Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bữa tiệc ngoại giao cuối cùng của quý bà Trần Thị Nguyệt Thu ?

Từ sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, có tin rằng khả năng sắp tới đây ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ rời ghế Chủ tịch nước.

ngoạigiao1

Tối 23 tháng Chạp, Chủ tịch nước cùng phu nhân đã dự "liên hoan ẩm thực" trong thủ tục mang tính nghi thức ngoại giao.

"Có giữ mình trong sạch thì mới nói người khác được. Còn nếu nói mà… ông về ông bảo vợ con ông, ông về ông nhìn vào bản thân đi, ông đừng đi dạy tôi, thế là thôi, mình trớ ra rồi, làm sao mà nói được" – là lời cụ nói hôm kia nhân tổng kết 10 năm chống tham nhũng" – cựu tổng biên tập báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh lúc tờ báo này đã chuyển chủ quản sang Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ẩn ý viết như vậy.

"Ông về ông bảo vợ con ông, ông về ông nhìn vào bản thân đi, ông đừng đi dạy tôi" là mẫu câu phiếm chỉ, nhưng có lẽ không ít người tin rằng đang muốn nhắm đến bà Trần Thị Nguyệt Thu – người đang được gọi là phu nhân của Chủ tịch nước.

Dư luận đồn đoán rằng quý bà Trần Thị Nguyệt Thu có liên quan đến vụ bà Nguyễn Bạch Thùy Linh, 45 tuổi, giám đốc công ty SNB Holdings vừa bị khởi tố hồi đầu tháng 1/2023 với cáo buộc "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi" trong vụ án liên quan đến diễn biến lúc dịch giã Covid-19.

Không chỉ vậy, Công ty SNB Holdings liên quan một loạt doanh nghiệp "họ" SNB, trong đó có Công ty Thế Giới Tuổi Thơ (Soc&Brothers) và Công ty phân phối SNB (SNB Distribution), được cho là do bà Nguyễn Thị Xuân Trang, con gái ông Nguyễn Xuân Phúc là chủ.

Thu thập bước đầu trong liên quan trên như sau :

Cùng bị bắt với bà Nguyễn Bạch Thùy Linh còn có bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (sinh năm 1967), với cáo buộc "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", quy định tại Khoản 3, Điều 366 Bộ luật Hình sự.

Đây là diễn biến mới nhất tính đến tuần lễ đầu tháng 1/2023 về tiến trình điều tra vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ; Đưa hối lộ ; Nhận hối lộ xảy ra tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan. Vụ án thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Bà Nguyễn Thị Xuân Trang có "vạ lây" ?

Trong 2 cá nhân bị khởi tố này, cái tên đáng chú ý hơn cả là bà Nguyễn Bạch Thùy Linh – Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên SNB Holdings (SNB Holdings). Theo tìm hiểu, bà Thùy Linh là cổ đông lớn và là người điều hành một hệ sinh thái các doanh nghiệp "họ" SNB, trong đó Công ty cổ phần Thế giới tuổi thơ (Soc&Brothers) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Phân phối SNB (SNB Distribution) là 2 pháp nhân lõi.

ngoaigiao2

Soc&Brothers là "viên gạch" đầu tiên của nhóm SNB. Vai trò "cốt lõi" của pháp nhân này cũng phần nào được khẳng định qua chính cái tên "SNB", có thể hiểu là viết tắt của "Soc and Brothers". Quan trọng hơn, doanh nghiệp này còn là pháp nhân đóng vai trò "core" kinh doanh trong nhóm SNB.

Cụ thể, Soc&Brothers thành lập vào tháng 11/2007 với sứ mệnh là đưa những sản phẩm chất lượng trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé của các thương hiệu hàng đầu thế giới đến Việt Nam. 

Ra đời từ gần cuối năm 2007, Soc&Brothers nổi lên nhanh chóng khi chỉ gần 1 năm sau đã trở thành nhà phân phối xe đẩy Aprica – một thương hiệu cao cấp của Nhật Bản. Chưa dừng lại ở đó, Soc&Brothers vào tháng 2/2009 tiếp tục trở thành nhà phân phối chính thức và duy nhất tại Việt Nam về sản phẩm Arau Baby của tập đoàn Saraya (Nhật Bản).

Giai đoạn sau đó, Soc&Brothers trở thành nhà phân phối cho nhiều sản phẩm cho hàng loạt tên tuổi lớn khác đến từ Nhật Bản như : Độc quyền phân phối sản phẩm tã giấy Merries của Tập đoàn KAO (tháng 3/2014), độc quyền phân phối sản phẩm giấy ướt LEC – sản xuất tại Nhật Bản (năm 2014), nhà phân phối chính thức sữa Icreo của hãng Glico (tháng 3/2015)…

Ngoài ra, Soc&Brothers cũng mở rộng dòng sản phẩm phân phối sang hàng gia dụng, đồ dùng tiện ích dành cho gia đình cũng từ Nhật Bản như Pearl, Katoji, gia dụng 100 Yen Seria…

Dữ liệu cho thấy, vốn điều lệ thời điểm hiện tại của Soc&Brothers là 25 tỷ đồng, với cơ cấu cổ đông gồm bà Nguyễn Phương Dung (0,4%), bà Nguyễn Bạch Thùy Linh (99,24%) và Trương Thị Vân Anh (0,36%). Trong đó, bà Linh cũng đồng thời là Người đại diện theo pháp luật, kiêm Tổng Giám đốc công ty. 

Pháp nhân "lõi" thứ 2 là Công ty cổ phần Phân phối SNB (SNB Distribution) ra đời vào tháng 3/2014 với mục đích nâng tầm chuyên nghiệp hệ thống phân phối và nâng cao hiệu quả phân phối.

SNB Distribution theo giới thiệu là nhà phân phối, đối tác chiến lược với chính các đối tác lớn trong nhóm như KAO, Glico… Ngoài ra, SNB có đầy đủ các giải pháp cho từng giai đoạn của chuỗi cung ứng từ tìm kiếm nguồn hàng, nghiên cứu và phân tích thị trường, marketing và sale tới phân phối và kho vận cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Trong 8 năm qua, SNB cho biết đã phát triển hệ thống phân phối tại 58 thành phố và tỉnh thành trên cả nước với mạng lưới phân phối rộng khắp các kênh MT, GT, PV, thương mại điện tử…

Hiện tại, Soc&Brothers nắm 50% vốn SNB Distribution (vốn điều lệ 40 tỷ đồng), 2 cổ đông còn lại tại đơn vị này là ông Phạm Tấn Đạt (2%) và bà Nguyễn Thị Xuân Trang là 48%. Ông Đạt là đại diện theo pháp luật chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh của SNB. Ông cũng được giới thiệu là Giám đốc ngành hàng Merries – thương hiệu tã giấy trẻ em từ Nhật Bản.

Trong khi đó, nữ cổ đông nắm non nửa vốn SNB Distribution, còn là một trong những cổ đông sáng lập của Tập đoàn Edufit – chủ thương hiệu trường mầm non Sakura Montessori và trường liên cấp Dewey Schools – trước đây là hệ thống trường quốc tế Gateway.

Xin được nhắc lại, hồi chưa đổi tên, trường Gateway xảy ra vụ việc một bé trai 6 tuổi (học sinh lớp 1) chết trên xe buýt của nhà trường hôm 6/8/2019. Sự việc đáng tiếc xảy ra khi năm học mới tại trường vừa được bắt đầu 2 ngày.

Cái chết của học sinh này chỉ được phát hiện vào buổi chiều, khi xe buýt mở cửa để đón học sinh về… Vụ việc sau đó được dàn xếp êm xuôi và thay luôn tên trường với lý do rất đơn giản là khi ấy bà Nguyễn Thị Xuân Trang là ái nữ của Thủ tướng đương nhiệm.

Hai ái nữ khác cũng ở nhóm cổ đông sáng lập trong Tập đoàn Edufit là Trần Thị Hồng Vân, Trần Thị Hồng Hạnh – con gái của ông Trần Văn Vệ, khi ấy là Trung tướng, Phó thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Ông nguyên là quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình…

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 15/01/2023

Published in Diễn đàn

Trước thềm năm con mèo, chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cử chỉ hiếu lễ tuyệt vời, thân hành đi đến từng nhà, thăm hỏi, chúc tết các nguyên lãnh đạo và cả những người thân của cố Tổng bí thư, cố Thủ tướng, cố Chủ tịch nước. Không chỉ ở Thành Hồ, Chủ tịch còn chạy sấp ngửa lên tận Bình Dương thăm nguyên Chủ tịch Triết. Ác thay, ông lại bỏ quên nguyên Chủ tịch Sang cư ngụ ngay tại quận 1 thành Hồ. Vô tình hay cố ý ? Chỉ thăm, chúc tết hay có ẩn ý chi chăng ? Coi chừng vì cái sự thăm sót này mà mèo lại hoàn mèo ?

chuctet1

Chủ tịch Bảy Phúc thăm hỏi sức khỏe, chúc Tết nguyên Thủ tướng Ba Dũng và gia đình. Ảnh : Văn Minh

Chuyện đi chúc tết, thăm hỏi các nguyên lãnh đạo cấp cao là sáng kiến riêng của bác Phúc Nghẹo chứ không phải học tập ông Hồ. Ông Hồ đâu có người nào tiền nhiệm để mà thăm. Có chăng ông Hồ vị hành thăm dân nghèo Hà Nội. Chỉ một lần thôi cũng đủ để đám cảnh vệ, công an vắt giò lên cổ chạy đái ra quần. Đủ để báo chí tuyên huấn xào đi nấu lại ngàn lần, vạn lần mỗi lần mỗi thêm thắt những chi tiết mới bốc thơm.

Các nguyên thủ trước đây cũng chẳng thấy đi thăm, chúc tết có chăng là mời các cựu lãnh đạo cấp cao họp mặt chén anh chén chú và chụp hình đăng báo. Năm 2022, năm đầu tiên của nhiệm kỳ Chủ tịch nước, Phúc Nghẹo cũng làm như thế. Tiết kiệm thời gian, công quỷ, lần âý Bác Phúc còn kết hợp chương trình công tác tại An Giang, dẫn đầu đoàn công tác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, gặp mặt, chúc Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh An Giang qua các thời kỳ. Chủ tịch nước đánh giá cao những cống hiến của các đồng chí, đóng góp cho sự phát triển của tỉnh An Giang và đất nước thời gian qua ; mong muốn bằng kinh nghiệm, trí tuệ của mình, các đồng chí tiếp tục đóng góp cho quê hương, đất nước (1).

Lễ nghĩa mức độ ấy cũng đủ động viên an ủi các bậc lão thành. Dân tình cũng đỡ phải oán than vì đường xá chật chội, tết nhất công việc gấp gáp phải chạy đôn chạy đáo nhưng đành chịu tắt đường bị bảo vệ an ninh cho lãnh tụ.

Thế nhưng năm nay không rõ trời xui đất khiến thế nào, Chủ tịch Bảy Phúc lại sinh lễ mễ. Chủ tịch Bảy kéo Bí thư Nên, Chủ tịch Mãi của thành Hồ ra bến Nhà Rồng dâng hương cho ông Cụ. Ai cũng biết rằng do lở thờ, lở công nhận di tích, lịch sử đảng lỡ viết sai. Bến của chiếc tàu Amiral Latouche Tréville mà ông Cụ đi ké là Bến Bạch Đằng ngày nay. Trong cuộc hội thảo khoa học 300 năm Sài Gòn nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu làm giới khoa học sử đảng chới với, bấn loạn vì bản tham luận ngắn ngủi có 2 trang giấy học trò nhưng chứng minh khúc chiết, rành mạch vô phương cải là ông Hồ đi từ bến Bạch Đằng. Đường đường là Chủ tịch nước nếu có tâm linh thì cũng phải tâm linh chân chính, hàng xịn chứ dại gì đi dâng hương ở khu di tích dỏm ! Sau đó là thắp hương cố chủ tịch nước Tôn Đức Thắng !

