Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

11/05/2023

Nguyễn Phú Trọng được nhìn như thế nào sau khi mãn nhiệm ?

Đông Đô - Mai Lan

Tổng bí thư sẽ được mức tín nhiệm nào ?

Đông Đô, VNTB, 11/05/2023

Thước đo từ lòng dân

Một cuộc thăm dò mới của Reuters trong 3 ngày cho thấy tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ còn 40%, gần mức thấp nhất trong cả nhiệm kỳ.

tbt0

Chuyện đốt lò đã lấn át những chuyện Tổng bí thư bất lực suốt ròng rã 3 nhiệm kỳ liên tiếp

Reuters công bố hôm 9/5, xếp hạng tín nhiệm thấp này là do việc người Mỹ không hài lòng về cách chính quyền của ông Biden xử lý vấn đề nhập cư và lạm phát. Mức này chỉ cao hơn một chút so với mức cực thấp 39% của tháng trước.

Nếu một tờ báo nào đó cũng thử làm một cuộc thăm dò tương tự đối với chính khách là Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, liệu kết quả sẽ như thế nào ?

Tin chắc rằng sẽ không có con số cụ thể nào được công bố mà hội đủ các tiêu chí thông thường của một thăm dò ẩn danh trên truyền thông. Lý do rất đơn giản : người dân đang ủng hộ chuyện "đốt lò" của Tổng bí thư, nên họ luôn sẵn sàng "chín bỏ làm mười" cho những chuyện mà Tổng bí thư gần như bất lực suốt ròng rã 3 nhiệm kỳ liên tiếp trong vị trí là lãnh đạo tối cao, và cũng là độc quyền của nhà nước Việt Nam.

Nhìn từ giáo dục ở vùng cao

Câu chuyện đau lòng về tai nạn của vợ chồng cô Mai Thị Yến trên đường trở lại điểm trường đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Thế nhưng không có bất kỳ cơ quan truyền thông nào ‘đeo bám’ tới tận cùng trong việc tìm lời giải để không còn cảnh nghiệt ngã này nữa.

Tháng 9/2011, nhà báo Trần Đăng Tuấn đã chính thức khởi động dự án "Cơm có thịt cho học sinh dân tộc nội trú dân nuôi" của Quỹ học trò nghèo vùng cao. Trước đó, ông Trần Đăng Tuấn là Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.

"Yêu thương trao đi là yêu thương còn mãi. Hãy cùng chúng tôi chọn người – chọn nơi để thương, để yêu, để sẻ chia. Và đó là những em nhỏ vùng cao ngoan hiền, đang sống ở những nơi nghèo khó, giúp các em bớt chật vật hơn khi tới trường. Hãy cùng cảm nhận niềm vui, hạnh phúc với các em bằng những đóng góp nho nhỏ – ít thôi nhưng đều đặn. Yêu thương bao giờ cũng có đủ cho tất cả mọi người. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương mà chúng ta giữ mãi được cho mình" – nhà báo Trần Đăng Tuấn kêu gọi.

Tháng 1/2011, ông Nguyễn Phú Trọng ‘đăng quang’ Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam.

Ngần ấy thời gian đi qua, đến nay thì Quỹ học trò nghèo vùng cao tiếp tục ‘đều đặn yêu thương", và các thầy cơ giáo "cắm bản" thì vẫn chờ đợi những quyết sách "đoái hoài" tới họ từ người giữ chức vụ và quyền lực cao nhất nước trong hơn 12 năm qua là Tổng bí thư.

Những đồng nghiệp của nhà báo Trần Đăng Tuấn đã khéo léo cổ vũ bằng việc trích đăng tải ý kiến bạn đọc, kiểu nhẹ nhàng như : "Chuyện này là hoàn toàn có thật và đa số là với học sinh vùng dân tộc. Có những lớp học bán trú của học sinh học cả ngày (vì nhà xa) mà hàng tuần liền các em toàn ăn cơm với cá khô, tối không có điện phải kẹp đèn pin vào cổ để học bài.

