Mới đây, Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đưa ra dự báo, năm 2023 là năm quyết định "sống, còn" đối với các doanh nghiệp bất động sản, nếu không được hỗ trợ giải quyết "nút thắt" về dòng tiền, để đảm bảo tính thanh khoản.
Ông Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng Bộ Tài chính nói rằng, trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một kênh huy động vốn quan trọng
Hiệp hội này cho biết, nhu cầu và nguyện vọng của tất cả các doanh nghiệp bất động sản là mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, để vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn. Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cảnh báo về tình trạng vỡ nợ hàng loạt của các nhà phát hành trái phiếu, trong bối cảnh hơn 300.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đến hạn trong 2023, với 1/3 là của doanh nghiệp bất động sản.
Những ông lớn trong ngành bất động sản như VinGroup, Novaland, Hưng Thịnh v.v… đang muốn Ngân hàng Nhà nước làm chính sách riêng cho họ, mục đích là cứu sống họ bất chấp những hậu quả khác. Trong nhóm doanh nghiệp bất động sản đang kêu cứu, thì VinGroup là doanh nghiệp lớn nhất. Nếu VinGroup mà sụp thì nó kéo cả nền kinh tế lao đao, vì thế VinGroup đang dùng vai trò quá lớn của nó, để mặc cả với Ngân hàng Nhà nước.
Ông Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng Bộ Tài chính nói rằng, trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một kênh huy động vốn quan trọng, giúp huy động nguồn lực tài chính từ người dân để thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, hiện tượng bán tháo hoặc ồ ạt rút tiền của nhà đầu tư đã khiến nhiều doanh nghiệp, thậm chí là cả các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tốt, gặp phải khó khăn không đáng có.
Ông Phớc cũng nhấn mạnh yêu cầu phải làm mọi cách để lấy lại niềm tin đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là nơi các đại gia bất động sản dùng chiêu móc tiền túi nhà đầu tư khá nhiều, Trong mâm này, VinGroup cũng tham gia rất nhiều và ông Phạm Nhật Vượng dường như đã "gửi thấy mùi chẳng lành" nên đã lập ra công ty VMI để móc nhà đầu tư mà không qua thị trường trái phiếu.
Trong lúc Bộ Công an "gô cổ" Đỗ Anh Dũng của Tân Hoàng Minh, Trịnh Văn Quyết của FLC và Trương Mỹ Lan của Vạn Thịnh Phát thì ông Phạm Nhật Vượng né thị trường trái phiếu. Một nhà phân tích kinh tế trong nước cho Thoibao.de biết, với hành động tránh né đấy, cho thấy VinGroup có "dính phốt" tuy nhiên, không biết "phốt" lớn cỡ nào mà thôi.
Với tình trạng kinh doanh bất động sản ảm đạm như hiện nay, Phạm Nhật Vượng là đại gia đang bị tròng thòng lọng vào cổ. Đầu dây siết nằm trong tay Đảng, còn vòng thòng lọng ở trên cổ ông Phạm Nhật Vượng. Một đại công ty như VinGruop không thể lớn mạnh nếu không chứa những "cổ phần miệng" của ái đấy để đổi lấy sự bảo kê.
Phạm Nhật Vượng thành lập VMI JSC để hỗ trợ các nhà đầu tư vốn nhỏ có cơ hội đầu tư bất động sản, quản lý các bất động sản và của Vinhomes.
Có người cho rằng, nhìn cách VinGroup hành xử với khách hàng, cách VinGroup làm truyền thông, thì đó là bản photocopy của chính quyền cộng sản. Đấy có thể là dấu hiệu cho thấy, bàn tay của Đảng đã vươn tới sân nhà của Vin. Thậm chí, VinFast sang đến Mỹ vẫn nhiễm cái văn hóa "nhét tiền vào mõm" như trong chính quyền cộng sản. Có điều, quan chức cộng sản đòi người khác "nhét tiền vào mõm" nhưng Vin là tự ý "nhét tiền" cho phóng viên nước ngoài và bị đưa lên truyền thông.
Tình hình thị trường bất động sản chưa thấy gì khả quan. Hàng loạt ông lớn bất động sản đang kêu cứu, trong đó có VinGroup. Trong bối cảnh huy động vốn qua VMI vẫn đang khó khăn, tình hình IPO trên thị trường chứng khoán Mỹ vẫn chưa có tín hiệu tích cực, thì có thể nói, VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng đang "tứ bề thọ địch".
Nếu cứ làm chính sách chiều theo ý của Vin, thì sẽ có ngày, nền kinh tế sẽ sụp đổ theo Vin. Vì Vin hiện nay chỉ có thể vay để trả nợ, chứ chưa thấy con đường làm ăn có lãi để trả nợ. Vậy thì Đảng cộng sản sẽ làm chính sách cho Vin đến bao giờ ? Có lẽ đã đến lúc, Đảng cần phải siết thòng lọng để "con bệnh" VinGroup "ra đi thanh thản", để nó không phải làm hại nền kinh tế Việt Nam nữa.
Thu Phương (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 14/02/2023
Núi đô sao anh Vượng lại "đói" ?
Không phải ngẫu nhiên mà tin đồn về lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Phạm Nhật Vượng bùng lên, rồi bị ém xuống, rồi lại bùng lên… Dù cho báo chí và công an đưa ra lời giải thích thế nào thì người dân cũng không tin.Cuối cùng, báo chí đồng loạt đưa tin ông Vượng sang Nhật ký hợp đồng với công ty Trung Quốc chuyên sản xuất pin điện. Điều đáng nói là, báo chí chỉ tung đúng một tấm ảnh, và trên tấm ảnh đó không có cơ sở nào cho thấy ông Vượng đang ở Nhật.
Ông Phạm Nhật Vượng đã dùng VMI để lùa gà cho Vinhomes
Như các bản tin trước Thoibao.de đã phân tích, ông Phạm Nhật Vượng đã dùng VMI để lùa gà cho Vinhomes, dùng báo chí lùa gà cho Vinfast. Đấy là dấu hiệu cho thấy, VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng đang đói vốn là có thật. Và rất có thể tin đồn về việc ông Vượng bị cấm xuất cảnh cũng dựa vào tình hình kinh doanh rất ảm đạm của tập đoàn VinGroup.
Ngày 23/11, trên trang facebook Dang Tinh Nguyen có đăng một đoạn clip. Nội dung đoạn clip này cho thấy các khách hàng của VinGroup đang biểu tình phản đối hình thức trấn lột của Tập đoàn này đối với khách hàng của họ. Nội dung status đi kèm clip như sau : "Vụ này hơi lạ, giả dụ khu này 1.000 hộ, mỗi hộ 9 triệu thì chỉ có 9 tỷ đồng, con số quá nhỏ với dự án và tầm của Vin. Cũng nhân vụ này nhớ lại thời mới quá độ xã hội chủ nghĩa, người dân có thể có bò để nuôi riêng (không vào hợp tác xã) nhưng muốn đến cánh đồng thì phải cõng bò đi chứ không được cho đi trên đường làng xã".
Nghe kỹ clip, một người biểu tình nói lớn "Mua nhà xong bây giờ bắt đóng tiền đường 9 triệu 1 tháng. 9 triệu mới cho vô, không có 9 triệu là không cho vô. Bán nhà, VinGroup bán luôn cả đường. Đang lúc này chắc đói quá rồi cào cấu lung tung".
Trong clip có rất nhiều khẩu hiệu phản đối. Nội dung các khẩu hiệu là : "Vin Group chiếm đoạt tài sản của cư dân" ; "Vin Group đè đầu cưỡi cổ cư dân" ; "Vin Group lừa đảo khách hàng" ; "Vin Group mang con bỏ chợ" ; "Vin Group trả lại đường cho cư dân" ; "Vin Group trả lại quyền kinh doanh tự chủ cho cư dân" ; "Vin Group xây nhà kém chất lượng"…
Đấy là những gì chính khách hàng của VinGroup đã phản ánh, cách móc túi cư dân của VinGroup là một minh chứng cho thấy, VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng đang có vấn đề.
Như Thoibao.de đã phân tích ở những bản tin trước, hiện nay VinFast đang đốt tiền và Vinhomes thì đang tìm cách cạy cho ra tiền để Vinfast đốt tiếp mà tồn tại. Không biết VinFast sẽ đốt bao nhiêu nữa mới đủ, nhưng hiện tại cho thấy, Vinhomes vét tiền cư dân bằng nhiều cách. Đã và đang làm cho bà con cư dân của Vinhomes bất bình, và rất có thể, uy tín của VinGroup sẽ giảm sút nghiêm trọng.
Các khẩu hiệu của cư dân Vinhomes tố cáo
Ông Phạm Nhật Vượng đang là tỷ phú đô la, là người giàu nhất Việt Nam hiện nay. Cách kinh doanh vét tiền khách hàng cho thấy, VinGroup khát vốn thực sự. Hiện nay thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang bị siết và hàng loạt đại gia bất động sản đã vào tù. Việc ông Phạm Nhật Vượng tránh né huy động vốn ở thị trường trái phiếu trong lúc này cho thấy, ông Vượng đang sợ ông ta cũng sẩy chân như ông Đỗ Anh Dũng, ông Trịnh Văn Quyết và bà Trương Mỹ Lan.
Có người cho rằng, VinGroup là doanh nghiệp thuộc loại quá lớn, chính quyền không thể để nó sụp. Điều này có thể đúng. Tuy nhiên, quá lớn như VinGroup mà đang gặp vấn đề về kinh doanh, đang đói vốn và khả năng sinh lời kém, thì rất có thể VinGroup sẽ trở thành mối họa cho nền kinh tế Việt Nam. Bởi khi VinGroup càng lớn, nó càng tàn phá nền kinh tế khủng khiếp hơn. Cho nên, nếu tình hình kinh doanh tiếp tục ảm đạm, thì rất có thể, cũng sẽ đến lúc người ta phải cho nó sụp, nhằm tránh thiệt hại nặng hơn so với tiếp tục nuôi dưỡng nó.
Lớn như VinGroup mà một khi đã lâm bệnh thì khó mà gượng dậy. Càng gượng, nó càng đè cho nền kinh tế Việt Nam lún sâu xuống khủng hoảng hơn. Và nếu tình trạng như thế này tiếp tục duy trì thì chính quyền cộng sản cũng phải ra quyết định chọn một trong hai, cứu VinGroup hay cứu nền kinh tế ?
Lê Hoàng (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 26/11/2022
***************************
Lùa được gà Vinhomes giờ cho lùa gà Vinfast
Nguyễn Lan, Thoibao.de, 15/11/2022
Ai nguyện làm gà hãy chuẩn bị tiền cho Vượng !
Vụ thành lập công ty VMI được cộng đồng mạng phân tích rằng, đó là chiêu lùa gà của ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Ông Vượng bán giấy lấy tiền, còn bất động sản thì vẫn trên tay ông. Trong tình hình thị trường bất động sản đang ảm đạm với các ung nhọt bị cắt bỏ như Tân Hoàng Minh, FLC và Vạn Thịnh Phát thì ai đầu tư vào VMI cũng nhận những rủi ro tương tự. Đó là đánh giá chung của cộng đồng mạng.
Nhà cửa trong tay Vinhomes hay trong tay VMI thì cũng đều là trong tay ông Vượng mà không hề trao nó cho người đã bỏ tiền ra đầu tư
Việc công ty VMI mua hết hàng tồn kho và hàng trên giấy của Vinhomes thì chẳng có ý nghĩa gì với nhà đầu tư. Bởi dù nhà cửa trong tay Vinhomes hay trong tay VMI thì cũng đều là trong tay ông Vượng mà không hề trao nó cho người đã bỏ tiền ra đầu tư. Đấy là cách lùa gà tinh vi mà nếu nhà đầu tư không chịu nghe những phân tích của những người có hiểu biết trên mạng xã hội, thì rất có thể gà dính bẫy VMI khá nhiều.
Lùa gà mục đích là móc túi nạn nhân bằng những trò vẽ vời ra những viễn cảnh tốt đẹp. Dùng dự án to lơn và bề thế của doanh nghiệp để gieo vào đầu những nạn nhân rằng, Vingroup rất uy tín. Đối với người cẩn thận thì cho rằng, Tân Hoàng Minh, FLC và Vạn Thịnh Phát trước khi dính đến pháp luật thì họ là những doanmh nghiệp tỷ đô có tiếng tăm. Tuy nhiên, sau khi pháp luật sờ gáy thì uy tín của họ mới mất và thế là các nhà đầu tư mất tiền.
Có vẻ như ông Phạm Nhật Vượng đang khát tiền thật sự. Việc ông cho lùa gà Vinhomes chưa đủ giải cơn khát hay sao mà gần đây ông lại cho báo chí khua chiêng khua trống, lùa tiếp gà Vinfast. Hiện nay, ông Vượng vẫn thao túng được công an và báo chí, nên khi dùng tiếng nói của những cơ quan này lùa gà, sẽ tạo được niềm tin lớn hơn đối với những người ngây thơ có tiền nhàn rỗi và đang muốn đầu tư kiếm lời.
Để tạo ra sự khan hiếm giả tạo bằng cách thao túng thông tin, mới đây báo chí Nhà nước Cộng Sản đã đăng bài viết có nội dung "Lãi cả trăm triệu đồng khi mua đi bán lại suất cọc VinFast VF e34". Bài báo cho biết, khách hàng đang giành nhau suất đặt cọc để sở hữu Vinfast VF e34. Báo chí nói rằng, nếu đặt cọc trước trong giai đoạn đầu, khách hàng chỉ tốn 495 triệu đồng để sở hữu một chiếc Vinfast VF e34. Nhưng hiện tại khách hàng phải trả đến 710 triệu đồng cũng để mua chiếc xe đó. Điều này là do Vinfast đang làm ra vẻ khan hiếm, để những người có tiền nhưng không tìm hiểu kỹ sẽ sập bẫy. Đây là một chiêu thức lùa gà tinh vi không kém chiêu dựng lên VMI.
Thực sự nhu cầu sử dụng xe điện không cao, đó là thực tế. Cho dù Bộ Công thương để xảy ra việc thiếu xăng dầu trong tháng qua, nhưng thực tế là hạ tầng cung cấp năng lượng hóa thạch phủ khắp mọi nẻo đường, trong khi hạ tầng trụ sạc điện cho Vinfast không thể phủ đầy như xăng.
