Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/07/2022

Phạm Nhật Vượng quan trọng như thế nào buộc Bộ Công an phải lên tiếng ?

Nguyễn Lan, RFA, VOA

Vì sao Bộ Công an bác tin đồn nhưng ông Vượng vẫn chưa chắc an toàn ?

Ngày 11/7, sau nhiều ngày mạng xã hội tung tin đồn ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh thì Bộ Công an của nhà nước cộng sản Việt Nam đã cho biết họ đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ vào cuộc xác minh xử lý người tung tin đồn thất thiệt về việc người đứng đầu một doanh nghiệp lớn bị cơ quan điều tra áp dụng một số biện pháp ngăn chặn.

pnv0

Bộ Công an bác tin đồn ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh

Ông Tô Ân Xô, trung tướng chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an – cho biết những thông tin đăng tải trên mạng xã hội về một người đứng đầu doanh nghiệp lớn đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là thông tin không chính xác. Ông Tô Ân Xô vẫn nói bóng nói gió không chịu nói tên ông Phạm Nhật Vượng. Không biết vì lý do gì?

Theo ông Xô, những ngày gần đây, một số tài khoản mạng xã hội lan truyền thông tin có cá nhân đứng đầu doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đối với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

"Bộ Công an khẳng định những thông tin do một số tài khoản mạng xã hội nêu trên là tin đồn thất thiệt, không chính xác. Hiện các cục nghiệp vụ của Bộ Công an đang tiến hành xác minh, làm rõ người có hành vi tung tin đồn thất thiệt để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật", ông Xô thông tin.

Trước đó, thông tin về việc một người đứng đầu tập đoàn lớn bị cấm xuất cảnh vì đang bị điều tra loan ra sau khi Bộ Công an bắt chủ tịch Tập đoàn FLC và Tân Hoàng Minh. Mới đây nhất, ngày hôm qua thông tin này tiếp tục rộ lên trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận. Cùng với đó, mạng xã hội cũng loan tin đồn một số cá nhân là người đứng đầu ngân hàng, tập đoàn lớn khác bị khởi tố.

Ông Tô Ân Xô cho rằng, Việc bịa đặt thông tin người đứng đầu những tập đoàn, doanh nghiệp lớn bị bắt, bị cấm xuất cảnh không những để lại hậu quả nặng nề với nền kinh tế, làm thiệt hại cho nhiều tổ chức và cá nhân mà còn thỏa mãn dấu hiệu của "tội vu khống" được quy định tại điều 122 Bộ luật hình sự.

Thực ra nếu ông Phạm Nhât Vượng không bị cấm xuất cảnh thật thì chính quyền không nhất thiết chính quyền phải lên triếng làm gì. Càng lên tiếng, người dân càng nghĩ "có tật giật mình". Cứ để sự thật chứng minh, nếu tin đồn sai sự thật thì in đồn sẽ tự tan biến mà không cần phải đính chính.

Vào tối 27/3, mạng xã hội lan truyền thông tin liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, cho rằng ông này bị áp dụng biện pháp tố tụng để điều tra một số nội dung thì ngày 28/3, phía chính quyền cộng sản cũng bác bỏ tin đồn này. Tuy nhiên về sự thật thì sau đó một ngày hàng loạt tờ báo thông tin ông Trịnh Văn Quyết bị bắt.

Tình trạng bác tin đồn rồi sau đó tin đồn hóa thành sự thật cũng xảy ra nhiều lần chứ không phải chỉ có trường hợp của ông Trịnh Văn Quyết. Với cách làm tiền hậu bất nhất như vậy, truyền thông nhà nước đã tạo cho xã hội suy nghĩ rằng, những tin tức được xác nhận từ Nhà cầm quyền cộng sản chưa chắc gì đáng tin.

