Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

27/02/2023

Chiến tranh Nga-Ukraine : Trung Quốc muốn có một vai trò

Thanh Phương-Thu Hằng-Ngô Nhân Dụng

Trung Quốc ráo riết vận động ngoại giao để giải quyết chiến tranh Ukraine

Thanh Phương, RFI, 27/02/2023

Có khi nào chiến tranh Ukraine sẽ chấm dứt bằng một "Hiệp định Bắc Kinh" giống như là chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với "Hiệp định Paris" ? Vẫn còn quá sớm để tiên đoán một khả năng như vậy, nhưng rõ ràng là Trung Quốc đang muốn đóng một vai trò trung gian để giải quyết cuộc chiến tranh Ukraine đã kéo dài hơn một năm qua và chưa có dấu hiệu gì sẽ sớm kết thúc.

tquk1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh APEC, Bangkok, Thái Lan, ngày 19/11/2022. AP-Jack Taylor

Tuy là một đối tác chiến lược của Moskva, cho tới nay Bắc Kinh nói chung vẫn giữ thái độ trung lập về chiến tranh Ukraine, không lên án cuộc xâm lược của Nga, nhưng cũng không công khai yểm trợ Moskva trong cuộc chiến này. 

Nhưng trong nhiều tuần qua, Trung Quốc đã ráo riết vận động ngoại giao để đưa Bắc Kinh trở thành một nhân tố quan trọng trong cuộc xung đột Ukraine, đối lại với Mỹ.

Trong những ngày gần đây ông Vương Nghị, lãnh đạo cao cấp nhất của ngành ngoại giao Trung Quốc, đã công du Châu Âu, đến Munich nhân hội nghị an ninh, ghé Budapest, rồi thăm Moskva. Mục đích của chuyến đi này chính là nhằm trình bày quan điểm của Bắc Kinh về giải quyết chiến tranh Ukraine.

Như là một cử chỉ mang tính biểu tượng, Bắc Kinh đã chờ đúng ngày đánh dấu một năm chiến tranh Ukraine, 24/02/2023, để công bố một kế hoạch 12 điểm về "giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine", kêu gọi Kiev và Moskva mở hòa đàm để chấm dứt chiến tranh. 

Theo giải thích của chuyên gia Valérie Niquet, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Pháp, với đài RFI, thật ra kế hoạch đó không có gì là mới so với những lập trường của Trung Quốc mà ta đã biết : không can thiệp vào công việc nội bộ của một nước khác và đề cao vai trò của Liên Hiệp Quốc. 

Thắng lợi ngoại giao của Trung Quốc

Nhưng đặc biệt, điểm đầu tiên của kế hoạch Trung Quốc nêu lên một nguyên tắc căn bản, đó là tôn trọng "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước", mà đây lại là điểm gây sự chú ý của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Trong cuộc họp báo hôm 24/02, ông Zelensky đã tuyên bố : "Tôi có ý định gặp chủ tịch Tập Cận Bình. Trung Quốc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và phải làm mọi cách để Nga rời khỏi lãnh thổ Ukraine. Tôi muốn tin là Trung Quốc đứng phía chúng tôi".

Cho nên, theo đánh giá của chuyên gia Valérie Niquet, trước mắt Trung Quốc coi như đã giành được một thắng lợi ngoại giao nhỏ, bởi vì tổng thống Zelensky đã không bác bỏ kế hoạch hòa bình mà Bắc Kinh đề nghị và nhất là không chống lại việc Trung Quốc nhập cuộc để tìm giải pháp cho cuộc xung đột. 

Nhưng không chỉ có Ukraine. Trong khi một số đồng minh của Kiev phản ứng lạnh nhạt, thì Paris cũng tỏ vẻ quan tâm đến kế hoạch hòa bình của Bắc Kinh. Hôm thứ Bảy vừa qua, phát biểu với báo chí bên lề Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế ở Paris, tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo ông sẽ đi thăm Trung Quốc vào đầu tháng 4, đồng thời hoan nghênh những nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh nhằm tìm giải pháp cho cuộc xung đột . Nhưng nguyên thủ quốc gia Pháp nhấn mạnh "hòa bình cho Ukraine chỉ có được nếu Nga ngưng tấn công, triệt thoái quân và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ Ukraine và tôn trọng nhân dân Ukraine".

