Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/12/2023

Chính sách dân tộc thiểu số được áp dụng tùy đối tượng

Hải Di Nguyễn, RFA

Các chính sách về dân tộc thiểu số : hỗ trợ phát triển hay che mắt quốc tế ?

RFA, 13/12/2023

Nhà nước Việt Nam một mặt luôn thể hiện cho quốc tế thấy rằng họ có nhiều dự án hỗ trợ các dân tộc thiểu số ; mặt khác, chính quyền Hà Nội vẫn phân biệt đối xử, tìm cách chia rẽ người sắc tộc thiểu số với thế giới. Đó là nhận định của một người sắc tộc H’Mong về cách chính quyền Hà Nội đối xử với người bản địa.

nguoithieuso1

Lực lượng dân quân dân tộc thiểu số diễu hành trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh tại Ba Đình, Hà Nội. Reuters

Che mắt quốc tế ?

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, hôm 12/12, vừa có buổi gặp gỡ khoảng 70 người mà nhà nước cho là có uy tín, tiêu biểu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Mạng báo Tiền Phong dẫn lời  chủ tịch nước tại buổi gặp mặt khẳng định Đảng và nhà nước luôn quan tâm, ban hành nhiều chính sách chăm lo đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Ông Thưởng đề nghị các già làng, trưởng bản thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Ông Jonhny Huy, một người sắc tộc H’Mong, hiện đang tị nạn tại Thái Lan, cho rằng những người sắc tộc H’Mong đang làm việc trong bộ máy nhà nước, mà được gọi là "người có uy tín" là "bức bình phong" cho sự phân biệt đối xử của chính quyền Hà Nội đối với cộng đồng sắc tộc thiểu số tại Việt Nam : 

"Họ (chính quyền Hà Nội – PV) dựng nên để cho quốc tế thấy rằng Việt Nam có quan tâm đến những người sắc tộc thiểu số.

Họ dựng lên những người được tham gia vào hệ thống của nhà nước nhưng mà thực sự là những người được chính quyền dựng lên đó lại chính là thủ phạm gây ra các vụ đàn áp, gây ra những nỗi đau cho người đồng bào của mình. Họ dùng chính người đồng bào của mình sắc tộc của mình để đàn áp. Các vụ đàn áp luôn luôn có sự nhúng tay của chính các quan chức người H’Mong".

Thực chất các dự án "hỗ trợ dân tộc thiểu số"

nguoithieuso2

Lực lượng nữ dân quân dân tộc thiểu số diễu hành trong cuộc duyệt binh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh : Reuters

Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đăng tải thông tin  vào tháng 6/2023 cho biết, Chính phủ có 136 chính sách dân tộc. 

Đây là các chương trình dành riêng cho các dân tộc thiểu số, được phân chia theo chín nhóm lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như phát triển kinh tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, dân số, chăm sóc sức khoẻ, hợp tác quốc tế về công tác dân tộc, quốc phòng, an ninh…

Bài viết còn nhấn mạnh rằng các chính sách nêu trên là phù hợp vi các nghĩa vụ được nêu trong Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD), và rằng Việt Nam đã thể hiện là một quốc gia tôn trọng và có trách nhiệm trong thực hiện các cam kết quốc tế, thể hiện sự tôn trọng, bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, sắc tộc…

Trang web của Đảng cộng sản Việt Nam cũng thường xuyên đưa tin về các dự án hỗ trợ cho cộng đồng dân tộc thiểu số, như chương trình Tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận dch vụ y tế Trợ giúp pháp lý  cho người dân tộc thiểu số ; Nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển  nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi ; Chăm lo an sinh xã hội  cho đồng bào dân tộc thiểu số sau đại dch Covid-19

Một người Thượng theo đạo Tin lành đấng Christ ở Tây Nguyên, yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, cho biết gia đình ông, từ đời ông bà đến nay chưa nhận được sự hỗ trợ nào từ nhà nước Việt Nam :

"Cái này nó trái với sự thật. Bởi vì, đối với chúng tôi là họ luôn luôn kỳ thị và theo dõi sát sao, không có một sự hỗ trợ nào cho chúng tôi".

