Mới đây, Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đưa ra dự báo, năm 2023 là năm quyết định "sống, còn" đối với các doanh nghiệp bất động sản, nếu không được hỗ trợ giải quyết "nút thắt" về dòng tiền, để đảm bảo tính thanh khoản.
Ông Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng Bộ Tài chính nói rằng, trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một kênh huy động vốn quan trọng
Hiệp hội này cho biết, nhu cầu và nguyện vọng của tất cả các doanh nghiệp bất động sản là mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, để vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn. Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cảnh báo về tình trạng vỡ nợ hàng loạt của các nhà phát hành trái phiếu, trong bối cảnh hơn 300.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đến hạn trong 2023, với 1/3 là của doanh nghiệp bất động sản.
Những ông lớn trong ngành bất động sản như VinGroup, Novaland, Hưng Thịnh v.v… đang muốn Ngân hàng Nhà nước làm chính sách riêng cho họ, mục đích là cứu sống họ bất chấp những hậu quả khác. Trong nhóm doanh nghiệp bất động sản đang kêu cứu, thì VinGroup là doanh nghiệp lớn nhất. Nếu VinGroup mà sụp thì nó kéo cả nền kinh tế lao đao, vì thế VinGroup đang dùng vai trò quá lớn của nó, để mặc cả với Ngân hàng Nhà nước.
Ông Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng Bộ Tài chính nói rằng, trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một kênh huy động vốn quan trọng, giúp huy động nguồn lực tài chính từ người dân để thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hiện tượng bán tháo hoặc ồ ạt rút tiền của nhà đầu tư đã khiến nhiều doanh nghiệp, thậm chí là cả các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tốt, gặp phải khó khăn không đáng có.
Ông Phớc cũng nhấn mạnh yêu cầu phải làm mọi cách để lấy lại niềm tin đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là nơi các đại gia bất động sản dùng chiêu móc tiền túi nhà đầu tư khá nhiều, Trong mâm này, VinGroup cũng tham gia rất nhiều và ông Phạm Nhật Vượng dường như đã "gửi thấy mùi chẳng lành" nên đã lập ra công ty VMI để móc nhà đầu tư mà không qua thị trường trái phiếu.
Trong lúc Bộ Công an "gô cổ" Đỗ Anh Dũng của Tân Hoàng Minh, Trịnh Văn Quyết của FLC và Trương Mỹ Lan của Vạn Thịnh Phát thì ông Phạm Nhật Vượng né thị trường trái phiếu. Một nhà phân tích kinh tế trong nước cho Thoibao.de biết, với hành động tránh né đấy, cho thấy VinGroup có "dính phốt" tuy nhiên, không biết "phốt" lớn cỡ nào mà thôi.
Với tình trạng kinh doanh bất động sản ảm đạm như hiện nay, Phạm Nhật Vượng là đại gia đang bị tròng thòng lọng vào cổ. Đầu dây siết nằm trong tay Đảng, còn vòng thòng lọng ở trên cổ ông Phạm Nhật Vượng. Một đại công ty như VinGruop không thể lớn mạnh nếu không chứa những "cổ phần miệng" của ái đấy để đổi lấy sự bảo kê.
Phạm Nhật Vượng thành lập VMI JSC để hỗ trợ các nhà đầu tư vốn nhỏ có cơ hội đầu tư bất động sản, quản lý các bất động sản và của Vinhomes.
Có người cho rằng, nhìn cách VinGroup hành xử với khách hàng, cách VinGroup làm truyền thông, thì đó là bản photocopy của chính quyền cộng sản. Đấy có thể là dấu hiệu cho thấy, bàn tay của Đảng đã vươn tới sân nhà của Vin. Thậm chí, VinFast sang đến Mỹ vẫn nhiễm cái văn hóa "nhét tiền vào mõm" như trong chính quyền cộng sản. Có điều, quan chức cộng sản đòi người khác "nhét tiền vào mõm" nhưng Vin là tự ý "nhét tiền" cho phóng viên nước ngoài và bị đưa lên truyền thông.
Tình hình thị trường bất động sản chưa thấy gì khả quan. Hàng loạt ông lớn bất động sản đang kêu cứu, trong đó có VinGroup. Trong bối cảnh huy động vốn qua VMI vẫn đang khó khăn, tình hình IPO trên thị trường chứng khoán Mỹ vẫn chưa có tín hiệu tích cực, thì có thể nói, VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng đang "tứ bề thọ địch".
Nếu cứ làm chính sách chiều theo ý của Vin, thì sẽ có ngày, nền kinh tế sẽ sụp đổ theo Vin. Vì Vin hiện nay chỉ có thể vay để trả nợ, chứ chưa thấy con đường làm ăn có lãi để trả nợ. Vậy thì Đảng cộng sản sẽ làm chính sách cho Vin đến bao giờ ? Có lẽ đã đến lúc, Đảng cần phải siết thòng lọng để "con bệnh" VinGroup "ra đi thanh thản", để nó không phải làm hại nền kinh tế Việt Nam nữa.
Thu Phương (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 14/02/2023