Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

24/02/2023

Ôn lại lịch sử : cựu Tổng thống Jimmy Carter và Việt Nam

Nguyễn Quốc Khải

Khi tác giả đang viết bài báo này, cựu Tổng thống Jimmy Carter, năm nay đã 98 tuổi, đang nằm trên giường bệnh chờ đợi cái chết sắp đến. Ông là một người bình dị, chân thật và đạo đức. Ông tận tình giúp người tị nạn Đông Nam Á.

carter1

Tôi còn nhớ một buổi chiều vào ngày 19/7/1979, chúng tôi biểu tình trước Nhà Trắng để vận động chính phủ Hoa Kỳ giúp thuyền nhân tị nạn do ca sĩ Joan Baez và Refugees International tổ chức. Tổng thống Carter đã mở cửa sổ vẫy tay chào đón chúng tôi và nói với đám đông rằng ông đã ra lệnh cho Hạm Đội 7 cứu vớt những thuyền nhân.

Hôm đó có rất nhiều người Mỹ cũng tham gia, nhân dịp họ vào thủ đô để nghe ca sĩ Joan Baez hát trước Lincoln Memorial cho người tị nạn Đông Nam Á dưới tiêu đề "A Plea, Not a Protest" với khoảng 10.000 người tham dự. Hàng ngàn người chết trên biển đã đánh động lương tâm người Mỹ, ngay cả những người từng chống chiến tranh, bênh vực cộng sản, như Joan Baez. Cầu mong cựu Tổng thống Carter ra đi bình an.

oo0oo

Cựu Tổng thống Jimmy Carter (đảng Dân chủ) nhậm chức vào ngày 20/1/1977, hai năm sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Người tiền nhiệm của ông là cố Tổng thống Gerald Ford đã chứng kiến Sài Gòn thất thủ trong cơn hỗn loạn. Carter là người trách nhiệm lèo lái nước Mỹ thời hậu chiến trong khi chiến tranh lạnh sôi động khắp nơi trên thế giới. Sau Việt Nam, 5 nước khác lần lượt trở thành cộng sản, gia nhập vào trục Mặc Tư Khoa – Băc Kinh, như Lào (1975), Campuchia (1975), Angola (1975), Nicaragua (1979), Grenada (1979). Tuy nhiên, đợt bành trướng của chủ nghĩa cộng sản sau chiến tranh Việt Nam ít hơn đợt một với 12 nước đi theo chủ nghĩa xã hội xẩy ra sau khi Thế Chiến II chấm dứt.

Quan điểm của Carter về chiến tranh Việt Nam

Theo cựu Tổng thống Jimmy Carter, dấn thân vào Việt Nam về cơ bản là một quyết định của Tổng thống John Kenedy. Ông nghĩ rằng Tổng thống Kennedy dự định một sự tham gia hạn chế. Sau khi người Pháp rút lui, Hoa Kỳ dự tính sẽ hoàn thành vai trò bảo vệ Châu Á chống lại chủ nghĩa cộng sản. Sau khi kế thừa Nhà Trắng, Tổng thống Johnson ngày càng tham gia sâu hơn và biến Việt Nam thành vấn đề của niềm tự hào dân tộc. Cái tôi cá nhân và cam kết của ông ta đã chiếm ưu thế.

Theo cựu Tổng thống Carter, Hoa Kỳ đã đánh giá thấp sự ngoan cường của Bắc Việt và các lực lượng nổi dậy chống lại Hoa Kỳ. Trái lại, Hoa Kỳ đã đánh giá quá cao khả năng và cam kết của những người Việt Nam cùng phe với Hoa Kỳ.

Nói tóm lại chiến tranh Việt Nam do Tổng thống Kennedy khởi xướng đã leo thang và mở rộng rất nhiều dưới thời Lyndon Johnson. Thuyết Domino là một mối đe dọa thực tế nhưng khi nhìn lại có lẽ đã được phóng đại như một nguyên nhân để tham gia vào Việt Nam.