Ông Yang, một người sắc tộc H’Mong đang ở tỉnh Điện Biên, nói với RFA rằng gia đình ông từ xưa tới giờ được nhà nước cấp một con bê để nuôi cải thiện kinh tế nhưng cũng bị cán bộ địa phương ăn chặn một nửa :

"Tôi cũng có được hỗ trợ bò nhưng mà ít lắm, bò thì có con bị chết, có con không lớn được. Nhà nươc đầu tư cho 30 triệu nhưng cán bộ chỉ cho con bò khoảng 10 triệu thôi. Họ bảo là chúng tôi phải làm giấy tờ thủ tục hết một nửa rồi nên chúng tôi chỉ cho được như vậy thôi".

Phân biệt đối xử đối với người sắc tộc thiểu số

Những người mà RFA phỏng vấn đều có cùng nhận xét là họ bị phân biệt đối xử ở Việt Nam, đặc biệt là những người sắc tộc thiểu số theo tôn giáo không được nhà nước công nhận :

Người Thượng theo đạo Tin lành giấu tên cho biết :

"Còn đối với tôn giáo cũng thế, Tin lành "quốc doanh" thì họ cho hoạt động còn Hội thánh Tin lành đấng Christ tư gia thì họ luôn có phương án đe dọa ngăn chặn".

Cùng quan điểm, ông Yang nói địa phương nơi ông ở cũng không được sinh hoạt tôn giáo một cách tự do, mọi hoạt động đều phải xin phép chính quyền và không được phép thành lập một Hội thánh riêng dành cho cộng đồng người H’Mong :

"Mình làm gì cũng phải xin phép, nếu không thì họ cấm không cho làm. Có nhiều cái người H’Mong chúng tôi cũng muốn làm lắm mà không làm được. Ví dụ như mình xây nhà nguyện, có nhiều cái bị phá.

Họ không công nhận hội thánh của cộng đồng người H’Mong, trong khi người Kinh có tên là hội thánh, người H’Mong chưa có hội thánh nào, dù có 100 hay 200 tín đồ thì họ chỉ công nhận là điểm nhóm thôi, khi nào họ cho phép thì mới được sinh hoạt.

Khi nào họ cho phép thì mình mới nhóm lại được, còn không cho mà mình làm thì bị mời hoặc bị đi tù".

Theo ông Jonhny Huy, nhà nước còn tạo ra một loại chữ viết mới cho người H’Mong và sử dụng tại các trường học có trẻ em sắc tộc H’Mong theo học. Việc này, theo ông Huy, là cố tình chia rẽ người H’Mong Việt Nam với cộng đồng H’Mong quốc tế : 

"Từ xưa đến giờ người H'mong sử dụng chữ H'Mong quốc tế, là chữ được các nhà truyền giáo họ sáng lập và chữ đó được sử dụng rộng rãi toàn bộ người H'mong trên toàn thế giới.

Lẽ ra là phải phổ biến loi chữ đó để cho dân tộc được phát triển lên nhưng mà chính quyền Việt Nam lại dựng lên một loại chữ gọi là chữ H'Mong Việt Nam để dạy cho người H'mong ở Việt Nam.

Rõ ràng đây là nhằm mục đích chia rẽ cộng đồng cộng H'Mong Việt Nam với cộng đồng H'Mong quốc tế".

Theo VietNamNet, Năm 2012, một khu tái định  cư tại thôn Măng Rao (xã Đăk Pék, Kon Tum) được xây dựng cho 64 gia đình người sắc tộc thiểu số nhằm tránh lũ. Tuy nhiên, đến nay khu vực này gần như bỏ hoang, tất cả nhà cửa chỉ còn trơ lại bốn bức tường xập xệ. Chỉ có một gia đình duy nhất trở về đây sinh sống từ năm 2022. Lý do được chính quyền địa phương nói là địa điểm tái định cư quá xa nơi bà con canh tác.

