Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

11/09/2023

Joe Biden cố tránh dùng lời lẽ đụng chạm đến Trung Quốc

Laura Bicker, VOA

Mỹ phủ nhận Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc trong chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam

Laura Bicker, BBC, 11/09/2023

Tổng thống Joe Biden đã phủ nhận việc Mỹ đang cố gắng ngăn chặn sức ảnh hưởng trên trường quốc tế của Trung Quốc, sau khi ký thỏa thuận lịch sử mới với Việt Nam.

chientranhlanh1

Việt Nam, đồng minh trung thành của Trung Quốc, đang tiến gần hơn với Mỹ

Laura Bicker, BBC News, 11/09/2023

Hơn 50 năm kể từ ngày người lính Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, ông Biden đã tới Hà Nội để ký thỏa thuận đưa hai cựu thù xích lại gần nhau hơn bao giờ hết.

Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam là bước nâng cấp quan hệ to lớn đối với Mỹ. Đây là cực điểm từ nỗ lực không ngừng nghỉ của Washington trong suốt hai năm qua, nhằm tăng cường quan hệ với Việt Nam - quốc gia được xem là chủ chốt để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Châu Á.

Đó cũng là một thành công không hề nhỏ.

Quan hệ đối tác với Washington là mức quan hệ ngoại giao cao nhất được Việt Nam nới rộng, quốc gia vốn là một trong những bằng hữu lâu đời và trung thành nhất của Trung Quốc.

Ông Biden nói với các phóng viên ở Hà Nội rằng, hành động của Mỹ không phải nhằm kiềm chế hay cô lập Trung Quốc mà nhằm duy trì sự ổn định theo luật lệ quốc tế.

Trả lời câu hỏi của BBC hôm Chủ nhật, ông Biden nói với các phóng viên tại Hà Nội : "Tôi nghĩ chúng ta đã tư duy bằng nếp nghĩ của Chiến tranh Lạnh. Vấn đề không phải là như vậy. Đó là việc tạo ra sự tăng trưởng và ổn định kinh tế".

Ông nói : "Tôi muốn thấy Trung Quốc thành công về mặt kinh tế, nhưng tôi muốn thấy họ thành công dựa trên luật lệ".

Những dấu hiệu về mối quan hệ được cải thiện đã gây khó chịu cho Bắc Kinh, nước gọi đó là bằng chứng rõ ràng hơn về "tâm lý chiến tranh lạnh" của Mỹ.

Nhưng Hà Nội đã suy nghĩ thấu đáo về điều này, Lê Hồng Hiệp từ Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore cho biết, nói thêm rằng thỏa thuận với Mỹ là "mang tính biểu tượng hơn là thực chất".

Giấc mơ Việt Nam

Tên gọi này có thể mang tính biểu tượng nhưng mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Mỹ và Việt Nam có thể đồng nghĩa với việc giao thương tốt hơn và ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc.

Việt Nam có lực lượng lao động trẻ và có trình độ học vấn cao. Nước này cũng đã thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khiến nó trở nên rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Mỹ - đặc biệt là những người đang muốn chuyển cơ sở sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc.

Những tên tuổi lớn như Dell, Google, Microsoft và Apple đều đã chuyển một phần chuỗi cung ứng sang Việt Nam trong những năm gần đây. Mỹ cũng coi đây là thị trường đầy hứa hẹn về vũ khí và thiết bị quân sự khi Hà Nội cố gắng bớt đi sự phụ thuộc vào Moscow.

Washington cũng mong muốn giúp Việt Nam trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn của thế giới và phát triển lĩnh vực điện tử - những lĩnh vực gây tranh cãi khi Mỹ cố gắng hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Việt Nam có thể không coi mối quan hệ đối tác mới với Mỹ là việc chọn phe. Khi nền kinh tế Bắc Kinh chậm lại, mối quan hệ chặt chẽ hơn của Hà Nội với Washington chỉ mang tính thực dụng.

Nguyễn Hữu Phước Nguyên, đồng sáng lập và CEO của Selex Motors, cho biết : "Tôi ở Mỹ được bảy năm, tôi biết về giấc mơ Mỹ và tôi đã có được cơ hội đó. Nhưng tôi nghĩ, mình có một giấc mơ lớn hơn. Giấc mơ Việt Nam".

Phước Nguyên đang đứng trong nhà máy của công ty và chỉ vào dây chuyền sản xuất xe tay ga điện tử của mình.

Nguyên đã bắt đầu kinh doanh cách đây 5 năm. Hiện anh đã có hợp đồng với các hãng giao hàng lớn từ Grab cho đến Lazada.

