Dũng có 2 cô con gái. Cô thứ nhất tên Nguyễn Thị Thúy Duyên (5 đời chồng) hiện đang ở bên Singapore tham gia đầu tư kinh doanh bất động sản và đứng tên tài sản cho "chú ruột" Nguyễn Xuân Phúc 1,2 tỷ đô la Mỹ. Duyên còn là cổ đông chiến lược của sòng bài Resorts World Sentosa toạ lạc trên hòn đảo Sentosa đẹp như tranh vẽ ở Singapore với diện tích rộng 8.733 mét vuông.
Cô con gái thứ hai tên Nguyễn Thị Ánh Linh, lấy cháu ruột bà Trương Mỹ Lan. Linh hiện nay đang cư trú tại San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ và sở hữu nhiều bất động sản. Thí dụ như căn hộ sang trọng tại thung lũng Silicon – vùng này là nơi đặt đại bản doanh của hơn 1.000 công ty công nghệ hàng đầu thế giới, nên giá bất động sản cực kỳ đắc đỏ, mức giá trung bình một căn nhà 1,67 triệu USD và cao nhất có căn lên tới 30 triệu đô USD.
Vợ chồng Linh hiện đứng tên tài sản cho chú ruột Nguyễn Xuân Phúc và bà cô Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát) 10 tỷ đô la Mỹ.
Ngày 8/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an khởi tố bắt giam Trương Mỹ Lan thì ngày 21/12/2022 vợ chồng Nguyễn Ánh Linh bị cục C03 triệu tập lên làm việc. Đến ngày 13/4/2023 thì vợ chồng Linh trốn chạy qua Campuchia bằng đường bộ để bay tới Hoa Kỳ đem theo cả những bí mật và sự thật về một đế chế tham lam, độc ác và lũng loạn nền kinh tế Việt Nam…
Quay lại nguyên Thủ tướng Chính phủ – Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Không có lãnh đạo nào lại tán tận lương tâm khi thấy đất nước đang lâm cảnh lầm than, hàng triệu người dân thiếu vaccin ngừa bệnh hoặc mắc kẹt ở xứ lạ quê người, thì lại tiếp tay cho vợ con cấu kết với gian thương buôn bán vật tư y tế và nâng khống giá kit test. Đệ nhất phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu gian thông với Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Việt Á, làm hàng chục nghìn người dân Miền Nam tử vong – vì siêu lợi nhuận, hối thúc chính quyền địa phương đưa ra quyết sách sai lầm khi ép buộc người dân xếp hàng dài đi thử Covid-19, nên họ bị lây chéo và chết oan trong cô đơn tại các bệnh viện dã chiến.
Chính vì vậy, nhiều người dân đặt câu hỏi : tại sao nguyên thủ một quốc gia như ông Nguyễn Xuân Phúc độc ác, tham lam như thế mà các ủy viên Trung ương Đảng và các đại biểu quốc hội vẫn cắm mặt bỏ phiếu ủng hộ – có những lần Phúc đạt tối đa gần 100% phiếu bầu để giữ các chức danh ?
Tin nội bộ
Nguồn : Thoibao.de, 28/08/2024
Tôi đã sống ở nước ngoài 34 năm. Thực ra những chuyện nội bộ của Việt Nam tôi không biết và cũng ít quan tâm. Thông thường tôi cũng chẳng biết ông bà nào làm chức gì và họ đánh nhau ra sao. Khi có các vụ đánh nhau lớn hay các vụ xì can đan (scandale) thì tôi mới biết đến ông nọ bà kia.
Nhưng riêng chuyện ông Phúc nghẹo thì tôi lại biết ngay từ đầu, từ khi ông chưa vướng scandale. Ông vừa lên thủ tướng thì ông đã có một câu nói để đời : "Vietnam chúng ta phải xuất khẩu với các mác Ma zê in vietnam". Các bạn làm ơn cho biết các mác Ma zê in này bây giờ đang ở đâu. Sau vụ này, ông ta lại chơi một màn biểu diễn quá xuất sắc, đó là "Cờ mờ vờ - cờ mờ lờ vờ" (Campuchia, Laos, Vietnam - Campuchia, Myanmar, Laos, Vietnam). Rất không may cho ông là thời đại này, những phát biểu của ông được ghi hình trên Youtube và người ta chuyển cho nhau xem được cho đến tận bây giờ. Những bước đi đầu tiên của ông đã là 1 trò hề cực tếu.
Việc những kẻ bất tài lên ngôi là chuyện thường tình ở các nước cộng sản. Và đương nhiên hậu quả là nhân dân và đất nước phải hứng chịu.
Tôi có một nhận xét như sau. Thông thường, những kẻ lãnh đạo có tài, họ nghĩ đến những việc lớn và họ cố gắng làm được những việc lớn cho đất nước, cho cộng đồng để họ sẽ được lưu danh. Còn những kẻ bất tài, chẳng nghĩ ra được cái gì cả (đọc không thông thì làm được gì ?). Chẳng nghĩ ra được gì, thì chỉ nghĩ đến việc làm riêng cho mình bằng cách "ăn cắp" (ăn hối lộ thì cũng là ăn cắp chứ gì). Ăn cắp là dễ nhất, nhất là ăn cắp ở nước cộng sản khi người ta ở đỉnh cao quyền lực. Các bạn đừng có kết tội tôi là phản động. Điều này đã được chứng minh qua thực tế của tất cả các nước cộng sản và nó cũng đang diễn ra hàng ngày trước mắt các bạn.
