Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

30/09/2023

Làm sao thoát Trung khi giao cho Trung Quốc đào tạo nhân sự lãnh đạo ?

RFA, Đông Đô, Phú Nhuận, Trung Sơn-Hà Vũ

Hà Nội gửi người sang Trung Quốc học lớp cán bộ nguồn : Công chúng lo ngại, chuyên gia nói gì ?

RFA, 30/09/2023

20 cán bộ cấp cao của Thành ủy Hà Nội vừa hoàn thành lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn cho Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025-2030, tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

canbo1

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và đại biểu hai Thành phố dự lễ bế giảng lớp Bồi dưỡng cán bộ nguồn Quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Trường Đảng Thành ủy Bắc Kinh.

Học gì bên Trung Quốc ?

Mạng báo Sài Gòn giải phóng  đưa tin này và cho biết thêm rằng, trong bảy ngày của khóa học, từ ngày 19 đến 26/9, các cán bộ của Hà Nội đã được nghiên cứu, trao đổi về tình hình Quảng Châu, tình hình kinh tế vĩ mô của tỉnh Quảng Đông, thực tế Đảng lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ tại Trung Quốc, tình hình xây dựng chính quyền số, luận giải tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới.

Thạc sĩ quan hệ quốc tế Nguyễn Thế Phương cho biết cán bộ nguồn là những người có thể được quy hoạch lên làm các chức vụ lãnh đạo từ trung đến cao cấp của tỉnh - thành hoặc trung ương.

Chuyện Việt Nam cử cán bộ đi học tập ở Trung Quốc không có gì là bất thường, mà ngược lại, nó còn xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Bởi vì, ông Phương giải thích, mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc được đặt trên nền tảng là quan hệ chính trị và hai đảng xã hội chủ nghĩa, cho nên Việt Nam thường xuyên cử cán bộ qua học hỏi về lý luận, làm sao để xây dựng tổ chức Đảng và các cơ quan hành chính, làm sao để làm công tác dân vận tốt, làm sao để áp dụng và học hỏi mô hình phát triển lẫn nhau, và trong trường hợp này là Việt Nam học hỏi mô hình phát triển của Trung Quốc ở một số mặt :

"Cái quan trọng nhất ở đây là về mặt lý luận vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình phát triển, đặc biệt là Việt Nam có thể học hỏi gì từ cách mà Đảng cộng sản họ Trung Quốc họ vận hành hệ thống của họ, đặc biệt là Hà Nội là ở cấp độ thành phố.

Ở đây không phải tất cả những gì liên quan đến Trung Quốc đều dở, một số cách mà họ quản trị đáng để học hỏi. Bởi vì nó là một mô hình gần gần với Việt Nam, hai bên có cùng một cái thiết chế và cùng định hướng chính sách chung thì học hỏi kỹ năng quản lý, học hỏi về chính sách phát triển, học hỏi về khả năng hợp tác giữa các thành phố với nhau, học hỏi về mối quan hệ lý luận giữa đảng cầm quyền và người dân…".

Ngoài ra, theo ông Phương, những lần học tập, tiếp xúc giữa cán bộ hai bên cũng là một cơ hội để Việt Nam có thể thu thập thông về tình hình ở Trung Quốc và cũng để xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa các lãnh đạo trung và cao cấp giữa hai nước.

Cán bộ được cử đi học ở nhiều nước

Việc cử cán bộ đi học tập, đào tạo ngắn và dài hạn ở nước ngoài không phải là hiếm hoi mà đây chính là chủ trương của Bộ Chính trị. Hồi tháng 8/2022, Bộ này đưa ra mục tiêu mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 400 cán bộ cho đến hết năm 2025. Từ năm 2026 - 2030, mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 500 cán bộ.

