Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra trong thời gian tới, đây là thời điểm đấu đá, thanh trừng phe phái quyết liệt trong Đảng cộng sản tại Ba Đình để dành vị trí, điều đó đã đem đến nhiều dự đoán thú vị.
Đây là hình ảnh "tam trụ" của Việt Nam hiện nay. Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân chủ tịch quốc hội.
Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định nhân sự chủ chốt để thay đổi "tam trụ" này, và cũng là của chính quyền Việt Nam trong nhiệm kỳ mới.
Nhóm truyền thống là "tứ trụ", liên hệ đến 4 chức danh chủ chốt của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Tuy nhiên vừa qua do ông Trần Đại Quang chết đột ngột một cách bí ẩn khi bị nhiễm virus lạ, nên rút xuống còn "tam trụ".
Trong hệ thống chính trị do đảng Cộng sản lãnh đạo ở Việt Nam và cũng theo điều 4 hiến pháp thì đảng lãnh đạo, nên quan trọng nhất vẫn là chức danh Tổng bí thư của đảng sẽ do ai dành được ?
Vì Đảng cộng sản Việt nam không dám công khai vận động bầu cử và tranh luận trên truyền hình trực tiếp giữa các đối thủ, mọi việc đều được sắp đặt trong bóng tối, điều đó dẫn đến nhiều đồn đoán về tứ trụ trong kỳ đại hội tới có thể là những ai.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, nghiên cứu viên, Trung tâm Tương lai Chính sách, Khoa Nhân văn và Xã hội học, Đại học Queensland, Úc, cho rằng, hiện có ba ứng cử viên nổi lên cho vị trí Tổng bí thư là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Hải, câu hỏi lớn nhất mang tính quyết định đến việc lựa chọn là liệu đảng cộng sản có tiếp tục theo đuổi việc hợp nhất chức danh Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện tại, hay quay về với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống.
Tiến sĩ Hải cũng lưu ý, việc dùng từ ‘hợp nhất’ chưa hẳn đã chính xác, mà chỉ tiện cho cách diễn giải cho cấu trúc quyền lực phức tạp ở các hệ thống chính trị như Việt Nam và Trung Quốc. Bởi lẽ, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt nam và Hiến pháp Việt Nam vẫn có quy định riêng cho chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, nên dù một người đảm nhận hai chức vụ thì đây vẫn là hai chức vụ riêng rẽ trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Một số gương mặt mang được đưa ra, họ có thể là những người đang được chú ý tại thời điểm này, nhưng sát Đại hội đảng vẫn có thể bị gạt vì bị đối thủ chính trị trong đảng tung đòn sát nút, thí dụ như nhân vật trong ảnh này.
Đây là hình ảnh Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung Ương Phạm Minh Chính
Nếu quay lại với mô hình truyền thống, nghĩa là bốn vị trí ‘tứ trụ’ do bốn ủy viên bộ chính trị khác nhau đảm nhiệm, thì ông Trần Quốc Vượng có nhiều lợi thế để trở thành Tổng bí thư, bởi ông là người hiện ở vị trí quyền lực thứ tư trong Đảng (sau khi ông Trọng đảm nhiệm luôn cả vị trí Chủ tịch nước từ tháng 8/2018). Ông cũng từng đảm nhiệm vị trí phù hợp với chức danh lãnh đạo đảng. Ở vị trí này, quy định về tuổi tác cũng có thể được áp dụng với trường hợp ngoại lệ.
Một mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống khi đó cũng sẽ có mở ra lựa chọn khác, như Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch hay thậm chí Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.
Trong khi đó, nếu tiếp tục giữ mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có nhiều lợi thế hơn.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nhược điểm lớn là bốc đồng, ăn nói thiếu chiều sâu và không biết ngoại ngữ, mời các bạn xem đoạn video ngắn sau đây để biết rõ điều này.
Đảng cộng sản Việt Nam thường bắt chước mô hình của Trung quốc, việc gộp Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước hiện nay cũng như vậy.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cũng cho rằng, dẫu hiện tại đang đặt vấn đề về việc kiểm soát quyền lực, nhưng xét các yếu tố về sự ủng hộ trong đảng thì mô hình kiêm nhiệm hai chức danh này có phần được ủng hộ.
Ông Hải cũng lưu rằng, vấn đề một người vừa nắm giữ chức Tổng bí thư vừa làm Chủ tịch nước đã được đặt ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8, 9. Tuy nhiên, khi đó chưa hội đủ điều kiện về ‘thiên thời, địa lợi, nhân hòa’ như lần này.
Theo Tiến sĩ Hải, tuy nhiên, việc hợp nhất không chỉ đòi hỏi người đảm nhận chức vụ đó cả về uy tín lẫn năng lực, thì bộ máy giúp việc cũng phải rất rạch ròi, đòi hỏi sự phối hợp rất nhuần nhuyễn trong các bộ máy này để chức trách của mỗi chức vụ khác nhau, tránh không bị nhầm lẫn về chức năng và cách điều hành của từng vị trí.
Với các lãnh đạo đảng Cộng sản hiện nay, ông Nguyễn Xuân Phúc có lẽ là một ứng viên nặng ký, tiếp tục tham gia cuộc chia chác quyền lực tứ trụ cho lần tới nếu ông biết tự điều các khiếm khuyết của mình
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, xét về lợi thế từ cách thức thể hiện năng lực điều hành, xử lý vấn đề, ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên sáng giá.
Theo Tiến sĩ Hải, "thành tựu kinh tế của Việt Nam trong nhiệm kỳ hiện nay, đặc biệt là trong năm 2019 vừa qua, cũng như sự thể hiện của ông Phúc qua trong các hoạt động đối ngoại thời gian qua đã cho thấy điều đó".
Hơn nữa, kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng bị lâm bệnh ở Kiên Giang đến nay, ông Phúc đã đứng ra gần như điều hành, chỉ đạo ở những vai trò thuộc các lĩnh vực như quốc phòng, công an, vốn do Tổng bí thư đảm trách.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, với tất cả những kinh nghiệm như thế, cũng như với việc sang năm ông Phúc ở tuổi 67 - độ tuổi không phải là quá cao - đồng thời, bằng quan sát cũng thấy, ông Phúc đủ điều kiện về sức khỏe để đảm trách được công việc của một Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.
Một công chức ăn lương nhà nước từng, bị tiết lộ có tới 300 bộ áo dài được thiết kế và may riêng cho mình cũng đang tham gia cuộc tranh giành quyền lực chính trị tại Ba Đình.
Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng
Về Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, bà Ngân sẽ phù hợp với vị trí Thủ tướng bởi bà có kinh nghiệm điều hành Quốc hội. Bà cũng từng là thành viên Chính phủ phụ trách lĩnh vực Lao động - thương binh và xã hội hay Thứ trưởng Bộ Tài chính, cũng như từng kinh qua kinh nghiệm từ cơ sở.
Tuy nhiên, bà Ngân cũng không dành được sự ủng hộ hoàn toàn, vì vẫn có ý kiến cho rằng, bà chưa đủ tầm để làm thủ tướng.
Một ứng cử viên khác cho vị trí này thay vì bà Ngân là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - người đang phụ trách mảng kinh tế của chính phủ.
Ông Trần Quốc Vượng sẽ có lợi thế để trở thành Tổng bí thư nếu đảng quay lại với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống. Tuy nhiên, ông lại chưa thể hiện nhiều ở lĩnh vực đối ngoại hay điều hành về kinh tế, nên nếu chọn mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, thì ứng viên số một vẫn là ông Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, người ít ồn ào hơn các chính trị gia của Đảng cộng sản sẽ như thế nào trong cuộc đua này ?
Nếu quay lại mô hình ‘tứ trụ’, sẽ có thêm một ủy viên bộ chính trị đảm nhận một trong bốn vị trí này. Khi đó, những ứng cử viên thích hợp có thể là ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ; bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội hoặc ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Khi được hỏi về dự đoán trước đây của một số nhà quan sát liên quan đến khả năng ông Nguyễn Thiện Nhân trở thành Thủ tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, điều này là khó.
Ông nói : "Sẽ ít người ủng hộ việc ông Nhân trở thành Thủ tướng, bởi nhìn vào thành tích của ông khi còn là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, rồi Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hay ngay cả khi ông vào Thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm Bí thư Thành ủy, thì chúng ta thấy ông là người ôn hòa, không quyết liệt.
Vị trí Thủ tướng hiếm khi được chọn từ những trường hợp đặc biệt về tuổi, trong khi sang năm 2021, ông Nhân đã ở tuổi 68, nên nếu không đảm nhận chức vụ trong đảng thì sẽ rất khó vượt qua quy định về giới hạn độ tuổi".
Về danh sách những người sẽ tham gia bộ chính trị khóa mới, theo Tiến sĩ Hải, hầu như cũng đã được chốt. Bởi trong tổng số 15 ủy viên bộ chính trị hiện có, 7 người sẽ tại vị. Đồng thời, đội ngũ tham gia tham gia bộ chính trị khóa 13, nếu hiện nay họ đang là thành viên ban bí thư sẽ dễ dàng hơn, như các ông như Trần Cẩm Tú, Nguyễn Văn Nên, Phan Đình Trạc, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Xuân Thắng, và Lương Cường… Tất cả những vị đó đều có thể vào ủy viên bộ chính trị được.
Như vậy, ít nhiều có thể thấy, danh sách Bộ chính trị khóa mới không có nhiều biến động.
Một đất nước với gần 100 triệu dân đã không thể phát triển được vì bị Đảng cộng sản áp dụng thể chế độc tài, phi nhân tính để cai trị người dân suốt 75 năm qua.
Điều tệ hại hơn là những người đứng đầu Đảng và nhà nước lại không phải do nhân dân bầu ra, dẫn đến hậu quả ngày càng tệ hại cho Đất nước hôm nay với nạn tham nhũng, ăn cắp công quỹ tràn lan, môi trường bị hủy hoại, xã hội suy đồi, y tế, giáo dục xuống cấp và hàng triệu công dân Việt nam bị đẩy ra ngoài lề của XH.
Một mùa xuân mới đã đến trên quê hương Việt nam và người dân sẽ nhìn lại, để cùng nhau thay đổi vận mệnh của dân tộc.
Hoàng Trung (Hà Nội) tổng họp
Nguồn : Thoibao.de, 27/01/2020
Đọc các bài tường thuật về cuộc đối thoại lần thứ hai giữa Thủ tướng và chính phủ Việt Nam với nông dân (diễn ra hôm 10 tháng 12 tại Cần Thơ), người ta ắt phải tự hỏi : Dường như cả Thủ tướng lẫn chính phủ Việt Nam vừa không biết phải làm gì để hoạt động quản trị, điều hành thật sự hữu ích cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, vừa là những… cao thủ trong việc chuyển hóa cả trách nhiệm cá nhân lẫn trách nhiệm tập thể cho giới chỉ quen "chân lấm, tay bùn" (1) !
Ông Nguyễn Xuân Phúc nói : 'Nông dân cần chủ động chuyển mình trước khi Nhà nước cứu mình'
Lẽ nào Thủ tướng – nhân vật đứng đầu một chính phủ - không biết phải làm thế nào để tránh : Giá thành sản phẩm cao trong khi đã hội nhập, sản phẩm nông nghiệp ngoại quốc đang ồ ạt tràn vào và sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam không cạnh tranh được ! Lẽ nào chính phủ không khảo sát, không tính toán – chuẩn bị gì trước khi ký kết hàng loạt hiệp định tự do thương mại để bây giờ quay sang vấn kế nông dân : Làm gì để có sản phẩm tốt, giá thành hạ để bán cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ?...
Thủ tướng không chỉ vô duyên và vô dụng khi hỏi nông dân : Nhà nước, người dân phải làm gì ? Lẽ ra Thủ tướng và các thành viên trong nội các phải chủ động thông báo với nông dân, chứ không phải nêu ra các vấn nạn để nhờ 300 nông dân của các tỉnh, thành phố ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tính giúp : Làm sao để nông dân vay được vốn. Các bộ hữu trách nên làm sao để giảm chi phí vận tải, chi phí logistic, nghiên cứu – tạo ra giống mới để thích nghi với biến đổi khí hậu…
Cứ như tường thuật của các cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức về cuộc đối thoại vừa kể thì sau ba giờ nghe 19 nông dân nêu ra 53 câu hỏi. Thủ tướng Việt Nam chỉ có thể"đánh giá cao tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của nông dân" và không thể trả lời câu hỏi nào. Động tác duy nhất là "chính phủ sẽ… tiếp thu, sẽ giao Văn phòng Chính phủ cùng Hội Nông dân Việt Nam tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của nông dân để hình thành chủ trương, giao các bộ, ngành thực hiện".
