Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

20/09/2023

Tập Cận Bình muốn ở vị thế hoàng đế Trung Hoa…

Thùy Dương

Tập Cận Bình muốn ở vị thế hoàng đế Trung Hoa : Lãnh đạo các nước phải đến tận nơi gặp ông ta ?

Sau ngoại trưởng Tần Cương, đến lượt bộ trưởng Quốc Phòng Lý Thượng Phúc "đột ngột biến mất" khỏi chính trường trong nhiều ngày, gây ra những lời đồn đoán về khủng hoảng trong nội bộ chế độ Tập Cận Bình, cũng như những nghi vấn về chính sách ngoại giao và quân sự của Bắc Kinh. Tuy nhiên, chính việc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vắng mặt "không lời giải thích" tại nhiều sự kiện quốc tế tầm cỡ trong thời gian qua cũng khiến các nhà quan sát đặt nhiều câu hỏi.

tap1

Ảnh đăng trên kênh Telegram của thủ tướng Cam Bốt : Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp ông Hun Manet, tại Bắc Kinh, ngày 15/09/2023. AP - Cambodia Prime Minister Telegram

Lục đục nội bộ ?

Nhà nghiên cứu về Trung Quốc, Pierre-Antoine Donnet, trong bài viết "Từ BRICS đến G20, xung đột trường kỳ giữa Trung Quốc và Mỹ" đăng trên trang mạng nghiên cứu về Châu Á Asialyst, nhắc lại là sự vắng mặt của Tập Cận Bình tại thượng đỉnh G20 vừa qua ở New Delhi, Ấn Độ, là chưa từng có tính từ khi ông Tập lên nắm quyền điều hành đất nước hồi năm 2012. Vốn luôn duy trì thái độ mập mờ, không rõ ràng, chính quyền Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào, khiến các nhà quan sát về Trung Quốc đưa ra nhiều giả thuyết.

Nhiều người cho rằng chủ tịch Trung Quốc không muốn rời Bắc Kinh do những căng thẳng trong bộ máy của đảng cộng sản Trung Quốc. Báo Nhật Nikkei Asia, trích dẫn các nguồn không xác định, phỏng đoán Tập Cận Bình là đối tượng bị các quan chức Đảng đã về hưu chỉ trích trong hội nghị thường niên truyền thống ở Bắc Đới Hà, một khu nghỉ mát ven biển miền đông bắc đất nước, nơi các nhà lãnh đạo của chế độ cộng sản Trung Quốc họp kín vào mùa hè hàng năm.

Nhà nghiên cứu Pierre-Antoine Donnet trích dẫn Katsuji Nakazawa, cựu thông tín viên của báo Nhật Nikkei Aisia, tại Bắc Kinh : 

Có những dấu hiệu về sự lục đục trong chính trị nội bộ Trung Quốc. Bầu không khí của mật nghị này có những khác biệt lớn so với 10 hội nghị Bắc Đới Hà mà Tập Cận Bình từng tham dự kể từ khi ông ta trở thành tổng bí thư đảng cộng sản hồi năm 2012. Tại hội nghị năm nay, một nhóm cựu lãnh đạo của Đảng, đã trách cứ vị lãnh đạo tối cao (Tập Cận Bình) với những ngôn từ mà cho đến nay họ chưa từng sử dụng. Tập Cận Bình sau đó đã bày tỏ nỗi tức giận với các trợ lý thân cận nhất : "Tôi đã dành cả thập kỷ qua để giải quyết những vấn đề này, ấy vậy mà chúng vẫn cứ tồn tại dai dẳng mà không có giải pháp. Tôi có đáng bị trách cứ không ?".

Nhà báo này cho biết cụ thể là những vị cựu lãnh đạo Đảng nói trên đã gặp nhau trước khi diễn ra hội nghị Bắc Đới Hà. Trong hội nghị này, các vị cựu quan chức, đứng đầu là Tăng Khánh Hồng (Zeng Qinhong), cựu phó chủ tịch Trung Quốc và cũng là cánh tay phải của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân (người mới qua đời), nhấn mạnh rằng nếu không nhanh chóng đưa ra các biện pháp để đối phó với tình hình chính trị - kinh tế - xã hội rối ren hiện nay, đảng cộng sản Trung Quốc có thể sẽ mất đi sự ủng hộ của quần chúng. Các cựu lãnh đạo Đảng nói : "Chúng ta sẽ không thể đối phó với tình trạng hỗn loạn hơn hiện nay".

