Việt - Mỹ sắp nâng cấp quan hệ ?
Đinh Hoàng Mai, RFA, 30/07/2023
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây đã có chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 20-21/7 để bàn thảo cách giải quyết vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng (1). Chuyến thăm của bà Yellen là một bước cụ thể hóa hơn nữa những tuyên bố của lãnh đạo Việt-Mỹ về việc làm sâu sắc quan hệ song phương, tiến đến hợp tác chiến lược, trong bối cảnh Washington muốn xây dựng mối quan thân hữu với Hà Nội trước sự cạnh tranh gia tăng với Trung Quốc.
AFP
Lấy kinh tế làm động lực phát triển quan hệ Việt-Mỹ
Chuyến thăm của bà Yellen diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Việt Nam đang thúc đẩy quan hệ. Hồi tháng 3/2023 đã có cuộc điện đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với ông Biden rằng quan hệ khoa học công nghệ và kinh tế phải là động lực trong quan hệ song phương. Ngoài những lĩnh vực khác, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề xuất hợp tác trong các lĩnh vực thương mại song phương và bền vững, chuỗi cung ứng và hậu cần mới, biến đổi khí hậu và chuyển đổi xanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Ngoài cuộc điện đàm Tổng thống Biden và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, còn có nhiều quan chức Mỹ đã đến thăm Việt Nam, đó là chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) Samantha Power, cũng như các đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội, Đặc phái viên của Tổng thống về Khí hậu John Kerry và Giám đốc CDC Rochelle Walensky. Ngoài ra, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Thứ trưởng Bộ Thương mại phụ trách Thương mại Quốc tế Marisa Lago cũng đã có chuyến viếng thăm Việt Nam trong năm nay.
Theo thông cáo ngày 13/7 của Bộ Tài chính Mỹ, Bộ trưởng Yellen "sẽ nỗ lực hướng tới việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế song phương của chúng tôi với Việt Nam và thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế" (2).
Washington thường xuyên khẳng định rằng việc chuyển dịch chuỗi cung ứng sẽ giúp Mỹ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối trọng kinh tế hàng đầu của Mỹ. Tại Hà Nội, trong cuộc thảo luận với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào ngày 20/7, Bộ trưởng Yellen đã tuyên bố thúc đẩy một trong những dự án yêu thích của bà mang tên "friendshoring" (chuyển sản xuất đến những nước thân hữu) (3).
Trong lần phát biểu tại Hội đồng Đại Tây Dương vào ngày 13/4/2022, bà Yellen đã mô tả về khái niệm "friendsshoring", đó là : "Việc tạo điều kiện thuận lợi cho chuỗi cung ứng của bạn bè đến một số lượng lớn các quốc gia đáng tin cậy, để chúng tôi có thể tiếp tục mở rộng khả năng tiếp cận thị trường một cách an toàn, sẽ giảm rủi ro cho nền kinh tế của chúng tôi cũng như cho các đối tác thương mại đáng tin cậy của chúng tôi" (4).
Về chính sách "friendshoring" của Mỹ và lợi thế của Việt Nam, chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định : "Hiện giá nhân công tại Trung Quốc tăng và Mỹ nhận thấy có những chuỗi sản xuất không nên được phát triển thêm nữa ở Trung Quốc mà đưa qua những nước thân hữu của Mỹ để đạt được sự hoàn hảo hơn hay thân thiện hơn. Việt Nam là nước gần nhất trong chủ trương này và Ấn Độ lại có hạ tầng cũng như nguồn nhân lực tốt. Việt Nam nằm trong diện có ưu thế nhất để có thể thực hiện chính sách chuyển dịch này của Mỹ đối với chuỗi cung ứng từ bên Trung Quốc" (5).
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tại Hà Nội hôm 20/7/2023. AFP
Vật cản Trung Quốc
Năm nay là năm kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện của hai bên. Cả hai bên đang muốn nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược trong năm nay.
