Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

13/02/2024

Đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam : người đào thoát, kẻ vào tù

Vàng Seo Giả - VOA

Nhà hoạt động Vàng Seo Giả tới Mỹ định cư : Sẽ tiếp tục lên tiếng cho người H’mong

Vàng Seo Giả, RFA, 13/02/2024

Ông Vàng Seo Giả, thành viên của Liên minh Nhân quyền Người H’mong (Hmong Human Rights Coalition), cùng vợ và con trai sống tị nạn ở Thái Lan từ năm 2018. Với sự trợ giúp của Liên Hiệp quốc, gia đình ông đã được tái định cư tại Hoa Kỳ. Ngày 31/1, ông rời Thái Lan và đến tiểu bang Minnesota ngày 01/2.

nhanquyen1

Ông Vàng Seo Giả - Fb Johnny Huy

Sau đây là cuộc phỏng vấn ông Vàng Seo Giả dành cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 08/2 :

RFA : Xin chào ông Vàng Seo Giả. Chúc mừng ông và gia đình đã được đến định cư tại Hoa Kỳ. Xin ông cho biết từ khi nào và lý do gì buộc ông và gia đình sang Thái Lan tị nạn ?

Vàng Seo Giả : Vâng, xin chào ông và cảm ơn Đài Á Châu Tự Do. Tôi sang Thái Lan tị nạn năm 2018, lý do tôi phải đi tị nạn là tôi có một đứa cháu tên Ma Seo Sùng bị công an tỉnh Đắk Lắk bắt giữ không có lý do. Sau đó năm ngày họ giết chết cháu tôi. Tôi cùng với gia đình đã đứng lên đòi công lý cho cháu và sau đó đã bị chính quyền truy bức.

Sau khi cháu Ma Seo Sùng chết, tôi và gia đình làm rất nhiều đơn, từ tháng 6 cho đến tháng 11 năm 2017 và gửi từ cấp địa phương đến cấp trung ương nhưng họ không giải quyết. Sau khi chúng tôi gửi nhiều đơn và cũng nhờ một số tổ chức làm đơn hộ thì cuối cùng chính quyền quyết định đến bắt chúng tôi nhưng tôi và anh rể may mắn chạy thoát.

Sự việc đó khiến tôi và gia đình phải chạy trốn sang Thái Lan xin tị nạn.

RFA : Đề nghị ông chia sẻ về những khó khăn, nguy hiểm trong thời gian tị nạn ở Thái Lan

Vàng Seo Giả : Những ngày đầu mới tới Thái Lan thì thực sự cuộc sống ở Thái Lan khá khó khăn và vất vả cho tôi, tại vì khó hoà nhập với cuộc sống mới. Khi sang tôi không biết tiếng Thái và do vậy cũng rất khó hòa nhập.

Đó là những khó khăn về vật chất và tinh thần. Sau đó, tôi cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khác tại vì khi sang Thái Lan tôi tiếp tục hoạt động. 

Lý do tôi quyết định tiếp tục hoạt động là bởi vì tôi thấy rằng từ khi cháu của tôi chết và tôi đứng lên đòi công lý, tôi thấy rằng ở Việt Nam còn rất nhiều bất công. Tôi có làm gì đi chăng nữa thì cháu tôi cũng không sống lại, nhưng chí ít nếu tôi đứng lên và tôi dám đấu tranh cho những bất công như vậy thì có thể (có thể thôi chứ không chắc chắn), có thể hạn chế được những bất công, những cái chết vô cớ như vậy.

Do vậy tôi quyết định tiếp tục tham gia đấu tranh, tiếp tục hoạt động cho nhân quyền và quyền tự do tôn giáo của người H’mong tại Việt Nam.

Từ khi tôi hoạt động như vậy tôi đã đối mặt với rất nhiều nguy hiểm từ chính quyền Việt Nam. Thậm chí tôi đã được Google gửi cho tôi cảnh báo rằng có hacker (tin tặc-PV) đang cố gắng xâm nhập vào tài khoản Google của tôi và hacker này được hậu thuẫn bởi Chính phủ. Họ không nói là Chính phủ Việt Nam nhưng mà Google nói rõ rằng "Chính phủ đang hậu thuẫn một nhóm hacker đang cố gắng đánh cắp tài khoản của bạn" và tôi bị tấn công nhiều lần ở trên Internet.

Đó là những khó khăn nguy hiểm mà tôi đã gặp phải sau khi tôi dấn thân vào con đường đấu tranh cho nhân quyền và quyền tự do tôn giáo cho người H’mong tại Việt Nam.

Sau khi có một số nhà hoạt động bị bắt ví dụ như Đường Văn Thái càng khiến tôi lo lắng nhiều hơn. Tôi biết rằng người đấu tranh cho nhân quyền và quyền tự do tôn giáo ở bên ngoài và ở trong Việt Nam cũng rất nhiều nhưng thực sự mà nói số người H’mong dám đứng lên đấu tranh cho nhân quyền và quyền tự do tôn giáo chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tôi và một số đồng nghiệp là những cá nhân duy nhất dám đứng lên như vậy thành ra tôi biết chắc chắn chính quyền Việt Nam trong đầu họ luôn sẵn sàng tư thế để dập tắt chúng tôi bất kỳ lúc nào. Điều đó càng khiến tôi lo lắng và sợ hãi nhiều hơn.