Nguồn : RFA, 13/12/2023

*************************

Một nhà hoạt động H’mong bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ sau khi tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền

RFA, 13/12/2023

Một nhà hoạt động nhân quyền và tự do tôn giáo thuộc sắc tộc H’mong, đã bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ ở nhà trọ gần thủ đô Bangkok, hơn một tuần sau khi lên tiếng tố cáo sự đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với cộng đồng của mình.

nguoithieuso3

Ông Lù A Da trong chương trình vận động nhân quyền - Đề án Dân quyền

Ông Lù A Da, nhóm trưởng của tổ chức xã hội dân sự có tên Liên minh Nhân quyền Người H'mong (Hmong Human Rights Coalition), cùng vợ con trốn sang Thái Lan để xin tị nạn từ năm 2020, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa được Cao uỷ tị nạn của Liên Hiệp Quốc cấp quy chế.

Ông bị cảnh sát bắt giữ vào chiều muộn ngày 07/12 và hiện đang bị giam ở một đồn cảnh sát của Thái Lan.

Trong ngày 29/11 vừa qua, trước phiên rà soát Nhà nước Việt Nam về việc thực thi Công ước Quốc tế Xóa bỏ Mọi Hình thức Kỳ thị Chủng tộc, ông Lù A Da đã xuất hiện và phát biểu về sự đàn áp một cách có hệ thống đối với cộng đồng người H’mong ở Việt Nam trong một chương trình vận động của tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Mỹ mang tên Ủy ban Cứu người Vượt biển (BPSOS).

Trong video phát biểu, ông Lù A Da cho biết hàng chục ngàn người H’mông ở Việt Nam không được cấp giấy tờ tùy thân, giấy khai sinh, và giấy chứng nhận kết hôn. Hệ quả là trẻ em không được đi học, người lớn không thể đi làm, còn người già không được hưởng các chính sách hỗ trợ về sức khỏe như người Kinh.

Bà Giàng Thị A, vợ của ông Lù A Da, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết về tình cảnh của chồng trong ngày 13/12 :

"Hôm thứ năm anh với con đang rửa xe thì có hai cảnh sát đến bắt anh đi. Anh đang bị nhốt ở một trạm cảnh sát. Nếu mình nộp phạt 10.000 baht (tiền tệ Thái Lan) thì họ chuyển vào IDC".

Bà cho biết số tiền trên là mức phạt hành chính áp dụng đối với chồng bà vì nhập cảnh trái phép vào Thái Lan từ ba năm trước. Nếu không nộp số tiền trên, chồng bà sẽ bị giam 20 ngày ở đồn cảnh sát trước khi bị chuyển đi Trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp của Thái Lan (IDC- PV).

Sau vụ việc, bà liên lạc với Trung tâm trợ giúp người tị nạn (Center for Asylum Protection- CAP) ở thủ đô Bangkok để kiếm tìm sự trợ giúp. Đây là tổ chức giúp gia đình bà làm hồ sơ xin tị nạn gửi Văn phòng của Cao uỷ về Người tị nạn của LHQ (UNHCR) ở Thái Lan trước đó.

Bà chia sẻ thêm :

"Hôm qua luật sư bảo là hôm nay luật sư mang tiền đi trả cho chồng thì hôm nay có thể cảnh sát sẽ đưa (chồng tôi) sang IDC ngay. Sau khi được chuyển đi sang IDC rồi thì luật sư sẽ nói chuyện với cảnh sát Thái (để xem) họ sẽ cần bao nhiêu tiền (tiền bảo lãnh để được tại ngoại - PV) để trả cho anh ấy để được tự do".