Theo đúng lời bài hát "Từ thành phố này Người đã ra đi", Chủ tịch Phúc lôi Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đi đến từng nhà thăm các cụ già nguyên lãnh đạo cấp cao và gia đình.

Báo chí cũng rầm rộ đi theo đăng hình đầy trên mặt báo. Có điều khác lạ ở đây, chỉ riêng báo Thanh Niên vốn từ lãnh đạo đến nhân viên đều là dân xứ Quảng đồng hương với Chủ tịch đưa tin là "Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm, chúc tết gia đình các cố lãnh đạo Đảng, Nhà nước". Trong nội dung cũng lược bỏ không nêu việc đi thăm các nguyên lãnh đạo còn sống (2) ! Đa số các báo khác đăng tít và nội dung đầy đủ là "Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc Tết nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước".

Đầu tiên ở thành Hồ là nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tiếp đó là gia đình các nguyên lãnh đạo như cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cố Thủ tướng Phan Văn Khải, cố Chủ tịch nước Võ Chí Công.

Từ nội thành Sài Gòn ra tận ngoại thành Củ Chi đã ngất ngây con tàu đi, Chủ tịch nước lại làm cuộc hành trình ra tận Bình Dương thăm và chúc tết nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (3).

chuctet2

Chủ tịch Bảy Phúc thăm, chúc tết nguyên Chủ tịch Triết. Ảnh : Văn Minh

Tình cảm, ân đức như vậy thật quá sâu dày, ấy nhưng có điều khó hiểu là Chủ tịch Bảy lại bỏ sót không thăm nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Người dân phát hiện ra chuyện này đã suy diễn, phải chăng ông Tư Sang bị sai lầm nào đó nên đảng cách chức nguyên Chủ tịch nước như ông Vũ Huy Hoàng Bộ Công thương và một số quan chức từng bị ? Nếu có sao không thấy báo đăng ?

Chủ tịch Bảy thăm đổng chí X mà không thăm bác Tư Sâu dễ bị đánh giá là mất đoàn kết nội bộ. Dân giã với nhau mất đoàn kết là chuyện đồ bỏ nhưng trong đảng ông cụ đã trối trong di chúc là "phải giữ sự đoàn kết như con người của mắt mình". Quan chức cao cỡ nào cũng vậy, bi quy mất đoàn kết là mất ghế như chơi.

Thiên hạ thấy Chủ tịch Bảy thăm chúc tết nhiều người lại bỏ sót một người càng đồn đoán lung tung. Bọn xấu rảnh việc cứ ngồi làm toán cộng trừ số tiền 800 tỷ đồng Phạm Quốc Việt đã khai dùng để bôi trơn thấy rằng số quan chức bộ ngành và các CDC đã nhận chỉ vài trăm tỷ. Số tiền rất lớn còn lại chắc chắn nằm trong tay trùm cuối, chúng nó cứ săm soi tìm xem ai là trùm cuối. Dân đen mù tịt còn biết nghĩ như vậy thì ông Tô Đại tướng hắc ám lẽ nào xuôi tay chịu cảnh "trâu cột ngó trâu ăn". 

Đã bắt tới Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Chủ tịch Hà Nội mà Tô Lâm vẫn chưa ngưng, tiếp tục bắt cả tướng Công an nhà mình và cứ đục khoét vô đất Quảng Nam của Chủ tịch Bảy. 

Ngày cuối năm 2022, công an bắt ông Trần Văn Tân - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - về tội nhận hối lộ trong vụ chuyến bay giải cứu (4).

Nghe đâu rằng ông này là cháu của bà Nguyệt Thu phu nhân của Chủ tịch Bảy, được thăng tiến thần tốc từ nhân viên văn phòng chuyên nấu nước pha trà sau hơn 10 năm đã thành quan đầu tỉnh và có quy hoạch đi xa hơn nữa.

Lạ lùng nhất ngày 4/1 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Thanh Thủy (sinh năm 1967, trú tại thành phố Hà Nội, nguyên chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), Nguyễn Bạch Thùy Linh (sinh năm 1978, trú tại thành phố Hà Nội, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên SNB Holdings) để điều tra cùng về hành vi Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Các hành vi vi phạm của hai bị can Thủy và Linh được xác định liên quan đến Công ty Việt Á (5).

Điều này thật quái lạ ! Nhân viên nhà xuất bản, giám đốc công ty tư nhân thì quyền thế gì mà lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi ? Bọn xấu "rỉ tai" nhau trên mạng đó là người thân thiết trong gia đình Chủ tịch Bảy từ Quảng Nam điều ra Hà Nội nhận các chức vụ hờ làm bình phong cho công cuộc làm ăn của gia đình Chủ tịch Bảy. Dân gian có câu "sợ cọp không bằng sợ cứt cọp". Cháu Chủ tịch nước tiếng nói chắc cũng 999 cây vàng,

Không phải một mà nhiều mồi lửa sân sau nhà Chủ tịch Bảy Phúc đã cháy lan. Chuyến đi chúc tết của Bảy Phúc đích thực là chuyến đi tìm phương giải cứu.

Anh ba X ngày xưa nay làm người tử tế nhưng vẫn đủ sức chăm bón cho hai con trai quan chức, một đứa ngấp nghé vào Bộ Chính trị, nắm chức Phó Thủ tướng, đi đúng hướng nên chỉ đôi ba bước nửa là thuyền vô bến mới, cậu con thứ cũng đang ngấp nghé vào nhà đỏ. Quan hệ với các bộ ngành và địa phương của anh Ba vẫn còn mạnh như thần. Chỉ đếm số phiếu bầu cho cậu cả Nghị đắc cử vào Ban chấp hành trung ương là đủ rõ. Nếu số phiếu ấy cùng tín nhiệm Chủ tịch Bảy thì dư sức đối phó với Tô sát thủ và Tổng đốt lò.

Ba X với Tư Sâu đối kháng nhau như nước với lửa, đã bắt tay với Ba X thì đâu thể hôn hít Tư Sâu. Nhiều năm cận kề cả hai Chủ tịch Bảy quá hiểu luật chơi này.

Ấy nhưng mấy khóa trước, bác Cả Trọng nhóm lò thì bác Tư Sâu từng góp tay bắt sâu dù biết là sâu đông cả đàn. Bác Tư nghỉ hưu nhưng còn vác tù và đi làm hội hè từ thiện cho dân. Nào là cầu Nông Thôn Mới, nào là bò Xóa đói giảm nghèo. Thái tử Trương Tấn Sơn của bác Tư cũng chỉ mới lệt phệt tới chức Phó Chủ tịch Quận. Thua xa hai quý tử của anh Ba Y Tá. Thế lực của Tư Sâu không lộ hình như Ba X nhưng rận bé đốt đau.

Nếu có thêm Tư Sâu giáp công, Tô Lâm như rồng gặp mây. Tổng Trọng như cờ gặp gió. Loại Bảy Phúc ra khỏi Bộ Chính trị hay đẹp hơn nửa là cho thẳng vào lò, biết đâu Tổng Trọng sẽ yên vị trên chiếc ghế Tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ.

Trò mèo chúc tết con mèo của Chủ tịch Bảy Phúc có nguy cơ mèo vẫn hoàn mèo !

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 12/01/2023

1. https://baotintuc.vn/chinh-tri/chu-tich-nuoc-gap-mat-chuc-tet-cac-dong-chi-nguyen-lanh-dao-tinh-an-giang-20220118201047179.htm

2. https://thanhnien.vn/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-tham-chuc-tet-gia-di...

3. https://laodong.vn/thoi-su/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-chuc-tet-nguye...

4. https://tuoitre.vn/bat-pho-chu-tich-ubnd-tinh-quang-nam-lien-quan-vu-chu...

5. https://vnews.gov.vn/news/khoi-to-2-bi-can-loi-dung-anh-huong-doi-voi-ng...

Published in Diễn đàn

Vụ án Việt Á là vụ án mà Đảng và Nhà nước muốn cho dân chúng biết rằng, trùm cuối của đường dây này là cựu Bộ trưởng Bộ Y tế và cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh. Tuy nhiên, với thông tin nội bộ tuồn ra, thì trùm cuối cao hơn hai nhân vật này, đó là hai trong 4 chân của Tứ Trụ. Ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được cho là có vợ tham gia vào vụ Việt Á ; Thủ tướng Phạm Minh Chính thì bị dính với vai trò là người có quyền cao nhất, chỉ đạo chiến dịch phòng chống Covid.

phuc1

Nguyễn Xuân Hiếu, con trai ông Nguyễn Xuân Phúc

Hội nghị Trung ương 6 diễn ra hồi tháng 10 vừa qua là thời kỳ khó khăn nhất đối với ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Vụ Việt Á có thể được xem như là một cơn "bạo bệnh" đối với sự nghiệp chính trị của ông Chủ tịch nước và trước Hội nghị Trung ương 6 diễn ra, đã có sức ép rất mạnh buộc ông phải từ chức. Tuy nhiên, đến ngày Hội nghị thì ông Chủ tịch "tai qua nạn khỏi" và mọi vấn đề được tháo gỡ.

Trước Hội nghị Trung ương 6, ông Nguyễn Xuân Phúc đi đâu cũng có ông Phan Đình Trạc đi theo, như là một cái đuôi giám sát. Vào thời điểm ông Chủ tịch nước đi dự đám tang cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đó là lúc ông đang gặp khó khăn. Phe đối nghịch không cho ông đi bằng máy bay công vụ, nên ông phải đi bằng máy bay thương mại. Chưa bao giờ ông Chủ tịch Phúc gặp khó khăn như lúc đó. Tuy nhiên, sau Hội nghị Trung ương 6, ông Chủ tịch Phúc đường hoàng đi Hàn Quốc mà không bị ép phải đi máy thương mại nữa.

Sau chuyến đi Hàn Quốc, một số người đánh giá rằng, sức khỏe chính trị của ông Chủ tịch Phúc đã hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, qua kỳ ăn chia ở Trung ương Đoàn lần này tại Hà Nội, Nguyễn Xuân Hiếu – con trai của ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, không tham gia đoàn đại biểu Tỉnh Đoàn Bắc Giang để tham dự Đại hội. Điều đó cho thấy, mâm quyền lực tại Trung ương Đoàn lần này không có phần cho Nguyễn Xuân Hiếu.

Câu hỏi đặt ra là, năm 2021, ông Nguyễn Xuân Phúc đã đem Nguyễn Xuân Hiếu đặt vào ghế Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Giang một cách dễ dàng, thì tại sao lúc này ông Chủ tịch Phúc không thể mang quý tử của ông đặt vào mâm quyền lực của Trung ương Đoàn kia chứ ? Đây là dấu hiệu cho thấy, sức khỏe chính trị của ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn sau "bạo bệnh" vụ án Việt Á.