Cựu Tổng thống Carter nghĩ rằng đây lần đầu tiên trong lịch sử, Hoa Kỳ đã cam kết toàn bộ quốc gia để tiến hành một nhiệm vụ kết hợp chính trị và quân sự, nhưng Hoa Kỳ đã thất bại. Đây là một một đòn giáng mạnh vào lòng tự trọng của Hoa Kỳ, và có thể là một đòn khá nặng nề đánh vào lòng tự trọng toàn thế giới của Hoa Kỳ theo sự đánh giá của người ngoài cuộc.

Trong lịch sử, Hoa Kỳ đã chỉ áp dụng chính sách gây chiến tranh, xâm lược, ném bom hay tấn công một quốc gia khi an ninh của Hoa Kỳ bị đe dọa trực tiếp. Tiền đề cuộc tham chiến của Hoa Kỳ vào Việt Nam là do những lời tuyên bố hay giải thích của những tổng thống như Johnson, thậm chí ngay cả Dwight Eisenhower và Kennedy rằng an ninh của Hoa Kỳ bị đe dọa. Theo đó, chủ nghĩa cộng sản sẽ thắng thế trên toàn bộ lục địa Châu Á vì cả Liên Xô và Trung Quốc đã tận tình giúp đỡ miền Bắc Việt Nam xâm lược miền Nam Việt Nam như một sách lược nhằm làm sụp đổ những quốc gia tgeo chế độ dân chủ trên toàn thế giới của những con cờ domino, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Vào thời điểm đó chính sách của Hoa Kỳ là chỉ dùng đến chiến tranh nếu an ninh của Hoa Kỳ bị đe dọa trực tiếp, và the cố Tổng thống Kennedy an ninh của Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á bị đe dọa. Indonesia đã thành công trong cuộc chiến loại trừ chủ nghĩa cộng sản ra khỏi lãnh thổ, nhưng miền Nam Việt Nam thì không.

Theo cựu Tổng thống Carter, chiến tranh Việt Nam trở nên tồi tệ đối với Hoa Kỳ, với thất bại phơi bầy và rõ ràng. Quân cộng sản tràn xuống miền Nam và tiến chiếm Sài Gòn, quân đội Mỹ phải rwpfi ỏ miền Nam bằng máy bay trực thăng trên nóc nhà vào phút cuối. Phe cộng sản Việt Nam đã giành thắng lợi hoàn toàn cả về chính trị lẫn quân sự.

Chiến tranh Việt Nam đã gửi một tín hiệu cảnh báo đến toàn xã hội Mỹ, bao gồm các thành viên của Quốc hội, các tổng thống và công chúng, rằng Hoa Kỳ nên thận trọng hơn trong các phiêu lưu quân sự, đặc biệt là khi Hoa Kỳ tự gây nguy hiểm cho tầm vóc và vị thế của chính mình. Một trong những bài học là nếu phải tham chiến, Hoa Kỳ cần có một cam kết tối đa của cộng đồng quốc tế, với tư cách là những đồng minh thực sự thân thiết và những người bạn cam kết và những người ủng hộ càng tốt.

Carter ân xá cho những thanh niên trốn tránh quân dịch

carter2

Cựu Tổng thống Carter tham dự lễ nhậm chức vào ngày thứ Năm, 20/1/1977. Ngay sau khi buổi lễ chấm dứt, ông đã đi vào bên trong Tòa nhà Quốc hội để ký một chỉ thị tha thứ cho tất cả những người đã trốn tránh nghĩa vụ quân dịch trong chiến tranh Việt Nam và những người đã trốn qua Canada, nhưng không tha thứ cho những người lính đào ngũ khỏi quân đội. Chỉ thị có hiệu lực vào ngay hôm sau.