Thời gian qua, trên mạng xã hội, các bạn có thể đã biết Ủy ban kiểm tra trung ương đã hoàn tất hồ sơ khởi tố, bắt giam vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc-Trần Thị Nguyệt Thu về nhiều tội danh (1) :
1. Nhận hối lộ 100 triệu Mỹ kim. Thực ra nhận hơn con số này rất nhiều nhưng 100 triệu là có bằng chứng không thể chối cãi. Liên quan đến Mỹ Lan, còn cả cả chuyện rửa tiền hàng tỷ USD qua Hồng Kong. Vụ này có liên quan đến cả Trương Khánh Hoàng (cháu của Mỹ Lan), quyền tổng giám đốc Ngân hàng SCB.
2. Phúc nhiều lần nhận hàng triệu đô từ Phan Quốc Việt (Vụ Việt Á). Vợ Phúc nhận hai triệu đô từ bà Kỳ vợ của Nguyễn Thanh Long (Bộ trưởng Y tế). Khi Công an bắt ông Long thì Đảng bộ bộ Y tế có đơn và chữ ký tập thể xin tha cho bà Kỳ, vợ ông Long vì bà Kỳ bị bắt sẽ khai ra bà Thu vợ ông Phúc. Đây là mẹo của Phúc chạy tội cho vợ. Hiện nay Công an triệu tập tất cả những người viết đơn để làm sáng tỏ sự việc. Đấy, toàn mẹo vặt để ăn cắp.
3. Vụ siêu dự án Sài Gòn Đại Ninh. Ông cựu phó thủ tướng Trương Hòa Bình khai là đã nhận của ông Hoàng Thanh Bách và Nguyễn Cao Trí (2 đại diện của công ty Sài Gòn-Đại Ninh, chủ đầu tư dự án) 9 triệu đô Mỹ. Sau đó ông Trương Hòa Bình đã tách bỏ cho Nguyễn Xuân Phúc 3 triệu đô. Trương Hòa Bình hiện cũng đang bị cấm xuất cảnh và cũng có thể sẽ bị bắt trong thời gian tới.
4. Tẩu tán tài sản. Cơ quan điều tra xác minh vợ chồng Phúc-Thu đã chuyển tiền với số lượng lớn ra nước ngoài, tổng cộng 53 lượt, trong đó Mỹ 31 lần với số tiền khoảng 260 triệu đô. Vợ chồng Phúc-Thu còn nhờ rất nhiều người khác, chuyển tiền hay đứng tên rất rất nhiều tài sản, bất động sản, resort ven biển ở Quảng Nam, Nha trang… Nhiều quá kể ra không hết.
Tội ác của kẻ lãnh đạo ngu dốt chỉ nghĩ được cho mình và những kẻ cộng sự đang được tổng kết và dần dần sẽ được đưa ra ánh sáng.
Hoàng Quốc Dũng
(21/08/2024)
(1) Đọc thêm :
Hồ sơ thụ lý vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc đã hoàn tất, tiếp theo là gì ?
Vì sao việc khởi tố bắt giam vợ chồng Bảy Phúc, không phải chuyện một sớm, một chiều ?
Trà My, Thoibao.de, 21/08/2024
Một trong những chủ đề liên quan đến chính trường Việt Nam, được công luận quan tâm theo dõi và bám sát nhất, có lẽ là việc xử lý các sai phạm của cựu Thủ tướng, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và gia đình.
Cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế – người được mệnh danh là ông "trùm" truyền thông, lại bị bắt vào đầu năm 2024.
Cách đây ít lâu, giới thạo tin tiết lộ, một bộ phận lãnh đạo cấp cao trong Đảng đã nhận được tài liệu phổ biến "nội bộ". Nội dung là phải triệt hạ bằng hết chân rết quyền lực của ông Phúc cùng với đồng đảng ở khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, và các tỉnh lân cận.
Theo đó, đây là một phe cánh chính trị rất nguy hiểm, đã gây chia rẽ trầm trọng trong nội bộ Đảng, và đã thực hiện các hành vi tham nhũng có tổ chức, với quy mô hết sức nghiêm trọng. Phe cánh chính trị của Nguyễn Xuân Phúc đã sử dụng hệ thống truyền thông do Nguyễn Công Khế cầm đầu, để hỗ trợ đưa tin trong cuộc chiến nội bộ giữa các phe cánh trong Đảng.
Đó cũng là lý do, vì sao, cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế – người được mệnh danh là ông "trùm" truyền thông, lại bị bắt vào đầu năm 2024. Ở thời điểm đó, giới thạo tin đã tin rằng, nạn nhân tiếp theo của Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ là Bảy Phúc, chứ không phải là ông Tư Sang – một người được cho là "đại ca" trực tiếp của ông Khế.
Công luận đặt vấn đề, tại sao, sau khi ông Phúc bị buộc phải thôi chức Chủ tịch nước vào đầu năm 2023, người ta thấy ông Bảy Phúc bất ngờ đến thăm cựu Thủ tướng Ba Dũng, tại tư gia ở Sài Gòn ?
Tại sao, người xử lý ông Phúc là Tổng Trọng, và Bộ trưởng Công an Tô Lâm lúc đó chỉ là "đầu sai" của Tổng bí thư, nhưng Bảy Phúc vẫn biết rất rõ, tiếng nói của ông Ba Dũng có trọng lượng trong mọi quyết định của Bộ trưởng Tô Lâm. Điều đó cũng có nghĩa là, ông Phúc đã biết rất rõ mối quan hệ trong "bóng tối" giữa Tô Lâm và ông Nguyễn Tấn Dũng.
Trở lại vấn đề, các nguồn tin nội bộ của thoibao.de khẳng định, hồ sơ điều tra của Bộ Công an đối với các hành vi sai phạm của ông Phúc và phu nhân Nguyệt Thu, có liên quan đến việc nhận hối lộ, rửa tiền, đã được đặt trên bàn làm việc của Tô Tổng.
