Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

07/08/2023

Án tử hình nên giữ hay bỏ ?

Ngọc Linh Lan - Ngô Ngọc Trai

Phải giữ án tử hình để còn… mặc cả tạo nguồn thu

Ngọc Linh Lan, VNTB, 07/08/2023

Việc hăm he tuyên án tử hình ở Việt Nam trong các vụ tham nhũng, cần phải gìn giữ vì tạo nguồn thu cho ngân sách.

antuhinh1

Chiều 28/07/2023, Hội đồng xét xử đã tuyên các mức án đối với 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu, 4 bị cáo bị tuyên mức án chung thân.

Thời sự về oan án của tử tù Nguyễn Văn Chưởng hiện nay đưa dẫn đến việc kêu gọi Việt Nam nên chấm dứt duy trì án tử hình.

Cá nhân tôi đồng ý với đề nghị trên, vì ở Việt Nam án oan đến mức tử hình hiện tại có thể đếm gần hết hai bàn tay : Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Đặng Thị Nga, Nguyễn Minh Hùng, Trần Trung Thám, Võ Tê, Trần Văn Thêm, Bùi Minh Hải… Đây là những người mà "phút cuối", bản án thay đổi nhờ vào tội phạm gây án đến đầu thú nên oan án mới tạm khép.

Thế nhưng với những bản án liên quan tham nhũng, tôi cho rằng cần giữ lại vì nó mang lại nguồn thu ngân sách khá lớn.

Bản án tuyên "chuyến bay giải cứu" vừa qua là một dẫn chứng cho việc dễ dàng tạo nguồn thu lên đến cả trăm tỷ bạc chỉ trong một phiên tòa hình sự cấp sơ thẩm.

Phạm Trung Kiên – cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận hối lộ 42,6 tỷ đồng trong vụ chuyến bay giải cứu thoát án tử hình, bởi đến "giờ chót" nộp gần hết số tiền hưởng lợi.

Trước khi nhận mức án trên, Kiên bị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị tử hình về tội "Nhận hối lộ". Viện Kiểm sát đánh giá, bị cáo nhận hối lộ với số lần nhiều nhất, với tổng số tiền nhiều nhất và thủ đoạn cũng trắng trợn nhất trong số các bị cáo với 253 lần nhận hối lộ, với tổng số tiền là hơn 42,6 tỷ đồng.

Khi vụ án bị khởi tố, bị cáo Kiên đã chuyển khoản trả lại cho các doanh nghiệp và cá nhân đưa hối lộ số tiền hơn 12,2 tỷ đồng. Đến thời điểm Viện Kiểm sát luận tội đề nghị mức án tử hình với Kiên về tội "Nhận hối lộ", bị cáo đã "tác động gia đình" nộp tiếp 15 tỷ đồng khắc phục hậu quả.

Tuy nhiên, lần đối đáp với các luật sư, bị cáo, Viện Kiểm sát vẫn giữ quan điểm truy tố, đề nghị mức án trên với Kiên.

Đến ngày 18/7, sau một tuần xét xử, vợ của bị cáo Kiên đã tiếp tục đi nộp 8 tỷ đồng gọi là "khắc phục" cho chồng. Theo đó, tổng cộng Kiên đã "khắc phục" hơn 35 tỷ đồng (cả tiền trả cho các doanh nghiệp đưa hối lộ).

Đến ngày 24/7, tòa đã nhận được biên lai thể hiện gia đình bị cáo Phạm Trung Kiên đã nộp thêm 7 tỷ đồng, khắc phục hậu quả.

Cũng chính việc nộp tiền trên đã "giúp" Kiên thoát án tử.

Việc nộp tiền khắc phục được tòa ghi nhận, nêu trong bản án sơ thẩm rằng : Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo đã thành khẩn, tác động gia đình khắc phục trên 42 tỷ đồng…

Tiền lệ nộp tiền thoát án tử từng diễn ra ở tòa Hà Nội.