Ông Phạm Nhật Vượng hiện nay là một tỷ phú giàu nhất Việt Nam, người ta cho rằng ông là quyền lực tài phiệt lớn nhất, tuy nhiên, về thực tế thì làm doanh nhân ở chế độ cộng sản không an toàn. Ông Vượng hoàn toàn có thể bị bắt và xử lý bất kỳ lúc nào.

Từ gần 30 năm trước, khi mà ông Tăng Minh Phụng có quyền lực đồng tiền cực lớn nhưng cuối cùng ông cũng là nạn nhân của những trò chơi chính trị, và hậu quả là ông phải trả giá bằng sinh mạng của mình.

Chính quyền cộng sản, luôn quan sát giới có tiền, họ không bao giờ cho phép giới có tiền vượt qua họ, và đó là lý do để nhiều người tin tưởng rằng, dù Bộ Công an bác tin đồn ông Vượng bị cấm xuất cảnh, nhưng sự nghiệp của ông Vượng vẫn không thể an toàn. Họ không xử ông Vượng lúc này cũng sẽ xử ông vào lúc khác.

Nguyễn Lan

Nguồn : Thoibao.de, 13/07/2022

********************

Sao Công an sốt sắng dập tin đồn về tập đoàn như Vingroup ?

RFA, 13/07/2022

Bộ Công an vừa xử lý mười người bị cho là tung tin thất thiệt, gây ảnh hưởng đến tập đoàn Vingroup. Đây không phải lần đầu tiên phía công an lên tiếng cho tập đoàn này cũng như những tập đoàn kinh tế có thế lực khác tại Việt Nam. Có điều gì khuất tất sau sự mau mắn đó ?

vingroup2

Người phát ngôn Bộ Công an Tô Ân Xô bác bỏ tin đồn về Vingroup - Reuters/RFA edited

Công an nhiều lần xử lý tin đồn về Vingroup

Bộ Công an hôm 11/7 thông báo đã xử phạt ông Tô Vĩ Hoàn (37 tuổi) ở Hà Nội vì cho rằng người này đã tung tin thất thiệt gây ảnh hưởng đến "uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tác động xấu đến thị trường chứng khoán Việt Nam".

Ngoài ra, còn có chín người khác bị cáo buộc đăng tải hoặc chia sẻ thông tin chủ tịch tập đoàn Vingroup là ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh. Người phát ngôn Bộ Công an Tô Ân Xô đã bác bỏ tin đồn này.

Một luật sư hiện đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, không muốn nêu tên vì lý do an toàn, nói với RFA rằng trong trường hợp như thế này chỉ đơn thuần là quan hệ dân sự, công an không nên can thiệp :

"Công an không phải là một cơ quan có chức năng xét xử, và theo quan điểm của tôi, trong những trường hợp như thế này thì chỉ nên xử lý giải quyết ở mặt dân sự mà thôi.

Tức là, ở trong trường hợp này, cá nhân ông Phạm Nhật Vượng sẽ sử dụng luật sư và tòa án là cơ quan giải quyết, đòi lại quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của mình, hoặc thậm chí là yêu cầu người ta bồi thường.

Nếu sử dụng cơ quan công an thì người dân sẽ liên tưởng rằng ở Việt Nam cái gì cũng cần phải có công an vào cuộc".

Đây không phải là lần đầu cơ quan công an vào cuộc dập tắt các tin đồn liên quan đến Vingroup. Ví dụ vào tháng 10/2017, Vinschool thông báo tăng gần 50% học phí. Điều này khiến nhiều phụ huynh không đồng tình, bày tỏ sự phản đối trên trang mạng xã hội Facebook.

Ngay sau đó, chủ của một số tài khoản Facebook trên bị Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao mời đến làm việc liên quan đến các status phản đối tăng học phí.

Được chính quyền chống lưng ?

Động thái xử lý ngay lập tức những người đăng tin có thể gây bất lợi cho tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam này khiến nhiều người quan sát tình hình chính trị-xã hội Việt Nam đặt nghi vấn liệu có sự chống lưng của chính quyền, mà cụ thể là cơ quan công an dành cho tập đoàn này hay không.