Theo như tin chúng tôi nhận được từ những người trong bộ máy chính quyền cho biết, Nguyễn Xuân Hiếu không có thực lực, cho dù đã từng đi du học Mỹ trở về. Cho nên, việc tiến thân của cậu con trai ông Chủ tịch nước hoàn toàn dựa vào sự sắp xếp của người cha. Nếu so với ông Nguyễn Tấn Dũng thì ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn quyền lực, nhưng lại không thể can thiệp vào Trung ương Đoàn để dọn cho Nguyễn Xuân Hiếu một chỗ, thì cho thấy, sức mạnh chính trị của ông Chủ tịch Phúc không còn như trước đây.

phuc02

Lãnh đạo Trung ương Đoàn và Tỉnh ủy Bắc Giang trao quyết định và chúc mừng Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Giang Nguyễn Xuân Hiếu.

Ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hiện nay vẫn được đánh giá là một trong bộ đua tam mã đang hướng tới chức Tổng Bí thư. Tuy nhiên, với quyền lực chính trị vẫn chưa thể hồi phục như cũ, thì có thể nói, ông Phúc thiết kế và dẫn dắt sự nghiệp chính trị cho con trai vẫn không hề dễ dàng gì.

Thông thường, khi sự nghiệp chính trị đã qua bên kia sườn dốc, thì rất khó để leo trở lại thời kỳ đỉnh phong. Việc để vuột mất chiếc ghế Thủ tướng vào tay ông Phạm Minh Chính ở Đại hội 13 vào đầu năm 2021 cho thấy, sự nghiệp chính trị của ông Chủ tịch nước đã ở bên kia sườn dốc. Càng về sau, sự nghiệp của ông càng trượt dốc chứ khó mà trở lại thời kỳ đỉnh cao.

Khi ông Nguyễn Tấn Dũng còn đang làm Thủ tướng, ông đã đem con trai út ký gửi vào Tỉnh Đoàn Bình Định và Nguyễn Minh Triết lên chức rất nhanh. Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Phúc đem Nguyễn Xuân Hiếu ký gửi vào Tỉnh Đoàn Bắc Giang khi mà ông đã không còn giữ chức Thủ tướng. Nếu ông Phúc đi sớm một nước cờ thì giờ đây thế và lực của Nguyễn Xuân Hiếu ắt cũng đã khác.

Trân Anh (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 19/12/2022

Published in Diễn đàn

Tại sao xã hội Việt Nam càng ngày càng trở nên sa đọa, tha hóa ? 

Hạo Nhiên, VNTB, 01/12/2022

Người thứ hai, trong ba người con gái đổ xăng đốt nhà mẹ ruột khiến cả 4 mẹ con đều phỏng nặng, đã chết. Người đánh chết con bé gái của người tình đã bị án tử hình. Những thủ đoạn ác độc đã và đang dẫn đến những cái chết vô cùng đau đớn xảy ra trong xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam càng ngày càng nhiều, càng ghê rợn hơn.

nxp1

Xã hội Việt Nam có phần phát triển về kinh tế, nhưng đạo đức đang suy bại.

Tình, tiền, thù hận là những nguyên nhân gây ra tội ác, nhưng nguyên nhân sâu xa hơn, dẫn đến thù hận, tham lam từ đâu ?

Việt Nam luôn tự hào về sự ổn định, an ninh chính trị do sự kiềm chế nghiệt ngã dân chủ, tự do, nhân quyền, nhưng rõ ràng xã hội đang vô cùng lộn xộn, tội phạm nghiêm trọng đang ngày càng có xu hướng gia tăng.

Tội ác cá nhân gây ra bởi vô số lý do như tham lam, ích kỷ, lười biếng, thích hưởng thụ, tiêu xài, không tự kiểm soát được, hay do hormone... nhưng nhiều hơn và tệ hại hơn là do không được giáo dục, vô đạo đức, háo thắng, kiêu căng, tự cao tự đại coi mình trên hết, kiểu Đảng cộng sản Việt Nam vô địch muôn năm.

Từ sau 1954 tại miền Bắc và nhiều năm sau 1975 ở miền Nam, tất cả tội ác xảy ra đều bị báo chí, chính quyền quy một cách dễ dàng và chắc nịch nguyên nhân bởi tàn dư của chế độ cũ. Nay thì ngay cả những người lãnh đạo đảng, lãnh đạo quốc gia không thể ngụy biện, phải thú nhận tội ác quá nhiều đến nỗi ‘phải gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với xã hội về sự suy đồi đạo đức, lối sống ích kỷ, tham lam của người đời’, nhưng nguyên nhân chính dẫn đến suy đồi đạo đức, ích kỷ, tham lam cuả rất nhiều người thì không ai dám nói ra bởi người nắm trong tay, thao túng, chỉ huy, điều hành, dẫn dắt xã hội này chính là Đảng cộng sản Việt Nam theo chủ nghĩa duy vật cộng sản và chủ trương đấu tranh bạo lực để giành thắng lợi.

Chủ nghĩa duy vật cộng sản cho rằng trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất, con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Xã hội Việt Nam mới thoát nghèo, con người từng bị sống trong cơ cực bùng phát lòng tham, cộng vào sự bị giáo dục "đấu tranh bạo lực" giành sống, sống hơn người, khiến con người không từ bỏ bất cứ hành động nào để đạt mục tiêu sống-trên-người dù phải tạo ra tội ác. Không vơ đũa cả nắm, nhưng kinh nghiệm của nhiều người thấy, với những người Việt sống ở nước ngoài, nhìn cách sống của họ, dễ tìm ra được người thuộc vùng miền nào ở Việt Nam, dễ tìm ra được người nào từng sống lâu hơn dưới chế độ cộng sản.

Người cộng sản ra rả dạy đạo đức, nhưng là thứ đạo đức định hướng phục vụ đảng là chủ yếu. Con giết cha mẹ từng không được học hiếu với cha mẹ mà học trung với đảng, hiếu với dân. Từ xưa có câu thượng bất chính, hạ tắc loạn ; các lãnh đạo cộng sản không thừa nhận vì họ bất chính nên xã hội loạn. Luôn luôn đảng là người lãnh đạo giỏi duy nhất, các lãnh tụ là gương mẫu không thể thay thế. Người lãnh đạo cộng sản vô thần chỉ có đạo đức theo kiểu cộng sản, chính sách giáo dục của họ theo cộng sản vô thần, chính sách cai trị của họ là chính sách cộng sản, dẫn đến chính trị sai lầm, không coi trọng mạng sống con người, nhân quyền. Đầu mối băng hoại trong đảng, dẫn đến xã hội sa đoạ, là lòng tham của đảng viên, càng chức cao quyền trọng càng tham lam. Tham nhũng đánh mãi không xong, mà những mánh khoé tham nhũng còn tinh vi, sâu rộng hơn, vì thực tình đảng không đánh tham nhũng. Họ đánh người này, người kia là đánh những kẻ của phe đối thủ, không phải vì quyền lợi quốc gia.

Lãnh tụ Việt Nam đã nhiều lần kêu gọi phải diệt tham nhũng để bảo vệ đảng. Đúng vậy. Họ cần bảo vệ đảng. Đánh tham nhũng để bảo vệ đảng. Đảng còn là còn tất cả. Tất cả phục vụ sự tồn tại của đảng, kể cả dân tộc Việt Nam cũng chỉ là công cụ để phục vụ đảng. Không nghe lãnh đạo cộng sản nào nói đánh tham nhũng để bảo vệ quyền lợi người dân, đánh tham nhũng vì sự sống của quốc gia dân tộc, chỉ nghe đánh tham nhũng vì sự tồn tại của đảng. Đảng phải được duy trì đủ sức mạnh sử dụng dân như công cụ của đảng. Đánh tham nhũng chỉ với mục đích bảo vệ đảng thì xã hội không tốt lên được.

Bạo lực cách mạng dùng bạo lực trấn áp và tiêu diệt giai cấp đối kháng. Bạo lực cách mạng cũng là bạo lực phát xuất từ lòng tham. Tham tình, tham tiền không được các điều giới răn tôn giáo ngăn chặn và yêu cầu tín đồ tu sửa mà lại bị tư tưởng bạo lực cách mạng vô thần thổi bùng lên nên ham muốn dễ dẫn đến tội ác.

Các chuẩn mực đạo đức xã hội, văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt Nam bị chủ nghĩa cộng sản tôn trọng vật chất, vô thần đã ngự trị trên mảnh đất thấm đẫm tư tưởng nhiễu điều phủ lấy giá gương dần lấn áp. Người ta không còn biết sợ Trời, Phật. Người trong gia đình, máu mủ ruột rà dễ dàng giết nhau vì vài thước đất. Cháu giết bà vì muốn chiếc nhẫn bà đeo. Xã hội Vit Nam có phần phát triển về kinh tế, nhưng đạo đức đang suy bại. Người ta, nhất là giới trẻ, phần lớn sống không lý tưởng, một số vào đảng chỉ vì lợi ích cá nhân,gia đình cho nên số này có chức có quyền càng làm xã hội tồi tệ hơn. Đạo đức, thói quen, hành vi của người trong xã hội Việt Nam thay đổi tưởng chừng văn minh, tiến bộ, nhưng dễ nhận ra kiểu ‘văn minh’ hời hợt, vị kỷ, giả dối, thực dụng, cơ hội, hèn hạ để có thể thoả mãn lòng tham của họ.

Thomas Hobbes và Jean-Jacques Rousseau từng tranh luận căn nguyên tính tốt, xấu của con người.

Hobbes cho rằng con người bẩm sinh là dơ bẩn và bạo tàn, cần phải có chính sách, pháp luật nhà nước và xã hội tốt, luật lệ để chế ngự bản năng của họ, và hướng dẫn phát triển. Ngược lại Rousseau không đồng ý với nhận định đó, ông cho rằng nhân chi sơ tính bản thiện, con người chỉ trở nên tha hoá, tham lam, bẩn thỉu do xã hội họ sống tạo nên.

Xấu hơn hay tốt hơn đều do xã hội. Một xã hội bất công, không tình thương, thờ phượng vật chất, và lấy bạo lực để có được thắng lợi không thể tạo ra những công dân tốt, những con người lương thiện.

Đó là một phần câu trả lời tại sao xã hội Việt Nam càng ngày càng trở nên đồi bại, tha hóa.

Hạo Nhiên

Nguồn : VNTB, 01/12/2022

*****************************

Lợi ích cá nhân của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là gì ?

Đông Đô, VNTB, 28/11/2022

Sáng 27/11/2022, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã và Trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022.

nx2

Ông Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi, "chịu thiệt thòi hơn và hy sinh lợi ích cá nhân để ‘cùng đi, cùng ở, cùng làm’ với nhân dân"…

Trong bài diễn văn của mình, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong mỗi cán bộ làm công tác Mặt trận ở cơ sở luôn là người có phẩm chất đạo đức cách mạng, gần dân, có uy tín với dân ; am hiểu pháp luật, không ngừng nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động ; thật sự gương mẫu, tiên phong, đi đầu trong khó khăn, vất vả, thậm chí chịu thiệt thòi hơn và hy sinh lợi ích cá nhân để "cùng đi, cùng ở, cùng làm" với nhân dân ; cùng Đảng, nhà nước chăm lo tốt hơn cho đời sống của nhân dân, giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc, mâu thuẫn nội bộ cho người dân ngay từ cơ sở.

"Có thể nói mỗi đại biểu là một tấm gương người tốt, việc tốt, là một câu chuyện đầy cảm động về hình ảnh người cán bộ Mặt trận thầm lặng ăn cơm nhà, thổi tù và hàng tổng" – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ví von người cán bộ Mặt trận giống như thằng mõ thời phong kiến. Tuy nhiên so sánh này là trật lất, vì cán bộ Mặt trận có hưởng ngạch lương cùng các tiêu chuẩn chính trị của một công việc mà chỉ có đảng viên mới được quyền làm.