Kế hoạch hòa bình cho Ukraine có lợi cho Nga ?

Về phần Liên Hiệp Châu Âu, lãnh đạo ngành ngoại giao Josep Borrell khẳng định kế hoạch của Trung Quốc "không phải là một kế hoạch hòa bình", mà chỉ là thể hiện những lập trường mà Bắc Kinh đã nêu lên ngay từ đầu cuộc chiến tranh Ukraine. Tuy nhiên, ông không bác bỏ kế hoạch này. 

Trong khi đó, tổng thống Mỹ Joe Biden thì dứt khoát không chấp nhận kế hoạch hòa bình của Trung Quốc, một kế hoạch mà theo ông "chẳng có lợi cho ai khác ngoài Nga".

Phản ứng của Washington cũng dễ hiểu : Khi tỏ ý muốn đóng vai trò trung gian hòa giải để chấm dứt chiến tranh Ukraine, Bắc Kinh còn tự đặt mình vào thế đối lập với Washington. Trả lời đài phát thanh Pháp France Info, Antoine Bondaz, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược, lưu ý bản kế hoạch 12 điểm mà Trung Quốc đề nghị cũng là những lời chỉ trích phương Tây. Khi Bắc Kinh kêu gọi "đừng đổ thêm dầu vào lửa và làm trầm trọng thêm các căng thẳng", hay kêu gọi từ bỏ "tâm lý chiến tranh lạnh" thì rõ ràng họ ám chỉ Washington. Hoặc khi kế hoạch của Trung Quốc kêu gọi "đừng bảo đảm an ninh cho một khu vực bằng cách tăng cường hoặc mở rộng các khối quân sự", thì đây chính là nhằm đả kích khối NATO đã mở rộng ra đến sát nước Nga. 

Cho dù vậy, ngay chính Moskva cũng chưa hoàn toàn tin tưởng vào kế hoạch hòa bình do Bắc Kinh. Theo hãng tin AFP, hôm nay, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov cho rằng kế hoạch này "đáng để chú ý", nhưng hiện "chưa hội đủ những điều kiện cho một giải pháp hòa bình".

Thanh Phương

************************

Cấp vũ khí cho Nga : Hoa Kỳ gia tăng áp lực với Trung Quốc

Thanh Phương, RFI, 27/02/2023

Hoa Kỳ gia tăng áp lực đối với Trung Quốc về vấn đề cung cấp vũ khí cho Nga. Hôm 26/02/2023, quan chức nước này đã cảnh cáo Bắc Kinh không nên vượt qua "lằn ranh đỏ" này

tquk2

Các máy bay phản lực của Lực lượng Không quân Nam Phi bay theo đội hình vào Ngày Lực lượng Vũ trang, trước cuộc tập trận với hải quân Nga và Trung Quốc ở Vịnh Richards, Nam Phi, ngày 21/02/2023. Reuters-Rogan Ward

Theo hãng tin AFP, trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi trên đài truyền hình CBác sĩ được phát hôm qua, giám đốc cơ quan tình báo Mỹ William Burns khẳng định Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc dự trù cung cấp vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. 

Tuy nhiên, ông William nói thêm Washington "chưa ghi nhận có một quyết định dứt khoát nào" của Bắc Kinh trên vấn đề này và "cũng không ghi nhận có bằng chứng nào" về việc cung cấp vũ khí cho Trung Quốc. 

Cũng trong ngày hôm qua, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan đã lên nhiều đài truyền hình để nhấn mạnh là Mỹ rất "cảnh giác" về khả năng Bắc Kinh cấp vũ khí cho Moskva. Ông Sullivan tuyên bố, nếu cung cấp vũ khí cho Nga, Trung Quốc sẽ gánh chịu "những tổn thất nặng nề". 

Từ khoảng một tuần nay, Hoa Kỳ vẫn liên tục cảnh cáo Trung Quốc là không nên cấp vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến tranh Ukraine. Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn cực lực bác bỏ các cáo buộc đó. 