Xe điện là tương lai, nhưng hiện tại và hàng chục năm nữa, xe xăng vẫn là vua, là thuận tiện nhất. Cho nên việc thổi phồng nhu cầu mua xe điện là chiêu trò truyền thông của ông Vượng là chính. Nếu bình tĩnh và quan sát thì cũng dễ dàng suy ra nhu cầu xe điện trong xã hội không cao. Những người có nhu cầu mua xe điện hiện nay là những người có nhiều loại xe, họ mua để thử cảm giác lái và để bổ sung vào sưu tập là chính. Còn dùng cho nhu cầu đi lại thiết yếu vẫn là xe xăng chứ chưa phải là xe điện. Xu hướng này đã được hàng Toyota định hình rất rõ. Ông lớn ngành ô tô này vẫn đang ung dung đầu tư xe điện từng bước chứ chưa hề vội.
Đó là những gì ông Phạm Nhật Vượng muốn làm, ai có thừa tiền mà muốn đưa cho ông Vượng dùng trước thì cứ tự nhiên. Ông Vượng đang rất cần tiền để đốt, nhằm duy trì Vinfast, bởi hãng xe này bao năm qua đã đốt quá nhiều tiền của ông Vượng.
Thời buổi này, uy tín của những doanh nghiệp tỷ đô không còn là niềm tin tuyệt đối nữa. Bởi những doanh nghiệp tỷ đô Việt Nam đã bị pháp luật sờ gáy nó đã phơi bày ra sự thật trần trụi rằng, họ nhờ làm ăn phi pháp mà giàu. Mà làm ăn phi pháp thì vô cùng rủi ro. Nếu muốn đầu tư hãy cân nhắc.
Nguyễn Lan (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 15/11/2022
VinGroup là "bất khả xâm phạm" ?
RFA, 02/11/2022
Liên tục được Bộ Công an bác tin đồn bất lợi
Việc Bộ Công an nhiều lần lên tiếng bác bỏ các tin đồn bất lợi cho Vingroup, cũng như người đứng đầu tập đoàn này là ông Phạm Nhật Vượng, khiến một tiến sĩ luật, nhà bình luận chính trị xã hội cho rằng hiện nay, Vingroup là "bất khả xâm phạm".
An ninh đứng bên ngoài nhà máy của VinFast ở Hải Phòng hôm 26/2/2019 nhân chuyến thăm của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un tới Hà Nội - AFP
Thông tin về Vingroup hút dư luận
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của Bộ Công an Việt Nam đích thân lên tiếng trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ vào hôm 29/10 rằng chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng không bị cấm xuất cảnh, đồng thời khẳng định doanh nghiệp này đang hoạt động ổn định, bình thường.
Ông Tô Ân Xô khẳng định, những thông tin do một số tài khoản mạng xã hội nêu trên là tin đồn thất thiệt, không chính xác.
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ nhận định rằng những thông tin nào liên quan đến tập đoàn Vingroup đều rất được dư luận quan tâm, chú ý.
Điều này, theo ông Vũ cũng dễ hiểu, bởi thời gian gần đây, một loạt lãnh đạo các doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam đều bắt. Điều đó khiến nhiều người nghĩ rằng Vingroup cũng sẽ cùng chung số phận :
"Thông tin về ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh thì có thể có hai hướng. Thứ nhất là ông Phạm Nhật Vượng cũng đang trong tầm ngắm của Bộ Công an, hay là nằm trong chiến dịch "đốt lò" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng".
Thứ hai là do ông Vượng là người giàu nhất Việt Nam, tất cả những thông tin nào liên quan đến tập đoàn này đều khiến thị trường chứng khoán, vốn mong manh và rất nhỏ của Việt Nam dễ dàng bị ảnh hưởng :
"Người dân Việt Nam, mà đặc biệt là những người mua cổ phiếu của nhóm Vingroup hoàn toàn có lý do để lo lắng, theo dõi số phận của người đứng đầu tập đoàn Vingroup. Mọi thông tin tung ra liên quan đến tập đoàn này và cá nhân ông Vượng sẽ gây một sự xáo trộn rất lớn trên thị trường chứng khoán".
Công an nhiều lần bác tin đồn về Vingroup
Đây không phải là lần đầu Bộ Công an lên tiếng bác bỏ tin đồn về doanh nghiệp này. Từ đầu tháng bảy, trên mạng xã hội xuất hiện tin đồn ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh vì trước đó Vingroup đã thoái vốn ở các công ty và chuyển tài sản ra nước ngoài.
Ngay sau đó, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an thông báo "một số tài khoản mạng xã hội lan truyền thông tin về cá nhân đứng đầu doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đối với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật".
Một nhà nghiên cứu, quan sát tình hình chính trị - xã hội hiện đang ở trong nước, yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, cho rằng Bộ Công an thấy tin đồn liên quan đến Vingroup lần này có liên quan đến an ninh quốc gia nên Bộ mới trực tiếp lên tiếng :
"Còn việc Vingroup hay cá nhân ông Vượng chưa lên tiếng mà ông Tô Ân Xô đã lên tiếng thì đúng là khiến người dân không khỏi có cảm nghĩ Phát ngôn viên của Bộ Công an cũng là Phát ngôn viên riêng cho ông Vượng.
Tôi nghĩ đó cũng có thể là một nguyên nhân. Và một nguyên nhân nữa là tin đồn có thể làm ảnh hưởng đến tâm trạng các doanh nhân trong lẫn ngoài nước đang làm ăn ở Việt Nam, sẽ còn tác động lớn hơn đến nền kinh tế".
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cho rằng việc Bộ Công an lên tiếng thay cho Vingroup một phần bởi vì doanh nghiệp này đóng một khoản tiền thuế rất lớn :
"Như ông tướng Tô Ân Xô của Bộ công an nói vừa rồi thì tập đoàn Vingroup cũng đóng góp tiền thuế tương đối lớn. Không thể cùng một lúc đánh dập hết tất cả các tập đoàn lớn nhất của Việt Nam được, bởi vì suy cho cùng thì vẫn có những quan hệ bất hợp pháp trong cái gọi là hoạt động kinh doanh của tập đoàn này. Kinh tế của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng và nguồn thu từ các doanh nghiệp ấy cũng bị ảnh hưởng sụt giảm nghiêm trọng".
Tướng Tô Ân Xô hôm 29/10 cho biết Vingroup là doanh nghiệp đóng thuế rất lớn, số tiền thuế đến 127.000 tỉ đồng trong thời gian vừa qua.
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm nhà máy ô tô Vinfast vào ngày 14/6/2019. Ảnh : Reuters
Vingroup "bất khả xâm phạm" ?
Không chỉ bác bỏ thông tin bất lợi cho Vingroup, Bộ Công an còn làm việc và xử phạt nhiều người đăng tải thông tin về tập đoàn này trên mạng xã hội.
Ví dụ, hôm 1/11, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục An ninh Kinh tế, thuộc Bộ Công an, làm việc với hai người về hành vi bị cho là "sử dụng tài khoản cá nhân trên mạng xã hội đăng tải, bình luận thông tin sai sự thật về thị trường tài chính, chứng khoán".
Trước đó, vào ngày 11/7, một ông tên H. ở Hà Nội bị mời làm việc và xử phạt 7,5 triệu đồng vì đưa tin liên quan đến Vingroup. Tướng Tô Ân Xô nói việc làm này gây ảnh hưởng đến uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tác động xấu đến thị trường chứng khoán.
Nhà nghiên cứu giấu tên cho biết, quá trình theo dõi Vingroup trong một thời gian dài, ông nhận thấy rằng chắc chắn là có những thế lực rất lớn bảo kê cho Vingroup :
"Rõ ràng chính quyền hành xử cho lợi ích của một doanh nghiệp, chuyện này là bất thường và không chấp nhận được vì nhà nước được kỳ vọng là phải hành xử công bằng và theo luật chứ không hành động thiên vị cho bất kì doanh nghiệp nào
Đơn giản là việc lấn chiếm sông Sài Gòn ở Vinhomes Central Park mà Nhà nước ngoảnh mặt làm ngơ không đả động đến. Một sự việc vi phạm pháp luật, tàn phá môi trường công khai, rất dễ thấy, mà Vingroup vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật".
Năm 2014, Vingroup đầu tư 30.000 tỷ đồng làm dự án Vinhomes ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này bị tiến sĩ Đào Trọng Tứ - Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, nguyên Phó tổng thư ký Ủy ban sông Mê-Kông Việt Nam - cảnh báo là dự án này lấn sông Sài Gòn, làm thay đổi dòng chảy của con sông này.
Theo tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, việc công an truy lùng những cá nhân đăng tải thông tin bất lợi cho Vingroup là một hành động quá đà. Điều đó cũng cho thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, Vingroup là "bất khả xâm phạm" :
"Có thể nói là thế lực của ông Phạm Nhật Vượng là nhất Việt Nam, không chỉ về tiền mà các quan hệ của ông Vượng với Chủ tịch nước và Thủ tướng Việt Nam cho thấy ông ấy là nhân vật, cho đến bây giờ, là bất khả xâm phạm".
Các nhà lãnh đạo thuộc hàng tối cao của Việt Nam đã nhiều lần đến thăm các dự án hay nhà máy sản xuất của tập đoàn này.
Vào tháng 12/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến tham gia lễ khởi công xây dựng Nhà máy Sản xuất Pin VinES của tập đoàn Vingroup, với tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng.
Sáng 26/1/2022, ông Phúc đến thăm Nhà máy sản xuất ô tô VinFast, và tặng quà, chúc tết công nhân. Cùng đi có lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hải Phòng.
Tối 20/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng một loạt lãnh đạo cấp cao Nhà nước Việt Nam dự lễ trao Giải thưởng Khoa học, Công nghệ toàn cầu VinFuture lần thứ nhất được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội. Giải thưởng Chính (VinFuture Grand Prize) trị giá đên ba triệu USD.
Chiều 12/3/2022, Ông Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Chính phủ đến thăm và hoan nghênh tập đoàn Vingroup khai dự án đô thị ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
Nguồn : RFA, 02/11/2022
*************************
Vingroup không tì vết ?
Đồng Phụng Việt, RFA, 31/10/2022
Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng kiêm Phát ngôn viên Bộ Công an – vừa khẳng định : Ông Phạm Nhật Vượng không có tên trong danh sách bị cấm xuất cảnh và hoạt động của Vingroup ổn định, bình thường.
Bộ Công an cho biết đã yêu cầu chính quyền hàng chục tỉnh, thành phố báo cáo về việc chọn lựa khách sạn, resort làm chỗ cách ly và chuỗi cơ sở lưu trú của Vingroup đã được chính quyền nhiều địa phương cùng chọn - Ảnh minh họa : Nhân viên tại một bể bơi tại khu Vinpearl ở Phú Quốc hôm 19/11/2021 - AFP
Ngoài việc khẳng định như vừa kể tại cuộc họp báo định kỳ do Chính phủ tổ chức mỗi tháng, ông Tô Ân Xô còn thay mặt Bộ Công an loan báo đã khởi tố 68 bị can liên quan đến 63 vụ án, xử phạt hành chính 455 đối tượng, gọi hỏi răn đe khoảng 1.500 đối tượng về các hành vi tung tin thất thiệt. Đồng thời tuyên bố lực lượng chức năng sẽ tiếp tục xử lý các vụ việc đăng tin sai sự thật, tung tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế (1).
Theo ông Tô Ân Xô thì "những thông tin sai trái vừa qua đã làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp". Tuy nhiên ngoài ông Phạm Nhật Vượng và Vingroup, viên tướng này không kể thêm tên doanh nhân hoặc doanh nghiệp nào nữa !
***
Trọng tâm cuộc họp báo định kỳ của Chính phủ diễn ra hôm 29/10/2022 buộc người ta phải thắc mắc : Vì lẽ gì mà Chính quyền, đặc biệt là Bộ Công an lại quan tâm đặc biệt tới ông Phạm Nhật Vượng - Vingroup và bảo vệ tận tình như vậy ?
Trước đó bốn ngày - hôm 25/10/2022 – ở một cuộc họp báo khác, ông Tô Ân Xô bác bỏ thông tin cho rằng : Bộ Công an sẽ tiến hành xử lý tiếp một số tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế lớn bởi đó là những "tin giả, sai sự thật" (2).
Việc tổ chức họp báo để bác bỏ thông tin vừa dẫn diễn ra ngay sau khi báo chí, bao gồm cả tờ Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam – đồng loạt lên tiếng, giúp "cơ quan chức năng" giải thích : Những hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội hôm 24/10/2022, ghi lại cảnh cảnh sát tụ tập "trước cổng Tập đoàn Vingroup tại khu đô thị Vinhomes Riverside (quận Long Biên, Hà Nội) là ảnh cũ, chụp hồi tháng trước, lúc Phó Thủ tướng Singapore Heng Swee Keat đến thăm Vingroup (3).
***
Song song với nỗ lực "giải độc dư luận" về ông Vượng – Vingroup, sau khi bắt thêm một số doanh nhân vì bị cho là có liên quan đến vụ án "đưa – nhận hối lộ" và "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" khi phối hợp cùng chính quyền thực hiện khoảng 2.000 chuyến bay đưa người Việt từ nhiều nơi trên thế giới hồi hương lúc Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, Bộ Công an cho biết đã yêu cầu chính quyền hàng chục tỉnh, thành phố báo cáo về việc chọn lựa khách sạn, resort làm chỗ cách ly.
Yêu cầu của Bộ Công an cho thấy số bị can dính líu đến chiến dịch "giải cứu" sẽ sớm tăng rất nhanh. Lựa chọn địa phương để đưa những người Việt hồi hương đến cách ly rồi chỉ định địa điểm để cưỡng bức họ phải trả chi phí ăn, ở với giá rất cao rõ ràng là bất thường, mở rộng điều tra là hoàn toàn hợp lý (4). Vấn đề nằm ở chỗ trong quá trình "mở rộng điều tra", Bộ Công an có làm rõ và công bố lý do vì sao chuỗi cơ sở lưu trú của Vingroup lại được chính quyền nhiều địa phương cùng chọn như đã biết hay không ?
Vào thời điểm này, vẫn còn khá nhiều chỗ trên Internet cung cấp thông tin về chi phí cách ly mà những người Việt được "giải cứu" phải trả cho các cơ sở lưu trú của Vingroup ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Nha Trang, Lạng Sơn, Hải Phòng, Tây Ninh. Tại sao sau khi hồi hương, những người Việt được "giải cứu" phải ở trong hệ thống lưu trú của Vingroup và phải trả chi phí lưu trú tối thiểu từ 1.200.000/ngày đến 2.375.000/ngày, chưa kể chi phí xét nghiệm, chi phí vận chuyển, phụ thu khi có trẻ con (5) ?