Chưa kể, nếu hiểu theo nghĩa của thành ngữ thì ở đây ông Chủ tịch nước đang hàm ý dè bỉu "người cán bộ Mặt trận".

Nói có sách.

Ngày trước ở nông thôn, tổng là đơn vị hành chính cấp cơ sở (theo cách nói bây giờ) bao gồm một số xã, nhiều tổng mới hợp thành một phủ (tương đương huyện bây giờ).

Trong tổng, to nhất là chánh tổng rồi đến lý trưởng các làng xã, và bé nhất là anh mõ làng, tức là người đàn ông cùng đinh, không có tấc đất cắm dùi, chuyên đi làm thuê và kiềm nghề làm mõ.

Hễ có việc gì của làng : ma chay, đình đám, cưới xin thuế má thì anh mõ có trách nhiệm phải đi gõ mõ báo tin cho cả làng, cả xã biết. Anh mõ phải làm nhiệm vụ ấy như một nghĩa vụ với làng mà không được trả công. Tuy nhiên anh ta thường được làng cấp cho một mảnh đất công nhỏ để cày cấy hoặc đến mùa gặt được các địa chủ cho một ít thóc. Dù làm ít hay nhiều thì lợi ích của anh mõ cũng chỉ có vậy.

Ngoài một công cụ thông tin là cái mõ, ngày xưa còn cái tù và tức là vỏ một con ốc biển hoặc một cái sừng trâu thông hai đầu dùng hơi thổi để báo tin tức, việc làng. Việc dùng tù và đi thổi khắp làng, khắp tổng mà lợi lộc được hưởng chẳng là bao chính là cơ sở để xuất hiện thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.

Thành ngữ trên thường được dùng trong tiếng Việt để nói cái ý những người làm việc công, và không được hưởng tí quyền lợi gì. Gần nghĩa với thành ngữ này, trong tiếng Việt còn có thành ngữ "ăn cơm nhà vác ngà voi".

Dần dà, thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng được mở rộng ý nghĩa ra. Tất cả những việc làm tốn công, vô ích vì không mang lại được hiệu quả gì đều có thể được ví bằng thành ngữ này.

"Ông Phúc kêu gọi cán bộ Mặt trận hy sinh lợi ích cá nhân, vậy ông làm gương đi. Trong những chuyến công cán nước ngoài, để tiết kiệm ngân sách quốc gia, ông Phúc hãy biết hy sinh để quý phu nhân của ông ở nhà, giống như các chính khách khác như Phạm Minh Chính, Nguyễn Phú Trọng chẳng hạn. Đàng này ông đi đâu cũng kè kè quý bà Trần Thị Nguyệt Thu theo cùng hệt như một quý ông ‘hết sức nể’ vợ của mình vậy !" – một nhà báo đang đồng thời là cán bộ Mặt trận cấp địa phương, có ý kiến.

Đông Đô

Nguồn : VNTB, 28/11/2022

Published in Diễn đàn

Chủ tịch Phúc bị giám sát từ nhiều phía ? Chuyện gì sẽ xảy ra sau hơn 1 tháng nữa ?

Nguyễn Lan, Thoibao.de, 06/09/2022

Trước đây Thoibao.de có đưa tin, ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đi đến đâu là có ông Phan Đình Trạc đi theo đến đấy. Ông Phan Đình Trạc là Trưởng ban Nội Chính Trung ương nhưng cũng là phó ban cải cách tư pháp, với danh danh nghĩa là Phó ban Cải cách Tư Pháp Trung ương, ông Phan Đình Trạc đi theo ông sếp của mình là Nguyễn Xuân Phúc thì ít ai để ý. Tuy nhiên, người ta chú ý đến chức vụ quan trọng nhất của ông Trạc, đó là Trưởng ban Nội chính Trung ương.

quockhanh4

Ông Chủ tịch Phúc chủ trì buổi lễ mừng Quốc khánh 02/09/2022

Ông Tổng bí thư có trong tay 2 thanh kiếm, đó là Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên ít ai biết, ông Trọng có một thanh kiếm dự phòng bén không kém 2 thanh kiếm kia, đó là Ban nội Chính. Khi mới hồi Phục ban Nội chính, ông Trọng đã trao nó cho một dũng tướng tầm cỡ, đó là Nguyễn Bá Thanh. Việc Nguyễn Bá Thanh bị chết một cách mờ ám cho thấy những kẻ bị Trưởng ban Nội chính giám sát họ sợ Ban này như thế nào và có thể là họ đã ra tay trước.

Ngày nay, thế lực đối đầu với ông Tổng Trọng không còn mạnh như trước, và Ban Nội chính cũng dần củng cố sức mạnh chứ không phải còn non như dưới thời Nguyễn Bá Thanh. Cho nên việc ông Phan Đình Trạc theo sát ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong nhiều chuyến đi tỉnh cho thấy ông Chủ tịch nước đã và đang bị giám sát, mà người giám sát là ông Tổng.

Việc cắt cử một nhân vật theo chân ông Chủ tịch nước hoài đã dấy lên sự nghi ngờ từ giới quan sát và Thoibao.de đã có phân tích về sự bất thường này. Mỗi khi bị người dân nghi ngờ thì ắt ông Tổng phải biết làm gì đó để xóa đi sự nghi ngờ đó. Vì thế, việc để ông Phan Đình Trạc tháp tùng ông Chủ tịch Phúc đi đây đi đó là không ổn, có lẽ cần phải thay thế.

Ghế Chủ tịch nước là yếu nhất trong Tứ Trụ, ông Chủ tịch đương nhiệm lại dính tiêu cực lớn bởi người nhà của ông, trong khi đó bên ngoài Tứ Trụ, ít nhất có đến 2 nhân vật đang cố vẫy vùng để nhảy vào Tứ Trụ ngay giữa nhiệm kỳ để tránh phải về hưu cuối nhiệm kỳ vì tuổi. Đó là ông Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an và ông Phạm Bình Minh – Phó Thủ tướng Thường Trực. Cả 2 ông này đều đang là Ủy viên Bộ Chính Trị đủ tiêu chuẩn để thay thế ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Phúc là người vụn ăn vụn nói, điều đó người dân đã chứng kiến suốt nhiệm kỳ thủ tướng của ông. Tuy nhiên, về nhãn quan chính trị và thủ đoạn hiểm, ông Chủ tịch Phúc là người có hạng, vì thế người dân thì cười cợt ông Chủ tịch Phúc nhưng đối thủ chính trị của ông thì chưa bao giờ dám coi thường ông. Theo một số nhà đánh giá, có thể ông Chủ tịch nước có nước cờ gì đó mà nhìn bề ngoài không biết. Ông Phúc hay giấu đòn rất tốt nên co người đánh giá cửa lên làm Tổng bí thư của ông Chủ tịch Phúc vẫn còn dù cho khả năng không cao.

Tối 31 Tháng Tám, ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân chủ trì lễ kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh của Nhà nước cộng sản Việt Nam. Đến dự có các ông Võ Văn Thưởng – Thường Trực ban bí thư ; ông Phạm Bình Minh – Phó Thủ tướng Thường Trực ; Trần Thanh Mẫn- Phó chủ tịch thường trực Quốc hội ; ông Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an ; ông Phan Văn Giang Bộ trưởng Quốc phòng… cùng các đại sứ, đại biện, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Đáng chú ý là không có ông Phan Đình Trạc, vậy là ông Chủ tịch Phúc thoát bị giám sát rồi chăng ?

Có lẽ không cần ông Phan Đình Trạc theo bởi trong những người tham dự ấy có đến 2 người là người của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là Võ Văn Thưởng và Tô Lâm. Vả lại, việc tham dự buổi lễ Quốc khánh này không có những cuộc bàn bạc riêng gì với những lãnh đạo địa phương.

Còn hơn một tháng nữa là đến Hội nghị Trung ương 6, nếu ông Chủ tịch nước trụ được ở ghế Chủ tịch thì xem như ông đã thành công bước đầu. Đợi mà xem.

Nguyễn Lan (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 06/09/2022

***********************

Ông Chủ tịch bị chiếm quyền. Ai đã đẩy ông Chủ tịch Phúc ra xa ghế ? Ngày thay thế đã điểm ?

Minh Tâm, Thoibao.de, 04/09/2022

Cú mỗi ngày đến dịp lễ của Chính quyền cộng sản, thì vai trò của ông Chủ tịch nước được nói đến, đó là những chữ ký đặc xá cho phạm nhân. Ngày Quốc khánh của Nhà nước cộng sản là ngày lễ lớn của chế độ, nhân dịp ngày lễ này ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã kỹ quyết định đặc xá cho hơn 2.400 phạm nhân, cụ thể là 2.434 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 3 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, 1 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, có đủ điều kiện.

nxp2

Ông Nguyễn Xuân Phúc ký ân xá

Công bố quyết định này, ngày 31/8, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố quyết định đặc xá năm 2022 của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Tại họp báo, ông Phạm Thanh Hà, phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, cho biết đặc xá năm 2022 một lần nữa tiếp tục khẳng định chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước và truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với những người phạm tội, khuyến khích họ hối cải, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội.

Cũng hoạt động nhân dịp ngày lễ 2/9, ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chào mừng tại Lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là những gì mà ông Chủ tịch nước và Văn phòng Chủ tịch nước đã tham gia.

Truyền thống lâu nay, công bố Quyết định đặc xá là quyền hạn của Phủ chủ tịch, không liên quan gì bên Chính phủ. Tuy nhiên, sáng ngày 1/9, tại Trại giam Vĩnh Quang, thuộc Cục C10, Bộ Công an đã tổ chức Lễ công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước năm 2022 cho 71 phạm nhân, trong đó có 5 phạm nhân mang quốc tịch nước ngoài đang thụ án tại đây.

Điều đáng ngạc nhiên là, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh lại đến tham dự buổi lễ đặc xá như vai trò một ông Chủ tịch nước. Ông Phạm Bình Minh phát biểu "đặc xá mới chỉ là bước khởi đầu của con đường hướng thiện, nhưng với những gì đã phấn đấu học tập, lao động cải tạo tiến bộ ở trại giam, những người được đặc xá lần này sẽ thực sự trở thành người lương thiện, xây dựng cuộc sống ổn định, gia đình đầm ấm và dứt khoát không tái phạm tội".

nxp3

Ông Phạm Bình Minh công bố lệnh đặc xá

Nhiều người đặt câu hỏi, nếu ông Chủ tịch nước bận thì bà Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thay mặt. Nếu bà Võ Thị Ánh Xuân cũng bận thì Văn phòng Chủ tịch nước cử người đến tham dự chứ tại sao một ông Phó Thủ tướng lại làm thay công việc của ông Chủ tịch nước ? Điều này được nhiều người cho là bất bình thường.

Ông Phạm Bình Minh là Ủy viên Bộ Chính trị, tham vọng của ông là vào Tứ Trụ, đó là điều ai cũng có thể nhìn thấy được. Hiện nay ông Phạm Bình Minh được 63 tuổi, đến đại hội 14 ông sẽ 66 tuổi, nếu không vào được Tứ Trụ giữa nhiệm kỳ là ông sẽ về hưu theo tuổi. Vả lại, kỳ họp Bộ Chính trị ngày 14/7 vừa qua cũng đã xác định trách nhiệm của ông Phạm Bình Minh với vụ án chuyến bay giải cứu. Nếu xét về tuổi, xét về lý lịch đảng ông Phạm Bình Minh đều rơi vào trường hợp về hưu vào cuối nhiệm kỳ.