Vẫn theo giới thạo tin, hồ sơ này sẽ được đích thân Tô Tổng xem xét kỹ lưỡng, trước khi chuyển tới các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghiên cứu. Cuối cùng, hồ sơ sẽ được thống nhất trong một cuộc họp xét kỷ luật của Bộ Chính trị, có sự tham gia của các thành viên Ban Bí thư.
Theo nguồn tin nội bộ, loạt hành vi sai phạm của ông Nguyễn Xuân Phúc và Trung tướng Trần Văn Vệ, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá là "đặc biệt nghiêm trọng".
Đồng thời, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng yêu cầu ông Phúc phải giải trình, về việc dùng quyền lực cá nhân, để can thiệp chỉ đạo một số vụ án. Đó là lý do vì sao, theo nguồn tin, không chỉ vợ chồng ông Phúc, mà cả Trung tướng Trần Văn Vệ cũng có nguy cơ bị khởi tố, bắt giam, trong thời gian tới, sau khi Bộ Chính trị họp bàn và thông báo kết luận cuối cùng.
Công luận cho rằng, trong thời gian hơn 13 năm cầm quyền, trên cương vị Tổng bí thư, ông Trọng đã chống tham nhũng một cách nửa vời. Điều đó đã đánh mất sức chiến đấu của Đảng, và lòng tin của người dân.
Dẫu trên tinh thần "đốt lò" không có vùng cấm, không có ngoại lệ, để làm gương, nhưng việc truy tố một cựu Ủy viên Bộ Chính trị như ông Nguyễn Xuân Phúc, không phải là chuyện dễ dàng. Bởi "cả làng tham nhũng chứ mình Phúc đâu ?", nghĩa là, không chỉ xử lý một trường hợp của ông Bảy Phúc, mà phải xử lý tất cả những người liên quan.
Có lẽ, đây là lý do, việc xử lý, khởi tố, và bắt giam ông Nguyễn Xuân Phúc không phải là chuyện ngày 1 ngày 2, mà Tô Tổng và Bộ Chính trị sẽ còn phải "nâng lên, đặt xuống" nhiều lần.
Trà My
Nguồn : Thoibao.de, 21/08/2024
*************************
Hồ sơ khởi tố bắt giam vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc & Trần Thị Nguyệt Thu đã hoàn tất
Tin nội bộ, Thoibao.de, 19/08/2024
Một nguồn tin nội bộ cho biết :
Nguyên Thủ tướng chính phủ – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu vẫn đang thụ lý ở cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an và Ủy ban Kiểm tra trung ương.
Vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc & Trần Thị Nguyệt Thu, và Vũ Chí Hùng & Nguyễn Thị Xuân Trang - những tay hòm chìa khóa của ông Phúc trong một chuyến tạ lễ
Trong số các nội dung mà cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và Ủy ban Kiểm tra trung ương đang làm việc với vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc và Trần Thị Nguyệt Thu :
1. Nổi bật nhất là vụ nhận hối lộ của Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát) 100 triệu đô la Mỹ
Ủy ban Kiểm tra trung ương yêu cầu ông Phúc giải trình mối quan hệ với bà Trương Mỹ Lan, quá trình nhận tiền và số tiền đó hiện cất giấu ở đâu ?
Đáng chú ý, con số 100 triệu đô la Mỹ là số tiền mà cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an chứng minh được. Còn con số thật sự mà bà Trương Mỹ Lan khai báo còn lớn hơn nhiều.
Ngoài ra, Nguyễn Xuân Phúc còn tạo còn điều kiện cho vợ là bà Trần Thị Nguyệt Thu và con gái Nguyễn Thị Xuân Trang tham gia đường dây rửa tiền cả tỷ đô la Mỹ từ Việt Nam tuồn qua Hồng Kông trong thời gian 2021 – 2022. Đây là khoản tiền mà bà Trương Mỹ Lan ủy nhiệm cho Trương Khánh Hoàng (cháu ruột của Trương Mỹ Lan) thực hiện, lúc đó Trương Khánh Hoàng giữ chức quyền tổng giám đốc Ngân hàng SCB.
2. Nội dung nổi bật thứ hai là vụ Việt Á liên quan đến Test kits Covid 19
Ngoài việc Nguyễn Xuân Phúc nhận trực tiếp từ Phan Quốc Việt (Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á) nhiều triệu đô la Mỹ, Trần Thị Nguyệt Thu còn nhận từ bà Kỳ – vợ Nguyễn Thanh Long (lúc đó là Bộ trưởng Bộ Y tế) – 2 triệu đô la Mỹ.
Khi cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an bắt giam ông Long thì Đảng bộ Y tế có đơn và chữ ký tập thể xin tha cho bà Kỳ, vợ của ông Long. Việc này do Nguyễn Xuân Phúc hướng dẫn để bảo vệ cho vợ của mình (Trần Thị Nguyệt Thu) khỏi vướng vòng lao lý, vì nếu bà Kỳ bị bắt thì sẽ lòi ra bà Thu. Hiện nay Ủy ban Kiểm tra trung ương triệu tập những người viết đơn xin tha cho tội cho bà Kỳ.
Hiện nay, với chứng cứ rõ ràng, bà Trần Thị Nguyệt Thu đã thừa nhận có nhận số tiền đó (2 triệu đô la Mỹ) nhưng khai đó là tiền đầu tư chung kinh doanh thuốc tây (bà Kỳ có chuỗi cửa hàng kinh doanh thuốc tây).