Đối chiếu thời điểm Bộ Công an minh định Vingroup "hoạt động bình thường, ổn định" với thời điểm Bộ Công an tuyên bố "mở rộng điều tra" việc chính quyền một số tỉnh, thành phố lựa chọn, chỉ định địa điểm cưỡng bức người hồi hương cách ly, ắt sẽ phải tự hỏi, vì sao chính quyền những tỉnh, thành phố dính líu đến khâu cách ly những người Việt hồi hương trong đại dịch, chưa gửi báo cáo, thậm chí chưa kịp tổ chức thẩm tra mà Bộ Công an đã loại Vingroup ra khỏi vòng điều tra ?
Vì Vingroup "đóng thuế rất lớn cho nhà nước" và nằm trong số "các doanh nghiệp làm ăn chân chính", tình trạng của Vingroup "ảnh hưởng tới nền kinh tế" trong khi cần "bảo đảm an ninh, an toàn, thị trường" (1) hay vì gì khác ?
Đồng Phụng Việt
Nguồn : RFA, 31/10/2022
Tham khảo
(5) https://travelhow.com.vn/bang-gia-cach-ly-tai-cac-co-so-khach-san-vinpearl/
*********************
Bộ Công an lại bác tin chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh
RFA, 29/10/2022
Đại diện Bộ Công an Việt Nam vào chiều ngày 29/10 lại lên tiếng bác bỏ thông tin trong công luận về việc chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh.
Ông Phạm Nhật Vượng (áo đỏ) vào tháng 4/2022 - Reuters
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của Bộ Công an Việt Nam, khắng định tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ rằng "Hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn của chúng ta hoạt động ổn định, bình thường. Ví dụ, tôi khẳng định, đến giờ phút này, ông Phạm Nhật Vượng không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh, chắc chắn là như thế. Vingroup vẫn hoạt động bình thường. Vingroup là một trong những doanh nghiệp đóng thuế rất lớn cho nhà nước. Chúng ta nên có trách nhiệm bảo vệ và tôn trong pháp luật, đừng lan thông tin sai trái, sai sự thật".
Vào ngày 11/7 vừa qua, bản tin ngắn trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an cho biết, "một số tài khoản mạng xã hội lan truyền thông tin về cá nhân đứng đầu doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đối với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật".
Ông Tô Ân Xô khẳng định, những thông tin do một số tài khoản mạng xã hội nêu trên là tin đồn thất thiệt, không chính xác.
Bản tin ngắn ký tên "Ban biên tập" cũng cho hay, các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an đang tiến hành xác minh, làm rõ người có hành vi tung tin đồn thất thiệt để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Từ ngày 9/7, trên mạng xã hội xuất hiện tin đồn ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh vì trước đó Vingroup đã thoái vốn ở các công ty và chuyển tài sản ra nước ngoài.
Trước đó chỉ bốn ngày, Vinhomes - công ty con của Vingroup cho biết đã có quyết định chuyển nhượng toàn bộ vốn góp với giá trị hơn 1.600 tỉ đồng tại Công ty cổ phần Vinpearl Landmark 81.
Sau khi hoàn tất thương vụ, Vinhomes sẽ không còn sở hữu cổ phần và không còn là công ty mẹ của Vinpearl Landmark 81.
Ngoài ra, chỉ trong mấy tháng đầu năm nay Vingroup đã thoái vốn khỏi các công ty như GeneStory, One Mount Group.
Một công ty con của tập đoàn lừng danh là Vinfast lập công ty ở Singapore, sau đó dự tính đầu tư khoảng bốn tỷ đô la vào Mỹ để xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện ở bang North Carolina và đang có kế hoạch bán xe ở các thị trường như Bắc Mỹ hay Châu Âu.
Báo Dân Trí trong ngày 11/7 cũng cho biết, mã cổ phiếu của Vingroup là VIC trên sàn chứng khoán Việt Nam giảm hơn 26% so với đầu năm khiến tài sản ông Phạm Nhật Vượng giảm hơn 48.500 tỷ đồng.
Đến chiều cùng ngày, Bộ Công an nêu rõ tin đồn là liên quan đến ông chủ của tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng và cho biết đã xác minh, làm rõ, chuyển hồ sơ sang Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội xử lý theo quy định của pháp luật đối với Tô Vĩ Hoàn ở Hà Nội vì có hành vi đưa thông tin thất thiệt.
Ông Hoàn (sinh năm 1984) bị cáo buộc là có hành vi đưa thông tin thất thiệt liên quan đến Tập đoàn Vingroup, ảnh hưởng đến uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tác động xấu đến thị trường chứng khoán.
Đồng thời, Bộ Công an cũng tiến hành xử lý với chín cá nhân tại bảy tỉnh thành khác bị cho là đưa thông tin thất thiệt về ông Vượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm xuất cảnh.
Hồi tháng 3/2022, Bộ Công an cũng bác bỏ tin đồn cấm xuất cảnh đối với chủ tịch của FLC là tỷ phú Trịnh Văn Quyết, nhưng chỉ một ngày sau đó đã thi hành lệnh bắt tạm giam ông này với cáo buộc "thao túng" và "che giấu thông tin chứng khoán".
Em trai của ông Vượng là ông Phạm Nhật Vũ hồi năm 2019 chỉ bị tuyên 3 năm tù với tội danh "Đưa hối lộ" dù trước đó đã đưa hàng triệu đô la cho các quan chức để đạt được thương vụ 'Mobifone mua AVG" để hưởng lợi hàng ngàn tỷ đồng cùng với đồng bọn.
Nguồn : RFA, 29/10/2022
***********************
Giải mã bí ẩn lực lượng bao vây Vin Group
Lê Hoàng, Thoibao.de, 28/10/2022
Hiện nay Vin Group là một thế lực rất mạnh. Hồi tháng 7/2022, mạng xã hội cũng rộ lên tin đồn ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh. Ngay sau đó là ông Trung tướng Tô Ân Xô – Chánh Văn phòng Bộ Công an xác nhận, lực lượng chức năng của Bộ Công an đã xác minh, đấy là tin đồn thất thiệt. Điều đáng nói là lực lượng công an đã truy bắt người được cho là tung tin ông Vượng bị cấm xuất cảnh.
Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn VinGroup - Ảnh minh họa
Việc bộ Công an bác tin là một đảm bảo, tuy nhiên, người dân Việt Nam thì dường như không tin ở lời nói của Bộ Công an. Họ theo dõi từ đó đến nay đã hơn 3 tháng nhưng chẳng thấy hình ảnh ông Phạm Nhật Vượng ở nước ngoài. Vì thế, người dân chưa thể tin Bộ Công an. Vì còn có khả năng Bộ Công an ban hành lệnh miệng.
Mà ông Phạm Nhật Vượng ở trong nước càng lâu thì người ta càng nghi, mà càng nghi thì lời đồn càng phát tán mạnh. Đó là nguyên nhân ngày 24 Tháng Mười trên mạng lan truyền một bức ảnh với tốc độ ánh sáng, đó là bức ảnh cảnh sát 113 đang tụ tập rất đông trước trụ sở của Vin Group. Cả xã hội xôn xao chờ đợi tin chính thức. Tuy nhiên, khoảng 18 giờ 30, đồng loạt các tờ báo lên tiếng đính chính. Theo tin đính chính thì, hình ảnh lan truyền về sự xuất hiện của cảnh sát 113 tại Vingroup đã diễn ra từ ngày 13/9, liên quan đến buổi làm việc giữa lãnh đạo Singapore với những người đứng đầu tập đoàn này.
Hình ảnh chụp lực lượng Cảnh sát 113, đứng trước khu vực trụ sở chính của tập đoàn Vingroup tại khu đô thị Vinhomes Riverside ở quận Long Biên, Hà Nội. Thời điểm đó, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Phó Thủ tướng Singapore Heng Swee Keat tại Việt Nam có sự kiện làm việc với Tập đoàn Vingroup vào lúc 9 giờ 30 phút sáng ngày 13/9/2022. Theo quy định, đoàn cần xe dẫn đường, lực lượng chứng năng (bao gồm cả cảnh sát 113) đã tham gia đảm bảo an ninh trật tự cho chuyến thăm.
Như vậy thì đã rõ, lực lượng này bảo vệ cho quan chức nước ngoài thăm Vin Group. Không có sự bắt bớ nào cả. Tuy nhiên, chúng tôi dùng từ khóa "Phó thủ tướng Singapore Heng Swee Keat thăm vingroup" thì Google hiện ra toàn bộ là thông tin đính chính. Hoàn toàn không có một bản tin nào nói rằng ông Phó thủ tướng Singapore Heng Swee Keat thăm vingroup tại trụ sở tập đoàn Vin Group tại khu vực khu đô thị Vinhomes Riverside, Long Biên, hà Nội. Chỉ thông tin phó Thủ tướng Singapore thăm thăm cửa hàng WIN của Masan tại chung cư New City, phường Bình Khánh, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và thăm Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore I (VSIP I) – Bình Dương.
Như vậy đến giờ, nguồn của chuyến thăm vẫn không rõ. Nếu thông tin báo chí đính chính là sự thật thì tại sao không thể tìm được nguồn bằng công cụ Google. Vậy nên, thông tin này vẫn còn là đang mơ hồ chưa rõ đúng sai. Có thể đối với những người nhẹ dạ cả tin thì họ tin lời đính chính nhưng đối với những người cẩn thận thì vẫn chưa xua tan được sự nghi ngờ.
Báo chí Việt Nam đã nhiều lần cho đọc giả ăn quả lừa nên lần này cũng khó mà thuyết phục được là bức ảnh đó là sự thật như báo chí thanh minh. Việc Vingroup đang nợ khủng là có thật, việc Vingroup đang khát vốn cũng là thật. Với tập đoàn có mối quan hệ chính trị trong và ngoài nước như Vạn Thịnh Phát còn bị tóm thì Vingroup cũng khó mà an toàn. Với danh sách 156 bất động sản tại những nơi đắc địa Sài Gòn thì mức độ to lớn của Vạn Thịnh Phát không thua gì Vingroup.
Có hai nghi ngờ chưa được giải quyết là tại sao đến nay người ta chưa thấy ông Vượng đặt chân ra nước ngoài và nguồn bài báo có đăng tấm ảnh cảnh sát 113 tại Vingroup vào giữa tháng 9 vẫn chưa thấy thì phía Vin lẫn phía Chính quyền vẫn chưa thể xua tan được mối nghi ngờ. Câu hỏi liệu Vượng Vin tới số chưa thì đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Sự thật thế nào thì chỉ có chờ đợi mới biết, còn thông tin trên báo chí thì vẫn không đáng tin cậy.
Lê Hoàng (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 28/10/2022
Minh Tâm, Thoibao.de, 11/08/2022
Tập đoàn Vingroup của ông Vượng được biết đến như là một trong những công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Hồi tháng 5, công ty này đã phát hành 525 triệu đô la Mỹ trái phiếu cho các nhà đầu tư quốc tế để huy động vốn cho hoạt động sản xuất ô tô của mình. Một tháng sau, công ty huy động thêm 100 triệu đô la Mỹ cho các dự án bất động sản. Các đợt phát hành trái phiếu lớn của Vingroup có thể khiến một số cư dân mạng suy đoán rằng Vingroup cũng sẽ là một mục tiêu trong đợt chấn chỉnh này.
Tại sao ông Phạm Nhật Vượng không ra nước ngoài để dập tắt tin đồn ?
Con cá mật Vingroup đã nuốt quá nhiều tiền, hiện tại nếu "xẻ thịt" tâp đoàn này thì có nhiều món ngon cho bữa tiệc chính trị. Thượng tầng chính trị đấu đá không chỉ vì quyền lực mà vì tiền. Các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam không thể không có những bàn tay quyền lực nhúng vào. Tầm cỡ như Vingroup và Sungroup thì có rất nhiều tập đoàn chính trị nhắm đến.
Hồi đầu tháng 7, mạng xã hội rộ lên tin đồn rằng, ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh, lập tức sau đó, ông Tô Ân Xô lên tiếng. Cụ thể là ngày ngày 11/7/2022, ông Xô, người phát ngôn Bộ Công an, đã khẳng định tin đồn này là tin giả. Đồng thời, ông thông báo rằng Bộ Công an đang điều tra 9 người ở 7 địa phương vì đã phát tán thông tin sai lệch này. Thế nhưng, tuyên bố của ông đã không thể xóa tan nghi ngờ của một số cư dân mạng, rằng ông Vượng có thể đang thực sự đang gặp rắc rối, vì họ chỉ ra rằng trường hợp của ông Vượng có vẻ tương tự "quy trình" của các vụ bắt giữ trước đó. Ví dụ, ông Trịnh Văn Quyết cũng bị hạn chế xuất cảnh vào cuối tháng 3, và một ngày sau khi Bộ Công an bác tin đồn rằng ông này sẽ bị bắt, ông Quyết đã bị tạm giam vì cáo buộc thao túng chứng khoán.
Cho tới nay đã qua một tháng, tin đồn đã lắng xuống nhưng nhiều người thạo tin vẫn tin rằng, ông Phạm Nhật Vượng bị quản thúc, lệnh cấm xuất cảnh chỉ là lệnh miệng. Có người lập luận rằng, để xóa tan tin đồn, không cần Bộ Công An cho Tô Ân Xô lên tiếng mà chỉ cần ông Phạm Nhật Vượng đặt chân ra nước ngoài, ví dụ như Singapore hay thậm chí sang Campuchia láng giềng cũng được là đập tan mọi tin đồn mà không cần đến bộ máy công an lên tiếng.
Và cho đến nay đã một tháng trôi qua, người ta vẫn không thấy ông Vượng xuất hiện ở nước ngoài nên càng khiến nhiều người nghi ngờ. Có người cho rằng, ông Vượng bị quản thúc là rất có khả năng bởi tình hình chính trị và kinh tế trong nước hiện nay như đang nín thở qua sông vì lò ông Trọng hoạt động quá mạnh. Tập đoàn Vingroup là tập đoàn lớn, và hiện nay có một số ý kiến trong Bộ Chính trị không muốn Phạm Nhật Vượng mang đô la ra khỏi biên giới để đầu tư cho nhà máy Vinfast bên Mỹ nên việc họ nhắm đến Vingroup là rất có thể.
Nền kinh tế Việt Nam đang tan hoang, nó không đẹp như những con số thống kê. Thực chất hệ thống ngân hàng trong nước đang điêu đứng vì chính sách chống lạm phát của chính quyền. Nếu để Phạm Nhật Vượng mang hàng tỷ đô la ra nước ngoài thì đấy lại là khó khăn lớn cho ông Phạm Minh Chính trong việc điều hành nền kinh tế, vì thế về mặt này cả Chính phủ và Bộ Chính trị không chấp nhận cho ông Vượng mang tiền ra nước ngoài. Tuy nhiên, việc chuyển tiền ra nước ngoài theo cách nào đó cũng không phải là chuyện khó đối với ông tỷ phú giàu nhất Việt Nam này.