Chủ ý của Tập Cận Bình ?

Trên thực tế, trong những tháng qua, đây thực ra cũng không phải là lần đầu tiên chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gây chú ý vì vắng mặt tại những sự kiện quan trọng. Hồi cuối tháng 8, ông Tập đã không có mặt tại một cuộc họp được tổ chức bên lề thượng đỉnh BRICS với các doanh nhân, một cuộc họp vốn được chờ đợi. Không một lời giải thích, bài phát biểu của ông Tập đã được bộ trưởng Thương Mại Vương Văn Đào (Wang Wentao) đọc.

Trong số những lý lẽ khác được xem là hợp lý để lý giải sự vắng mặt của Tập Cận Bình là việc ông Tập không muốn tỏ ra yếu thế trước các nhà lãnh đạo G20 khác trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang trải qua những biến động rất mạnh. Theo một giả thuyết khác, chủ tịch Trung Quốc không muốn gặp Joe Biden do mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đặc biệt đã trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây.

Còn một giả thuyết khác mà nhà nghiên cứu Pierre-Antoine Donnet cho rằng không nên xem nhẹ : Tập Cận Bình chủ ý không đến New Delhi vì ông ta muốn đánh tín hiệu với thế giới rằng, từ giờ trở đi, Trung Quốc sẽ từ chối mọi quy tắc được thiết lập theo trật tự quốc tế mà Hoa Kỳ đã áp đặt từ cuối Đệ nhị Thế chiến. Và Tập Cận Bình muốn thay thế các quy tắc đó bằng chính quy tắc do Bắc Kinh đề ra. Ít nhất đây cũng là luận điểm của một số phương tiện truyền thông Anh ngữ, trong đó có tờ báo in hàng tháng của Mỹ, The Atlantic. Michael Schuman, một nhà báo Mỹ làm việc tại Bắc Kinh và am hiểu Trung Quốc, giải thích : "Tẩy chay G20 chỉ là bước khởi đầu. Trung Quốc muốn thay thế G20. Tẩy chay hội nghị thượng đỉnh này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Ông Tập hiện giờ coi đất nước của mình là một đối thủ đã được tuyên bố, sẵn sàng thành lập khối riêng của mình để chống lại Mỹ và các đồng minh của Hoa Kỳ, cũng như chống lại các tổ chức quốc tế mà các nước này đang ủng hộ", cụ thể là Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Tổ Chức Thương Mại Thế giới.

Chí ít thì đó cũng là giả thuyết mà Japan Times ủng hộ. Theo tờ báo của Nhật, sự vắng mặt của Tập Cận Bình ở thượng đỉnh G20 tại New Delhi, Ấn Độ, đã "củng cố hình ảnh của ông với tư cách là nguyên thủ quốc gia toàn cầu. Đối xử theo kiểu bề trên với khối G20 đánh dấu một bước chuyển từ một nguyên thủ quốc gia lên thành một vị hoàng đế Trung Hoa". Theo Japan Times, bước ngoặt chính trị này cũng củng cố nỗi lo sợ ngày càng lớn ở phương Tây về một nhà lãnh đạo đang ngày càng trở nên khó đoán, khó ngờ, bởi vì trong thời gian qua Trung Quốc đã gây ra những thách thức ngày càng lớn.

Các lãnh đạo nước ngoài phải đến tận Trung Quốc gặp hoàng đế đỏ ?

Bước tiếp theo của Tập Cận Bình là vào tháng 10/2023, với một diễn đàn ở Bắc Kinh để kỷ niệm 10 năm dự án "Những con đường tơ lụa mới", với sự tham dự đã được khẳng định của tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng là nhà lãnh đạo đã vắng mặt tại thượng đỉnh G20. Alfred Wu, giảng viên thỉnh giảng tại School Public Policy, Đại học Singapore, được Japan Times trích dẫn, nhận định ông Tập Cận Bình "hiện mang tâm thế của một vị hoàng đế đang chờ các quan chức nước ngoài đến gặp mình", kiểu như các vị hoàng đế Trung Quốc xưa kia đang chờ người đứng đầu các nước chư hầu đến quỳ gối trước mình.