Tiến sĩ Bích Trần trong một phân tích mới đây có nhận xét : "Mặc dù sự điều chỉnh chiến lược lớn đã khiến Việt Nam theo đuổi cách tiếp cận cân bằng hơn giữa hai cường quốc, nhưng quốc gia Đông Nam Á này vẫn gần gũi với Trung Quốc hơn là với Hoa Kỳ. Việt Nam đã đồng ý thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc vào năm 2008—mức độ hợp tác cao nhất trong kho vũ khí ngoại giao của Hà Nội. Tuy nhiên, Việt Nam phải mất thêm năm năm để ký kết quan hệ đối tác toàn diện—mức thấp nhất—với Hoa Kỳ vào năm 2013. Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ liên tục thúc giục Việt Nam nâng cấp quan hệ đối tác lên tầm chiến lược, nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã không phản hồi tích cực. Hà Nội có thể đồng ý nâng tầm quan hệ đối tác với Washington vào cuối năm nay để kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện của họ, nhưng nó sẽ vẫn thấp hơn một bậc so với quan hệ đối tác của Hà Nội với Bắc Kinh. Mặc dù các tiêu đề không phải lúc nào cũng phản ánh đúng nội dung của quan hệ đối tác, nhưng với tư cách là các tuyên bố chính trị, ít nhất chúng cũng cho thấy Việt Nam gần gũi hơn với Trung Quốc về mặt ngoại giao. Hơn nữa, thương mại Hoa Kỳ-Việt Nam năm 2022 là 123,3 tỷ USD, vẫn thấp hơn thương mại Trung Quốc-Việt Nam là 177,3 tỷ USD" (6).
Bích Trần cũng nhận định về các nguyên nhân khiến hậu bên chưa nâng tầm quan hệ : "Một số yếu tố có thể giải thích tại sao Việt Nam chậm chạp trong việc chính thức nâng cấp mối quan hệ với Hoa Kỳ lên đối tác chiến lược. Thứ nhất, sự gần gũi về địa lý và đường biên giới chung dài 1.306 km với Trung Quốc, nước lớn hơn rất nhiều về mặt vật lý, mạnh hơn về kinh tế và mạnh hơn về quân sự so với Việt Nam, đã khiến Trung Quốc trở nên quá lớn trong tâm trí các nhà lãnh đạo Việt Nam. Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Hà Nội cảm thấy không thoải mái khi rõ ràng xích lại gần Washington.
Thứ hai, quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ sẽ dẫn đến những kỳ vọng cao hơn về nhân quyền, điều mà Hà Nội có thể thấy là mối đe dọa đối với sự tồn vong của chế độ. Cuối cùng, có những khó khăn về hậu cần và giao thức trong việc thực hiện nâng cấp. Hai nước đã thảo luận về chuyến thăm chính thức của các nhà lãnh đạo cấp cao của họ, nhưng nó đã không thành hiện thực. Một số nhà quan sát suy đoán rằng quan hệ đối tác chiến lược Hoa Kỳ-Việt Nam sẽ được ký kết bởi Tổng thống Hoa Kỳ và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước đã được ký kết bởi tổng thống của họ. Sẽ phù hợp hơn nếu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Joe Biden thực hiện việc nâng cấp. Tuy nhiên, sự thống trị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam làm phức tạp thêm các nghi thức" (7).
Nhà ngoại giao kỳ cựu Mỹ Scot Marciel trong một bài viết mới đây cũng cho rằng : "Trong 30 năm qua, cách tiếp cận thực tế, lợi ích chung và nỗ lực bền vững đã thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiến lên, dẫn đến mối quan hệ đối tác có lợi cho cả hai nước. Tuy nhiên, quỹ đạo tích cực nhất quán của mối quan hệ đôi khi khiến các nhà phân tích trở nên quá lạc quan về tiềm năng của nó, với một số gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể tiếp cận thường xuyên căn cứ hải quân Vịnh Cam Ranh hoặc thiết lập quan hệ đối tác an ninh quan trọng với Việt Nam. Việc Việt Nam miễn cưỡng nâng mối quan hệ lên đối tác chiến lược sẽ là một lời nhắc nhở rằng trong khi quan hệ song phương đã phát triển, Hà Nội vẫn lo ngại về việc làm Trung Quốc chống đối và cảnh giác với cách Washington nhìn nhận hệ thống độc đảng của mình. Tương tự, những lo ngại của Hoa Kỳ về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam tiếp tục hạn chế mức độ tiến triển của mối quan hệ. Mặc dù điều này có thể làm một số người thất vọng, nhưng thực tế vẫn là hành trình từ những kẻ thù cũ trở thành những người bạn hiện tại là một thành tựu đáng chú ý và là một ví dụ điển hình về ngoại giao thành công" (8).