Phóng viên liên lạc với văn phòng CAP hôm 13/12 và được người đứng đầu cơ quan này cho biết họ đang phối hợp với Văn phòng UNHCR để trợ giúp trường hợp của ông Lù A Da, nhưng từ chối trả lời chi tiết.

Vị luật sư này cũng cho biết thêm về nguyên tắc, những người đã được UNHCR cấp quy chế tị nạn và cả những người đang xin quy chế cũng có thể được phóng thích khỏi IDC nếu trả số tiền bảo lãnh tại ngoại 50.000 baht (gần 34 triệu đồng) cho phía Thái Lan.

Theo bà Giàng Thị A, gia đình bà đến Thái từ năm 2020 và đã nộp hồ sơ xin quy chế tị nạn lên Cao uỷ tị nạn nhưng bị từ chối một lần. Vào tháng ba vừa qua, gia đình đã kháng cáo và được phỏng vấn lần hai vào tháng 9 vừa qua nhưng chưa nhận được kết quả.

Phóng viên gửi email cho Văn phòng UNHCR ở Bangkok để hỏi về trường hợp của ông Lù A Da nhưng cơ quan này từ chối cung cấp thông tin với lý do "không cung cấp thông tin cá nhân" của người nạp hồ sơ xin tị nạn cho cơ quan này.

Phóng viên cũng gửi email cho Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan hôm 13/12 để hỏi về trường hợp này nhưng chưa lập tức nhận được câu trả lời.

Nếu không được trợ giúp kịp thời, ông Lù A Da và gia đình có thể bị trục xuất về Việt Nam vì họ chưa được LHQ công nhận là người tị nạn. Con gái đầu của ông mới chín tuổi và con thứ hai mới bốn tháng tuổi.

Ông Lù A Da là người truyền đạo thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc sống ở bản Sàn Phàng Thấp, xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, ông bị ngăn cản trong việc thực hành quyền tự do tôn giáo nên đưa cả gia đình trốn sang Thái Lan.

Liên minh Nhân quyền Người H'mong là tổ chức đấu tranh về nhân quyền và thu thập các bằng chứng về vấn đề kỳ thị một cách có hệ thống của nhà nước Việt Nam với người H’mong, đặc biệt về ngôn ngữ, tôn giáo, đất đai, và giấy tờ tùy thân ở Tây Nguyên và Tây Bắc.

Theo tổ chức này, do bị đàn áp tôn giáo và bị phân biệt đối xử ở Việt Nam nên hiện có khoảng 1.000 người H’mong đã đào thoát sang Thái Lan xin tị nạn.

Ngoài ra, còn có hơn 1.500 người Thượng ở Tây Nguyên cũng đang sống ở quốc gia này, hàng trăm người trong số họ vẫn chưa được cấp quy chế tị nạn.

Vì Thái Lan chưa ký vào Công ước về Người tị nạn nên những người tị nạn Việt Nam có nguy cơ bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ mọi lúc mọi nơi. Họ không được quyền đi làm mà chỉ có thể lao động chui với thù lao rẻ mạt.

Cuối tháng trước, cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ 11 người Thượng tị nạn trong một chiến dịch truy quét của lực lượng này. Những người này hiện đang bị giam ở IDC. Hai trong số họ chưa được UNHCR cấp quy chế tị nạn.

Nguồn : RFA, 13/12/2023

****************************

Anh Lù A Da, một người H’mông tỵ nạn ở Thái Lan bị bắt, để lại vợ và hai con nhỏ

Hải Di Nguyễn, Mạch Sống Media, 11/12/2023

Chiều ngày 7/12/2023 vừa qua, anh Lù A Da thuộc tổ chức xã hội dân sự H’mông Human Rights Coalition đã bị cảnh sát Thái Lan bắt ngay tại cổng nhà, để lại vợ và hai con : 9 tuổi và 4 tháng tuổi.

nguoithieuso4

Anh Lù A Da, một người H’mông tỵ nạn ở Thái Lan bị bắt

Hai vợ chồng sang Thái Lan năm 2020 vì bị đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, và hiện đang xin tỵ nạn, chưa có quy chế chính thức của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc.