Dù ông Tập không dự thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ, nhưng chuyên gia Pierre-Antoine Donnet, trích dẫn François Danjou trên trang mạng thông tin Pháp ngữ về thời sự Trung Quốc, Question Chine, theo đó Trung Quốc đã ghi điểm tại thượng đỉnh BRICS hồi cuối tháng 08/2023 tại Johannesburg.

Quả thực, gần một phần tư thế kỷ sau khi Ngân hàng Goldman Sachs nhắc tới khối BRICS và xem việc đầu tư vào "các nước mới trỗi dậy" sẽ mang lại lợi nhuận, dự báo khối BRICS sẽ có một tương lai hưng thịnh, từ một từ viết tắt (tên 5 nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), BRICS đã trở thành biểu tượng của "một sự chống đối toàn cầu nhắm vào ảnh hưởng của Hoa Kỳ và phương Tây".

Trong suốt thượng đỉnh lần thứ 15 của BRICS, bên cạnh các cuộc thảo luận về việc mở rộng thành viên mới, bao trùm các cuộc trao đổi vẫn là tinh thần phản kháng chống lại phương Tây, ở nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt là trong các phát biểu của Tập Cận Bình. Chủ tịch Trung Quốc đề xuất 3 dự án quy mô toàn cầu : Sáng kiến ​​Phát trin Toàn cu (GDI), Sáng kiến ​​An ninh Toàn cu (GSI) và Sáng kiến ​​Văn hóa Toàn cu (GCI), nhn mnh vào vic Trung Quc quan tâm đến hòa bình, làm ni bt đim khiến ông ta khác biệt với Vladimir Putin, người đã phát động cuộc chiến tàn khốc xâm lược Ukraine.

Xem Washington là kẻ hiếu chiến, và cũng như Moskva, gieo rắc suy nghĩ về trách nhiệm của Mỹ và NATO trong cuộc chiến Ukraine, chỉ trích việc mở rộng Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đến tận Ấn Độ - Thái Bình Dương, chủ tịch Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ bá quyền nhờ "sức mạnh cơ bắp và mạnh miệng", coi Mỹ là "một quốc gia bị ám ảnh về việc duy trì thế bá chủ, làm mọi cách có thể để làm tê liệt các thị trường mới trỗi dậy và các nước đang phát triển".

Việc BRICS kết nạp 6 thành viên mới (Acchentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất) đã củng cố ảnh hưởng của Tập Cận Bình trong khối. Trong bối cảnh căng thẳng Trung-Mỹ ngày càng nghiêm trọng, Tập Cận Bình đã xem ​​vic m rng khi như phương tin để phn bác s thng thế ca Washington và phương Tây. François Danjou viết :"Chủ tịch Trung Quốc, cùng với Vladimir Putin, đã trở thành thủ lĩnh của xu hướng bác bỏ phương Tây", bởi vì việc mở rộng khối BRICS "khẳng định lập trường của Tập Cận Bình, người giương cao lá cờ chống phương Tây và Washington bằng việc đi đường vòng qua "các nước phương Nam" (ý nói đến các nước đang phát triển).

Với sự gia tăng cạnh tranh toàn cầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, câu hỏi ngày càng được đặt ra là liệu Tập Cận Bình có đến San Francisco, Mỹ, vào tháng 11/2023 dự thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) hay không. Tổng thống Mỹ Joe Biden coi đây là cơ hội gặp gỡ đồng nhiệm Trung Quốc. Đây sẽ là chuyến đi đầu tiên của Tập Cận Bình tới Hoa Kỳ kể từ năm 2017, nhưng hiện giờ, không có gì chắc chắn rằng chuyến đi của ông Tập sẽ diễn ra.

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 20/09/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thùy Dương
Read 264 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)