3. Nội dung nổi bật thứ ba là vụ siêu dự án Sài Gòn Đại Ninh
Ủy ban Kiểm tra trung ương đưa bản khai của nguyên phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc ông Bình khai nhận của ông Hoàng Thanh Bách và ông Nguyễn Cao Trí (cả hai là đại diện pháp luật của Công ty Sài Gòn Đại Ninh – chủ đầu tư siêu dự án Sài Gòn Đại Ninh) 9 triệu đô la Mỹ tại nhà công vụ ở Hà Nội. Trương Hòa Bình trình bày, sau đó có đưa cho Nguyễn Xuân Phúc 3 triệu đô la Mỹ.
Hiện nay Trương Hòa Bình đang bị cấm xuất cảnh và có thể bị khởi tố bắt giam trong thời gian tới.
4. Nội dung nổi bật thứ tư là tẩu tán tài sản
Theo hồ sơ vụ án từ năm 2015 đến nay ngoài việc nhờ Bùi Thị Thu Hà (nguyên là vợ của thiếu tướng Đàm Thanh Thế) đứng tên, vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc và Trần Thị Nguyệt Thu đã nhanh tay tẩu tán tài sản qua thành phố Chicago ở nước Mỹ và thành phố Melbourne ở nước Úc.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an rà soát các lần chuyển tiền ra nước ngoài của vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc và Trần Thị Nguyệt Thu, xác minh hơn 53 lượt chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, nhiều nhất là tại Mỹ 31 lần với số tiền lên tới 260 triệu đô la Mỹ.
Nguyễn Xuân Phúc nhờ con rể Vũ Chí Hùng và Trần Hào Nam (cháu của Trần Thị Nguyệt Thu) đứng tên nhiều bất động sản tại Việt Nam. Vũ Chí Kiên, bố đẻ của Vũ Chí Hùng, cũng được xí phần khi Nguyễn Xuân Phúc nhờ đứng tên 2 khách sạn tại đường Thái Văn Lung, quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, và 3 resort nghỉ dưỡng ven biển tại thành phố Hội An (Quảng Nam) và Nha Trang (Khánh Hòa).
Cho đến nay hồ sơ để khởi tố nguyên Thủ tướng – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu, và nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã hoàn tất.
Những hành vi phạm tội của gia đình Nguyễn Xuân Phúc và cộng sự đang dần được đưa ra ánh sáng công luận và chờ ngày công lý được thực thi.
Vợ chồng ông Bảy Phúc Nguyệt Thu thế là hết đời, Phơ Thủ tướng Trương Hòa Bình nguy hiểm ! – Nhân Việt TV
Tin nội bộ
Nguồn : Thoibao.de, 19/08/2024
***************************
Hồ sơ cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Trung tướng Trần Văn Vệ
Tin nội bộ, Thoibao.de, 20/08/2024
Nguồn tin nội bộ tiếp tục cho biết :
Ủy ban Kiểm tra trung ương đang làm việc với Nguyễn Xuân Phúc về hành vi "ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật".
Năm 2019 trong cương vị Thủ tướng chính phủ, ông Phúc đã hai lần gọi Trung tướng Trần Văn Vệ – Phó Thủ trưởng thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an – lên giao nhiệm vụ bằng mọi cách phải khởi tố bắt giam Đại tá Nguyễn Duy Linh – Tổng cục phó Tổng cục Tình báo. Nguyễn Duy Linh là con trai Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh – "thủ trưởng" cũ của Tô Lâm.
Nguyễn Xuân Phúc hứa làm xong sẽ cho Trần Văn Vệ ở lại thêm 2 năm và đặc cách (vì lúc đó Vệ đã hết tuổi quy hoạch lên Thứ trưởng Bộ Công an) cho lên kế nhiệm Thượng tướng Lê Quý Vương làm Thứ trưởng Bộ công an kiêm chức vụ Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Nguyễn Xuân Phúc và Trung tướng Trần Văn Vệ.
Trung tướng Trần Văn Vệ, lúc đó như "mèo mù vớ cá rán", đã tìm mọi cách ngụy tạo hồ sơ, thúc cung, mớm cung, ép cung và đe doạ Vũ "nhôm" (tức Phan Văn Anh Vũ), bắt phải khai "túi quà" biếu tặng Nguyễn Duy Linh với mục đích tặng quà là nhờ Linh "giúp đỡ".
Cuối cùng Nguyễn Duy Linh bị tòa án kết tội nhận hối lộ từ Vũ "nhôm" với số tiền nhiều triệu USD. Nhưng nhờ sự can thiệp của Bộ trưởng công an Tô Lâm lúc đó, nên Nguyễn Duy Linh chỉ bị cáo buộc nhận hối lộ 5 tỷ đồng và bị tuyên án 14 năm tù. Theo giới thạo tin, Nguyễn Duy Linh tuy mang tiếng ngồi tù nhưng trong thực tế chỉ như đi nằm viện nghỉ dưỡng, nghĩa là vẫn được nhân viên trại giam cúc cung phục vụ.
Ông Nguyễn Duy Linh thừa nhận trong 5 lần nhận quà từ Phan Văn Anh Vũ có một lần có tiền. Ảnh : TTXVN
Nguyễn Duy Linh là con trai duy nhất của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, một "bố già" khét tiếng trong ngành công an. Theo tin đồn, do nhục nhã và cay cú, tướng Hưởng thề sẽ bắt bằng được Nguyễn Xuân Phúc.
Vụ án Nguyễn Duy Linh được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Tô Lâm.
Nguyễn Xuân Phúc còn sai Trung tướng Trần Văn Vệ sử dụng các thủ đoạn nham hiểm ép buộc ông Trần Phương Bình – Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á – khai gian dối khoản tiền cho Vũ "nhôm" vay là tiền của ngân hàng, nhưng thực ra khoản tiền đó là tiền Vũ góp cổ đông.