So cuộc đối thoại lần này với cuộc đối thoại lần thứ nhất diễn ra hồi tháng 4 năm ngoái ở Hải Dương (2), có thể thấy rất rõ là… không có gì mới ! Nông dân vẫn tiếp tục than như bọng, cả Thủ tướng lẫn chính phủ tiếp tục "lắng nghe", tiếp tục "tiếp thu" và hứa sẽ hỗ trợ. Sự khác biệt duy nhất giữa hai lần đối thoại là thay mặt chính phủ, Thủ tướng huỵch tọet : Nông dân Việt Nam phải tự nâng cao học vấn, kiến thức về khoa học công nghệ, thị trường. Phải có tinh thần tự lực, tự cường. Phải tự cứu mình, đừng chờ nhà nước cứu !
Dẫu trước nay, chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới không ngừng suy tính – tìm đủ mọi cách để bảo trợ một cách hợp pháp và phát triển nông nghiệp một cách hợp lý, hỗ trợ nông dân làm giàu, gắn bó với nông thôn thì tại Việt Nam, ngoài việc cảnh báo nông dân phải "tự cứu", Thủ tướng Việt Nam còn đòi nông dân phải tìm cho ra câu trả lời : "Làm gì để cùng nhà nước thực hiện câu nói của bác : Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh" !
***
Nhân danh… "bác", Thủ tướng và các đồng chí đã ra rả về "chính sách tam nông" (nông dân, nông thôn, nông nghiệp) vài thập niên. Thậm chí, vung tiền "xây dựng nông thôn mới". Từ 2010 đến 2015, hệ thống công quyền Việt Nam đã chi 850 tỉ cho chương trình "xây dựng nông thôn mới", chưa kể theo một thống kê được công bố hồi cuối năm 2017, có 53/63 tỉnh, thành phố đang nợ 15.277 tỉ đồng do "xây dựng nông thôn mới" mà hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương chưa biết xoay tiền từ đâu ra để trả (3) !
16.000 tỉ đổ vào "xây dựng nông thôn mới" không những không làm "nông dân giàu, nước ta thịnh" mà còn tạo ra một hiện tượng mới : Nông dân trên khắp Việt Nam lũ lượt ly nông, ly hương dắt díu nhau đi làm thuê khắp nơi, kể cả ở nước ngoài ! Người ta ước đoán, có 20% cư dân các tỉnh phía Bắc miền Trung, 20% cư dân các tỉnh duyên hải miền Trung, 18,4% cư dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ xứ tha phương cầu thực. Có những khu vực như ĐBSCL, tỉ lệ tăng trưởng dân số hiện nay là -0,13% !
Đáng nói là hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn quyết định chi thêm 193 ngàn tỉ nữa để tiếp tục "xây dựng nông thôn mới" trong năm năm từ 2016 đến 2020 (4). Năm 2019 sắp hết, hơn hai tuần nữa là đến năm 2020 – thời điểm kết thúc kế hoạch năm năm "xây dựng nông thôn mới" lần thứ hai.
Nếu đem thực trạng của nông nghiệp, nông thôn, hiện tại cũng như tương lai của nông dân đặt bên cạnh chương trình "xây dựng nông thôn mới" và các dự án đủ loại liên quan đến nông nghiệp, ắt sẽ thấy Thủ tướng và các đồng chí chưa bao giờ vì nông dân, chẳng hề đoái hoài đến nông thôn và cũng không thèm bận tâm tới nông nghiệp. Thủ tướng quả là cao… cờ khi tổ chức "đối thoại với nông dân", vừa cam kết "lắng nghe", vừa hứa "tiếp thu" để chi hết trăm ngàn tỉ này tới trăm ngàn tỉ khác rổi bảo nông dân… "tự cứu" !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 12/12/2019
Chú thích
(2) https://baohaiduong.vn/kinh-te---tieu-dung/thu-tuong-chinh-phu-doi-thoai-voi-nong-dan-87394
(3) http://www.thesaigontimes.vn/153485/Da-danh-hon-850000-ti-dong-cho-chuong-trinh-nong-thon-moi.html
"Đã đến lúc nông dân cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu" là tựa một bài báo của Baomoi Online viết lại câu phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp ông chủ trì cuộc đối thoại với nông dân tại Cần Thơ vào ngày 10 tháng 12 với chủ đề "Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Cần Thơ chủ trì một buổi họp mặt với nông dân tại Cần Thơ ngày 10/12/2019
Nội dung cuộc nói chuyện không đưa ra bất cứ giải pháp nào mới mẻ nhằm thúc đẩy sức mạnh sản xuất cũng như phát triển sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới. Hầu hết Thủ tướng lắng nghe ý kiến người nông dân và ông đưa ra những nhận xét không khác mấy với những quan tâm của họ. Ông đặt vấn đề về nguồn vốn ngân hàng, chi phí vận tải hay nghiên cứu giống lúa mới… tất cả những câu hỏi chưa có lời giải đáp thấu đáo, triệt để cho một kế sách thúc đẩy nông nghiệp trong thời đại 4.0 như ông từng tuyên bố.
Cuối cùng thì ông đưa ra phán quyết : "Đã đến lúc nông dân của chúng ta phải cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu mình".
Thưa ông Thủ tướng, sự lộng ngôn nào cũng để lại di chứng. Câu phát biểu này của ông cho thấy tư duy của người Cộng sản giống hệt nhau khi được ngồi lên chiếc ghế cao nhất. Tư duy quan lại thời phong kiến luôn cho rằng người dân là con đỏ và tuyệt đối không nên đòi hỏi gì ở kẻ cầm quyền. Ông không có vẻ gì kết án dân chúng như bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khi nhăm nhe rằng "Đã làm gì cho đất nước" nhưng qua câu nói có vẻ bình thường này ông cho thấy suy nghĩ chung của bộ sậu đảng Cộng sản lúc nào cũng mặc định "không được đòi hỏi gì ở nhà nước".
Nhưng nếu người dân hỏi lại "vậy thì các ông là ai mà cấm không cho dân đòi hỏi ?".
Thủ tướng nên nhớ rằng mọi chức vụ, vai trò, quyền hành trong hệ thống của một quốc gia đều do người dân định đoạt qua đồng tiền đóng thuế của họ. Các ông không thể tự mình có đủ nguồn tài lực để vận hành đất nước. Nếu bán tài nguyên quốc gia thì tài nguyên ấy cũng không phải của gia đình các ông để lại mà là của dân chúng thừa hưởng của tổ tiên từ thời lập quốc. Chức vụ các ông đang nắm giữ không khác gì mỗi ngành nghề mà xã hội phân chia cho từng người nhằm phát triển quốc gia.
Là nông dân họ cúi mình xuống ruộng, là công nhân họ cặm cụi bên những ổ máy, là trí thức họ ngày đêm tính toán cho những chương trình dự án có lợi cho quốc kế dân sinh ngay cả một người quét rác thì chiếc chổi họ cầm trong tay cũng là trách nhiệm biến xã hội này sạch sẽ. Tất cả những con người bình thường ngày ngày chăm chú làm việc ấy đều có quyền nhìn sang bên cạnh người được mình trả tiền để làm những công việc điều hành đất nước.
Nếu là Thủ tướng ông phải biết rằng trách nhiệm mà ông mang trên vai do người dân giao phó và họ đã trả công cho ông đầy đủ để chu toàn trách nhiệm đó. Vì vậy ông có bổn phận đốc thúc theo dõi và chỉnh lý mọi chính sách giúp đỡ nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của mình. Nông dân không những được quyền đòi hỏi mà họ còn có quyền giám sát việc làm của chính phủ nếu chính phủ ấy "của dân, do dân, và vì dân" như chính các ông thường xác nhận.
Trong câu nói "Đã đến lúc nông dân của chúng ta phải cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu mình" mang nặng ngữ nghĩa của bề trên nói với người dưới. Câu này lý ra phải từ miệng người nông dân chân lấm tay bùn kia nói với toàn bộ guồng máy cầm quyền vì đã không thực hiện đúng chức năng mà người dân giao phó, đó là vận hành bộ máy một cách thông minh, khoa học và minh bạch để đất nước phát triển, ngược lại cả guồng máy đang ăn cắp mồ hôi, sức lực của nhân dân đến lúc sức dân cùng kiệt không còn gì để lấy thì các ông lại kêu cứu xin người dân tiếp tay giải quyết nợ công vậy chẳng phải là nhà nước phải tự cứu lấy mình đấy sao ?
Chưa có trường hợp nào trên khắp hành tinh này mà người dân phải cầu cứu chính quyền để được sống còn mà ngược lại vận mệnh của chính quyền nằm trong tay người dân. Có thể dân chúng không có súng, không có nhà tù không có quyền biểu đạt bằng lá phiếu nhưng thứ mà họ có thì bất cứ chính quyền nào cũng vĩnh viễn không thể tước đoạt được đó là sức mạnh quần chúng. Sức mạnh ấy thừa khả năng lật đổ một chính quyền độc tài hay toàn trị, và một khi nó nổi lên thì không một lực lượng vũ trang nào có thể chống trả.
Đừng tưởng người dân mãi mãi ngủ yên trên cái sức mạnh tiềm ẩn ấy chẳng qua lực đẩy chưa đủ lớn để lực lượng quần chúng thức tỉnh và một trong những điều làm họ thức tỉnh chính là câu nói đầy hàm ý khinh bỉ người dân của ông Thủ tướng.
Một ngày nào đó sự lộng ngôn sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Lúc ấy e rằng nhà nước phải tự cứu mình trước dòng chảy lịch sử chứ không phải cao ngạo như ngày hôm nay trước những con người nông dân hiền lành của đất nước.
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 10/12/209 (canhco's blog)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong thảo luận tại tổ về dự thảo luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) vào sáng ngày 11/11 cho hay : ‘Tôi nói nhiều lần, thể chế bây giờ rất quan trọng. Nếu gỡ được thể chế thì không khí đầu tư rất tốt’.
Ông cũng dẫn quan điểm của Nhà kinh tế học Robinson, ‘một quốc gia thịnh vượng hay không thì vấn đề đầu tiên chính là thể chế’.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh minh họa
Thể chế kinh tế ?
Căn cứ vào cách mà Thủ tướng Phúc diễn giải, thì đó mới chỉ là thể chế trong mảng kinh tế. Cụ thể là hệ thống pháp chế (hiến pháp, bộ luật, luật,..).
Thực trạng của Việt Nam là thời gian ra luật và điều chỉnh luật thời ngắn, các văn bản luật cho ra đời rất nhiều. Và bản chất hệ thống pháp chế Việt Nam là một ‘rừng luật’, nhưng hành xử lại theo ‘luật rừng’. Khả năng áp dụng pháp luật ở hệ thống cơ quan công quyền ngay trong mảng đầu tư là rất kém, xuất hiện nhan nhanr tình trạng mà độc giả báo Thanh Niên, Hoa Rừng chia sẻ : ‘Trên trải thảm dưới rải đinh’, các nhà đầu tư sợ nhất cái vụ này. Các ông ở dưới địa phương không ‘rải đinh’ thì sao có tiền bỏ túi riêng.
Thực tế, tình trạng càng ra luật thì nạn luật rừng không cải thiện mà còn diễn biến phức tạp.
Cơ chế ‘xin-cho’, tình trạng cửa quyền, lạm quyền, lợi ích nhóm trong lĩnh vực chính trị - quyền lực – kinh tế diễn biến theo hướng ‘thiên biến vạn hóa’ khiến ‘cải cách’ không theo đuổi được ‘cải lùi’.
Điều này xuất phát từ đâu, có phải là cơ sở xây dựng của nhà nước pháp quyền có vấn đề ? Mà trong đó, nguyên tắc không ai đứng ngoài hoặc trên pháp luật bị bẻ gãy ? Sự độc lập hoạt động của các cơ quan tư pháp, hành pháp và tư pháp được bảo chứng như thế nào từ trong hiến pháp ra ngoài thực tiễn ?
