Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

24/01/2023

Kinh tế Trung Quốc phải thích ứng với sự sụt giảm dân số

Isabelle Attané

Trong thời gian từ 2021 đến 2022, dân số Trung Quốc đã giảm đi 850.000 người, một mức sụt giảm lịch sử đối với quốc gia có đến 1,4 tỷ dân. Tỷ lệ sinh sản cũng xuống đến mức thấp lịch sử, chỉ còn khoảng 1,15 con mỗi phụ nữ. Đây là lần đầu tiên dân số Trung Quốc sụt giảm như vậy từ hơn 6 thập niên qua. Ngay từ năm nay, 2023, theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, Ấn Độ sẽ qua mặt Trung Quốc để giành vị trí quốc gia đông dân nhất thế giới. 

danso1

Tại một bệnh viện phụ sản ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 17/01/2023. AP

Sự sụt giảm dân số Trung Quốc là điều đã được dự báo trước và tỷ lệ sinh sản của phụ nữ Trung Quốc đã giảm từ rất lâu trước khi chính quyền Bắc Kinh ban hành chính sách mỗi gia đình chỉ có một con. Đó là nhận định chung của bà Isabelle Attané, nhà Trung Quốc học và giám đốc nghiên cứu của Viện quốc gia nghiên cứu dân số của Pháp.

Trong bài trả lời phỏng vấn do Delphine Roucaute thực hiện đăng trên tờ Le Monde ngày 24/01/2023, bà Attané nêu lên những nguyên nhân và những hậu quả của sự sụt giảm dân số Trung Quốc.

Delphine Roucaute : Dựa trên cơ sở nào chúng ta có thể khẳng định sự sụt giảm của dân số Trung Quốc đã được dự báo trước ?

Isabelle Attané : Các nhà dân số học thường dựa trên những dự phóng dân số của Liên Hiệp Quốc, với ba kịch bản (thấp, trung bình, cao) tùy theo các giả thuyết dựa trên tỷ lệ sinh sản, một trong những yếu tố quan trọng nhất của mức tăng hay giảm dân số.

Theo kịch bản trung bình mà đa số các nhà phân tích dựa trên đó để dự báo, dân số Trung Quốc lẽ ra sẽ bắt đầu sụt giảm vào khoảng 2030. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào giả thuyết kịch bản thấp, sự sụt giảm dân số Trung Quốc được dự báo đã bắt đầu từ đầu thập niên 2020.

Nhưng sự sụt giảm tỷ lệ sinh sản ở nước này đã bắt đầu từ lâu. Từ giữa thập niên 1990, Trung Quốc đã xuống dưới ngưỡng gọi là "thay mới thế hệ", tức là dưới ngưỡng chỉ số sinh sản 2,1 con mỗi phụ nữ.

Delphine Roucaute : Sự sụt giảm mạnh của tỷ lệ sinh sản phải chăng chỉ là do chính sách mỗi gia đình chỉ có một con, được thi hành từ năm 1979 đến 2016 ?

Isabelle Attané : Sự sụt giảm này là do các chính sách kiểm soát sinh đẻ được thi hành từ nhiều năm trước khi có chính sách một con. Đúng là chính sách một con phần nào đó đã khiến mô hình gia đình ít con trở nên phổ biến hơn. Bên cạnh chính sách một con, đời sống đã trở nên đắt đỏ hơn, nên dân Trung Quốc lập gia đình ngày càng trễ và ngày càng có nhiều người trẻ thậm chí không lập gia đình.

Chi phí giáo dục cho con cái cũng như chi phí y tế cũng đã tăng rất nhiều. Ấy là chưa kể ở Trung Quốc hiện nay, lấy vợ là cả một vấn đề đối với đàn ông. Phụ nữ Trung Quốc ngày nay chỉ muốn lấy những người có một địa vị nào đó và nhất là phải có nhà cửa đàng hoàng. Rất nhiều "tiêu chuẩn" khiến cho việc lập gia đình càng khó khăn hơn. 

Delphine Roucaute : Đại dịch Covid đã có tác động đến sự sụt giảm dân số Trung Quốc hay không ?

Isabelle Attané : Rất khó mà đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với sự sụt giảm của tỷ lệ sinh sản. Nhưng cũng giống ở mọi nước khác, mỗi khi có khủng hoảng, dù là khủng hoảng kinh tế, chính trị, hay như ở đây là khủng hoảng y tế, bao giờ tỷ lệ sinh sản cũng bị tác động. Lý do là vì trong những lúc khó khăn như vậy, các cặp vợ chồng thường hoãn việc sinh con, đợi đến khi nào tình hình ổn định thì mới "sản xuất" thành viên mới. Như vậy, dịch Covid-19 có thể đã khiến tỷ lệ sinh sản giảm thêm chút ít trong năm 2022. 

Delphine Roucaute : Dân số của các nước Châu Á khác đang thay đổi như thế nào ?

