Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

19/01/2023

Loại Nguyễn Xuân Phúc ra khỏi "tứ trụ", thử chẻ cộng tóc làm tư

Nhiều tác giả

Ông Phúc b loi chng t uy quyn ca ông Trng ?

Carl Thayer, VOA, 19/01/2023

Nh vào nhng quy đnh mi trong Đng mà ông đã b công xây dng và nh vào s hu thun ca đa s B Chính tr và Ban chp hành Trung ương, Tng bí thư Nguyn Phú Trng đã có th loi b được Ch tch nước Nguyn Xuân Phúc, mt nhà quan sát chính tr nói vi VOA.

nxp1

Ông Nguyn Xuân Phúc phi ra đi khi ch còn vài ngày na là đến Tết Nguyên đán Quý Mão

Hôm 18/1, ông Phúc đã b Quc hi min nhim Ch tch nước trong mt phiên hp bt thường, mt ngày sau mt phiên hp bt thường khác ca Ban chp hành Trung ương Đng đng ý cho ông Phúc thôi tt c các chc v trong Đng và Nhà nước, khiến ông Phúc tr thành v nguyên th đu tiên trong lch s Vit Nam phi thôi chc gia chng.

Tuy nhiên, cũng chính Trung ương Đng đã tín nhim ông Phúc đến mc bt chp quy đnh v tui tác đ cho ông Phúc li Trung ương và B Chính tr hi năm 2021, và bn thân Quc hi đã tng b phiếu tín nhim ông Phúc rt cao vi t l trên 80% vào năm 2018 khi ông còn là Th tướng Chính ph.

Cán cân quyn lc

T Canberra, Úc, ông Carl Thayer, giáo sư Hc vin Quc phòng Úc và là nhà quan sát chính tr Vit Nam lâu năm, nhn đnh rng Đng chn thi đim loi ông Phúc vào lúc người dân đang chun b đón Tết Nguyên đán rõ ràng là đ gim ti đa s chú ý ca dư lun.

"Vn còn quá sm đ đánh giá phn ng ca dư lun trước vic ông Phúc t chc do Tết sp đến. Nhưng làm thế nào mà ông Nguyn Xuân Phúc, người đt s phiếu tín nhim rt cao khi b phiếu trong ni b Đng và được đc cách đ lên làm Ch tch nước li b cho v vườn do nhng vi phm và sai phm không biết rõ là gì", ông nói vi VOA.

V lý do Tng bí thư Nguyn Phú Trng và Trung ương Đng phi loi b ông Phúc, v giáo sư này cho rng lâu nay trong cuc chiến chng tham nhũng, ông Trng đã luôn lp đi lp li rng không có vùng cm và không có quan chc cp cao nào tránh khi b quy trách nhim.

"Ch có th phng đoán rng trong lúc cuc đu tranh vi các sai phm trong chng dch Covid-19 đang trên đà, nhng mi quan h vi gia đình ông Phúc đã b phơi bày. Điu này đt ra vn đ v tính gii trình khi xét đến vic hai phó th tướng đã b cho thôi chc", ông phân tích.

B Chính tr có th chn cách x lý khác như khin trách, cnh cáo hay yêu cu ông Phúc t phê bình trước B Chính tr. Tuy nhiên, h đã chn cách đ ông Phúc t nguyn np đơn xin ngh đ gi th din cho ông, cũng theo li Giáo sư Carl Thayer.

Khi được hi so sánh vic ông Trng loi b thành công Ch tch nước Nguyn Xuân Phúc vi vic ông Trng không th k lut được Th tướng Nguyn Tn Dũng khi ông đưa ông Dũng ra toàn th trung ương hi năm 2012, ông nói : "Cán cân quyn lc đã nghiêng v phía ông Trng (k t sau v ông Dũng) khi ông sa đi và ban hành các quy đnh và hướng dn đ qun lý đng viên".

V giáo sư này ch ra quy đnh v nhng gì đng viên được và không được làm mà ông Trng ban hành, trong đó có quy đnh trách nhim ca đng viên trong đng y các cơ quan chính quyn, đ làm cơ s loi b ông Phúc.

S ng h trong Đng

"Ông Trng vn có uy quyn chng nào ông vn còn được s ng h ca đa s B Chính tr và Ban chp hành Trương ương", ông nói thêm và cho biết chính s ng h này đã giúp ông Trng loi được ông Phúc nếu so vi hi năm 2012, ông Trng đã không có đ s phiếu ca Trung ương đ k lut ông Dũng.

im mu cht là các đng viên lâu nay đã nhìn nhn rng tham nhũng là thách thc chính v tính hp pháp ca s lãnh đo ca Đng", ông Thayer phân tích thêm. "Vic bóc tách ra nhng mng lưới tham nhũng đã đt ra vn đ ti sao nhng người này leo lên đến nhng v trí mà h nm gi?".