Chỉ mới ngày 29/11/2023—tức một tuần trước đó—trước phiên rà soát nhà nước Việt Nam về việc thực thi Công ước Quốc tế về Xóa bỏ mọi hình thức Kỳ thị chủng tộc, anh Lù A Da đã xuất hiện và phát biểu về sự đàn áp một cách có hệ thống với cộng đồng người H’mông.

Trong buổi phỏng vấn anh cho biết hàng chục ngàn người H’mông ở Việt Nam không được cấp giấy tờ tùy thân, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn. "Không có những giấy tờ này, trẻ em không được đi học, người lớn không thể đi làm, người già không được hưởng các chính sách hỗ trợ về sức khỏe như đồng bào người Kinh".

Vì sao sang Thái Lan tỵ nạn ?

Trước đây, anh Lù A Da và vợ, chị Giàng Thị A, sống ở xã Sàn Phàng Thấp, xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Chị Giàng Thị A cho biết họ thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc. Năm 2019, anh Lù A Da và hai người bạn có sinh hoạt tôn giáo tại nhà ở thành phố Lai Châu. Đó là một nhóm "thờ phượng và học Kinh Thánh hàng tuần" cho các em thanh niên.

"Đang thờ phượng, khoảng 8 giờ sáng, thì công an xông vào nhà và không cho thờ phượng. Công an đã tịch thu 22 quyển Kinh Thánh rồi đưa mọi người xuống đồn công an để lập biên bản và ép ký cam kết, còn nếu tiếp tục hoạt động sẽ bị đuổi khỏi địa bàn thành phố Lai Châu".

Chị nói "Sau sự kiện đó thì chồng tôi luôn luôn bị chính quyền địa phương theo dõi. Chồng tôi đi đâu phải báo cho chính quyền địa phương biết".

Khi họ tới căn nhà đó ở thành phố Lai Châu, họ cũng bị công an tới đuổi đi.

Vì bị đàn áp tôn giáo, bị tịch thu Kinh Thánh, bị theo dõi gò bó, hai vợ chồng cùng con gái sang Thái Lan năm 2020.

Công việc cho cộng đồng người H’mông

Tại Thái Lan, anh Lù A Da hiện nay là nhóm trưởng của tổ chức xã hội dân sự  Hmong Human Rights Coalition và cộng tác viên của BPSOS - là một trong những cầu nối giữa BPSOS và cộng đồng người H’mông ở Việt Nam và ở Thái Lan. Theo anh cho biết, công việc của anh thứ nhất là để kết nối cộng đồng, thứ hai là giúp làm bài tập trong các khóa huấn luyện về Xã hội dân sự.

Hmong Human Rights Coalition chính là tổ chức giúp thu thập bằng chứng và cung cấp thông tin cho các bản báo cáo gửi đến Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị Chủng tộc (CERD) vừa qua về vấn đề kỳ thị một cách có hệ thống của nhà nước Việt Nam với người H’mông, đặc biệt về ngôn ngữ, tôn giáo, đất đai, và giấy tờ tùy thân, khiến hàng chục ngàn người H’mông ở Tiểu khu 179, Tiểu khu 181, một số địa phương ở tỉnh Lai Châu… rơi vào tình trạng vô quốc tịch trên chính đất nước mình.

Chính vì thế, ngày 29-30/11/2023, nhà nước Việt Nam đã phải giải trình ở Liên Hiệp Quốc về sự đàn áp của họ với các cộng đồng người bản địa hoặc sắc tộc thiểu số ở Việt Nam như người H’mông, người Thượng, người Khmer Krom…

Bị bắt như thế nào ?