Việc làm đá lộ sân như thế này được nhiều người đánh giá là ông Phạm Bình Minh đang cố tranh giành chiếc ghế Chủ tịch nước của ông Nguyễn Xuân Phúc. Trong tình thế hiện nay, ông Phúc bị vết đen vợ làm ăn với Việt Á nên cũng rất có thể vào kỳ hội nghị Trung ương 6 Bộ Chính trị sẽ xem xét chiếc ghế Chủ tịch nước.

Nói tóm lại, việc lấn sân này là rất bất thường làm nhiều người nghi ngờ là trong Tứ Trụ sắp có sự thay đổi nào đấy, mà ghế yếu nhất hiện nay lại là ghế Chủ tịch nước nên ghế này bị thay thế cũng không phải là không có khả năng. Hội nghị Trung ương 6 chỉ còn chừng hơn 1 tháng nữa là diễn ra, kết quả thế nào thì hãy chờ xem !

Minh Tâm (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 04/09/2022

Published in Diễn đàn

Số phận ông Chủ tịch Phúc kết thúc ra sao ?

Còn khoảng hơn tháng nữa là đến ngày hội nghị Trung ương 6. Có quan chức mong chờ ngày này với những hồi hộp chờ đợi. Như bà Quyền Bộ trưởng Bộ y tế Đào Hồng Lan đang chờ hội nghị Trung ương 6 kết thúc thì Quốc hội chuẩn thuận chức Bộ trưởng Bộ Y tế của bà.

nxp1

Số phận ông Chủ tịch nước sẽ ra sao vào hội nghị Trung ương 6 sắp tới ?

Trong thời kỳ bão nổi lên khắp nơi, bão Việt Á, bão chuyến bay giải cứu, bão FLC, bão Tân Hoàng Minh thì những quan chức nào dính vào các đại án đó đều run trừ ông Nguyễn Phú Trọng, bởi ômng Trọng đang làm chủ cuộc chơi. Hội nghị Trung ương 6 sẽ là "ngày phán quyết" số phận nhiều nhân vật cao cấp. Đấy là : ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành Ủy Hà Nội ; Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải ; ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ tướng thường trực. Và nhân vật được nhiều người chờ đợi số phận của ông sẽ kết thúc ra sao sau Hội nghị Trung ương 6, đó là ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Vụ vợ ông Phúc dính đến Việt Á là đã rõ, dù rằng hồ sơ điều tra đang được ông Tô Lâm cho đóng băng nhưng điều đó không có nghĩa là người làm chủ cuộc chơi Nguyễn Phú Trọng không quan tâm. Vấn đề bà Nguyệt Phu vợ ông Phúc dính tới Việt Á rất lớn, nhưng đã dính vào Tủ Trụ thì Đảng Cộng Sản có truyền thống "đóng cửa bảo nhau" mà không tố bung rồi truy tố. Sự kiện ông Trọng cho nhốt từ 1 ủy viên Bộ Chính Trị trước đây được cho là chuyện động trời chưa từng có, cho nên sẽ không có án tù hay hình thức kỷ luật cách chức ồn ào như các Ủy viên Trung ương Đảng.

Hiện nay chuyện ông Nguyễn Xuân Phúc để vợ nhúng vào quá nhiều chuyện là một ẩn số. Bề ngoài thì xem như ông Phúc ém được, tuy nhiên biết động bên trong thì chưa biết. Có người cho rằng, vụ Việt Á và vụ dự án thoát nước 10 ngàn tỷ tại Thành phố Hồ Chí Minh là những cơn sóng ngầm, đôi khi nó quật ngã những trụ lớn nhất không chừng.

Nhiều tháng qua ông Nguyễn Xuân Phúc thường có những hoạt động nhiệt tình trên cương vị Chủ tịch nước. Ông Phúc tạo hình ảnh mạnh như thế đặt ra cho giới quan sát 2 câu hỏi, có phải ông Phúc hoạt động để người dân quên đi những vấn đề rắc rối do vợ ông mang lại, vì nói cho cùng, những phi phụ làm ăn của bà Trần Thị Nguyệt Thu, bởi cho tới nay, những tin tức kiểu này không được báo chí chính thống đưa tiên nên được xem là "tin đồn". Những người cả tin thì tin báo đảng, và xem hình ảnh của ông Nguyễn Xuân Phúc được PR bởi báo nhà nước. Chỉ có những người thạo tin mới lục tìm trong những tin được gọi là "tin đồn" là những tin nào thuộc loại khả tín, và có khi nó khả tín còn hơn tin chính thống.

Vì Đảng "đóng cửa bảo nhau" nên hiện tại đang có 2 luồng ý kiến, hoặc là ông chủ tịch Phúc sẽ "cáo lão về quê" theo dạng "có bệnh nan y", hoặc là ông tại vị, và có ý kiến cho rằng, biết đâu ông Phúc bất ngờ lên làm Tổng bí thư ? Ý kiến "ông Phúc lên làm Tổng bí thư" được nhiều người cho rằng, đấy là "lạc quan tếu" vì khả năng này rất thấp.

nxp2

Bà Trần Thị Nguyệt Thu được xem là "trung tâm rắc rối" của ông Chủ tịch Phúc

Người ta nghiêng về khả năng ông Chủ tịch Phúc tại vị sau hội nghị Trung ướng 6 sắp tới là cao nhất, bởi cho đến nay, ông Tô Lâm vẫn đang cho đóng băng hồ sơ điều tra đối với bà Nguyệt Thu. Tuy nhiên, nếu ông tại vị thì cũng chỉ qua hội nghị Trung ương 6, còn những hội nghị Trung ương sau đó thì chưa biết thế nào.

Dù ông Phúc có thế nào đi nữa thì vết đen do vợ ông gây ra cũng bám theo ông, trong tình thế mà Trung ương đang đấu nhau không khoang nhượng thì những vết đen lớn ấy dễ trở thành huyệt hiểm hại sự nghiệp chính trị ông Chủ tịch.

Với vết đen vụ Trịnh Văn Quyết, có người hy vọng ông Chủ tịch Phúc tận dụng và tấn công ông Tổng để buộc ông Tổng chùn tay trước ông Chủ tịch. Vì thế mới có người "lạc quan tếu" là thế.

Minh Tâm (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 31/08/2022

Published in Diễn đàn

Sao y mô hình Nguyễn Tấn Dũng, ông Chủ tịch nước thất bại

Ông Nguyễn Tấn Dũng để lại hậu quả vô cùng to lớn cho nền kinh tế Việt Nam, với 2 nhiệm kỳ thủ tướng, các quả đấm thép đã lần lượt đấm tan tành nền kinh tế. Các tập đoàn kinh tế nhà nước nát bét, làm thua lỗ đến nay vẫn chưa giải quyết hậu quả xong. Tuy nhiên điều xấu ông Nguyễn Tấn Dũng để lại không chỉ quả đấm thép mà còn để con gái ông lợi dụng uy tín của người cha làm thủ tướng để làm ăn kinh tế.

ntd1

Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Xuân Phúc

Ông Nguyễn Xuân Phúc kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng, tuy không làm cho nền kinh tế nát bét như người tiền nhiệm, nhưng về gia đình, ông Chủ tịch nước để cho vợ và con dùng tên tuổi của ông làm ăn kinh tế. Với vị trí như ông Chủ tịch nước, gia đình của ông không thiếu tiền, tuy nhiên vì lòng tham lại cứ muốn biếng danh tiếng thành tiền bạc. Điều này lợi bất cập hại.

Ông Dũng phân công rất rõ ràng, vợ ông chỉ có vai trò theo ông công du nước ngoài, bà không đụng đến những thương vụ kinh tế. Điều đó tránh cho vợ ông gặp sai lầm, bởi vợ ông Dũng không phải là người phụ nữ được học hành bài bản và biết được cạm bẫy của chốn quan trường – thương trường. Việc làm ăn kinh tế, ông Dũng chỉ dành đặc quyền này cho con gái ông, một phụ nữ từng đi du học Âu Châu nên đủ khôn khéo để làm những thương vụ lớn và tránh những cú gài bẫy. Chính vì thế mà thương vụ Mobifone mua AVG không thể nào buộc tội được Nguyễn Thanh Phượng vì Phượng điều khiển từ xa chứ không tham gia cuộc chơi.

Về phần chính trị, ông Dũng dành cho 2 người con trai của ông. Con cả Nguyễn Thanh Nghị từng du học Mỹ và có bằng tiến sỹ ngành xây dựng dân dụng và Công nghiệp, hiện làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Con út là Nguyễn Minh Triết, từng du học Anh Quốc và hiện là lãnh đạo Trung ương đoàn. Cả hai tham gia chính trị dựa trên lý lịch cha từng là thủ tướng để tiến thân.

Ông Nguyễn Tấn Dũng là ông thủ tướng tồi, nhưng trong quản lý gia đình ông là người cha tốt, đầu tư cho con cái đến nơi đến chốn, phân công phân nhiệm hợp lý. Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Phúc sao uy nguyên mẫu của Nguyễn Tấn Dũng nhưng lại phân công kém nên đã mang họa vào thân, và trong thời gian tới, ghế của ông có nguy cơ đổ nhào.

Ông Nguyễn Xuân Phúc có một vợ hai con, vợ ông là bà bà Trần Thị Nguyệt Thu. Con gái là Nguyễn Thị Xuân Trang, con rể là Vũ Chí Hùng và con trai là Nguyễn Xuân Hiếu. Ông Vũ Chí Hùng hiện là Phó Tổng cục trưởng Cục thuế, Bộ Tài Chính Việt Nam. Thay vì để cho bà Trần Thị Nguyệt Thu thực hiện vai trò đệ nhất phu nhân theo ông đi công du như ông Dũng đã làm thì ông Nguyễn Xuân Phúc lại để vợ liên minh liên kết với Việt Á làm ăn kinh tế, và hậu quả là ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiếc ghế Chủ tịch nước của ông. Bà Thu không đủ khả năng tiên lượng được những rủi ro trên lĩnh vực làm ăn dựa vào chính trị nên dính bẫy nặng.

ntd2

Khác với vợ ông Nguyễn Tấn Dũng, bà Thu vợ ông Phúc còn nhúng tay vào các thương vụ kinh tế

Con gái ông Nguyễn Xuân Phúc cũng dựa hơi bố làm ăn kinh tế. Tuy nhiên về khả năng khéo léo thì Nguyễn Thị Xuân Trang không bằng Nguyễn Thanh Phượng. Nếu nói Nguyễn Thanh Phượng đứng từ xa điều khiển công ty định giá AMAX trong vụ mobifone mua AVG làm cho ông Trọng bó tay không biết moi sai phạm Nguyễn Thanh Phượng thế nào thì Nguyễn Thị Xuân Trang lại dính vào cổ phần của trường Tiểu học Quốc tế Gateway quá lộ liễu phiền người cha thủ tướng phải ra tay che đậy cho con gái mình.

ntd3

Hình thể trên bằng lái xe tại Mỹ, Nguyễn Xuân Hiếu cũng du học như con ông Nguyễn Tấn Dũng

Về con trai, ông Phúc cũng gầy dựng sự nghiệp chính trị cho Nguyễn Xuân Hiếu, cho Hiếu đi du học rồi về nước làm chính trị dựa trên danh tiếng của bố y hệt như hai đứa con trai ông Nguyễn Tấn Dũng, tuy nhiên cho đến giờ tên tuổi của Nguyễn Xuân Hiếu trên chính trường vẫn là con số không tròn trĩnh, không được nổi đình nổi đám như Nguyễn Minh Triết con trai út ông Dũng. Nói chung, ông Chủ tịch nước học theo gia đình ông Dũng nhưng thất bại.