Do đó, mt trng tâm trong chiến dch chng tham nhũng ca ông Trng là xác đnh nhng đng viên đã giúp đ và to điu kin ct nhc nhng quan chc tham nhũng hay không giám sát và nhn din được các quan chc tham nhũng đ trng tr, cũng theo nhà quan sát này.

Thông đip ca Đng trong vic này, Giáo sư Thayer nói, là các đng viên s b trng pht nếu h không thc thi được chc trách và trách nhim ca mình trong các cơ quan chính quyn.

Theo ông phân tích thì dưới thi ca cu Th tướng Nguyn Tn Dũng, b máy chính ph đã tr nên quyn lc hơn các cơ quan Đng nh vào tăng trưởng kinh tế, khiến các t chc Đng trong chính quyn b suy yếu trong chc năng giám sát và kim soát. Tuy nhiên, do tham nhũng ngày càng lan rng mà Ban ch đo phòng chng Tham nhũng Trung ương đã được chuyn t Chính ph sang Đng và bn thân ông Trng đã thay ông Dũng làm trưởng Ban ch đo này. Nh vy mà ông Trng đã cng c được quyn lc.

V giáo sư này không cho rng vic ông Phúc b loi b là do ‘đu đá chính tr trong ni b Đng mà là vì ông Phúc là nn nhân ca vic ông Trng chĩa mũi dùi vào tính gii trình ca các quan chc Đng cp cao trong vic giám sát người dưới quyn. "Đây là vn đ khn cp do s phn n ca qun chúng quanh nhng bê bi trong chng dch Covid-19", Carl Thayer phân tích.

Tuy nhiên, ông Thayer nhìn nhn ông Phúc thuc cánh Chính ph trong khi ông Trng thuc cánh Đng và nhng người thuc hai cánh này ‘có tm nhìn và li ích riêng. Ti Đi hi 13 ca Đng, người ca hai cánh này đã đy ông Trng và ông Phúc ra tranh chc tng bí thư và kết qu là ông Phúc không đt được đ s ng h.

‘Di sn chng tham nhũng

Khi được hi có phi ông Trng làm gt gao hơn trong chiến dch đt lò ca mình so vi người tương nhim Trung Quc Tp Cn Bình trong chiến dch đ h dit rui hay không, ông Carl Thayer cho rng mc dù ông Trng theo sát nhng gì Đảng cộng sản Trung Quc và ông Tp làm, nhưng cn nh rng ông Trng đã tp trung vào vic xây dng Đng trong sut s nghip ca ông, rt lâu trước khi ông Tp lên nm quyn Trung Quc.

"Trong khi ông Tp mun làm tng bí thư và ch tch nước trn đi thì ông Trng mun đưa cuc chiến chng tham nhũng tr thành di sn ca ông", Carl Thayer phân tích.

ng Trng chc chn có đng cơ bài tr tham nhũng. Ông đã tiến hành mt cách thn trng bng cách sa đi các quy đnh ca Đng theo thi gian, nh đó ông đã đt được nn móng cho vic trng tr các quan chc tham ô hay biến cht cho dù cp cao đến đâu", ông Thayer gii thích và cho rng s dĩ ông Trng đy cuc chiến chng tham nhũng trong các v án liên quan đến Covid lên mc cao như vy là do s phn n ca nhân dân.

Đánh giá v cu Ch tch Nguyn Xuân Phúc, ông Thayer nói ông Phúc ‘tng là cánh tay mt rt đc lc trong Chính ph ca ông Nguyn Tn Dũng vi tư cách Phó th tướng thường trc và không có du hiu gì ông Phúc là cán b suy đi.

ng Phúc làm vic hiu qu nht khi ông đng đu chiến dch chng dch huy đng toàn th chính ph. Vi tư cách Ch tch nước, ông Phúc đã đi din cho Vit Nam rt hiu qu trên trường quc tế", Carl Thayer đánh giá. "S sp đ ca ông y là cú sc đi vi Vit Nam và cng đng quc tế".

Theo Carl Thayer

Nguồn : VOA, 19/01/2023

***************************

Lịch sử cần sòng phẳng rõ ràng với nhau 

Đỗ Thành Nhân, VNTB, 19/01/2023

Trung ương Đảng và Quốc hội cho ông Nguyễn Xuân Phúc thôi chức Chủ tịch nước là hoàn toàn đúng. Đất nước này không thiếu người có tài năng, uy tín và đạo đức để làm người đại diện cho quốc gia.

nxp2

Ông Nguyễn Xuân Phúc từng là "nguyên thủ quốc gia" – là con người của lịch sử nên cần đánh giá trung thực, khách quan về lịch sử.

Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam có vị Chủ tịch nước (bị buộc, xin) thôi chức giữa nhiệm kỳ để nghỉ hưu.

Tuy nhiên ông Nguyễn Xuân Phúc dù sao cũng là Chủ tịch nước, về mặt đối ngoại là "nguyên thủ quốc gia" – là một nhân vật của lịch sử hiện đại, nên cũng cần sòng phẳng, rõ ràng với nhau về công và tội của ông Phúc.

Ông Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch nước từ tháng 4/2021 cũng có nghĩa là rời ghế Thủ tướng, không còn điều hành Chính phủ tại thời điểm đó, để trao quyền cho Thủ tướng kế nhiệm là ông Phạm Minh Chính.

Tuy nhiên quy cho ông Phúc : "chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 Phó Thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng ; 2 Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự" là cần xem xét lại.

1. Cần xác định rõ ràng trách nhiệm của người đứng đầu

– Nếu trách nhiệm về Quản lý nhà nước trước Hiến pháp và pháp luật thì các Bộ trưởng, Phó Thủ tướng thuộc Chính phủ mà Thủ tướng là người đứng đầu, chứ không phải Chủ tịch nước.

– Nếu trách nhiệm về mặt Đảng thì nhiều Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ chính trị (Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh) : thì ông Nguyễn Xuân Phúc không phải là người đứng đầu.

2. Cần xác định thời gian xảy ra sai phạm

Những phó thủ tướng, bộ trưởng, cán bộ sai phạm đều là người của Chính phủ nhiệm kỳ mới được Quốc hội phê chuẩn.

Hầu hết những sai phạm của những vị nói trên đến mức phải bị truy tố, kỷ luật đều liên quan tới chống dịch Covid, tới Việt Á, tới chuyến bay giải cứu, xảy ra chủ yếu trong nhiệm kỳ Chính phủ mới, chứ không phải thời ông Phúc làm Thủ tướng Chính phủ.

Nếu nhiệm kỳ Chính phủ trước ông Phúc làm sai (hoặc không phù hợp), thì nhiệm kỳ mới, chính phủ mới thì Thủ tướng mới có quyền và phải có trách nhiệm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

Ngay cả Chủ tịch UBND tỉnh mới cũng có quyền ban hành nhiều quyết định hành pháp thay thế quyết định của Chủ tịch cũ là hoàn toàn bình thường. Tại sao Thủ tướng Chính phủ mới lại không thực hiện ?

*

Cá nhân người viết bài này : qua dư luận xã hội và chứng nhận một số vụ việc thì ông Nguyễn Xuân Phúc không xứng đáng làm Chủ tịch nước nữa và rất đồng thuận với Trung ương Đảng, Quốc hội cho thôi chức.

Tuy nhiên ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn quyền con người, quyền công dân, ông chưa có tội gì, cho đến khi Tòa án phán quyết. Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng không phải là cái thùng rác để đổ hết tất cả trách nhiệm, tội lỗi vào đó là điều không công bằng với ông ta.

Điều quan trọng là ông Nguyễn Xuân Phúc từng là "nguyên thủ quốc gia" – là con người của lịch sử nên cần đánh giá trung thực, khách quan về lịch sử.

Nói thêm :

1. Nếu cho rằng bà Trần Thị Nguyệt Thu, phu nhân nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoặc những người có quan hệ với ông Phúc, "lợi dụng ảnh hưởng" để trục lợi, làm bậy, thì đây thuộc là vấn đề của thể chế, pháp luật chứ không phải riêng bà Thu.

2. Nếu ông Nguyễn Xuân Phúc không phải "bị buộc thôi chức" mà "tự nguyện xin thôi chức" thì phải nói là ông Phúc còn hơn những "người tử tế" khác.

*

Đã đến lúc cần nên có Luật Hiến pháp và Tòa án Hiến pháp để phán quyết những trường hợp như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Đỗ Thành Nhân

Nguồn : VNTB, 19/01/2023

***************************

Cách hiểu và cách hành xử đối với trách nhiệm chính trị

Cát Tường, VNTB, 19/01/2023

Trong vụ từ nhiệm của hai phó thủ tướng và chủ tịch nước ở nửa đầu tháng 1-2023 này, tôi cho rằng người đáng để từ nhiệm với lý do "trách nhiệm chính trị" bậc nhất lúc này không ai khác là Tổng bí thư đảng đương nhiệm (1).

nxp3

Người đáng để từ nhiệm với lý do "trách nhiệm chính trị" bậc nhất lúc này không ai khác là Tổng bí thư

Một giảng viên trường luật cho rằng điểm khác nhau giữa Việt Nam và thế giới trong vụ việc liên quan đến các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam là nằm ở cách hiểu và cách hành xử đối với trách nhiệm chính trị.