Tiến sĩ Achala Gunasekara-Rockwell - một nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế người Mỹ thì nhận định : "Nỗ lực nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam của Hoa Kỳ đang gặp trở ngại khi Việt Nam do dự trong việc nâng cấp quan hệ đối tác do lo ngại rằng Trung Quốc có thể coi đó là một động thái thù địch trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Washington. Washington hy vọng sẽ nâng cấp mối quan hệ với Việt Nam trong năm nay, lý tưởng nhất là trùng với dịp kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Mặc dù là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Hoa Kỳ hiện được xếp hạng là đối tác ngoại giao cấp ba của Hà Nội. Hoa Kỳ hy vọng sẽ tham gia nhóm thứ hai, bao gồm các nước Châu Âu và Nhật Bản, nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam do dự do lo ngại rằng Trung Quốc có thể coi đó là một động thái thù địch trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Washington. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và một nguồn nhập khẩu quan trọng cho lĩnh vực sản xuất của quốc gia này" (9).
Tuy nhiên, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng mới đây trả lời báo chí có cho biết ông mong muốn Tổng thống Biden sẽ tới thăm Việt Nam (10). Tổng thống Biden mới đây cũng trả lời báo giới : "Tôi nhận được điện thoại từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi đi dự G20. Ông ấy muốn nâng quan hệ với Mỹ lên thành đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc" (11).
Điều này cho thấy có lẽ cả Việt Nam và Mỹ đang đàm phán để có thể nâng cấp quan hệ trong năm nay. Đây là điều mà nhiều người dân không chỉ của hai quốc gia này mong muốn, mà còn nhiều người trên thế giới cũng sẽ vui mừng đón chào quan hệ của hai nước đã từng là thù địch nhưng nay đang thay đổi rất lớn. Điều này rất đáng giá trong bối cảnh thế giới đang bị đe doạ bởi những hành động hiếu chiến từ các quốc gia như Nga và Trung Quốc.
Đinh Hoàng Mai
Nguồn : RFA, 30/07/2023
Tham khảo :
2. https://home.treasury.gov/news/press-releases/jy1611
3. https://home.treasury.gov/news/press-releases/jy1633
6. https://www.csis.org/analysis/where-vietnam-sino-us-spectrum
7. https://www.csis.org/analysis/where-vietnam-sino-us-spectrum
10. https://vnexpress.net/dai-su-nguyen-quoc-dung-viet-my-con-nhieu-du-dia-hop-tac-4633424.html
11. https://www.reuters.com/world/biden-says-vietnam-leader-wants-meet-him-g20-elevate-ties-2023-07-28/
Tổng thống Mỹ : Lãnh đạo Việt Nam muốn sớm gặp ông để thảo luận việc nâng cấp quan hệ
Trọng Nghĩa, RFI, 29/07/2023
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ngày hôm qua 28/07/2023 đã tiết lộ là lãnh đạo Việt Nam muốn hội đàm với ông tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9 tới đây ở New Delhi, Ấn Độ, nhằm thảo luận về việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ.