Anh lớn lên ở một ngôi làng nhỏ ở miền Trung Việt Nam, nơi không có điện. Trong cuộc đời của mình, anh đã chứng kiến ​​đất nước mình phát trin t mt trong nhng nước nghèo nht thế gii tr thành mt trong nhng nn kinh tế tăng trưởng nhanh nht Châu Á.

"Tôi muốn góp phần xây dựng một Việt Nam thịnh vượng và bền vững, tận dụng tối đa các cơ hội và tiềm năng của mình. Chúng ta đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Nhưng tôi cảm thấy đây là thời điểm thích hợp và chúng ta là thế hệ phù hợp để biến điều đó thành hiện thực".

Trong khi anh nói chuyện, các ông chủ của một công ty giao hàng Trung Quốc đang chờ đợi để bàn về một thỏa thuận. Đồng hành với chúng tôi còn có các nhân viên Bộ Ngoại giao - theo sát BBC trong chuyến tác nghiệp hiếm hoi của BBC ở Việt Nam.

Đó là dấu hiệu rõ ràng về thách thức mà ông Biden sẽ phải đối mặt, tung hứng giữa lợi ích chiến lược với việc bảo vệ nhân quyền và tự do.

Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, những người chỉ trích chính phủ Việt Nam phải đối mặt với sự đe dọa, sách nhiễu và bỏ tù.

Đảng cộng sản đang kiểm soát các phương tiện truyền thông và nhà nước kiểm duyệt tất cả các cơ quan in ấn và phát sóng.

Sân sau của Trung Quốc

Nhưng ông Biden có thể nhìn sang hướng khác bởi vì có rất nhiều điều quan trọng đang phụ thuộc vào điều này đối với Washington.

Thắng lợi lớn nhất là mối quan hệ hợp tác này đặt nó ở sân sau của Bắc Kinh.

Chính quyền Biden đã làm việc cật lực để thuyết phục được Hà Nội. Ông Biden đã cử phó tổng thống, ngoại trưởng, bộ trưởng quốc phòng và những quan chức khác đến để lấy lòng Việt Nam trong hai năm qua. Tàu sân bay Mỹ cũng ghé cảng Việt Nam.

Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng, cho biết trong cuộc họp ngắn trước chuyến thăm của ông Biden : "Điều đó phản ánh vai trò dẫn đầu của Việt Nam trong mạng lưới quan hệ đối tác ngày càng tăng của chúng tôi ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khi chúng tôi hướng tới tương lai".

"Mạng lưới quan hệ đối tác" trên khắp Châu Á chắc chắn đã phát triển trong vài tháng qua. Washington đã đàm phán về việc sử dụng bốn căn cứ quân sự mới ở Philippines và đáng chú ý là họ đã đạt được thỏa thuận ba bên với các đồng minh đối địch nhau ở Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ngay cả việc đưa những nhà lãnh đạo cùng ngồi một bàn đã là điều tưởng chừng như không thể. Mỹ cũng đã ký các hiệp định an ninh ở Thái Bình Dương với Quần đảo Solomon.

Tiến sĩ John Hemmings, giám đốc cấp cao của Chương trình Chính sách An ninh và Đối ngoại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Diễn đàn Thái Bình Dương, cho biết tốc độ của chính sách ngoại giao này dường như đã "làm cho Trung Quốc phải kinh ngạc".

Tiến sĩ Hemmings nói : "Bắc Kinh có lẽ đã không nhận ra rằng Washington sẽ tận dụng những thành công này nhanh đến mức nào". "Washington không muốn nói rằng mình đang trong Chiến tranh Lạnh. Thay vào đó, họ đang đưa ra lời kêu gọi đối với các nước có nền dân chủ tự do hoặc những nước đang bị đe dọa về chủ quyền. Cách tiếp cận hai đầu này đang trở nên hấp dẫn hơn đối với khu vực".

Việt Nam cũng có thể gửi một phát súng cảnh cáo tới Bắc Kinh nếu Bắc Kinh tiếp tục xâm phạm các tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông.

Mới tuần trước, truyền thông nhà nước đưa tin ngư dân Việt Nam tường thuật rằng một tàu tuần duyên Trung Quốc đã bắn vòi rồng vào tàu của họ gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.

chientranhlanh2

Lực lượng lao động trẻ của Việt Nam biến nơi này thành trung tâm sản xuất thay thế Trung Quốc

Nhưng Việt Nam không muốn cắt đứt quan hệ với Trung Quốc để sang làm bạn với Mỹ, ông Lê Hồng Hiệp nói.