Thứ nhất, các chính khách, hoặc được nhân dân trực tiếp bầu ra, hoặc lựa chọn gián tiếp thông qua các cơ quan dân cử, họ là những người đại diện cho nhân dân, nhưng không bao giờ đồng nhất với nhân dân, vì người đại diện luôn có nguy cơ vượt quá thẩm quyền đại diện, thậm chí phản bội lại lợi ích của người được đại diện. Vì vậy, không thể đồng nhất Quốc hội cũng chính là dân.

Thứ hai, nhân dân – qua các thế hệ đóng góp xương máu lập quốc, chi tiền thuế nuôi dưỡng bộ máy nhà nước – có phần nào giống với cổ đông góp vốn thành lập công ty cổ phần, không phải để nuôi không hội đồng quản trị và ban giám đốc ; những người này không chỉ có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, mà phải tạo ra lợi nhuận cho công ty, mang lại lợi ích cho cổ đông.

"Công bộc" của nhân dân cũng vậy, họ cần có liêm sỉ, nên từ chức hoặc bị bãi miễn khi không đạt được kỳ vọng của cử tri, không làm cử tri hài lòng, chứ không chỉ dừng lại ở việc kiềm chế không vi phạm pháp luật là đủ.

Vì vậy, khi họ "quyết sai" về chính sách, tuy không phải là vi phạm pháp luật, không dẫn tới trách nhiệm pháp lý, nhưng không thể chỉ "nhận khuyết điểm" là xong, mà các tổ chức nội bộ cần kỷ luật người đó và cử tri cần bãi miễn những cá nhân đã bấm nút thông qua những quyết sách sai lầm ; khi trí tuệ của họ không còn đủ sáng suốt, đủ tư cách làm người đại biểu của nhân dân, làm "công bộc" của nhân dân nữa.

Thứ ba, trách nhiệm chính trị không chỉ dừng lại ở trách nhiệm cá nhân, không chỉ dừng lại ở việc bỏ phiếu bất tín nhiệm từng cá nhân, mà trách nhiệm chính trị liên quan và chủ yếu liên quan đến trách nhiệm của một tập thể.

Thực hiện một nhiệm vụ chính trị, thường không phải do một người mà do một nhóm người, do vậy việc tách bạch trách nhiệm chính trị cá nhân thường khó khăn, bởi vậy khi có lỗi xảy ra mà không quy kết về được trách nhiệm cá nhân thì nguyên tắc suy đoán lỗi được áp dụng : lỗi sẽ thuộc về người đứng đầu hoặc lỗi thuộc về cả tập thể.

Bởi vậy, ở các quốc gia dân chủ, khi có tranh cãi về trách nhiệm chính trị của chính phủ, thì hai khả năng xảy ra : nghị viện sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm thủ tướng ; hoặc thủ tướng (khi thủ tướng cho rằng mình không có lỗi, mà lỗi thuộc về nghị viện) sẽ yêu cầu nguyên thủ quốc gia giải tán nghị viện và nhân dân sẽ bầu cử sớm để lựa chọn ra những đại biểu xứng đáng hơn.

Hiện nay, Điều 71 Khoản 3 Hiến pháp năm 2013, chỉ đề cập đến việc Quốc hội tự mình xem xét kết thúc sớm nhiệm kỳ, mà không dành quyền đề nghị này cho cử tri hay một cơ quan bên ngoài.

Điều 95 Khoản 4 Hiến pháp năm 2013 đã đề cập đến trách nhiệm của tập thể Chính phủ trước Quốc hội, tuy nhiên vẫn chưa có quy trình cụ thể và thực tế cũng chưa có tiền lệ việc Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm tập thể Chính phủ.

Như vậy xem ra muốn có cơ sở áp dụng trách nhiệm chính trị đối với cá nhân một cách tạm gọi là "tâm phục khẩu phục" chứ không phải là việc "tạo sức ép" như lời huấn thị mới đây của Thường trực Ban bí thư, thì điều đầu tiên là phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ chính trị của từng cá nhân, tổ chức.

Tiếc thay điều trên với Việt Nam là bất khả thi vì cho đến nay vẫn chưa có luật về đảng chính trị ; và thật tế thì người dân cũng không rõ tên gọi "Bộ Chính trị" là muốn nói đến một cấp bộ trong chính phủ, hay đó là một "siêu nhà nước" khi nhân danh Bộ Chính trị, người ta có quyền đứng trên cả Hiến pháp (?!) với cung cách lập ngôn cho rằng "Hiến pháp – đây là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng, là đạo luật gốc" (2).