Ông Võ Minh Đức, đang vận hành một doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển ở Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng nghi vấn về sự chống lưng của chính quyền là có cơ sở, có căn cứ. Bởi vì, theo ông, rõ ràng cũng là doanh nghiệp tư nhân, nhưng Vingroup được sự ưu ái, hỗ trợ rất nhiều từ Nhà nước Việt Nam. Trong khi đó, phần đông doanh nghiệp khác lại không được đối xử như vậy :

"Về vấn đề thế lực của ông này. Có thể nói rằng ở Việt Nam tất nhiên mình là người dân không thể biết chắc chắn được, nhưng mà có một điều rõ ràng là ông ấy đi đến đâu, thậm chí quan chức từ tỉnh thành phố lớn trở đều phải khúm núm, trịnh trọng giống như là đón tiếp một nguyên thủ, mà thực ra họ cũng chỉ là một doanh nghiệp thôi.

Tôi làm ăn là chấp hành đúng theo quy định của Nhà nước, đóng thuế, có giấy phép kinh doanh. Tôi không hối lộ ai và nhờ cây ai trong việc đem lại những lợi nhuận hoặc thuận lợi nào cho công việc kinh doanh cá nhân của tôi cho nên là tôi không được đón nhận như thế.

Còn những người được ưu ái, đón tiếp nồng hậu thì từ bản thân từ cá nhân tôi mà suy ra, chắc chắn là họ phải có lót đường và chung chi thì họ mới được như thế. Nhưng còn chung chi bao nhiêu, cho ai ở mức độ như thế nào thì cái đó tôi không biết".

vingroup3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các quan chức Chính phủ khác đến thăm nhà máy sản xuất xe hơi ở Hải Phòng của tập đoàn Vingroup hôm 14/6/2019. Ông Phạm Nhật Vượng - chủ tập đoàn - đứng ngoài cùng bên phải. Reuters

Vị luật sư không nêu tên cũng theo dõi và thấy rằng cứ mỗi khi dư luận chỉ trích, phản đối một sản phẩm hay dự án nào của Vingroup, thì ngay lạp tức chính quyền sẽ vào cuộc xử lý ngay, chứ chưa cần đợi tới Vingroup phải lên tiếng. Điều này khiến công luận đặt câu hỏi ‘phải chăng có sự bao bọc, ưu ái của nhà nước dành cho tập đoàn này ?’ :

"Rất nhiều lần khi người dân chỉ trích, phản đối thì lập tức chính quyền và công an vào cuộc xử lý những thông tin được coi là xấu, độc, ảnh hưởng đến quyền của Vingroup.

Nó làm cho tôi cảm thấy rằng giữa Vingroup và chính quyền có mối quan hệ, có sự bao bọc, che chở từ phía chính quyền trước những thông tin gây tổn thất thiệt hại cho Vingroup. Đây là mối quan hệ tư bản thân hữu.

Cho nên chúng ta thấy là trên mặt báo chí chính thống Nhà nước thường là có những bài báo khen Vingroup, còn những bài báo chê trách, chỉ ra sai phạm thì chúng ta dường như là không thấy".

Làm giàu bằng thao túng chính sách

Một nhà nghiên cứu chính sách công tại Việt Nam, yêu cầu được giấu tên vì lý do an toàn, bình luận với RFA qua email, cũng xác định mối quan hệ giữa tập Vingroup và chính quyền Việt Nam là quan hệ tư bản thân hữu. Ông phân tích nhận định của mình như sau :

"Cũng như những nhà phát triển bất động sản khác ở Việt Nam, Vin luôn cần quỹ đất để thực hiện các dự án của họ. Mà ở Việt Nam thì đất đai nằm trong quyền quản lý của chính quyền từ địa phương đến trung ương.

