Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

04/06/2023

Căng thẳng Mỹ -Trung Quốc phủ bóng Shangri-La 2023

Nhiều tác giả

Đối thoại Shangri-La 2023

Nguyễn Nam, VNTB, 04/06/2023

Hãng tin Bloomberg ngày 3/6 dẫn lời một quan chức đề nghị giấu tên tiết lộ rằng Hải quân Mỹ đang có chuyến di chuyển qua eo biển Đài Loan. Hoạt động này được dự đoán sẽ khiến Bắc Kinh không hài lòng vì diễn ra giữa lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc đang có mặt tại Singapore để dự Đối thoại Shangri-La.

shangrila1

Những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã phủ bóng Đối thoại Shangri-La năm nay.

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2002, Đối thoại Shangri La đã trở thành một diễn đàn có giá trị, cởi mở và trung lập để các bên trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc phòng và an ninh quan trọng ở Châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã phủ bóng Đối thoại Shangri-La năm nay.

Theo các nguồn tin Bộ Quốc phòng Mỹ, một trong các thông điệp quan trọng của ông Lloyd Austin ở Đối thoại Shangri-La năm nay là cam kết của Mỹ về việc cùng các đối tác thúc đẩy tầm nhìn chung cho khu vực, trong đó có Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Nhóm Bộ Tứ, Liên minh AUKUS và các nước khác trong khu vực.

Trong bài phát biểu về "Vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm 3/6 tuyên bố, an ninh của Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương không thể bị bỏ qua và bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng tại khu vực đều không thể chấp nhận được. Ông đồng thời khẳng định cam kết làm việc cùng các đối tác nhằm thúc đẩy tầm nhìn chung cho khu vực.

Ông Austin nhấn mạnh : "Chúng ta vẫn còn nhiều thứ phải làm, nhưng trước hết, tầm nhìn của chúng ta về một Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương rộng mở thực sự cần được chia sẻ. Tầm nhìn này không phải là tầm nhìn của 1 quốc gia đơn lẻ hay sáng kiến của 1 quốc gia đơn lẻ, mà là tầm nhìn chung, thể hiện nguyện vọng chung hướng tới xây dựng những điều kiện cơ bản để mọi người có thể sống mà không sợ hãi, dám theo đuổi những giấc mơ mà không bị giới hạn. Tất cả vì người dân của toàn khu vực này".

Bộ trưởng Austin nói không tìm kiếm xung đột hay đối đầu, nhưng đồng thời cũng không chùn bước trước sự bắt nạt hay cưỡng ép, đặc biệt là tại eo biển Đài Loan. Ông nhấn mạnh Mỹ cam kết duy trì nguyên trạng tại eo biển và dứt khoát phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi nguyên trạng từ cả hai bờ eo biển.

"Cả thế giới có lợi ích trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan. An ninh của các tuyến hàng hải thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc vào đó. Và cả việc tự do hàng hải toàn cầu. Nhưng chắc chắn là xung đột tại eo biển Đài Loan sẽ rất tàn khốc. Vì vậy, chúng tôi quyết tâm duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan", ông Austin nói.

Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận gì về thông tin có hoạt động di chuyển tại eo biển Đài Loan. Mỹ vẫn thường xuyên thực hiện hoạt động này và lần gần nhất nó được công khai là vào tháng 4.

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã tham dự hội nghị.

Một tin tức công khai từ Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, tại cuộc gặp với Thượng tướng Lý Thượng Phúc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La 2023, "Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến chuyển lời thăm hỏi của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và mời Bộ trưởng Lý Thượng Phúc thăm chính thức Việt Nam.

Hai Trưởng đoàn khẳng định quan hệ hợp tác quốc phòng song phương thời gian qua được lãnh đạo các cấp quan tâm thúc đẩy, ngày càng đi vào thực chất, là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, láng giềng hữu nghị giữa hai nước ; hai bên sẵn sàng phối hợp triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng trong năm 2023 vào thời gian phù hợp.

Thượng tướng Lý Thượng Phúc nhấn mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng hai nước tiếp tục thực hiện theo nhận thức chung đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đề nghị hai bên chủ động phối hợp triển khai quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực gồm trao đổi đoàn, quản lý bảo vệ biên giới, vùng biển, sớm tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 8, Đối thoại chiến lược quốc phòng và các hoạt động hợp tác khác" – trích một tài liệu báo chí của Bộ Quốc phòng.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 04/06/2023

*****************************

Trung Quốc lên án "một liên minh quân sự kiểu NATO" ở Châu Á - Thái Bình Dương

Thùy Dương, RFI, 04/06/2023

Tại diễn đàn an ninh Châu Á Đối thoại Shangri-La ở Singapore, quy tụ khoảng 30 bộ trưởng Quốc Phòng và đại diện quốc phòng của các nước, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, Lý Thượng Phúc, hôm nay 04/06/2023 lên án việc thành lập một liên minh quân sự "kiểu NATO" ở Châu Á - Thái Bình Dương.

shangrila2

Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc tại Đối thoại an ninh Shangri-la, Singapore, ngày 02/06//2023 Reuters – Caroline Chia

