Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

18/05/2023

Chính trị Thái Lan lật sang trang dân chủ

Minh Anh - Ngô Nhân Dụng

Bầu cử Thái Lan : Đối lập thắng lớn, báo hiệu chấm dứt chế độ quân sự ?

Minh Anh, RFI, 18/05/2023

Tại Thái Lan, trong cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 14/05/2023, hai đảng đối lập Move Forward (Áo Cam) và Pheu Thai (Áo Đỏ) đã giành được thắng lợi áp đảo. Một thông điệp mạnh mẽ cử tri Thái gởi đến chính phủ do quân đội hậu thuẫn : Người dân không muốn quý vị tiếp tục cai trị. Liệu rằng kết quả này có sẽ là một dấu hiệu chấm hết cho những năm tháng cầm quyền của phe bảo thủ được quân đội hậu thuẫn ?

thailan1

Pita Limjaroenrat (phải), lãnh đạo phong trào Move Forward, về đầu trong cuộc bầu cử Thái Lan ngày 14/05/2023. AP - Sakchai Lalit

Bầu cử tại Thái Lan được giới quan sát đánh giá là một cuộc đọ sức dai dẳng giữa phe đòi dân chủ và phe bảo hoàng được quân đội hậu thuẫn. Cuộc bỏ phiếu hôm Chủ Nhật 14/5 là lần bầu cử thứ hai từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014, lật đổ chính phủ dân cử của bà Yingluck Shinawatra và từ sau cuộc bầu cử được cho là "dân chủ" năm 2019, đưa cựu tướng quân đội Prayut Chan O Cha lên cầm quyền.

Làn sóng Màu Cam, một cơn chấn động chính trị

Eugenie Merieau, chuyên gia về Luật công, trường đại học Paris I Pantheon-Sorbonne, trên đài phát thanh France Culture trước hết lưu ý, việc thủ tướng mãn nhiệm Prayuth Chan O Cha giải thể quốc hội và tổ chức bầu cử sớm trên thực tế là một tính toán chính trị, chứ không phải vì áp lực của đường phố và đối lập :

"Vì tin chắc rằng Thượng Viện là do quân đội bổ nhiệm trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị và có nhiệm kỳ đến năm 2024, với số 250 thượng nghị sĩ, cùng với 500 hạ nghị sĩ ở Quốc Hội, quân đội nghĩ là có nhiều cơ may giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử năm nay hơn là vào năm 2024, sau khi Thượng Viện do quân đội chỉ định mãn nhiệm kỳ".

Tính toán này của quân đội đã bị cử tri Thái "lật tẩy" qua việc dồn phiếu cho hai đảng đối lập Move Forward và Pheu Thai. Nhưng điểm bất ngờ lớn nhất trong cuộc bỏ phiếu năm nay là đảng Move Forward (MFP), mang tư tưởng cấp tiến, dưới sự dẫn dắt của Pita Limjareonrat, một doanh nhân trẻ tuổi, đã về đầu khi giành được 151 ghế nhờ có được hơn 14 triệu phiếu bầu, vượt qua cả Pheu Thai, đảng đối lập truyền thống, một lực lượng dân túy ở Thái Lan do gia tộc Shinawatra lãnh đạo trong suốt hai thập niên.

Báo chí Pháp nói đến "một làn sóng Mầu Cam, một cơn chấn động chính trị". Trang mạng CNN của Mỹ thì cho đấy là một "đòn giáng chí mạng", "một lời quở trách trực diện, một sự bác bỏ quá khứ độc tài quân sự" của người dân Thái.

Để phản đối sự thống trị của quân đội trong chính phủ, lá phiếu bầu luôn là công cụ duy nhất, được người dân Thái sử dụng một cách áp đảo nhằm ủng hộ các đối thủ chính trị của quân đội. Cuộc bỏ phiếu hôm Chủ Nhật 14/5, là một sự tiếp nối của truyền thống đó, khi cử tri Thái tham gia bầu cử với một tỷ lệ cao kỷ lục (hơn 75%).

Phe ủng hộ dân chủ : Những con rối của phương Tây ?