Chính vì lo sợ ông Vượng bằng cách nào đó chuyển từ từ nguồn ngoại tệ một cách không chính thức để tháo chạy nên giải pháp hay nhất là quản thúc ông tỷ phú này. Nếu "nhốt" ông bên trong lãnh thổ Việt Nam thì dù có muốn chuyển tiền ra nước ngoài, ông cũng khó làm gì cũng được. Hiện nay ông Vượng chỉ muốn Nhà nước nới lỏng quản lý, chỉ có cách đó ông mới có thể làm IPO (tức phát hành cổ phiếu lần đầu ra thị trường chứng khoán quốc tế) ở nước ngoài để huy động vốn. Khi đó phía nhà nước cộng sản mới tin ông không cần chuyển tiền từ trong nước ra nữa và không thể cấm ông ra nước ngoài.
Minh Tâm
Nguồn : Thoibao.de, 11/08/2022
***********************
Trân Anh, Thoibao.de, 11/08/2022
Vụ án Việt Á sẽ là cơn bão nổi lên lắng xuống, mỗi lần nổi lên quét một loạt quan chức cộm cán. Hiện nay Việt Á đã thổi bay hai Ủy viên Trung ương Đảng, đó là Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long. Còn hai thứ trưởng Bộ Y tế đã bị kỷ luật về mặt đảng đang chờ xử lý hình sự.
Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.
Người ta dự đoán rằng, trước thềm Hội nghị trung ương 6 và cả Hội nghị trung ương 7 thì vụ Việt Á vẫn là đề tài nóng bỏng. Còn đó những con cá gộc đang ẩn nấp và nhiều người vẫn cho rằng, sẽ sa lưới vào thời gian tới.
Thời gian qua, đã có hai đại gia lớn trên sàn chứng khoán và là những đại gia có máu mặt trong làn bất động sản Việt Nam, đó là Trịnh Văn Quyết của FLC và Đỗ Anh Dũng của Tân Hoàng Minh. Thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu đang là ổ tội phạm kinh tế Việt Nam, vấn đề của ông Tổng là lựa người mà bắt, bắt ai mà có thể triệt hạ được những nhân vật trong bộ máy nhà nước có lợi ích để ông Tổng chỉnh đốn Đảng. Trước khi rời ghế Tổng bí thư, ông Trọng sẽ làm nhiều vụ án lớn để dọn cỗ cho những đệ ruột của ông lên tiếp quản.
Phạm Nhật Vượng và Lê Viết Lam
Nhiều người cho rằng, Phạm Nhật Vượng của Vingroup và Lê Viết Lam của Sungroup đang là những con cá mập lớn, con cá này rất nhiều thịt và các thế lực chính trị đang thèm nhỏ dãi. Hai nhân vật này lớn hơn rất nhiều hai nhân vật đã bị bắt là Trịnh Văn Quyết và Đỗ Anh Dũng.
Có nhiều chuyên gia đánh giá rằng, Phạm Nhật Vượng có tội và cũng có công. Nói về công, thì báo chí nhà nước Cộng Sản đã nói rất nhiều, còn nói về tội thì cũng có nhưng đang giấu. Khi mối lương duêyn giữa quyền và tiền còn tốt đẹp thì không ai moi cái sai, nhưng khi mối quan hệ này không còn đẹp nữa thì cái sai nhỏ cũng bị khui ra, vì vậy, ông Phạm Nhật Vượng như đang ở trong hang cọp khi chơi với Cộng sản. Đó là đánh giá của một số người thạo tin.
Hiện nay vụ án Việt Á có liên quan đến ông Phạm Nhật Vượng đã bị cắt đứt. Tuy nhiên hành động cắt đứt ở đây là cắt về mặt truyền thông, nhưng việc điều tra vẫn được lính của Tô Lâm đang cho tiến hành. Trong vụ án Việt Á, Phan Quốc Việt chỉ là con dê tế thần, cả Trung ương Đảng biết điều đó và Tô Lâm biết điều đó. Tuy nhiên vấn đề là tìm ra bằng chứng rõ ràng thì cần phải có thời gian. Để đối phó với một con người kinh nghiệm đầy mình như ông Phạm Nhật Vượng là rất khó khăn chứ không hề đơn giản.
Điều tra lịch sử thành lập Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á thì người ta biết, nó được thành lập năm 2007, có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, với vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp chỉ 80 triệu đồng. Tuy nhiên, sau 6 lần đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp, Công ty Việt Á có vốn điều lệ lên tới 1.000 tỉ đồng vào tháng 10-2017.
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và đầu tư, ngoài Phan Quốc Việt – tổng giám đốc Công ty Việt Á, hai cổ đông sáng lập công ty còn lại là ông Đồng Sỹ Huy và bà Hồ Thị Thanh Thủy. Phan Quốc Việt – tổng giám đốc, người đại diện pháp luật Công ty Việt Á – giữ 10,2% cổ phần công ty. Ông Đồng Sỹ Huy giữ 5% cổ phần, bà Hồ Thị Thanh Thủy giữ 4,8% cổ phần.
Tháng 10-2017, Công ty Việt Á thực hiện đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp lần 6 (lần gần đây nhất), vốn điều lệ doanh nghiệp được nâng lên 1.000 tỉ đồng nhưng góp vốn của 3 cổ đông sáng lập trên không thay đổi, chỉ giữ khoảng 20% CP vốn doanh nghiệp. Như vậy có khoảng 800 tỉ đồng đã được các cổ đông khác bơm vào doanh nghiệp.
Con số 800 tỷ đồng được bơm vào Việt Á là con số được Bộ công an điều tra xem nhân vật nào đã rót vào ? Người mà Tô Lâm đang nhắm đến đó là Phạm Nhật Vượng và người nhà của một nhân vật quyền lực khác đang ở Tứ trụ. Rất có thể nhân vật kia chỉ góp miệng vì họ có uy tín người nhà bảo kê cho Việt Á xem như là cổ phần đặc biệt, còn lại 800 tỷ đang được cơ quan điều tra nhắm vào ông tỷ phú giàu nhất Việt Nam. Nếu đúng ông bỏ tiền ra góp thì quả thật ông bỏ 800 tỷ câu được 4000 tỷ nhưng không thể ăn được. Chưa ăn mà lại mắc nghẹn thì rất đâu.
Trân Anh
Nguồn : VNTB, 11/08/2022
Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, là người giàu nhất Việt Nam. Ảnh: Twitter
So với cuộc đàn áp của Đảng đối với các doanh nhân và doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc, những tỷ phú ở Việt Nam cho đến nay đã được đối xử một tương đối dễ dãi dưới sự cai trị của cộng sản Hà Nội.
Vì vậy, khi có tin đồn gần đây lan truyền trên mạng xã hội rằng Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam và là chủ tịch của Tập đoàn Vingroup, đang gặp rắc rối với chính phủ, làm dấy lên đồn đoán về việc chuẩn bị thanh trừng công ty lớn nhất Việt Nam như Trung Quốc đã làm.
Chiến dịch "đốt lò" của Đảng cộng sản Việt Nam, được phát động lần đầu tiên vào năm 2016, đã kéo đổ hàng ngàn cán bộ công chức và Đảng viên kể từ đó, gần đây nhất là vì tham nhũng liên quan đến Covid.
Tuy nhiên, đầu tháng này, một phát ngôn viên của Bộ Công an đã phủ nhận những tin đồn về ông Vượng trong đó có tin ông ta bị hạn chế đi lại. Tuy nhiên, cũng không nên tin nhiều vào tuyên bố của Bộ Công an làm gì.
Đầu năm nay, Bộ cũng phủ nhận chuyện ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC, một đại tập đoàn sở hữu hãng hàng không giá rẻ Bamboo Airways, là đối tượng bị điều tra.
Ông Quyết được cho là giàu nhất Việt Nam vào năm 2017 nhưng đến năm 2020 tài sản của ông ta đã giảm mạnh. Ông Quyết bị bắt ngay sau đó vì hành vi thao túng thị trường chứng khoán liên quan đến cổ phiếu của công ty.
Lê Hồng Hiệp, một học giả cao cấp tại Chương trình Nghiên cứu Việt Nam của Viện ISEAS-Yusof Ishak, cho rằng khả năng ông Vượng "đã bị thất sủng và sẽ bị chính phủ Việt Nam trừng phạt là rất nhỏ".
Cho dù Phạm Nhật Vượng có an toàn hay không cũng đặt ra câu hỏi về tình trạng hiện tại giữa Đảng Cộng sản và khu vực tư nhân hiện đang phát triển mạnh. Năm 1986, Đảng đã đưa ra các cải cách thị trường tự do, được gọi là "đổi mới", đã chấm dứt được sự kiểm soát của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã tăng từ 26 tỷ đô la Mỹ năm 1986 lên 271 tỷ đô la vào năm 2020 khi Việt Nam chuyển đổi thành một cường quốc xuất khẩu. Theo một ước tính, số lượng người Việt Nam "siêu giàu" có tài sản hơn 30 triệu đô la Mỹ đã tăng 320% từ năm 2000 đến năm 2016, đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người dân Việt Nam đón nhận việc ngày càng có nhiều thành phần chủ nghĩa tư bản hơn trong nhà nước cộng sản.
Pew Research, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã đặt câu hỏi với những người tham gia điều tra trên toàn thế giới vào năm 2006 liệu họ có đồng ý rằng "hầu hết người dân thích kinh tế thị trường tự do hơn dù sẽ có người giàu và người nghèo".
Ở Hoa Kỳ, 72,1% đồng ý ; ở Việt Nam, 95,4% ủng hộ, cho đến nay đây là tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia được thăm dò.
Điều đó rõ ràng chỉ ra những mâu thuẫn trong hệ thống cộng sản lai tư bản, ít nhất là trong việc phân phối của cải. Năm 2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cảnh báo rằng "sự phân chia giàu nghèo chỉ cho thấy dấu hiệu xấu đi".
Nhưng các ông trùm Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thực sự bị chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng tác động, bởi vì chiến dịch này chủ yếu nhắm vào quan chức chính phủ tham nhũng và các nhà quản lý DNNN, "ông Hiệp nói với Asia Times.
Ông nói thêm chỉ gần đây một số giám đốc điều hành kinh doanh mới bị nhắm vào. Nhưng chủ yếu là do hoạt động kinh doanh bất hợp pháp của những người này, chứ không phải do Đảng cộng sản Việt Nam cảm thấy quyền lực của đảng bị đe doạ.
Em trai của Phạm Nhật Vượng, Phạm Nhật Vũ, đã bị bắt vào đầu năm 2019 vì tội hối lộ trong một vụ bê bối lâu nay liên quan đến việc Mobifone thu mua một công ty viễn thông tư nhân.
"Tuy nhiên, các công ty dự kiến sẽ ủng hộ sự cai trị của Đảng và tránh xa một số hành vi kinh doanh tham nhũng có thể đe dọa an ninh kinh tế của đất nước hoặc đi ngược lại các chính sách của Đảng", ông Hiệp nói.
"Cuối cùng, quan chức Đảng và các tỷ phú trong nước cần nhau để đạt được các mục tiêu tương ứng : sự tồn tại của chế độ và gia tăng được vốn".
Các nhà phân tích cho rằngkhông giống như ở Trung Quốc, khu vực tư nhân và những ông chủ trong khu vực này vẫn còn quá yếu về mặt chính trị để có thể tạo ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với sự cai trị của Đảng Cộng sản
"Khu vực tư nhân ở Việt Nam yếu hơn và phụ thuộc nhiều vào nhà nước hơn so với ở Trung Quốc", Tường Vũ, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Oregon cho biết.
"Chỉ có một vài người siêu giàu và tất cả đều làm trong lĩnh vực bất động sản và dịch vụ. Họ không chỉ xây dựng sự giàu có dựa trên mối quan hệ cá nhân và chính trị mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các mối liên hệ đó để tồn tại và tiếp tục", ông Vũ nói thêm. "Doanh nghiệp của họ có thể thống trị một lĩnh vực nhưng lại bị dễ dàng thay thế mà không ảnh hưởng gì đến nền kinh tế".
Theo một ước tính của Bộ Tài chính từ năm 2020, khoảng 96% các công ty tư nhân của Việt Nam là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc trung bình và phần lớn không có quy mô "trung bình".
Ông Vũ cũng lưu ý rằng không có tỷ phú nào của Việt Nam có mối quan hệ toàn cầu như các ông chủ Trung Quốc đã có được trong những năm qua.
Các nhà phân tích cho biết cho đến nay, đội ngũ cán bộ của Đảng cộng sản Việt Nam và những ông chủ lớn trong khu vực tư nhân đã đạt được sự cân bằng tương đối.
Đảng cần khu vực tư nhân để kinh tế phát triển, từ đó thu được nhiều tính hợp pháp của đảng với công chúng, và khu vực tư nhân cần Đảng dành cho các quy định ưu đãi, nhượng bộ và tiếp cận thị trường.
Trước Đại hội đảng toàn quốc năm 2021 đã có thông báo rằng Đảng muốn các công ty tư nhân chiếm hơn một nửa nền kinh tế vào năm 2025, tăng từ khoảng 42% vào cuối năm 2020.
Cụ thể hơn, họ cho biết họ muốn có khoảng 1,5 triệu công ty tư nhân chiếm 55% GDP vào năm 2025, so với 700.000 công ty với 42% vào năm 2020.
"Công ty tư nhân đã trở nên quan trọng đối với nền kinh tế, với sự đóng góp ngày càng tăng của họ vào GDP", Hà Thị Nga, một đại biểu tại đại hội Đảng và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, cho biết trong Đại hội. "Vì vậy, điều quan trọng và hoàn toàn đúng là Đảng phải đặt mục tiêu hỗ trợ khu vực tư nhân".
"Tiến tới, thay vì kiềm chế khu vực tư nhân, đảng có thể sẽ tiếp tục nuôi dưỡng khu vực này để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giảm nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài", ông Hiệp nói.
Khi Tổng Bí thư Trọng đến thăm một nhà máy của VinGroup vào năm 2017, nơi đang xây dựng dây chuyền sản xuất ô tô mới của tập đoàn này, ông ta đã ca ngợi đây là "người tiên phong xây dựng một thương hiệu ô tô Việt Nam".
Nguyễn Xuân Phúc, hiện là chủ tịch nước, đã nói rõ về tầm quan trọng của VinGroup khi đến thăm một nhà máy vào năm 2019 khi ông đang làm thủ tướng.