Hành vi của Trung tướng Trần Văn Vệ và Nguyễn Xuân Phúc, theo Ủy ban Kiểm tra trung ương đánh giá, là "đặc biệt nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của ngành tư pháp và công bằng xã hội".
Ủy ban Kiểm tra trung ương yêu cầu Nguyễn Xuân Phúc giải trình việc chỉ đạo Trung tướng Trần Văn Vệ làm lệch chuẩn hồ sơ liên quan đến các vụ án của Vũ "nhôm" – hồ sơ kết tội không có căn cứ khoa học, dựa ý chí chủ quan của thẩm phán, trong đó có cả việc dùng phạm nhân ở cùng phòng giam ép cung và điều tra viên tự ý ghi và ép ký vào biên bản hỏi cung.
Vì vậy, không chỉ Nguyễn Xuân Phúc mà cả Trung tướng Trần Văn Vệ cũng có nguy cơ bị khởi tố bắt giam trong thời gian tới.
Được biết, cánh Đà Nẵng và Vũ "nhôm", tướng Hưởng đang hồ hởi với tin khả năng Nguyễn Xuân Phúc và Trần Văn Vệ bị khởi tố. Bây giờ chỉ còn chờ quyết định cao nhất từ Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm.
Bố già Nguyễn Văn Hưởng báo thù vợ chồng Bảy !
Tin nội bộ
***************************
Mối thâm thù của Nguyễn Xuân Phúc
Tin nội bộ, Thoibao.de, 21/08/2024
Nguồn tin nội bộ cung cấp thêm một vài chi tiết :
Hồi tháng 9/2017 Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng đã chỉ đạo kỷ luật Bí thư tỉnh Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh với tội danh "Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực", dù đã biết bằng đại học mà Nguyễn Xuân Anh sử dụng là bằng thật do trường California Southern University cấp. Bằng này được nhiều nước trên thế giới công nhận, nhưng chưa được Bộ Giáo dục Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chấp nhận, bởi lý do Phúc có mối thâm thù với Nguyễn Văn Chi (bố của Nguyễn Xuân Anh).
Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Văn Chi và Nguyễn Xuân Anh.
Hồi Nguyễn Xuân Phúc chưa lên làm Phó Thủ tướng, Nguyễn Văn Chi – khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị và là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương – trong buổi tiệc tổ chức tại 189 đường Cách Mạng Tháng 8, Thành phố Đà Nẵng (nhà cố bí thư Nguyễn Bá Thanh) đã đuổi vợ chồng Phúc & Thu ra khỏi nhà. Lý do là trong lúc Nguyễn Văn Chi và Nguyễn Xuân Phúc lời qua tiếng lại, ông Chi cầm ly rượu vang ném mạnh vào đầu ông Phúc. Vừa đau vừa nhục trước mặt mọi người, ông Phúc đã bỏ ra về và mang mối hận này suốt đời. Kỷ luật Nguyễn Xuân Anh, con của Nguyễn Văn Chi chỉ là một biểu hiện.
Về Nguyễn Xuân Phúc, ngay cả bằng cấp của ông là một câu hỏi lớn. Ông Phúc khai lý lịch rằng ông theo học ngành Quản lý Kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore. Nói đến trường Đại học Quốc gia Singapore thì đây là trường đại học lâu đời nhất Singapore, thành lập năm 1950, đứng thứ 21 trong tóp trường Đại học danh giá trên thế giới. Sinh viên theo học phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh và không có trợ giảng bằng tiếng nước khác. Nguyễn Xuân Phúc một chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết, toàn đọc "cờ lờ mờ vờ" (CLMV - Campuchia, Laos, Myanmar, Vietnam), nhưng lại có bằng quốc tế Singapore.
Ngoài ra, về bằng tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân của Nguyễn Xuân Phúc, khi Cơ quan Cảnh sát điều tra yêu cầu nhà trường cung cấp bản trích lục thì Phó Hiệu trưởng Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Văn Cường báo cáo là hồ sơ không có sinh viên nào tên Nguyễn Xuân Phúc, sinh ngày 20/7/1954, quê quán Quế Phú – Quế Sơn – Quảng Nam, từng thi và học tại đây.
Trở lại chuyện tướng Trần Văn Vệ mà đã trình bày ở phần trên (Nguyễn Xuân Phúc và Trung tướng Trần Văn Vệ), tướng Vệ có đệ tử thân tín là Đại tá Đặng Xuân Quỳnh, hiện nay làm Phó Giám đốc Công an Yên Bái.
Hồi năm 2020, ông Quỳnh có nhận của Huỳnh Đức Thơ – nguyên Bí thư Đà Nẵng – nhiều triệu đô la Mỹ để giúp Thơ thoát tội. Thơ hiện nay đang mua nhà bên Úc để tìm đường chạy trốn.
Cần biết thêm, Đại tá Đặng Xuân Quỳnh hiện nay đang trong tầm ngắm với cáo buộc làm gián điệp cho tình báo Hoa Nam. Quỳnh cũng là cánh tay phải của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Quỳnh được cài cắm nhằm cung cấp thông tin tình báo kinh tế cho Hoa Nam (Trung Quốc).
Đại tá Đặng Xuân Quỳnh mấy ngày gần đây lo lắng, sợ hãi nên đã đến xin Hồ Đức Phớc ra tay cứu, vì Hồ Đức Phớc sắp được Phạm Minh Chính đề cử lên Phó Thủ tướng (sẽ được chính thức công bố trong thời gian tới).
Với bản tính tráo trở và lưu manh, không biết Hồ Đức Phớc có dang tay cứu Đặng Xuân Quỳnh hay không ? Nhưng nếu không cứu, thì rất có thể Quỳnh sẽ khai hết việc Phớc cùng tham gia làm gián điệp kinh tế cho Trung Quốc.
