Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

14/02/2023

Nguyễn Phú Trọng và bệnh kiêu ngạo cộng sản

Người Tân Định - Ý Nhi

Nguyễn Phú Trọng và bệnh kiêu ngạo cộng sản

Người Tân Định, VNTB, 14/02/2023

Chiều 2/2/2023 tại trụ sở trung ương Đảng, đảng ủy văn phòng trung ương đã tổ chức lễ trao huy hiệu 55 năm tuổi đảng cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phát biểu trong buổi lễ ông Trọng nói, "Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương ; nếu là chim hãy là chim câu trắng ; nếu là đá hãy là đá kim cương ; nếu là người hãy là người cộng sản [1], [2].

npt1

Nguyễn Phú Trọng : nếu là người hãy là người cộng sản

Tôi phải ghi nguồn của 2 bài báo này ngay đây để quý độc giả tham khảo bởi có lẽ sẽ có người không tin ông Trọng có thể nói lời này. Đúng vậy. Khó tin được một người gọi là có học, cử nhân văn chương, tốt nghiệp phó tiến sĩ bộ môn khoa học lịch sử tại viện hàn lâm khoa học xã hội thuộc trung ương đảng cộng sản Liên Xô, giáo sư chuyên ngành xây dựng đảng, và nhất lại đang đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam có thể nói câu này.

Người nào đó có thể cho Trọng nói câu này nên được xem xét trong bối cảnh môi trường chính trị của Việt Nam, nơi đảng cộng sản nắm giữ vị trí thống trị trong chính quyền và xã hội. Trong bối cảnh này, câu tuyên truyền huênh hoang của ông ta có thể được coi là lời kêu gọi ủng hộ Đảng cộng sản và các hệ tư tưởng của nó. 

Nhưng dù sao thì ông Trọng khi nói là người phải là người cộng sản đã xem rẻ nhân vị của người không thích chủ nghĩa cộng sản hoặc không muốn vào đảng, ông ta không tôn trọng sự đa dạng của quan điểm và niềm tin chính trị. Ông Trọng đã đưa ra những khái quát hóa hoặc giả định về các cá nhân dựa trên đảng phái chính trị của ông. Nếu ông ta là một nhà trí thức và thật sự cầu thị, ông cần phải thừa nhận và tôn trọng thực tế sự khác nhau của từng người, những người không là đảng viên cộng sản có niềm tin và quan điểm chính trị khác người cộng sản. Trong một xã hội dân chủ, điều quan trọng là phải tôn trọng nhân vị người khác, tôn trọng tự do tư tưởng, tự do bày tỏ ý tưởng và khuyến khích đối thoại cởi mở giữa những người có quan điểm khác nhau. 

Điều ông Trọng nói là người thì phải là người cộng sản đào sâu thêm sự chia rẽ vốn có từ lâu giữa 95% dân Việt không là đảng viên, với 5% đảng viên. Lời nói của ông Trọng phát xuất từ thành kiến tiêu cực của người đảng viên đối với người ngoài đảng dù họ là bất cứ ai, dẫn đến đào sâu, mở rộng thêm sự phân biệt đối xử đã có từ lâu giữa người đảng viên và dân chúng. Lời nói của ông Trọng cũng cho thấy ông ta có hạn chế hiểu biết về những người khác. Ông ta cũng không gần gũi dân để hiểu người dân từng có những quan điểm độc đáo, đáng được tôn trọng lắng nghe và học hỏi như thế nào, để biết người dân không thua người cộng sản bất cứ mặt nào, nếu không nói là hơn nhiều. Hồ chí Minh từng mị dân khi đảng cần đến dân, nói, "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Ông Trọng phủi sạch công lao, giá trị của dân trong việc giúp đảng của ông qua bao nhiêu giai đoạn vô cùng khó khăn.

Câu nói từ thâm tâm của ông Trọng, trong lúc ông phấn chấn nhất nhận danh hiệu 55 tuổi đảng, cho thấy bệnh kiêu ngạo như từng có trong đảng, trong từng cá nhân đảng viên của đảng này, gây chia rẽ dân tộc, hoàn toàn khác với những lời giả dối kêu gọi đoàn kết dân tộc của Trọng. Ông ta không thật tâm muốn hòa hợp, hòa giải dân tộc, với những người trước là kẻ thù, từng ở bên kia chiến tuyến.