Theo báo chí Mỹ, nhất là nhật báo The Wall Street Journal và đài truyền hình NBC, Trung Quốc chủ yếu dự trù cung cấp cho Nga các máy bay không người lái và đạn dược.

Iran-Nga : Sự leo thang "nguy hiểm" 

Ngoài Trung Quốc, trong cuộc phỏng vấn hôm qua, giám đốc CIA William Burns còn bày tỏ quan ngại về sự leo thang "nguy hiểm" trong hợp tác quân sự giữa Tehran với Moskva. Ông William Burns tiết lộ rằng "có những dấu hiệu cho thấy Nga đề nghị giúp Iran về chương trình phát triển tên lửa và cũng dự trù cấp chiến đấu cơ cho Iran".

Giám đốc CIA nhắc lại là Tehran đã cung cấp hàng trăm máy bay không người lái cho quân Nga để tấn công vào thường dân Ukraine và vào các cơ sở hạ tầng của Ukraine, cũng như đã cung cấp nhiều xe tăng và đại pháo cho Moskva.

Putin tin sẽ thắng ở Ukraine ?

Cũng theo phân tích của giám đốc CIA trên đài CBS, trước những khó khăn mà quân Nga đang gặp phải ở Ukraine, tổng thống Putin biết rằng ông không thể chiến thắng trong lúc này, nhưng tin rằng trong cuộc chiến hao mòn, Moskva sẽ giành chiến thắng cuối cùng và như vậy ông dứt khoát không dự trù đến một phương án nào khác. 

Thanh Phương

***********************

Chuyên gia Pháp : Nên cân nhắc kế hoạch hòa bình cho Ukraine của Trung Quốc

Thu Hằng, RFI, 26/02/2023

Ngày 25/02/2023, thủ tướng Đức là nhà lãnh đạo phương Tây tiếp theo tỏ ra hoài nghi về kế hoạch hòa bình cho Ukraine gồm 12 điểm của Trung Quốc khi cho rằng "không có điểm nào rõ ràng nói rằng quân Nga phải rút khỏi" Ukraine. Ngược lại, một chuyên gia Pháp cho rằng nếu muốn nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, phương Tây nên cân nhắc lập trường của Bắc Kinh.

tquk3

Lãnh đạo ngoại giao của Đảng cộng sản Trung Quốc, Vương Nghị phát biểu tại Diễn đàn An ninh Munich, Đức, ngày 18/02/2022. AP-Peter Kneffel

Trả lời báo Die Welt khi thăm Ấn Độ, thủ tướng Đức cho rằng không thể có "hòa bình do Nga sắp đặt" và "tổng thống Nga Vladimir Putin phải biết điều đó". Tuy nhiên, ông Olaf Scholz đánh giá nội dung Bắc Kinh lên án nguy cơ sử dụng vũ khí nguyên tử là "hoàn toàn chính xác".

Tổng thống Ukraine lại thấy trong kế hoạch của Trung Quốc "dường như có sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và có những điểm liên quan đến an ninh". Ông Zelensky cho biết muốn "làm việc" với Bắc Kinh. Đây cũng là quan điểm của tướng Dominique Trinquand, nguyên trưởng phái đoàn quân sự Pháp tại Liên Hiệp Quốc, trên đài RFI ngày 25/02. Theo ông, Trung Quốc là bên duy nhất có thể tác động đến Nga.

"Hiện tại, Trung Quốc không tham gia vào cuộc xung đột, không cung cấp vũ khí. Bắc Kinh quan tâm đến việc tiếp tục công việc với các nước Châu Âu và Mỹ, chiếm đến 75-80% giao dịch thương mại với họ. Vì thế, Trung Quốc có lợi khi có thể làm việc với những nước này. Tất nhiên, về mặt tư tưởng, Trung Quốc vẫn gần với tổng thống Putin hơn.