Do đó các doanh nghiệp bất động sản buộc phải có mối quan hệ tốt với chính quyền, nếu không muốn nói là nằm trong một mối quan hệ cộng sinh với chính quyền và quan chức các cấp : Doanh nghiệp có đất, chính quyền có dự án phục vụ cho các con số tăng trưởng của địa phương, cá nhân quan chức cũng được hưởng những khoản lợi tức không chính thức từ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nói về cách thức để doanh nghiệp có được quỹ đất, nhất là quỹ đất có giá trị cao ở các thành phố lớn, thì có điều đáng bàn.

Theo quan sát của tôi thì có ba cách thức chính : Thứ nhất, cổ phần hóa những doanh nghiệp Nhà nước có sẵn quỹ đất lớn. Thứ hai, hợp tác công tư (PPP) vi các dự án đổi đất lấy hạ tầng (BT), và thứ ba điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

Những cách thức này ở mức độ nào đó đều được xếp vào thao túng chính sách, và không thể được thực hiện nếu thiếu sự hỗ trợ từ phía chính quyền - đặc trưng của chủ nghĩa tư bản thân hữu.

Riêng với các doanh nghiệp bất động sản lớn như Vin, quan sát của tôi cho thấy họ từng liên quan tới cả ba cách thức trên để có được quỹ đất dồi dào cho các dự án của họ thời gian vừa qua.

Trước đây, đã có nhiều dự án mà chính sách đã được thay đổi để nhiều khu đất vàng rơi vào tay tập đoàn Vin một cách hợp pháp. Chẳng hạn vào năm 2013, sau khi chính phủ Việt Nam phê duyệt dự án di dời – giải tỏa Hải quân Công xưởng Ba Son, tập đoàn Eunsan & Oue của Hàn Quốc đề nghị đầu tư 5 tỷ đô-la Mỹ kim và đã được chính phủ Việt Nam đồng ý vào năm 2015.

Sau đó, Bộ Quốc phòng cho rằng không nên giao khu đất hải quân này cho doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời kiến nghị chỉ định thầu khu đất này cho Công ty Dịch vụ thương mại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một công ty liên kết với Vingroup".

Vị luật sư giấu tên nói rằng chính vì có mối quan hệ mật thiết với chính quyền nên có những quy định của pháp luật mà Vingroup sẽ không muốn tuân thủ hoặc khi vi phạm thì Nhà nước sẽ bỏ qua. Lâu dần, pháp luật sẽ bị bẻ gẫy bởi những mối quan hệ thân hữu như thế.

Nguồn : RFA, 13/07/2022

 

***********************

Công an Việt Nam bác tin đn ‘cm xut cnh’ t phú Vượng, xác đnh 10 người tung tin

VOA tiếng Việt, 11/07/2022

Mt đi din B Công an Vit Nam cho hay hôm 11/7 rng b này xác đnh được ít nht có 10 người tung tin tht thit là t phú đình đám Phm Nht Vượng b cm xut cnh và nhng người này s b nhà chc trách x lý.

pnv2

T phú Phm Nht Vượng, ch tp đoàn Vingroup

Nhiu báo quc doanh, trong đó có Tui Tr, Thanh Niên và Pháp Lut Thành Ph H Chí Minh, dn li người phát ngôn B Công an, Trung tướng Tô Ân Xô, cho biết mt trong s 10 người tung tin đn có tên là Tô Vĩ Hoàn, 38 tui, Hà Ni. Nhng người còn li sng 7 tnh, thành khác, nhưng b chưa đưa ra danh tính ca 9 người đó.

Theo tướng Xô, Hoàn và 9 người b cáo buc đã tung tin tht thit liên quan đến Tp đoàn Vingroup, trong đó có tin đn rng ch ca tp đoàn là t phú Phm Nht Vượng b cm xut cnh. Hành vi ca h "nh hưởng đến uy tín, quyn li, li ích hp pháp ca doanh nghip, tác đng xu đến th trường chng khoán", các bn tin dn li ông Xô cho hay.