Tư cách con người đàng hoàng là không kiêu ngạo, nhưng kiêu ngạo là thuộc tính của người cộng sản, nên có hẳn một cái tên là bệnh "Kiêu ngạo cộng sản". Là giáo sư chuyên môn xây dựng đảng, Trọng không thuộc lời Lênin cảnh báo, "Không có gì nguy hại và tai hại đối với chủ nghĩa cộng sản bằng thói lên mặt ta đây là cộng sản" [3].

Khi Trọng nói nếu là người thì phải là người cộng sản, ông ta làm lộ cái bệnh kiêu ngạo cộng sản của chính ông ta dấu kín trong lòng. Trọng kiêu ngạo và nói thay cho các đảng viên của ông ta, cho mình vượt trội lên trên tất cả người không phải đảng viên cộng sản hoặc những người không ủng hộ hệ tư tưởng cộng sản. Sự kiêu ngạo này thường gắn liền với niềm tin cho rằng chỉ ý tưởng và giải pháp của cộng sản vượt trội so với các ý tưởng và hệ thống chính trị hoặc ý thức hệ khác. Trọng và đảng viên mắc bệnh kiêu ngạo cộng sản tin rằng đạo đức, tài trí và sự thông minh của người cộng sản vượt trên tất cả người khác.

Sự kiêu ngạo của người cộng sản Nguyễn Phú Trọng cho thấy thái độ coi thường trí thức, ý kiến và kinh nghiệm của những người có quan điểm chính trị khác. Điều này có thể tạo ra sự chia rẽ và xung đột giữa những người có quan điểm chính trị khác nhau và có thể khiến người cộng sản khó tham gia đối thoại hiệu quả hoặc tìm thấy tiếng nói chung. Trọng đã coi thường tất cả người dân trong nước đã đành, ông ta còn coi thường phần nhân loại còn lại ngoài vài nước cộng sản. Việc Trọng giao hảo với các nước khác, nhưng trong lòng còn đánh giá thấp người không là cộng sản cho thấy sự giả dối, ăn cháo đá bát của Trọng. Trong đại dịch covid năm trước, Trọng đã phải chỉ đạo đàn em đi ngửa tay "vận động ngoại giao vaccine" của các nước tư bản. Nếu không có loại tư bản bóc lột có dư thuốc cứu người ấy, liệu những người cộng sản Việt Nam có còn sống sót đến bây giờ để khinh bỉ ‘bọn không cộng sản’ ? 

Ông Trọng phải hiểu không nên đánh giá hành vi và thái độ của người khác qua cặp mắt kính cận thị và thói kiêu ngạo cộng sản và điều hơn nữa là tránh đưa ra những khái quát hóa hoặc giả định về các cá nhân dựa trên sự kiện họ không là người cộng sản .

Ngoài báo Lao Động, báo Công Đoàn Việt Nam, nhiều tờ báo khác, ngay cả baochinhphu.vn có lẽ thấy lời phát biểu của Trọng quá lố lăng nên chỉ đưa tin về buổi trao huy chương, nhưng đã bỏ phần phát biểu trịch thượng, kiêu ngạo và kém cỏi của Trọng.

Người Tân Định

Nguồn : VNTB, 14/02/2023

Nguồn : 

[1] http://congdoan.vn/tin-tuc/thoi-su-487/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-neu-la-nguoi-hay-la-nguoi-cong-san-801584.tld

[2] https://laodong.vn/thoi-su/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-neu-la-nguoi-hay-la-nguoi-cong-san-1143660.ldo

[3] V.I.Lênin, Toàn tập, tập 52, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.159

**************************

Dù có nhiều bê bối nhưng Đảng vẫn ưu ái ngành công an

Ý Nhi, Thoibao.de, 12/02/2023

Trang RFA tiếng Việt ngày 8/2 đặt câu hỏi "Vì sao Đảng ưu ái ngành công an ?"

Câu hỏi này được đặt ra trong bối cảnh Bộ Công an vừa đề xuất bổ sung quy định thăng hàm cấp Tướng Công an trước thời hạn, đồng thời đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu cho sĩ quan, theo công bố của Chính phủ hôm 7/2/1023.

npt2

Hai cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bị hộ tống tới phòng xử án Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ vào ngày 30/11/2018. AP Photo.