Giờ có hai điểm khiến tôi lo ngại. Thứ nhất, kế hoạch của Bắc Kinh không thực sự phù hợp với Mỹ, vì Washington có xu hướng muốn cô lập Trung Quốc hơn. Ngoại trưởng Anthony Blinken đã nói ngay từ trước đó khá lâu là Trung Quốc tính cung cấp vũ khí cho Nga. Đó là một đòn cản đường Trung Quốc. Hiện giờ, họ mới chỉ nói là "có ý định", thế thôi.

Tiếp theo, nếu Trung Quốc muốn đóng vai trò quan trọng, thì nhất định họ không được cung cấp vũ khí và phải giữ vị trí trọng tài, dù có bị Hoa Kỳ nhìn với con mắt nghi ngờ. Nhưng việc tổng thống Zelensky nói là muốn gặp chủ tịch Tập Cận Bình là điểm rất quan trọng vì Trung Quốc là bên duy nhất có thể tác động đến Nga. Tôi cho rằng việc Trung Quốc tham gia là điều rất đáng chú ý. Điều làm tôi quan tâm là phản ứng của Mỹ. Nếu Washington muốn nhanh chóng ngừng cuộc chiến này thì họ nên nhìn nhận lập trường của Trung Quốc".

Thu Hằng

**************************

Ukraine : Tp Cn Bình ‘ta sơn quan h đu’ ?

Ngô Nhân Dụng, VOA, 26/02/2023

Trung Quc s được li nếu chiến tranh Ukraine chm dt. Nhưng Tp Cn Bình không th bt cá hai tay, va c đng hòa bình va tiếp tc h tr Vladimir Putin là k gây ra cuc chiến !

tquk4

Tp Cn Bình cũng không th chp nhn đ cho Vladimir Putin tht trn nhc nhã ri b lt đ.

Người Trung Hoa có thành ng : Ngi trên núi coi cp đánh nhau (ta sơn quan h đu). Tp Cn Bình đang ngi trên núi coi nhng con cp Nga, Ukraine và các nước Âu, M đu vi nhau. Tp có th ngi coi chiến tranh din ra càng lâu càng tt. Vì trong lúc đó Trung Quc tiếp tc phát trin kinh tế, bi dưỡng sc mnh quân s, s quan trng hơn trên bàn c quc tế, đóng vai trò mt cường quc luôn ch trương hòa bình.

Tp Cn Bình "ta sơn quan h đu", biết rng nếu cuc chiến bt phân thng bi kéo dài s ch có li cho nước Trung Quc. Vladimir Putin s không th chiến thng dù được Trung Cng tiếp sc bng cách mua du, khí bán i h giá". Nhưng nước Nga s càng ngày càng l thuc Trung Quc hơn. Ngay t thi Chiến tranh Lnh, Stalin và nhng người kế v vn coi Mao Trch Đông là mt đi th, nhưng không đáng s. Bây gi, vi dân s Nga so vi Trung Quc ch bng 1/10, kinh tế Trung Quc đng hng nhì trên thế gii, Nga đng hàng th 11, ngang vi Tây Ban Nha. Tổng sản lượng nội địa ca Nga ch bng 1/6 Trung Quc, đến năm 2040 s ch bng 1/8.

Tp Cn Bình cũng không th chp nhn đ cho Vladimir Putin tht trn nhc nhã ri b lt đ. Trung Quốc cn mt nước Nga đc tài chuyên chế, liên kết chng li M và Âu Châu. Ngoi trưởng Vương Ngh mi gp Putin đ nhc li mi đoàn kết gi hai nước "vng như núi đá". Sau đó, Đi hi đng Liên Hip Quc thông qua mt ngh quyết kêu gi chm dt chiến tranh, yêu cu Nga rút quân khi Ukraine, vi 141 quc gia ng h và 7 nước chng. Trung Quốc đã b phiếu trng, ging như ln trước vào năm ngoái.

Nhưng trước dư lun quc tế, Tp Cn Bình phi chng t mình vn là mt chính khách ln quan tâm đến hòa bình. Ngày 24/2, mt năm sau khi cuc chiến Ukraine bt đu, Cng sn Trung Quc đã công b mt bn văn 12 đim, m đu bng nguyên tc phi tôn trng ch quyn các quc gia trên lãnh th ca h.

