Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

25/06/2019

VinFast, niềm tự hào của Nguyễn Xuân Phúc !

Nhiều tác giả

Khi thủ tướng đi làm nghề quảng cáo

Minh Châu, VNTB, 25/06/2019

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hết lời ngợi ca khi tới dự lễ khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô VinFast tại Cát Hải (Hải Phòng) của doanh nhân Phạm Nhật Vượng. Trước đó, thủ tướng cũng tham dự một sự kiện cộng đồng của Tập đoàn điện tử Asanzo.

nxp1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trải nghiệm xe VinFast.

Hôm 21/6, báo Tuổi Trẻ bắt đầu loạt bài viết và phóng sự truyền hình về chuyện nhiều sản phẩm của Asanzo thật ra đều là hàng của Trung Quốc. 

Chiều 23/6, ông Phạm Văn Tam, chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo, đã có buổi gặp gỡ trao đổi với một số báo chí ngay tại nhà máy của doanh nghiệp đặt tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) về vấn đề này. 

Ông Tam giải thích có 3 bộ phận quan trọng trong chiếc ti vi là màn hình tấm panel LCD, màn hình LCD và bo mạch đều được Asanzo mua từ Trung Quốc, nhưng ông Tam vẫn khẳng định chiếc ti vi Asanzo là thương hiệu Việt và trực tiếp thực hiện các công đoạn lắp ráp ti vi ngay tại chuyền 1 nhà xưởng trong vòng 15 phút trước sự chứng kiến của báo chí. 

"Ngoài linh kiện nhập khẩu đến 70 - 80%, chúng tôi phải sử dụng một số linh kiện được cung cấp tại Việt Nam. Đặc biệt, giá trị cốt lõi của chiếc ti vi là hệ điều hành, phần mềm của ti vi và thiết kế mẫu mã phải được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư của công ty. Ti vi Asanzo chạy hệ điều hành Android mà Trung Quốc không sử dụng hệ điều hành này. Với những điều đó, chúng tôi tự tin sản phẩm mang thương hiệu Asanzo ghi xuất xứ Việt Nam và công nghệ Nhật là có căn cứ, phù hợp thông lệ thị trường và không trái pháp luật Việt Nam", ông Tam nói.

Một lập luận tương tự ông chủ của Asanzo cũng được ông trùm của Vingroup đưa ra với sự tán thưởng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 14/6 : "VinFast là nhà máy ô tô duy nhất tại Việt Nam làm chủ được các công đoạn cốt lõi, có năng lực tự sản xuất những cấu phần chính của một chiếc ô tô như thân vỏ, động cơ…. Với năng lực tự dập các tấm lớn (hơn 20 tấm cơ bản cho mỗi xe) ; và khả năng gia công, sản xuất động cơ tại chỗ theo tiêu chuẩn cao của Châu Âu – VinFast đã khẳng định được vị thế của một nhà sản xuất ô tô độc lập" (trích Thông cáo báo chí).

Trong Luật Quảng cáo có điều 8 nêu về những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo, theo đó ở khoản 9 ghi : "Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố".

Như vậy, trường hợp của Asanzo là dù sản phẩm của họ tương tự sản phẩm điện tử gia dụng của Kangaroo, Sunhouse… nhưng các sản phẩm này đều ghi xuất xứ Trung Quốc, còn Asanzo thì nói rằng mình là hàng Việt.

Doanh nhân Phạm Nhật Vượng khôn ngoan hơn khi sử dụng tên gọi "dự án sản xuất ô tô xe máy mang thương hiệu Việt – VinFast", qua đó được hưởng những chính sách ưu đãi cao nhất trong lãnh vực phát triển công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Các bất động sản liên quan dành cho chuyện này như nhà xưởng, trạm bảo hành… của Vingroup cũng được hưởng những ưu đãi liên quan về thuế, tiền sử dụng đất.

Trong khi đó thì mặc dù ông chủ của Công ty Trường Hải đầu tư hẳn khu công nghiệp cơ khí và ô tô Thaco Chu Lai với 32 công ty, đơn vị trực thuộc, bao gồm các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, các nhà máy linh kiện phụ tùng và tổ hợp cơ khí thì vẫn được xem là ‘gia công – lắp ráp’.