Nguyễn Lan

Nguồn : Thoibao.de, 21/07/2022

**********************

Chủ tịch sắp mất ghế, con trai ông Chủ tịch nước giờ đang "chìm" nơi đâu ?

Như Thoibao.de phân tích, ông Chủ tịch nước Việt Nam hiện nay đang học ông Nguyễn Tấn Dũng ở khía cạnh tề gia. Con gái làm tinh tế, con trai làm chính trị. Cũng cho con du học Mỹ rồi về phát triển sự nghiệp chính trị.

mohinh1

Nguyễn Minh Triết là mô hình cho Nguyễn Xuân Hiếu

Con trai ông Chủ tịch nước là Nguyễn Xuân Hiếu sinh măm 1991, hiện nay 31 tuổi. Từng du học Mỹ để về nước làm chính trị. Ông Nguyễn Tấn Dũng thì có 2 con trai, con trai đầu Nguyễn Thanh Nghị hiện nay đã tiến quá xe trên con đường sự nghiệp chính trị. Nghị đã từng làm đến chức thứ trưởng Bộ Xây Dựng khi ông Dũng còn đương chức thủ tướng, và giờ ông Nghị đang là bộ trưởng một bộ trong Chính phủ, đang tràn đầy hy vọng vào Bộ Chính trị nhiệm kỳ tới. Vì thế con trai của ông Chủ tịch nước không thể theo tấm gương Nguyễn Thanh Nghị được vì Nghị đã bỏ quá xa so với Hiếu. Hiện nay ông Chủ tịch nước đang định hướng cho con trai theo cách đi của con trai út ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết.

Nguyễn Minh Triết sinh năm 1988, hiện nay 34 tuổi chỉ hơn Nguyễn Xuân Hiếu 3 tuổi, được xem là trang lứa. Đi theo cách đi của Nguyễn Minh Triết thực tế hơn theo cách của Nguyễn Thanh Nghị. Được biết, Nguyễn Minh Triết hiện nay đang là lãnh đạo Trung ương đoàn.

Năm 2021, ở tuổi 30, Nguyễn Xuân Hiếu, con trai Chủ tịch nước đang giữ phó ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Trung ương Đoàn được chỉ định ghế phó bí thư Tỉnh đoàn Bắc Giang từ ngày 1/11/2021. Như vậy Nguyễn Xuân Hiếu tiến thân y hệt như Nguyễn Minh Triết. Từ năm 2014, Nguyễn Minh Triết lúc đó mới 26 tuổi được đề cử giữ chức vụ phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Định. Và sa đó, năm 2015 Triết lên chức bí thư tỉnh đoàn tỉnh Bình Định và giữ chức cho đến năm 2016.

Việc con trai chủ tịch nước cộng sản Việt Nam nhận ghế phó bí thư Tỉnh đoàn tỉnh Bắc Giang cho thấy ông Phúc đã có vạch bước đi cho con trai của ông chẳng khác nào ông Nguyễn Tấn Dũng vạch ra hướng đi cho con trai út. Tuy nhiên, khác với Triết, Hiếu xuất phát chậm và tiến cũng chậm hơn Nguyễn Minh Triết, đây là câu hỏi rất lớn mà giới theo dõi chính trị đặt câu hỏi.

Chỉ sau 1 năm, Nguyễn Minh Triết từ phó bí thư tỉnh đoàn lên bí thư, nhưng Nguyễn Xuân Hiếu sau 1 năm chưa lên bí thư tỉnh đoàn Bắc Giang trong khi đó cha của Hiếu đang là đương kim chủ tịch nước. Có người cho rằng, thế và lực của ông đương kim chủ tịch nước đang yếu nên con trai của ông cũng đang tiến thân khá chậm (chậm so với Nguyễn Minh Triết, con trai ông Nguyễn Tấn Dũng).

mohinh2

Nguyễn Xuân Hiếu, con trai ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm phó bí thư tỉnh đoàn Bắc Giang

Nhìn con cón đường tiến thân của con thì biết sức khỏe chính trị của người cha. Nếu đến kỳ hội nghị Trung ương 6 mà ông Chủ tịch nước bị bay ghế thì xem ra sự nghiệp chính trị của Nguyễn Xuân Hiếu gian nan hơn nhiều.

Nguyễn Minh Triết làm việc ở Tỉnh đoàn tỉnh Bình Định 2 năm là ra Hà Nội tham gia vào Trung ương đoàn và hiện nay đang tràn trề chức bí thư trung ương đoàn. Mà khi lên được ghế bí thư Trung ương đoàn là chắc chắn có một suất ủy viên trung ương đảng, cấp hàm ngang với bí thư tỉnh hoặc bộ trưởng.

Hình : Nếu ông Phúc "rụng ghế" sớm, Nguyễn Xuân Hiếu sẽ gặp khó

Nếu ông Phúc chiến đấu để ngồi lại được ghế Chủ tịch nước thêm 3 năm nữa thì nhiệm vụ của ông Chủ tịch nước là đưa được con trai ông ra Hà Nội tham gia ban lãnh đạo Trung ương đoàn. Thì từ đó mới hy vọng bước vào Trung ương Đảng. Nếu ông không làm được điều này, thì Nguyễn Xuân Hiếu sẽ tự bới, mà bơi từ Bắc Giang ra Hà Nội xa lắm, không có người dìu dắt thì khó mà đến đích.

Không hiểu vì lý do gì mà ông Chủ tịch nước cho con trai tham gia chính trị khá chậm, điều này làm cho Nguyễn Xuân Hiếu thất thế khá nhiều so với những hột giống đỏ khác. Có lẽ vì nhìn ra chiến lược của ông Dũng quá chậm nên ông Phúc đã thiết kế đường quan lộ cho con tra chậm và làm cho Nguyễn Xuân Hiếu đánh mất khá nhiều cơ hội vượt lên.

Lê Hoàng

Nguồn : Thoibao.de, 21/07/2022

**********************

Có phải ông Nguyễn Xuân Phúc đang bị… ‘thất sủng’ ?

Sơn Trà, VNTB, 19/07/2022

Ông Nguyễn Xuân Phúc về quê nhà tham dự lễ kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – liệt sĩ, và người ta không thấy ông đến dự lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam.

nxp1

Ông Nguyễn Xuân Phúc vắng mặt ở buổi kỷ niệm 60 năm Cảnh sát nhân dân Việt Nam tại Hà Nội

Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – liệt sĩ ở tỉnh Quảng Nam diễn ra sáng 17/7. Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam, tổ chức tại Hà Nội, tối 17/7. Ở buổi lễ này chức danh Chủ tịch nước được xướng tên nhiều lần trong thủ tục trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, và trao tặng Danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân".

Sự vắng mặt của ông Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội ở buổi kỷ niệm 60 năm Cảnh sát nhân dân Việt Nam, là rất đáng tiếc còn vì ông là Chủ tịch của Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam, tức là người giữ vị trí thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, gồm có Quân đội nhân dân – Công an nhân dân – Dân quân tự vệ.

Có phải ông Nguyễn Xuân Phúc đang bị… ‘thất sủng’ ?

Gọi là ‘thất sủng’, vì tin tức cho hay chiều 17/7 tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Phó chủ tịch nước Lào Bounthong Chitmany nhân dịp ông sang thăm chính thức và dự các hoạt động kỷ niệm 60 năm thiết lập ngoại giao, 45 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào. Tuy nhiên phần hội đàm sau đó lại vắng mặt ông Phúc, thay vào đó là bà Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.

Vài ý kiến từ một số nhà hoạt động xã hội dân sự cho rằng các phi vụ làm ăn của cựu đệ nhất phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu đã làm hại đường hoạn lộ của ông Nguyễn Xuân Phúc, khi bà Nguyệt Thu được cho là giúp sức cho Công ty Việt Á tiêu thụ kit test.

Từ rất lâu trước đó, khi ông Nguyễn Xuân Phúc rời Quảng Nam để ra trung ương thì hàng loạt tin đồn lan mạnh trên mạng xã hội về những mối thân hữu của vợ chồng ông Phúc với các đại gia trong ngành ngân hàng, lắp ráp xe hơi, năng lượng…

Khi ấy, khác hẳn với đồng liêu Nguyễn Bá Thanh hồi cả hai còn chung cấp chính quyền địa phương Quảng Nam – Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Phúc hứng nhiều tai tiếng hơn về chuyện đỡ đầu cho một số doanh nghiệp, có nghĩa theo năm tháng, ông cũng dày dặn hơn trong những dự liệu ứng phó với các cáo buộc về ‘sân sau’…

Trở lại với vụ Công ty Việt Á

Liên quan đến nâng khống giá kit test xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á, công khai trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu, chuyên gia cho rằng, một mình Phan Quốc Việt và Việt Á ‘không thể làm được’, do đó, đằng sau, rất có thể còn có thế lực ngầm, ‘cá lớn, cá bé’, sân sau, sân trước.

Tuy vậy khá ngạc nhiên là trên cương vị Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc dường như đang tìm mọi cách khép lại vụ việc này khi tiếp xúc cử tri.

Đơn cử, ngày 21/6/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng tổ đại biểu quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị số 2, tham dự buổi tiếp xúc cử tri quận 1 sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Các cử tri quận 1 đã nêu nhiều kiến nghị về các vấn đề của ngành y tế thời gian qua, bày tỏ lo ngại trước việc một số cán bộ đầu ngành, cán bộ chủ chốt của ngành y bị xử lý thời gian qua.

Trả lời cử tri, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đối với các sai phạm xảy ra trong ngành y tế thời gian qua đã được xử lý nghiêm. Một số cán bộ tham ô, tiêu cực trong lĩnh vực y tế đã bị xử lý.

Ông Nguyễn Xuân Phúc dùng các kiểu câu : "đã được xử lý nghiêm" – "đã bị xử lý" tạo tâm lý là vụ việc đã đi vào kết thúc, sẽ không còn có chuyện mất mát cán bộ nữa.

Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng khéo léo khi đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo cung ứng dịch vụ y tế, khơi thông bất cập trong đấu thầu thuốc, giải bài toán thiếu thuốc, vật tư y tế, không để ảnh hưởng đến người dân.

Gọi là "khéo léo" vì qua lời đề nghị đó, ông Nguyễn Xuân Phúc gián tiếp muốn nói nếu còn tiếp tục bắt bớ trong ngành y tế, thì chuyện chăm sóc sức khỏe toàn dân sẽ bị đứt gãy, gián đoạn.

Công tâm mà nói, ẩn tình của khuyến cáo ở đây của ông Nguyễn Xuân Phúc không phải là không có căn cứ. Bởi theo ông Nguyễn Tri Thức, giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy, thì, "Những trường hợp lợi dụng chính sách để tư lợi cá nhân sẽ bị xử lý. Bên cạnh đó, trong lúc chống dịch có một số thủ tục do vội chống dịch nên bỏ qua, tôi đề nghị nên xem xét cho thấu tình đạt lý. Việc mua sắm chống dịch ở các địa phương cũng khác nhau, các địa phương bùng phát dịch như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Đà Nẵng mua sắm khẩn cấp sẽ khác các địa phương khác. Tôi nghĩ phải nhìn vấn đề một cách toàn diện".

Chính trường ở Việt Nam là thế giới của tin đồn đoán cả lề trái và lề phải. Nếu như có báo chí tư nhân, có lẽ việc kiểm soát truyền thông sẽ thuận tiện hơn vì luôn cụ thể các địa chỉ tòa soạn để truy cứu trách nhiệm.

