Ăn trên đầu Thái Tuế ?
Cát Tường, VNTB, 05/04/2023
Rất nhiều đảng viên đã ‘ăn trên đầu Thủ trưởng – tức Thái Tuế’ của họ trong vụ "chuyến bay giải cứu"
Trên thực tế, chỉ có thủ trưởng quá ‘hồn nhiên’ nên mới xảy ra chuyện ‘ăn trên đầu Thái Tuế’…
Thái Tuế là chòm sao trong văn hóa tín ngưỡng dân gian, còn gọi là Thái Tuế Tinh Quân hay Tuế Quân, đây là chòm sao có ảnh hưởng lớn trong vận hạn của một đời người, quản lý cát – tai – họa – phúc, tài lộc qua từng năm của 12 con giáp. Còn trong chiêm tinh học, sao Thái Tuế chính là sao Mộc (Jupiter), bởi sao này cứ 12 tháng quay 1 lần.
Nếu ngày sinh của một người bị chòm sao này chiếu mệnh thì bị coi là phạm Thái Tuế trong dân gian, trong năm làm chuyện gì cũng không suôn sẻ, sức khỏe không tốt. Vì vậy, dân gian luôn coi sao Thái Tuế là sao hung, không tốt.
"Ăn trên đầu Thái Tuế" là câu hay được nói về chuyện viên quan nào đó nhận hối lộ mà không biết phải quấy với ‘ân sư’ đương triều trong phim kiếm hiệp Hồng Kông. Câu này nếu mang sử dụng vào vụ án vừa được công khai bản kết luận điều tra, cho thấy rất nhiều đảng viên đã ‘ăn trên đầu Thủ trưởng – tức Thái Tuế’ của họ trong vụ "chuyến bay giải cứu" ở mùa dịch giã Covid-19 vừa qua, lúc mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng rất tự hào khoe rằng đã hoàn thành sứ mệnh chuyến bay không để ai bị bỏ lại phía sau.
Theo kết luận, ông Tô Anh Dũng là thứ trưởng Bộ Ngoại giao, có nhiệm vụ phê duyệt tổ chức kế hoạch chuyến bay trên cơ sở đề xuất của Cục Lãnh sự để gửi thành viên trong tổ công tác năm bộ xin ý kiến. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Dũng đã chỉ đạo cấp dưới đưa doanh nghiệp thân quen vào danh sách ‘chuyến bay combo’ (*) tham gia chiến dịch "chuyến bay giải cứu".
Cơ quan điều tra kết luận ông Dũng đã nhận hối lộ 21,5 tỷ của đại diện các doanh nghiệp khi hỗ trợ, tạo điều kiện được cấp phép thực hiện ‘chuyến bay combo’.
Theo kết luận điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu", ông Phạm Trung Kiên – lúc đang là thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên – đã có hơn 180 lần nhận hối lộ 42,6 tỷ để trình Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay hoặc người dân được về nước trong dịch Covid-19. Ông Kiên bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ.
Lưu ý, thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm nhiệm vụ xem xét, duyệt ký văn bản trả lời Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan chức năng khi những nơi này xin ý kiến về chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo và xin cho khách lẻ được về nước. Ở đây, vai trò của ông Kiên được hiểu nôm na là "thầy dùi".
Liệu ông Kiên có "phải quấy" với thầy của mình là thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên ở các thủ tục giấy tờ bắt buộc phải có chữ ký này của ông Đỗ Xuân Tuyên.
Tương tự, theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Quang Linh đã lợi dụng vị trí công tác của mình là Trợ lý của ông Phạm Bình Minh, khi đó ông Phạm Bình Minh đang là Phó Thủ tướng, để nhận hối lộ và giúp một số công ty được phê duyệt chuyến bay tham gia "chuyến bay giải cứu".
Ông Linh bị cáo buộc đã vi phạm nguyên tắc, quy chế làm việc, quy định pháp luật của Nhà nước trong việc tham mưu, trình phê duyệt cấp phép cho doanh nghiệp tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước trong đại dịch Covid-19. Cơ quan an ninh điều tra kết luận ông Linh đã nhận hối lộ hơn 4,2 tỷ đồng.
Cũng xin được lưu ý, vị trí trợ lý, trên thực tế có thể ‘đưa ra các lệnh miệng’ kiểu ‘truyền khẩu dụ’, song họ không bao giờ được đặt bút ký vào bất kỳ giấy tờ thủ tục hành chính nào. Như vậy muốn ‘qua mặt thủ trưởng’ tức ‘ăn trên đầu Thái Tuế’ trong thời gian không phải ngắn như vụ "chuyến bay giải cứu", thì đó là điều có lẽ nhờ vào sự dễ dãi của các vị thủ trưởng liên quan trong vụ việc ấy.