Đây là một vấn đề chính trị rất khó khăn đối với cựu Tổng thống Carter. Ông tâm sự rằng hành động ân xá không phải là điều phổ biến nhất vào lúc bấy giờ nhưng đó là điều đúng đắn nên làm, một cơ hội để hàn gắn đất nước bị chia rẽ, vượt ra khỏi Chiến tranh Việt Nam và nỗi ám ảnh Việt Nam, để tiến vào một kỷ nguyên khác của cuộc sống.

Quyết định ân xá của cựu Tổng thống Carter đã tạo ra rất nhiều tranh cãi. Ông bị chỉ trích nặng nề bởi các nhóm cựu chiến binh và những người khác vì đã cho phép những kẻ vi phạm pháp luật, không yêu nước đã bỏ nước ra đi mà không bị phạt. Trái lại, những tổ chức ân xá chỉ trích Carter vì không ân xá những người đào ngũ, những binh lính bị trục xuất ra khỏi quân ngũ một cách nhục nhã, hoặc những người dân thường biểu tình phản chiến bị truy tố vì sự chống đối của họ.

Tổng cộng, khoảng 100.000 thanh niên Mỹ đã ra nước ngoài vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 để tránh phục vụ trong chiến tranh. Khoảng 90% đã đến Canada và được coi như là những di dân hợp pháp mà Canada đang cần cho lực lượng lao động. Vẫn còn những người khác trốn bên trong Hoa Kỳ. Ngoài những người tránh quân dịch, khoảng 1.000 quân nhân đào ngũ khỏi các quân chủng Hoa Kỳ cũng đến Canada.

Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục truy tố những người trốn quân dịch. Tổng cộng có 209.517 thanh niên chính thức bị buộc tội vi phạm luật quân dịch và khoảng 360.000 người khác chưa bị buộc tội chính thức. Nếu họ trở về Hoa Kỳ, những người từng trốn tránh ở Canada hoặc các nơi khác phải chịu án tù hoặc buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1976, Jimmy Carter đã hứa sẽ ân xá cho những kẻ trốn quân dịch. Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, Carter đã thực hiện lời hứa của mình. Nhiều người Mỹ di thực đã trở về nhà, nhưng ước tính có khoảng 50.000 người định cư lâu dài ở Canada vì trẻ và có học thức, dễ đáp ứng với xứ sở mới.

Cựu Tổng thống Carter (đảng Dân chủ, Georgia) từng là sĩ quan Hải quân. Ông tốt nghiệp tại U.S. Naval Academy vào năm 1946 sau khi Thế Chiến Thứ II chấm dứt. Sau khi thân phụ qua đời năm 1953, ông rời quân ngũ và trở về Georgia làm nông dân trồng đậu phọng. Mười năm sau ông bước vào sự nghiệp chính trị với chức vụ nghị sĩ tiểu bang (1963-1967), thống đốc (1971-1975), và tổng thống (1977-1981).

Con trai trưởng của cựu Tổng thống Carter là Jack Carter (sinh năm 1947) từng phục vụ tại Việt Nam. Khi còn là sinh viên tại Georgia Tech, Jack đã bỏ học để thi hành quân dịch và là một trong những người đã sống sót trở v. Anh đã về thăm nhà ở Plains hai lần trong khi còn ở trong quân đội. Anh ấy không thích mặc đồng phục trong khi về nhà nghỉ phép, bởi vì có rất nhiều sự khinh miệt và xúc phạm và lên án anh ta vì đã ngây thơ, vì đã rời khỏi trường đại học Georgia Tech và qua Việt Nam. Anh đã bị chính nhóm đồng bạn lên án.

Carter giúp người tị nạn Việt Nam

Trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống (1976-1977) của Gerald Ford, Hoa Kỳ đã thâu nhận khoảng 150.000 người tị nạn kể từ sau khi Sài Gòn thất thủ vào ngày 30/4/1975. Chính quyền Carter tận tình tiếp tục công tác này trong suốt bốn năm tiếp theo.