Trường không ra trường, lớp không ra lớp, toàn là nhà tre- nứa – lá dột nát. Trong khi đó các trường khác (nhất là ở các thành phố lớn) thì xã hội hóa giáo dục… vô bờ bến, nhưng chất lượng kiến thức thì hoàn toàn tỉ lệ nghịch. Mà hình như cả Bộ trưởng Nội vụ cũng như Giáo dục và Đào tạo không nhìn thấy thực trạng đó của xã hội hay sao ấy ?… Đề nghị Đảng, Chính phủ và Nhà nước quan tâm hơn tới lĩnh vực này !"…

Cần ‘đánh cược’ bằng ‘ghế’ Tổng bí thư

Thế nhưng… dẫu rằng trong những năm gần đây, các chế độ, phụ cấp đối với nhà giáo cũng được cải thiện. Giáo viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, trợ cấp lần đầu khi công tác ở vùng khó khăn, trợ cấp tham quan, học tập bồi dưỡng chuyên môn, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp dạy tiếng dân tộc.

Nhưng các chế độ đãi ngộ lại không giúp giáo viên giải quyết được nhiều khó khăn thực tế như giảm nguy hiểm, rủi ro trên hành trình đến trường, hay trong những hoàn cảnh đặc biệt như gặp thiên tai, bão lũ. Cuộc sống quá khắc nghiệt ở vùng khó khăn khiến nhiều giáo viên dẫu có thu nhập ổn định cũng không thể có cuộc sống bình thường như giáo viên vùng xuôi.

Ngoài việc thúc đẩy các giải pháp nâng cao cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện, nước sạch ở các vùng khó khăn, riêng ngành giáo dục cần rà soát và thực hiện nghiêm quy định về luân chuyển giáo viên để những giáo viên đã công tác lâu năm ở vùng khó được chuyển về nơi thuận lợi hơn.

Ước gì Tổng bí thư mạnh dạn hứa với quốc dân đồng bào, rằng nếu ông được tin cậy trong việc tín nhiệm trong chuyện ngồi hết nhiệm kỳ ba này, ông sẽ có những quyết sách khả thi hơn để "đường đến trường bớt hiểm nguy" đối với cả thầy và trò ở vùng cao.

Đông Đô

Nguồn : VNTB, 11/05/2023

***************************

Sách của tác giả Nguyễn Phú Trọng được xem là giáo trình ở bậc đại học

Mai Lan, VNTB, 11/05/2023

Giáo trình là tài liệu học tập hoặc giảng dạy được thiết kế và biên soạn dựa trên cơ sở chương trình môn học với mục đích để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho giáo viên, hoặc/và làm tài liệu học tập chính thức cho học sinh, sinh viên.

tbt2

Sách của tác giả Nguyễn Phú Trọng được xem là giáo trình ‘gối đầu giường’ về chống tham nhũng cho sinh viên.

Giáo trình ở bậc đại học là gì ?

Theo Điểm a Khoản 4 Điều 2 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg có quy định : "Giáo trình" là tài liệu giảng dạy, học tập có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng được người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học duyệt, lựa chọn hoặc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Như vậy theo quy định trên thì việc hôm 9/5 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi công văn chỉ đạo về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các trường đại học. Theo đó, các trường được yêu cầu cập nhật nội dung chương trình, tài liệu giảng dạy về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ năm học 2023-2024.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đưa cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, là tài liệu giảng dạy về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ năm học 2023-2024.

Vậy quyền tự do học thuật ở đâu ?

Về quyền tự do học thuật, thì văn bản chỉ đạo trên cho thấy là cần phải xem xét lại, vì viết sách lý luận chính trị của một cá nhân, và soạn giáo trình để giảng dạy ở bậc đại học là hai vấn đề khác hẳn nhau, đặc biệt là yếu tố nghiên cứu học thuật.