Vingroup, tp đoàn được xem là ln nht ca người Vit Vit Nam, có tng tài sn lên đến hơn 427 nghìn t đng, vn ch s hu đt trên 159 nghìn t đng. Tp đoàn có mng kinh doanh chính là bt đng sn báo l hơn 7.500 t đng trong năm 2021 vi lý do phi chi nhiu khon ngoài kế hoch vì dch Covid-19, cũng như vì đóng ca hot đng chế to ô tô chy xăng.

Tính đến tháng 4 năm nay, ch ca tp đoàn, ông Phm Nht Vượng, tiếp tc duy trì v thế người giàu nht Vit Nam trong nhiu năm, vi khi tài sn ca riêng ông đt 6,2 t đô la, mc dù tài sn ca ông b st gim đáng k so vi mc 7,4 t đô la mà ông có vào cui năm 2021. Vi s tin đó, ông Vượng đng th 411 trong s các t phú hàng đu thế gii, theo bng xếp hng ca tp chí Forbes, M.

Tin đn ông Vượng b cm xut cnh đã lan truyn trên mng xã hi trong nhng ngày cui tun, theo quan sát ca VOA. Vào ngày đu tun, 11/7, giao dch trên th trường chng khoán Vit Nam ghi nhn các mã c phiếu ch cht thuc tp đoàn Vingroup st gim t gn 2,5% đến hơn 5% vì tin đn, nhưng sau đó đã phc hi khi công an bác tin đn. Mc dù vy, vào cui phiên giao dch, các mã c phiếu ca Vingroup vn mt giá t xp x 1% đến hơn 3%.

Theo tìm hiu ca VOA, trong mt cuc giao lưu gia t phú Vượng vi tp đoàn vin thông hùng mnh Viettel thuc quân đi Vit Nam hi tháng 7/2016, khi được c ta hi v ni s ln nht v tương lai kinh doanh, ông Vượng tr li rng : "Chúng ta làm Vit Nam vô cùng nhiu ni s hãi, vô cùng nhiu khó khăn, không th k hết được đt nhiên có ai đy khó cũng chết. Nhng ni s hãi vô hình y nó là thường xuyên, mà chúng ta phi c gng cng c c v câu chuyn pháp lý, c v câu chuyn xã hi, v.v đ làm sao gim thiu thôi".

Vn trong câu tr li, t phú Vượng nói tiếp rng : "Ni s hãi ln nht, đúng, là bây gi Vingroup là doanh nghip tư nhân rt ln, trong con mt nhiu người. Thế thì như vy là ơ thế chng hóa là bn này ăn cp ăn trm được hay sao. H đâu cn quan tâm đy là công sc, đy là trí tu, đy là c mt n lc vô cùng ln ca c mt h thng". Sau đó, ông Vượng đưa ra các ví d minh ha v nhng khó khăn mà ông và tp đoàn phi gii quyết trong quá trình kinh doanh, trong đó có nhng d án "mua xong, vt đi, mt hàng trăm, thm chí hàng nghìn t".

Kết thúc câu tr li, ông nói : "Tôi tin rng là vi cái tâm ca mình như thế, ri nhng vic mình làm cho xã hi, thì chc chn mình có s ng h rt ln trong xã hi, và không phi mt v nào đó khó thì làm gì được mình".

Vic xut hin tin đn có lnh cm xut cnh hoc lnh bt giam các doanh nhân hay quan chc đình đám Vit Nam không phi là hiếm trong nhng năm gn đây, trong bi cnh chiến dch chng tham nhũng ca đng cng sn được đy mnh.

Các tin đn này thường b B Công an hoc mt nhà chc trách Vit Nam lên tiếng bác b. Tuy nhiên, thc tế cho thy trong mt s trường hp, ch ít ngày sau khi tin đn b ph nhn, các cơ quan nhà nước thc s đã truy t, bt giam nhng nhân vt được nêu tên. Gn đây nht, đó là trường hp t phú Trnh Văn Quyết và nhng người lãnh đo tp đoàn Tân Hoàng Minh.