Tổng thống Carter đã ra lệnh cho các tàu Mỹ đón những người tị nạn chạy trốn khỏi Đông Nam Á bằng thuyền và cho phép những người tị nạn trong những trại định cư Đông Nam Á tái định cư ở Hoa Kỳ nếu họ muốn. Quyết định này ảnh hưởng đến tất cả các tầu vận tải của Mỹ hoặc tàu đăng ký tại Hoa Kỳ. Trước đó, nhiều tầu đã từ chối đón người tị nạn để tránh những khó khăn tại các hải cảng sắp đến. Quyết định này nhằm đáp ứng sự gia tăng đột ngột về số lượng người được gọi là "thuyền nhân", hầu hết đi từ Việt Nam đến các vùng biển Đông Nam Á, hầu hết ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Úc trong những tháng 5 và 6/1978.

Vào đầu năm 1978, số lượng người tị nạn đến các cảng này khá ổn định, ở mức khoảng 2.000 người mỗi tháng, nhưng vào tháng 5, con số này đã tăng lên 5.800 người và tiếp tục ở mức đó vào tháng 6. Một số tổ chức tị nạn đã ước tính rằng ít nhất một nửa số người trốn thoát bằng thuyền từ Việt Nam đã chết trên biển. Theo lệnh của ông Carter, thuyền trưởng của các tàu Mỹ giờ đây có thể đảm bảo với chính quyền ở bất kỳ cảng nào rằng các trường hợp của người tị nạn sẽ được Cơ quan Di trú và Nhập tịch xử lý nhanh chóng và những người tị nạn được đưa đến những nơi họ chọn đ tái định cư.

carter3

Trong một dịp nói chuyện với khoảng 2.000 người vào ngày 23/8/1979 tại một thị trấn bên bờ sông Mississippi, Tổng thống Carter đã đưa ra một lời kêu gọi đầy cảm xúc đối với thuyền nhân Đông Nam Á.

"Hãy để tôi nhắc các bạn rằng Hoa Kỳ là đất nước của những người nhập cư. Chúng ta là đất nước của những người tị nạn. Những người tị nạn hiện đang rời Đông Nam Á từng là đồng minh của chúng ta trong cuộc chiến tranh Việt Nam gần đây. Họ đang rời khỏi một đất nước đã lấy đi các quyền cơ bản của họ. Họ tin vào giá trị cá nhân, sáng kiến ​​cá nhân và t do cá nhân. H hòa hp hơn về mặt triết học với chúng ta hơn chế độ cộng sản".

Nguyên văn lời phát biểu của cựu Tổng thống Carter bằng tiếng Anh như sau :

"The refugees who are now leaving Southeast Asia were our allies in the recent Vietnam war. They are leaving a country that has taken away their basic rights. They believe in individual worth, individual initiative, and personal freedom. They're more philosophically attuned to us than the communist regime that has taken over".

(Nguồn : Bill Peterson, "President makes appeal for Asian boat people," Washington Post, August 23, 1979).

Một trong những thành quả lớn nhất của Tổng thống Carter trong công tác cứu giúp thuyền nhân là ông đã thành công trong việc thiết lập Đạo luật tị nạn 1980 (Refugee Act of 1980), được Thượng Viện nhất trí thông qua vào cuối năm 1979 và được Tổng thống Jimmy Carter ký thành luật vào đầu năm 1980. 

Đạo luật về Người tị nạn năm 1980 đã sửa đổi Đạo luật nhập cư và quốc tịch trước đó và Đạo luật hỗ trợ người tị nạn và di cư. Đạo luật mới đã nâng mức trần hàng năm cho người tị nạn từ 17.400 lên 50.000, đồng thời tạo ra một quy trình điều chỉnh mức trần người tị nạn để đáp ứng các trường hợp khẩn cấp.