Các phát biểu của Bắc Kinh nhắm chủ yếu vào Mỹ : Washington thời gian qua đã tăng cường, củng cố các liên minh và quan hệ đối tác trong vùng như AUKUS và bộ Tứ QUAD để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Theo AFP, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc xem việc thành lập một liên minh quân sự kiểu NATO tại Châu Á - Thái Bình Dương là cách "bắt chẹt" một số nước trong vùng và thổi phồng các mâu thuẫn, đối đầu. Ông Lý Thượng Phúc cảnh báo việc này sẽ nhấn chìm khu vực vào một "vòng xoáy" bất đồng, xung đột và một cuộc đối đầu bạo lực giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu nổ ra, sẽ gây nên những thảm kịch không thể chịu nổi.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết thêm chi tiết về lập luận của bộ trưởng Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La :

"Cái bắt tay giữa Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) và Lloyd Austin khi khai mạc diễn đàn Đối thoại Shangri-la, được các mạng xã hội ở Trung Quốc nói đến rất nhiều, nhưng hôm nay đã rơi vào quên lãng. Sau khi giơ tay lên chào kiểu nhà binh, bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc hôm nay đã nêu bật các chủ đề chính theo luận điệu chống Hoa Kỳ của Bắc Kinh.

Theo tướng Lý Thượng Phúc, "một số nước" muốn áp đặt các quy tắc của họ đối với các quốc gia khác, cư xử kiểu "nhất bên trọng, nhất bên khinh" chỉ để phục vụ lợi ích của chính họ, đồng thời can thiệp vào "công việc nội bộ của các nước khác" và áp dụng tư duy, tâm lý "chiến tranh lạnh".

Bên cạnh những lời chỉ trích không cần che đậy nói trên, Trung Quốc còn lên án một trật tự quốc tế mà theo Bắc Kinh là để phục vụ lợi ích của một số ít quốc gia.

Tướng Lý Thượng Phúc nói thêm : "Chúng tôi thấy một số quốc gia bên ngoài khu vực đã mượn danh nghĩa bảo vệ quyền tự do hàng hải để hành xử quyền bá chủ trên biển…, ngày nào tôi cũng thấy có nhiều thông tin về tàu và máy bay chiến đấu của nước ngoài đến các khu vực sát lãnh thổ của chúng tôi. Họ hiện diện ở đó không chỉ để lưu thông một cách vô hại".

Phát biểu của ông Lý Thượng Phúc được đưa ra trong bối cảnh tàu khu trục của Mỹ và Canada hôm thứ Bảy đi qua eo biển Đài Loan trong một hoạt động bị Trung Quốc cáo buộc là hành vi "khiêu khích".

Đài Loan là một chủ đề mà hai siêu cường Mỹ - Trung chắc hẳn sẽ đề cập đến một lần nữa trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Daniel Kritenbrink, đặc sứ Mỹ về Đông Á và Thái Bình Dương. Chuyến công du của Daniel Kritenbrink đến Trung Quốc và New Zealand bắt đầu diễn ra Chủ Nhật (hôm nay 04/06)".

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 04/06/2023

************************

B trưởng Quc phòng Trung Quc phát biu ti hi ngh an ninh Châu Á

VOA, 04/06/2023

B trưởng Quc phòng Trung Quc hôm Ch nht nói rng s là mt "thm ha không th chu đng được đi vi thế gii" nếu Hoa K và Trung Quc đng đ.

shangrila3

Ông Lý Thượng Phúc hôm 4/6.

Ông Lý Thượng Phúc mc quân phc khi phát biu ti Đi thoi Shangri-La, hi ngh thượng đnh an ninh hàng đu Châu Á, Singapore.

Ông nói rng Trung Quc và Hoa K có "các h thng khác nhau và khác bit theo nhiu cách khác nhau", nhưng nói thêm rng s khác bit không nên ngăn cn hai nước tìm ra im chung và li ích chung đ phát trin quan h song phương và tăng cường hp tác".

B trưởng Quc phòng Hoa K Lloyd Austin đã phát biu ti hi ngh thượng đnh hôm th By và khuyến khích Trung Quc duy trì m các đường dây liên lc gia hai nước.

Ông Lý đã t chi yêu cu gp mt ca ông Austin ti hi ngh thượng đnh. Tuy nhiên, c hai đã bt tay bên l hi ngh thượng đnh hôm th Sáu. Lu Năm Góc cho biết hai quan chc quc phòng không có "trao đi thc cht".

Ông Austin nói rng s liên lc liên tc gia các quc gia là điu cn thiết đ tránh nhng tính toán sai lm có th dn đến xung đt.

"Chúng tôi không tìm kiếm xung đt hay đi đu", ông Austin nói trong bài phát biu ti hi ngh thượng đnh. "Nhưng chúng tôi s không nao núng khi đi mt vi s bt nt hoc ép buc", ông nói thêm.

Có mt s vn đ mà Hoa K và Trung Quc không đng ý, bao gm các tranh chp lãnh th liên quan đến Bin Đông và mt khí cu nghi do thám đã b máy bay chiến đu ca Hoa K bn h sau khi khí cu này bay ngang qua Hoa K.

Có l khó chu nht là vn đ Đài Loan mà Trung Quc tuyên b là ca riêng mình và mun đt dưới s cai tr ca mình. Trung Quc ngày càng tr nên hung hăng vi các đng thái chng li Đài Loan, to ra mt tình hung có th ging như cuc xâm lược Ukraine ca Nga.