Ghi nhận ý kiến từ các chuyên gia về thương hiệu, trường hợp những sản phẩm mà linh kiện chủ yếu nhập khẩu thì chưa thể gọi là sản xuất tại Việt Nam, mà mới chỉ dừng lại ở mức gia công lắp ráp. Thế nhưng muốn minh bạch rõ ràng, nhất thiết phải có bộ tiêu chí định nghĩa thế nào gọi là hàng Việt phù hợp với các điều ước về sở hữu trí tuệ. Điều này đến nay vẫn chưa có.

"Thông thường, người ta hiểu nôm na gọi là hàng của quốc gia đó như hàng Việt, hàng Mỹ, hàng Nhật hay hàng Trung Quốc thì tối thiểu ý tưởng sản phẩm, thiết kế sản phẩm và thương hiệu sản phẩm đó phải được dựng lên từ quốc gia đó. Kiểu như sinh ra đứa con phải có hình hài, tâm hồn, tính cách. Còn lại sữa để nuôi con, áo quần cho con mặc… có thể sử dụng mua từ quốc gia khác. Thế nên định nghĩa là hàng gì phải bắt đầu từ 3 yếu tố nói trên", giảng viên môn ‘Makerting’ của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh – ông Vũ Quốc Chinh diễn giải và cho rằng thương hiệu chỉ là một phần trong câu chuyện hàng gắn mác xuất xứ quốc gia đó.

Trước mắt, có lẽ để sòng phẳng trong chuyện ‘makerting’/tiếp thị, quảng bá thương hiệu, sản phẩm…, những chính khách ‘chóp bu’ như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nên biết từ chối những lời mời mọc ‘cắt băng khai trương, khánh thành’ của doanh nghiệp. 

Tấm hình kèm chú thích "Thủ tướng trải nghiệm ô tô VinFast do Chủ tịch Vượng cầm lái" rõ ràng là một ‘lobby’ lộ liễu không chỉ chuyện xe hơi, mà còn ẩn nhiều điều khác nữa, kể cả hơi hướm chính trị, khi em ruột của ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú Phạm Nhật Vũ đang vòng lao lý.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 25/06/2019

********************

Xe thương hiệu Việt - Vinfast Fadil liệu có như quảng cáo ?

Nguyễn Anh Tuấn, Phụ Nữ, 24/06/2019

Ba tháng sau khi tuyên bố đưa xe đi thử nghiệm, VinFast vẫn chưa công bố được clip đánh giá của các trung tâm kiểm định an toàn xe nổi tiếng trên thế giới, chỉ có clip tại Trung tâm Kỹ thuật General Motors Hàn Quốc.

Để có được những chiếc xe hơi chất lượng và ngành công nghiệp ô tô mạnh, nhiều hãng xe lớn của các nước phát triển đã phải trải qua nhiều chục năm rủi ro, thăng trầm. Những chiếc xe thương hiệu Việt nhanh chóng lăn bánh trên đường liệu sẽ đối mặt ra sao với những thử thách đầy chông gai ấy ?

Cuộc chiến thương hiệu

Chiếc xe hatchback hạng A (thường được gọi là xe "con cóc"), Vinfast Fadil lăn bánh trên đường phố, đem lại cho người Việt rất nhiều cảm xúc : tự hào hàng Việt có, vui mừng có và chưa hài lòng cũng có.

nxp2

Xe VinFast Fadil được đưa ra lái thử

Ý tưởng xe hơi Việt không phải là điều gì mới mẻ tại thời điểm này. Sau sự thất bại của Vinaxuki, Vinfast xuất hiện trong một trạng thái hoàn thiện hơn, đã tạo được rất nhiều sự phấn khích; dẫu những người quan tâm và am hiểu về xe biết thương hiệu ấy đã làm được những gì và những gì họ đang mạo nhận qua quảng cáo. Các chuyên gia cho rằng, Vinfast không có dấu ấn trí tuệ Việt về mặt kỹ thuật trên chiếc Fadil nhỏ bé này.

Những ý kiến trái chiều luôn là cách người dân tiếp cận, tìm hiểu và đón nhận một sản phẩm mới. Đó là sự khách quan của người tiêu dùng mà bất kể thị trường tự do nào cũng đều có, thậm chí còn mang tính xung đột giữa các nhóm người tiêu dùng của từng thương hiệu. Đó cũng là niềm vui đối với nhà sản xuất, bởi những phản biện về kiểu dáng, thiết kế, tính năng, giá, cung cách phục vụ… sẽ giúp họ ngày một hoàn thiện sản phẩm.