Điều nghịch lý là dù chiến thắng áp đảo, lãnh đạo phe đối lập Pita Limjareonrat chưa chắc có thể trở thành thủ tướng chính phủ. Quân đội trong lần nắm quyền sau cùng đã cho sửa đổi Hiến Pháp năm 2014, theo đó, để có thể nắm quyền, một chính đảng phải có được đa số tuyệt đối là 376 ghế trong tổng số 500 ở Hạ Viện.

Nếu không hội đủ, các đảng, bất kể số phiếu phổ thông dù thấp hay cao, đều sẽ phải lao vào vận động và tranh giành sự ủng hộ từ nhiều đảng khác để có được liên minh đa số cầm quyền. Nhất là ứng viên cho chức thủ tướng của đảng đối lập hay từ một liên minh nào đó đều phải có được sự chấp thuận từ 250 thượng nghị sĩ do quân đội bổ nhiệm.

Điều này giải thích vì sao tướng Prayut Chan O Cha, sau khi tiến hành cuộc đảo chính năm 2014, và giũ bỏ áo nhà binh để ra tranh cử năm 2019 vẫn đảm nhiệm được chức vụ thủ tướng trong chính phủ liên minh, dù là Pheu Thai là đảng giành được nhiều phiếu nhất trong cuộc bầu cử năm đó. Liệu kịch bản này có sẽ tái diễn ? Ông Thitanan Pongsudhirak, trường đại học Chulalongkorn, được CNN dẫn lại, cảnh báo "cái giá phải trả sẽ là đắt, nếu ai đó muốn tìm cách giảm thanh thế kết quả bầu cử hay hình thành một chính phủ thiểu số".

Ngoài ra, tại Thái Lan, phe đối lập chủ trương cải cách luôn vấp phải sự cản trở từ phe bảo thủ đầy quyền lực, một liên minh quy tỵ quân đội, phe bảo hoàng và giới tinh hoa có ảnh hưởng. Về điểm này, nhà nghiên cứu Eugenie Merieau giải thích :

"Giống như tại nhiều nước Châu Á, quý vị có một kiểu lên án đó là một con rối trong tay phương Tây. Những đòi hỏi của giới trẻ Thái Lan đưa ra trong các cuộc xuống đường biểu tình năm 2020 bị xem như là hệ quả trực tiếp từ hoạt động của đại sứ quán Mỹ ở Thái Lan, có thể đã tài trợ cho các nhóm phong trào ủng hộ dân chủ, một chuỗi các hiệp hội bảo vệ nhân quyền, v.v… Rõ ràng đây là một kiểu cáo buộc thường được quân đội sử dụng để hạ thấp uy tín của đối lập, cáo buộc họ chỉ là một con rối trong tay các thế lực ngoại bang phương Tây".

Giải thể, đảo chính : Những công cụ trấn áp đối lập của phe bảo hoàng

Đây chính là những gì đã xảy ra với đảng Future Forward Party (FFP), tiền thân của đảng Move Forward hiện nay. Trong cuộc bầu cử năm 2019, FFP, rất được giới trẻ Thái ủng hộ, đã về thứ ba trong cuộc đua khi nhận được hơn 8 triệu phiếu. Thế nhưng, Tòa Bảo Hiến đã ra lệnh giải thể FFP và cấm 16 trong số các lãnh đạo của đảng năm đó tham gia chính trường trong vòng 10 năm. Tòa Bảo Hiến phán quyết rằng số tiền vay mượn của lãnh đạo đảng khi ấy là ông Thanathorn Juangroonggruangkit là tiền quyên góp, và do vậy đã vi phạm luật bầu cử.

Nhật báo Libération ngày 23/02/2020 từng giải thích, trên thực tế, đảng cánh tả non trẻ này, được thành lập năm 2018, là một mối đe dọa cho quân đội và chế độ quân chủ. Cương lĩnh vận động tranh cử của FFP năm đó là kêu gọi một sự công bằng, dân chủ nhiều hơn, cải cách chế độ quân chủ và giảm bớt quyền lực của quân đội trên chính trường Thái.