Từ góc nhìn trên cho thấy ở đây xem ra có phần lỗi công vụ của các "Thái Tuế" trong nhiệm vụ là những bộ trưởng, phó thủ tướng ‘đương triều’…
Cát Tường
Nguồn : VNTB, 05/04/2023
Chú thích :
(*) Cụm từ ‘chuyến bay combo’ xuất hiện trong giai đoạn dịch bệnh khi người Việt có nhu cầu về nước trên các "chuyến bay giải cứu" theo hình thức công dân tự chi trả toàn bộ chi phí cách ly. Các chuyến bay combo là chuyến không thường lệ (charter) nên có thể linh hoạt hơn trong khai thác.
Trong hàng không còn có chuyến bay thuê bao nguyên chuyến (charter). Charter thường sử dụng trong gói combo du lịch được các doanh nghiệp lữ hành thuê bao nguyên chuyến bay để chủ động trong việc phục vụ khách.
**************************
‘Tất toán’ điều tra ‘chuyến bay giải cứu’ ?
Hà Nguyên, VNTB, 05/04/2023
Quan chức cao nhất xộ khám chỉ là thứ trưởng
Ngày 4-4, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án "chuyến bay giải cứu". Vụ án với các tội danh đưa hối lộ, nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan.
Dường như ‘trùm cuối’ ở các vụ án diễn ra trong bối cảnh dịch giã Covid-19, đã xong dàn xếp chốn hậu trường.
Hai cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Vũ Hồng Nam cùng bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ. Hai ông là hai quan chức cao nhất bị bắt trong vụ án "chuyến bay giải cứu" tính đến thời điểm này. Thời điểm thực hiện hành vi nhận hối lộ, ông Vũ Hồng Nam còn kiêm nhiệm chức cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản.
Ông Nguyễn Quang Linh – cựu trợ lý của nguyên phó thủ tướng Phạm Bình Minh – cũng bị đề nghị cùng tội danh nhận hối lộ.
Ông Chử Xuân Dũng – khi bị bắt là phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ; ông Trần Văn Tân – khi bị bắt là phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Trong nhóm bị can bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ còn có ông Trần Việt Thái – cựu đại sứ Việt Nam tại Malaysia, bà Nguyễn Thị Hương Lan – cựu cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và nhiều đại sứ, cán bộ ngoại giao làm việc tại Nhật Bản, Malaysia, Nga, Angola.
21 đảng viên quan chức nhận hối lộ
Kết luận điều tra thể hiện có 21 bị đề nghị truy tố về tội "Nhận hối lộ" gồm có Nguyễn Quang Linh, (SN 1974), Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ ; Nguyễn Thanh Hải (SN 1971), Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ) ; Nguyễn Tiến Thân (SN 1980) ; Nguyễn Mai Anh (SN 1976), cùng là Chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ ;
Tô Anh Dũng (SN 1964), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ; Nguyễn Thị Hương Lan (SN 1974), Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao ; Đỗ Hoàng Tùng (SN 1980), Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự ; Lê Tuấn Anh (SN 1982), Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự ; Lưu Tuấn Dũng (SN 1987), Phó Trưởng Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự ; Vũ Hồng Nam (SN 1963) ; Nguyễn Hồng Hà (SN 1964), cùng nguyên cán bộ Bộ Ngoại giao ; Vũ Ngọc Minh (SN 1961), nguyên Đại sứ Việt Nam tại Angola ;
Lý Tiến Hùng (SN 1969), Chuyên viên Vụ khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo ; Phạm Trung Kiên (SN 1981), chuyên viên Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế ; Ngô Quang Tuấn (SN 1984), chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giao thông vận tải ; Vũ Hồng Quang (SN 1977), Phó Trưởng Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải ;
Trần Văn Dự (SN 1961) ; Vũ Anh Tuấn (SN 1979) ; Vũ Sỹ Cường (SN 1986), cùng nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an ;
Chử Xuân Dũng (SN 1973), Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và Trần Văn Tân (SN 1979), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
4 bị can bị đề nghị truy tố về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" gồm : Trần Việt Thái (SN 1974) ; Nguyễn Lê Ngọc Anh (SN 1988) ; Nguyễn Hoàng Linh (SN 1986) ; Đặng Minh Phương (SN 1985), cùng nguyên cán bộ đại sứ quán.
‘Dân đen’ đưa hối lộ ?