Ủy ban Kiểm tra trung ương yêu cầu làm rõ việc Nguyễn Xuân Phúc thông qua con rể Vũ Chí Hùng cấu kết với Vũ Văn Tiền – Tiền "còi" quê Thái Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Geleximco – tiến hành đầu tư dự án Trung tâm logistics và Cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ, với diện tích 1.200 ha và tổng số vốn đầu tư lên tới 1 tỷ 740 triệu USD.
Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng yêu cầu làm rõ việc thu hồi Cảng Quy Nhơn – Công ty cổ Phần Cảng Quy Nhơn do doanh nghiệp tư nhân ông Lê Hồng Thái quản lý – để chuyển giao trái pháp luật cho con rể của ông Nguyễn Xuân Phúc là Vũ Chí Hùng – nhưng không đền bù đúng theo quy định pháp luật hiện hành. Còn nguồn tiền đầu tư thì ông Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) chi ra.
Nói chung những hành vi phạm tội của gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc và cộng sự đã dần dần được đưa ra ánh sáng – ngày công lý được thực thi sẽ không xa.
Cho đến nay hồ sơ để khởi tố bắt giam nguyên Thủ tướng chính phủ – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu, nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trung tướng Trần Văn Vệ và Đại tá Đặng Xuân Quỳnh, Phó Giám đốc Công an Yên Bái đã hoàn tất và chờ được giải tòa.
Vì sao Bảy Phúc xin gặp Tổng bí thư Tô Lâm ? Không được lại đòi gặp Chánh án Nguyễn Hòa Bình, cũng không xong !
Tin nội bộ
Nguồn : Thoibao.de, 21/08/2024
------------------------------------------
Đọc thêm
Khối tài sản khổng lồ của Đế chế gia đình Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Nguyễn Xuân Phúc nhận hối lộ của Trương Mỹ Lan 100 triệu đô la Mỹ
Tin nội bộ, Thoibao.de, 09/08/2024
Một nguồn tin nội bộ cho biết :
Trong thời gian gần đây, nguyên Thủ tướng – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã bị cơ quan Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công An mời lên làm việc 5 lần tại số 47 Phạm Văn Đồng – Cầu Giấy- Hà Nội. Tuy nhiên sáng ngày 5/8 Phúc có đơn gửi cơ quan Cảnh sát điều tra xin được phục vụ cơ quan tố tụng tại nhà riêng vì lý do đang mắc bệnh hiểm nghèo.
Ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Trương Mỹ Lan
Phúc trình bày mắc bệnh nhưng Phúc vẫn lượn lờ tham gia các hội nghị nhằm chứng minh bản thân vẫn bình thường, không có chuyện gì xảy ra. Tối ngày 7/8 vừa qua Phúc có tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Thượng Đức tại Quảng Nam với tâm trạng mệt mỏi, bất an và chán trường nên hình ảnh Phúc bị hạn chế đăng trên các mặt báo của tỉnh Quảng Nam.
Hiện nay cơ quan điều tra đã có đủ bằng chứng khẳng định Nguyễn Xuân Phúc – nguyên Thủ tướng chinh Phủ, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – nhận của bà Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát) 100 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, Phúc vẫn đang chối cãi và có khả năng nay mai sẽ phải thỏa hiệp để xin giảm nhẹ hình phạt.
Chúng ta chờ xem công lý có được thực thi hay không – "lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát".
Hiện nay, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm – mặc dù mới vừa lên chức Thứ trưởng Bộ Công an – nhưng vẫn là người đứng đầu Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (C03) Bộ Công an với cương vị là Cục trưởng C03.
Trong thời gian tới, Đại tá Nguyễn Quang Phương (sn 1976, quê quán Quảng Ninh) – hiện là Cục phó C03 – sẽ lên nắm giữ chức vụ Cục trưởng C03, kế nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm.
Tin nội bộ
Nguồn : Thoibao.de, 09/08/2024
********************************
Nguyễn Xuân Phúc sắp bị bắt ?
Tin nội bộ, Thoibao.de, 04/08/2024
Ông Nguyên Xuân Phúc, nguyên Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước Việt Nam đang bị Ủy Ban Kiểm tra Trung ương gọi lên làm việc liên quan đến tài liệu chứng minh nhận hối lộ của Trương Mỹ Lan, Cao Minh Trí (Giám đốc Truyền thông Trường Phổ thông Duy Tân) và Phan Quốc Việt (Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á).
Cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và vợ, bà Trần Nguyệt Thu
Hiện nay Nguyễn Xuân Phúc và Trần Nguyệt Thu (vợ) bị cấm xuất cảnh.
Để tránh bị phát giác khối tài sản nhiều ngàn tỷ, bà Thu đã nhờ Bùi Thị Thu Hà là vợ thiếu tướng Đàm Thanh Thế đứng tên giùm. Đàm Thanh Thế là người có họ hàng với Nguyễn Xuân Phúc (anh em đằng mẹ Nguyễn Xuân Phúc).
Hồi cuối năm 2013, Đàm Thanh Thế xin biệt phái từ ngành công an để chuyển sang làm Vụ trưởng trong Văn phòng Chính phủ, thư ký riêng cho ông Nguyễn Xuân Phúc (lúc đó ông Phúc là Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo 389).
Trung tướng Trần Văn Vệ
Tháng 7/2016 sau khi Nguyễn Xuân Phúc lên làm Thủ tướng, Đàm Thanh Thế được bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng Thường trực BCĐ 389. Đây là cơ quan trung ương quyền lực, chỉ đạo các hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của Chính phủ. Có thể nói, Đàm Thanh Thế nắm giữ một vị trí trung gian rất "màu mỡ", có quyền lực rất lớn, kiếm được rất nhiều tiền trong hơn 5 năm ở đây.