Sơn Trà

Nguồn : VNTB, 19/07/2022

Published in Diễn đàn

Chuyến thăm Hà Ni ca Ngoi trưởng Vương Ngh dường như còn tác dng dai dng. Ti dhs Liên Hiệp Quốc ti đây, liu ông Phúc có dám dùng lut pháp quc tế và UNCLOS-1982 đ bo v ch quyn ca Vit Nam Bin Đông ? Mt s hot đng sau đó ca ông Phúc ti Hoa K liu có làm nên cơm cháo gì không ?

nxp1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 29/09/2018 - Ảnh minh họa 

Chiu 23/9 này, ti New York, Ch tch nước Nguyn Xuân Phúc được cho là s có bài phát biu trong Phiên tho lun chung cp cao Đi hi đng Liên hp quc Khóa 76. Mc du đ tài ca khóa này là ng phó vi biến đi khí hu, nhưng do nhng đt biến bt ng ca thi cuc, nên Bin Đông, mt vn đ mà người dân trong nước và gii quan sát quc tế đang hết sc nóng lòng mun được nghe ông Phúc đ cp. Dư lun mun biết vn đ Bin Đông s thế nào trong bi cnh Úc, Anh quc và Hoa K va quyết đnh thiết kế mt chiến lược mi nhm chm dt chính sách bt nt và cưỡng bc ca Trung Quc đi vi các nước láng ging và các nước liên quan, trong đó có Vit Nam. AUKUS là hp tác quc phòng tay ba Úc Anh M s có nh hưởng rt ln và quyết đnh đi vi vòng vây ngăn chn Trung Quc [1].

Lut quc tế hay lut rng ?

Gia cao đim đi dch Vũ Hán, lãnh đo và người dân Vit Nam đang phi đu tt mt ti đ "sng chung vi Covid-19" như là sng chung vi đch. Tuy nhiên, cc din quc tế t khi Ch tch nước lên đường sang New York đang nóng lên tng ngày, khiến lòng người bt an. Vic Trung Quc tháng trước yêu cu tàu thuyn nước ngoài phi khai báo thông tin khi đi vào cái gi là "các vùng bin ca Trung Quc" là mt biến c mi, nguy him v hành đng leo thang bt chp lut pháp quc tế ca Trung Quc đi vi quyn tài phán trên bin, đc bit là khu vc Bin Đông [1]. Trong khi đó, sau hàng chc năm thc hin chính sách cân bng gia Trung Quc và Hoa K, vi AUKUS, t nay nước Úc đã chn M làm người bo v an ninh cho mình.

Hu hết các chuyên gia v Bin Đông đu cho rng tham vng mi ca Trung Quc chc chn s vp phi s phn đi t nhng nước có tranh chp vi Trung Quc Bin Đông cũng như nhng nước có quyn li liên quan vùng bin này, bao gm c Vit Nam, M và đng minh ca M. M và đng minh không ch đã phn đi bng li, mà trên hành đng cũng đã th hin s không tuân th các quy đnh vô thiên vô pháp ca Trung Quc. Ngày 8/9/2021, mt tàu khu trc ca Hi quân Hoa K đã thc hin cuc tun tra hàng hi đi qua Đá Vành Khăn Bin Đông, ch vài ngày sau khi Trung Quc áp đt lut yêu cu các tàu nước ngoài phi thông báo trước khi đi vào vùng bin mà Bc Kinh tuyên b ch quyn. Theo mt bn tin ca Hm đi 7 thuc Hi quân Hoa K, tàu khu trc có tên la dn đường USS Benfold đã "khng đnh quyn và t do hàng hi" (FONOP) trong phm vi 12 hi lý ca Đá Vành Khăn thuc qun đo Trường Sa [2]. Cũng phi thôi ! Nếu M và phương Tây đu hàng Trung Quc, h s phi gánh chu nh ng hu qu khôn lường khi Trung Quc biến được toàn b Bin Đông thành "cái ao nhà" ca h.

Cái gi là "lut hàng hi" mi ca Trung Quc va ban b thc s là lut rng, vì nó đi ngược li phán quyết năm 2017 ca Tòa trng tài quc tế không công nhn ường lưỡi bò" ca Trung Quc. Hm đi 7 ca Hoa Kỳ cũng bác b vic đã b tàu chiến và máy bay Trung Quc xua đui khi tiến vào vùng nước 12 hi lý xung quanh đá Vành Khăn. "Theo lut quc tế đã được phn ánh trong Công ước Liên Hip Quc v Lut bin, trong trng thái hình thành t nhiên, các thc th đa lý như đá Vành Khăn b nhn chìm lúc thy triu lên nên không được hưởng quy chế lãnh hi. Các n lc ci to đt, lp đt và xây dng cu trúc trên đá Vành Khăn không làm thay đi đc đim này theo lut quc tế. Bng cách tham gia vào các hot đng FONOP trong phm vi 12 hi lý ca đá Vành Khăn, M đã chng minh rng các tàu thuyn có th thc hin hp pháp các quyn t do trên bin nhng khu vc đó", thông cáo ca Hm đi 7 nhn mnh đến tính pháp lý [3].

Mt điu đc bit nguy him đi Vit Nam, so vi các nước ASEAN khác là, Trung Quc va ra n" va ra "uy" cùng mt lúc đ làm tê lit kh năng phn kháng ca ban lãnh đo Hà Ni. Va ban phát vc-xin, công b "lut rng" mi, va tp trn bn đt tht nhiu ngày trên Bin Đông, nhưng khi hi đàm vi đng cp và hi kiến vi Tng bí thư, Th tướng và Ch tch nước ca Vit Nam trong dp t 10 12 tháng 9 mi đây, Vương Ngh đã "rót mt" vào tai các nhà lãnh đo y rng : "Chúng ta là mt cng đng có chung tương lai, luôn trung thành vi nguyn vng ban đu ca tình hu ngh truyn thng, mang trong mình lý tưởng và nim tin chung, chung tay bo v h thng xã hi ch nghĩa, cùng nhau phát trin s nghip xã hi ch nghĩa. Hai bên cn nâng cao s tin cy ln nhau gia nhân dân hai nước và cng c nn tng dư lun cho quan h song phương" [4].

"H thng xã hi ch nghĩa" chủ nghĩa xã hội nào ?

Lãnh đo Trung Quc trên thc tế đã phn bi các tín điu ca ch nghĩa cng sn t lâu nay. Điu huý k nht ca chủ nghĩa cộng sản mà Trung Quc đã vt b chính là ch nghĩa quc tế, đi nghch li vi ch nghĩa dân tc Đi hán ca Trung Quc. Trung Quc cũng không che đy dã tâm bành trướng và bá quyn nước ln. Trung Quc càng không th dùng "16 ch vàng (rm) và 4 tt (ngụy to)" đ bt ming Ch tch Vit Nam, không cho ông Nguyn Xuân Phúc trình bày trước toàn thế gii chính sách bp bm và hung hãn, ác đc và xo quyt ca Trung Quc đi vi ngư dân ta trên bin và đng bào ta trên "va thóc Nam B", nay đang khn đn vì Bc Kinh tìm trăm phương ngàn kế chn dòng nước sông MeKong.

Thông cáo ca B Ngoi giao Vit Nam đang làm cho gii quan sát đoán già đoán non. Theo đó, sau khi tham d khóa hp 76 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Ch tch Nguyn Xuân Phúc s "thc hin mt s hot đng song phương ti Hoa Kỳ". Theo li mi ca cơ quan nào ? Chương trình ngh s là gì ? Ch tiếp xúc trong gii doanh nghip hay còn gp c lãnh đo t hành pháp, lp pháp ? Khá nhiu câu hi, nhưng chng hãng thông tn tho tin nào đưa ra được vài câu tr li kh tín.

Nếu như không gp được các nhà lãnh đo t nhánh hành pháp hay lp pháp Hoa K, liu ông Phúc có điu chnh được qu đo bang giao Vit M đi đúng hướng. T đu mùa hè 2021 đến nay, dường như qu đo này tri qua mt vài ct mc tri st. T chuyến thăm ca B trưởng Quc phòng Austin đến chuyến công du chính thc ca Phó Tng thng Harris, t s có mt ca Peace Corps Vit Nam, du hiu tích cc ca mi bang giao cho đến "Bn xúc tiến nhm đy mnh mi quan h đi tác toàn din M Vit" (Fact Sheet) ban đu, "gam" lc quan tin tưởng dường như ln át mi biu hin dè dt. Nhưng ri s chia tay "không kèn không trng" ca bà Harris, cng thêm chuyến thăm đy kh nghi và bí n ca Ngoi trưởng Vương Ngh, gii phân tích bt đu lo ngi cho chương trình hành đng được phía M công b, còn Vit Nam thì làm thinh mt cách đáng ng. Ti các cuc làm vic vi phía Vit Nam, Vương Ngh còn kêu gi, hai nước cn kim chế các hot đng đơn ph ương Bin Đông, tránh làm phc tp thêm tình hình, đng thi nhc Vit Nam nên cnh giác trước s can thip ca các thế lc bên ngoài [5].

T trước đến nay, lãnh đo Vit Nam luôn phát biu "Vit Nam không chn bên". Mt s chuyên gia gii thích, Vit Nam mun cân bng quan h gia M và Trung Quc. Nhưng trên thc tế, nhiu ý kiến li không đánh giá như vy. Xu hướng này cho rng, s cân bng ca Vit Nam ch trên li nói, còn thc tế, Vit Nam đang nghiêng v phía Trung Quc. Mt phân tích khác t Tiến sĩ Vũ Ngc Hoàng, nguyên Phó Ban Tuyên giáo, Vit Nam không liên minh vi nước này đ đi chng nước khác là quan đim đúng. Trong lch s, Vit Nam chưa bao gi liên kết vi ai đ đánh Trung Quc. Trong khi đó, chính Trung Quc đã nhiu ln liên minh, liên kết vi nước khác đ đánh Vit Nam. Nếu Ch tch Nguyn Xuân Phúc trình bày rõ lp trường y trước Liên Hiệp Quốc thì rt tt. Hãy cho thế gii biết được truyn thng thượng võ ca dân tc. Còn khi đt nước lâm nguy vì b xâm lược thì Vit Nam sn sàng liên kết và liên minh vi các đi tác đ bo v T quc [6].

Hoàng Trường

Nguồn : VOA, 21/09/2021

Tham khảo thêm :

[1] Why Australia Bet the House on Lasting American Power in Asia

[2] Tàu chiến Mỹ tuần tra gần Đá Vành Khăn ở Trường Sa

[3] Khu trục hạm Mỹ áp sát đá Vành Khăn thách thức Trung Quốc

[4] Vương Nghị mang “cơm thiu” sang Hà Nội 

[5] Việt Nam - Trung Quốc cam kết tránh gia tăng bất đồng về Biển Đông

[6] Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông

Published in Diễn đàn

Sau vở kịch diễn bầu chủ tịch quốc hội thì đến vở diễn bầu chủ tịch nước và đoàn tùy tùng. Ghế chủ tịch nước thật ra là dành cho người về hưu chưa chính thức. Ông Nguyễn Xuân Phúc đã diễn vở kịch bầu chủ tịch nước hôm ngày 5/4 vừa qua, nay ông diễn lại.

nxp1

Ông Nguyễn Xuân Phúc diễn vở kịch nhậm chức chủ tịch nước hôm ngày 5/4

Một con người có lòng tự trọng thì không bao giờ diễn kịch, và một đảng có liêm sỉ thì không bao giờ diễn kịch. Thực chất của bầu cử là chọn người này loại người kia, tuy nhiên đảng cộng sản lại diễn vở kịch chọn cho một người duy nhất.