Cát Tường

Nguồn : VNTB, 19/01/2023

Chú thích :

(1)https://vietnamthoibao.org/vntb-trach-nhiem-chinh-phai-la-tong-bi-thu-dang-moi-dung/

(2)https://tuoitre.vn/hien-phap-con-bon-van-de-lon-co-y-kien-khac-nhau-571463.htm

************************

Nguyễn Xuân Phúc đã "làm không như nói"

Ngọc Linh Lan, VNTB, 19/01/2023

Người cộng sản luôn "nói vậy mà không phải vậy". Trước mắt, đó là đảng viên Nguyễn Xuân Phúc, khi ít hôm trước ông còn là Chủ tịch nước.

nxp4

Người viết bài này đã theo dõi buổi tường thuật hôm 14/1/2023 về buổi ca nhạc Xuân Quê hương ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội. Phát biểu ở tối hôm đó, ông Nguyễn Xuân Phúc dẫn câu thơ của Đỗ Trung Quân trong thi phẩm Bài học đầu cho con, như là một nhấn nhá ‘nhắc khéo’ các kiều bào đang có mặt ở buổi văn nghệ : "Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người".

Trong bài diễn văn của mình, đại khái Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói rằng gắn bó với quê hương đất nước là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc của bất kỳ ai mang dòng máu Việt. Chủ tịch nước cho biết 2022 là một năm toàn dân tộc Việt Nam chung sức đồng lòng, phát huy mạnh mẽ nội lực, kết hợp hiệu quả các nguồn lực quốc tế để vượt qua khó khăn và đạt được nhiều thành tựu lớn về kinh tế – xã hội, trong đó có sự đóng góp quan trọng của kiều bào.

Ông Nguyễn Xuân Phúc tự tin mặc định với hơn nửa triệu trí thức kiều bào sẽ là nguồn chất xám quan trọng trong các hoạt động khoa học sáng tạo, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, nâng cao chất lượng nhân lực, phát triển công nghệ trong nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Thế nhưng đến chiều 18/1/2023, ông Nguyễn Xuân Phúc chính thức đón nhận các thủ tục hành chính tại Quốc hội về việc "thôi giữ chức" Chủ tịch nước. Hai mươi bốn tiếng đồng hồ trước đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đồng ý cho cái việc được gọi là "từ nhiệm" tất cả các chức vụ của đảng viên Nguyễn Xuân Phúc, vì lúc còn là Thủ tướng Chính phủ, ông Phúc đã để ít nhất hai phó thủ tướng có nghi vấn ‘dính chàm’ liên quan đến chuyện dịch giã Covid-19.

Như vậy, nếu quả thật không có những áp lực nào đó buộc ông Nguyễn Xuân Phúc phải "từ nhiệm", thì ở đây ít ra cũng nên khen ngợi ông Phúc điểm biết giữ sự tự trọng của một người đàn ông dám làm, dám chịu.

Song ở chiều ngược lại, công luận được quyền hoài nghi tất cả những phát biểu trước đây về xây dựng một "Chính phủ kiến tạo" với bốn yêu cầu cụ thể : Một là, chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật, chính sách, thể chế tốt để nuôi dưỡng phát triển kinh tế chứ không chỉ điều hành trên những gì pháp luật có sẵn ; Hai là, nhà nước không làm thay thị trường ; Ba là, kiến thiết môi trường kinh doanh thuận lợi ; Bốn là, siết chặt kỷ luật cán bộ, xây dựng chính quyền điện tử.

Khi ông Nguyễn Xuân Phúc được ông Nguyễn Phú Trọng đồng ý ‘nhường’ ghế Chủ tịch nước vào thượng tuần tháng 4/2021, thì "Chính phủ kiến tạo" của ông cũng theo đó ít được nhắc tới nữa.

Cá nhân người viết bài này cho rằng nếu ông Nguyễn Xuân Phúc đã "làm không như nói" qua chuyện "trách nhiệm chính trị" thời gian ông giữ chức vụ Thủ tướng, vậy thì đây có phải là "nếp" trong việc ông Nguyễn Xuân Phúc còn là Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương (thời gian từ 5/4/2021 – 18/1/2023). Thời gian đó chắc chắn ông cũng sẽ có những tuyên ngôn rất hay ho, nhưng thực chất vẫn là chuyện "nói vậy mà không phải vậy".

Nếu xét về đường hoạn lộ thì chức vụ Chủ tịch nước là quyền uy của "tứ trụ". Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng từng được cho là ứng viên sáng giá cho ghế Tổng bí thư đảng khóa XIII. Theo khía cạnh nào đó có thể nói ông là hình mẫu của một đảng viên thành đạt, đủ là "nhãn hàng cầu chứng" để rao giảng các bài học đạo đức của người cách mạng cho thế hệ tiếp nối.