Theo chị Giàng Thị A, chiều ngày 7/12/2023, anh Lù A Da bị cảnh sát Thái Lan tới bắt khi đang rửa xe máy trước nhà.

"Lúc đó tôi đang nấu ăn trong phòng bếp nên không nghe rõ. Lúc tôi nghe họ nói chuyện rất to và con gái khóc rất to thì tôi xông ra ngoài, tôi thấy có hai [cảnh sát] đang sắp đưa chồng đi… Con gái muốn đi theo nhưng họ không cho đi theo".

nguoithieuso5

Hình chụp hôm 7/12 (chúng tôi đã làm mờ ảnh
để bảo vệ cô con gái 9 tuổi)

Chị nói "Con nói là cảnh sát muốn bắt bố đi, con cứ khóc to, con ôm bố không cho đi, nhưng họ cứ bắt đi thôi".

"Lúc đó tôi rất hoảng sợ", chị nói. "Theo như tôi biết thì chắc chắn cái này là do chính quyền Việt Nam muốn bắt chồng đưa về Việt Nam. […] Nếu anh bị trục xuất về Việt Nam thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng".

Dấu hiệu trước đó

Chị Giàng Thị A nói khoảng tháng 8 "có người lạ đến theo dõi nhà" vài lần và chụp hình.

nguoithieuso6

Sau khi nghe vợ nói có người lạ đến theo dõi, anh Lù A Da lắp máy quay trong nhà

Vài ngày sau đó, ngày 24/8, cảnh sát Thái Lan đến nhà và hỏi cô con gái 9 tuổi về anh Lù A Da, khi đó không có nhà. 

"Họ đưa hình ảnh của chồng tôi và hỏi đây có phải là bố không. Con bảo là đúng rồi".

nguoithieuso7

Cảnh sát Thái Lan để tìm hỏi ngày 24/8/2023

Sợ hãi, cả gia đình anh Lù A Da rời đi và chuyển đến chỗ ở hiện nay. Họ gần như không dám ra ngoài vì sợ bị bắt.

Tình hình người tỵ nạn tại Thái Lan hiện nay

Người Việt tỵ nạn đã cảm thấy không an toàn từ khi blogger Đường Văn Thái bị bắt cóc ở Thái Lan và đưa về Việt Nam vào tháng 4/2023. Một số người cho biết vài tháng gần đây ở Thái Lan có nhiều vụ truy quét, lùng bắt người tỵ nạn.

Sáng 24/11, cảnh sát Thái Lan bố ráp và bắt giữ 11 người Thượng, trong đó có bốn người thuộc tổ chức Người Thượng vì Công lý. Theo thông tin có được, cảnh sát Thái Lan truy tìm đích thân bốn cá nhân này, cho thấy đó không phải là bắt giữ ngẫu nhiên những người sinh sống bất hợp pháp ở Thái Lan.

Chuyện gì sẽ xảy ra với anh Lù A Da?  

Theo luật sư văn phòng CAP (Centre for Asylum Protection) nói với chị, anh Lù A Da hiện đang ở nhà tù địa phương và sẽ phải nộp 10.000 baht (khoảng 280 USD), vì nhập cư bất hợp pháp, để được chuyển sang IDC (Immigration Detention Centre, trại giam của Sở Di trú Thái Lan). Tuy nhiên chuyện gì sẽ xảy ra sau khi chuyển sang IDC, chị không biết.

nguoithieuso8

Ctới nay, chị Giàng Thị A vẫn chưa được liên lạc với chồng mình.

Chị Giàng Thị A hiện đang sống một thân một mình ở Thái Lan, với một đứa con 9 tuổi và một đứa 4 tháng tuổi.

Hải Di Nguyễn

Nguồn : Mạch Sống Media, 11/12/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hải Di Nguyễn, RFA tiếng Việt
Read 204 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)