Giáo trình bao hàm các môn học cũng như các chủ đề được đề cập trong quá trình học tập. Mặt khác, chương trình giảng dạy bao hàm các chương và nội dung học thuật được dạy ở trường hoặc đại học. Nó ám chỉ đến kiến ​​thc, k năng và năng lc hc sinh nên hc trong quá trình hc.

Giáo trình được định nghĩa là các tài liệu bao gồm các chủ đề hoặc phần được đề cập trong một chủ đề cụ thể. Nó được xác định bởi hội đồng thi và được tạo ra bởi các giáo sư. Các giáo sư chịu trách nhiệm về chất lượng của khóa học. Nó được cung cấp cho các sinh viên bởi các giáo viên, ở dạng bản cứng hoặc dạng điện tử để thu hút sự chú ý của họ đối với môn học và nghiêm túc học tập.

Một giáo trình được coi là một hướng dẫn về phụ trách cũng như cho các sinh viên. Nó giúp sinh viên biết chi tiết về chủ đề này, tại sao nó là một phần trong quá trình học của họ, kỳ vọng của sinh viên là gì, hậu quả của sự thất bại, v.v. Nó chứa các quy tắc chung, chính sách, hướng dẫn, chủ đề, bài tập, dự án, ngày thử nghiệm, và như vậy.

Còn chương trình giảng dạy được định nghĩa là hướng dẫn của các chương và nội dung học thuật được bao phủ bởi một hệ thống giáo dục, trong khi trải qua một khóa học hoặc chương trình cụ thể.

Giáo trình được mô tả như là bản tóm tắt của các chủ đề được đề cập hoặc các đơn vị sẽ được dạy trong chủ đề cụ thể. Chương trình giảng dạy đề cập đến nội dung tổng thể, được dạy trong một hệ thống giáo dục hoặc một khóa học.

Giáo trình thay đổi từ giáo viên này sang giáo viên khác, trong khi chương trình giảng dạy giống nhau cho tất cả các giáo viên. Thuật ngữ học thuật là một nguồn gốc Hy Lạp, trong khi các thuật ngữ giáo trình là một nguồn gốc Latin.

Hơn nữa, chương trình giảng dạy có phạm vi rộng hơn so với giáo trình. Giáo trình được cung cấp cho sinh viên bởi các giáo viên để họ có thể quan tâm đến chủ đề này. Mặt khác, thông thường chương trình giảng dạy không được cung cấp cho sinh viên trừ khi được yêu cầu cụ thể.

Giáo trình có tính chất mô tả, nhưng chương trình giảng dạy là quy định. Giáo trình được đặt cho một chủ đề cụ thể. Không giống như chương trình giảng dạy, bao gồm một khóa học cụ thể hoặc một chương trình. Giáo trình được chuẩn bị bởi các giáo viên. Ngược lại, một chương trình giảng dạy được quyết định bởi chính phủ hoặc trường học hoặc quản trị đại học.

Thời lượng của một giáo trình chỉ trong một năm, nhưng chương trình học kéo dài cho đến khi hoàn thành khóa học.

Có được quyền phản biện "giáo trình Nguyễn Phú Trọng" ?

Với những nguyên tắc lý thuyết tối thiểu như trên cho thấy nếu thật sự tôn trọng quyền tự chủ trong học thuật, trong giảng dạy ở môi trường đại học, cần thiết chấm dứt việc can thiệp bằng biện pháp hành chính trong yêu cầu "sử dụng giáo trình" từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, như việc đưa cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào giảng dạy.

Bởi trong khoa học thì dù là giáo trình, vẫn phải chấp nhận những phản biện đa chiều, những nhận xét "trái tai"… và những điều này nếu xảy ra đối với giáo trình là cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì liệu các ý kiến đó có bị cho là chống phá đảng theo điều luật hình sự 117 ?

Mai Lan

Nguồn : VNTB, 11/05/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Đông Đô, Mai Lan
Read 478 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)