Thế nhưng với những gì đã và đang xảy ra trên chính trường cho thấy tất cả đều là ma mị của canh bài sự nghiệp, mà chỉ đến khi trắng tay mới ngậm ngùi nhận ra đúng là người cộng sản luôn "nói vậy mà không phải vậy".

Ngọc Linh Lan

Nguồn : VNTB, 19/01/2023

*************************

Ai chống lưng cho Việt Á ?

Hà Nguyên, VNTB, 19/01/2023

Ông Nguyễn Xuân Phúc được công luận đồn đoán là "ông lớn" trong vụ kit-test Việt Á.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản và dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23

Rộ tin vợ Nguyễn Xuân Phúc là ‘trùm cuối’ đứng sau vụ Việt Á

Thế nhưng "ông lớn" ấy rất có thể không phải là người đứng ra góp 80% vốn bằng "tiền tươi thóc thật" ở Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á. Hoặc giả có thể ở đây là "vốn góp" được định giá bằng "uy tín chính trị" với tư cách là một Ủy viên Bộ Chính trị mấy khóa liên tiếp, Thủ tướng và sau đó là Chủ tịch nước.

Vẫn còn nguyên đó bí ẩn 80% cổ phần còn lại của Việt Á

Ghi nhận một năm trước đây và đến nay vẫn chưa thêm manh mối nào mới, đó là Công ty Việt Á có tên cũ là Công ty thương mại, sản xuất và dịch vụ Việt Á, được thành lập vào tháng 2/2007, có trụ sở chính tại số 372A/8 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, với 3 cổ đông sáng lập, gồm : Người đại diện pháp luật là ông Phan Quốc Việt (hộ khẩu thường trú tại phường 9, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh), nắm giữ 10,2% cổ phần ; ông Đồng Sỹ Huy (hộ khẩu ở phường 9, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh), nắm giữ 5% cổ phần ; bà Hồ Thị Thanh Thủy (hộ khẩu ở xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), nắm giữ 4,8% cổ phần.

Cả 3 cổ đông sáng lập của Công ty Việt Á còn là cổ đông, thành viên và người đại diện theo pháp luật của nhiều doanh nghiệp khác.

Cụ thể, ông Đồng Sỹ Huy là người đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư Việt Á, có địa chỉ tại số 372A/8 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Á SUN-INTECH có địa chỉ tại số 134/3D Đào Duy Anh, phường 9, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Đồng Sỹ Huy cũng là thành viên và cổ đông góp vốn của hàng loạt công ty, như : Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Á SUN-INTECH – 500 triệu đồng, tương ứng 10% giá trị vốn góp ; Công ty cổ phần Y tế Việt Á – 450 triệu đồng, tương ứng 0,23% giá trị vốn góp ; Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học An Việt – 225 triệu đồng, tương ứng 22,5% giá trị vốn góp.

Còn bà Hồ Thị Thanh Thủy là thành viên góp vốn của 3 công ty, gồm : Công ty cổ phần Truyền thông VIAMC – 5 tỷ, tương ứng 10% giá trị vốn góp ; Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư phát triển kinh doanh Việt Á – 48 tỷ đồng, tương ứng 24% giá trị vốn góp ; Công ty trách nhiệm hữu hạn rau sạch Thảo mộc – 450 triệu đồng, tương ứng 45% giá trị vốn góp.

Sau 6 lần đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp, vốn điều lệ thì ở lần gần nhất trước khi xảy ra vụ án, Công ty Việt Á đã tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng vào tháng 10/2017.

Đường đi của những dòng tiền vốn góp ?

Rất đáng lưu ý ở đây là sau khi tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng thì tỉ lệ góp vốn của 3 cổ đông sáng lập trên vào Công ty Việt Á không thay đổi, cả 3 người này vẫn nắm giữ khoảng 20% cổ phần vốn doanh nghiệp.

Như vậy, còn khoảng 80% cổ phần vốn tương đương 800 tỷ đồng của Công ty Việt Á đã được các cổ đông khác "bơm" vào doanh nghiệp này, và đến nay danh tánh của những cổ đông đó vẫn chưa thấy công khai trên báo chí khi đưa tin về diễn biến của vụ án này.

Nếu không xảy ra vụ án kit-test Covid ở Việt Á thì về nguyên tắc của yêu cầu minh bạch thị trường vốn, cũng cần làm rõ những ai là cổ đông nắm giữ đến 80% vốn ở doanh nghiệp này.