Theo nhận định của chuyên gia về Luật Công Eugénie Merieau, tại một đất nước có số cuộc đảo chính kỷ lục, 18 lần trong đó có 12 lần thành công trong chưa đầy một thế kỷ, thì quả thật, pháp lý là những công cụ tinh vi và hữu hiệu cho phép quân đội cùng phe bảo hoàng "vô hiệu hóa" đối lập mà không sợ bị Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ trừng phạt :

"Trong đời sống chính trị Thái Lan, khả năng Tòa Bảo Hiến giải thể các chính đảng là cực kỳ cao. Đảng Pheu Thai, tức đảng của ông Thaksin, đã từng ba lần bị giải thể, do vậy, đây sẽ một trong số các rủi ro và chỉ đến khi nào các công cụ pháp lý này không còn hiệu quả thì khi ấy đảo chính quân sự mới được tiến hành. Đây chính là điều đã xảy vào năm 2014. Thủ tướng Thái lúc bấy giờ là bà Yingluck Shinawatra đầu tiên đã bị Tòa án Tối cao phế truất, rồi sau đó là Tòa Bảo Hiến. Chỉ đến khi bà từ chối từ nhiệm thì lúc ấy quân đội mới tiếm quyền bằng đảo chính".

Quân đội có sẽ đảo chính lần nữa ?

Giờ đây, Move Forward tiếp nối cương lĩnh năm xưa của FFP và đã giành được thắng lợi vang dội ngoài mong đợi trong kỳ bỏ phiếu 14/5. Tuy nhiên, theo ông Thitanan Pongsudhirak, trường đại học Chulalongkorn, với các chính sách xã hội như bài trừ nạn tham nhũng, cải cách hệ thống giáo dục và sửa đổi luật khi quân hà khắc, Move Forward đã vượt qua một lằn ranh khác, không còn mang tư tưởng dân túy. Phe bảo thủ phản đối quyết liệt bất kỳ sửa đổi nào trong luật về khi quân. Đối với họ, hoàng gia đứng trên cả chính trị và theo Hiến pháp, quốc vương phải được "tôn kính".

MFP có nhiều nguy cơ bị giải thể, bị vướng vào các cáo buộc như tham nhũng, vi phạm luật bầu cử, vì đã có đơn khiếu nại gởi lên Ủy ban bầu cử trước cuộc bỏ phiếu, cáo buộc Pita đã vi phạm luật bầu cử vì đã nắm giữ cổ phần trong một công ty truyền thông. Move Forward có sẽ phải chịu cùng số phận như Future Forward như năm 2019 hay không ? Hay liệu rằng đảo chính có sẽ lại diễn ra ?

Nhà nghiên cứu Eugenie Merieau cho rằng không thể loại trừ bất cứ khả năng nào. Tuy nhiên, bà cảnh báo cuộc đảo chính sắp tới có thể sẽ là lần cuối cùng. Mỗi lần thực hiện, quân đội đều biện minh là để bảo vệ hoàng gia, nhưng lập luận này giờ ngày càng khó được người dân Thái chấp nhận :

"Quân đội luôn có được sự tán thành của nhà vua, nhưng vị vua trước đó, quốc vương Bhumibol Adulyadej, rất được đại đa số người dân Thái tôn kính. Trong khi đó, quốc vương Vajiralongkorn, lên ngôi năm 2016, lại ít được lòng dân hơn. Chúng ta có thể nghĩ rằng việc ông đồng tình cho một cuộc đảo chính sẽ không được chấp nhận như vào thời cha ông. Chúng ta cũng có thể dự đoán là những cuộc đảo chính trong tương lai sẽ bị phản đối nhiều hơn, thậm chí dần dần trở nên khó thể thực hiện đối với quân đội".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 18/05/2023

************************

Thái Lan hi phc chế đ dân chủ ?

Ngô Nhân Dụng, VOA, 18/05/2023

Pita Limjaroenrat nói vi đài BBC, "Dân chúng đã chán ngy sut c thi gian qua. Đây là lúc bt đu mt Ngày Mi". Chưa biết chc Th tướng Prayuth Chan-ocha có đng ý mt tri đã mc cho mt "Ngày Mi" hay không.

thailan2

Hin tượng bt ng là đng Tiên Tiến (Move Forward), do Pita Limjaroenrat (áo trng), mi 42 tui, lãnh đo, đã dn đu vi 151 ghế.