Khi đang làm Thủ tướng, Nguyễn Xuân Phúc dùng Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và Trung tướng Trần Văn Vệ – Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – khởi tố bắt giam nhiều cán bộ, doanh nghiệp để trả thù cá nhân, cũng như tiêu diệt đường chính trị của họ nhằm rộng đường thăng tiến của mình.
Đại tá Nguyễn Duy Linh, Cục phó Cục Tình báo Bộ Công an
Điển hình như vụ án liên quan đến Vũ Nhôm (Phan Văn Anh Vũ) khi chứng cứ kết tội dựa vào suy đoán của cơ quan tố tụng, người bán đất công vụ là nhà nước là nguyên nhân phạm tội thì không xét xử mà lại kết tội người mua. Tại tòa án ngày 1/7/2020 Vũ Nhôm hỏi quan tòa : "có chứng cứ nào khẳng định bị cáo cấu kết với lãnh đạo Đà Nẵng…". Quan tòa trả lời : "dựa vào kết luận điều tra và cáo trạng đủ chứng minh có sự cấu kết…".
Thực trạng này phản ánh nền tư pháp của Việt Nam không dựa trên hiến pháp, công lý hay sự thật mà tùy thuộc vào ý chí chủ quan của lãnh đạo và việc mua bán công lý.
Hơn nữa, Nguyễn Xuân Phúc còn cướp Cảng Quy Nhơn – Công ty cổ Phần Cảng Quy Nhơn do doanh nghiệp tư nhân ông Lê Hồng Thái quản lý để chuyển giao cho con rể của ông Phúc là Vũ Chí Hùng, còn nguồn tiền đầu tư ông Phúc yêu cầu Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) chi ra.
Phúc còn dùng Trung tướng Trần Văn Vệ để khởi tố bắt giam nhiều phe cánh của Tô Lâm và Trần Đại Quang. Chẳng hạn như vụ án của Đại tá Nguyễn Duy Linh, Cục phó Cục Tình báo Bộ Công an, con trai Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh – "thủ trưởng" cũ của Tô Lâm.
Đây được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mâu thuẫn giữa ông Phúc và Tô Lâm.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an
Năm 2019, ông Phúc "bật đèn xanh" cho Tướng Trần Văn Vệ, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an, sờ gáy Đại tá Nguyễn Duy Linh và Hồ Hữu Hòa, về tội "nhận hối lộ" và "môi giới hối lộ". Hồ Hữu Hòa vốn là thầy phong thủy, nên thân quen với nhiều ủy viên Bộ Chính trị và các tướng lĩnh công an.
Đại tá Nguyễn Duy Linh nhận hối lộ từ Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm", với số tiền nhiều triệu USD. Nhưng nhờ Bộ trưởng Tô Lâm, nên Nguyễn Duy Linh chỉ bị cáo buộc nhận hối lộ 5 tỷ đồng, và bị tuyên án 14 năm tù. Theo giới thạo tin, Nguyễn Duy Linh mang tiếng ngồi tù, nhưng cũng chỉ như đi nằm viện nghỉ dưỡng.
Nguyễn Duy Linh là con trai duy nhất của Tướng Hưởng, một "bố già" khét tiếng trong ngành công an. Theo tin đồn, do nhục nhã và cay cú, Tướng Hưởng thề sẽ bắt bằng được ông Phúc.
Sắp tới Nguyễn Xuân Phúc có thể bị khởi tội nhận hối lộ, còn Trung tướng Trần Văn Vệ có thể bị khởi tố vì liên quan đến tội bỏ lọt tội phạm và bảo kê đánh bạc.
Tin nội bộ
*******************************
Những nhân vật liên quan đến vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc (tiếp theo bài "Về cái chết của ông Vũ Tiến Lộc)
Tin nội bộ, Thoibao.de, 07/08/2024
Một nguồn tin nội bộ cho biết :
Nguyên đệ nhất phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu bị nhiều người lên án là "độc ác" – "tham lam", sống không có liêm sỉ. Quá khứ của Thu quá nhơ nhớp khi làm nhân viên Massage cho khách sạn Thu Bồn Đà Nẵng, còn chức danh kế toán cho khách sạn chỉ là "màn thưa che mắt thánh".
Nguyễn Xuân Phúc, Trần Văn Vệ và Đặng Xuân Quỳnh
Có nhiều tài liệu của cơ quan An Ninh kinh tế chứng minh từ năm 2016 cho đến năm 2020, Trần Thị Nguyệt Thu đã cấu kết với nhiều đối tượng đầu cơ tài chính lũng loạn thị trường chứng khoán của Việt Nam (cá nhân Trần Nguyệt Thu được hưởng lợi bất chính 12 ngàn tỷ VNĐ từ nguồn tiền chứng khoán).
Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Bộ Công an có khả năng sẽ khởi tố bắt tạm giam nguyên Thủ tướng Chính phủ – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về tội nhận hối lộ, và vợ Trần Thị Nguyệt Thu về các tội "thao túng thị trường chứng khoán" và " sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán".
Tính trước ngày hoạn nạn này không sớm thì muộn sẽ xảy ra và để tránh mang tiếng cũng như bị liên đới, Thiếu tướng Đàm Thanh Thế (có họ hàng với ông Phúc – anh em đằng mẹ ông Phúc) đã viết đơn xin ly dị bà Bùi Thị Thu Hà. Bà Hà là người đứng tên tài sản cho gia đình Nguyễn Xuân Phúc, hiện nay bà Hà thường xuyên đến khu biệt thự Tây Hồ – Hà Nội sống cùng gia đình ông Phúc.