Sự cần thiết đó là vì không chỉ các cổ đông sáng lập của Công ty Việt Á góp vốn với các doanh nghiệp nêu trên, mà công ty này cũng là thành viên góp vốn của hàng loạt doanh nghiệp với tổng số tiền góp vốn lên đến cả trăm tỷ đồng.

Cụ thể, Công ty Việt Á góp vốn tại các doanh nghiệp sau :

- Công ty cô phần Công nghệ cao GENNE Việt – 9 tỷ đồng, tương ứng 9% giá trị vốn góp ;

- Công ty cổ phần Đầu tư Đức Ân – 16 tỷ đồng, tương ứng 16% giá trị vốn góp ;

- Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh Hải Long – 65,6 tỷ đồng, tương ứng 10% giá trị vốn góp ;

- Công ty cổ phần đầu tư SVG – 2 tỷ đồng, tương ứng 10% giá trị vốn góp ;

- Công ty cổ phần xây dựng Kiên Á- 3 tỷ đồng, tương ứng 30% giá trị vốn góp ;

- Công ty cổ phần Y tế Việt Á – 20 tỷ đồng, tương ứng 10% giá trị vốn góp ;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Lạc Việt –10 tỷ đồng, tương ứng 10% giá trị vốn góp ;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch sinh thái Thác Voi – 5 tỷ đồng, tương ứng 10% giá trị vốn góp ;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học An Việt – 100 triệu đồng, tương ứng 10% giá trị vốn góp ;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học Việt Á – 1 tỷ đồng, tương ứng 10% giá trị vốn góp ;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn Trí Nhân – 1 tỷ đồng, tương ứng 10% giá trị vốn góp ;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Á SUN-INTECH – 500 triệu, tương ứng 10% giá trị vốn góp ;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Y tế Âu Lạc – 2 tỷ đồng, tương ứng 10% giá trị vốn góp ;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Y tế Lạc Việt – 1 tỷ đồng, tương ứng 10% giá trị vốn góp.

Một lưu ý khác, những doanh nghiệp được Công ty Việt Á góp vốn thành lập trước đó, cũng là thành viên góp vốn vào các doanh nghiệp thành lập sau.

Liệu có ‘lách’ thuế thu nhập cá nhân của cổ đông 80% vốn ở Việt Á ?

Trước khi diễn ra dịch giã Covid-19, Công ty Việt Á đã nổi lên như một "ngôi sao sáng" giữa bầu trời thương trường doanh nghiệp cung ứng sinh phẩm, hóa chất phục vụ cho ngành y tế.

Doanh nghiệp này liên tục trúng hàng loạt gói thầu dạng "khủng" tại các bệnh viện lớn trên cả nước, như : gói thầu cung ứng hóa chất năm 2016 – 2017 (thuốc, hóa chất, vật tư y tế) cho bệnh viện Quân y 175 ; gói thầu cung cấp hóa chất vật tư tiêu hao theo máy và vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động xét nghiệm tại bệnh viện Bạch Mai…

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, sau 17 tháng chỉ bán kit test Covid-19, Việt Á đạt mức doanh thu cực lớn với gần 4.000 tỷ đồng. Con số này mới chỉ là thống kê doanh số bán cho các đơn vị công lập, chưa nói đến khối tư nhân.

Lợi nhuận thu về sẽ là con số cần phải làm rõ đối với cổ đông đang nắm giữ 80% vốn ở Việt Á, bởi đây còn là vấn đề của các sắc thuế tương ứng, như quyết toán thuế thu nhập cá nhân chẳng hạn…

Hà Nguyên

Nguồn : VNTB, 19/01/2023

**************************

"Trách nhiệm chính trị" trong thể chế độc đảng ở Việt Nam

Hoài Nguyễn, VNTB, 19/01/2023

Ông Nguyễn Xuân Phúc "tự nguyện từ chức" vì ông "tự trọng" khi đứng ra nhận "trách nhiệm chính trị" trước việc hai phó thủ tướng cũng "tự nguyện từ chức"…

nxp6

Dàn Tứ trụ trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam

Khá rối rắm chữ nghĩa quanh các cụm từ "tự nguyện từ chức" – "trách nhiệm chính trị". Nếu quản trị theo quy phạm pháp luật thì "từ chức" là biểu hiện của "tự trọng cá nhân", không phải là nội dung để "tránh" việc xử trí về mặt pháp luật dân sự hoặc hình sự nếu người ấy có những vi phạm/sai phạm pháp luật.

"Sáng tạo" mang tính "đặc thù" của Tổng bí thư ?

Lý thuyết pháp luật về nhà nước được giảng dạy ở bậc đại học diễn giải như sau về cách hiểu và vận hành "trách nhiệm chính trị" khi được so sánh với "trách nhiệm pháp lý".