Ông Thế Phương cho biết, mục tiêu của Việt Nam hiện nay là bắt đầu chuyên nghiệp hóa hành chính công nên mở rộng các nước gởi cán bộ sang để đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường :

"Gần đây, với mục tiêu là chuyên nghiệp hóa hành chính công thì Việt Nam không chỉ gắn chặt với Trung Quốc nữa mà còn mở rộng ra các nước khác, đặc biệt ở đây là các nước phương Tây ; và Úc nổi lên như là một trong những đối tác quan trọng trong việc trao đổi cán bộ ; nhưng mà Trung Quốc vẫn là đối tác quan trọng nhất bởi vì tính Đảng".

Ngoài Trung Quốc, cán bộ ở tất cả các tỉnh thành còn được cử đi học tập ở các nước như Úc, Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Nga, Hàn Quốc…

Để thực hiện đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030", Hà Nội cho biết sẽ cử nhiều cán bộ đi học tập  kinh nghiệm tại một số nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật, Singapore… với tổng chi phí khoảng 272,3 tỉ đồng đến hết năm 2025.

Các lĩnh vực được đào tạo bao gồm quản lý công, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, ứng dụng công nghệ thông tin trong chính phủ điện tử, chính quyền số, đô thị thông minh và chuyển đổi số, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về lĩnh vực khoa học và công nghệ…

Ảnh hưởng gì đến việc bổ nhiệm cán bộ Việt Nam ?

Tuy nhiên, việc cử cán bộ đi học tập ở Trung Quốc khiến dư luận chú ý hơn so với các nước khác. Nhà phân tích tình hình chính trị Việt Nam, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết đã có nhiều đợt bồi dưỡng ngắn hạn ở Trung Quốc mà hai đảng đã thỏa thuận với nhau, báo đảng vẫn đưa tin bình thường :

"Còn lần này, vì có Bí thư Thành ủy Hà Nội sang Quảng Châu dự, thì bà con thấy nó mới, lại đăng ở các báo online, nên bà con đọc nhiều".

Ông Thế Phương nhận định, dân chúng quan tâm đến thông tin này là điều bình thường :

"Bởi vì về mặt truyền thông đại chúng mà nói thì người dân không có cảm tình với Trung Quốc và bất cứ một bước đi nào mà công chúng nhận thấy rằng Việt Nam lại gần hơn với Trung Quốc thì họ sẽ có một cảm giác lo ngại, và đây là chuyện hoàn toàn dễ hiểu theo góc độ từ công chúng".

Như vậy, liệu những lo ngại của người dân rằng các lớp học này có ảnh hưởng đến việc quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ cấp cao của Việt Nam trong tương lai hay không.

Theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, cán bộ quy hoạch nguồn gồm những cán bộ được đưa vào danh sách để bồi dưỡng để có thể bổ nhiệm hoặc dự kiến bầu vào các vị trí cao hơn :

"Tuy nhiên, quy hoạch là một việc, bổ nhiệm hay không là một việc khác hẳn, ít có liên quan với nhau.

Người ta thường cử các nhóm cán bộ quy hoạch nguồn đi bồi dưỡng ngắn hạn ở nhiều nước, chứ không phải chỉ có đưa sang Trung Quốc. Bồi dưỡng là để mở rộng kiến giải, chứ không phải là để dập khuôn những thứ của Trung Quốc hay của nước nào khác".

Ông Thế Phương cho rằng rất khó để đánh giá về lo ngại của công chúng là những khóa học như thế này có ảnh hưởng gì đến kế hoạch bổ nhiệm cán bộ ở Việt Nam hay không. Tuy nhiên, nó chắc chắn có tác động đến quan hệ hai nước :

"Nó tạo ra một sự kết nối giữa các cán bộ nguồn với nhau. Ví dụ như vấn đề căng thẳng Biển Đông chẳng hạn, thì cái cơ chế giúp Việt Nam và Trung Quốc hạ hỏa chính là nói chuyện giữa Đảng chứ không phải là Nhà nước ; và chính các quan chức cả hai bên đi qua lại thăm viếng lẫn nhau tạo ra mối quan hệ cá nhân và nó tạo ra nhiều kênh liên lạc để có thể hai bên giải quyết những bất đồng, nếu có".

Nguồn : RFA, 30/09/2023

***************************

Ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh ?