RFA dẫn lời cựu Trung tá quân đội Vũ Minh Trí, trước khi về hưu công tác tại Tổng cục II, hôm 8/2, nhận định :

"Trong một giai đoạn rất dài, từ đợt phong tướng đầu tiên cho đến những năm 2000, thì việc phong tướng diễn ra không theo một quy định nào cả. Có những vị đeo quân hàm cấp tướng đến hai 30 năm, như ông Văn Tiến Dũng tổng tham mưu trưởng gần 20 năm mới được phong từ thượng tướng lên đại tướng. Rồi có những trường hợp còn phong quân hàm vượt cấp… Nên tôi thấy việc họ phong quân hàm trước hạn và vượt cấp nếu mà xét về mục đích công việc thì không có gì là nghiêm trọng".

"Nếu là luật thì nó sẽ đồng bộ với các quy định khác, ví dụ như quy định giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, có trần quân hàm lên đến trung tướng, thế nhưng lại đưa một người quân hàm thượng tá lên làm giám đốc công an thành phố… thì rõ ràng việc chỉ huy điều hành không phù hợp. Rõ ràng một ông thượng tá chỉ huy những phó giám đốc là thiếu tướng, hay những ông trưởng phòng đều là đại tá cả, thì quả thực là có khó khăn trong công việc".

Ông Võ Minh Đức, từng là Trưởng Ban dân vận của một sư đoàn thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam cuối những năm 90, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này cho rằng :

"Khoảng 20 năm trở lại đây số tướng nhiều lắm mà chất lượng thì rất kém. Tài năng, đức độ rất hạn chế. Tôi có cảm nhận rằng từ khi kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống cao hơn thì việc phong tướng nó như việc các ổng cho nhau bổng lộc. Vì tướng thì chắc chắn là lương cao, mà theo quy định ngày tôi còn ở quân đội thì khi tướng về hưu mức lương hưu vẫn giữ nguyên 100%, không như hàm đại tá, lương hưu kịch trần cũng chỉ khoảng 75% so với lúc còn tại ngũ".

RFA nhắc lại việc, trong nhiều năm qua, có nhiều vụ bê bối của ngành công an bị đưa ra công luận, nổi tiếng nhất là ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm, mang quân hàm Thượng tá công an bị bắt và truy tố liên quan đến tham nhũng ; cựu Trung tướng công an, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh, và cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao bị tù vì những liên can đến đường dây đánh bạc ngàn tỷ trên mạng ; ông Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công An Phan Hữu Tuấn và ông Phan Hữu Bách, cựu Phó Cục Trưởng B61, Tổng Cục Tình báo, Bộ Công an bị tù vì ‘cố ý làm lộ bí mật nhà nước’ v.v…

RFA đặt câu hỏi : Dù có nhiều bê bối nhưng dư luận vẫn cho rằng Đảng và Nhà nước luôn ưu ái cho ngành công an ?

Trả lời RFA, cựu Trung tá Vũ Minh Trí nhận định :

"Tôi thấy điều đấy không còn gì phải bàn cãi, bởi vì nó thể hiện rất rõ, thứ nhất ngân sách cấp cho ngành công an chỉ thua mỗi quân đội, nó cao gấp nhiều lần ngân sách cấp cho y tế và giáo dục. Thứ hai việc ưu ái và cấp nhiều ngân sách cho ngành công an còn thể hiện qua việc phong quân hàm ở cấp cao. Hầu hết lực lượng sĩ quan công an đều được thăng lên những cấp bậc hàm cao hơn nhiều so với trước kia. Ví dụ như trước kia từng có Bộ trưởng Bộ Nội vụ như ông Lê Minh Hương, hay Bùi Thiện Ngộ, chỉ quân hàm cao nhất là thượng tướng, nhưng bây giờ tất cả các Bộ trưởng Bộ công an đều phong quân hàm đại tướng".

"Tổng biên tập những tờ báo nhỏ của công an, không có vai trò gì lớn trong xã hội như kiểu ông Hữu Ước, thậm chí còn lên quân hàm trung tướng… Thì việc thăng quân hàm và đãi ngộ đối với cán bộ lực lượng công an là rất cao so với cả mặt bằng trong xã hội, thậm chí có nhiều phần cao hơn cả quân đội, mặc dù lực lượng ít nhưng số tướng không kém gì".