Hôm th By, Hoa K và Canada đã t chc mt chuyến đi chung hiếm hoi qua Eo bin Đài Loan.

Hm đi 7 ca Hi quân Hoa K cho biết trong mt tuyên b rng tàu khu trc có tên la dn đường USS Chung-Hoon và tàu khu trc lp Halifax ca Hi quân Hoàng gia Canada HMCS Montreal đã tiến hành mt chuyến đi thường l qua Eo bin Đài Loan "qua các vùng bin áp dng quyn t do hàng hi và hàng không trên bin phù hp vi luật quôc tế".

Tuyên b nói rng vic đi qua song phương này "th hin cam kết ca Hoa K và các đng minh cũng như đi tác ca chúng tôi v mt n Đ Dương -Thái Bình Dương t do và rng m".

Trung Quc cho biết h đã giám sát vic di chuyn này ca các tàu này.

Nguồn : RFA, 04/06/2023

************************

Bộ trưởng Trung Quốc nói xung đột với Mỹ sẽ là 'thảm họa quá sức chịu đựng' cho thế giới

BBC, 04/06/2023

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2023 vào hôm nay 04/06, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc nói một cuộc xung đột với Mỹ sẽ là "một thảm họa quá sức chịu đựng" cho thế giới, và quốc gia của ông tìm cách đối thoại thay cho đối đầu, theo tường thuật từ Reuters.

shangrila4

Bộ trưởng Lý Thượng Phúc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 ở Singapore vào hôm nay 04/06

Trong bài phát biểu tại Singapore, ông Lý nói rằng thế giới đủ rộng lớn để Trung Quốc và Mỹ cùng nhau phát triển, bình luận này được đưa ra vài ngày sau khi ông từ chối gặp người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin để đàm phán trực tiếp.

"Trung Quốc và Mỹ có những hệ thống khác nhau và khác biệt theo nhiều cách thức," ông Lý nói trong bài phát biểu quan trọng trước quốc tế lần đầu tiên, kể từ khi nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc hồi tháng Ba.

"Tuy nhiên, điều này không nên ngăn cản hai bên tìm kiếm nền tảng và lợi ích chung để cùng phát triển mối quan hệ song phương và làm sâu sắc sự hợp tác," ông nói. "Không thể phủ nhận một cuộc xung đột hay đối đầu nghiêm trọng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là một thảm họa quá sức chịu đựng cho thế giới."

Trong đồng phục của lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, bài phát biểu của ông Lý trùng với thời điểm kỷ niệm 34 năm ngày ngày xảy ra Cuộc Thảm sát Thiên An Môn 1989.

Mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã xấu đi liên quan đến một loạt các vấn đề, bao gồm hòn đảo theo thể chế dân chủ Đài Loan, các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và lệnh hạn chế xuất khẩu chip bán dẫn sang Trung Quốc do Tổng thống Joe Biden ban hành.

Trong bối cảnh các đại biểu tại Đối thoại Shangri-La tranh luận về các nguy cơ xảy ra sự cố và những tính toán sai lầm trong bối cảnh gia tăng căng thẳng, hải quân Mỹ cho biết một tàu khu trục của Trung Quốc đã di chuyển "không an toàn" gần một tàu chiến Mỹ ở eo biển Đài Loan vào ngày thứ Bảy 03/06, nhấn mạnh đến những nguy hiểm từ vụ việc.

Quân đội Trung Quốc chỉ trích Mỹ và Canada vì "cố tình kích động rủi ro" sau khi các tàu chiến của hai quốc gia này cùng tiến hành một sứ mệnh di chuyển chung hiếm có, ngang qua vùng eo biển nhạy cảm Đài Loan.

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ nói rằng các tàu của Mỹ và Canada đang hoạt động thường nhật và theo những sự tự do trên biển cả.

Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand nói Canada sẽ tiếp tục di chuyển nơi luật pháp quốc tế cho phép, bao gồm eo biển Đài Loan, và "các quốc gia trong khu vực phải cùng tham gia có trách nhiệm".

Trong bài phát biểu, ông Lý nói Trung Quốc sẽ không cho phép các hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải của Mỹ và các đồng minh trở thành "một tiền đề thực thi quyền bá chủ hàng hải."

Sau phát biểu của mình, các học giả trong khu vực đã liên tục hỏi ông Lý về vụ việc cũng như Trung Quốc gia tăng các hoạt động trên vùng Biển Đông có tranh chấp lãnh hải. Ông Lý đã không trả lời trực tiếp, và nói rằng các bước đi của những quốc gia ngoài khu vực này đang làm căng thẳng gia tăng.

Richard Marles, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Úc nói các nỗ lực của quốc gia ông nhằm cải thiện năng lực quân sự và sự hiện diện trong khu vực là nhằm mục tiêu "đóng vai trò đóng góp cho nền an ninh chung của Thái Bình Dương và duy trì một trật tự dựa trên luật pháp".