Đông Đô, VNTB, 27/09/2023

Chuyện ý thức hệ lệ thuộc Bắc Kinh không phải là cách nói mơ hồ nữa, mà đó là bài bản với những khóa huấn luyện ở cấp nhà nước giữa hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc. Điều này không lạ, vì cây tre luôn mọc thành bụi. Ngoại giao cây tre cũng được hiểu từ hình ảnh ấy, vì nếu tre lẻ loi thì có lẽ sẽ không có sự vững chãi của nương tựa nữa.

nhansu1

Lễ bế giảng lớp bồi dưỡng quy hoạch nguồn tại Quảng Châu, Trung Quốc đối với 20 cán bộ chủ chốt của Thành phố Hà Nội

Lâu nay không ít ý kiến chỉ trích về ảo tưởng ‘đồng minh ý thức hệ’ giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Sâu xa hơn, hệ lụy trực tiếp của ‘đồng minh ý thức hệ’ không chỉ là những lơ là trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, điều đáng lo ngại là Việt Nam đang lệ thuộc lớn vào đối thủ nguy hiểm nhất của mình về mô hình phát triển, thứ tạo nên nền tảng quyết định tương lai lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Những người Việt Nam quan tâm đến Trung Quốc, dù bị chi phối đến đâu bởi lòng tự tôn dân tộc, cũng không thể không nhận thấy những tương đồng căn bản giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cả cấu trúc và tổ chức hệ thống chính trị, xã hội lẫn đường lối và chính sách phát triển kinh tế hay nói rộng ra là mô hình phát triển đất nước trong giai đoạn vừa qua.

Sự kiện Việt Nam – Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, tính đến hiện tại thì với những gì đang diễn ra cho thấy vẫn còn nguyên vẹn đó về sự phụ thuộc ý thức hệ của Hà Nội với Bắc Kinh. Điều này chắc chắn còn nằm trong vấn đề cạnh tranh về địa chính trị mà Tập Cận Bình đang ra sức cho giấc mộng bá quyền.

Trung Quốc luôn tuyên bố, biên giới phía Đông của họ trải dài tới Thái Bình Dương, gồm : đảo Đài Loan được coi là "tỉnh ly khai", quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku theo cách gọi của Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Joe Biden hoàn toàn bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc và khẳng định quyết tâm bảo đảm an ninh cho Nhật Bản và Philippines theo các hiệp ước đã ký, cũng như có nghĩa vụ lập pháp để bảo vệ Đài Loan trên cơ sở Đạo luật quan hệ với Đài Loan được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1979.

Vì vậy, vùng biển rộng lớn : Biển Hoa Đông và Biển Đông luôn có sự hiện diện của tàu chiến, máy bay của cả Mỹ và Trung Quốc "chạm trán" nhau và luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều quyết tâm bảo vệ những gì mà họ xác định là lợi ích chiến lược trong khu vực. Trong khi Trung Quốc luôn chứng tỏ năng lực chiếm hữu và bảo vệ các vùng biển này trước các cuộc phản công có thể xảy ra của Nhật Bản, Đài Loan hay Mỹ, thì Hoa Kỳ luôn phủ nhận tính hợp pháp trong các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và đảm bảo với thế giới, nhất là các đồng minh rằng, Trung Quốc không thể thực hiện được các yêu sách phi lý đó, kể cả khi họ sử dụng biện pháp quân sự.

Việt Nam thì một mặt lên tiếng phản đối Trung Quốc về những hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo, lãnh hải của Việt Nam, song mặt khác thì lại tiếp tục gửi sang Trung Quốc những "cán bộ nguồn" – "cán bộ được quy hoạch" để Bắc Kinh huấn luyện. Điều này cho thấy có rất ít cơ hội trong thời gian tới về kỳ vọng "thoát Trung" của Đảng cộng sản Việt Nam.