Theo ông Trí, qua ngân sách và đãi ngộ đối với ngành công an cho thấy mối quan tâm lớn nhất của Đảng cộng sản và Chính phủ Việt Nam hiện nay là giữ vững được an ninh chính trị, hay nói cách khác là giữ được vị trí độc tôn lãnh đạo, quản lý nhà nước và xã hội của họ. RFA cho hay.

Ý Nhi (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 12/02/2023

***************************

Vì sao đảng ưu ái ngành công an ?

RFA, 08/02/2023

Bộ Công an vừa đề xuất bổ sung quy định thăng hàm cấp Tướng Công an trước thời hạn, đồng thời đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu cho sĩ quan.

npt3

Ông Tô Lâm (phải), Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam. FP Photo

heo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, được chính phủ công bố hôm 7/2/2023, Bộ Công an đã đề xuất bổ sung quy định về thăng hàm cấp Tướng trước thời hạn đối với sĩ quan Công an.

Cựu Trung tá quân đội Vũ Minh Trí, trước khi về hưu công tác tại Tổng cục II, hôm 8/2, nhận định :

"Trong một giai đoạn rất dài, từ đợt phong tướng đầu tiên cho đến những năm 2000, thì việc phong tướng diễn ra không theo một quy định nào cả. Có những vị đeo quân hàm cấp tướng đến hai 30 năm, như ông Văn Tiến Dũng tổng tham mưu trưởng gần 20 năm mới được phong từ thượng tướng lên đại tướng. Rồi có những trường hợp còn phong quân hàm vượt cấp… Nên tôi thấy việc họ phong quân hàm trước hạn và vượt cấp nếu mà xét về mục đích công việc thì không có gì là nghiêm trọng".

Ông Trí cho rằng, nếu việc thăng quân hàm thực hiện đúng quy định, đúng đối tượng… thì việc đấy là việc bình thường. Nhưng ông Trí chỉ lo ngại sẽ bị lợi dụng các quy định để đề bạt, bổ nhiệm những người không thật sự xứng đáng hoặc kéo bè, kéo cánh để đưa nhau lên… thì đó mới là không đúng. Ông Trí nói tiếp :

"Nếu là luật thì nó sẽ đồng bộ với các quy định khác, ví dụ như quy định giám đốc công an Thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, có trần quân hàm lên đến trung tướng, thế nhưng lại đưa một người quân hàm thượng tá lên làm giám đốc công an thành phố… thì rõ ràng việc chỉ huy điều hành không phù hợp. Rõ ràng một ông thượng tá chỉ huy những phó giám đốc là thiếu tướng, hay những ông trưởng phòng đều là đại tá cả, thì quả thực là có khó khăn trong công việc".

Cụ thể, Bộ này đề nghị sửa đổi điều 25 Luật Công an Nhân dân hiện hành, bổ sung sáu vị trí có cấp bậc hàm cấp tướng trong lực lượng công an. Trong đó, một vị trí có cấp hàm cao nhất là thượng tướng, nâng tổng số vị trí cấp hàm thượng tướng trong lực lượng công an lên bảy người.

Theo Luật Công an hiện hành, lực lượng công an có một đại tướng là Bộ trưởng Bộ Công an, không quá sáu thượng tướng là các thứ trưởng, không quá 35 trung tướng là lãnh đạo một số cục, giám đốc công an Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, không quá 159 thiếu tướng là lãnh đạo một số cục, giám đốc công an 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đô thị loại 1, phó giám đốc công an Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số tướng lĩnh trong lực lượng công an tối đa là 201 người.

Anh Võ Minh Đức, từng là trưởng ban dân vận của một sư đoàn thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam cuối những năm 90, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này cho rằng :

"Khoảng 20 năm trở lại đây số tướng nhiều lắm mà chất lượng thì rất kém. Tài năng, đức độ rất hạn chế. Tôi có cảm nhận rằng từ khi kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống cao hơn thì việc phong tướng nó như việc các ổng cho nhau bổng lộc. Vì tướng thì chắc chắn là lương cao, mà theo quy định ngày tôi còn ở quân đội thì khi tướng về hưu mức lương hưu vẫn giữ nguyên 100%, không như hàm đại tá, lương hưu kịch trần cũng chỉ khoảng 75% so với lúc còn tại ngũ".