Còn Trung tướng Trần Văn Vệ có khả năng bị bắt về tội "Làm sai lệch hồ sơ vụ án, bỏ lọt tội phạm" và tội "nhận hối lộ" -"bảo kê đánh bạc trên không gian mạng".
Tướng Vệ sống với tâm lý lo sợ và hoang mang suốt mấy năm qua vì sợ gia đình Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng – nguyên Thứ trưởng Công an – trả thù. Nguyên do là vì tướng Vệ thu thập chứng cứ ngụy tạo, cấu thành hồ sơ tạo tiền đề cho Trung tướng Đỗ Văn Hoành khởi tố, bắt giam Nguyễn Duy Linh, con trai tướng Hưởng. Do đó tướng Vệ đã bán căn nhà số 5 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội – và đến sống cùng gia đình con gái Trần Vân Anh (sinh năm 1993).
Trần Vân Anh có chồng là Đại tá Nguyễn Quốc Đoàn, đang giữ chức Bí thư Lạng Sơn (nơi mới xảy ra vụ nguyên dàn lãnh đạo công an tỉnh này làm gián điệp cho Trung Quốc). Đoàn được biết đến là thăng tiến thần tốc từ Giám đốc Công an Huế cho đến Phó Bí thư Huế, rồi Bí thư Lạng Sơn.
Với trình độ yếu kém, năng lực hạn chế, Đoàn chỉ có thể tiến thân bằng cách cặp bồ với các phụ nữ có chồng là quan chức. Vợ đầu của Đoàn chết vì tự sát khi nghe tin Đoàn cặp với bà Thanh (tên đã được thay). Vợ chết nhưng Đoàn không về lo tang sự cho vợ.
Nhiều lần Đoàn xin làm thứ trưởng Bộ Công an nhưng đều bị từ chối vì ai cũng biết Đoàn sống kiểu "thượng đội hạ đạp" tình dục quý hơn tình người. Tuy được nhạc phụ bơm tiền để chạy chức thứ trưởng, nhưng tiền mất tật mang.
Hiện nay Đoàn đang bị điều tra về những sai phạm hồi thời làm Giám đốc Công an và Phó Bí thư tỉnh Thừa Thiên -"Huế, liên quan đến tội tham ô tài sản, cấp phép nhiều mỏ đất hiếm trái phép, thả người trái pháp luật…
Trở lại chuyện tướng Trần Văn Vệ, ông có đệ tử thân tín là Đại tá Đặng Xuân Quỳnh, hiện nay làm Phó Giám đốc Công an Yên Bái. Hồi năm 2020, ông Quỳnh có nhận của Huỳnh Đức Thơ – nguyên Bí thư Đà Nẵng – nhiều triệu đô la Mỹ để giúp Thơ thoát tội. Thơ hiện nay đang mua nhà bên Úc để tìm đường chạy trốn.
Cần biết thêm, Đại tá Đặng Xuân Quỳnh hiện nay đang trong tầm ngắm với cáo buộc làm gián điệp cho tình báo Hoa Nam. Quỳnh cũng là cánh tay phải của Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ tài chính. Quỳnh được cài cắm nhằm cung cấp thông tin tình báo kinh tế cho Hoa Nam (Trung Quốc). Hiện nay Phạm Minh Chính đang cân nhắc giới thiệu Phớc vào chức danh Phó Thủ Tướng.
Tin nội bộ
****************************
Về cái chết của ông Vũ Tiến Lộc
Tin nội bộ, Thoibao.de, 07/08/2024
Một nguồn tin nội bộ tiết lộ về nguyên nhân cái chết của ông Vũ Tiến Lộc như sau.
Ông Vũ Tiến Lộc (sn 1960, quê quán Thái Bình) – đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam ( VIAC), nguyên Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – chết bất thình lình !
Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc tặng sách Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2011
Theo báo điện tử VnExpress, ông Vũ Tiến Lộc bị đột quỵ và qua đời ở tuổi 64 lúc 5g sáng ngày 5/8/2024.
Nhưng nguồn tin từ phía gia đình cho biết, ông đã uống thuốc độc tự sát, ông có để lại di chúc nhưng không đề cập đến lý do chọn cái chết. Hiện nay gia đình từ chối cho cơ quan pháp y giám định.
Vợ ông Vũ Tiến Lộc cho biết cách đây 2 tuần ông có đi ăn tiệc với gia đình Nguyễn Xuân Phúc và Trần Thị Nguyệt Thu. Khi về nhà ông tỏ ra buồn phiền và ít nói, được vợ gặng hỏi thì ông trả lời : "ông Xuân Phúc dặn anh nên đi xa một thời gian yên ổn rồi về".
Căn nguyên sự việc là trong thời gian từ khi ông Nguyễn Xuân Phúc làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho đến lúc làm Thủ tướng (2006-2021), ông Vũ Tiến Lộc đã dẫn Trương Mỹ Lan đến gặp và giới thiệu mối quan hệ đi lại với ông Phúc, cũng như bà Lan nhiều lần nhờ ông Vũ Tiến Lộc đưa tiền, quà biếu cho ông Phúc.
Được biết, ông Lộc nổi tiếng với biệt tài là thích nịnh, cứ gặp lãnh đạo là ông cười và nịnh bợ một cách vô hồn không cảm xúc thật.
Hiện nay ông Vũ Tiến Lộc qua đời nhưng con đường đi vào lao lý của nguyên Thủ tướng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và nguyên đệ nhất phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu có lẽ không còn có vùng cấm.
Cổ nhân có câu ; "Ác giả ác báo" thật đúng trong hoàn cảnh này việc gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
Tin nội bộ