Xa rời và chắp vá ‘pháp quyền’ khiến cho toàn bộ nội dung thuộc về ‘thể chế kinh tế - xã hội’ trở nên u ám với nhà đầu tư, và ngay cả trong phát triển xã hội.
Phải là gỡ rối ‘thể chế chính trị’
Rất khó để điều chỉnh thể chế theo hướng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, khi mà thể chế chính trị vẫn giữ nguyên bản chất. Sự đổi mới từ năm 1986 trên thể chế kinh tế - xã hội đang cạn kiệt trước sức nóng và áp lực của hội nhập, phát triển kinh tế, trước cả sự tham nhũng nội tại và tinh thần pháp quyền đứng dưới đảng quyền.
Để trải thảm nhà đầu tư, thay đổi cơ chế chính trị chính là điều cần hướng đến. Chỉ khi chính trị thay đổi, thì khi cơ chế kinh tế - xã hội mới biến đổi theo hướng hòa hợp các lợi ích của cộng đồng với nhà nước và nhà đầu tư.
Hội nghị lần 6, Ban chấp hành Trung ướng Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) đã chỉ ra : Chúng ta tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị. Không thể tiến hành cải cách hệ thống chính trị một cách vội vã khi chưa đủ căn cứ, mở rộng dân chủ không có giới hạn, không có mục tiêu cụ thể và không đi đôi với tập trung thì dẫn đến sự mất ổn định về chính trị, gây thiệt hại cho sự nghiệp đổi mới.
Tính đến thời điểm hiện nay là 33 năm, và thực tiễn cho thấy chiếc áo thể chế chính trị đã quá chật chội so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Và đây phải là ‘căn cứ’ để tiến hành cải cách hệ thống chính trị, đảm bảo mục tiêu – sự nghiệp đổi mới toàn diện, khách quan.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh trong bài trả lời phỏng vấn TheLeader cuối năm 2017 cũng đề cập đến kỳ vọng ‘cải cách thể chế để phát triển bền vững, tránh tụt hậu xa về kinh tế.’ Cải cách gì để có thể phát triển bền vững (xã hội) và tránh tụt hậu (kinh tế) nếu đó không phải là cải cách kinh tế.
Một quốc gia mà muốn thúc đẩy sự sáng tạo, chấp nhận sự tranh luận để thích nghi với cuộc cách mạng 4.0 chỉ khi và khi quốc gia đó lột chiếc áo thể chế chính trị cũ và mang vào chiếc áo mới phù hợp với thời đại hơn.
Có thể Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhóm ‘đồng chí’ của ông vẫn nhìn sang Trung Quốc và mong muốn học hỏi mô hình giữ vững chính trị trong khi tăng trưởng đều qua các năm.
Đây chính là vấn đề !
Khó thịnh vượng kinh tế và ổn áp xã hội
Một số quốc gia được đánh giá ‘không tự do’ nhưng tạo thu nhập cao cho công dân.
Trung Quốc, quốc gia mà theo IMF dự đoán vào năm 2020, 1,8 tỷ dân nước này sẽ có thu nhập bình quân là trên 20.000 USD. Trung Quốc vẫn có thể duy trì một nền kinh tế thị trường cạnh tranh, trong khi giữ vững độc tài cai trị ?
Thế nhưng, nhà phân tích Edward Hadas của Reuters diễn giải điều này qua quan điểm dân chủ và thịnh vượng của Torben Iversen và David Soskice.
Một là, chính phủ dân chủ và thị trường cạnh tranh thực sự hòa hợp. Không phải ngẫu nhiên mà mọi nền kinh tế tiên tiến đều có một hệ thống đa đảng gồm chính phủ đại diện. Điều này đảm bảo rằng tất cả các tầng lớp kinh tế và các nhóm lợi ích đều có tiếng nói và khuyến khích các thỏa hiệp cần thiết để giữ hòa bình xã hội khi nền kinh tế phát triển
Hai là, dân chủ có thể được phát triển cùng với nền kinh tế. Sự phát triển của một tầng lớp ưu tú, phần lớn là thành thị trong thời đại công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay đang mang đến những thay đổi chính trị hơn nữa.
Trong hai ý này, nếu đặt trong bối cảnh Việt Nam có thể thấy nhà nước Việt Nam chưa điều hòa được các lợi ích thuộc các tầng lớp kinh tế, và thỏa hiệp gần như không có trong lĩnh vực đất đai.
Thứ nhất, vấn đề Thủ Thiêm không đơn thuần là tham nhũng, nó gắn liền với Điều 62 Luật đất đai 2013 (Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng), điều luật ưu ái lợi quyền cho nhà đầu tư sừng sỏ gắn liền với giới quan chức cao cấp, trong khi bỏ quên quyền lợi người dân và nhà đầu tư nhỏ lẻ. Thủ Thiêm trở thành sân chơi của những ông lớn và lợi ích đất đai (thuộc sở hữu toàn dân) chứ không còn là ‘lợi ích công cộng’ nữa.
Thứ hai, tầng lớp trung lưu Việt Nam theo dự báo của Ngân hàng Thế giới sẽ chiếm 50% dân số vào năm 2035 [1]. Điều này có nghĩa, Việt Nam phải đảm bảo môi trường làm ăn cho tầng lớp này, đồng thời thỏa mãn khả năng tìm kiếm tự do của tầng lớp trung lưu.
Vậy thể chế chính trị, cái đang cấm đoán xã hội dân sự, coi đa nguyên là điều ‘cấm kỵ’, coi biểu tình và tự do lập hội là ‘nhạy cảm’, coi ‘công đoàn độc lập’ là yếu tố nguy hại cho quyền lực đảng thay vì chấp nhận tất cả điều đó như là một trật tự tự nhiên của một nhà nước kiến tạo, giải quyết hài hòa các lợi ích của cộng đồng thì liệu đó có phải là nguồn gốc của mất trật tự và bất ổn chính trị, nền kinh tế trong tương lai ?
Chính phủ Việt Nam vào tháng 9.2019 vừa qua đã ‘phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc’, nhưng thể chế chính trị ‘sợ cạnh tranh’ đã khiến cho quyền dân sự và chính trị tồn tại rất hạn chế ở Việt Nam, chủ yếu trong những mảng ‘vô hại’ mà nhà nước Việt Nam hướng tới như LGBT, người khuyết tật.
Hãy nhìn sang Trung Quốc, ‘anh cả’ về đổi mới kinh tế không đi kèm thay đổi chính trị đã và đang vật vã như thế nào trong thương chiến Mỹ - Trung ? Khi mà giá trị nội tại của nền kinh tế và bền vững xã hội liên quan đến sự cạnh tranh (đảng phái) và giám sát xã hội (xã hội dân sự) – hai yếu tố góp phần dung dưỡng tính sáng tạo của nền kinh tế để tạo nên nội lực kinh tế - xã hội nói chung đã bị tước bỏ để phục vụ cho quyền lực cá nhân và độc tài toàn trị.
Trường hợp của Việt Nam cũng tương tự, dù Thủ tướng có ‘chuyên tâm’ đôn đốc và chỉ đạo ‘thể chế, thể chế, thể chế’, nhưng nếu là về mảng pháp chế thì vẫn sẽ tồn tại hiện tượng ‘trên nóng dưới lạnh’, trong tình cảnh ‘trên rải thảm, dưới rải đinh.’
Nguyễn Hiền
Nguồn : VNTB, 19/11/2019
Chú thích :
[1] http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=321120
[2] http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Tang-cuong-thuc-thi-hieu-qua-Cong-uoc-ICCPR/20199/26583.vgp
"Sao không thấy hình ảnh Nguyễn Phú Trọng đi lại ?"
Từ cuối tháng 9 năm 2019, bắt đầu rộ lên thông tin bên lề chính trường Việt Nam về việc ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng gặp phải vấn đề khó khăn về sức khỏe nên sẽ khó có thể đi Washington gặp Tổng thống Trump, dự kiến vào tháng 10.
Ẩn số trong phương trình ‘Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ’ dường như đang lộ dần đáp án. Vì sao lại là Nguyễn Xuân Phúc mà không phải quan chức khác, nếu quả thật Trọng không thể ‘tự đi’ ?
Dấu hiệu gần nhất và dễ nhận ra nhất là Nguyễn Phú Trọng đã phải vắng mặt tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ vào cuối tháng 9 năm 2019 - một hội nghị quốc tế lớn mà nếu còn đủ sức khỏe thì Trọng đã luôn hớn hở ‘mình phải như thế nào thì người ta mới tiếp đón như thế chứ’.
Nếu cuộc gặp Trump - Trọng vào tháng 10 bị bỏ lỡ, đó sẽ là lần thứ hai trong năm 2019 bất thành chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng. Lần đầu tiên không thành là chuyến đi dự kiến vào tháng 7, khi đó Trọng chỉ vừa tạm phục hồi sau cơn bạo bệnh ở Kiên Giang vào tháng 4 năm 2019 nên chưa thể tiến hành được.
Biểu hiện rõ nhất cho ý đồ Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ kế hoạch đi Mỹ, dù ông ta đã ‘trốn biệt’ không đi Trung Quốc suốt từ đầu năm 2019 đến giờ, là ‘con thoi’ Phạm Bình Minh. Viên phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao này đã có một chuyến tiền trạm ở Washington vào tháng 5 năm 2019, với vai trò được nâng cấp hẳn lên sau một thời gian khác dài bị thất sủng trước Trọng từ sau sự biến khủng hoảng ngoại giao Việt - Đức vào năm 2017. Trong chuyến đi Mỹ đó, thậm chí Phạm Bình Minh còn có những cuộc làm việc với cả Bộ Quốc phòng Mỹ, cho thấy rất rõ là Minh đang trở thành một trong những quan chức có được quyền đàm phán song phương, đặc biệt là đàm phán về việc nâng cấp mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thậm chí có thể vươn từ ‘đối tác toàn diện’ lên tầm ‘đối tác chiến lược’ - một nhu cầu mà Đảng cộng sản Việt Nam luôn õng ẹo theo não trạng ‘Mỹ cần ta hơn ta cần Mỹ’, nhưng bất chợt trở nên thúc bách khi nổ ra vụ khủng hoảng Bãi Tư Chính lần thứ ba vào đầu tháng 7 năm 2019.
Cũng vào tháng 5 năm 2019, người ta không nghe nói gì đến ‘phương án Nguyễn Xuân Phúc đi Mỹ’. Vào thời điểm đó, có vẻ việc đi Mỹ và gặp Trump là độc quyền của Nguyễn Phú Trọng. Thêm vào đó, Trump đã có lời mời đích danh Trọng - khi đó đã nghiễm nhiên là chủ tịch nước chứ không chỉ là một tổng bí thư đảng ‘danh không chính ngôn không thuận’ - đi Washington.
Tuy nhiên cho đến tháng 9 năm 2019, tình hình sức khỏe của ông Trọng dường như vẫn trầy trật. Dù báo đài đảng đã cố gắng đưa hình ảnh và phát sóng về ông ta đi nơi này nơi kia cùng vài buổi họp hành trong đảng, nhưng điều lộ diện bị nhiều người thắc mắc nhất vẫn là ‘sao không thấy, hoặc có quá ít hình ảnh Nguyễn Phú Trọng đi lại ?’
Thách thức tự thân với Trọng là biểu đồ hồi phục sức khỏe của ông ta sau một thời gian ngắn tạm ổn nhưng giờ đây lại có vẻ chựng lại và có dấu hiệu đi xuống. Trong ít lần xuất hiện gần nhất, rõ ràng là vận động tứ chi của Trọng không khả quan hơn so với trước đây.
Người ta tự hỏi là với tình trạng sức khỏe chỉ đủ ‘ngồi’ mà không phải là ‘đi’, liệu Nguyễn Phú Trọng có thể bảo đảm cho một chuyến công du dài đến Washington, gặp Trump và sau đó dĩ nhiên phải xuất hiện trước ống kính soi mói của báo chí phương Tây ?
Đến lúc đó, bắt đầu manh nha vài tin tức ‘có thể Nguyễn Xuân Phúc sẽ đi Mỹ thay cho Nguyễn Phú Trọng’.
Vì sao lại là Nguyễn Xuân Phúc mà không phải quan chức khác, nếu quả thật Trọng không thể ‘tự đi’ ?