"Đây là luận điểm mà chúng tôi liên tục gửi đến khu vực và thế giới kể từ khi công bố lộ trình tối ưu để đạt được năng lực tàu ngầm hạt nhân," ông Richard Marles trả lời bên lề cuộc họp an ninh, đề cập đến hiệp ước Aukus giữa Úc với Mỹ và Anh Quốc.

shangrila5

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 ở Singapore vào hôm qua 03/06

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đáp trả Trung Quốc trong bài phát biểu tại Shangri-La hôm thứ Bảy 03/06 vì đã từ chối tiến hành các cuộc đối thoại quân sự, khiến hai cường quốc này bị mắc kẹt trong sự khác biệt.

Ông Austin nói cuộc đối thoại "không phải là phần thưởng, mà là sự cần thiết".

Ông Lý đã có sự kiềm chế hơn trong bài phát biểu của mình, mặc dù cũng có những ám chỉ không rõ ràng về Mỹ, với lời cáo buộc "một vài quốc gia" đang gia tăng cuộc chạy đua vũ trang và cố tình can thiệp vào vấn đề nội bộ của nước khác.

"Tâm lý Chiến tranh Lạnh hiện đang trỗi dậy, làm gia tăng đáng kể các rủi ro an ninh," ông Lý nói. "Nên tôn trọng lẫn nhau hơn là lối bắt nạt và bá quyền."

Ông Lý, cá nhân nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ vào năm 2018 liên quan đến việc mua Trung Quốc vũ khí từ Nga, đã bắt tay với người đồng cấp Mỹ Austin vào bữa ăn tối ngày thứ Sáu 02/06, nhưng cả hai chưa có cuộc thảo luận sâu hơn, mặc cho phía Mỹ thường xuyên lặp lại yêu cầu có thêm những cuộc trao đổi về quân sự.

Bên cạnh những bài phát biểu và thảo luận, giới chức tình báo cấp cao từ hai phía đã tham dự một cuộc họp kín tại Singapore bên lề Đối thoại Shangri-La, theo nguồn tin độc quyền từ Reuters hôm nay.

Sau bài phát biểu của ông Lý, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, nhà ngoại giao có thâm niên Thôi Thiên Khải kêu gọi Mỹ giảm các cuộc triển khai quân sự gần Trung Quốc, một hành động được xem là "thiên chí" nếu các cuộc hội đàm quốc phòng cấp cao giữa hai siêu cường có thể được bắt đầu trở lại.

Trương Gia Dĩnh (Chong Ja Ian), nhà khoa học chính trị từ Đại học Quốc gia Singapore nói cách tiếp cận và giọng điệu của ông Lý dường như nhẹ nhàng hơn lập trường của phía Trung Quốc trong các cuộc họp thượng đỉnh trước đó, nhưng "nội dung vẫn không có gì thay đổi".

"Đây là một sự phản ánh khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc, cho thấy bất kỳ hy vọng về một giải pháp nào đó đều là ngây thơ. Sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ còn kéo dài," ông Trương bình luận với Reuters.

Nguồn : BBC, 04/06/2023

*****************************

Lãnh đạo 20 cơ quan tình báo lớn trên thế giới bí mật gặp gỡ tại Singapore

Chi Phương, RFI, 04/06/2023

Theo nguồn tin độc quyền của hãng thông tấn Anh Reuters ngày 03/06/2023, các quan chức cấp cao của khoảng 20 cơ quan tình báo lớn trên thế giới đã tổ chức một cuộc họp bí mật vào cuối tuần này, bên lề Đối thoại Shangri-La về an ninh và quốc phòng vùng Châu Á Thái Bình Dương diễn ra ở Singapore. 

shangrila7

Cảnh sát đứng gác tại lối vào của khách sạn Shangri-La, Singapore, 02/06/2023. © AP / Vincent Thian

Thông thường, các cuộc họp của giới tình báo hiếm xảy ra và cũng hiếm khi được tiết lộ với truyền thông, nhưng theo 5 nguồn thạo tin xin ẩn danh, cho biết Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ cũng tham gia vào cuộc họp này. Một nguồn tin cho biết : "Có một quy tắc bất thành văn giữa các cơ quan tình báo theo đó hộ có thể nói chuyện với nhau khi con đường ngoại giao chính thức và công khai trở nên phức tạp". 

Một phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Singapore đã giải thích rằng "các bên tham gia vào đối thoại Shangri-La, đặc biệt là quan chức của các cơ quan tình báo có thể nhân cơ hội này gặp gỡ các đồng nhiệm của mình". Một người ẩn danh cho biết bộ Quốc Phòng Singapore trên thực tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số cuộc họp như vậy. 

Tại cuộc đối thoại an ninh chính thức Shangri-La, hơn 600 phái đoàn từ 49 quốc gia đã tổ chức các phiên họp toàn thể trong ba ngày (2-4/06), cũng như các cuộc họp song phương và đa phương kín tại khách sạn Shangri-La xa hoa ở Singapore. 

Mặc dù không rõ chi tiết nội dung của các cuộc họp này, nhưng một nguồn tin cho biết chiến tranh Ukraine là chủ đề trong cuộc họp hôm thứ Sáu vừa qua. Lãnh đạo cơ quan tình báo của các nước đã họp một cách không chính thức hôm thứ Năm. Đại diện của Nga không có mặt. Một nguồn tin khác tiết lộ rằng các cuộc thảo luận diễn ra trên tinh thần cộng tác và hợp tác. 