Vinfast đã đưa chiếc Fadil vào giữa một thị trường xe hạng A đang cạnh tranh khốc liệt. Đây sẽ là bước đi thông minh nếu nhà sản xuất đủ mạnh về tài chính và chủ động về công nghệ. Ngược lại, sẽ rất khó khăn vì phải nhập khẩu linh kiện và phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ của nước ngoài. Vinfast đã cho người tiêu dùng thấy dây chuyền lắp ráp và quy mô nhà máy, thấy sự chuyên nghiệp trong cách quản lý của họ. Nhưng sản phẩm cuối cùng mới là điều quan trọng. Chiếc Fadil không có gì đặc biệt so với các đối thủ, ngoại trừ cụm từ "xe thương hiệu Việt".

nxp3

Nhà máy của Vinfast tại khu công nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, Thành phố Hải Phòng

Còn nhớ, khi chiếc điện thoại Bphone ra đời, cũng nói nhiều về thương hiệu Việt và tự xếp mình ở vị trí cao về công nghệ, tính năng… khi tiếp cận khách hàng. Nhiều người dùng Việt vui mừng, tự hào cổ vũ cho thương hiệu, song lại không nhiều người mua. Bphone đến tay khách hàng với giá của phiên bản đầu tiên quá cao (11 triệu đồng). Những lần ra mắt sau này, Bphone đã có mức giá thấp hơn và cho phép người dùng thử trải nghiệm. Tiếc là sản phẩm của họ, thời điểm này, đã ngừng kinh doanh trên trang web của hai nhà bán lẻ lớn là FPT và Thegioididong. Người tiêu dùng Việt ngày nay có nhiều thông tin hơn để so sánh, đánh giá một sản phẩm mới trên thị trường và khi họ chi tiền vào thứ gì đó, họ luôn có lý.

Chiếc Vinfast Fadil có mức giá giống với câu chuyện của Bphone. Giá bán công bố của xe là 395 triệu đồng - ngang ngửa, thậm chí cao hơn các dòng xe cùng loại của những thương hiệu lớn và nhiều kinh nghiệm, nhiều công nghệ hơn như Suzuki (Celerio, 359 triệu đồng), Kia (Morning, 393 triệu đồng), Hyundai (i10, 405 triệu đồng), Toyota (Wigo, 405 triệu đồng) và Honda (Brio, 418 triệu đồng)… Vinfast, như công bố, là xe sản xuất trong nước mà giá ngang với xe ngoại có lẽ là điều mà người mua xe sẽ rất phân vân khi quyết định.

Những chiếc xe hạng A có mặt ở hầu hết mọi đô thị đông đúc. Sự nhẹ nhàng, tiện dụng và kích thước nhỏ là ưu điểm tuyệt đối của nó. Nhiều người còn ví chúng là xe ưa thích của các bà nội trợ. Ngay cả các ông lớn như Toyota, Honda, xưa không mấy mặn mà với các mẫu xe hạng A, giờ cũng tham gia thị trường. Họ biết, không có mặt ở phân khúc này, về lâu dài, sự lan tỏa hình ảnh thương hiệu sẽ yếu dần trong mắt khách hàng.

Một ưu thế nữa của những chiếc xe con cóc là khả năng chạy taxi. Khi bạn gọi xe bằng các ứng dụng như Grab, BE… khả năng lớn là một chiếc xe con cóc sẽ ghé đón bạn. Vinfast Fadil muốn chứng tỏ uy lực và tham gia được thị trường vận tải sôi động này, nó phải có độ bền bỉ, tiết kiệm của động cơ và sự hỗ trợ nhanh chóng về bảo trì, bảo dưỡng và kỹ thuật của nhà sản xuất hoặc chí ít là linh kiện thay thế dễ kiếm trên thị trường. Vì mới xuất hiện, Vinfast Fadil khó thắng các ông lớn xe hơi, bởi hệ thống đại lý, bảo trì của họ còn quá mỏng.