Vì sao cán bộ của Việt Nam lại phải buộc học lớp quản lý theo đường lối của Tập Cận Bình như khóa vừa kết thúc, với tên gọi đầy đủ là "Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc" ? (*)

Có ý kiến rằng các thành phần bảo thủ cực đoan trong Đảng cộng sản Việt Nam cho rằng, nếu muốn giữ quyền lực thống trị độc tôn, cách duy nhất là phải học theo cách của Trung Quốc hiện nay. Muốn ổn định chính trị phải nắm giữ quyền lực chính trị, đè bẹp những ai chống đối hay khác chính kiến. Mặc những chính kiến đó có lợi cho quyền lợi quốc gia nhưng nguy hiểm và đe dọa đến quyền lợi cai trị.

Để làm tốt, làm bài bản những công việc giúp giữ quyền lực thống trị độc tôn thì cần có đội ngũ cán bộ được trang bị kiến thức và khả năng ứng xử tương ứng. Vậy thì chọn đưa "cán bộ nguồn" – "cán bộ quy hoạch" của Hà Nội sang để Bắc Kinh huấn luyện là giải pháp tối ưu.

Đông Đô

Nguồn : VNTB, 27/2023

Tham khảo :

(*) Hà Nội Mới – Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng dự lễ bế giảng lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn tại Quảng Đông (Trung Quốc) – https://hanoimoi.vn/bi-thu-thanh-uy-dinh-tien-dung-du-le-be-giang-lop-boi-duong-can-bo-nguon-tai-quang-dong-trung-quoc-643059.html

*************************

Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại Trung Quốc

Phú Nhuận, VNTB, 27/09/2023

Trong 7 ngày học tập trung tại Phân hiệu Trường Đại học Bách khoa Hoa Nam, các học viên được nghiên cứu, trao đổi, giới thiệu các chuyên đề về … thực tế Đảng lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ tại Trung Quốc

nhansu2

20 cán bộ chủ chốt của Hà Nội hoàn thành lớp bồi dưỡng quy hoạch nguồn tại Quảng Châu, Trung Quốc

Tin tức "Cán bộ nguồn của Thành ủy Hà Nội được đào tạo tại Trung Quốc" khá sốc với những nhà báo từng là cựu binh tham gia cuộc chiến vệ quốc năm 1978 chống giặc Trung Quốc xâm lược.

"Nếu tui có quyền tui sẽ phạt báo đăng tin này. Một là có thể tin fake : hai, nếu có thiệt thì cũng không nên đăng. Và nếu bạn làm công tác tổ chức, có dám đề bạt những cán bộ nguồn này ?

Tui ở chiến trường K những năm Trung Quốc bắt đầu xâm lược nước ta, số phận những quân nhân dính líu đến ông bạn vàng này ai cũng biết" – một nhà báo đã nghỉ hưu của tờ báo thuộc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã phản ứng như vậy trong cà phê sáng ở Sài Gòn hôm 26/9-2023.

Theo đó, tờ Hà Nội Mới, cơ quan của Thành ủy Hà Nội có bài báo như sau :

"Chiều 25/9, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã dự lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc".

Tường thuật chi tiết đã đưa đến cảm giác Hà Nội giống như là một tỉnh lẻ trong bộ máy hành chính của Bắc Kinh. Theo bài báo kể trên, "lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đại học Bách Khoa Hoa Nam được tổ chức từ ngày 19/9 đến 26/9-2023. Tham gia lớp học có 20 học viên là cán bộ chủ chốt các sở, ban, ngành thành phố và các quận, huyện, thị được quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2025-2030.

Trong 7 ngày học tập trung tại Phân hiệu Trường Đại học Bách khoa Hoa Nam, các học viên được nghiên cứu, trao đổi, giới thiệu các chuyên đề về tình hình Quảng Châu, tình hình kinh tế vĩ mô của tỉnh Quảng Đông, thực tế Đảng lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ tại Trung Quốc, tình hình phát triển chất lượng cao Vùng Vịnh lớn Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, tình hình xây dựng Chính quyền số, luận giải tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới… Ngoài chương trình học lý thuyết, các học viên còn được đi tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thực tế thông qua các chuyên đề giảng dạy thực địa.