Cơ hội lịch sử của hội chứng buồn ngủ gặp chiếu manh
Nếu xét về số thứ tự trong danh sách ứng viên cho chức tổng bí hoặc chủ tịch nước tại đại hội 13, cái tên Nguyễn Xuân Phúc có lẽ chỉ đứng thứ hai, sau Trần Quốc Vượng. Vượng tuy là Thường trực Ban bí thư, nhưng được xem là ‘ngoan hiền dễ bảo’ hơn Phúc và đã lọt vào mắt xanh của Trọng như ứng cử viên số một. Chỉ có điều, Trần Quốc Vượng là người bên đảng, mà Trump thì không có thói quen tiếp đảng chính trị, nhất là Đảng cộng sản.
Nếu Nguyễn Phú Trọng không thể ‘cải lão hoàn đồng’ càng sớm càng tốt, vai trò đi Mỹ của ông ta sớm muộn sẽ rơi vào tay người khác, bất chấp Trọng có thích hay không.
Hơn nữa, tình thế của Đảng cộng sản Việt Nam cùng chính thể độc tài này đã vào ngõ cụt, và mức độ nguy hiểm do bị ‘đảng anh’ Trung Quốc đe dọa ngày càng hiện rõ. Sau tuyên bố - được hiểu như một tối hậu thư - vào tháng 9 năm 2019 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về ‘chủ quyền’ của Bắc Kinh ở Bãi Tư Chính và đòi hỏi Việt Nam phải ngừng mọi hoạt động khai thác dầu khí ở khu vực này, xác suất nổ ra chiến tranh từ lá cờ ‘Mười sáu chữ vàng’ đã tăng vọt.
Tình thế nguy khốn ấy buộc ‘đảng em’ - trong nỗi cơ đơn tận cùng dù đã thủ trong túi chẵn một tá ‘đối tác chiến lược’ với nhiều nước - phải tranh cướp thời gian để nhích sang Hoa Kỳ - đối trọng quân sự duy nhất với ‘đối tác chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam’ là Trung Quốc ở Biển Đông.
‘Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc cũng bởi thế đang đứng trước cơ hội lịch sử của hội chứng buồn ngủ gặp chiếu manh : nếu sắp tới chính Phúc được đi Mỹ thay cho Trọng, và nếu chuyến đi này mang về cho Việt Nam được món quà ‘nâng tầm đối tác chiến lược’ với Hoa Kỳ, dù món quà này chỉ mang ý nghĩa hình thức và tương tự như cái cách Thủ tướng Phúc chỉ đạo Tổng cục Thống kê Việt Nam ‘thổi’ GDP thật cao để lấy thành tích, đó sẽ là một thành quả chính trị ghê gớm, đủ để biến cá nhân Nguyễn Xuân Phúc trở thành ứng cử viên số một cho cái ghế tổng bí thư tại đại hội 13, nếu từ đây đến đó Nguyễn Phú Trọng không thể cải thiện hơn về mức độ đề kháng tai biến mà có thể khiến cho ‘thái tử’ Trần Quốc Vượng mất ngôi.
Cũng không loại trừ khả năng chuyến đi Mỹ nếu thành công của Nguyễn Xuân Phúc sẽ đưa vị thế của ông ta trong nội bộ đảng sánh ngang với uy quyền một thời của người tiền nhiệm là Nguyễn Tấn Dũng. Và chính thức trở thành một đối thủ chính trị để đối chọi với tham vọng ‘ngồi, ngồi nữa, ngồi mãi’ của Nguyễn Phú Trọng, trong trường hợp Trọng bỗng nhiên ‘trẻ mãi không già’.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VOA, 07/10/2019
Nhắc đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc người dân Việt Nam ngay tức khắc nhớ trước tiên là những lời phát biểu của ông, nhiều và "lệch chuẩn" đến nỗi có người tỉ mỉ ngồi hệ thống lại những gì ông phát biểu từ khi làm Thủ tướng vào năm 2016, tuy chỉ mới ba năm nhưng đã hoàn chỉnh một danh sách "lời vàng ý ngọc" với nội dung "đầu tàu" và "thủ phủ".
Thủ tướng muốn mỗi khách du lịch đến Lạng Sơn "mua 1 con vịt quay mang về" ! - Ảnh Dân Trí (30/09/2019)
Tới khi không còn tỉnh nào nữa để gán ghép cho trọn bộ những gì mà Thủ tướng mong muốn, ông đã chuyển chủ đề không còn dùng khái niệm "đầu tàu" nữa mà sang những vật thể gần gũi với đời sống người dân hơn, lần này ông chọn con vịt quay Lạng Sơn để chiêu dụ giới đầu tư vào tỉnh này.
Sáng 30 tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong lúc dựHội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn, đã nhấn mạnh đến văn hóa ẩm thực của Lạng Sơn khi cho rằng ẩm thực của Lạng Sơn rất phong phú. "Làm sao mỗi người khách du lịch đến Lạng Sơn phải mua 1 con vịt quay mang về. Nếu mỗi ngày ở đây thu hút hàng trăm nghìn du khách thì có biết bao nhiêu vịt quay, lợn quay được tiêu thụ".
Thực ra nếu chỉ nói tới vịt quay Lạng Sơn không thì oan cho ông, bởi trước khi kết thúc hội nghị ông đã khẳng định Chính phủ sẽ tiếp tục giữ gìn môi trường hòa bình, môi trường vĩ mô thuận lợi nhất để tỉnh Lạng Sơn, nhà đầu tư thành công. Môi trường hòa bình mà ông nói là Trung Quốc, nước bạn kế bên Lạng Sơn lúc nào cũng hăm he nam tiến, và đích thân Thủ tướng đã hứa sẽ giữ gìn môi trường hòa bình thì ai cũng có thể hiểu một cách cặn kẽ là nó sẽ như thế nào.
Điều quan trọng ở đây không phải là con vịt mà điều người dân muốn nói tới là tư duy của người lấy con vịt quay ra để so sánh, đối chiếu, rồi kết luận nó là sản phẩm có thể khiến cho Lạng Sơn phát triển thì thật là ngây thơ đến độ khó hiểu. Là một Thủ tướng, người dân kỳ vọng ở ông tầm nhìn chiến lược, thấy những gì lớn lao hơn con vịt và cái tầm nhìn ấy phải làm cho đất nước vững mạnh và chí ít cũng không thể tụt hậu nếu so với "bạn bè" quốc tế mà hệ thống tuyên truyền của nhà nước luôn lớn tiếng hô hào.
Trong khi ông bay ra Lạng Sơn để nói về con vịt quay thì tại Sài Gòn người dân đang ngụp lặn trong một bể nước mênh mông bao trùm mọi con đường, mọi ngóc ngách trong nội ô và không một ai đại diện cho Chính phủ mà ông Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu có một chỉ đạo nào cụ thể làm dịu nỗi khổ của người dân.
Theo tường thuật của báo Thanh Niên thì "trong ngày 29 tháng 9, mực nước tại trạm Phú An (quận 2) dự cao khoảng 1,68 m ; trạm Nhà Bè đạt khoảng 1,69 m, vượt báo động 3 gần 20 cm. Đến chiều 30/9, triều cường dự kiến đạt đỉnh 1,7 m ở trạm Nhà Bè rồi thấp dần vào các ngày sau đó. Đây là mức cao nhất từ đầu năm đến nay. Triều cường dâng cao đã khiến nhiều tuyến đường như đường Song Hành, Xa lộ Hà Nội (đoạn qua phường An Phú, quận 2), đường Hoàng Diệu (quận 4)... ngập sâu. Tuy vào cuối tuần, lượng phương tiện lưu thông vào giờ tan tầm không nhiều nhưng mực nước dâng cao cũng khiến xe cộ đi lại khó khăn, gây ùn ứ tại một số khu vực. Ngập nặng nhất là tại khu vực phường An Phú. Nước dâng cao tới khoảng 30 cm, kéo dài từ nút giao cầu Sài Gòn tới gần cầu vượt khiến loạt phương tiện chết máy, giao thông hỗn loạn".
Triều cường dâng cao đã khiến nhiều tuyến đường như đường Song Hành, Xa lộ Hà Nội (đoạn qua phường An Phú, quận 2), đường Hoàng Diệu (quận 4)... ngập sâu.
Báo chí đưa lên những hình ảnh của người dân ngập ngụa trong nước, chống chọi một cách vô vọng khi phương tiện giao thông chính của gia đình là những chiếc xe máy nhỏ bé bị nước làm cho vô dụng. Khung cảnh "chạy ngập" tràn trên mặt các tờ báo cho thấy người dân co ro trên những chiếc ghế trong nhà nhìn cảnh tàn phá của nước với đôi mắt ráo hoảnh đầy tuyệt vọng.
Theo dự báo, triều cường tiếp tục lên cao và đạt đỉnh ngày 30/9 với mức 1,7 m. Sau đó, mực nước vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai duy trì trên mức báo động 2 đến hết ngày 2/10.
Giá mà Thủ tướng Phúc có mặt ở Thành phố Hồ Chí Minh để chứng kiến cái bì bõm của người dân thì hay hơn ông hô hào du khách mua vịt quay Lạng Sơn. Không thể nói là ông thiếu cập nhật thông tin khi mà Sài Gòn vẫn luôn luôn là con vịt quay béo bở để cung phụng cho hệ thống. Sài Gòn bây giờ không còn là viên ngọc nữa mà nó đã lấm lem bùn đất như khi người tứ xứ về đây từ ba trăm năm trước để xây dụng nó.
Là một Thủ tướng lẽ ra ông phải có chỉ đạo mạnh mẽ cho thành phố trong việc quy hoạch chống ngập. Đó chính là phần việc của ông, người cao nhất của Chính Phủ. Ông có trách nhiệm đối với mọi sai lầm hay thành công của chính sách, ông không thể đẩy trách nhiệm này cho ai khi vẫn còn được người dân cung kính xưng hô là Thủ tướng và vì vậy ông không thể mang một con vịt vào lời nói của mình khi bàn về một chính sách, kể cả nói đùa hay nói lấy có.
Có thể ông không biết chi tiết về chống ngập mà Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện trong những năm trước khi ông làm Thủ tướng nhưng không ai cấm ông xem xét cách làm ấy qua ban tư vấn của mình rồi ra một quyết sách cho những gì mà Thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện để hệ thống chống ngập của nó đạt được hiệu quả. Thiếu kinh phí thì ông phải điều tiết từ ngân sách, thiếu chuyên gia thì ông phải ra sức chiêu dụ, thiếu đồng bộ thì ông phải kỷ luật những kẻ vì lợi ích cá nhân mà trì hoãn những dự án mà Thành phố đã đưa ra.
Nếu thích ví von thì ông có thể nói về những kế hoạch mà ông và chính phủ cùng bắt tay vào việc chống ngập cho thành phố. Ông không thể làm ngơ trước những hình ảnh khổ sở của người dân, những người đóng thuế trực tiếp cho Thành phố nhưng nhận lại sự lạnh lẽo, nhơ bẩn của nước cống ngập bốn bề cùng với những lạnh nhạt, vô cảm của chính quyền các cấp.
Không ai tin một con vịt quay có thể bơi nhưng sau câu nói của Thủ tướng người dân cay đắng nhận ra từ ngày 30 tháng 8 con vịt quay Lạng Sơn đang tung tăng trong cái hồ nước lênh láng mang tên Sài Gòn.
Mặc Lâm
Nguồn : VOA, 02/10/2019
Vì sao Thủ tướng Phúc lo sợ ‘các thế lực lợi dụng chống phá ta về tự do tôn giáo’ ?
"Nêu cao tinh thần cảnh giác, không để các thế lực lợi dụng chống phá ta về dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo, cản trở Việt Nam trong hội nhập và hợp tác quốc tế" là phát biểu của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ vờ’ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc gặp mặt với chức sắc, chức việc tôn giáo diễn ra vào ngày 9/8/2019 ở thành phố Đà Nẵng.
Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ vờ’ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc gặp mặt với chức sắc, chức việc tôn giáo diễn ra vào ngày 9/8/2019 ở thành phố Đà Nẵng
Vì sao Thủ tướng Phúc lo sợ ‘các thế lực lợi dụng chống phá ta về tự do tôn giáo’ ?
Có thể cho đây là một trong những lần hiếm hoi Thủ tướng Phúc đề cập đến khía cạnh tự do tôn giáo, còn trước đó ông ta thường chỉ trích các thế lực thù địch can thiệp vào dân chủ và nhân quyền.