Dân Thái Lan s tr v vi mt chế đ dân chủ. Kết qu bt ng ca cuc b phiếu ngày 15/5 va qua cho thy khi được quyn chn la, dân Thái Lan chn sng t do.

Hai đng đi lp chiếm đa s gn 300 trong s 500 ghế Quc hi chng t dân chúng mun thoát khi "chế đ Prayuth". Tướng Prayuth Chan-ocha đang làm th tướng, vi 8 năm cai tr đc tài t sau cuc đo chính năm 2014.

Các cuc nghiên cu dư lun trước đây đu tiên đoán đng Pheu Thai ca cu th tướng lưu vong Thaksin Shinawatra s thng ln. Nhiu người Thái vn còn nh các chính sách bo him y tế toàn din và cung cp tín dng cho nông dân ca ông. Ông Thaksin và người em gái tng đc c làm th tướng đu b các tướng lãnh lt đ. Nhưng đng Pheu Thai, do cô con út Paetongtarn Shinawatra đng đu, ch chiếm được 141 trong s 500 ghế dân biu.

Hin tượng bt ng là đng Tiên Tiến (Move Forward), do Pita Limjaroenrat, mi 42 tui, lãnh đo, đã dn đu vi 151 ghế. Đng này ch trương ci t toàn din gung máy hành chánh và cơ cu nn kinh tế ; vi ba khu hiu d hiu, d nh : "Gim nh hưởng Quân đi" ; "Gim đc quyn kinh tế" ; và "Gim Tp trung hành chánh". Chính sách kinh tế s phát trin các công nghip ngoài ngành du lch và bên ngoài các thành ph ln như Bangkok.

Nhưng đng Tiên Tiến còn dám đng ti hai đnh chế thường được coi là "thiêng liêng" trong xã hi Thái Lan, là th chế quân ch và chế đ quân phit. H đ ngh gim bt các "Ti Khi Quân" xưa nay vn cm dân Thái không được phê bình hoàng gia. Ngoài ra, h còn mun bãi b nghĩa v quân s cho các thanh niên, gim bt quyn ca các tướng lãnh.

Điu đáng ngc nhiên là đa s dân Thái t ra đng ý vi các ý kiến táo bo ca Limjaroenrat. Ông qua New Zealand năm 11 tui, sng trong mt nông tri, đi bán sa và "b báo" kiếm tin tiêu. Ông tr v nước hc kinh tế và tài chánh bc đi hc ; ri tt nghip Kennedy School thuc Đi hc Harvard và ly bng MBA ca Đi hc MIT. Sau khi làm vic vi các công ty quc tế và cơ s kinh doanh ca gia đình, ông ng c vào quc hi năm 2018, bt đu cuc đi chính tr.

Gii tr ng h Đng Tiên Tiến nhit lit trên các mng xã hi. Nhng thanh niên dưới 26 tui chiếm 14% trong s 52 triu c tri. Danh mc ca ông Pita trên mng thu hút ba t lượt người vào ; mt bài din văn ca ông thâu hình có 7,6 triu người coi. Các cuc biu tình do đng Đng Tiên Tiến t chc lôi kéo hàng ngàn người tr tui. Nhiu thanh niên đp xe đp đi c đng cho các ng c viên Tiên Tiến thiếu phương tin. H mc áo màu vàng, là màu "cách mng" trong các cuc biu tình trước đây Thái Lan ; cũng là màu được đng Tiên Tiến chn trong cuc tranh c. Đó là cách duy nht đ vn đng người ln tui, vì lut bu c Thái Lan không cho phép các công dân được nói v la chn ca mình ti đa đim b phiếu.

Hai đng đi lp chiếm hơn 60% s ghế trong quc hi mi. H có th liên minh lp chính ph ; Pita Limjaroenrat sn sàng đm nhim chc th tướng. Hai đng ca các tướng lãnh ch chiếm 75 ghế ; Đng Đoàn kết Dân tc Thái ca Tướng Prayuth Chan-ocha được 36 ghế. Ông tuyên b "s tôn trng quá trình dân ch và kết qu cuc bu c" ; nhưng không biết ông có gi đúng li ha được hay không. Các tướng lãnh chung quanh ông không d dàng chu rút lui, nhượng quyn cho nhng nhà chính tr ch có phiếu mà không có súng !

y ban Bu c Quc gia s công b kết qu chính thc sau 60 ngày kim phiếu. Trong thi gian đó, các tướng lãnh có nhiu cách đ tiếp tc nm gi quyn hành. H có th xin tòa án vô hiu hóa quyn hot đng ca đng Tiên Tiến, tc là xóa b kết qu cuc b phiếu va qua.