Cũng trong Dự thảo Luật sửa đổi, Bộ Công an cũng đề xuất sửa đổi về hạn tuổi phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân lên thêm hai năm. Cụ thể, cấp úy nâng từ 53 lên 55 tuổi ; cấp thiếu tá, trung tá nâng từ 55 lên 57 tuổi với nam, 53 lên 55 với nữ ; thượng tá nâng từ 56 lên 58 tuổi với nam, 55 lên 58 tuổi với nữ ; đại tá nâng từ 60 - 62 tuổi với nam, từ 55 lên 60 tuổi với nữ ; cấp tướng nâng lên 62 tuổi với nam và 60 tuổi với nữ.

Nhiều năm qua, có nhiều vụ bê bối của ngành công an bị đưa ra công luận, nổi tiếng nhất là ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm, mang quân hàm thượng tá công an bị bắt và truy tố liên quan đến tham nhũng, hai viên tướng công an bị bắt vì bảo kê đánh bạc.

Nhiều tướng trong Quân đội và Công an Việt Nam bị kỷ luật vì tham nhũng, lợi dụng chức vụ- quyền hạn để làm những chuyện sai trái… Đơn cử như năm 2018, cựu trung tướng công an, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh, bị tuyên chín năm tù, và cựu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Phòng Chống Tội Phạm Công Nghệ Cao bị phạt 10 năm tù vì những liên can đến đường dây đánh bạc ngàn tỷ trên mạng.

Đến năm 2019, ông Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công An, bị tuyên tổng cộng 12 năm tù và ông Phan Hữu Bách, cựu Phó Cục Trưởng B61, Tổng Cục Tình báo, Bộ Công an cũng bị tuyên tổng cộng 11 năm tù. Cả hai đều bị kết tội ‘cố ý làm lộ bí mật nhà nước’.

Tuy nhiên nhiều nhân vật xuất thân từ công an hiện vẫn giữ những vị trí quan trọng trong Bộ chính trị và trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

Dù có nhiều bê bối nhưng dư luận vẫn cho rằng Đảng và Nhà nước luôn ưu ái cho ngành công an ? Liên quan vấn đề này, cựu trung tá Vũ Minh Trí nhận định :

"Tôi thấy điều đấy không còn gì phải bàn cãi, bởi vì nó thể hiện rất rõ, thứ nhất ngân sách cấp cho ngành công an chỉ thua mỗi quân đội, nó cao gấp nhiều lần ngân sách cấp cho y tế và giáo dục. Thứ hai việc ưu ái và cấp nhiều ngân sách cho ngành công an còn thể hiện qua việc phong quân hàm ở cấp cao. Hầu hết lực lượng sĩ quan công an đều được thăng lên những cấp bậc hàm cao hơn nhiều so với trước kia. Ví dụ như trước kia từng có Bộ trưởng Bộ Nội vụ như ông Lê Minh Hương, hay Bùi Thiện Ngộ, chỉ quân hàm cao nhất là thượng tướng, nhưng bây giờ tất cả các Bộ trưởng Bộ công an đều phong quân hàm đại tướng".

Thứ ba, theo ông Trí, cấp dưới cũng có tình trạng tương tự, giám đốc công an một tỉnh nhỏ cũng có thể lên quân hàm thiếu tướng. Hay Bộ công an trước kia có Cục Cảnh khuyển, huấn luyện nuôi chó nghiệp vụ, với một ít quân và vài chục con chó mà Cục trưởng cũng có thể lên thiếu tướng. Ông Trí nói tiếp :

"Tổng biên tập những tờ báo nhỏ của công an, không có vai trò gì lớn trong xã hội như kiểu ông Hữu Ước, thậm chí còn lên quân hàm trung tướng… Thì việc thăng quân hàm và đãi ngộ đối với cán bộ lực lượng công an là rất cao so với cả mặt bằng trong xã hội, thậm chí có nhiều phần cao hơn cả quân đội, mặc dù lực lượng ít nhưng số tướng không kém gì".

Theo ông Trí, qua ngân sách và đãi ngộ đối với ngành công an cho thấy mối quan tâm lớn nhất của Đảng cộng sản và Chính phủ Việt Nam hiện nay là giữ vững được an ninh chính trị, hay nói cách khác là giữ được vị trí độc tôn lãnh đạo, quản lý nhà nước và xã hội của họ.

Nguồn : RFA, 08/02/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Người Tân Định, Ý Nhi
Read 432 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)