Đáng chú ý, trước cuộc gặp trên của Thủ tướng Phúc đã có một sự kiện quốc tế về tự do tôn giáo gây ấn tượng về chiều sâu của nó : Hội nghị Cấp Bộ trưởng về Thăng tiến Tự do Tôn giáo từ 16-18/7/2019 tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, quy tụ ngoại trưởng của 100 quốc gia và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới, với thông điệp kêu gọi tôn trọng tự do tôn giáo toàn cầu.
Bên cạnh hội nghị trên, Tổng thống Trump đã tiếp đón nạn nhân bị đàn áp tôn giáo từ 17 quốc gia trên thế giới, trong đó có hai nhà hoạt động tôn giáo Việt Nam là Mục sư Tin Lành A Ga - một người Thượng Tây Nguyên, và đạo hữu Lương Xuân Dương - một tín đồ Cao Đài nằm trong nhóm nạn nhân bị đàn áp tôn giáo. Cuộc tiếp đón này diễn ra bên cạnh Cuộc tiếp đón trên được mô tả "Tổng thống Trump hỏi thăm ghi nhận của họ về tình hình tự do tôn giáo tại các nước và ông chăm chú lắng nghe những chia sẻ".
Đó là lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống, nhà kinh doanh Donald Trump có một biểu lộ về mối quan tâm của ông đối với nhân quyền nói chung và tự do tôn giáo nói riêng. Kể từ thời điểm đó, Trump có vẻ quan tâm đến cả chủ đề cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông phản đối luật dẫn độ và phản đối Trung Quốc - điều mà trước đó ông không hề chú ý.
Sự kiện Tổng thống Trump gặp những nhà đấu tranh tự do tôn giáo Việt Nam đã bị giới dư luận viên của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ trích với giọng điệu cay cú, hằn học và bất lực.
Cùng lúc, thái độ nhấn mạnh đến vấn đề tự do tôn giáo của Thủ tướng Phúc đã cho thấy giới chóp bu Việt Nam đang có cái để lo lắng : tiếng nói của các tổ chức quốc tế về tình trạng các tôn giáo ly khai bị đàn áp nặng nề ở Việt Nam rõ ràng đang có tác động ngày càng lớn đến Tổng thống Hoa Kỳ.
Hầu như năm nào Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ cũng phải nhắc lại : "Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục coi một số nhóm tôn giáo và các hoạt động của họ là sự đe dọa cho đất nước. Những tổ chức tôn giáo không xin phép chính phủ để hoạt động phải đối mặt với những rủi ro là bị chính quyền địa phương đe dọa và quấy nhiễu". Những bản báo cáo này cũng cho biết ở Việt Nam vẫn còn khoảng 150 tù nhân chính trị đang bị giam giữ, rất nhiều người trong số này bị giam giữ vì lý do đức tin tôn giáo và kêu gọi tự do tôn giáo. Những tù nhân đã được trả tự do hiện vẫn phải đối mặt với những truy bức từ phía chính quyền.
Kiến nghị đáng chú ý nhất của Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ là chính phủ Mỹ sử dụng danh sách các quốc gia được quan tâm đặc biệt của Bộ Tài chính và từ chối cấp visa đối với những cá nhân và cơ quan vi phạm quyền con người, bao gồm vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo.
Và đưa Việt Nam vào lại Danh sách CPC (Countries of Particular Concern) - là Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.
Kể từ năm 2006 khi được Mỹ nhấc khỏi Danh sách CPC, giờ đây chính thể Việt Nam đang gần với triển vọng "tái hòa nhập" CPC hơn bao giờ hết. Nếu bị đưa vào CPC một lần nữa, nhiều khả năng Việt Nam sẽ bị áp dụng cơ chế cấm vận từng phần về kinh tế và cả quốc phòng. Khi đó, nền kinh tế Việt Nam và cả thể chế cầm quyền - vốn đã chênh vênh bên bờ vực thẳm - sẽ càng dễ sa chân sụp đổ.
Cái nhìn của Trump đối với hoạt động chính trị, tự do tôn giáo và có thể cả với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đang thay đổi. Thay đổi theo chiều hướng mà giới đấu tranh dân chủ nhân quyền có thể bằng vào đó để có được niềm hy vọng lớn hơn về sức ép của chính phủ Hoa Kỳ đối với chính phủ Việt Nam trong thời gian tới về cải thiện nhân quyền.
Nhưng sự thay đổi trên lại chính là điều mà những quan lại cao cấp như Thủ tướng Phúc lo sợ.
Thường Sơn
Nguồn : RFA, 19/08/2019
Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (dài 51 cây số, nối đoạn cao tốc Bến Lức – Trung Lương đến Mỹ Thuận) lại có thể phải ngưng thi công thêm một lần nữa.
Ông Phúc trong cuộc họp chính phủ hồi tháng Tư, 2019.
Công trình xây dựng cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận khởi công vào giữa năm 2009, dự trù sẽ hoàn tất vào giữa năm 2013. Lúc đầu, Công ty Phát triển đường cao tốc BIDV được chọn làm nhà đầu tư nhưng chưa đâu vào đâu thì BIDV tuyên bố bỏ cuộc. Dự án bị bỏ dở cho tới năm 2015 thì Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận được chỉ định làm nhà đầu tư và dự trù sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018.
Về nguyên tắc, chỉ những doanh nghiệp hội đủ cả năng lực tài chính lẫn năng lực thi công, giàu kinh nghiệm trong quản trị - điều hành mới được chọn làm nhà đầu tư của những dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT nhưng Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận lại không có tiền nên năm 2016 thì ngưng.
Tổng vốn đầu tư Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận từ 14.678 tỉ đồng giảm xuống còn 9.668 tỉ đồng nhưng thời hạn hoàn thành được kéo ra đến đầu năm 2020.
Giữa năm 2017, Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận tái khởi động. Từ thời điểm này, thỉnh thoảng công chúng lại nghe hình thức đầu tư dự án là PPP (hợp tác công tư).
PPP là cách gọi chung về quan hệ hợp tác giữa chính quyền và tư nhân trong việc phát triển hạ tầng giao thông. PPP có nhiều hình thức khác nhau : Hình thức gần như ai cũng biết là BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao, tư nhân tự thiết kế, thi công rồi khai thác, sau khi thu hồi đủ cả vốn lẫn lãi thì giao công trình cho chính quyền).
Các hình thức còn lại là BT (xây dựng – chuyển giao, tư nhân thiết kế, thi công, khi hoàn thành thì giao công trình cho chính quyền). BLT (xây dựng – cho thuê – chuyển giao, tư nhân bỏ vốn xây dựng rồi cho chính quyền thuê công trình, khi chính quyền trả đủ vốn lẫn lãi thì giao hẳn công trình cho chính quyền), BTO (xây dựng – chuyển giao – vận hành, tư nhân và nhà nước cùng thiết kế, cùng xây dựng, sau đó chuyển giao cho chính quyền quản lý nhưng tư nhân được phép khai thác trong một thời gian nhất định)...
Khi Dự án xây dựng cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận tái khởi động, hệ thống công quyền Việt Nam bảo rằng, dự án được thực hiện theo hình thức BOT. Tên của doanh nghiệp được chỉ định làm nhà đầu tư cũng thể hiện điều đó. Tuy nhiên chẳng hiểu chính quyền xem xét, lựa chọn nhà đầu tư thế nào mà Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận lại không tự lo được vốn, việc thực hiện dự án lúc "on", lúc "off" ?
Chuyện thỉnh thoảng thiên hạ nghe bảo rằng, Dự án cao tốc Mỹ Thuận – Trung Lương là dự án PPP hình như có liên quan đến chuyện nhà đầu tư dù vẫn là Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận (theo tên, phải lo toàn bộ vốn cho đúng kiểu) nhưng vì đột nhiên chuyển cách gọi thành rất chung chung là PPP nên mới có việc chính quyền tỉnh Tiền Giang mạnh dạn lấy 228 tỉ từ công khố tạm ứng cho… nhà đầu tư. Bộ Giao thông và vận tải mạnh miệng kiến nghị chính phủ đề nghị Quốc hội "phân bổ 500 tỉ từ ngân sách để hỗ trợ Dự án cao tốc Mỹ Thuận – Trung Lương" (1)…
***
Ai cũng biết cao tốc Mỹ Thuận – Trung Lương quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhưng dù rất nhiều người muốn biết song chắc chắn là rất ít người được cho biết tại sao Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận vẫn giữ được vai trò nhà đầu tư chính khi dự án đình trệ ?
Cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã chờ nhà đầu tư Dự án cao tốc Mỹ Thuận – Trung Lương ban cho cơ hội phát triển kinh tế - xã hội đã gần năm năm. Lúc Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận được giao trách nhiệm tái khởi động dự án, cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của khu vực đồng bằng sông Cửu Long vẫn như chỉ mành treo chuông do nhà đầu tư chọn nhầm đối tác !
Khi mời gọi Công ty Yên Khánh tham gia liên danh, Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận không dè cổ đông quan trọng nhất trong việc bơm tiền giúp hoàn tất công trình lại "tanh banh, té bẹ" vì sân trước của Công ty Yên Khánh là Công ty Thái Sơn đột nhiên bị… cày xới tung tóe !
Sự kiện Thượng tá Đinh Ngọc Hệ, hỗn danh Út Trọc - sản phẩm của quân đội nhân dân anh hùng, lẫy lừng một thời gian dài từ Bắc vào Nam - đột nhiên rớt từ đỉnh xuống đáy đã khiến toàn bộ hệ thống phía sau Út Trọc mất sân, làm nhiều dự án BOT, dự án BT được giới thiệu đều vì "quốc kế, dân sinh" cùng chao đảo như cao tốc Mỹ Thuận – Trung Lương (2).
Năm ngoái, Công ty Thái Sơn rồi Công ty Yên Khánh trở thành bia cho hệ thống bảo vệ pháp luật ngắm bắn, việc thi công cao tốc Mỹ Thuận – Trung Lương thêm một lần chựng lại. Đó không phải là yếu tố duy nhất khiến hệ thống ngân hàng cảm thấy bất an. Những ngân hàng hứa cho nhà đầu tư vay tiền còn lạnh gáy vì mức lãi mà nhà đầu tư phải trả cho các khoản xin vay là 10,8%/năm, trong khi phương án tài chính xác định khả năng khả năng của nhà đầu tư chỉ có thể đáp ứng ở ở mức 7,8%/năm. Hệ thống ngân hàng hiện đang đòi, vốn tự có của nhà đầu tư phải chiếm 30% giá trị suất đầu tư, chính quyền phải dùng ngân sách hỗ trợ tối thiểu 20,5% tổng mức đầu tư (2.575 tỉ).
Vào thời điểm này, chỉ có 6/25 gói thầu trên công trường xây dựng cao tốc Mỹ Thuận – Trung Lương đang được thực hiện. Nhiều nhà thầu đã ngưng làm việc vì không được nhà đầu tư trả tiền. Một số nhà thầu không còn tiền trả lương cho công nhân. Đại diện Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận vừa kêu gọi các nhà thầu ngồi xuống, cùng xác định "điểm dừng kỹ thuật" để "sẵn sàng tổ chức triển khai lại khi điều kiện thuận lợi".
***
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa giúp Việt Nam duy trì an ninh lương thực, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế hàng năm nhờ gạo và các loại nông sản, thủy sản xuất cảng – trở thành nổi tiếng vì chỉ bị buộc đóng góp chứ không được nhận lại gì. Do thiếu đầu tư thỏa đáng cả về hạ tầng lẫn giáo dục, y tế cộng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, đồng bằng sông Cửu Long tụt dần xuống đáy, cư dân khu vực này lũ lượt bỏ xứ tha phương cầu thực.
Trước những chỉ trích kịch liệt về cách đối xử thiển cận, bạc bẽo đối với đồng bằng sông Cửu Long, năm 2017, chính quyền Việt Nam công bố nghị quyết về "phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long". Tháng 6 vừa qua, chính quyền Việt Nam tổ chức đáng giá hai năm thực hiện nghị quyết này. Kết quả vẫn chỉ là chưa có gì đáng kể. đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tiến dần đến chỗ suy kiệt cả về nhân lực lẫn các nguồn lợi tự nhiên.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, tiếp tục thề thốt : Ít nhất hai năm/lần, chính phủ sẽ mở diễn đàn có quy mô lớn để thảo luận, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển đồng bằng sông Cửu Long chứ không phải chỉ đưa ra một số chủ trương, không kiểm tra, không giải quyết, không bố trí nguồn lực, không chỉ đạo thực hiện sẽ giống như người ta nói "nước đổ lá môn", chảy tuồn tuột hết. Thêm một lần nữa, ông Phúc thề hàng năm sẽ xem những gì đã nói, đã làm đến đâu và phải làm gì thêm để phát triển đồng bằng sông Cửu Long, giúp khu vực này ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững" (3).