Sau khi chạy thử chiếc xe máy điện mới của VinFast vào đầu năm 2019, ông Phúc nói với công chúng rằng "hãy ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam", một dấu hiệu cho thấy nhà nước coi những người siêu giàu này là không thể thiếu trong kế hoạch giảm sự phụ thuộc vào các công ty và đầu tư nước ngoài.
Năm 2018, Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra một số hạn chế nhập khẩu xe hơi nước ngoài, một động thái đã làm suy yếu VinFast.
Đổi lại cho việc xử lý này, các ông trùm của Việt Nam dự kiến sẽ phục tùng và cố thủ. Không giống như những ông trùm khác, Vượng không nổi tiếng với việc tiêu xài xa hoa.
Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi năm 2019 trên tờ Tuổi Trẻ, một tờ báo nhà nước, ông Vượng nói rằng các nguyên tắc cốt lõi của công ty của ông là "lòng yêu nước, kỷ luật và văn minh".
Tuy nhiên, mối quan hệ đồng nguyên đó có thể không phải lúc nào cũng tồn tại như ngày nay. Khi kinh tế phát triển và trưởng thành, thì lại có thêm nhiều áp lực cải cách.
Tham nhũng và chủ nghĩa duy tân có thể có lợi cho phát triển kinh tế trong giai đoạn đầu, trong quá trình chuyển đổi từ chủ nghĩa cộng sản sang chủ nghĩa tư bản, nhưng sẽ trở nên rắc rối hơn khi các công ty tư nhân phát triển và sự phân chia giàu nghèo rõ ràng hơn.
Bởi vì Việt Nam thiếu luật pháp thực sự hoặc quyền sở hữu tư nhân được xác định rõ ràng, khả năng xung đột đang gia tăng khi ngày càng có nhiều nhận thức rằng không phải tất cả các doanh nghiệp đều bắt buộc phải tuân theo cùng một quy tắc.
Theo ông Nguyễn Khắc Giang, một nhà phân tích tại Đại học Victoria Wellington, các cuộc đàn áp chính thức đối với khu vực tư nhân và các ông trùm của Việt Nam vẫn còn xa vời so với những gì diễn ra ở Trung Quốc nhưng có dấu hiệu cho thấy họ đang tăng tốc.
"Giải quyết tham nhũng trong khu vực tư nhân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ là một vấn đề nan giải đối với Đảng bởi vì mô hình phát triển của họ lại phụ thuộc vào tham nhũng, cho dù là tham nhũng vặt, tham ô hoặc ‘tiếp cận tiền’".
"Tham nhũng là nhiên liệu để điều hành hệ thống", ông Giang nói. "Kết quả cuối cùng sẽ là sự trừng phạt có chọn lọc đối với một số doanh nhân để làm kiểng, trong khi những doanh nghiệp khác, đặc biệt là một số công ty trọng yếu sẽ không bị ảnh hưởng", Giang dự đoán.
David Hutt
Nguyên tác : Why Vietnam doesn’t squeeze its super-rich tycoons, Asia Times, 29/07/2022
Anh Khoa dịch
Nguồn : VNTB, 01/08/2022
Những đồn đoán gần đây cho rằng Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam, có thể gặp rắc rối với các cơ quan chức năng, có lẽ là quá đà. Tuy nhiên, chiến dịch chống tham nhũng của Hà Nội có nghĩa là các chủ doanh nghiệp của Việt Nam phải thận trọng trên con đường tìm kiếm lợi nhuận.
Tỉ phú Phạm Nhật Vượng - Ảnh minh họa
Tin đồn lan nhanh trên các mạng xã hội ở Việt Nam vào tuần trước rằng Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam và là chủ tịch của Vingroup – tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam – đã bị áp lệnh cấm xuất cảnh. Điều này làm dấy lên suy đoán rằng ông Vượng sẽ sớm trở thành nạn nhân của chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam. Trong những tháng gần đây, cơ quan chức năng đã khởi tố một số doanh nhân nổi tiếng, trong đó có Trịnh Văn Quyết, người sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn FLC, và Đỗ Anh Dũng, chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Tuy nhiên, ngày 11/7/2022, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, đã khẳng định tin đồn này là tin giả. Đồng thời, ông thông báo rằng Bộ Công an đang điều tra 9 người ở 7 địa phương vì đã phát tán thông tin sai lệch này. Thế nhưng, tuyên bố của ông đã không thể xóa tan nghi ngờ của một số cư dân mạng, rằng ông Vượng có thể đang thực sự đang gặp rắc rối, vì họ chỉ ra rằng trường hợp của ông Vượng có vẻ tương tự "quy trình" của các vụ bắt giữ trước đó. Ví dụ, ông Trịnh Văn Quyết cũng bị hạn chế xuất cảnh vào cuối tháng 3, và một ngày sau khi Bộ Công an bác tin đồn rằng ông này sẽ bị bắt, ông Quyết đã bị tạm giam vì cáo buộc thao túng chứng khoán.
Những tin đồn này dường như đã dẫn đến một đợt bán tháo cổ phiếu của Vingroup trên thị trường chứng khoán. Vào ngày 6/7/2022, giá cổ phiếu của Vingroup đã giảm 6,64% xuống mức thấp nhất trong ba năm qua. Trong những ngày tiếp theo, cổ phiếu của công ty hầu hết giao dịch trong sắc đỏ.
Bất chấp sự mâu thuẫn trong thông điệp của Bộ Công an, có cơ sở vững chắc để tin rằng ông Vượng có thể sẽ vẫn an toàn, ít nhất là trong tương lai gần.
Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện tin đồn về những rắc rối pháp lý của ông Vượng. Hồi năm 2018-2019, có những tin đồn tương tự rằng ông Vượng bị tạm giữ hộ chiếu và cấm xuất cảnh. Lúc đó, những tin đồn này dường như xuất phát từ các cuộc điều tra về em trai của ông Vượng, Phạm Nhật Vũ, vì dính líu đến một vụ án tham nhũng lớn liên quan đến vụ nhà mạng di động Mobifone mua lại công ty AVG, một công ty truyền thông do ông Vũ làm chủ tịch. Những tin đồn này làm các nhà đầu tư lo lắng và khiến một số người phải tìm cách xác minh. Tuy nhiên, ông Vượng không bị liên lụy trong vụ việc này.
Lần này, có hai vấn đề có thể đã làm dấy lên những tin đồn mới về ông Vượng. Vấn đề đầu tiên liên quan đến việc chính phủ Việt Nam đang tiến hành một đợt chấn chỉnh việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất hợp pháp. Hồi tháng 4, các lãnh đạo của tập đoàn Tân Hoàng Minh đã bị bắt và khởi tố về hành vi phát hành trái phép trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng số vốn huy động được cho các mục đích không được phê duyệt. Tập đoàn Vingroup của ông Vượng được biết đến như là một trong những công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Hồi tháng 5, công ty đã phát hành 525 triệu đô la Mỹ trái phiếu cho các nhà đầu tư quốc tế để huy động vốn cho hoạt động sản xuất ô tô của mình. Một tháng sau, công ty huy động thêm 100 triệu đô la Mỹ cho các dự án bất động sản. Các đợt phát hành trái phiếu lớn của Vingroup có thể khiến một số cư dân mạng suy đoán rằng Vingroup cũng sẽ là một mục tiêu trong đợt chấn chỉnh này. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Vingroup đã vi phạm quy định hoặc đang bị điều tra.
Lý do thứ hai có thể liên quan đến mảng kinh doanh bất động sản của Vingroup. Vinhomes, công ty con phụ trách mảng bất động sản của Vingroup, được biết là đã mua đất cho một số dự án bất động sản trước đây, đặc biệt là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, từ một số doanh nghiệp nhà nước hoặc các cơ quan chính phủ, mà không thông qua quy trình đấu giá công khai. Tuy nhiên, trong khi một số dự án của các chủ đầu tư khác mua đất theo cách tương tự đã bị điều tra, thì chưa có dự án nào của Vinhomes chính thức bị xử lý.
Cần lưu ý rằng, chính phủ thường chỉ xử lý hình sự các quan chức chính phủ hoặc các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước đã chấp thuận chuyển nhượng trái phép đất công cho các nhà đầu tư tư nhân với định giá thấp. Cho đến nay, chính phủ phần lớn không xử lý các công ty phát triển bất động sản, vì e ngại điều này sẽ làm các nhà đầu tư sợ hãi và gây bất ổn thị trường. Trong hầu hết các trường hợp, các chủ đầu tư được phép giữ lại đất, đặc biệt là nếu các lô đất đó đã được tiến hành xây dựng, nhưng các công ty này sẽ phải trả thêm tiền cho chính phủ để khớp với giá thị trường của các lô đất được chuyển giao bất hợp pháp.
Một yếu tố quan trọng cũng có lợi cho ông Vượng là vị thế của Vingroup với tư cách là tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn này hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bất động sản và khách sạn đến giáo dục, y tế và sản xuất. Đây là một doanh nghiệp đóng thuế lớn và tuyển dụng hàng chục nghìn nhân viên. Việc khởi tố người sáng lập và chủ tịch tập đoàn chắc chắn sẽ tạo ra một làn sóng chấn động cho thị trường chứng khoán Việt Nam, và thậm chí có thể đe dọa gây bất ổn nền kinh tế.
Đồng thời, VinFast, công ty sản xuất ô tô mới thành lập của tập đoàn, hiện đang dẫn đầu những nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng một ngành công nghiệp ô tô bản địa. Những nỗ lực táo bạo của ông Vượng trong lĩnh vực này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ Việt Nam vì chúng phù hợp với kế hoạch công nghiệp hóa của đất nước và thể hiện tham vọng của Việt Nam trở thành một nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045. Việc VinFast lên kế hoạch huy động 4 tỉ đô la nhằm xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô điện ở Bắc Carolina, Hoa Kỳ, đã giúp tăng cường đòn bẩy của ông Vượng đối với chính phủ Việt Nam. Nếu ông Vượng gặp rắc rối pháp lý, dự án có thể đi chệnh đường ray, tước đi một con đường đầy hứa hẹn giúp Việt Nam tăng cường liên kết kinh tế với Hoa Kỳ.
Vì vậy, khả năng ông Vượng bị thất sủng và sẽ bị chính phủ Việt Nam trừng phạt là rất thấp. Ông Vượng có thể sẽ tiếp tục được để yên nhằm điều hành doanh nghiệp của mình và đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế quốc gia.
Tuy nhiên, ở một đất nước mà nạn tham nhũng vẫn phổ biến và hầu hết các doanh nghiệp vẫn phải dựa vào các mối quan hệ chính trị để phát triển, các chủ doanh nghiệp nhận thức được rằng chính các chính trị gia đã gây dựng nên họ một ngày nào đó có thể sẽ hạ bệ họ. Ông Vượng sẽ phải chơi trò chơi chính trị của mình một cách thận trọng và khôn ngoan để có thể bảo vệ tài sản, đồng thời phát triển hơn nữa đế chế kinh doanh của mình.
Lê Hồng Hiệp
Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 18/07/2022
Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên Fulcrum.sg, chuyên trang bình luận của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore).
Ngày 11/7, sau nhiều ngày mạng xã hội tung tin đồn ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh thì Bộ Công an của nhà nước cộng sản Việt Nam đã cho biết họ đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ vào cuộc xác minh xử lý người tung tin đồn thất thiệt về việc người đứng đầu một doanh nghiệp lớn bị cơ quan điều tra áp dụng một số biện pháp ngăn chặn.
Bộ Công an bác tin đồn ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh
Ông Tô Ân Xô, trung tướng chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an – cho biết những thông tin đăng tải trên mạng xã hội về một người đứng đầu doanh nghiệp lớn đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là thông tin không chính xác. Ông Tô Ân Xô vẫn nói bóng nói gió không chịu nói tên ông Phạm Nhật Vượng. Không biết vì lý do gì?
Theo ông Xô, những ngày gần đây, một số tài khoản mạng xã hội lan truyền thông tin có cá nhân đứng đầu doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đối với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
RFA, 13/07/2022
Bộ Công an vừa xử lý mười người bị cho là tung tin thất thiệt, gây ảnh hưởng đến tập đoàn Vingroup. Đây không phải lần đầu tiên phía công an lên tiếng cho tập đoàn này cũng như những tập đoàn kinh tế có thế lực khác tại Việt Nam. Có điều gì khuất tất sau sự mau mắn đó ?
1111111111111111111
Reuters/RFA edited
Công an nhiều lần xử lý tin đồn về Vingroup
Bộ Công an hôm 11/7 thông báo đã xử phạt ông Tô Vĩ Hoàn (37 tuổi) ở Hà Nội vì cho rằng người này đã tung tin thất thiệt gây ảnh hưởng đến "uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tác động xấu đến thị trường chứng khoán Việt Nam".
Ngoài ra, còn có chín người khác bị cáo buộc đăng tải hoặc chia sẻ thông tin chủ tịch tập đoàn Vingroup là ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh. Người phát ngôn Bộ Công an Tô Ân Xô đã bác bỏ tin đồn này.
Một luật sư hiện đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, không muốn nêu tên vì lý do an toàn, nói với RFA rằng trong trường hợp như thế này chỉ đơn thuần là quan hệ dân sự, công an không nên can thiệp :
"Công an không phải là một cơ quan có chức năng xét xử, và theo quan điểm của tôi, trong những trường hợp như thế này thì chỉ nên xử lý giải quyết ở mặt dân sự mà thôi.
Tức là, ở trong trường hợp này, cá nhân ông Phạm Nhật Vượng sẽ sử dụng luật sư và tòa án là cơ quan giải quyết, đòi lại quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của mình, hoặc thậm chí là yêu cầu người ta bồi thường.
Nếu sử dụng cơ quan công an thì người dân sẽ liên tưởng rằng ở Việt Nam cái gì cũng cần phải có công an vào cuộc".
Đây không phải là lần đầu cơ quan công an vào cuộc dập tắt các tin đồn liên quan đến Vingroup. Ví dụ vào tháng 10/2017, Vinschool thông báo tăng gần 50% học phí. Điều này khiến nhiều phụ huynh không đồng tình, bày tỏ sự phản đối trên trang mạng xã hội Facebook.
Ngay sau đó, chủ của một số tài khoản Facebook trên bị Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao mời đến làm việc liên quan đến các status phản đối tăng học phí.
Được chính quyền chống lưng ?
Động thái xử lý ngay lập tức những người đăng tin có thể gây bất lợi cho tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam này khiến nhiều người quan sát tình hình chính trị-xã hội Việt Nam đặt nghi vấn liệu có sự chống lưng của chính quyền, mà cụ thể là cơ quan công an dành cho tập đoàn này hay không.