Ván bài sinh tử

Chiếc Daewoo Matiz của người Hàn được xem là dòng xe mở ra thị trường xe hatchback hạng A tại các đô thị chật chội ở Việt Nam. Cho tới nay, người Hàn vẫn chiếm lĩnh phân khúc này với những thương hiệu như Hyundai, Kia. Trong quá khứ, họ cũng từng trả những cái giá khá đắt để có được chỗ đứng như vậy. Sau khi phá sản, ông Kim Woo Choong - người sáng lập thương hiệu xe hơi Daewoo đã thốt lên : "Sai lầm đau đớn của cuộc đời tôi là mong nhanh chóng bán được càng nhiều xe càng tốt. Suy nghĩ ấy đã vô tình coi nhẹ các yếu tố kỹ thuật của sản phẩm mà các hãng khác luôn nâng cấp cho khách hàng".

Thống kê năm 2018, 22.068 chiếc Hyundai i10 đã được bán ra, theo sau đó là Kia Morning với số lượng 11.528 xe. Tại Việt Nam, họ cho khách hàng nhiều sự lựa chọn như: số sàn, số tự động, phiên bản tiết kiệm, phiên bản cao cấp… là điều Vinfast Fadil không có.

Trên thế giới, một mẫu xe đến với người tiêu dùng phải qua rất nhiều giai đoạn thử nghiệm. Từ độ bền bỉ của máy móc đến khả năng vận hành trong nhiều điều kiện đường sá, thời tiết khác nhau ; khả năng chịu đựng va đập của thân vỏ xe khi va chạm ở nhiều tốc độ; khả năng chịu lực của trần xe khi chẳng may bị lật nhiều vòng trên đường... 

Ở mỗi lần thử nghiệm như vậy, các kỹ sư lại đo đạc biên độ biến dạng, xem xét kỹ lưỡng về chấn thương trên mô hình… để điều chỉnh thiết kế, kiểu dáng và vật liệu; để làm sao khi tai nạn xảy ra, rủi ro phải ở mức thấp nhất. Dần dần, các thử nghiệm này trở thành tiêu chuẩn phải có của ngành công nghiệp xe hơi và như một cam kết bắt buộc của các nhà sản xuất đối với khách hàng. Vinfast không cho khách hàng thấy được điều này. Mẫu mã đẹp, quảng cáo hay chỉ là thứ yếu. Cái đầu tiên khách hàng mua xe hơi cần và quan trọng nhất là sự an toàn. Tháng 3/2019, Vinfast tuyên bố đưa xe đi thử nghiệm về tính năng, độ an toàn rồi mới giao xe cho khách. Nhưng cho tới giờ, nhiều chiếc Fadil đã lăn bánh trên đường mà Vinfast vẫn chưa thể công bố được clip đánh giá của các trung tâm kiểm định an toàn xe nổi tiếng trên thế giới như ASEAN NCAP hay Magna Steyr, chỉ có clip kiểm định tại Trung tâm Kỹ thuật General Motors Hàn Quốc. Đây là điều vô cùng mạo hiểm, đứng ở khía cạnh nhà sản xuất; còn với người dùng là sự lo ngại lớn lao. Chiếc xe hơi lao trên đường được xem là mối nguy hiểm cho chính nó và mọi thứ xung quanh. Không đưa ra được các bằng chứng, kết quả thử nghiệm, sẽ thật khó thuyết phục khách hàng rằng chiếc xe an toàn.

Gần 400 triệu đồng có thể là con số nhỏ với những đại gia (nhưng những đại gia thì thường không chọn mua xe cỡ nhỏ) song lại là con số lớn đối với phần lớn người tiêu dùng đang dành dụm để tậu một chiếc xe con cóc, chở con đi học, chở vợ đi làm, hay vi vu du lịch. Trước khi "xuống tiền" cho một chiếc xe, hầu hết khách hàng sẽ dành nhiều tháng cân phân giữa từng tính năng, từng tiện ích, từng thương hiệu. Xe Hàn giá rẻ, xe Nhật "lành tính" là những điều dân chạy xe hơi đã truyền tụng trong rất nhiều năm qua. Để đạt được sự tin cậy đó nơi khách hàng là một quá trình rất dài của rất nhiều dòng xe đã chinh chiến trên các cung đường khắp thế giới chứ không phải chỉ dựa trên việc chủ nhân thương hiệu nói gì về chúng.