Tháng 12/2019, Viện kiểm sát xác định bị cáo Nguyễn Bắc Son có vai trò quyết định, đứng đầu trong việc thực hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG, vì mục đích tư lợi đã nhận hối lộ 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ nên đề nghị mức án tử hình.

Tại phiên tòa ngày 21/12/2019, thẩm phán Trương Việt Toàn cho hay, hội đồng xét xử có nhận được thư của bị cáo Nguyễn Bắc Son, trong thư cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, gia đình ông đã khắc phục được 12,5 tỷ đồng, còn 55 tỷ đồng. Số tiền còn lại, bị cáo Son cam kết sẽ tiếp tục động viên gia đình khắc phục trước ngày 26/12. Trước mắt là đưa căn nhà của bị cáo tại số 14 ngõ 36 C1 Lý Nam Đế (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào làm tài sản đảm bảo thi hành án.

Tiếp đó, tại phiên tòa ngày 23/12, thẩm phán Trương Việt Toàn thông tin, gia đình bị cáo Nguyễn Bắc Son đã khắc phục được 21 tỷ đồng.

Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết thêm, gia đình bị cáo Son có nộp một số chứng từ chuyển tiền. Trong đó, ông Trần Quang Hưng (con rể ông Son) cho hay, lý do nộp tiền là theo ý nguyện của bị cáo Nguyễn Bắc Son trong vụ MobiFone mua AVG. Ngoài gia đình ông Son còn có một số người khác đã giúp nộp tổng số 21 tỷ đồng.

Ở ngày đầu tiên của phiên tòa, trong phần luận tội tại Tòa án nhân dân Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội đề nghị phạt cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son 16-18 năm tù về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng", án tử hình do "Nhận hối lộ" ; hình phạt chung là tử hình.

Hồi chung cuộc, hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Bắc Son 16 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" và chung thân về tội "Nhận hối lộ". Hình phạt chung hội đồng xét xử tuyên phạt với ông Son là chung thân, thời hạn thi hành án tính từ 23/2/2019.

Về nguyên tắc, kể từ năm 2031 trở đi, tức sau 12 năm thụ án, ông Nguyễn Bắc Son có thể hưởng các chế độ ân xá, giảm án.

Ngọc Linh Lan

Nguồn : VNTB, 07/08/2023

*****************************

Nhà nước nên ân xá cho Nguyễn Văn Chưởng và minh oan cho Hồ Duy Hải ?

Ngô Ngọc Trai, BBC, 06/08/2023

Hôm 4/8, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã có văn bản thông báo cho gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng về việc cơ quan này sẽ thi hành án tử hình và báo cho gia đình làm thủ tục để xin nhận tro cốt người thân.

antuhinh2

Tử tù Nguyễn Văn Chưởng

Sự việc khi được thông tin ra công luận đã khiến đông đảo dư luận phản ứng, nhiều người bày tỏ ý kiến phản đối việc thi hành án tử hình. Nhiều người đã cố gắng liên hệ tới Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng để đề nghị hoãn dừng lại việc thi hành án.

Là luật sư lâu nay đã làm việc với những vụ án của tử tù kêu oan cho nên tôi cũng đã biết thông tin về vụ án của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, dù không trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án nhưng qua các thông tin trên báo chí và mạng xã hội tôi biết vụ án còn tồn tại những khúc mắc chưa được làm rõ, nhưng dẫu vậy sau mười mấy năm giam cầm tới nay cơ quan tòa án đã quyết định đưa ra thi hành.

Vì sao là lúc này ?

antuhinh3

Cha mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã kêu oan cho con mình trong hơn 10 năm qua

Để ý thì thấy mới đây báo chí đưa tin bên Singapore người ta bắt đầu thi hành tử hình lại sau gần 20 năm, bắt đầu với một tử tội mua bán 30 gam ma túy.