23 bị can bị đề nghị truy tố về hành vi "Đưa hối lộ" gồm Lê Văn Nghĩa (SN 1960), Giám đốc Công ty cổ phần du lịch và Dịch vụ ăn uống Nhật Minh ; Nguyễn Thị Thanh Hằng (SN 1972), Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và du lịch Bầu Trời Xanh và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Travel Sky ; Lê Hồng Sơn (SN 1975), Phó Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ và Du lịch Bầu trời xanh (Blue Sky) ; Võ Thị Hồng (SN 1986), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ phòng vé hàng không Minh Ngọc ; Hoàng Thị Diệu Mơ (SN 1980), Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình ;
Nguyễn Tiến Mạnh (SN 1970), Giám đốc điều hành và Vũ Thuỳ Dương (SN 1987), Tổng Giám đốc Công ty cổ phần du lịch thương mại Lữ Hành Việt ; Hoàng Anh Kiếm (SN 1978), trú tại phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội ; Nguyễn Thị Tường Vy (SN 1980), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn và Đầu tư ATA Việt Nam) ; Trần Thị Mai Xa (SN 1988), Giám đốc Công ty cổ phần giáo dục và Du lịch Masterlife ;
Nguyễn Thị Hiền (SN 1987), trú tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội ; Lê Thị Ngọc Anh (SN 1984), chuyên viên Phòng Nhà khách Vụ Lễ tân, Ban đối ngoại Trung ương ;
Phạm Bích Hằng (SN 1969), Giám đốc Công ty Vinamichi ; Phó Giám đốc Công ty du lịch quốc tế ; Phạm Bá Sơn (SN 1983), nhân viên Công ty cổ phần xây dựng Thái Hoà ; Đào Minh Dương (SN 1971), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vijasun ; Nguyễn Thị Dung Hạnh (SN 1972), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn G Việt Nam 19 ; Phan Thị Mai (SN 1984), Giám đốc Công ty cổ phần quốc tế Sao Hà Nội ; Vũ Minh Thắng (SN 1978), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư và thương mại Thuận An, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần lữ hành sự kiện Thuận An- Ascend Travel & Media ; Nguyễn Thế Dũng (SN 1980), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch thương mại Sang Trọng ; Trần Hồng Hà (SN 1972) ; Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn cung ứng nhân lực và Thương mại quốc tế Sao Việt ; Trần Tiến (SN 1981), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Du lịch Phi trường ; Tào Đức Hiệp (SN 1971), Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch và Dịch vụ công đoàn đường sắt Việt Nam và Đào Thị Chung Thuý (SN 1982), trú tại Thành phố Hà Nội.
4 bị can bị đề nghị truy tố về tội "Môi giới hối lộ" gồm có Bùi Huy Hoàng (SN 1988), Chuyên viên Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế ; Phạm Thị Kim Ngân (SN 1982), cán bộ Phòng Trị sự, Tạp chí Thanh tra, Thanh tra Chính phủ ; Trần Quốc Tuấn (SN 1973), Giám đốc Công ty cổ phần xúc tiến thương mại và Du lịch Việt Nam và Nguyễn Anh Tuấn (SN 1962), nguyên Phó Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội.
Một bị can bị đề nghị truy tố về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là Hoàng Văn Hưng (SN 1980), nguyên cán bộ Công an.
Họ đã nhận hối lộ bao nhiêu ?
Nguyễn Quang Linh, Trợ lý Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ, nhận hối lộ hơn 4,2 tỉ đồng.
Nguyễn Thanh Hải, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ, nhận hối lộ hơn 2,3 tỉ đồng.
Nguyễn Tiến Thân, nhận hối lộ hơn 1,3 tỉ đồng và Nguyễn Mai Anh, nhận hối lộ hơn 2,8 tỉ đồng (cùng chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ).
Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ 21,5 tỉ đồng.
Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ hơn 25 tỉ đồng.
Đỗ Hoàng Tùng, Phó cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ hơn 12,2 tỉ đồng.
Lê Tuấn Anh, Chánh văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ gần 1,8 tỉ đồng, thu lợi bất chính gần 1,4 tỉ đồng.
Phạm Trung Kiên, chuyên viên Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế, nhận hối lộ hơn 42,6 tỉ đồng.
Lưu Tuấn Dũng, Phó trưởng phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, nhận hối lộ hơn 1,8 tỉ đồng.
Nguyễn Hồng Hà, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản, nhận hối lộ hơn 2 tỉ đồng.
Lý Tiến Hùng, chuyên viên Vụ Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và đào tạo, nhận hối lộ hơn 437 triệu đồng.
