Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

03/04/2023

Ai là người quyết định chính sách kinh tế và quan hệ với Trung Quốc ?

Đức Tâm

Giới chuyên gia có một số nhận định về tầm quan trọng của việc ông Võ Văn Thưởng được bổ nhiệm làm chủ tịch nước Việt Nam. Ngày 03/03/2023, giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết ý kiến của ông về các nhận định này.

ai1

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp người đồng cấp Trung Quốc, Tập Cận Bình tại Hà Nội, ngày 05/11/2015. AP - Minh Hoang

1. Một số nhà quan sát khẳng định rằng khi bổ nhiệm ông Võ Văn Thưởng vào chức chủ tịch nước, tổng bí thư (Đảng cộng sản Việt Nam) Nguyễn Phú Trọng củng cố quyền lực, điều này có thể dấy lên những lo ngại về việc Đảng kiểm soát chặt chẽ hơn nền kinh tế.

Carl Thayer : Nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ tịch nước được nêu trong Hiến Pháp và tất cả các quyết định của chủ tịch nước và các hành động của chính phủ đều phải có sự chấp thuận của Quốc hội. Thủ tướng và chính phủ chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh tế và phải chấp hành các nghị quyết mà các hội nghị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đã thông qua.

Các mục tiêu kinh tế chính của Việt Nam đã được Đại Hội Đảng lần thứ 13 đề ra. Các mục tiêu này được thực hiện trong khuôn khổ các kế hoạch năm năm và hàng năm mà Quốc hội đã thông qua.

Quyền lực của tổng bí thư xuất phát từ vị trí ông là lãnh đạo số một của Đảng và thâm niên của ông với tư cách là "người đứng đầu trong số các đồng nghiệp" trong Bộ Chính trị. Không có gì thay đổi liên quan đến cân bằng quyền lực sau khi ông Võ Văn Thưởng được bầu làm chủ tịch nước. Trước tháng Giêng, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cần có một đa số trong số 18 ủy viên Bộ Chính trị. Giờ đây, ông cần có đa số trong số 16 ủy viên.

2. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể đưa Hà Nội xích lại gần Bắc Kinh trong lúc ông tập trung vào việc củng cố Đảng.

Carl Thayer : Chính sách của Việt Nam về quan hệ với Trung Quốc được thiết lập từ nhiều năm nay và mạch lạc, duy trì độc lập, chủ quyền, tự chủ, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ của Việt Nam. Tổng bí thư không có không có quyền đơn phương đưa Việt Nam xích lại gần Trung Quốc.

Tuy nhiên, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị theo đuổi chính sách tranh thủ sự tương đồng về hệ tư tưởng của hai đảng cộng sản - Trung Quốc và Việt Nam – quảng bá thúc đẩy chủ nghĩa xã hội.

Năm 2003, Việt Nam thông qua chính sách vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ với Trung Quốc và với Mỹ. Chính sách này được tái khẳng định năm 2013. Điều này đã được tái khẳng định vào năm 2013. Hiện nay, các quan chức trong Đảng đang thảo luận định nghĩa đối tác. Bất kể những thay đổi về chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, nếu có, thì đó sẽ là kết quả của một sự đồng thuận trong Bộ Chính trị với sự ủng hộ của đa số các ủy viên Ban Chấp Hàng Trung Ương, chứ không phải là kết quả của những khuynh hướng của tổng bí thư Trọng hay chủ tịch Thưởng.

3. Ông Thưởng vốn đứng đầu Ban Tuyên Giáo Trung Ương của Đảng, nay trở thành chủ tịch nước, vậy vấn đề kiểm duyệt và nhân quyền sẽ ra sao ?

Carl Thayer : Ông Thưởng lãnh đạo Ban Tuyên giáo trung ương từ tháng 02/2016 đến tháng 02/2023. Ban này đóng vai trò tham vấn chủ chốt cho Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư để hướng dẫn các hoạt động thông tin và tuyên truyền của Đảng. Ban chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát các cơ quan báo chí Việt Nam, các nhà báo và nhân viên của các cơ quan này từ cấp trung ương cho tới cấp địa phương, các nhà xuất bản và các hoạt động quảng bá nghệ thuật, văn hóa và khoa học nhằm bảo đảm là họ tuyên truyền đúng đắn chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức và tác phong sinh hoạt. Trong phạm vi này, với tư cách là trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, ông Thưởng đã có đóng góp vào văn hóa kiểm duyệt tại Việt Nam.

Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam và Bộ Công an là những tổ chức chính áp dụng kiểm duyệt và Bộ Luật hình sự Việt Nam. Bộ Công an hình sự hóa quyền tự do ngôn luận và các cuộc biểu tình ôn hòa, vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.

Có ít khả năng là nhiệm kỳ chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng có tác động – tích cực hay tiêu cực – đến các hoạt động kiểm duyệt và hủy bỏ các quyền công dân, chính trị đang có hiệu lực tại Việt Nam.

Đức Tâm

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Đức Tâm
Read 373 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)