Ông nói thêm : "Theo tính toán của Việt Nam, việc tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ sẽ không dẫn đến việc làm xấu quan hệ với Trung Quốc. Chúng tôi đã thấy một số dấu hiệu cho thấy Việt Nam thậm chí có thể sẽ sớm tiếp đón Chủ tịch Tập Cận Bình".

Hà Nội chắc chắn đã có động thái để chặn trước phản ứng của Trung Quốc. Trước chuyến thăm của ông Biden, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tới biên giới Trung Quốc, gặp đại sứ Trung Quốc và ca ngợi tình hữu nghị giữa hai nước.

Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á Thái Bình Dương, cho biết : "Không nước thứ ba nào muốn chọn phe trong cuộc cạnh tranh giữa hai đại cường, nhưng hầu hết các nước trong khu vực đều rất cần sự hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực quan trọng cho sự thịnh vượng và an ninh của họ".

Ông nói thêm : "Tận dụng những nhu cầu này của các nước trong khu vực là chìa khóa cho các cường quốc đua tranh với nhau".

Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, Mỹ và Việt Nam đã trở thành những bằng hữu tốt hơn khi Washington chiêu mộ được nhiều đồng minh hơn ở Châu Á.

Các cuộc thăm dò cho thấy Mỹ rất được ca tụng ở Việt Nam. Nỗi kinh hoàng của một trong những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất thế kỷ 20 không bị lãng quên, nhưng sự tin tưởng lẫn nhau đã tăng lên kể từ khi quan hệ ngoại giao được bình thường hóa vào năm 1995.

Cả hai nước đã hợp tác để giúp tìm kiếm hài cốt binh sĩ Mỹ mất tích trong chiến tranh và Washington cũng hỗ trợ Việt Nam xác định hài cốt binh sĩ của mình.

Và mỗi năm có hàng chục nghìn sinh viên Việt Nam sang Mỹ du học và điều đó đã trợ giúp cho con đường hòa giải.

"Chúng tôi là sinh viên HUST, chúng tôi xán lạn, chúng tôi trẻ, chúng tôi có sự mạnh mẽ", một nhóm sinh viên hô vang khẩu hiệu tại Đại học Bách khoa Hà Nội, dưới sự giám sát của các nhân viên chính phủ đi theo hộ tống BBC.

Ở một nơi khác, một chàng trai trẻ đã lấy một cây đàn guitar và chơi một bài hát nổi tiếng của Việt Nam về việc trân trọng những gì mình đang có.

"Các hãng công nghệ Hàn Quốc, Nhật Bản đang đổ tiền vào Việt Nam để phát triển các trung tâm công nghệ, giờ đến Mỹ", Lương Hồng Dương, sinh viên năm thứ hai, cho biết.

"Tôi có thể thấy trong tương lai Việt Nam sẽ trở thành một Thung lũng Silicon khác của Mỹ và mọi người sẽ đến đây làm việc. Tôi rất nóng lòng chờ đợi điều đó xảy ra".

Laura Bicker

Nguồn : BBC, 11/09/2023

*************************

Ti Hà Ni, Tng thng Biden nói M không mun ‘kim chế’ Trung Quc

VOA, 11/09/2023

Tng thng M Joe Biden nói rng Hoa K không mun "kim chế" Trung Quc khi phát biu ti Hà Ni, nơi ông va có chuyến thăm cp nhà nước đ nâng tm quan h M-Vit lên đi tác chiến lược toàn din gia lúc Washington ngày càng n lc gn kết vi khu vc trước s nh hưởng ngày càng tăng ca Bc Kinh.

chientranhlanh3

Tng thng M Joe Biden ti cuc hp báo hôm 10/9 Hà Ni trong ngày đu tiên ông ti thăm Vit Nam gia lúc Trung Quc ngày càng tham vng m rng nh hưởng trong khu vc.

Nói ti bui hp báo sau khi hi đàm vi Tng bí thư Vit Nam Nguyn Phú Trng hôm 10/9, ông Biden cho biết chuyến thăm Vit Nam ca ông đ th hin mi quan h bn cht hơn vi Hà Ni không phi nhm mc đích khơi mào mt "cuc chiến tranh lnh" vi Trung Quc, mà là mt phn trong n lc rng ln hơn nhm mang li s n đnh toàn cu bng cách xây dng các mi quan h ca M trên khp Châu Á vào thi đim nhng căng thng ca Washington vi Bc Kinh ngày càng cao, theo AP.