Thực tế thì sao ? Hãy nhìn vào Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Tại sao vẫn tìm mọi cách (lấy 228 tỉ từ công khố tạm ứng cho nhà đầu tư, xin Quốc hội trích 500 tỉ từ ngân sách hỗ trợ nhà đầu tư) giúp Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận duy trì tư cách nhà đầu tư, thậm chí với xu hướng như đã thấy, không loại trừ khả năng chính phủ còn trích thêm 2.575 tỉ từ ngân sách để hệ thống ngân hàng yên tâm cho nhà đầu tư vay thêm tiền ?
Khi phần lớn tiền rót vào Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận là tiền từ công quỹ và tiền vay ngân hàng chứ không phải nội lực của nhà đầu tư, khi cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận là huyết mạch, tạo ra, mở thêm cơ hội cho đồng bằng sông Cửu Long phát triển, tại sao chính quyền không đầu tư trực tiếp vào dự án này mà vẫn để cả khu vực quan trọng như đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào Công ty BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đang toan tính xác định "điểm dừng kỹ thuật" ?
Tuyên bố của ông Phúc : Không để những gì đã hứa hẹn, cam kết với cư dân đồng bằng sông Cửu Long như "nước đổ lá môn" – chỉ mới cách nay hai tháng. Chẳng lẽ Thủ tướng cũng õng ẹo, cũng đẩy đưa, cũng toan tính lừa tình, trộm cắp niềm tin, nên nói không là… có, chắc chắn là có và Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận chính là bằng chứng sinh động nhất ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 26/07/2019
Chú thích :
(1) https://tuoitre.vn/cao-toc-vua-song-lai-nay-co-nguy-co-chet-vi-het-tien-20190725081634631.htm
Khi thủ tướng đi làm nghề quảng cáo
Minh Châu, VNTB, 25/06/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hết lời ngợi ca khi tới dự lễ khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô VinFast tại Cát Hải (Hải Phòng) của doanh nhân Phạm Nhật Vượng. Trước đó, thủ tướng cũng tham dự một sự kiện cộng đồng của Tập đoàn điện tử Asanzo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trải nghiệm xe VinFast.
Hôm 21/6, báo Tuổi Trẻ bắt đầu loạt bài viết và phóng sự truyền hình về chuyện nhiều sản phẩm của Asanzo thật ra đều là hàng của Trung Quốc.
Chiều 23/6, ông Phạm Văn Tam, chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo, đã có buổi gặp gỡ trao đổi với một số báo chí ngay tại nhà máy của doanh nghiệp đặt tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) về vấn đề này.
Ông Tam giải thích có 3 bộ phận quan trọng trong chiếc ti vi là màn hình tấm panel LCD, màn hình LCD và bo mạch đều được Asanzo mua từ Trung Quốc, nhưng ông Tam vẫn khẳng định chiếc ti vi Asanzo là thương hiệu Việt và trực tiếp thực hiện các công đoạn lắp ráp ti vi ngay tại chuyền 1 nhà xưởng trong vòng 15 phút trước sự chứng kiến của báo chí.
"Ngoài linh kiện nhập khẩu đến 70 - 80%, chúng tôi phải sử dụng một số linh kiện được cung cấp tại Việt Nam. Đặc biệt, giá trị cốt lõi của chiếc ti vi là hệ điều hành, phần mềm của ti vi và thiết kế mẫu mã phải được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư của công ty. Ti vi Asanzo chạy hệ điều hành Android mà Trung Quốc không sử dụng hệ điều hành này. Với những điều đó, chúng tôi tự tin sản phẩm mang thương hiệu Asanzo ghi xuất xứ Việt Nam và công nghệ Nhật là có căn cứ, phù hợp thông lệ thị trường và không trái pháp luật Việt Nam", ông Tam nói.
Một lập luận tương tự ông chủ của Asanzo cũng được ông trùm của Vingroup đưa ra với sự tán thưởng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 14/6 : "VinFast là nhà máy ô tô duy nhất tại Việt Nam làm chủ được các công đoạn cốt lõi, có năng lực tự sản xuất những cấu phần chính của một chiếc ô tô như thân vỏ, động cơ…. Với năng lực tự dập các tấm lớn (hơn 20 tấm cơ bản cho mỗi xe) ; và khả năng gia công, sản xuất động cơ tại chỗ theo tiêu chuẩn cao của Châu Âu – VinFast đã khẳng định được vị thế của một nhà sản xuất ô tô độc lập" (trích Thông cáo báo chí).
Trong Luật Quảng cáo có điều 8 nêu về những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo, theo đó ở khoản 9 ghi : "Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố".
Như vậy, trường hợp của Asanzo là dù sản phẩm của họ tương tự sản phẩm điện tử gia dụng của Kangaroo, Sunhouse… nhưng các sản phẩm này đều ghi xuất xứ Trung Quốc, còn Asanzo thì nói rằng mình là hàng Việt.
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng khôn ngoan hơn khi sử dụng tên gọi "dự án sản xuất ô tô xe máy mang thương hiệu Việt – VinFast", qua đó được hưởng những chính sách ưu đãi cao nhất trong lãnh vực phát triển công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Các bất động sản liên quan dành cho chuyện này như nhà xưởng, trạm bảo hành… của Vingroup cũng được hưởng những ưu đãi liên quan về thuế, tiền sử dụng đất.
Trong khi đó thì mặc dù ông chủ của Công ty Trường Hải đầu tư hẳn khu công nghiệp cơ khí và ô tô Thaco Chu Lai với 32 công ty, đơn vị trực thuộc, bao gồm các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, các nhà máy linh kiện phụ tùng và tổ hợp cơ khí thì vẫn được xem là ‘gia công – lắp ráp’.
Ghi nhận ý kiến từ các chuyên gia về thương hiệu, trường hợp những sản phẩm mà linh kiện chủ yếu nhập khẩu thì chưa thể gọi là sản xuất tại Việt Nam, mà mới chỉ dừng lại ở mức gia công lắp ráp. Thế nhưng muốn minh bạch rõ ràng, nhất thiết phải có bộ tiêu chí định nghĩa thế nào gọi là hàng Việt phù hợp với các điều ước về sở hữu trí tuệ. Điều này đến nay vẫn chưa có.
"Thông thường, người ta hiểu nôm na gọi là hàng của quốc gia đó như hàng Việt, hàng Mỹ, hàng Nhật hay hàng Trung Quốc thì tối thiểu ý tưởng sản phẩm, thiết kế sản phẩm và thương hiệu sản phẩm đó phải được dựng lên từ quốc gia đó. Kiểu như sinh ra đứa con phải có hình hài, tâm hồn, tính cách. Còn lại sữa để nuôi con, áo quần cho con mặc… có thể sử dụng mua từ quốc gia khác. Thế nên định nghĩa là hàng gì phải bắt đầu từ 3 yếu tố nói trên", giảng viên môn ‘Makerting’ của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh – ông Vũ Quốc Chinh diễn giải và cho rằng thương hiệu chỉ là một phần trong câu chuyện hàng gắn mác xuất xứ quốc gia đó.
Trước mắt, có lẽ để sòng phẳng trong chuyện ‘makerting’/tiếp thị, quảng bá thương hiệu, sản phẩm…, những chính khách ‘chóp bu’ như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nên biết từ chối những lời mời mọc ‘cắt băng khai trương, khánh thành’ của doanh nghiệp.
Tấm hình kèm chú thích "Thủ tướng trải nghiệm ô tô VinFast do Chủ tịch Vượng cầm lái" rõ ràng là một ‘lobby’ lộ liễu không chỉ chuyện xe hơi, mà còn ẩn nhiều điều khác nữa, kể cả hơi hướm chính trị, khi em ruột của ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú Phạm Nhật Vũ đang vòng lao lý.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 25/06/2019
********************
Xe thương hiệu Việt - Vinfast Fadil liệu có như quảng cáo ?
Nguyễn Anh Tuấn, Phụ Nữ, 24/06/2019
Ba tháng sau khi tuyên bố đưa xe đi thử nghiệm, VinFast vẫn chưa công bố được clip đánh giá của các trung tâm kiểm định an toàn xe nổi tiếng trên thế giới, chỉ có clip tại Trung tâm Kỹ thuật General Motors Hàn Quốc.
Để có được những chiếc xe hơi chất lượng và ngành công nghiệp ô tô mạnh, nhiều hãng xe lớn của các nước phát triển đã phải trải qua nhiều chục năm rủi ro, thăng trầm. Những chiếc xe thương hiệu Việt nhanh chóng lăn bánh trên đường liệu sẽ đối mặt ra sao với những thử thách đầy chông gai ấy ?
Cuộc chiến thương hiệu
Chiếc xe hatchback hạng A (thường được gọi là xe "con cóc"), Vinfast Fadil lăn bánh trên đường phố, đem lại cho người Việt rất nhiều cảm xúc : tự hào hàng Việt có, vui mừng có và chưa hài lòng cũng có.
Xe VinFast Fadil được đưa ra lái thử
Ý tưởng xe hơi Việt không phải là điều gì mới mẻ tại thời điểm này. Sau sự thất bại của Vinaxuki, Vinfast xuất hiện trong một trạng thái hoàn thiện hơn, đã tạo được rất nhiều sự phấn khích; dẫu những người quan tâm và am hiểu về xe biết thương hiệu ấy đã làm được những gì và những gì họ đang mạo nhận qua quảng cáo. Các chuyên gia cho rằng, Vinfast không có dấu ấn trí tuệ Việt về mặt kỹ thuật trên chiếc Fadil nhỏ bé này.
Những ý kiến trái chiều luôn là cách người dân tiếp cận, tìm hiểu và đón nhận một sản phẩm mới. Đó là sự khách quan của người tiêu dùng mà bất kể thị trường tự do nào cũng đều có, thậm chí còn mang tính xung đột giữa các nhóm người tiêu dùng của từng thương hiệu. Đó cũng là niềm vui đối với nhà sản xuất, bởi những phản biện về kiểu dáng, thiết kế, tính năng, giá, cung cách phục vụ… sẽ giúp họ ngày một hoàn thiện sản phẩm.
Vinfast đã đưa chiếc Fadil vào giữa một thị trường xe hạng A đang cạnh tranh khốc liệt. Đây sẽ là bước đi thông minh nếu nhà sản xuất đủ mạnh về tài chính và chủ động về công nghệ. Ngược lại, sẽ rất khó khăn vì phải nhập khẩu linh kiện và phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ của nước ngoài. Vinfast đã cho người tiêu dùng thấy dây chuyền lắp ráp và quy mô nhà máy, thấy sự chuyên nghiệp trong cách quản lý của họ. Nhưng sản phẩm cuối cùng mới là điều quan trọng. Chiếc Fadil không có gì đặc biệt so với các đối thủ, ngoại trừ cụm từ "xe thương hiệu Việt".
Nhà máy của Vinfast tại khu công nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, Thành phố Hải Phòng
Còn nhớ, khi chiếc điện thoại Bphone ra đời, cũng nói nhiều về thương hiệu Việt và tự xếp mình ở vị trí cao về công nghệ, tính năng… khi tiếp cận khách hàng. Nhiều người dùng Việt vui mừng, tự hào cổ vũ cho thương hiệu, song lại không nhiều người mua. Bphone đến tay khách hàng với giá của phiên bản đầu tiên quá cao (11 triệu đồng). Những lần ra mắt sau này, Bphone đã có mức giá thấp hơn và cho phép người dùng thử trải nghiệm. Tiếc là sản phẩm của họ, thời điểm này, đã ngừng kinh doanh trên trang web của hai nhà bán lẻ lớn là FPT và Thegioididong. Người tiêu dùng Việt ngày nay có nhiều thông tin hơn để so sánh, đánh giá một sản phẩm mới trên thị trường và khi họ chi tiền vào thứ gì đó, họ luôn có lý.