Theo đó, "trách nhiệm pháp lý", đó là trách nhiệm trước pháp luật. "Trách nhiệm chính trị" là trách nhiệm trước cử tri. Tất cả mọi công dân ai cũng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, không phải ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cử tri. Những người không nắm giữ các chức vụ cao cấp của nhà nước thì không phải chịu loại trách nhiệm này.

Trách nhiệm chính trị được xác lập dựa trên sự tín nhiệm. Và sự bất tín nhiệm là loại chế tài duy nhất ở đây. Tuy nhiên, đây là loại chế tài mang nặng tính "xa xỉ" : nó chỉ phát huy tác dụng trong một hệ thống chính trị có lương tâm.

Trách nhiệm chính trị được bảo đảm bằng hai cách : Một là, thông qua bầu cử ; Hai là, thông qua hoạt động của cơ quan đại diện cho cử tri.

Qua bầu cử, cử tri thể hiện sự tín nhiệm, cũng như sự bất tín nhiệm của mình bằng lá phiếu. Những người không nhận đủ phiếu của cử tri thì cũng có nghĩa là không được cử tri tín nhiệm trong việc điều hành đất nước.

Ngược lại, những người nhận đủ phiếu của cử tri có nghĩa đồng thời nhận được sự ủy quyền. Một chính phủ được ủy quyền là một chính phủ có sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhân dân cho chương trình nghị sự mà chính phủ đó đề ra.

Cử tri có thể ủy quyền theo hai cách : ủy quyền theo lệnh và ủy quyền theo chế độ tín thác. Ủy quyền theo lệnh nghĩa là việc cử tri bầu ra đại diện của mình, và đại diện đó chỉ được làm theo lệnh của cử tri. Các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thường áp dụng loại ủy quyền này.

Ủy quyền theo chế độ tín thác là việc cử tri bầu ra đại diện của mình, và đại diện đó được toàn quyền quyết định mọi công việc theo cách mà đại diện đó cho là tốt nhất. Luật Bầu cử ở Việt Nam chưa quy định cụ thể về loại ủy quyền mà các vị đại biểu Quốc hội có được qua bầu cử. Một khi chưa làm rõ điều này, thì bảo đảm trách nhiệm chính trị dương nhiên cũng sẽ khó khăn.

Quốc hội Việt Nam là "thiên lôi" của Đảng ?

Dễ dàng kiểm chứng nhận định trên qua việc nhiều quan chức cao cấp của Nhà nước không phải do cử tri trực tiếp bầu ra, vì vậy chế tài về trách nhiệm chính trị được thực hiện thông qua hoạt động của cơ quan đại diện cho cử tri. Ở Việt Nam cơ quan này là Quốc hội, và ở địa phương là Hội đồng Nhân dân các cấp.

Hoạt động giám sát của Quốc hội mà quan trọng nhất là chất vấn, nghe báo cáo và bỏ phiếu tín nhiệm chính là công cụ để bảo đảm trách nhiệm chính trị. Và trách nhiệm chính trị mới là mối quan tâm của Quốc hội, không phải trách nhiệm pháp lý. Bời Quốc hội không phải là thiết chế được sinh ra để áp đặt trách nhiệm pháp lý.

Trước đây, khi bị Quốc hội chất vấn về những bê bối xảy ra ở một bộ, vị bộ trưởng có liên quan đã trả lời là ông đang hợp tác tối đa với các cơ quan tư pháp để làm rõ vụ việc và trách nhiệm đến đâu sẽ xin chịu đến đấy. Các vị đại biểu Quốc hội có vẻ đã hài lòng với câu trả lời này.

Tuy nhiên như đã nói ở trên, trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp lý là hai vấn đề khác nhau. Các cơ quan tư pháp không thể giúp Quốc hội làm rõ trách nhiệm chính trị của một quan chức. Quốc hội chính là cơ quan có thẩm quyền và có trách nhiệm đối với công việc này.

Và một lần nữa, các lý thuyết phổ quát chung mà thế giới đang vận hành trong cách hiểu về "trách nhiệm pháp lý" – "trách nhiệm chính trị" cũng không đúng đối với Việt Nam.

Với Việt Nam, chuyện quyết định "số phận pháp lý" cho đến "số má chính trị" của cá nhân quan chức cao cấp nào đó trong bộ máy nhà nước là tùy thuộc vào một nhóm người được nhân danh "Bộ Chính trị", với người đứng đầu là Tổng bí thư.

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 19/01/2023

Tham khảo :

Nguyễn Nam, Trách nhiệm chính phải là Tổng bí thư đảng mới đúng, VNTB, 18/01/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Carl Thayer, Đỗ Thành Nhân, Cát Tường, Ngọc Linh Lan, Hà Nguyên, Hoài Nguyễn
Read 753 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)