Báo chí cũng cho biết Singapore đã thi án tử hình thứ ba chỉ trong khoảng thời gian 10 ngày. Có thể ai đó cho rằng khi có thông tin sự việc bên Singapore như vậy thì đó cũng là môi trường thông tin thuận lợi để tiến hành việc thi hành các bản án tử hình trong đó có tử tù Nguyễn Văn Chưởng.

Tôi cho rằng các cấp lãnh đạo nhà nước cấp cao hơn cần dừng lại việc này, bởi nếu nhìn qua sự việc thì thấy việc thi hành án tử hình ở bên Singapore và Việt Nam không có gì khác nhau, nhưng đằng sau đó hai nước khác nhau một thứ đó là về vốn liếng xã hội.

Không biết rằng ở bên Singapore người dân có dành nhiều niềm tin vào những hoạt động đúng đắn của bộ máy hành chính tư pháp công bao nhiêu, nhưng có thể hình dung rằng ở bên Singapore người dân ít nghi ngờ vào quá trình điều tra xét xử của tòa án.

Cái người ta băn khoăn chỉ là án tử hình có đúng là phù hợp với mong muốn của người dân về công lý và việc thi hành án tử hình có đi ngược lại các giá trị về quyền con người.

Trong khi đó ở Việt Nam lâu nay việc điều tra truy tố xét xử một số vụ án còn để lại nhiều băn khoăn, bản thân các cơ quan nhà nước cũng đã nhiều lần thừa nhận rằng vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong hoạt động tố tụng.

Điển hình như cũng hôm 4/8 cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiến hành bắt giữ một thẩm phán của tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai về tội xâm phạm các hoạt động tư pháp, thông tin báo chí cho biết ông này đã nhận số tiền năm trăm triệu đồng từ đương sự trong một vụ án mà mình giải quyết.

Thêm vào đó khác hiện nay bối cảnh xã hội cũng còn nhiều vấn đề thiếu tích cực, kinh tế tăng trưởng chậm, công nhân thất nghiệp, nhiều vụ việc pháp lý trước đó cũng đã để lại những băn khoăn bàn luận rất lớn trong công chúng.

Bối cảnh như vậy thì tôi cho rằng không nên tạo ra một sự vụ gây náo động như thi hành án tử hình đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng, thay vào đó nhà nước nên thực hiện nhiều việc để ổn cố trật tự lương tâm xã hội, gây dựng vốn xã hội, việc nên làm là hoãn thi hành và ân xá cho tử tù.

Vụ Hồ Duy Hải

antuhinh5

Tử tù Hồ Duy Hải trong một phiên tòa

Khi cộng đồng mạng nói đến rất nhiều về vụ án Nguyễn Văn Chưởng thì cũng lại khiến cho tôi thêm những trăn trở về vụ án Hồ Duy Hải mà mình đang nhận lời giúp đỡ kêu oan.

Mới đây báo đưa tin về việc cảnh sát bắt được một thủ phạm gây án như sau.

Năm 1986 ở huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An xảy ra vụ án giết người, một thanh thiếu niên khi ấy mới 14 tuổi đã cầm lưỡi lê đâm tử vong một người khác, sau đó bỏ trốn khỏi địa phương.

Mới đây công an tỉnh Nghệ An qua các biện pháp nghiệp vụ đã xác định được một người đàn ông sinh sống ở tỉnh Đồng Nai có đặc điểm giống với thủ phạm do vậy đã tiến hành bắt giữ điều tra và người này thừa nhận là hung thủ vụ án khi xưa, sau khi bỏ trốn đã thay tên đổi họ để sinh sống suốt 37 năm qua.

Tôi băn khoăn tự hỏi dựa trên cơ sở nào mà cảnh sát phát hiện ra đặc điểm giống nhau giữa người đàn ông ở Đồng Nai với nghi phạm trong vụ án ở Nghệ An, sau khi suy nghĩ tôi nhận định nhiều khả năng là dựa vào dấu vân tay.