Nguồn : VOA, 11/07/2022

Sao Công an sốt sắng dập tin đồn về tập đoàn như Vingroup ?

RFA, 13/07/2022

Bộ Công an vừa xử lý mười người bị cho là tung tin thất thiệt, gây ảnh hưởng đến tập đoàn Vingroup. Đây không phải lần đầu tiên phía công an lên tiếng cho tập đoàn này cũng như những tập đoàn kinh tế có thế lực khác tại Việt Nam. Có điều gì khuất tất sau sự mau mắn đó ?

1111111111111111111

Người phát ngôn Bộ Công an Tô Ân Xô bác bỏ tin đồn về Vingroup - Reuters/RFA edited

Công an nhiều lần xử lý tin đồn về Vingroup

Bộ Công an hôm 11/7 thông báo đã xử phạt ông Tô Vĩ Hoàn (37 tuổi) ở Hà Nội vì cho rằng người này đã tung tin thất thiệt gây ảnh hưởng đến "uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tác động xấu đến thị trường chứng khoán Việt Nam".

Ngoài ra, còn có chín người khác bị cáo buộc đăng tải hoặc chia sẻ thông tin chủ tịch tập đoàn Vingroup là ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh. Người phát ngôn Bộ Công an Tô Ân Xô đã bác bỏ tin đồn này.

Một luật sư hiện đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, không muốn nêu tên vì lý do an toàn, nói với RFA rằng trong trường hợp như thế này chỉ đơn thuần là quan hệ dân sự, công an không nên can thiệp :

"Công an không phải là một cơ quan có chức năng xét xử, và theo quan điểm của tôi, trong những trường hợp như thế này thì chỉ nên xử lý giải quyết ở mặt dân sự mà thôi.

Tức là, ở trong trường hợp này, cá nhân ông Phạm Nhật Vượng sẽ sử dụng luật sư và tòa án là cơ quan giải quyết, đòi lại quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của mình, hoặc thậm chí là yêu cầu người ta bồi thường.

Nếu sử dụng cơ quan công an thì người dân sẽ liên tưởng rằng ở Việt Nam cái gì cũng cần phải có công an vào cuộc".

Đây không phải là lần đầu cơ quan công an vào cuộc dập tắt các tin đồn liên quan đến Vingroup. Ví dụ vào tháng 10/2017, Vinschool thông báo tăng gần 50% học phí. Điều này khiến nhiều phụ huynh không đồng tình, bày tỏ sự phản đối trên trang mạng xã hội Facebook.

Ngay sau đó, chủ của một số tài khoản Facebook trên bị Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao mời đến làm việc liên quan đến các status phản đối tăng học phí.

Được chính quyền chống lưng ?

Động thái xử lý ngay lập tức những người đăng tin có thể gây bất lợi cho tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam này khiến nhiều người quan sát tình hình chính trị-xã hội Việt Nam đặt nghi vấn liệu có sự chống lưng của chính quyền, mà cụ thể là cơ quan công an dành cho tập đoàn này hay không.

Ông Võ Minh Đức, đang vận hành một doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển ở Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng nghi vấn về sự chống lưng của chính quyền là có cơ sở, có căn cứ. Bởi vì, theo ông, rõ ràng cũng là doanh nghiệp tư nhân, nhưng Vingroup được sự ưu ái, hỗ trợ rất nhiều từ Nhà nước Việt Nam. Trong khi đó, phần đông doanh nghiệp khác lại không được đối xử như vậy :

"Về vấn đề thế lực của ông này. Có thể nói rằng ở Việt Nam tất nhiên mình là người dân không thể biết chắc chắn được, nhưng mà có một điều rõ ràng là ông ấy đi đến đâu, thậm chí quan chức từ tỉnh thành phố lớn trở đều phải khúm núm, trịnh trọng giống như là đón tiếp một nguyên thủ, mà thực ra họ cũng chỉ là một doanh nghiệp thôi.