Ông Võ Minh Đức, đang vận hành một doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển ở Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng nghi vấn về sự chống lưng của chính quyền là có cơ sở, có căn cứ. Bởi vì, theo ông, rõ ràng cũng là doanh nghiệp tư nhân, nhưng Vingroup được sự ưu ái, hỗ trợ rất nhiều từ Nhà nước Việt Nam. Trong khi đó, phần đông doanh nghiệp khác lại không được đối xử như vậy :
"Về vấn đề thế lực của ông này. Có thể nói rằng ở Việt Nam tất nhiên mình là người dân không thể biết chắc chắn được, nhưng mà có một điều rõ ràng là ông ấy đi đến đâu, thậm chí quan chức từ tỉnh thành phố lớn trở đều phải khúm núm, trịnh trọng giống như là đón tiếp một nguyên thủ, mà thực ra họ cũng chỉ là một doanh nghiệp thôi.
Tôi làm ăn là chấp hành đúng theo quy định của Nhà nước, đóng thuế, có giấy phép kinh doanh. Tôi không hối lộ ai và nhờ cây ai trong việc đem lại những lợi nhuận hoặc thuận lợi nào cho công việc kinh doanh cá nhân của tôi cho nên là tôi không được đón nhận như thế.
Còn những người được ưu ái, đón tiếp nồng hậu thì từ bản thân từ cá nhân tôi mà suy ra, chắc chắn là họ phải có lót đường và chung chi thì họ mới được như thế. Nhưng còn chung chi bao nhiêu, cho ai ở mức độ như thế nào thì cái đó tôi không biết".
2222222222222222222
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các quan chức Chính phủ khác đến thăm nhà máy sản xuất xe hơi ở Hải Phòng của tập đoàn Vingroup hôm 14/6/2019. Ông Phạm Nhật Vượng - chủ tập đoàn - đứng ngoài cùng bên phải. Reuters
Vị luật sư không nêu tên cũng theo dõi và thấy rằng cứ mỗi khi dư luận chỉ trích, phản đối một sản phẩm hay dự án nào của Vingroup, thì ngay lạp tức chính quyền sẽ vào cuộc xử lý ngay, chứ chưa cần đợi tới Vingroup phải lên tiếng. Điều này khiến công luận đặt câu hỏi ‘phải chăng có sự bao bọc, ưu ái của nhà nước dành cho tập đoàn này ?’ :
"Rất nhiều lần khi người dân chỉ trích, phản đối thì lập tức chính quyền và công an vào cuộc xử lý những thông tin được coi là xấu, độc, ảnh hưởng đến quyền của Vingroup.
Nó làm cho tôi cảm thấy rằng giữa Vingroup và chính quyền có mối quan hệ, có sự bao bọc, che chở từ phía chính quyền trước những thông tin gây tổn thất thiệt hại cho Vingroup. Đây là mối quan hệ tư bản thân hữu.
Cho nên chúng ta thấy là trên mặt báo chí chính thống Nhà nước thường là có những bài báo khen Vingroup, còn những bài báo chê trách, chỉ ra sai phạm thì chúng ta dường như là không thấy".
Làm giàu bằng thao túng chính sách
Một nhà nghiên cứu chính sách công tại Việt Nam, yêu cầu được giấu tên vì lý do an toàn, bình luận với RFA qua email, cũng xác định mối quan hệ giữa tập Vingroup và chính quyền Việt Nam là quan hệ tư bản thân hữu. Ông phân tích nhận định của mình như sau :
"Cũng như những nhà phát triển bất động sản khác ở Việt Nam, Vin luôn cần quỹ đất để thực hiện các dự án của họ. Mà ở Việt Nam thì đất đai nằm trong quyền quản lý của chính quyền từ địa phương đến trung ương.
Do đó các doanh nghiệp bất động sản buộc phải có mối quan hệ tốt với chính quyền, nếu không muốn nói là nằm trong một mối quan hệ cộng sinh với chính quyền và quan chức các cấp : Doanh nghiệp có đất, chính quyền có dự án phục vụ cho các con số tăng trưởng của địa phương, cá nhân quan chức cũng được hưởng những khoản lợi tức không chính thức từ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nói về cách thức để doanh nghiệp có được quỹ đất, nhất là quỹ đất có giá trị cao ở các thành phố lớn, thì có điều đáng bàn.
Theo quan sát của tôi thì có ba cách thức chính : Thứ nhất, cổ phần hóa những doanh nghiệp Nhà nước có sẵn quỹ đất lớn. Thứ hai, hợp tác công tư (PPP) với các
Tôi đã kinh doanh, làm việc với rất nhiều doanh nhân nổi tiếng trên thế giới, đọc và nghiên cứu gần như tất cả lịch sử chính trị của nhân loại. Nên tôi sẽ có cái nhìn nhiều điểm chung với tầng lớp tri thức, làm doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Phạm Nhật Vượng và Vingroup – Tập đoàn đa ngành và bất động sản lớn nhất Việt Nam
Nếu chỉ đánh giá Phạm Nhật Vượng và Vingroup khát vọng, kinh doanh làm giàu hay sự nổi tiếng thì không có gì đáng nói, cũng sẽ giống như sự ra đời, phát triển như những doanh nghiệp thông thường khác ở Việt Nam.
Nhưng hiện nay, sau hơn 20 năm quay về Việt Nam kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp của ông Vượng tới quy mô này, lựa chọn ngành dọc và sản phẩm như hiện nay thì nó không còn là riêng vấn đề cá nhân ông ta và nội bộ đời sống của công ty này. Nó càng không phải rất hình thức như gần đây nhiều người nói : bộ mặt quốc gia, hình ảnh quốc gia, tự hào dân tộc, hay sự tỏa sáng của người Việt. Những từ ngữ này chỉ là của nội bộ công ty này và một bộ phận dân trí còn chưa được mở rộng khai sáng hơn để hiểu bản chất vấn đề vai trò của ô Vượng, của Vingroup, sự đóng góp hay gây thiệt hại cho nền kinh tế Việt Nam.
Tôi không vội nói về quy mô, vì so với các tập đoàn kinh doanh đa ngành quốc tế thì Vingroup tạm quy đổi khoảng 15 tỉ USD và chỉ bằng 1/6 của Deawoo của Hàn Quốc cách đây 15 năm khi sụp đổ. Cũng như nó vẫn nhỏ so với các tập đoàn đa quốc gia khác ở EU, Mỹ, Nhật, Hàn. Tạm bỏ qua vấn đề quy mô, mà thực sự nó được xây dựng và tăng quy mô tài sản dựa trên buôn bán gì và đang sản xuất gây thiệt hại một cách bản chất cho Việt Nam ngay những năm vừa rồi và tương lai hàng chục năm nữa.
Trước tiên nói về sự phát triển một cách ngắn gọn : sau khi ông Vượng rời Ukraine, chuyển giao Technocom và nhận thấy cơ hội quay về Việt Nam kinh doanh sau giai đoạn bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ 1995. Bắt đầu phát triển bằng thu mua đất để phát triển ngành bất động sản, việc nhận thấy cần có kho quỹ về đất để có sự chuẩn bị xây dựng hàng loạt các dự án bất động sản đình đám sau này, đặc biệt sau giai đoạn 2006. Ông Vượng đã ngấm ngầm liên kết với quan chức, công an, quân đội để cưỡng chế, cướp đất đai của người dân để có một kho quỹ đất làm giàu trên sự oan ức của người dân khắp nơi ở Việt Nam, ai lên tiếng đều bị công an, truyền thông bịt miệng, bắt bớ. Ông ta không phát triển doanh nghiệp dựa trên trí tuệ và tạo ra giá trị thặng dư cho quốc gia, cho người dân như Apple, Microsoft, Facebook... Ông ta làm giàu dựa trên sự tham nhũng của quan quyền, lỗ hổng thể chế chính trị của Việt Nam.
Trong mắt một người như tôi, ông Vượng không phải loại tài trí ngút trời, xoay chuyển càn khôn gì. Chỉ là một loại trục lợi, làm giàu dựa trên nguồn tài nguyên đất - nguồn tài nguyên gần như cuối cùng của Việt Nam. Quy mô càng tăng lên hàng chục tỉ USD, thì sự bị tước đoạt sở hữu đất của người dân càng tăng lên, vì nó còn là phát súng cho hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như kiểu FLC gây oan trái khắp nơi. Một loại làm giàu kí sinh chứ không thực tài trí. Có chăng là làm thay đổi hình ảnh đẹp hơn ở các góc thành phố trải dài trên khắp Việt Nam mà không đi đôi với tạo ra giá trị thặng dư, đóng góp vào cân bằng ngân sách lõi cho quốc gia.
Tiếp theo 2 năm gần đây ông Vượng cho mở ra nhà máy sản xuất ô tô Vinfast, sản xuất điện thoại V-smart. Đây mới là VẤN ĐỀ LỚN NHẤT tôi muốn bàn đến. Tôi không đánh giá chất lượng sản phẩm ông ấy tạo ra, vì thực ra ông ấy chẳng tạo ra gì, chỉ đi mua về, lắp ráp, dán logo của Vin lên để làm thương mại. Ông Vượng không thực sự sản xuất gì, vì không sở hữu người tài nào, nắm giữ chìa khóa trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm trên.
Vậy việc nhập toàn bộ phụ tùng, máy móc, phương tiện để lắp ráp ô tô Vinfast, điện thoại V-smart đã tiêu tốn đến hiện nay khoảng 3 tỉ USD. Với chuyển giao công nghệ cũ từ Châu Âu và một phần phụ tùng từ Trung Quốc. Ông ta trực tiếp làm giảm cán cân thương mại, gây thâm hụt thương mại vì các đơn hàng nhập khẩu quốc tế. Tiền thanh toán không phải là VND, mà phải bằng USD, EUR, JPY - là các ngoại tệ mạnh mà Việt Nam hàng năm phải trông chờ vào nguồn kiều hối duy nhất giữ được lãi suất, không đổ vỡ thị trường giá cả ở Việt Nam.
Nói cho thật đơn giản để khai dân trí với ngay cả giới tri thức và người dân rằng : ông Vượng sau 20 năm lấy đất của dân bán được một đống tiền tính bằng VND thì tiếp tục lấy USD từ hệ thống ngân hàng của quốc gia, phát hành trái phiếu bằng USD có sự bảo lãnh của Chính phủ để có tiền nhập tất cả mọi thứ về lắp ráp ra ô tô và điện thoại.
Chưa bao giờ ông Vượng và Vingroup xuất khẩu được một cái gì mang lại ngoại tệ cho đất nước này. Chỉ khi nào mang lại ngoại tệ mạnh mới thực sự tạo ra giá trị thặng dư cho quốc gia, mới trực tiếp đóng góp vào sự giàu có, phát triển của dân Việt.
Với việc mua máy móc, chuyển giao công nghệ thải từ Châu Âu thế hệ thập niên 90, ông Vượng không bao giờ bán nổi ô tô, điện thoại bên ngoài lãnh thổ Việt Nam - kể cả khu vực Đông Nam Á và Châu Phi. Như vậy hiện nay ông Vượng vẫn đang dùng tiền, quan hệ với lãnh đạo Việt Nam chỉ để bán hàng nội địa những thứ ông ta mang về gây thiệt hại hàng tỉ USD của người dân. Ông Vượng đang gián tiếp dùng công cụ thuế để bán ô tô, điện thoại - giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng nhập khẩu tại chỗ từ sản phẩm ô ta lắp ráp lên.
So với việc ông ta góp 1 phần nhỏ làm thay đổi 1 vài góc thành phố, thì việc gây oan sai khắp nơi. Đặc biệt gây thiệt hại trước mắt khoảng 3 tỉ USD cho quỹ ngoại hối quốc gia mà không thu lại một đồng ngoại tệ nào. Ông ta trong mắt tôi và nhiều người tri thức khác là tội đồ của nhân dân. Không phải loại tài trí đáng khen tặng.
Hãy nhớ rằng thời kì Park Chung-hee - Tổng thống tầm vóc, quả cảm của Hàn Quốc đã giao nhiệm vụ cho những tập đoàn như Huyndai phải đi kiếm ngoại tệ về xây dựng, phát triển, làm giàu cho quốc gia, cho người dân.
Vingroup và ông Vượng đang làm ngược lại, chỉ có hình ảnh đánh bóng, lừa người dân và là công cụ mị dân lòe bịp của chính quyền về sự thịnh vượng giả tạo.
Hãy ghi nhớ ông Vượng không sản xuất được cái gì có chìa khóa trí tuệ trong tay. Ông ta còn thua xa cả Đặng Lê Nguyên Vũ - Trung Nguyên hàng năm mang về hàng trăm triệu USD cho đất nước này.
Nếu người dân mua xe và điện thoại của Vin lắp ráp là đang gián tiếp gây thâm hụt dự trữ ngoại tệ quốc gia, tăng nợ nần và ủng hộ kinh doanh không trí tuệ của ông này !
Trần Lâm
Nguồn : fb.Trần Thái Hưng, 26/11/2019
Lê Chủ tịch (ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch tập đoàn Mường Thanh) vừa bị khởi tố. Tuy "lừa dối khách hàng" là một tội thuộc nhóm ít nghiêm trọng (mức phạt cao nhất chỉ có năm năm tù, chưa chạm ngưỡng bảy năm để được xếp vào nhóm tội nghiêm trọng theo… tinh thần của Luật Hình sự) nhưng cuối cùng, Lê Chủ tịch cũng trở thành bị can (1).
Lê Chủ tịch (ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch tập đoàn Mường Thanh) vừa bị khởi tố. Ảnh DoanhnhanSaigon
Ở Việt Nam, Lê Chủ tịch nổi tiếng vừa vì giàu có, vừa như một trong những nhân vật tiên phong trong "xây dựng sai giấy phép – phá vỡ quy hoạch, thâu tóm - chuyển nhượng dự án trái qui định pháp luật" và cả vì Lê Chủ tịch lẫn các bất động sản bề thế do Lê Chủ tịch tạo ra luôn vô sự.
Đến giờ, thiệt hại chỉ thuộc về… khách hàng của Lê Chủ tịch – những người đã bỏ tiền mua các căn hộ do Lê Chủ tịch tạo ra : Không nơi nào dám hợp thức hóa những công trình tuy hiện hữu giữa thanh thiên bạch nhật nhưng lại… không hợp pháp, thành ra không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
Rộng hơn, thiệt hại thuộc về… cư dân những địa phương nơi Lê Chủ tịch dựng lên các cao ốc chỉ có rất nhiều chỗ cho thiên hạ chui ra, chui vào. Khi Lê Chủ tịch đệ trình thiết kế và các viên chức hữu trách phê duyệt, không bên nào nghĩ đến chuyện, ngoài trú thân, còn phải có trường học, phải có bệnh viện, phải có không gian để thư giãn,… Cuối cùng, thiếu trường, trẻ con phải học một ngày, nghỉ một ngày, nhường chỗ cho bạn đồng lứa. Cuối cùng, các khu đô thị mới càng ngày càng ngột ngạt vì chật chội, giao thông tắc nghẽn, rặt người là người và an toàn về tính mạng, tài sản khi có cháy, nổ,… giống như lấy chỉ mành treo… chuông !