Vẫn theo Reuters, sứ quán Mỹ ở Singapore khẳng định không có thông tin về cuộc họp này. Ấn Độ và Trung Quốc cũng không đưa ra bình luận nào về những thông tin trên. 

Chi Phương

**************************

Lầu Năm Góc lên án các hành động "ngày càng nguy hiểm" của Trung Quốc tại Châu Á

Trọng Nghĩa, RFI, 04/06/2023

Bộ Quốc Phòng Mỹ vào hôm nay 04/06/2023, đã lên án các hành động bị đánh giá là "ngày càng nguy hiểm" của quân đội Trung Quốc ở Châu Á, sau hai vụ chạm trán giữa lực lượng hai nước trong những ngày gần đây.

shangrila8

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup và đồng nhiệm Hoa Kỳ Lloyd Austin bên lề Đối thoại Shangri-La, Singapore, 03/06/2023. AP - Vincent Thian

Tháp tùng theo bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Singapore, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, tướng Pat Ryder tuyên bố : "Chúng tôi tiếp tục lo ngại về các hoạt động mang tính cưỡng chế và ngày càng nguy hiểm của Quân Đội Trung Quốc trong khu vực, kể cả trong những ngày gần đây".

Tuyên bố nói trên được đưa ra sau hai vụ việc liên quan đến các lực lượng vũ trang của Mỹ và Trung Quốc ở vùng eo biển Đài Loan mới đây, và ở Biển Đông cách nay đầy 10 ngày.

Hải Quân Hoa Kỳ ngày hôm qua, 03/06 đã tố cáo một chiếc tàu Trung Quốc, trong cùng ngày đã cắt ngang đường di chuyển của một chiến hạm Mỹ rồi lạng qua lạng lại trước mũi tàu Mỹ một cách "nguy hiểm", buộc phía Mỹ phải đổi hướng và giảm tốc độ để tránh tai nạn.

Chiến hạm Mỹ bị sách nhiễu là khu trục hạm Mỹ Chong Hoon, vốn cùng với kinh hạm Canada HMCS Montreal, đi qua eo biển Đài Loan vào hôm qua.

Bắc Kinh đã cáo buộc Hoa Kỳ và Canada là đã có những hành động khiêu khích và gây rối ở eo biển Đài Loan, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ cho biết là chiến hạm Mỹ và Canada chỉ thực hiện các hoạt động thường xuyên, theo đúng các quyền tự do trên biển.

Bộ trưởng Quốc Phòng Canada Anita Anand cũng khẳng định rằng tàu Canada sẽ tiếp tục hoạt động ở bắt cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, kể cả ở vùng eo biển Đài Loan.

Sự cố trên biển vào hôm qua xẩy ra chưa đầy 10 ngày sau vụ một chiến đấu cơ Trung Quốc, hôm 26/05, đã bị Hoa Kỳ cáo buộc là đã có thao tác "hung hăng" và nguy hiểm nhắm vào một phi cơ do thám Mỹ trên không phận quốc tế trên Biển Đông.

Trọng Nghĩa

************************

Đối thoại Shangri-La : Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ "quan ngại sâu sắc" về thái độ của Trung Quốc

RFA, 03/06/2023

shangrila9

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin phát biểu tại phiên toàn thể thứ nhất Đối thoại Shangri-La 2023 -Roslan Rahman/AFP

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thúc giục các lãnh đạo quân sự của Trung Quốc hãy tiếp xúc sau khi yêu cầu gặp gỡ của người đứng đầu ngành quốc phòng Hoa Kỳ bị người đồng cấp Trung Quốc khước từ.

Phát biểu của Bộ trưởng Lloyd Austin được đưa ra trong phát biểu tại Đối Thoại Shangri-La ở Singapore vào ngày thứ bảy 3/6. Ông Lloyd Austin đề cập trực tiếp đến tên chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong phát biểu chính thức của mình tại sự kiện này.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho rằng đối với những vị lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm, thì thời điểm phù hợp để nói chuyện là bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào và đây là lúc thích hợp. Theo ông thì đối thoại không phải là một món quà để tưởng thưởng mà là một sự cần thiết ; bởi lẽ càng trao đổi, thì càng tránh được hiểu lầm và tính toán sai lệch dẫn đến khủng hoảng hay xung đột.

Trước đó một hôm, vào ngày thứ sáu 2/3, hai bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và Trung Quốc có bắt tay nhau trước cuộc ăn tối chính thức tại Đối thoại ; nhưng không nói gì với nhau. Trong phát biểu chính thức ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin nhắc lại rằng cái bắt tay xã giao tại bữa ăn tối không thể thay thế cho một cuộc tiếp xúc nghiêm túc thực sự.

Ông Lloyd Austin chỉ trích Trung Quốc tiếp tục tiến hành số vụ ở mức cảnh báo việc chặn đầu nguy hiểm đối với máy bay Hoa Kỳ và đồng minh hoạt động hợp pháp trong không phận quốc tế.

Vào tuần qua, Quân đội Hoa Kỳ cáo buộc chiến đấu cơ J-16 của Trung Quốc thực hiện chuyển động "gây hấn không cần thiết" khi bay chặn ngang một máy bay trinh sát RC-135 của Không quân Hoa Kỳ.