"Nếu Trung Quốc ngưng điu s mt này", ông Jake Sullivan, c vn an ninh quc gia ca chính ph M nói, thì "ngày mai chiến tranh có th chm dt ri", vì Nga xâm phm ch quyn ca Ukraine mt cách trng trn. Trung Quốc vn không gi hành đng gây chiến ca Nga là mt cuc "xâm lăng", không dùng c đến ch "chiến tranh" vì Vladimir Putin vn tránh, gi là mt cuc hành quân đc bit ! Ch có mt điu tích cc đáng k là Trung Quốc cũng yêu cu phi bo v hiu qu các thường dân vi nhng hành lang cho dân chúng di tn khi bãi chiến trường, và không được s dng vũ khí nguyên t.

Tp Cn Bình không quên phô by mt hình nh gi nhân gi nghĩa, kêu gi hai bên cùng ngưng bn. Đ ngh này nghe rt đp, nếu quân Ukraine cũng đã tiến vào nước Nga ri. Nhưng bây gi, s ch có li cho Vladimir Putin. Vì quân Nga đang chiếm đóng mt phn nước Ukraine, s có cơ hi được ngh ngơi đ ch tiếp vin.

M và các nước Châu Âuđã bác b ngay yêu cu ngưng bn và li kêu gi các nước hãy ngưng không cm vn Nga na ! Tng thng Ukraine Volodymyr Zelensky, gi mt thái đ ôn hòa có tính toán, vn khen Trung Quc mun có hòa bình. Sau khi tình báo quân s M tiết l Nga đang mc c mua vũ khí ca Trung Quc, gm c máy bay t điu khin (drones) và súng đi bác. B ngoi giao M cnh cáo Trung Cng không được bán vũ khí giết người cho Nga dùng Ukraine.

Ngoi trưởng Antony Blinken cho biết Bc Kinh đã đng ý cho các "công ty tư nhân" cung cp các khí c trên danh nghĩa ch dùng cho mc tiêu dân s nhưng cũng có th dùng chiến trường nhưng cũng cho biết chưa có mt th vũ khí nào được trao tay.

Ngoi trưởng Vương Ngh phi nhc li lp trường ca Trung Quốc là không d vào cuc chiến Ukraine, sau khi báo Der Spiegel Đc loan tin Nga đang thương thuyết vi mt công ty sn xut drones Trung Quc đ mua các b phn và k thut chế to, vi mc đích lp nhà máy sn xut được 100 máy bay "drones t sát" có th đánh bom ri t hy.

Tp Cn Bình có th "ta sơn quan h đu" đến bao gi ? Có nhiu lý do khiến Trung Cng mun cuc chiến chm dt.

Chiến tranh đang cn tr hot đng thương mi ca Trung Quc. Nga và Ukraine đu là nhng đim quan trng trong kế hoch "Nht đi Nht l", trên con đường Trung Quc tiếp xúc vi lc đa Châu Âu ; c hai là nhng nước giao thương nhiu nht vi Trung Quc. T năm 2010 đến 2021, s hàng hóa trên các chuyến xe la t Trung Quc qua Châu Âu, đi qua Nga và Ukraine, đã tăng lên gp 100 ln.

Hơn na, quan h kinh tế vi Nga không quan trng bng vi M và Châu Âu. Trong năm 2021, Nga và Trung Quc trao đi hàng hóa tr giá khong 147 t m kim, dưới mt phn mười s mua bán vi M (657 tỷ USD) và Âu Châu (828 t USD) cng li, theo Giáo sư Vương Huy Diu, (Wang Huiyao, 辉耀), ch tch mt trung tâm nghiên cu kinh tế Bc Kinh, viết trên nht báoNew York Times ngày 13/3/2022.

Trung Quc s được li nếu chiến tranh Ukraine chm dt. Nhưng Tp Cn Bình không th bt cá hai tay, va c đng hòa bình va tiếp tc h tr Vladimir Putin là k gây ra cuc chiến !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 26/02/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thanh Phương, Thu Hằng, Ngô Nhân Dụng
Read 314 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)