***
Ở Việt Nam không chỉ có Lê Chủ tịch. Lê Chủ tịch vốn đã thuộc loại ngoại hạng nhưng có vài nhân vật mà năng lực dường như còn phi phàm hơn. Ví dụ Phạm Chủ tịch (ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup). Giống như Lê Chủ tịch, bất động sản (nhà, đất) đã mở đường cho Phạm Chủ tịch bước lên đài vinh quang.
Thỉnh thoảng, Lê Chủ tịch còn bị truyền thông chỉ trích chứ Phạm Chủ tịch thì… không. "Oai phong" của Phạm Chủ tịch đã vượt ra khỏi ranh giới quốc gia và bây giờ, mắt xanh – mũi lõ không chỉ kháo nhau về chuyện Phạm Chủ tịch giàu, mà còn cảnh báo nhau về chuyện Phạm Chủ tịch là một nhân vật bất khả xâm phạm.
"The rise and rise of a Vietnamese corporate emprire" của John Reed trên Financial Times hồi cuối tháng vừa qua là một ví dụ (2). Đúng là không thể tìm được thông tin nào bất lợi cho Phạm Chủ tịch trên hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam, kể cả những cơ quan truyền thông tự thề "phụng sự bạn đọc".
Xưa, Việt Nam có Hồ Chủ tịch dẫn dắt bần nông đi tìm cơm no, áo ấm, thỏa ước mơ "người cày có ruộng". Vai trò lịch sử của bần nông chấm dứt khi "chính quyền về tay nhân dân" và đảng long trọng tuyên bố đã được nhân dân ủy nhiệm để tổ chức - điều hành chính quyền ấy mãi mãi.
Vị thế Việt Nam đã khác trước, khác xa nên cần những chủ tịch mới như Phạm Chủ tịch. Học tập Hồ Chủ tịch, Phạm Chủ tịch đang dẫn dắt một giai tầng khác đi tìm những tiêu chuẩn mới : Ăn, ở, mua sắm, giải trí, học hành, chữa bệnh, thậm chí đi lại,… bằng những sản phẩm, dịch vụ do Vingroup của Phạm Chủ tịch tạo ra, cung cấp.
Nhờ bần nông đổ xương máu đổi lấy độc lập, tự do, Phạm Chủ tịch đủ điều kiện tạo ra bộ tiêu chuẩn mới giúp một cá nhân có thể dựa vào đó khẳng định mình đã đạt chuẩn… ấm no, hạnh phúc : ở nhà VinHomes, ăn uống, mua sắm ở VinMart, giải trí ở VinPearl, con cái học VinSchool, đau bệnh thì chữa ở VinMec…
Tuy hơn hẳn Lê Chủ tịch nhưng về căn bản, Phạm Chủ tịch cũng có một số điểm tương đồng Lê Chủ tịch. Họ và những chủ tịch khác đột nhiên trở thành đại phú nhờ sự chênh lệch giá trị về đất. Không xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ không có "đất đai thuộc sở hữu toàn dân", "thuận mua, vừa bán" không bị thủ tiêu, đất sẽ không có sự chênh lệch khủng khiếp về giá trị, làm gì có giàu nhanh với tốc độ hỏa tiễn.
Lê Chủ tịch trở thành bị can với những cáo buộc như "xây dựng sai giấy phép – phá vỡ quy hoạch, thâu tóm - chuyển nhượng dự án trái qui định pháp luật". Phạm Chủ tịch cũng thế. Chỉ có điều các cáo buộc đó chưa… chính thức và chủ yếu là từ mạng xã hội nơi chính quyền nhân dân chưa thể kiểm soát triệt để.
Đồng chí Vũ Văn Ninh, cựu Phó Thủ tướng và một loạt Thứ trưởng Giao thông và vận tải vừa bị Ủy ban Kiểm tra của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật hoặc bị Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khiển trách, cảnh cáo vì dính líu đến việc để cho một số cảng biển quan trọng như Qui Nhơn, Quảng Ninh đổi chủ, toàn dân mất vai trò.
Sai phạm của đồng chí Vũ Văn Ninh và bảy viên chức cao cấp của Bộ Giao thông và vận tải xảy ra cách nay chừng năm năm, giờ mới được xem xét. Người ta ngạc nhiên là tại sao Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam không xem xét luôn việc bán cảng Nha Trang cho Vingroup của Phạm Chủ tịch (3). Chẳng lẽ bán cảng Qui Nhơn cho Công ty Hợp Thành, bán cảng Quảng Ninh cho Tập đoàn T&T là sai, còn bán cảng Nha Trang cho Vingroup thì… đúng, không cần xem, không cần bàn ?
Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cho phép cả Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương lẫn Ban chấp hành đảng bộ của một số tỉnh, thành ra lệnh hủy nhiều thương vụ vì phá vỡ qui hoạch, chuyển nhượng dự án trái qui định pháp luật. Có cơ quan hữu trách nào sẽ hủy thương vụ mua bán khu vực Ba Son ở Thành phố Hồ Chí Minh giữa Vingroup của Phạm Chủ tịch và quân đội vốn đã râm ran dư luận từ lâu hay không (4) ?
Trong đề nghị xem xét kỷ luật Đô đốc Nguyễn Văn Hiến (cựu Thứ trưởng Quốc phòng, cựu Tư lệnh Quân chủng Hải quân), Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình (cựu Chính ủy Quân chủng Hải quân), Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo (cựu Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân), Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam có đề cập đến việc sử dụng sai mười khu đất quốc phòng mà Hải quân quản lý, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho quốc gia (5). Ba Son có tên trong mười khu đất bị đổi chủ này không ? Đã công khai việc xem xét đề nghị kỷ luật các ông tướng Hải quân, tại sao không cho biết chi tiết về sai phạm và thiệt hại cụ thể ? Chống tham nhũng không có vùng cấm thì còn ngại gì mà giấu ? Giấu cho ai vậy ?
***
Công an thành phố Hà Nội đã vô tình đẩy đồng chí Nguyễn Phú Trọng vào thế bị cho là lỡ… lời khi khởi tố Lê Chủ tịch. Người sử dụng mạng xã hội đang chuyển cho nhau xem thủ bút của đồng chí Nguyễn Phú Trọng lưu lại cho Mường Thanh Grand Phương Đông, tọa lạc ở thành phố Vinh.
Đó là ngày 30/10/2017, bất chấp dư luận về một Lê Chủ tịch "coi Trời bằng vung", xây dựng sai với giấy phép, trái quy hoạch ở khắp nơi, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam vẫn hạ bút đề thơ : Lần này lại đến "Phương Đông". Tình xưa nghĩa cũ mặn nồng "Mường Thanh". Cố lên các chị, các anh. Quê hương vẫy gọi, sử xanh lưu truyền (6).
Bài thơ do Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hạ bút đề tặng Lê Thanh Thản - Ảnh minh họa
Không ít người đã đem thực tế so với bài thơ, gọi bài thơ mà đồng chí Nguyễn Phú Trọng tặng Lê Chủ tịch là… "kim bài miễn tử". Cũng có không ít người đem chuyện Lê Chủ tịch bị khởi tố để phản bác : "Kim bài miễn tử" không… linh. Chẳng biết ai đúng, ai sai, phải chờ thôi !
"Lừa dối khách hàng" vốn thuộc nhóm tội ít nghiêm trọng nên Tòa án có thể phạt tiền thay phạt tù. Chẳng thể đoán được Lê Chủ tịch sẽ bị khởi tố thêm vài tội nữa hay sau khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì "lừa dối khách hàng", những sai phạm "không thể khắc phục" của Lê Chủ tịch sẽ được hệ thống Tòa án hợp thức hóa nhằm… bảo vệ quyền lợi cho hàng ngàn khách hàng của Lê Chủ tịch, ra lệnh cấp giấy chứng quyền sở hữu căn hộ cho họ, giúp cả Lê Chủ tịch lẫn hệ thống công quyền thoát khỏi đống bùng nhùng ?
Khi đã có Tổng bí thư lỡ… lời, mang cả sử ra để tán dương Lê Chủ tịch thì giả dụ có xảy ra chuyện Thủ tướng lỡ… bộ, lỡ sẽ thành… chuyện nhỏ ! Chẳng biết sự kiện trung tuần tháng trước, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đến tận nơi, dự lễ ra mắt VinFast Fadil – dòng xe hơi mới của Vingroup thuộc sở hữu của Phạm Chủ tịch, trong tương lai có trở thành lỡ… bộ hay không ?
Hôm ấy, Thủ tướng bảo rằng, cách nay vài năm, chẳng ai biết VinFast nhưng bây giờ, tra trên Google về VinFast sẽ thấy 8,8 trệu kết quả. Thủ tướng công khai bày tỏ sự khâm phục "người chỉ huy" công trình xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi VinFast chỉ trong vòng 650 ngày. Thủ tướng tin Vingroup "chắc thắng" trong lĩnh vực sản xuất xe hơi (7).
Phạm Nhật Vương, Chủ tịch Tập đoàn VinGroup - Ảnh minh họa
Tại sao một người "trăm công, ngàn việc" như Thủ tướng Việt Nam lại ưu ái Phạm Chủ tịch và Vingroup tới mức dành thời gian tra thử trên google xem có bao nhiêu kết quả về VinFast và ngồi tính từng ngày để có thể khẳng định một cách chắc chắn là tiến trình xây dựng nhà máy VinFast chỉ mất… 650 ngày ? Đó là điều không dễ lý giải. Thủ tướng tự tra, tự tính hay hồn nhiên phát biểu theo bài soạn sẵn như Phạm Chủ tịch mong muốn là một bí mật. Đừng mong Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương sẽ làm rõ và công bố bí mật ấy.
Liệu Vingroup có "chắc thắng" trong dự án VinFast như Thủ tướng khẳng định không ? Chưa biết ! Ngay sau khi Phạm Chủ tịch tung VinFast ra thị trường, Fitch Ratings – một tổ chức chuyên khảo sát, xếp hạng doanh nghiệp về độ tín nhiệm trên phạm vi toàn cầu – tuyên bố ngừng đánh giá Vingroup, bởi Vingroup tự ngưng cung cấp thông tin. Vingroup lý giải phải làm như thế vì đầu tư vào sản xuất xe hơi có nhiều rủi ro, nếu còn tham gia, chắc chắn sẽ bị rớt hạng về độ tín nhiệm (8).
Dòng Fadil của VinFast xuất hiện trên thị trường chưa tròn một tháng nhưng đã khiến dư luận xôn xao vì hai lỗi : Thiếu ốp chắn bùn cho các bánh sau và chỉ mới chạy được 79 km, khoang chứa máy đã bốc khói, "chất lỏng" chảy tràn lan dưới gầm xe. Hệ thống truyền thông chính thức đã thay VinFast giải thích, những trục trặc này không nghiêm trọng nhưng những người rành rẽ về cơ khí vận tải thì khẳng định ngược lại kèm những lưu ý cả về an toàn phương tiện lẫn an toàn giao thông.
Liệu người tiêu dùng có dựa vào niềm tin của Thủ tướng mà ráng yêu VinFast ? Cũng chưa thể biết. Chỉ có một điều đã rõ là Toyota – một trong những hãng có nhà máy lắp ráp xe tại Việt Nam đã quyết định giảm giá dòng xe Vios xuống cho bằng với giá bán dòng Fadil của VinFast (9).
Người Việt có nên vì Thủ tướng mà thay đổi thị hiếu tiêu dùng để Thủ tướng không lỡ… bộ và nhất là để Thủ tướng không bị thế lực thù địch chế giễu vì… thiếu tinh thần cảnh giác cách mạng, thiếu viễn kiến ? Thật ra, bảo Tổng bí thư lỡ… lời, Thủ tướng lỡ… bộ là nói cho vui. Trước nay, làm gì có đồng chí lãnh đạo cao cấp nào của đảng ta, nhà nước ta, quốc hội ta, chính phủ ta bị xem là đã… lỡ gì đó. Chỉ có đối tượng duy nhất luôn luôn bị lỡ là nhân dân ta và nhân dân ta chỉ lỡ một thứ cỏn con : Lỡ… thời !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 12/07/2019
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/khoi-to-chu-tich-tap-doan-muong-thanh-le-thanh-than-20190710093636702.htm
(2) https://www.ft.com/content/84323c32-9799-11e9-9573-ee5cbb98ed36
(3) https://enternews.vn/vinpearl-mua-lai-co-phan-cua-cang-nha-trang-9876.html
(6) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1837259003043699&set=a.242329549203327&type=3&theater
Tờ báo tài chính số một của Anh, Financial Times, vừa có bài dài hơn 4.000 từ về các hoạt động kinh doanh của người giàu nhất Việt Nam, tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, chủ tập đoàn Vingroup.
Trái với hoàn cảnh éo le của cả hai anh em cựu uỷ viên bộ chính trị Đinh La Thăng, ông Vượng hiện vẫn vững như bàn thạch cho dù em trai ông, nguyên chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ, đã bị bắt vì tội đưa hối lộ.
Phóng sự của Financial Times khá công phu nhưng chỉ là cũ người, mới ta. Người Việt hầu như ai cũng biết những gì được viết ra với số lượng từ chật cứng sáu trang giấy khổ A4.
Nhưng với người nước ngoài, đây có lẽ là lần đầu tiên họ biết tới Vingroup của ông Vượng và giá trị về thông tin đối ngoại quan trọng hơn những gì phóng viên có vẻ cố để cân bằng lại ánh hào quang của Vingroup tỏa ra từ bài viết.
Hãy đi nhanh tới cuối bài với câu trích dẫn học giả Alexander Vuving từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương ở Honolulu : "Hiện giờ tôi nghĩ rằng… Vingroup là một trong những công ty tư nhân được quản lý tốt nhất ở Việt Nam... Vì thành công của bất kỳ công ty tư nhân nào ở đất nước [này] phụ thuộc vào quan hệ của họ với các chính trị gia, số phận của họ phụ thuộc nhiều vào [ganh đua] chính trị nội bộ giữa giới lãnh đạo cấp cao".
Chuyện Vingroup được quản lý tốt là điều có thể hiểu được vì họ có tiền bỏ ra tuyển dụng những nhân tài hàng đầu ở cả Việt Nam và nước ngoài về làm việc cho họ.