Giảng viên, báo cáo viên lớp học là các chuyên gia, nhà khoa học của Đại học Bách khoa Hoa Nam, Trường Đảng Quảng Châu, Sở Ngoại vụ Quảng Châu có uy tín, trình độ chuyên môn cao.

Phát biểu tại lễ bế giảng, Tổng Thư ký Thành ủy Quảng Châu Biên Lập Minh khẳng định, lớp bồi dưỡng là hoạt động hợp tác thiết thực trong khuôn khổ Bản ghi nhớ tăng cường quan hệ hữu nghị giữa thành phố Hà Nội và thành phố Quảng Châu. Thành phố Quảng Châu với tư cách là cái nôi của cuộc cách mạng dân chủ Trung Quốc và là đội tiên phong trong cải cách và mở cửa của Trung Quốc, hết sức coi trọng cơ hội quý báu này để chia sẻ và trao đổi trực tiếp với thành phố Hà Nội thông qua lớp học lần này.

(…) Ông Đinh Tiến Dũng đề nghị, sau khóa học này, các học viên sẽ tích cực vận dụng sáng tạo, hiệu quả những kiến thức thu được vào thực tiễn công tác, tiếp tục nỗ lực phấn đấu, rèn luyện hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin tưởng, quan tâm của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, sự hỗ trợ, ủng hộ của Thành ủy Quảng Châu.

Không chỉ vậy, với những hiểu biết và tình cảm hữu nghị từ hoạt động này, các ông hãy bắt thêm những nhịp cầu hợp tác giữa hai địa phương và hai nước".

…Từ thực tế trên đã góp phần giải thích vì sao có quá nhiều "cán bộ nguồn" của Việt Nam đã khiến "lò" của Tổng bí thư luôn dư dả củi…

Phú Nhuận

Nguồn : VNTB, 27/09/2023

Tham khảo :

https://hanoimoi.vn/bi-thu-thanh-uy-dinh-tien-dung-du-le-be-giang-lop-boi-duong-can-bo-nguon-tai-quang-dong-trung-quoc-643059.html

****************************

Hà Nội và Bắc Kinh (Trung Quốc) tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Trung Sơn-Hà Vũ, Hà Nội Mới, 27/09/2023

Chiều 27/9, tại Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội có cuộc hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Bắc Kinh do ông Doãn Lực, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh dẫn đầu.

Thiết kế chưa có tên - 7

Bí thư Thành ủy Bắc Kinh (Trung Quốc) Doãn Lực chào đón Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tại buổi hội đàm.

Phát biểu tại cuộc hội đàm, ông Đinh Tiến Dũng bày tỏ vui mừng được thăm lại Trung Quốc và Thủ đô Bắc Kinh, chứng kiến nhiều thay đổi to lớn và những thành tựu mới quan trọng của nhân dân Trung Quốc. Trong đó, Bắc Kinh với vai trò là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng đã có bước phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng hiện đại được đầu tư xây dựng đồng bộ, môi trường sinh thái được cải thiện rõ rệt, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao.

Bí thư Thành ủy Hà Nội tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc do Tổng bí thư Tập Cận Bình làm hạt nhân, Đảng cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ tiếp tục mở rộng và làm phong phú con đường hiện đại hóa của Trung Quốc, hoàn thành đúng thời hạn các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội XX Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra, thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ hai, xây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp.

Ông Đinh Tiến Dũng đim li lch sử quan hệ hữu nghị hai Đảng, hai nước ; bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ to lớn, quý báu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc dành cho Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay.

Ông nhấn mạnh, dưới sự định hướng của hai nhà lãnh đạo cao nhất của hai Đảng trong hơn 10 năm qua, quan hệ hai Đảng, hai nước đã có những bước tiến triển và đạt được nhiều thành quả tích cực, đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Bí thư Thành y Hà Ni nhấn mạnh, chuyến thăm của Đoàn tới Trung Quốc lần này là nhằm tiếp tục cụ thể hóa và triển khai thực hiện nhận thức chung giữa lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước trong chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc từ ngày 30/10 đến ngày 1/11/2022, góp phần duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao và tăng cường quan hệ giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương hai nước, trong đó có hai Thủ đô hai nước.