Ông Austin phát biểu, "Chúng tôi không muốn có xung đột hay đối đầu, nhưng chúng tôi sẽ không chùn bước trước sự ức hiếp hay cưỡng bức".

Nhà nghiên cứu Lê Thu Hương thuộc Trung tâm Chiến lược & Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) nói với RFA rằng "Sự chia rẽ giữa hai cường quốc đã "trở nên một thực tế mới" ; cho dù các nước trong khu vực có chấp nhận hay không. Tuy nhiên, những nước này có thể đóng góp giúp kiểm soát căng thẳng bằng cách giảm nhiệt thông qua tạo điều kiện và khuyến khích đối thoại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

shangrila6

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc dự cuộc thảo luận bàn tròn hôm 3/6 ở Đối thoại Shangri-La. AP/Vincent Thian

Tầm nhìn chung

Ông Carlito Galvez Jr., Thứ trưởng Quốc phòng, cho biết Manila tin rằng "luật pháp quốc tế là thiết bị cân bằng lớn nhất giữa các quốc gia".

Philippines từng được Tòa Trọng tài Quốc tế tuyên thắng trong vụ kiện về tuyên bố của Trung Quốc tại Biển Đông ; thế nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết quả tòa.

Trung Quốc và Philippines gần đây lại vướng vào đợt tranh chấp mới về chủ quyền đối với một số đảo ở Trường Sa. Và ông Galvez dẫn câu nói "phên giậu tối giúp giữ láng giềng tốt với nhau". Theo ông này chỉ khi nào các láng giềng có ranh giới rõ ràng và tôn trọng ranh giới đã định đó thì mối quan hệ thân thiện mới thực sự có được.

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto phát biểu rằng cần phài vượt qua mọi tranh cấp địa lý, giải pháp cho các tranh chấp chủ quyền là đối thoại, đàm phán và cùng thắng.

Người đứng đầu ngành quốc phòng Indonesia cảnh báo tranh chấp giữa các siêu cưởng có thể dẫn đến Chiến Tranh Lạnh. Ông nói rõ "Tương nhượng là cách duy nhất để các cộng đồng và xã hội có thể phồn thịnh ; trong bất cứ cuộc chiến nào mối nguy thảm họa luôn luôn rõ ràng."

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin lặp lại rằng nước ông không hề muốn có Chiến tranh Lạnh. Ông cho rằng cạnh tranh không bao giờ trở nên xung đột ; và khu vực này sẽ không bao giờ bị chia ra thành những khối thù địch nhau.

Ông Austin nói Washington không tạo ra và cũng không muốn tạo nên một Khối NATO mới tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương như cáo buộc mà Bắc Kinh luôn lặp đi lặp lại.

Theo lời người đứng đầu ngày quốc phòng Hoa Kỳ thì Washington ước muốn xây dựng "những liên minh nhanh nhẹn nhằm tăng tiến tầm nhìn chung" để làm cho khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương "thêm ổn định và linh hoạt hơn".

Washington xếp Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, và Thái Lan là những "đồng minh đáng tin cậy" trong khu vực ; và Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Singapore là những "đối tác quí giá".

Đề cập đến Đảo quốc Đài Loan tự trị, Bộ trưởng Lloyd Austin cho rằng Hoa Kỳ vẫn cam kết mạnh mẽ về việc duy trì hiện trạng tại đó ; nhất quán với chính sách "một nước Trung Hoa", và với việc hoàn thành cam kết lâu nay theo Đạo luật Quan hệ với Đài Loan.

Ông Lloyd Austin nói "Xung đột sẽ không xảy ra cũng như không thể không tránh được. Việc ngăn chặn hiện nay là rất mạnh, và công việc của chúng ta là phải giữ theo cách đó.

Bắc Kinh xem Đài Loan là một tỉnh của Hoa Lục và cương quyết pah3n đối mọi can dự của "các thế lực bên ngoài" vào vấn đề chính trị của hòn đảo này.

Trung tướng Jing Jianfeng, Phó Quân ủy Trung ương thuộc Bộ Tham mưu Trung Quốc, phản ứng lại phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về Đài Loan, cho rằng đó là "hoàn toàn sai".

Ông tướng này nói "Chỉ có một nước Trung Hoa trên thế giới, và Đài Loan là một phần lãnh thổ thiêng liêng và không thể chia cắt của Hoa Lục. Nguyện vọng chung và trách nhiệm thiêng liêng của nhân dân Trung Hoa, trong đó có đồng bào Đài Loan, là hoàn thành thống nhất đất nước."

shangrila10

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nghe Thủ tướng Úc phát biểu tại buổi ăn tối ngày 2/6/2023 ở Đối thoại Shangri-La. AP/Vincent Thian

Trung Quốc phản pháo

Một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Quân sự của Giải phóng Quân Trung Quốc, ông Zhao Xiaozhuo, cho rằng chính Hoa Kỳ là nước đang cố làm thay đổi hiện trạng qua Eo biển Đài Loan.

Ông này nói với báo giới tại Đối thoại Shangri-la rằng "Eo biển Đài Loan khá ổn định suốt chục năm qua ; nhưng Hoa Kỳ muốn phá hủy sự ổn định này qua việc bán vũ khí cho Đài Loan và thu thật nhiều tiền về." Ông này kêu gọi Wahsington cần thay đổi điều mà ông gọi là "hành động sai trái" trong cách giao tiếp với người khác. Theo ông khi đối thoại, cần phải quan tâm đến quyền lợi của người đối thoại, và ông cáo buộc Hoa Kỳ không hiểu nguyên tắc cơ bản này.