Để Vinfast Fadil giành được chỗ đứng trong lòng khách hàng, nhà sản xuất cần chứng minh nhiều hơn về tính đa dạng, an toàn, hậu mãi; cho người dùng thấy được sự tiết kiệm, độ bền bỉ của động cơ và các tính năng kỹ thuật tiên tiến. Có như vậy, hành trình của Vinfast và rộng hơn nữa là xe hơi thương hiệu Việt trong tương lai mới có thể tiến xa. 

Nguyễn Tuấn Anh

******************

Ô tô VinFast Fadil gặp bất lợi khi báo chí so sánh giá xe ? (VOA, 25/06/2019)

Kể t khi hãng ô tô 100% vn Vit Nam VinFast bt đu bàn giao nhng chiếc Fadil đu tiên cho khách hàng hôm 17/6, nhà báo Lê Trung Khoa ở Đc nhiu ln tường thut trc tiếp trên mng rng loi xe này là "đ đng nát", "kém cht lượng". Ông Khoa nói Fadil tương đương vi mt dòng xe "không bán được Châu Âu, đã b thi loi Đc vào năm 2016".

oto1

Xe Fadil, dòng xe đầu tiên ca Vinfast xut xưởng, ti Thành phố Hồ Chí Minh hôm 17/6. (nh Vinfast.vn)

Ông Khoa, Tổng Biên tp báo đin t Thoibao.de có giy phép Đc, cho biết thêm dòng xe đó tng có giá bán hơn 5.100 Euro mt chút, tương đương khong 133 triu đng, và ch đt chun khí thi Euro 4, không th đáp ng chun Euro 6 hin nay Châu Âu.

Khi chuẩn b sn xut dòng xe 5 chỗ nh, hi tháng 11/2018, VinFast thuc tp đoàn VinGroup tuyên b vi báo chí là Fadil được nhượng quyn t hãng M General Motors (GM). Hãng ô tô ca t phú Phm Nht Vượng cung cp thêm thông tin rng Fadil "s dng nn tng, công ngh và tiêu chuẩn" ca xe Opel Karl Rocks, loi xe cũng có chung nn tng vi Chevrolet Spark.

Qua các buổi live stream trên Facebook và YouTube gn đây, nhà báo Lê Trung Khoa đưa ra so sánh rng mc dù VinFast được hưởng nhiu ưu đãi v thuế và đt đai, song giá bán hiện ti ca Fadil Vit Nam lên đến xp x 400 triu đng, sát mc giá ca các xe nước ngoài cùng phân hng phi chu nhiu loi thuế cao t nhiu năm nay.

Trong một bài báo đăng hôm 24/6, báo Ph N trong nước cũng so sánh giá ca Fadil và ch ra rng mc 395 triu đng/chiếc là "ngang nga, thậm chí cao hơn" các xe cùng loi ca nhng thương hiu "ln và nhiu kinh nghim, nhiu công ngh hơn" như Suzuki Celerio, Kia Morning, Hyundai i10, Toyota Wigo, và Honda Brio.

Tờ báo thuc Hi Liên hip Ph n thành ph H Chí Minh nhn đnh rng xe của VinFast sản xut trong nước mà giá ngang vi xe ngoi "có l là điu mà người mua xe s rt phân vân khi quyết đnh".

Một chuyên gia v ô tô, ông Trn Khc Huy, Giám đc k thut thuc Lamborghini và Bentley Vit Nam, có quan đim tương t. Ông nói vi VOA :

"Tôi thấy nhiu người phn ng vi giá bán quá cao. Tôi cho rng giá như thế là quá cao. Vượt quá rt là nhiu so vi người ta kỳ vng v cái xe được mang tiếng là sn xut trong nước".

Ngoại tr vn đ giá xe, v mt công ngh, chuyên gia Trn Khc Huy cho rng nhà báo Lê Trung Khoa Đc đã "không đúng" khi gi xe Fadil và dòng xe tin thân ca nó, Opel Karl Rocks và Chevrolet Spark, là "đ thi loi".