Chiếc Vinfast Fadil có mức giá giống với câu chuyện của Bphone. Giá bán công bố của xe là 395 triệu đồng - ngang ngửa, thậm chí cao hơn các dòng xe cùng loại của những thương hiệu lớn và nhiều kinh nghiệm, nhiều công nghệ hơn như Suzuki (Celerio, 359 triệu đồng), Kia (Morning, 393 triệu đồng), Hyundai (i10, 405 triệu đồng), Toyota (Wigo, 405 triệu đồng) và Honda (Brio, 418 triệu đồng)… Vinfast, như công bố, là xe sản xuất trong nước mà giá ngang với xe ngoại có lẽ là điều mà người mua xe sẽ rất phân vân khi quyết định.
Những chiếc xe hạng A có mặt ở hầu hết mọi đô thị đông đúc. Sự nhẹ nhàng, tiện dụng và kích thước nhỏ là ưu điểm tuyệt đối của nó. Nhiều người còn ví chúng là xe ưa thích của các bà nội trợ. Ngay cả các ông lớn như Toyota, Honda, xưa không mấy mặn mà với các mẫu xe hạng A, giờ cũng tham gia thị trường. Họ biết, không có mặt ở phân khúc này, về lâu dài, sự lan tỏa hình ảnh thương hiệu sẽ yếu dần trong mắt khách hàng.
Một ưu thế nữa của những chiếc xe con cóc là khả năng chạy taxi. Khi bạn gọi xe bằng các ứng dụng như Grab, BE… khả năng lớn là một chiếc xe con cóc sẽ ghé đón bạn. Vinfast Fadil muốn chứng tỏ uy lực và tham gia được thị trường vận tải sôi động này, nó phải có độ bền bỉ, tiết kiệm của động cơ và sự hỗ trợ nhanh chóng về bảo trì, bảo dưỡng và kỹ thuật của nhà sản xuất hoặc chí ít là linh kiện thay thế dễ kiếm trên thị trường. Vì mới xuất hiện, Vinfast Fadil khó thắng các ông lớn xe hơi, bởi hệ thống đại lý, bảo trì của họ còn quá mỏng.
Ván bài sinh tử
Chiếc Daewoo Matiz của người Hàn được xem là dòng xe mở ra thị trường xe hatchback hạng A tại các đô thị chật chội ở Việt Nam. Cho tới nay, người Hàn vẫn chiếm lĩnh phân khúc này với những thương hiệu như Hyundai, Kia. Trong quá khứ, họ cũng từng trả những cái giá khá đắt để có được chỗ đứng như vậy. Sau khi phá sản, ông Kim Woo Choong - người sáng lập thương hiệu xe hơi Daewoo đã thốt lên : "Sai lầm đau đớn của cuộc đời tôi là mong nhanh chóng bán được càng nhiều xe càng tốt. Suy nghĩ ấy đã vô tình coi nhẹ các yếu tố kỹ thuật của sản phẩm mà các hãng khác luôn nâng cấp cho khách hàng".
Thống kê năm 2018, 22.068 chiếc Hyundai i10 đã được bán ra, theo sau đó là Kia Morning với số lượng 11.528 xe. Tại Việt Nam, họ cho khách hàng nhiều sự lựa chọn như: số sàn, số tự động, phiên bản tiết kiệm, phiên bản cao cấp… là điều Vinfast Fadil không có.
Trên thế giới, một mẫu xe đến với người tiêu dùng phải qua rất nhiều giai đoạn thử nghiệm. Từ độ bền bỉ của máy móc đến khả năng vận hành trong nhiều điều kiện đường sá, thời tiết khác nhau ; khả năng chịu đựng va đập của thân vỏ xe khi va chạm ở nhiều tốc độ; khả năng chịu lực của trần xe khi chẳng may bị lật nhiều vòng trên đường...
Ở mỗi lần thử nghiệm như vậy, các kỹ sư lại đo đạc biên độ biến dạng, xem xét kỹ lưỡng về chấn thương trên mô hình… để điều chỉnh thiết kế, kiểu dáng và vật liệu; để làm sao khi tai nạn xảy ra, rủi ro phải ở mức thấp nhất. Dần dần, các thử nghiệm này trở thành tiêu chuẩn phải có của ngành công nghiệp xe hơi và như một cam kết bắt buộc của các nhà sản xuất đối với khách hàng. Vinfast không cho khách hàng thấy được điều này. Mẫu mã đẹp, quảng cáo hay chỉ là thứ yếu. Cái đầu tiên khách hàng mua xe hơi cần và quan trọng nhất là sự an toàn. Tháng 3/2019, Vinfast tuyên bố đưa xe đi thử nghiệm về tính năng, độ an toàn rồi mới giao xe cho khách. Nhưng cho tới giờ, nhiều chiếc Fadil đã lăn bánh trên đường mà Vinfast vẫn chưa thể công bố được clip đánh giá của các trung tâm kiểm định an toàn xe nổi tiếng trên thế giới như ASEAN NCAP hay Magna Steyr, chỉ có clip kiểm định tại Trung tâm Kỹ thuật General Motors Hàn Quốc. Đây là điều vô cùng mạo hiểm, đứng ở khía cạnh nhà sản xuất; còn với người dùng là sự lo ngại lớn lao. Chiếc xe hơi lao trên đường được xem là mối nguy hiểm cho chính nó và mọi thứ xung quanh. Không đưa ra được các bằng chứng, kết quả thử nghiệm, sẽ thật khó thuyết phục khách hàng rằng chiếc xe an toàn.
Gần 400 triệu đồng có thể là con số nhỏ với những đại gia (nhưng những đại gia thì thường không chọn mua xe cỡ nhỏ) song lại là con số lớn đối với phần lớn người tiêu dùng đang dành dụm để tậu một chiếc xe con cóc, chở con đi học, chở vợ đi làm, hay vi vu du lịch. Trước khi "xuống tiền" cho một chiếc xe, hầu hết khách hàng sẽ dành nhiều tháng cân phân giữa từng tính năng, từng tiện ích, từng thương hiệu. Xe Hàn giá rẻ, xe Nhật "lành tính" là những điều dân chạy xe hơi đã truyền tụng trong rất nhiều năm qua. Để đạt được sự tin cậy đó nơi khách hàng là một quá trình rất dài của rất nhiều dòng xe đã chinh chiến trên các cung đường khắp thế giới chứ không phải chỉ dựa trên việc chủ nhân thương hiệu nói gì về chúng.
Để Vinfast Fadil giành được chỗ đứng trong lòng khách hàng, nhà sản xuất cần chứng minh nhiều hơn về tính đa dạng, an toàn, hậu mãi; cho người dùng thấy được sự tiết kiệm, độ bền bỉ của động cơ và các tính năng kỹ thuật tiên tiến. Có như vậy, hành trình của Vinfast và rộng hơn nữa là xe hơi thương hiệu Việt trong tương lai mới có thể tiến xa.
Nguyễn Tuấn Anh
******************
Ô tô VinFast Fadil gặp bất lợi khi báo chí so sánh giá xe ? (VOA, 25/06/2019)
Kể từ khi hãng ô tô 100% vốn Việt Nam VinFast bắt đầu bàn giao những chiếc Fadil đầu tiên cho khách hàng hôm 17/6, nhà báo Lê Trung Khoa ở Đức nhiều lần tường thuật trực tiếp trên mạng rằng loại xe này là "đồ đồng nát", "kém chất lượng". Ông Khoa nói Fadil tương đương với một dòng xe "không bán được ở Châu Âu, đã bị thải loại ở Đức vào năm 2016".
Xe Fadil, dòng xe đầu tiên của Vinfast xuất xưởng, tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 17/6. (Ảnh Vinfast.vn)
Ông Khoa, Tổng Biên tập báo điện tử Thoibao.de có giấy phép ở Đức, cho biết thêm dòng xe đó từng có giá bán hơn 5.100 Euro một chút, tương đương khoảng 133 triệu đồng, và chỉ đạt chuẩn khí thải Euro 4, không thể đáp ứng chuẩn Euro 6 hiện nay ở Châu Âu.
Khi chuẩn bị sản xuất dòng xe 5 chỗ nhỏ, hồi tháng 11/2018, VinFast thuộc tập đoàn VinGroup tuyên bố với báo chí là Fadil được nhượng quyền từ hãng Mỹ General Motors (GM). Hãng ô tô của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cung cấp thêm thông tin rằng Fadil "sử dụng nền tảng, công nghệ và tiêu chuẩn" của xe Opel Karl Rocks, loại xe cũng có chung nền tảng với Chevrolet Spark.
Qua các buổi live stream trên Facebook và YouTube gần đây, nhà báo Lê Trung Khoa đưa ra so sánh rằng mặc dù VinFast được hưởng nhiều ưu đãi về thuế và đất đai, song giá bán hiện tại của Fadil ở Việt Nam lên đến xấp xỉ 400 triệu đồng, sát mức giá của các xe nước ngoài cùng phân hạng phải chịu nhiều loại thuế cao từ nhiều năm nay.
Trong một bài báo đăng hôm 24/6, báo Phụ Nữ ở trong nước cũng so sánh giá của Fadil và chỉ ra rằng mức 395 triệu đồng/chiếc là "ngang ngửa, thậm chí cao hơn" các xe cùng loại của những thương hiệu "lớn và nhiều kinh nghiệm, nhiều công nghệ hơn" như Suzuki Celerio, Kia Morning, Hyundai i10, Toyota Wigo, và Honda Brio.
Tờ báo thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh nhận định rằng xe của VinFast sản xuất trong nước mà giá ngang với xe ngoại "có lẽ là điều mà người mua xe sẽ rất phân vân khi quyết định".
Một chuyên gia về ô tô, ông Trần Khắc Huy, Giám đốc kỹ thuật thuộc Lamborghini và Bentley ở Việt Nam, có quan điểm tương tự. Ông nói với VOA :
"Tôi thấy nhiều người phản ứng với giá bán quá cao. Tôi cho rằng giá như thế là quá cao. Vượt quá rất là nhiều so với người ta kỳ vọng về cái xe được mang tiếng là sản xuất trong nước".
Ngoại trừ vấn đề giá xe, về mặt công nghệ, chuyên gia Trần Khắc Huy cho rằng nhà báo Lê Trung Khoa ở Đức đã "không đúng" khi gọi xe Fadil và dòng xe tiền thân của nó, Opel Karl Rocks và Chevrolet Spark, là "đồ thải loại".
Theo ông Huy, Opel và Chevrolet có thể đã dừng sản xuất để tung ra các mẫu xe mới và điều đó "không liên quan gì đến vấn đề chất lượng". Vẫn theo chuyên gia này, hiện nay chính phủ Việt Nam mới chỉ áp dụng tiêu chuẩn Euro 4 về khí thải của ô tô, vì vậy, xe Fadil "cũng không có vấn đề gì" về mặt này.
Một phần dây chuyền lắp ráp tại nhà máy của VinFast mới đi vào hoạt động giữa tháng 6/2019
Các buổi live stream của nhà báo Lê Trung Khoa đã thu hút lượng người xem tổng cộng lên đến hơn 100.000 và hàng nghìn lời bình luận. Trong đó, theo quan sát của VOA, đa số các ý kiến cho rằng ông Khoa "dũng cảm" cung cấp thông tin để nhiều người biết được "sự thật về chất lượng và giá cả" của Fadil.
Ngược lại, cũng có một lượng đáng kể các ý kiến cho rằng ông Khoa "phá hoại" nỗ lực sản xuất ô tô nội địa của VinFast thuộc sở hữu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Một số người thậm chí còn đưa ra những lời đe dọa "ám sát", "giết chết" ông Khoa vì đưa ra những thông tin bất lợi về Fadil.
Theo tìm hiểu của VOA và qua ảnh chụp màn hình được nhà báo Lê Trung Khoa chia sẻ với VOA, những lời đe dọa mạnh mẽ nhất có nội dung rằng vì ông Khoa động đến "một thế lực tư nhân", nên ông sẽ "rước họa vào thân", cũng như sẽ bị hoặc đáng bị ông chủ của Vin Group "thuê mafia thủ tiêu".