Một thành viên khác của đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Sharangri-la chất vấn phía Hoa Kỳ có tự mâu thuẫn không khi vừa cho thành lập những định chế đa phương vừa cổ xúy cho một khối ASEAN tập trung.

Một người khác phản ứng lại phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Canada tại Đối thoại Shangri-la khi cho Trung Quốc là một lực lượng gây ra trục trặc trong khu vực. Người này cho rằng Trung Quốc nỗ lực rất nhiều trong việc duy trì hòa bình và ổn định.

Tở Global Times, phiên bản Tiếng Anh của cơ quan ngôn luận đảng cộng sản Trung Quốc Nhân dân Nhật báo, dẫn lời một quan chức quân đội Trung Quốc hôm ngày 3/6 rằng "Trung Quốc tự tin bước lên diễn đàn đối thoại và cất tiếng nói của mình".

Theo Global Times "Dù biết Đối thoại Shangri-la là một diễn đàn do các nước Phương Tây thống soái để tấn công Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn đến tham dự."

Vào ngày Chủ nhật 4/6, ngày cuối của Đối thoại Shangri-la lần thứ 20, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc- Lý Thượng Phúc, sẽ có bài phát biểu chính thức. Ông Lý Thượng Phúc là người từng bị Hoa Kỳ cấm vận từ năm 2018.

Nguồn : RFA, 03/06/2023

*****************************

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc không có đối thoại chính thức tại Singapore

RFA, 02/06/2023

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói việc người đồng nhiệm Trung Quốc từ chối gặp ông là "đáng tiếc".

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã mời người đồng nhiệm Trung Quốc, Thượng tướng Lý Thượng Phúc họp song phương bên lề Đối thoại Shangri-La nhưng Bộ trưởng Trung Quốc đã từ chối lời mời này.

shangrila-11

Lối vào địa điểm tổ chức Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 tại Singapore ngày 2/6/2023 - Reuters/Caroline Chia

Quyết định của Trung Quốc là "đáng tiếc" – ông Austin phát biểu trước khi đến quốc đảo vốn đã đăng cai hội nghị quốc phòng thường niên này từ năm 2002.

"Các bạn đã từng nghe tôi nói nhiều lần về tầm quan trọng của việc các quốc gia có năng lực [quốc phòng] lớn có thể trao đổi với nhau để có thể quản lý khủng hoảng và ngăn ngừa mọi việc không vượt ra khỏi vòng kiểm soát một cách không cần thiết" – các hãng thông tấn dẫn phát biểu tại Tokyo của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm thứ Năm (1/6/2023).

"Tôi hoan nghênh bất cứ cơ hội trao đổi nào với ông Lý" – ông Austin nói và thêm rằng : "Theo tôi các bộ quốc phòng nên trao đổi một cách đều đặn với nhau và cần có những kênh liên lạc cởi mở".

shangrila12

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc (giữa) duyệt đội danh dự cùng Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen (phải) trong chuyến thăm chính thức Singapore ngày 1/6/2023. Ảnh : AP

Về phần mình, Trung Quốc nói rằng "đối thoại không thể thiếu nguyên tắc và liên lạc không thể không có ngưỡng".

Hôm thứ Tư, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc  Đàm Khắc Phi nói rằng "những khó khăn hiện tại trong việc trao đổi giữa quân đội hai nước hoàn toàn là do phía Mỹ".

"Một mặt, Mỹ luôn nói rằng họ muốn tăng cường liên lạc nhưng mặt khác họ phớt lờ những quan ngại của Trung Quốc và tạo ra những trở ngại một cách giả tạo, làm xói mòn nghiêm trọng sự tin cậy lẫn nhau giữa quân đội hai nước".

Người phát ngôn của Trung Quốc không giải thích thêm về những trở ngại này nhưng Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ hôm thứ Ba (30/5) đã cáo buộc chiến đấu cơ J-16 của Trung Quốc đã có hành động "hung hăng không cần thiết" khi ngăn chặn máy bay do thám RC-135 của Lực lượng Không quân Mỹ trong tuần trước.

Bắc Kinh hồi đáp bằng cách gọi đó là một cáo buộc có tính phóng đại và nói rằng máy bay do thám của Mỹ đã "xâm nhập" vào khu vực huấn luyện của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông và "lực lượng không quân... đã xử lý tình huống một cách chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật".

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, người mới nhậm chức trong tháng 3/2023, đã bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt từ năm 2018 vì đã mua các máy bay chiến đấu SU-35 và các thiết bị có liên quan tới hệ thống tên lửa S-400 của Nga.

Đây có thể là một trở lực nữa đối với một cuộc gặp chính thức giữa tướng Lý và Bộ trưởng Austin.

Các tiêu điểm

Năm 2019, ông Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khi đó đã có cuộc gặp trực tiếp với người đồng nhiệm Mỹ Patrick Shanahan.