Điều đáng nói ở đây là vế sau của lời trích dẫn. Vingroup của ông Vượng đã dựa vào những mối quan hệ nào để có được những mảnh đất vàng mà ông dùng làm đòn bẩy để gây dựng đế chế kinh doanh ? Vingroup đã chăm sóc các mối quan hệ đó ra sao ? Tại một đất nước mà các quan chức được coi là "bậc thầy về nhận hối lộ", người ta có quyền đặt câu hỏi công ty của ông Vượng liệu đã bao giờ đưa hối lộ chưa và nếu có thì đưa cho ai ?
Nói tới chuyện đưa hối lộ, tôi xin kể những chuyện tôi nghe được từ thời gian đầu Đổi Mới của Việt Nam và tình trạng này ngày càng tồi tệ.
Chuyện thứ nhất liên quan tới một dự án trúng thầu của Bộ Tài chính. Dĩ nhiên người trúng thầu phải hiểu rằng họ sẽ phải bỏ ra một số phần trăm nhất định của dự án để hối lộ quan chức bộ này. Vậy họ phải làm sao để hợp pháp hóa các khoản chi này trên giấy tờ ? Giải pháp là tuyển mấy nhân viên ma, người không có mà lương vẫn nhận đều.
Chuyện thứ hai nhỏ hơn nhưng cũng thể hiện sự láu cá của các công ty nước ngoài. Hồi năm 1999 tôi phụ trách quan hệ đối ngoại cho IBM Việt Nam. IBM tuân thủ luật cấm hối lộ của Hoa Kỳ và tôi không được phép đưa phong bì cho các phóng viên và quà tặng không được có trị giá quá 50 đô la. Nhưng nếu tôi mời phóng viên đi dự hội nghị, hội thảo ở những nơi xa thì tôi có thể trả tiền vé máy bay, khách sạn và chi phí ăn uống cho các nhà báo. Trong khi đó một đối thủ cạnh tranh của IBM đã thuê một công ty làm quan hệ đối ngoại của Việt Nam và nhắm mắt làm ngơ cho công ty này đưa phong bì cho phóng viên.
Tác giả phóng sự về Vingroup trên Financial Times, phóng viên John Reed, kể rằng khi ông tham dự lễ ra mắt thương hiệu điện thoại di động Vsmart của ông Vượng, tập tài liệu dành cho các nhà báo bao gồm cả phong bì trong đó có hai triệu đồng. Phóng viên phương tây không được phép nhận phong bì và ông Reed nói ông đã trả lại phong bì của Vingroup.
Đó là phong bì tại cuộc họp báo đại trà. Không rõ nếu họ cần các nhà báo cho các vụ việc cụ thể thì trong phong bì đó sẽ có bao nhiêu triệu. Câu hỏi tương tự cũng có thể được đặt ra cho các quan chức có liên quan tới Vingroup.
"Để thành công ở Việt Nam, người ta phải vun đắp quan hệ với những người làm trong chính quyền để được họ bảo vệ", học giả Alexander Vuving được dẫn lời nói tiếp với Financial Times.
"Nhưng một khi người ta có quan hệ gần gũi với những người nhiều quyền lực trong nhà nước độc đoán, [người ta dễ] bị cám dỗ để dùng nó nhằm bịt miệng những người chỉ trích".
Bài viết cho thấy Vingroup dùng mọi biện pháp để đảm bảo những tin tiêu cực, dù chúng có là sự thật, về tập đoàn này biến mất khỏi ánh mắt dõi theo của công chúng càng nhiều càng tốt. Các cách đó có thể là tiền, là dùng ảnh hưởng của Vingroup với lực lượng công an hay thậm chí là xã hội đen như cáo buộc của một số người được Financial Times phỏng vấn.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ chỗ chất vấn ai cho Vingroup xây những tòa nhà quá cao ở trung tâm Hà Nội hồi đầu nhiệm kỳ giờ đã coi những gì Vinfast làm được trong ngành ô tô là "kỳ tích". Dĩ nhiên kỳ tích đó có sự đóng góp của chính phủ với những ưu đãi về chính sách và thuế cao đánh vào xe ngoại nhập để Vinfast có thể bán xe với giá cao gấp hàng chục lần thu nhập bình quân đầu người trong khi giá xe tại các nước giàu chỉ ngang bằng với thu nhập bình quân đầu người. Tại Anh chiếc xe Volkswagen cũ đầu tiên tôi mua chỉ có 400 bảng. Chiếc Ford Mondeo thứ hai hơn 2.000 bảng. Chiếc Renault Megane mua mới giá 14.000 bảng và chiếc Renault Clio thể thao hiện nay chưa tới 10.000 khi mua xe đã dùng được khoảng ba năm và đi chừng 30.000km.
Người viết bài cho Financial Times nói rằng người Việt đang dùng ‘Vin mọi thứ’, từ nhà cửa, trường học, dịch vụ y tế, điện thoại và nay là xe hơi. Điều đáng lo là họ sẽ chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của Vin chính phủ cho dù Vin chẳng phải là chính chủ của bất kỳ chính phủ nào.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 28/06/2019
********************
Nhiều thông tin về Vingroup trong hai năm gần đây, nhất là khi tập đoàn này trong vòng 650 ngày đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất xe ô tô đầu tiên tại Việt nam (2/9/2017 – 14/6/2019) và trình làng hai mẫu xe hơi với thương hiệu Vinfast tại triển lãm Paris Motor Show (10/2018), khiến không chỉ trong nước mà truyền thông và các gã "khổng lồ" khác trong ngành ô tô thế giới đều đặt dấu chấm hỏi về sự phát triển thần tốc của một tập đoàn mà xuất phát điểm rất trễ (2001) nhưng có lẽ đang về đích ngoạn mục…
Một công nhân đang làm việc tại nhà máy chế tạo xe hơi của Vingroup ở Hải Phòng - RFA
Ngày 27/6/2019, bài báo của nhà báo John Reed đăng trên Financial Times với tiêu đề "The rise and rise of a Vietnamese corporate emprire" tạm dịch là sự trỗi dậy của một đế chế Vingroup lại càng làm tăng thêm nghi vấn về sự phát triển thần tốc của tập đoàn này.
Trong bài viết John Reed có nhắc về chiếc xe hơi đầu tiên của Việt Nam chế tạo dưới nhãn hiệu Vinfast và nói rằng ở Việt Nam, Vingroup được mô tả như một tập đoàn đa ngành – một phiên bản chaebol Hàn Quốc.
Không chỉ truyền thông Việt Nam so sánh Vingroup với những tập đoàn khổng lồ khác mà tháng 5.2018, tờ Nikkei của Nhật cũng đã có bài viết nhận định rằng Vingroup đang nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn đa ngành nghề bậc nhất Việt Nam.
Hình minh hoạ. Những chiếc xe tại xưởng lắp ráp của VinFast, Hải Phòng, hôm 14/06/2019 AFP
Tờ Nikkei cũng liệt ra không thiếu sót những mốc thời gian Vingroup tạo dấu ấn trên thương trường khi trong tháng 4/2018 tập đoàn này tuyên bố gia nhập thị trường dược phẩm với kế hoạch xây dựng một nhà máy. Trước đó một tháng, Vingroup lại tuyên bố mua lại một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và kế hoạch thành lập một trường đại học. Trong vòng một năm, Vingroup "vươn vòi" ra tất cả các lĩnh vực từ sản xuất thực phẩm có lợi cho sức khỏe, chuỗi siêu thị Vinmart và Vinmart+. Họ cũng tham gia mảng thức ăn chăn nuôi thông qua chi nhánh VinEco và mở VinUni bước chân vào lĩnh vực giáo dục đại học. Trong khi đó, hệ thống Vinschool- mảng giáo dục từ cấp mẫu giáo lên cấp 2 đã được đưa vào hoạt động từ năm 2013. Trong tháng 4/2019, Vingroup lại mở một khách sạn năm sao có đài quan sát trong tòa cao ốc Landmark 81 tại Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.
Có phải Vingroup đang muốn làm thay đổi chân trời của thành phố mà trước đây nhiều người gọi là Sài Gòn ? (John Reed viết)
Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại Việt Nam trả lời RFA về tầm phát triển của Vingroup :
"Nếu nhìn theo đường lối phát triển đó thì biết là nó sẽ sập đổ chứ không thể phát triển được như nó nói. Lý do có nhiều lý do nhưng tôi thấy có nhiều sai lầm về nhiều thứ từ đường lối phát triển đến chọn lựa đầu tư và đường hướng kinh doanh, tất cả đều chạy theo việc lấy đồng tiền để khuyếch trương danh tiếng, thương hiệu của mình, không phải phục vụ vấn đề phát triển kinh tế xã hội nghiêm túc. Tôi thấy lâu rồi nhưng tôi không muốn đóng góp vì có đóng góp cũng không ai nghe".
Ông còn phân tích :
"…sức đâu mà làm, trí thức đâu mà làm, chỉ thấy là họ có tiền và muốn tung tiền để lấy tiếng, tung tiền để xây dựng cái gì, phục vụ cái gì, mở mang cái gì tất cả đều không rõ ràng, không có mục đích chỉ để được tiếng và xài tiền mà tiền đâu thì mình không biết".
Nhiều người dân Việt Nam hay nói, "Bây giờ cái gì cũng Vin. Ăn có Vinmart, chữa bệnh có Vinmec, học có Vinschool, VinUni và đi xe Vinfast…".
Rõ ràng với mốc thành tích đáng nể trong việc vươn vòi bao trùm tất cả các lĩnh vực chỉ trong vòng hơn 10 năm thì Vingroup đã làm được những điều không bình thường.
Chỉ có những tập đoàn "khổng lồ" (nói như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) mới có thể làm được.
Trong ngày khánh thành nhà máy sản xuất xe ô tô Vinfast tại Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu, đây là kì tích của ngành ô tô Việt Nam cũng như trên thế giới. Ông dùng tất cả các mỹ từ để mô tả sự "kì tích" mà Vingroup mang lại : "Vinfast làm điều khổng lồ vì đã dám tìm đến những người khổng lồ, đứng được trên vai của những người khổng lồ trong ngành ô tô" và ông không quên khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn đồng hành và ủng hộ những doanh nghiệp, doanh nhân dám làm những điều kì tích như vậy.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và một công trình của VinGroup ở Hà NộiRFA edit
Vingroup gia nhập ngành công nghiệp ô tô gặp nhiều sự hoài nghi bởi sự hạn chế của các chuỗi cung ứng trong nước. Tuy nhiên trong bài viết của mình John Reed cho biết đã gặp Lê Thị Thu Thủy, phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup và bà Thủy tuyên bố "Với danh tiếng của chúng tôi, bất kỳ sản phẩm nào của Vingroup bán đều rất chạy".
Riêng về lĩnh vực giáo dục, trong một trả lời trên Zing.vn, bà Lê Mai Lan, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cũng khẳng khái tự tin nhận định : "Chúng tôi muốn xây dựng chất lượng đột phá trong giáo dục đại học, đóng góp cho đất nước một trường đại học đẳng cấp thế giới, được kiểm định và xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng xuất sắc trong giảng dạy đồng thời có các nghiên cứu đóng góp cho lĩnh vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam và nền kinh tế tri thức toàn cầu". Ngày 14/11/2018, đại học VinUni đặt trụ sở tại Hà Nội đã chính thức khởi công xây dựng và Vingroup đặt mục tiêu tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2020.
Giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang cho biết : "Họ có tiền và muốn đầu tư, nói chung đầu tư về giáo dục rất cần thiết nhưng giáo viên ở đâu ra, rồi chắp vá, thỉnh giảng nhiều nơi cuối cùng chất lượng sẽ không có".
Ông cho biết trong năm 2018, Vingroup đã đặt hàng 53 trường đại học trong cả nước bằng việc ký kết hợp tác để đưa sinh viên đến thực tập tại các nhà máy, doanh nghiệp của Vingroup nhưng đến nay vẫn chưa sinh viên nào được trải nghiệm thực tập tại tập đoàn này.
Giáo sư Võ Tòng Xuân nói : "Tôi hy vọng gửi sinh viên đến nhà máy ô tô thực tập nhưng họ chưa trả lời mặc dù hợp đồng đã ký kết hơn một năm qua".
Giáo sư Xuân cho biết thêm "Phải tìm hiểu rõ hơn coi lực lượng của Vingroup có không, hay họ lại moi những đội ngũ giáo viên trong nước sẽ không tốt. Nếu đưa giáo sư quốc tế về sẽ giống trường hợp Trường đại học Tân Tạo đã từng vướng, chỉ có nước bù lỗ thôi"
Cần nói thêm về trường Đại học Tân Tạo của nữ đại gia Đặng Hoàng Yến, người sáng lập và là chủ tịch Hội đồng Quản trị. Năm 2017 Thanh tra Bộ Giáo dục Đào tạo đã kết luận trường Đại học Tân Tạo có hàng loạt sai phạm nghiêm trọng từ tổ chức, tuyển sinh, đào tạo, cấp phát văn bằng, học phí… Ngoài ra, cơ cấu hoạt động của trường chưa đúng theo qui định khi đội ngũ giảng viên thiếu và rất nhiều người chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, thậm chí trường đã bị đình chỉ hoạt động vẫn tuyển sinh.
Tiến sĩ Trần Thị Hồng, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Thông tin cho biết : "Tuy không nằm trong danh sách 54 trường ký kết hợp tác với Vingroup nhưng Vingroup cũng đã đến để mời trường tham gia ký kết Quỹ hỗ trợ phát triển công nghệ với các đề tài nghiên cứu khoa học".
John nhận định "Sự trỗi dậy của Vingroup phản ánh chính sự trỗi dậy của Việt Nam –một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Châu Á và người sáng lập Vingroup là người giàu nhất trong năm tỷ phú của Việt Nam, với giá trị tài sản ròng 7,6 tỷ đô la Mỹ –Theo tạp chí Forbes. Tuy vậy xuyên suốt bài viết của mình, John Reed đều đặt nghi vấn khi biết rằng các tin tức tiêu cực về tập đoàn này thường biến mất một cách kỳ lạ trên các báo điện tử và Facebook (?!)
Đó vẫn luôn là dấu chấm hỏi không chỉ với một nhà báo nước ngoài như John Reed mà vẫn luôn là thắc mắc của giới truyền thông trong nước và cả những báo giới Việt Nam ở nước ngoài… Sau sự "trỗi dậy" kì tích đó liệu sẽ có những scandal chính trị nào tương tự như các tập đoàn lớn Hàn Quốc đã từng vướng vào hay không (?!).
Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam nói với RFA : "Họ có tiền nhiều họ có quyền làm còn chuyện quản lý hướng dẫn để cho nó đúng hay không đúng đó là chuyện của Nhà nước, của Đảng".