Ảnh lưu trữ : Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam (phía sau) và phó tổng thống Mỹ Joe Biden tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Washington, ngày 07/07/2015. AP - Manuel Balce Ceneta
Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu trước hàng chục nhà tài trợ cho chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2024, nhân một cuộc vận động tranh cử tại Freeport, tiểu bang Maine, tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ : "Tôi nhận được một cuộc gọi từ lãnh đạo Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi tới thượng đỉnh G20. Ông ấy muốn nâng quan hệ với Hoa Kỳ, lên thành một đối tác lớn, cùng với Nga và Trung Quốc".
Nhân một cuộc tiếp xúc hồi tháng Tư vừa qua, thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã bày tỏ mong muốn siết chặt thêm quan hệ giữa hai bên trong bối cảnh Washington tìm cách củng cố quan hệ với các đối tác ở Châu Á, để chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán. Ông Blinken đã bày tỏ hy vọng rằng điều đó có thể xảy ra "trong những tuần và tháng sắp đến".
Đại sứ quán Việt Nam tại Washington đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về nhận xét của tổng thống Mỹ Biden.
Theo Reuters, Washington đã và đang nỗ lực nâng cấp quan hệ với Hà Nội từ mức đối tác "toàn diện" trong một thập kỷ qua lên hàng đối tác "chiến lược", cho dù Hà Nội vẫn thận trọng trước nguy cơ làm phận ý Nga, một đối tác truyền thống, và láng giềng Bắc Kinh. Trung Quốc là nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính cho ngành xuất khẩu Việt Nam.
Các quan chức Mỹ chưa nói rõ mối quan hệ Việt-Mỹ được nâng cấp đó sẽ thể hiện ra sao, nhưng theo các chuyên gia, đó có thể bao gồm việc tăng cường hợp tác quân sự và việc Hoa Kỳ cung cấp vũ khí cho Việt Nam.
Washington và các tập đoàn quốc phòng Mỹ đã công khai cho biết ý muốn tăng cường việc cung cấp thiết bị quân sự cho Việt Nam, cho đến nay chủ yếu giới hạn ở các tàu tuần duyên và máy bay huấn luyện.
Tuy nhiên, theo Reuters, các thỏa thuận quân sự của Việt Nam với Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với những trở ngại tiềm tàng, trong đó có nguy cơ bị giới lập pháp Mỹ cản trở vì lý do nhân quyền.
Trọng Nghĩa
****************************
Tổng thống Biden : lãnh đạo Việt Nam muốn gặp ông tại G20 để nâng cấp quan hệ
RFA, 29/07/2023
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào ngày 28/7 cho biết lãnh đạo Việt Nam muốn gặp ông tại hội nghị thượng đỉnh khối các nước G20 vào tháng 9 ở New Delhi để thảo luận vệ việc nâng cấp quan hệ song phương.
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Maine hôm 28/7/ 2023. AFP
Reuters loan tin ngày 29/7 dẫn nguyên văn lời Tổng thống Biden rằng : "Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, hết sức mong muốn gặp tôi khi tôi đến dự hội nghị thượng đỉnh G20. Vị này muốn nâng quan hệ với chúng tôi lên làm một đối tác quan trọng, cùng với Nga và Trung Quốc". Phát biểu của Tổng thống Joe Biden được đưa ra với hàng chục nhà tài trợ cho chiến dịch tái tranh cử chức tổng thống của ông tại một sự kiện diễn ra ở Freeport, Maine.
Vào tháng tư vừa qua, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại một cuộc gặp cũng bày tỏ mong muốn tăng cường mối quan hệ vào khi Washington tìm cách củng cố quan hệ với các đối tác ở Châu Á nhằm đối trọng lại với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn. Lúc đó, ông Blinken bày tỏ hy vọng việc tăng cường quan hệ Việt- Mỹ có thể xảy đến "trong những tuần và tháng tới".
Đại sứ quán Việt Nam tại Washington chưa phúc đáp cho Reuters yêu cầu bình luận về phát biểu vừa nêu của Tổng thống Biden.
Hoa Kỳ làm việc với Việt Nam để nâng quan hệ lên mức đối tác chiến lược từ quan hệ toàn diện được thiết lập từ 10 năm qua; mặc dù phía Việt Nam cẩn trọng xét về nguy ngơ làm Trung Quốc mất lòng.