Mỗi ngày vở kịch tiêu tốn hơn một tỷ đồng tiền thuế của dân mà chỉ để diễn vở kịch nhàm chán. Hiện nay cả Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác đang phải gồng mình chống dịch, dân thiếu tiền mua thực phẩm. Mỗi này người dân chỉ cần 50 ngàn đồng là đủ ăn, tuy nhiên quốc hội cộng sản Việt Nam thì tổ chức họp tiêu pha lãng phí tiền dân. Vở kịch không ai muốn xem lại tốn quá nhiều tiền của dân.

Ngày 24/7, quốc hội cộng sản diễn vở kịch đề cử nhân sự để bầu Chủ tịch nước. Không nói ra ai cũng biết là quốc hội này đề cử ai. Họ đề cử một người duy nhất là ông Nguyễn Xuân Phúc để rồi ông ông này cho chức chủ tịch nước. Chế độ cộng sản còn tệ hơn cả chế độ phong kiến, tệ hơn vì ít ra chế độ phong kiến người ta chỉ định luôn mà không diễn vở kịch thô thiển để khinh dân như đảng cộng sản đang làm.

Khi vở kịch được đạo diễn cho hô "bắt đầu" thì Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử ông Nguyễn Xuân Phúc để Quốc hội bầu Chủ tịch nước tại phiên làm việc chiều 24/7. Ngay sau đó, các đại biểu diễn kịch như cái máy. Vở kịch này sẽ kéo dài đến ngày 26/7, khi trò phiếu kín được thực hiện.

Giới thiệu diễn viên chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Danh hài Nguyễn Xuân Phúc 67 tuổi, quê ở Quảng Nam. Bằng cấp là cử nhân kinh tế, từng là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII ; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, XIII ; Đại biểu quốc hội 4 khóa XI, XIII, XIV, XV.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, diễn viên này về làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, từng bước trưởng thành với nhiều vị trí công tác ở quê nhà. Từ chuyên viên, phó văn phòng, chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Quảng Nam – Đà Nẵng, ông làm Giám đốc Sở Du lịch kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu du lịch Furama Đà Nẵng ; Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Từ năm 1997 đến 2006, Nguyễn Xuân Phúc làm Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam ; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.

Tháng 3/2006, diễn viên Phúc giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ, sau đó làm Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, rồi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Tháng 8/2011, ông được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng, 5 năm sau được Quốc hội bù nhìn diễm vở kịch bầu ông làm Thủ tướng.

Tại Đại hội Đảng XIII, ông Nguyễn Xuân Phúc cùng Nguyễn Phú Trọng là hai "trường hợp đặc biệt" tái cử Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị.

Tại kỳ diễn này, Quốc hội khóa XV của đảng cộng sản Việt Nam sẽ điễn vở sẽ bầu, và sau đó là phê chuẩn 50 chức danh thuộc các khối Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.

Trước đó, trong hai ngày 20-21/7, các diễn viên biểu đã bầu 18 nhân sự lãnh đạo Quốc hội gồm Chủ tịch, bốn Phó chủ tịch và 13 Ủy viên thường vụ, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các ủy ban, Tổng thư ký Quốc hội.

Ông Nguyễn Xuân Phúc là một trường hợp tham quyền cố vị, đã quá tuổi ứng cử vào Bộ Chính Trị nhưng vẫn được hưởng suất đặc biệt để tiếp tục ở lại tứ trụ, tuy nhiên không giống như ông Nguyễn Phú Trọng luôn nắm trong tay quyền lực tột đỉnh thì ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ nắm trong tay một chức vụ hữu danh vô thực, đó là chức Chủ tịch nước.

nxp2

Vở kịch được diễn lại - Ảnh chụp màn hình VnExpress ngày 24/7/2021

Hài là gene duy truyền của ông chủ tịch nước ?

Nguyễn Xuân Phúc khi làm thủ tướng rất hay phát biểu, tuy nhiên trong suốt 5 năm ngồi ghế, người ta chẳng thấy ông có những câu nói nào có giá trị mà toàn là những câu nói ngớ ngẩn làm cho xã hội đàm tiếu và dân cũng rất hay đem nhưng câu nói của ông ra làm trò cười, và từ đó dân đặt cho ông biệt danh là "Anh Hề".

Trong lời nói của ông Nguyễn Xuân Phúc, người ta không bao giờ thấy được tính logic mà chỉ thấy sự bất nhất, câu trước đá câu sau.

Đất nước Việt Nam không có bầu cử đích thực, tất cả những cuộc bầu cử đều là vở kịch tốn kém và vô nghĩa. Vì vậy những ông thủ tướng lên nắm chính phủ được như thế nào thì dân phải chấp nhận như thế chứ không thể nào có chọn lựa. Ông Nguyễn Tấn Dũng thì tàn phá nền kinh tế, ông Nguyễn Xuân Phúc thì thành anh hề, giờ ông Phạm Minh Chính thì cũng chẳng khá hơn gì ông Phúc.

Ngoài biệt danh là "danh hài" thì người ta còn đặt cho ông Phúc một biệt danh khác, đó là "Phúc nổ", bởi vì ngoài những ngôn từ khoác lác ông chẳng bao giờ thực thi được những gì ông đã nói.

Tại các nước phương Tây, một thủ tướng muốn nói gì phải cân nhắc rất kỹ, nếu không người dân sẽ phản đối và thậm chí họ sẽ dùng lá phiếu để lật ông thủ tướng ra khỏi ghế quyền lực.

Nổ mà không có tính logic đã biến ông Nguyễn Xuân Phúc thành danh hài. Đấy là sự biểu hiện của một con người bất tài. Mà bất tài thì bị loại khỏi ghế là hợp lý. Hay nói đúng hơn, bệnh nổ đã góp phần tạo nên việc ông cựu thủ tướng mất quyền lực.

Hiện nay ông Nguyễn Xuân Phúc là tân Chủ tịch nước. Thực tế thì ông đã mất quyền lực và cũng chẳng còn vai trò gì với nền kinh tế đất nước. Khi có quyền lực trong tay thì ông Phúc có nổ đi chăng nữa thì người ta cũng đợi xem ông làm được không ? Nếu làm được thì đó là nói hay làm giỏi, còn nếu làm không được thì đó là nổ. Chỉ đơn giản là như vậy. Tuy nhiên, thực tế thì người dân chờ suốt 5 năm chẳng thấy ông làm được gì đúng với những lời nói nổ như bom của ông.

Nguyễn Xuân Phúc, danh hài bất đắc dĩ

Thực sự không một quan chức nào mà muốn mình là đối tượng cho dân chúng đem ra mỉa mai, cười cợt. Dù biết vậy nhưng ông Phúc không thể nào thay đổi được bản thân vì năng lực của ông chỉ có chừng đó. Thời thế đã đưa ông lên làm thủ tướng và giờ là chủ tịch nước nhưng trong hàng chục triệu dân Việt Nam không ai đánh giá cao con người ông.

Trong bài bài phát biểu nhậm chức cách đây 4 tháng, ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết : "Trong toàn bộ nhiệm kỳ vừa qua, con tàu Việt Nam ta đã vượt qua một hải trình dồn dập, đầy bão tố", đấy lại là một biểu hiện của bệnh nổ. Không biết lần diễn kịch nhậm chức lần này ông Phúc có nhai lại bài diễn văn cũ hay không ? Hay là nổ theo cách khác. Không biết được. Chỉ biết rằng, dù nói thế nào thì ông Nguyễn Xuân Phúc cũng không bao giờ thực hiện được lời nói nữa vì hiện nay ông đang ngồi vào chiếc ghế không có thực quyền.

Ông Nguyễn Xuân Phúc, với và trò chủ tịch nước ông là người tham gia các nghi thức ngoại giao, lẽ ra ông cần phát biểu thận trọng hơn vì ông là bộ mặt quốc gia. Tuy nhiên với tiền sử bệnh nổ, rất có thể hiện nay ông Nguyễn Xuân Phúc chuyển vai từ anh hề từ quốc nội thành anh hề trong mắt bạn bè quốc tế.

Có lẽ mỗi lần ông Nguyễn Xuân Phúc xuất hiện trước công chúng thì ông lại gây cười. Năng lực ông chỉ đến thế, làm những điều mà chỉ đáng cho dân Việt và thế giới có những trận cười no bụng vì ngây ngô. Cứ mỗi lần ông Phúc xuất hiện thì mỗi lần anh diễn hề, tuy nhiên việc xuất hiện để diễn vở kịch bầu cử thật thì rõ ràng ông đã diễn quá dở. Chẳng ai cười mà chỉ có khinh bỉ và chán ghét.

Bích Ngọc (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 26/07/2021

Published in Diễn đàn
mardi, 22 juin 2021 23:43

Nói vậy mà không phải vậy !

Lúc còn ngồi ghế Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc tự tin ngân sách đủ để chi mua vắc xin về chích ngừa cho dân chúng, kể cả chuyện miễn phí.

noivay1

Thế nhưng khi ông Nguyễn Xuân Phúc chuyển sang ghế Chủ tịch nước, mọi chuyện lại cho thấy không như những gì mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết.

Theo lược thuật của báo chí về cuộc họp Chính phủ vào chiều ngày 21-6, khi nói về những khó khăn, vướng mắc trong phòng, chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các ngành, các cấp tháo gỡ khó khăn với tinh thần "3 không" : không nói không có cơ chế chính sách, hành lang pháp lý ; không được nói không có kinh phí (dù khó khăn, phải kêu gọi hỗ trợ nhưng phải dành nguồn lực để chống dịch) ; không nói không có sinh phẩm thiết bị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận định không sai, nhưng lại không còn trúng nữa rồi.

Không nói không có cơ chế chính sách

Ngày 26/02/2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP , "Về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19". Theo đó, "Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên :

1. Số lượng : Khoảng 150 triệu liều. Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ yêu cầu phòng chống dịch, quyết định số lượng vắc xin cụ thể cần mua, nhập khẩu theo từng giai đoạn.

2. Cơ chế mua vắc xin : Thực hiện mua sắm trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu năm 2013 – tức trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định của Luật này, thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư".

Như vậy Bộ Y tế có toàn quyền trong chuyện chọn mua vắc xin, tiếp nhận viện trợ và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 trong năm 2021. Khi gặp vướng về chuyện các gói thầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.

Không được nói không có kinh phí

Yêu cầu này cũng liên quan đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi ‘làm chính sách’ qua việc ký ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP .

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra cam kết rất cụ thể như sau :

"1. Ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước :

a) Ngân sách địa phương đảm bảo cho người dân trên địa bàn và các đối tượng do địa phương quản lý.

b) Ngân sách trung ương đảm bảo cho các đối tượng do các cơ quan trung ương quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương theo quy định sau :

– Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên : Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% mức ngân sách nhà nước thực chi theo quy định ;

– Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại :

+ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên : Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện ;

+ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% : Ngân sách trung ương hỗ trợ 30% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước ;

+ Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại : Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước ;

Các địa phương sử dụng tối đa 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương, tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Trường hợp địa phương chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở mức độ lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương, gồm : 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.

2. Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

3. Nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vắc xin tự nguyện chi trả".

Như vậy, nếu đúng như những cam kết tài chính của cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chắc chắn sẽ không có chuyện mấy tuần lễ nay phía tân Chính phủ Phạm Minh Chính vẫn loay hoay quyên góp tiền bạc trong dân chúng.

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 22/06/2021

Published in Diễn đàn