Joe Biden (Dân chủ, Delaware) là một trong những thượng nghị sĩ đã ủng hộ đạo luật "Refugee Act of 1980" và tất cả các chương trình tị nạn tiếp theo. Các chương trình tị nạn Orderly Departure Program (ODP bao gồm HO, U11, V110), Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees (ROVR), Humanitarian Resettlement (HR) và American Homecoming (AH) được thiết lập để định cư người Việt tị nạn đều dựa theo Đạo luật người tị nạn 1980.

Carter giúp tái lập bang giao với Việt Nam

Ngay sau chiến tranh, chính quyền Gerald Ford đã áp dụng những biện pháp trừng phạt cứng rắn chống Hà Nội bao gồm cấm vận kinh tế, không công nhận Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và ngăn cấm Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc. Chính quyền Ford còn đòi Hà Nội giải quyết vấn đề quân nhân mất tích trước khi nói chuyện về việc tái lập bang giao.

Sau khi tiếp nhận Nhà Trắng từ Tổng thống Gerald Ford vào 1977, chính quyền Carter đã bắt đầu có những tiếp xúc với phái đoàn Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc tại New York để thăm dò việc tái lập ngoại giao giữa hai nước. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam đề nghị hai bên gặp nhau tại Paris để thảo luận việc bình thường ngoại giao giữa hai quốc gia. Lúc đầu Việt Nam đòi bồi thường chiến tranh, nhưng sau cùng vào 1978, Hà Nội đã bỏ đòi hỏi này. Việt Nam cũng không buộc điều kiện Hoa Kỳ viện trợ vào vấn đề tìm kiếm quân nhân mất tích.

Về phía Hoa Kỳ, chính quyền Carter sẵn sàng trợ giúp kinh tế cho Việt Nam nhưng nhấn mạnh tại một cuộc họp báo rằng bất kỳ viện trợ nào cho Việt Nam phải là viện trợ "bình thường" và không được coi là bồi thường thiệt hại. Hoa Kỳ không có "món nợ" nào đối với Việt Nam về thiệt hại chiến tranh và không nên thừa nhận "có lỗi" trong cuộc xung đột Đông Dương. Hoa Kỳ chỉ cần Việt Nam hứa giải quyết vấn đề quân nhân mất tích, không cần phải tìm kiếm tất cả quân nhân mất tích.

Đối với Tổng thống Carter, tái lập bang giao với Việt Nam không phải là việc ưu tiên vì vào thời điểm đó Hoa Kỳ đang quan tâm nhiều hơn đến việc bình thường hóa ngoại giao với Trung Quốc và tìm cách giúp hòa giải giữa hai nước Trung Đông là Do Thái và Ai Cập. Ngoài ra trong thời gian 1978-1991, việc thương thuyết tái lập bang giao giữa Việt Nam bị tê liệt vì Việt Nam đang chiếm đóng Campuchia (21/12/1978 – 26/9/1989), vấn đề binh sĩ Hoa Kỳ mất tích chưa được giải quyết, và thảm họa thuyền nhân vẫn tiếp diễn.

Phải đợi đến khi Tổng thống Bill Clinton (Dân chủ) bước vào Nhà Trắng, việc bang giao với Việt Nam mới đạt được tiến bộ cụ thể. Sau khi thảo luận nội bộ với những tổ chức cựu quân nhân Hoa Kỳ, cựu Đại tướng William Westmoreland, cựu Tư lệnh quân lực Mỹ tại Việt Nam, ngày 4/2/1994 Tổng thống Clinton tuyên bố bãi bỏ cấm vận kinh tế với Việt Nam. Hoa Kỳ công nhận Việt Nam đã hợp tác trong việc tìm kiếm 2.238 quân nhân Hoa Kỳ còn mất tích. Chính quyền Clinton nhận định rằng thỏa thuận cho phép thiết lập văn phòng liên lạc ngoại giao tại hai nước sẽ giúp việc tìm kiếm quân nhân mất tích dễ dàng hơn. Một năm sau, vào ngày 11/7/1995, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức tái lập bang giao.

Nguyễn Quốc Khải

(21/02/2023)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Quốc Khải
Read 278 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)