Theo ông Huy, Opel và Chevrolet có thể đã dng sn xut đ tung ra các mu xe mi và điu đó "không liên quan gì đến vn đ cht lượng". Vn theo chuyên gia này, hin nay chính ph Vit Nam mi ch áp dng tiêu chun Euro 4 v khí thi ca ô tô, vì vy, xe Fadil "cũng không có vn đ gì" v mt này.

oto2

Một phn dây chuyn lp ráp ti nhà máy ca VinFast mi đi vào hot đng giữa tháng 6/2019

Các buổi live stream ca nhà báo Lê Trung Khoa đã thu hút lượng người xem tng cng lên đến hơn 100.000 và hàng nghìn li bình lun. Trong đó, theo quan sát ca VOA, đa s các ý kiến cho rng ông Khoa "dũng cm" cung cp thông tin đ nhiu người biết được "s tht v cht lượng và giá c" ca Fadil.

Ngược li, cũng có mt lượng đáng k các ý kiến cho rng ông Khoa "phá hoi" n lc sn xut ô tô ni đa ca VinFast thuc s hu ca t phú Phm Nht Vượng.

Một s người thm chí còn đưa ra nhng lời đe da "ám sát", "giết chết" ông Khoa vì đưa ra nhng thông tin bt li v Fadil.

Theo tìm hiểu ca VOA và qua nh chp màn hình được nhà báo Lê Trung Khoa chia s vi VOA, nhng li đe da mnh m nht có ni dung rng vì ông Khoa đng đến "mt thế lực tư nhân", nên ông s "rước ha vào thân", cũng như s b hoc đáng b ông ch ca Vin Group "thuê mafia th tiêu".

Ông Khoa cho VOA biết ông đang đi phó vi các li đe da này như thế nào :

"Tôi đã tổng hp li, dch và đưa các thông tin đó cho cnh sát điều tra Đc, LKA, đ h tiếp tc tìm hiu xem nhng ch tài khon nhn tin đe da tôi liên tc như thế là ai, có v trí đa lý nào, đa ch IP nào đ h tiếp tc có bin pháp bo v tiếp theo".

Hôm 24/6, VOA liên lạc vi cơ quan cnh sát LKA đ tìm hiu xem họ nhn được nhng bng chng gì t ông Khoa và có nhng bin pháp bo v ông như thế nào. Tuy nhiên, sau 24 gi, VOA chưa nhn được hi đáp t LKA.

Cùng ngày, VOA cũng cố gng liên lc vi ông Nam Phong, đi din truyn thông ca VinFast, đ hi v phản ng ca hãng đi vi nhng thông tin do ông Lê Trung Khoa đưa ra. Ông Phong tr li rng vì "chưa có đ thông tin" nên ông "chưa được phép phát ngôn", đng thi đ ngh VOA gi câu hi đến qua email.

thi đim bài được đăng, VOA chưa nhn được câu tr li t VinFast sau hơn 24 gi gi email đến hãng.

Chuyên gia ô tô Trần Khc Huy, Giám đốc k thut thuc Lamborghini và Bentley Vit Nam, cho rng nhng thông tin trái chiu do ông Khoa và báo Ph N đưa ra có th gây khó cho vic bán hàng ca VinFast, không ch đi vi xe Fadil mà c hai mu xe sedan và SUV 2.0 ln hơn, có giá xấp x 1 t đng tr lên.

Ông Huy nói với VOA :

"Cái tỉ l thành công ca 3 mu xe đó theo tôi là không cao. Th nht, th trường trong nước thì người ta khá là biết các xe đy là như thế nào, xut x t đâu, đã phi chnh sa nhng gì. Trong nước người ta khá là e dè. Hơn na là giá tr khá là ln so vi thu nhp ca người Vit Nam. Theo tôi, s lượng bán trong nước s khá là thp. Còn nếu đ mang ra bán nước ngoài, theo tôi nghĩ thì mua li xe ca mt hãng khác, dán mác ca mình vào, chnh sa mt tí, ri li mang bán thì ra th trường quc tế kh năng cnh tranh v giá là quá thp".

Hôm 14/6, tập đoàn Vingroup chính thc khánh thành nhà máy sn xut ô tô VinFast ti khu công nghip Đình Vũ Hi Phòng, "vn vn" sau 21 tháng xây dng và hoàn thin.

VinFast có kế hoch sn xut 250.000 xe trong giai đon đu hot đng, vi sn lượng d kiến tăng lên 500.000 xe mi năm vào năm 2025. Năm ngoái, hãng cho biết h d kiến s bt đu xut khu vào gia năm 2020. Hãng cũng nói h đã nhn được 10.000 đơn đt hàng trước thi đim cách đây 1 năm.

Quay lại trang chủ
Read 624 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)