Vài ngày trước chuyến thăm ca Tng thng Biden ti Vit Nam, Th tướng Trung Quc Lý Khc Cườngcnh báo v tâm lý "Chiến tranh Lnh" trong bi cnh đa chính tr ngày càng gay gt trên khp khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương. Phát biu ti hi ngh thượng đnh ca Hip hi các quc gia Đông Nam Á Indonesia hôm 6/9, ông Lý kêu gi tránh "Chiến tranh Lnh mi" khi x lý xung đt gia các nước trong khi Phó Tng thng M Kamala Harris, người đến d thượng đnh thay ông Biden, nói M "cam kết lâu dài đi vi Đông Nam Á và nhìn chung là n Đ Dương-Thái Bình Dương".

"Vn đ không phi là kim chế Trung Quc", Tng thng Biden được AP trích li nói trong cuc hp báo Hà Ni sau khi tham d Hi ngh thượng đnh G20 n Đ. "Tôi nghĩ chúng ta nghĩ quá nhiu v thut ng chiến tranh lnh. Không phi v vn đ đó. Đó là v vic to ra s tăng trưởng và n đnh kinh tế mi nơi trên thế gii. Và đó là điu mà chúng tôi đang c gng thc hin".

Tng thng Biden cho biết thêm rng M "có cơ hi tăng cường liên minh trên toàn thế gii đ duy trình s n đnh", theo AP. "Đó chính là mc đích ca chuyến đi (đến Vit Nam)", ông Biden nói.

Cùng ngày 10/9 khi ông Biden đến Hà Ni, t Hoàn cu Thi báo (Global Times) ca Đng cộng sản Trung Quc đưa rabài xã lun, trong đó nói rng "Vit Nam đang tìm cách có tiếng nói và nh hưởng nhiu hơn trong các vn đ khu vc bng cách tăng cường quan h đi tác vi M, đc bit trên Bin Nam Trung Hoa (Bin Đông)". T báo này còn nói rng "trong khi đó đi vi M, mi quan h cht ch hơn khiến Vit Nam tr thành quân c quan trng đ kim chế Trung Quc".

Ngoài Tng bí thư Trng, ông Biden đã gp ba người khác trong s các nhà lãnh đo "t tr" cao nht ca Vit Nam, gm Th tướng Phm Minh Chính, Ch tch nước Võ Văn Thưởng và Ch tch Quc hi Vương Đình Hu. Ông Biden gi Vit Nam là "người bn, đi tác đáng tin cy và thành viên có trách nhim ca cng đng quc tế". Trong khi đó, theo AP, ông Trng cam kết rng Vit Nam s thc hin tha thun đi tác chiến lược toàn din mi được đưa ra vi M và nói rng "ch khi đó chúng ta mi có th nói đó là mt thành công".

Vi vic nâng cao v thế ca M lên ngang tm s ít các đi tác chiến lược toàn din khác, gm Trung Quc và Nga, Vit Nam được cho là mun bo v mi quan h gn kết vi các công ty M và Châu Âu hin đang tìm kiếm gii pháp thay thế cho các nhà máy ca h Trung Quc. Theo AP, vi s suy thoái kinh tế ca Trung Quc và vic Ch tch Tp Cn Bình cng c quyn lc chính tr, ông Biden nhn thy cơ hi đưa nhiu quc gia hơn vào qu đo ca M, trong đó có Vit Nam.

Tr li mt câu hi ca phóng viên ti bui hp báo Hà Ni, ông Biden nói rng ông đã gp Th tướng Lý khi n Đ. Theo AP, cuc gp này là s tiếp xúc cp cao nht gia các quan chc M và Trung Quc k t khi ông Biden và ông Tp hi đàm ti G20 vào năm ngoái Indonesia. Ông Tp b qua cuc hp thượng đnh n Đ ln này và c ông Lý đi thay.

"Chúng tôi tho lun v s n đnh Đó không phi là s đi đu chút nào", ông Biden được AP trích li nói ti Hà Ni v cuc gp vi các quan chc Trung Quc n Đ.

Theo Cc Điu tra Dân s Hoa K, nhp khu hàng hóa Vit Nam ca M đã tăng gn gp đôi k t năm 2019 lên 127 t USD hàng năm. Nhưng theo AP, Vit Nam, vi dân s 100 triu người, khó có th sánh ngang vi quy mô sn xut ca Trung Quc, vi s dân 1,4 t người, và có lượng xut khu hàng hóa sang M gp 4 ln Vit Nam.

Nguồn : VOA, 11/09/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Laura Bicker, VOA tiếng Việt
Read 220 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)