Theo quy định từ xưa đến nay thì người từ 14 tuổi đã thuộc diện lấy dấu vân tay rồi, nhiều khả năng cảnh sát đã rà soát đối chiếu giữa dấu vân tay của nghi phạm trong vụ án hình sự khi xưa với kho tàng thư lưu trữ số hóa dấu vân tay mới được lấy của toàn dân thông qua chương trình cấp thẻ căn cước công dân mới đây, bởi chỉ có dựa trên cơ sở này mới nhận ra được đặc điểm giống nhau giữa hai nơi cách xa.

Một vụ việc khác cũng được báo chí đưa tin mới đây, cảnh sát ở Nam Định qua rà soát cũng đã bắt được một nghi phạm trong vụ án cố ý gây thương tích xảy ra cách đây đã 31 năm. Nghi phạm sau khi gây án đã bỏ trốn thay tên đổi họ để sinh sống, tới nay qua công tác rà soát phát hiện ra nghi phạm nên cảnh sát tiến hành bắt giữ.

Vụ việc này báo cũng không nêu rõ là cảnh sát đã sử dụng biện bin pháp nghip v nào để phát hin nhưng tôi cho rng kh năng cũng là da trên so sánh đối chiếu mu du vân tay.

Từ những câu chuyện này tôi băn khoăn về những dấu vân tay thu giữ được ở hiện trường vụ án Bưu điện Cầu Voi, qua giám định đã cho kết luận không phải là dấu vân tay của Hồ Duy Hải, vậy thì đó là dấu tay của ai.

Đây là chứng cứ đặc biệt quan trọng nhưng lại bị bỏ lửng trong hồ sơ vụ án. Đến nay nếu tiến hành tra soát đối chiếu với kho dữ liệu dấu vân tay của người dân cả nước khi làm thẻ căn cước công dân thì có thể tìm ra được người có dấu vân tay trùng khớp và đó chính là thủ phạm gây án.

Nhưng khác với hai vụ án ở Nam Định và Nghệ An được tra soát đối chiếu khi vụ án chưa tìm được thủ phạm, còn trong vụ án Bưu điện Cầu Voi thì về mặt danh nghĩa pháp lý đã tìm ra được thủ phạm là Hồ Duy Hải rồi, cho nên liệu có còn cơ quan nào có động lực để tra soát đối chiếu giải quyết một nghi ngờ rất lớn của đông đảo công chúng về thủ phạm vụ án.

antuhinh6

Luật sư Ngô Ngọc trai về thăm gia đình tử tù Hồ Duy Hải ở Long An

Trước đây tôi đọc được bài báo về vụ án oan của nước Anh, mặc dù vụ án cũng đã tìm ra được thủ phạm từ mấy chục năm trước, nhưng tới nay với những cơ sở bằng chứng mới đưa đến nghi ngờ oan sai thì người ta đã xem xét lại và minh oan cho thủ phạm.

Nhưng để làm điều đấy thì trước đó có một số lượng công chúng đã cùng nhau ký đơn thỉnh nguyện thư gửi đến tòa án, trên cơ sở ý nguyện của người dân là cao nhất và mong muốn của người dân chính là mục đích hoạt động của chính quyền cho nên cảnh sát và tòa án nước Anh đã xem xét lại vụ việc.

Điều đó mặc dù rất hay nhưng lại chưa có truyền thống tiền lệ ở Việt Nam và tôi hy vọng vụ án Hồ Duy Hải vẫn sẽ được xem xét lại dù là theo một cách thức đơn giản hơn.

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự dễ dàng tiện dụng trong tra cứu thì đó chính là lý do hp lý để thc hin vic này, bi l thành tu công ngh là để phc v hot động ca con người, làm sáng tỏ một bằng chứng pháp lý liên quan tới tước đoạt mạng sống con người để làm an yên lòng công chúng là điều mọi nhà nước đều nên làm.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 06/08/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Ngọc Linh Lan, Ngô Ngọc Trai
Read 260 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)