Tôi làm ăn là chấp hành đúng theo quy định của Nhà nước, đóng thuế, có giấy phép kinh doanh. Tôi không hối lộ ai và nhờ cây ai trong việc đem lại những lợi nhuận hoặc thuận lợi nào cho công việc kinh doanh cá nhân của tôi cho nên là tôi không được đón nhận như thế.

Còn những người được ưu ái, đón tiếp nồng hậu thì từ bản thân từ cá nhân tôi mà suy ra, chắc chắn là họ phải có lót đường và chung chi thì họ mới được như thế. Nhưng còn chung chi bao nhiêu, cho ai ở mức độ như thế nào thì cái đó tôi không biết".

2222222222222222222

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các quan chức Chính phủ khác đến thăm nhà máy sản xuất xe hơi ở Hải Phòng của tập đoàn Vingroup hôm 14/6/2019. Ông Phạm Nhật Vượng - chủ tập đoàn - đứng ngoài cùng bên phải. Reuters

Vị luật sư không nêu tên cũng theo dõi và thấy rằng cứ mỗi khi dư luận chỉ trích, phản đối một sản phẩm hay dự án nào của Vingroup, thì ngay lạp tức chính quyền sẽ vào cuộc xử lý ngay, chứ chưa cần đợi tới Vingroup phải lên tiếng. Điều này khiến công luận đặt câu hỏi ‘phải chăng có sự bao bọc, ưu ái của nhà nước dành cho tập đoàn này ?’ :

"Rất nhiều lần khi người dân chỉ trích, phản đối thì lập tức chính quyền và công an vào cuộc xử lý những thông tin được coi là xấu, độc, ảnh hưởng đến quyền của Vingroup.

Nó làm cho tôi cảm thấy rằng giữa Vingroup và chính quyền có mối quan hệ, có sự bao bọc, che chở từ phía chính quyền trước những thông tin gây tổn thất thiệt hại cho Vingroup. Đây là mối quan hệ tư bản thân hữu.

Cho nên chúng ta thấy là trên mặt báo chí chính thống Nhà nước thường là có những bài báo khen Vingroup, còn những bài báo chê trách, chỉ ra sai phạm thì chúng ta dường như là không thấy".

Làm giàu bằng thao túng chính sách

Một nhà nghiên cứu chính sách công tại Việt Nam, yêu cầu được giấu tên vì lý do an toàn, bình luận với RFA qua email, cũng xác định mối quan hệ giữa tập Vingroup và chính quyền Việt Nam là quan hệ tư bản thân hữu. Ông phân tích nhận định của mình như sau :

"Cũng như những nhà phát triển bất động sản khác ở Việt Nam, Vin luôn cần quỹ đất để thực hiện các dự án của họ. Mà ở Việt Nam thì đất đai nằm trong quyền quản lý của chính quyền từ địa phương đến trung ương.

Do đó các doanh nghiệp bất động sản buộc phải có mối quan hệ tốt với chính quyền, nếu không muốn nói là nằm trong một mối quan hệ cộng sinh với chính quyền và quan chức các cấp : Doanh nghiệp có đất, chính quyền có dự án phục vụ cho các con số tăng trưởng của địa phương, cá nhân quan chức cũng được hưởng những khoản lợi tức không chính thức từ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nói về cách thức để doanh nghiệp có được quỹ đất, nhất là quỹ đất có giá trị cao ở các thành phố lớn, thì có điều đáng bàn.

Theo quan sát của tôi thì có ba cách thức chính : Thứ nhất, cổ phần hóa những doanh nghiệp Nhà nước có sẵn quỹ đất lớn. Thứ hai, hợp tác công tư (PPP) vi các 

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Lan, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 365 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)