Lu
t l Thái Lan cm các đi biu quc hi làm ch c phn ca các t báo hay đài phát thanh, vân vân. Tun trước, mt ng c viên thân chính quyn đã t giác và yêu cu y ban Bu c điu tra Pita Limjaroenrat, vì ông làm ch các c phn ca mt công ty truyn thông do b ông đ li, sau khi qua đi. Ông Pita cho biết ông đã khai báo v s c phn đó vi quc hi, trước khi công ty truyn thông này t đóng ca.

Nếu chính quyn Prayuth dùng li t cáo trên đ tn công ông Pita thì dân Thái có th biu tình, gây hn lon. Năm 2020, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã gii tán Đng "Tương Lai Tiến" (Future Forward) là tin thân ca đng Tiên Tiến, nêu các lý do h vi phm nhng lut l rt nh. Sau lnh đó, hàng chc ngàn dân Thái đã đi biu tình phn đi. Lúc đu người dân ch đòi ci t chính tr, đòi thêm các quyn t do, dân ch ; sau đó tiến xa hơn na, h nêu ý kiến phi gii hn quyn hành ca hoàng gia, mt điu xưa nay chưa ai dám nói ti.

Hai đng Tiên Tiến và Pheu Thai cho biết s liên hip đ lp chính ph. Liên kết vi bn đng nh, h hi được hơn 300 ghế trong quc hi. Nhưng mt v th tướng cn c nhng lá phiếu ca 250 ngh sĩ trên Thượng vin. Pita Limjaroenrat cn được ít nht 75 ngh sĩ ng h mi đ 375 phiếu. Hin nay, 250 ngh sĩ Thượng vin đu do Tướng Prayuth b nhim ; h s quyết đnh có chp thun Pita làm th tướng hay không. Ngoài ra, Quc vương Thái Lan vn là người nm quyn chun y và phong nhm chc th tướng chính ph.

Sau khi đc c, Pita Limjaroenrat tuyên b vn gi nguyên ch trương gim bt các hình pht trong Điu khon 112, v các ti "Khi Quân", (Lèse majesté). Đó là mt lut l thường b gii quân phit lm dng đ kết án nhng người đi biu tình đòi t do dân ch. H thường b án ba năm đến 15 năm tù vì b cáo buc đã "xúc phm quc vương và hoàng gia".

Các chính tr gia bo th cùng các tướng lãnh không chp nhn sa đi Điu khon 112. H còn phn đi nhiu đ ngh ci t khác ca đng Tiên Tiến. Nếu ông Pita không th hi đ s phiếu ng h, bà Paetongtarn Shinawatra có th s được đ c làm th tướng. Bà tuyên b không đng ý xóa b Điu khon 112 nhưng sn sàng bàn cách gim án cho các thanh niên đã vi phm điu lut đó điu này cũng không khác gì ý kiến ca ông Pita.

Trong hai tháng ti, dân Thái Lan s phi ch, chưa biết ai s làm th tướng. Nhưng kết qu cuc b phiếu cui tun trước là mt cuc đng đt chính tr, chng t người dân quyết tâm đòi thay đi.

Trong mt cuc hp báo, ông Pita t ra không lo ngi v nhng ý kiến phn đi trong Thượng vin. Ông nói rng, "Vi kết qu bu c cho thy dân đng thanh đòi thay đi, nhng người mun xóa b kết qu đó s phi tr mt giá rt đt Tôi không nghĩ nhân dân Thái Lan s cho phép h làm như vy".

Pita Limjaroenrat nói vi đài BBC, "Dân chúng đã chán ngy sut c thi gian qua. Đây là lúc bt đu mt Ngày Mi". Chưa biết chc Th tướng Prayuth Chan-ocha có đng ý mt tri đã mc cho mt "Ngày Mi" hay không.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 18/05/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Minh Anh, Ngô Nhân Dụng
Read 376 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)