Các giới chức chưa cho biết mối quan hệ nâng cấp giữa hai phía sẽ mang lại cụ thể những gì; nhưng các chuyên gia thì cho rằng quan hệ chiến lược như thế bao gồm hợp tác quân sự được tăng cường và nguồn cung cấp vũ khí Hoa Kỳ cho Việt Nam.
Washington và các công ty quốc phòng Hoa Kỳ công khai cho biết họ muốn tăng cường nguồn cung quân sự cho Việt Nam, mà đến nay chỉ mới giới hạn trong số tàu tuần duyên và máy bay huấn luyện. Việt Nam hiện cũng muốn đa dạng nguồn cung khỏi nước Nga, nguồn cung cấp chính vũ khí cho Việt Nam.
Tuy nhiên, những thỏa thuận về quân sự với Hoa Kỳ còn vấp phải nhiều trở ngại, trong đó có khả năng bị các nhà lập pháp Mỹ chặn lại. Đó là những nhà lập pháp chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam.
Nguồn : RFA, 29/07/2023
************************
Tổng thống Biden : lãnh đạo Việt Nam muốn gặp ông tại G20 để nâng cấp quan hệ
Reuters, VOA, 29/07/2023
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Sáu 28/7 cho biết nhà lãnh đạo của Việt Nam muốn gặp và hội đàm với ông tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9 ở New Delhi để thảo luận về việc nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ở Washington, 25/7/2023.
"Tôi nhận được cuộc gọi từ người đứng đầu Việt Nam, rất muốn gặp tôi khi tôi tới G20. Ông ấy muốn nâng tầm chúng tôi thành một đối tác lớn, ngang hàng Nga và Trung Quốc", ông Biden nói với hàng chục nhà tài trợủng hộ chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông tại một sự kiện ở Freeport, bang Maine.
Trong một cuộc gặp hồi tháng 4, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã bày tỏ mong muốn làm sâu sắc thêm mối quan hệ của hai nước vào lúc Washington tìm cách củng cố quan hệ với các đối tác ở châu Áđểđối trọng lại một Trung Quốc ngày càng lấn át.
Ông Blinken bày tỏ hy vọng rằng việc đó có thể diễn ra "trong những tuần và tháng tới."
Đại sứ quán Việt Nam tại Washington không trả lời ngay khi được đề nghị bình luận về phát biểu của ông Biden.
Washington đã và đang nỗ lực nâng tầm quan hệ với Hà Nội thành " đối tác chiến lược" từ mức "đối tác toàn diện" đã có trong một thập kỷ qua, trong khi Việt Nam thận trọng về rủi ro là gây ra bực tức cho Trung Quốc, nước láng giềng khổng lồ cung cấp các nguyên liệu đầu vào chính yếu cho ngành thương mại xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, hoặc rủi ro tương tự với Nga, một đối tác truyền thống khác của Việt Nam.
Các quan chức chưa cho biết nếu hai nước có quan hệ gần gũi hơn có thể sẽ dẫn đến điều gì, nhưng các chuyên gia cho rằng nó có thể bao gồm việc tăng cường hợp tác quân sự và Mỹ sẽ cung cấp vũ khí cho Việt Nam.
Washington và các công ty quốc phòng của Mỹđã công khai nói rằng họ muốn đẩy mạnh việc cung cấp hàng quân sự cho Việt Nam - cho đến nay phần lớn mới chỉ dừng ở mức là các tàu tuần duyên và máy bay huấn luyện – vào lúc Việt Nam tìm cách đa dạng hóa vũ khí khí tài, tách dần khỏi Nga, nước hiện vẫn là nhà cung cấp chính của Việt Nam.
Tuy nhiên, các thỏa thuận quân sự với Hoa Kỳ nhiều khả năng sẽ có những trở ngại, bao gồm cả khả năng bị các nhà lập pháp Hoa Kỳ cản trở vì họ chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.
Nguồn : VOA, 29/07/2023