Isabelle Attané : Trung Quốc đang hoàn toàn đi theo con đường của Nhật Bản hai mươi năm trước, hay của Hàn Quốc. Và có lẽ các quốc gia khác sẽ theo hướng này, chẳng hạn như dân số Việt Nam trong vòng bốn mươi năm qua đã có những chuyển biến khá giống với Trung Quốc. Sự khác biệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản là khi bắt đầu giảm dân số, Nhật Bản đã là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Đây hoàn toàn không phải là trường hợp của Trung Quốc. Trung Quốc đúng là cường quốc thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ tính về GDP, nhưng Trung Quốc chỉ đứng thứ 79 thế giới về thu nhập bình quân tính trên đầu người.

Delphine Roucaute : Dân số sụt giảm sẽ có những hậu quả nào đối với nền kinh tế Trung Quốc ?

Isabelle Attané : Vào năm 2050, tức là chưa tới 30 năm nữa, Trung Quốc rất có thể sẽ mất đi khoảng 200 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong khi đó, toàn bộ giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất của kinh tế Trung Quốc, từ giữa thập niên 1980 đến 2000, tương ứng với sự gia tăng không ngừng của tỷ lệ những người trong độ tuổi lao động trong tổng dân số. Tăng trưởng của Trung Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều từ lực lượng lao động dồi dào và rất rẻ này, vốn đã giúp cho tất cả các ngành công nghiệp của Trung Quốc có sức cạnh tranh rất cao ở cấp độ toàn cầu, với chi phí sản xuất rất thấp. Việc giảm dân số trong độ tuổi lao động đã tác động đến chi phí của lực lượng lao động này trong mười năm qua. Tình hình này buộc nền kinh tế Trung Quốc phải tái cấu trúc để thích ứng với lực lượng lao động hiện có và thích ứng với sức tiêu dùng trong nước.

Delphine Roucaute : Trước tình hình đó, chính phủ Bắc Kinh có đã bắt đầu suy nghĩ về một chính sách nhập cư ?

Isabelle Attané : Cho đến gần đây, thật sự vẫn không có chính sách nhập cư ở Trung Quốc, nhưng kể từ năm 2022, nhà nước Trung Quốc đã bắt đầu cố gắng thúc đẩy nhập cư có chọn lọc, nghĩa là tạo điều kiện cho những người ngoại quốc có trình độ được nhập cư. Họ cũng có một chính sách rất mạnh mẽ để khuyến khích sinh viên Trung Quốc du học trở về nước làm việc. Nhưng xét về mặt lý thuyết, chúng ta thử tưởng tượng rằng đến năm 2050, Trung Quốc phải làm sao để bù đắp cho 200 triệu người trong độ tuổi lao động mà nước này sẽ bị thiếu hụt. Để bù đắp cho con số lớn như vậy, toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động của Indonesia, cộng với dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam phải di cư sang Trung Quốc !

Delphine Roucaute : Trung Quốc sẽ có vai trò như thế nào trong việc làm chậm tốc độ tăng trưởng dân số thế giới, dự kiến ​​s n định hoc thm chí s gim vào năm 2100 ?

Isabelle Attané : Trong 30 hoặc 40 năm tới, về mặt nhân khẩu học, trọng tâm của thế giới sẽ chuyển từ Châu Á sang Châu Phi, nơi mà dân số dự kiến ​​s tăng gp đôi, mt con s đáng k. Cho nên, đúng là mc tăng dân s chm li Trung Quc đang nh hưởng đến dân s toàn cu. Nhưng ngày càng có nhiều quốc gia đang hoặc sẽ sớm trải qua tình trạng dân số có mức tăng trưởng âm.

Từ năm 1950 đến năm 2020, Trung Quốc đóng góp 16% vào mức tăng dân số thế giới. Và từ năm 2020 đến năm 2050, ngược lại, Trung Quốc sẽ góp phần làm chậm lại tốc độ tăng trưởng này (- 3%). Trong cùng thời gian đó, Ấn Độ sẽ đóng góp vào mức tăng với 13%, tiếp theo là Nigeria với 10%, sau đó là Pakistan và Cộng hòa Dân chủ Congo với 5% mỗi nước.

Delphine Roucaute : Có mối liên hệ nào giữa việc giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do Trung Quốc thải ra và việc giảm dân số không ?

Isabelle Attané : Dân số Trung Quốc năm 2022 ít hơn khoảng 850.000 người so với năm 2021, tức là chỉ mới giảm 0,06%, vì vậy tôi không tin rằng đây chính là nguyên nhân làm giảm lượng khí thải nhà kính ở Trung Quốc, mà đúng hơn là nhờ các biện pháp kiểm soát ô nhiễm khá kiên quyết trong những năm gần đây. Đặc biệt, Trung Quốc đã rất phát triển rất mạnh các năng lượng tái tạo.

Delphine Roucaute

"La Chine est passée en dessous du seuil de renouvellement des générations au milieu des années 1990", Le Monde, 23/01/2023

Thanh Phương biên dịch

Nguồn : RFI, 24/01/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Isabelle Attané, Delphine Roucaute, Thanh Phương
Read 258 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)