Ông Ngụy cũng có cuộc gặp bên lề Đối thoại Shangri-La với ông Lloyd Austin vào năm 2022 khi diễn đàn này được tái tổ chức sau một vài năm gián đoạn do đại dịch Covid-19.

Các nhà phân tích nói rằng việc thiếu vắng cuộc gặp song phương giữa Mỹ và Trung Quốc cho thấy những trở ngại trong quan hệ quân sự giữa hai cường quốc.

Tuy nhiên "sự cạnh tranh Mỹ-Trung là một tiêu điểm của Đối thoại Shangri-La vì nó ảnh hưởng lớn tới tình hình/động năng trong và cả bên ngoài khu vực" – ông Ian Chong, Phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore nói.

Tờ Global Times, phiên bản tiếng Anh của tờ Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong một xã luận hôm thứ Năm nói rằng trái bóng đang nằm trong sân của Mỹ.

Thẳng thắn mà nói, kết quả và hiệu quả của Đối thoại Shangri-La phụ thuộc nhiều vào cách xử sự của Mỹ ở hội nghị này" – tờ này cảnh báo và lên án Mỹ luôn cố gắng "chiếm vị trí trung tâm và quyết định không khí/tính chất" của diễn đàn.

Bất chấp những lời lẽ này, vẫn có những hy vọng rằng phái đoàn Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp "không chính thức và ở quy mô nhỏ" – Bà Hoàng Thị Hà - Điều phối viên Chương trình Nghiên cứu Chiến lược và Chính trị Khu vực thuộc Viện nghiên cứu ISEAS - Yusof Ishak tại Singapore nói.

Các quốc gia Đông Nam Á "rất muốn xem liệu Mỹ và Trung Quốc có nối lại liên lạc hay không, đặc biệt là thông qua kênh quân sự và quốc phòng" - bà Hà nói với Đài Á Châu Tự do (RFA).

"Tất cả mọi người [quốc gia] đều có lợi khi Washington và Bắc Kinh giảm bớt thái độ thù địch đối với nhau" – nhà phân tích này nói.

shangrila13

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phát biểu tại Phiên toàn thể đầu tiên của Đối thoại Shangri-La lần thứ 19 tại Singapore ngày 11/6/2022. Ảnh : Reuters/Caroline Chia

Ông Lý Thượng Phúc và ông Lloyd Austin dự kiến sẽ có các bài phát biểu riêng rẽ tại diễn đàn Shangri-La. Ông Lý sẽ nói về sáng kiến an ninh mới của Trung Quốc và ông Austin nói về vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Trong ba ngày diễn ra Đối thoại Shangri-La, 600 đại biểu từ 49 quốc gia sẽ thảo luận về môi trường an ninh phức tạp ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và cuộc chiến ở Ukraine.

"Các chủ đề thảo luận khác là tình hình ở Myanmar và cuộc chiến ở Ukraine, đặc biệt là khi nói đến vấn đề an ninh lương thực" - ông Ian Chong từ Đại học Quốc gia Singapore nói với RFA.

Theo nhà nghiên cứu này, tình hình căng thẳng gia tăng ở Eo biển Đài Loan cũng sẽ được thảo luận vì "bất cứ cuộc khủng hoảng nào ở Đài Loan sẽ ảnh hưởng một cách khá trực tiếp tới khu vực vì ở đây có các chuỗi cung ứng, các tuyến đường vận tải biển, hàng không và các đường cáp ngầm dưới biển đi tới khu vực Đông Bắc Á".

"Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ Đài Loan chỉ có hiện diện bán chính thức mang tính biểu tượng ở diễn đàn" – nhà phân tích này nói và cho biết Trung Quốc vốn xem Đài Loa là một tỉnh của mình và sẽ kiên quyết phản đối sự tham gia chính thức nào của Đài Loan.

"Gặp gỡ nhiều hơn với các chuyên gia Đài Loan tại Đối thoại Shangri-La chắc chắn sẽ mang lại cái nhìn sâu hơn về tình hình hai bên Eo biển Đài Loan" – Norah Huang, nghiên cứu viên từ viện nghiên cứu Prospect Foundation của Đài Loan nói.

Ông Lai I-chung, Chủ tịch của tổ chức nghiên cứu này đang tham dự diễn đàn với tư cách là khách mời của Ban tổ chức , tức Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế.

Theo IISS, Đối thoại Shangri-La trong 20 năm qua là "một hội nghị độc đáo nơi các bộ trưởng tranh luận về các thách thức an ninh cấp bách nhất của khu vực, tham gia vào các cuộc hội đàm song phương quan trọng và cùng nhau đưa ra những cách tiếp cận mới mẻ".

Các diễn giả tại sự kiện năm nay bao gồm bộ trưởng quốc phòng Đức, Australia, Anh, Canada, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Philippines, Indonesia và Campuchia.

Malaysia và Việt Nam - hai thành viên Đông Nam Á quan trọng – lần này tỏ ra ít nổi bật và sẽ không có bất kỳ bài phát biểu nào tại diễn đàn. Việt Nam giảm bớt hiện diện của mình tại đây và chỉ gửi đến một phái đoàn nhỏ do một thứ trưởng quốc phòng dẫn đầu.

Nguồn : RFA, 02/06/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Nam, Thùy Dương, Trọng Nghĩa, Chi Phương, BBC, RFA, VOA
Read 2023 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)