Vũ Ngọc Minh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Angola, nhận hối lộ 864 triệu đồng.
Ngô Quang Tuấn, chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giao thông vận tải.
Vũ Hồng Quang, Phó trưởng phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, nhận hối lộ gần 2 tỉ đồng, hưởng lợi hơn 1,7 tỉ đồng.
Trần Văn Dự, nhận hối lộ hơn 7,6 tỉ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 3 tỉ đồng, Nguyễn Anh Tuấn, nhận hối lộ hơn 27,3 tỉ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 22,8 tỉ đồng, và Vũ Sỹ Cường, nhận hối lộ hơn 9,3 tỉ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 5,5 tỉ đồng (cả 3 nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an)
Chử Xuân Dũng, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, nhận hối lộ hơn 2 tỉ đồng.
Trần Văn Tân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhận hối lộ 5 tỉ đồng.
Hà Nguyên
Nguồn : VNTB, 05/04/2023
**********************
Vụ án ‘giải cứu’ : Vừa dễ hiểu, vừa khó hiểu
Trân Văn, VOA, 05/04/2023
...Chẳng hạn tổng số chuyên bay giải cứu (bao gồm "giải cứu" và"combo") là gần 2.000 như giới hữu trách từng công bố hay chỉ có 772 như Kết luận điều tra ghi nhận ?
Người Việt đang chờđược lên máy bay giải cứu tại Toronto, Canada, 2020.
Công an Việt Nam đã công bố Kết luận điều tra về việc tổ chức các chuyến bay "giải cứu" suốt từ tháng 4/2020 đến tháng 1/2022 vàđề nghị truy tố 54 bị can, trong đó có 21 bị can bịđề nghị truy tố tội "nhận hối lộ", 23 người bịđề nghị truy tố tội "đưa hối lộ", bốn bị can bịđề nghị truy tố tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và hai bị can bịđề nghị truy tố tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Các cơ quan truyền thông chính thức đang thi nhau chẻ Kết luận điều tra để khai thác. Ví dụ như trong số năm bộ (Ngoại giao, Y tế, Giao thông vận tải, Công an, Quốc phòng) tham gia xem xét – phê duyệt – tổ chức thực hiện các chuyến bay "giài cứu" thì có bốn bộđóng góp... bị can cho vụán "giải cứu". Quốc phòng là bộ duy nhất không gửi bị can nhưng không phải vì sạch mà vì Bộ Công an không thểđiều tra Bộ Quốc phòng(1). Hay chuyện ông Phạm Trung Kiên (Thư ký của Thứ trưởng Y tếĐỗ Xuân Tuyên) là người nhận số tiền hối lộ lớn nhất (42,6 tỉđồng)[2]. Hoặc ông Vũ Anh Tuấn (Phó Phòng Tham mưu của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh của Bộ Công an là người thay mặt ông Trần Văn Dự (Cục phó Cục Xuất nhập cảnh của Bộ Công an) để"đàm phán" với các doanh nghiệp muốn tham gia chiến dịch "giải cứu" về giá"duyệt" kế hoạch "giải cứu"ở phía công an(3).
***
Đọc những bài lược thuật về Kết luận điều tra vụán "giải cứu" sẽ dễ dàng nhận ra, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đã mục ruỗng từ gốc đến ngọn. Tham nhũng không chỉ là tình trạng phổ biến từ trên xuống dưới, từ trái sang phải mà còn được xem như... đương nhiên, thành ra cứ"thi hành công vụ" là viên chức thuộc đủ mọi cấp của tất cả các ngành thản nhiên "chặt đầu, lột da" đối tượng được họ"phục vụ".
Tuy cồng kềnh, nhiều tầng nấc nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không có khả năng giám sát - kiềm chế lẫn nhau, phát giác – ngăn chặn – xử lý sai sót, sai phạm, điều chỉnh sai lầm. Các cơ quan công quyền phải có tổ chức đảng nhưng lãnh đạo tổ chức đảng trong các cơ quan công quyền cũng thản nhiên tham gia chia chác "tài sản do phạm tội mà có".
Nếu các hệ thống không tồi tệ, viên chức của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền có tự tin đến mức đồng tâm "vẽ vời", nhất trí"ăn chia" theo kiểu "tập thể" như vậy ? Nội dung Kết luận điều tra về vụán "giải cứu" mà hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đang thi nhau lược thuật còn chỉ ra một vấn đề khác, đó là hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam kém cả trí lực lẫn năng lực phản ứng trước tình thế ngặt nghèo, cấp thiết hay tàn bạo đến mức xem tình thế ngặt nghèo, cấp thiết là"cơ hội kiếm chác" ? Vì sao trong tình thế ngặt nghèo, cấp thiết nhưđã biết, vẫn phải có tới năm bộ chia nhau xem xét - phê duyệt – kiểm soát việc thực hiện các chuyến bay "giải cứu" ? Chính phủ không đủ năng lực trong quản trị - điều hành nên phải chia việc cho các bộ hay chính phủ cũng thấy đó là"cơ hội" nên cần "tạo điều kiện" cho các bộ"cải thiện" ?