Ông Khoa cho VOA biết ông đang đối phó với các lời đe dọa này như thế nào :
"Tôi đã tổng hợp lại, dịch và đưa các thông tin đó cho cảnh sát điều tra Đức, LKA, để họ tiếp tục tìm hiểu xem những chủ tài khoản nhắn tin đe dọa tôi liên tục như thế là ai, có vị trí địa lý nào, địa chỉ IP nào để họ tiếp tục có biện pháp bảo vệ tiếp theo".
Hôm 24/6, VOA liên lạc với cơ quan cảnh sát LKA để tìm hiểu xem họ nhận được những bằng chứng gì từ ông Khoa và có những biện pháp bảo vệ ông như thế nào. Tuy nhiên, sau 24 giờ, VOA chưa nhận được hồi đáp từ LKA.
Cùng ngày, VOA cũng cố gắng liên lạc với ông Nam Phong, đại diện truyền thông của VinFast, để hỏi về phản ứng của hãng đối với những thông tin do ông Lê Trung Khoa đưa ra. Ông Phong trả lời rằng vì "chưa có đủ thông tin" nên ông "chưa được phép phát ngôn", đồng thời đề nghị VOA gửi câu hỏi đến qua email.
Ở thời điểm bài được đăng, VOA chưa nhận được câu trả lời từ VinFast sau hơn 24 giờ gửi email đến hãng.
Chuyên gia ô tô Trần Khắc Huy, Giám đốc kỹ thuật thuộc Lamborghini và Bentley ở Việt Nam, cho rằng những thông tin trái chiều do ông Khoa và báo Phụ Nữ đưa ra có thể gây khó cho việc bán hàng của VinFast, không chỉ đối với xe Fadil mà cả hai mẫu xe sedan và SUV 2.0 lớn hơn, có giá xấp xỉ 1 tỷ đồng trở lên.
Ông Huy nói với VOA :
"Cái tỉ lệ thành công của 3 mẫu xe đó theo tôi là không cao. Thứ nhất, thị trường trong nước thì người ta khá là biết các xe đấy là như thế nào, xuất xứ từ đâu, đã phải chỉnh sửa những gì. Trong nước người ta khá là e dè. Hơn nữa là giá trị khá là lớn so với thu nhập của người Việt Nam. Theo tôi, số lượng bán trong nước sẽ khá là thấp. Còn nếu để mang ra bán ở nước ngoài, theo tôi nghĩ thì mua lại xe của một hãng khác, dán mác của mình vào, chỉnh sửa một tí, rồi lại mang bán thì ra thị trường quốc tế khả năng cạnh tranh về giá là quá thấp".
Hôm 14/6, tập đoàn Vingroup chính thức khánh thành nhà máy sản xuất ô tô VinFast tại khu công nghiệp Đình Vũ ở Hải Phòng, "vỏn vẹn" sau 21 tháng xây dựng và hoàn thiện.
VinFast có kế hoạch sản xuất 250.000 xe trong giai đoạn đầu hoạt động, với sản lượng dự kiến tăng lên 500.000 xe mỗi năm vào năm 2025. Năm ngoái, hãng cho biết họ dự kiến sẽ bắt đầu xuất khẩu vào giữa năm 2020. Hãng cũng nói họ đã nhận được 10.000 đơn đặt hàng trước ở thời điểm cách đây 1 năm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang sa vào lối mòn nguy hiểm của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi một lần nữa trong nhiều lần "kêu gọi báo chí đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá".
Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm Nga, 23/05/2019 (Hình : Evgenia Novozhenina/AFP/Getty Images)
Lời kêu gọi trên đang biến Phúc thành một đồ đệ của chủ nghĩa kinh viện, giáo điều và cực đoan cộng sản, thay vì đi theo con đường cải cách đất nước, tiếp nhận một cách cởi mở rất nhiều ý kiến phản biện trên mạng xã hội, đặc biệt là cải cách thể chế chính trị, như hy vọng của một số thành phần quan chức và trí thức.
Vì sao một quan chức như Nguyễn Xuân Phúc, dù đã có hơi hướng tham khảo bài học phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản sau Thế Chiến Thứ Hai và còn tham khảo cả thuyết "Đại Đông Á" của người Nhật, cùng lúc tỏ ra ngày càng gắn bó với Hoa Kỳ – xứ sở dung thân và dung dưỡng tài sản của rất nhiều gia đình quan chức trung cấp và cao cấp Việt Nam, lại trở nên "chuyên chính vô sản" theo cái lối dùng báo chí quốc doanh để dập tắt mạng xã hội ?
Có hai nguồn cơn chính yếu là từ nội bộ đảng và từ phản ứng của dư luận, đều thể hiện ngồn ngộn trên mạng xã hội.
Nỗi ám ảnh "Chân Dung Quyền Lực"
Hẳn Nguyễn Xuân Phúc không thể quên, hoặc còn nhớ mãi về trang mạng "Chân Dung Quyền Lực".
Vào cuối năm 2014, lần đầu tiên "Chân Dung Quyền Lực" xuất hiện và tạo nên một cơn địa chấn trong chính trường và chính giới Việt Nam khi tấn công không thương tiếc, với nhiều chi tiết liên quan đến tài sản, sân sau và nhân thân "chính trị nội bộ", đối với một số ủy viên bộ chính trị khi đó, đặc biệt là Nguyễn Xuân Phúc.
Khỏi phải nói rằng hiệu ứng của trang mạng phe cánh chính trị này đã khiến nhiều "chính khách" co rúm và phải uống thuốc ngủ. Nhưng đến gần cuối năm 2015 khi sắp diễn ra Đại hội 12, trang Chân Dung Quyền Lực tự nhiên "biến mất" (ngưng cập nhật) theo đúng cái cách mà nó đã thình lình xuất hiện. Có lẽ vào lúc đó, "nhiệm vụ lịch sử" của nó đã tạm hoàn thành.
Nhưng không có "Chân Dung Quyền Lực" này thì lại xuất hiện "Chân Dung Quyền Lực" khác.
Vào tháng 8/2018, hiện tượng đơn thư tố cáo nội bộ lại xuất hiện trên mạng xã hội. Một vụ việc độc đáo được mạng xã hội đề cập là một bức thư của một người được cho là nhà giáo Nguyễn Cảnh Bình từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tố cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về nhiều vấn đề, trong đó nổi cộm là chuyện ông Phúc để cho một số cấp dưới, đại gia và người thân trong gia đình ông Phúc thao túng chính trường và trục lợi cá nhân.
Bức thư đồng thời tố cáo Nguyễn Xuân Phúc đang tổ chức một chiến dịch vừa chạy đua vừa tranh giành chức vụ tổng bí thư tại Đại hội 13 vào năm 2021, với "liên danh" Nguyễn Xuân Phúc-Trương Hòa Bình-Nguyễn Văn Bình để đối chọi với một "trục" khác là Trần Quốc Vượng-Vương Đình Huệ…
Cho tới nay người ta vẫn chưa thấy ông Nguyễn Cảnh Bình lên tiếng phản bác về bức thư trên hay tố cáo kẻ nào đó đã mạo danh ông. Sự im lặng như thể công nhận ấy càng khiến dư luận tin rằng bức thư trên, tuy chưa biết những nội dung của nó đáng tin cậy đến đâu, nhưng có vẻ xuất phát từ "người thực việc thực".
Một cách tối thiểu, hiện tượng "người thực việc thực" đó đã được chứng thực trên phương diện lobby chính trị. Từ giữa năm 2017 và trùng với thời điểm Trần Đại Quang bất thần bị "bệnh lạ" mà đã "biến mất" lần đầu tiên trong gần hết tháng Tám năm đó, người ta nhận ra Thủ tướng Phúc đã bắt đầu chiến dịch vận động cho chức vụ tổng bí thư tại Đại hội 13 vào năm 2021.
Ngoài thành tích "GDP tăng trưởng vượt bậc", ông Phúc đi nhiều địa phương và nơi nào cũng được ông ta xem là "đầu tàu", cùng những từ ngữ đầy hoa mỹ mà đã khiến giới lãnh đạo những địa phương này "tự sướng" đến mức có thể sẵn lòng bỏ phiếu cho ông Phúc trong một hội nghị trung ương "thăm dò uy tín tổng bí thư cho Đại hội 13" và kể cả tại Đại hội 13…
Cùng lúc, nhiều dư luận bắt đầu đề cập nhiều hơn đến "nhóm sân sau" của Thủ tướng Phúc – một câu chuyện rất tương đồng với các nhóm lợi ích sân sau của Nguyễn Tấn Dũng trong 9 năm trời ông ta làm thủ tướng.
Tuy chưa đến mức thao túng chính phủ và "đớp hốt" ghê gớm như các nhóm sân sau của Nguyễn Tấn Dũng, những nhóm kinh tài được cho là sân sau của Thủ tướng Phúc lại được cho là "rất nhiều triển vọng" để trở thành nhóm lợi ích có sức ảnh hưởng lớn nhất đến chính phủ và cả đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong tương lai không xa.
Tham vọng và học phí ứng cử viên
Thực ra Thủ tướng Phúc đã vượt trên các ứng cử viên khác để trở thành nhân vật bộc lộ tham vọng chính trị rõ hơn hết trong những năm sau Đại hội 12.
Còn giờ đây, cuộc chiến quyền lực đã bắt đầu manh nha, và nếu không có gì thay đổi thì sự việc sẽ diễn ra theo đúng quy luật xung đột chính trị – lại một cuộc chạy đua sống mái vào các chức danh chủ chốt trong Bộ Chính Trị và trong "tam trụ" tại Đại hội 13, kể cả một cuộc vận động để điều chỉnh "tam trụ" thành "tứ trụ" như cũ.
Cuộc chạy đua đó càng trở nên "hợp pháp" hơn sau cú bạo bệnh của Nguyễn Phú Trọng tại Kiên Giang "nhà Ba Dũng" vào tháng 4/2019.
Bởi nếu đến một lúc nào đó Nguyễn Phú Trọng không thể gượng lại và buộc phải tự nguyện nhường lại cái ghế tổng bí thư cho người khác, hai ứng cử viên hàng đầu đã hoặc được sắp sẵn, hoặc cố ngoi lên vị trí sắp sẵn đó : Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc.
Đây là hai tính cách khác nhau một trời một vực : trong khi Thủ tướng Phúc thậm chí còn được dân gian đặt cho biệt danh là "Phúc nổ" với đủ thứ giai thoại về "đầu tàu kinh tế" và "tăng trưởng GDP" tại các địa phương mà ở đó ông ta lộ rõ chiến dịch vận động để vị thế của mình được "nâng lên một tầm cao mới", Trần Quốc Vượng lại chỉ nói quá ít so với Phúc. Và trong khi Nguyễn Xuân Phúc được xem là "một thế lực đang lên" với "mạnh vì gạo bạo vì tiền", thì Trần Quốc Vượng lại "nghèo" và kín đáo hơn nhiều, tuy không phải không có dư luận về "sân sau" của nhân vật này.
Khác với thời tiền Đại hội 12, giai đoạn "toàn đảng, toàn quân lập thành tích chào mừng Đại hội 13" không những là cuộc chiến đánh vào các sân sau của nhau, mà tính xung đột của nó còn "máu lửa" hơn nhiều bởi yếu tố hình sự hóa của cuộc chiến này – thể hiện bởi Bộ Công An ở cấp trung ương và cơ quan công an ở một số địa phương then chốt – những nơi đậm đà yếu tố "phe cánh chính trị".
Tham vọng và hy vọng ngùn ngụt, nhưng luôn gắn liền hoặc tỷ lệ thuận với rủi ro. Đó là một loại học phí quá đắt đỏ mà Nguyễn Xuân Phúc không thể không xót ruột khi ông ta phải trở thành tiêu điểm bình phẩm, chỉ trích và tố cáo của các đồng chí trong nội bộ Đảng cộng sản lẫn dư luận trên mạng xã hội về quá nhiều "thành tích" của Phúc trong nhiệm kỳ này.
Các thành tích này là để mặc hoặc tiếp tay cho Bộ Công Thương tăng phi mã giá xăng dầu và điện, bỏ mặc hoặc bật đèn xanh cho Bộ Giao Thông Vận Tải và nhóm lợi ích giao thông dập phí BOT lên đầu lái xe và doanh nghiệp, thả rông cho Bộ Tài Nguyên Môi Trường và các doanh nghiệp xả thải đậm đặc khắp các vùng đất nước…
Phạm Chí Dũng
Nguồn : Người Việt, 21/06/2019