Ông Đinh Tiến Dũng cũng nêu mt s đề xut thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Thủ đô trong thời gian tới, như sau :

Một là, tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao, nhất là cấp cao nhất, nhằm không ngừng củng cố, tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, chỉ đạo và định hướng quan hệ Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định.

Hai là, tiếp tục quán triệt thực hiện nhận thức chung giữa hai ông Tổng bí thư và Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai bên về phương hướng, biện pháp lớn nhằm tăng cường hợp tác thực chất giữa hai bên trên các lĩnh vực, khuyến khích các địa phương hai nước tăng cường giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi.

Ba là, tập trung thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác giữa hai Thủ đô; nghiên cứu triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh ký năm 2022 vừa qua và các Bản ghi nhớ hợp tác chuyên môn, chuyên đề ký giữa các cơ quan, đơn vị của hai thành phố, tập trung vào các dự án, hoạt động hợp tác cụ thể, phù hợp nhu cầu thực tế và năng lực của mỗi địa phương, đem lại lợi ích thiết thực.

Tăng cường tiếp xúc, giao lưu đối ngoại ở tất cả các cấp; thiết lập và duy trì cơ chế thông tin, trao đổi thường xuyên giữa các cơ quan. Khuyến khích các cơ quan nghiên cứu, đề xuất các hình thức hợp tác mới, linh hoạt. Nhân rộng và xây dựng kế hoạch hợp tác dài hạn đối với các mô hình hợp tác hiệu quả đã được thử nghiệm và khẳng định thực tế. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc cũng như quan hệ hợp tác hữu nghị Hà Nội - Bắc Kinh.

Thúc đẩy giao lưu nhân dân, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và củng cố tình cảm hữu nghị. Nghiên cứu triển khai các hoạt động có ý nghĩa kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Hà Nội và Bắc Kinh, tạo không khí phấn khởi, đoàn kết và thúc đẩy một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ giữa hai Thủ đô.

Đại diện các cơ quan hai bên ký kết bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo cán bộ, quy hoạch đô thị, y tế, bảo tồn di sản, thể thao, điện ảnh và giao lưu thanh, thiếu niên.

Nht trí cao vi ý kiến của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, ông Doãn Lực khẳng định, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại Trung Quốc, trong đó có Thủ đô Bắc Kinh lần này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 15 năm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và 29 năm kết nghĩa giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

Chia s mc tiêu, nhim v chiến lược phát trin Th đô Bc Kinh trong nhng năm ti, ông Doãn Lc khng định, trong tiến trình phát trin hin nay, Bc Kinh và Hà Nội có nhiều cơ hội và điều kiện tăng cường hợp tác hữu nghị vì lợi ích chung của hai thủ đô, hai đất nước.

Bắc Kinh với bề dày văn hóa và những kinh nghiệm bảo tồn, tôn tạo các công trình di sản, các giá trị văn hóa lịch sử và phát triển đô thị, đặc biệt là phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng và vận hành hệ thống 27 tuyến đường sắt đô thị sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với Hà Nội.

Ông Doãn Lực đánh giá cao việc hai thủ đô đã thống nhất ký kết bản ghi nhớ tăng cường hợp tác trên 6 lĩnh vực; nhất trí cao cùng với Hà Nội thúc đẩy hợp tác đi vào chiều sâu, tăng cường giao lưu nhân dân cùng vun đắp nền tảng hữu nghị vững chắc dựa vào nhân dân.

Tiếp đó, lãnh đạo hai thành ph đã chng kiến l ký kết 6 Bn ghi nh hp tác chuyên đề trong các lĩnh vc đào to cán bộ, quy hoạch đô thị, y tế, bảo tồn di sản, thể thao, điện ảnh và giao lưu thanh, thiếu niên.

Trung Sơn – Hà Vũ

Nguồn : Hà Nội Mới, 27/09/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt, Đông Đô, Phú Nhuận, Trung Sơn-Hà Vũ
Read 392 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)