Vì lẽ gì mà lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền "không nghe, không thấy. không nói" suốt 30 tháng, bất kể dân tình ta thán về việc những nạn nhân của đại dịch Covid-19 đã cũng nhưđang bị"chặt đầu, lột da" ? Khi khả năng nghe, thấy, nhận biết yếu kém đến mức như vậy, chẳng lẽ việc tiếp tục lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền vẫn được xem làổn ?
***
Ngoài những tình tiết dễ hiểu, có thể tự ngẫm để tìm câu trả lời, nếu so sánh Kết luận điều tra về việc tổ chức các chuyến bay "giải cứu" với những thông tin, sự kiện đã xảy ra trước đó có liên quan đến hoạt động này, tự nhiên sẽ thấy vẫn còn không ít điều khó hiểu. Chẳng hạn tổng số chuyên bay giải cứu (bao gồm "giải cứu" và"combo" là gần 2.000 như giới hữu trách từng công bố(4) hay chỉ có 772 như Kết luận điều tra ghi nhận ?
Tổng số nạn nhân của "tứ bộ" (đúng ra phải là"ngũ bộ" nếu Bộ Quốc phòng không được xem là cấm địa như thời chiến) đãđược xác định là trên 200.000. Về lý, những nạn nhân này là"bị hại", các "bị hại" có được xem xét bồi thường thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần không ? Khi đưa vụán và các bị cáo ra xét xử, hệ thống tư pháp có triệu tập các "bị hại" không, nếu không thì tại sao lại gạt họ qua một bên ?
Đã có hai Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (trong đó có một còn làỦy viên Bộ Chính trị) cùng kiêm Phó Thủ tướng bị cả tổ chức đảng, quốc hội, lẫn hệ thống công quyền "xử lý" vì bị xác định là phải chịu "trách nhiệm liên đới" nhưng tại sao ông Đỗ Xuân Tuyên – cấp trên trực tiếp của ông Phạm Trung Kiên – người nhận hối lộ khoảng 180 lần với số tiền lên đến 42,6 tỉ - không bị gì cả ? Tương tự, tại sao chỉ có Cục phó Cục Quản lý Xuất nhập cảnh của Bộ Công an bị xử lý hình sự mà Cục trưởng và những cá nhân ở cấp cao hơn trong Bộ Công an lại vô sự, cho dù về lý, rõ ràng là không thể né tránh "trách nhiệm liên đới" ? Nên hiểu thế nào khi các hệ thống xử lý cảỦy viên Ban chấp hành trung ương đảng, không khoan nhượng với cả cá nhân được Ban chấp hành trung ương đảng nhất tríđưa vào Bộ Chính trị, đã vậy còn là các Phó Thủ tướng nhưng lại nhẹ tay với một số cá nhân ở những vị trí thấp hơn ?
Một số doanh nhân tham gia thực hiện các chuyến bay "giải cứu", một số lãnh đạo địa phương liên quan đến việc sắp đặt "nơi ăn, chốn ở" cho những người Việt bị các hệ thống "chặt đầu, lột da" chỉ vì có nguyện vọng được "giải cứu" đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng nếu chỉ chừng đó thì dường như"sót người, lọt tội". Với kiểu hoạt động nhưđã biết của các hệ thống đãđược mô tả khá cặn kẽ trong Kết luận điều tra, ai tin một số tập đoàn, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trú tại Việt Nam, bỗng nhiên được chính quyền một sốđịa phương lựa chọn để cung cấp dịch vụ"cưỡng bức cách ly", khiến chi phí hồi hương vọt lên như pháo thăng thiên vàđó mới là lý do khiến dân tình ta thán, công chúng bất bình, góp phần dẫn tới quyết định phải khởi tốđểđiều tra – là hoàn toàn vô tư ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 05/04/2023
Chú thích
(3) https://vnexpress.net/nhung-cuoc-nga-gia-hang-nghin-usd-khi-duyet-chuyen-bay-giai-cuu-4589276.html
(4) https://plo.vn/toan-canh-vu-an-chuyen-bay-giai-cuu-den-ngay-31-12-2022-post714327.html