RFA : Ông có thể chia sẻ về các hoạt động nhân quyền của mình trong thời gian tị nạn ở Thái Lan không ?

Vàng Seo Giả : Thời gian ở Thái Lan tôi có tham gia hoạt động bảo vệ nhân quyền và quyền tự do tôn giáo cho người H’mong, chỉ riêng cho người H’mong. Tôi cùng một đồng nghiệp tên là Giàng A Dinh thành lập một tổ chức xã hội dân sự cho người H’mong có tên là Hmong Human Rights Coalition.

Các hoạt động của chúng tôi tập trung vào bốn khía cạnh. Thứ nhất là chúng tôi tập trung viết báo cáo về các vụ vi phạm đàn áp tôn giáo và nhân quyền cho người H’mong tại Việt Nam.

Công việc thứ hai mà chúng tôi làm là đào tạo người ở trong nước để họ tự biết viết báo cáo khi xảy ra vi phạm.

Công việc thứ ba của chúng tôi là giải cứu nạn nhân bị buôn người. Trong khoảng thời gian từ năm 2019 cho đến năm 2023, chúng tôi đã giải cứu được nhiều người H’mong, thậm chí chúng tôi cũng giải cứu được cả người Kinh.

Chúng tôi giải cứu được một chị từ Ả Rập Xê Út về và chúng tôi giải cứu được hơn chục người, trong đó có trẻ em H’mong bị lừa sang Campuchia để cưỡng bức lao động bởi các công ty Trung Quốc.

Còn công việc thứ tư, chúng tôi tham gia vào đề án đòi lại quyền công dân của người H’mong ở Việt Nam cùng với tổ chức BPSOS (Ủy ban cứu người vượt biển, có trụ sở ở Hoa Kỳ-PV).

Ở Việt Nam, việc đàn áp tôn giáo dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Từ khi người H’mong bắt đầu biết đến đạo Tin Lành qua đài Nguồn Sống thì xảy ra nhiều cuộc đàn áp tôn giáo rất dã man, làm người H’mong phải chạy trốn khắp nơi và Tây Nguyên là một vùng họ chọn để chạy trốn vì đức tin của mình. 

Có hàng ngàn người H’mong đến Tây Nguyên sinh sống. Sau khi họ đến đây, họ không được chính quyền công nhận. Họ sống lay lắt được gần 30 năm rồi mà họ vẫn phải sống trong tình trạng không có bất cứ giấy tờ tuỳ thân nào.

Chúng tôi tham gia thực hiện đề án để hỗ trợ người H’mong đòi lại quyền công dân, đòi lại quyền con người của mình.

RFA : Ông Lù A Da, một thành viên của Liên minh Nhân quyền Người H’mong mới được tại ngoại. Ông có cho rằng ông Lù A Da bị cảnh sát Thái Lan giam giữ gần hai tháng có liên quan đến hoạt động trong nhóm của ông không ?

Vàng Seo Giả : Vừa rồi anh Lù A Da, người hiện tại đang điều hành tổ chức Hmong Human Rights Coalition đã bị cảnh sát Thái đến tận cổng nhà để bắt anh ấy đi. Trước đó, anh cũng có bị cảnh sát Thái đến tìm và anh đã phải chạy trốn và tìm nơi ở trọ khác để sinh sống.

Tuy nhiên anh vẫn bị cảnh sát đến bắt. Đó là một trường hợp càng khiến cho người ở trong nhóm chúng tôi lo lắng và sợ hãi hơn, tại vì có vẻ như họ nắm trong tay rất rõ thông tin của những người hoạt động trong nhóm chúng tôi - điều mà tôi nghi ngờ rằng có sự nhúng tay của chính quyền Việt Nam.

Trước đấy có nhiều người Thượng cũng bị bắt tương tự. Thậm chí cảnh sát Thái Lan biết địa chỉ và họ xông thẳng vào nhà trọ để bắt.

Tôi nghi ngờ rằng có sự nhúng tay của chính quyền Việt Nam ở đây. Như tôi đã nói, chúng tôi là những người lên tiếng duy nhất cho người H’mong tại Việt Nam thành ra là họ đang rất muốn dập tắt ngọn lửa này.

RFA : Xin ông cho biết số lượng người Hmong đang xin tị nạn ở Thái Lan và triển vọng tái định cư ở nước thứ ba của họ.

Vàng Seo Giả : Về số lượng chính xác người H’mong Việt Nam ở Thái Lan thì tôi không nắm rõ, tôi ước chừng có khoảng gần 1.000 người. Phần lớn họ đến Thái Lan tị nạn vì lý do đàn áp sắc tộc và tôn giáo. 

Cuộc sống của người H’mong ở Thái Lan thực sự rất là khổ cực, họ không thể đi làm và về mặt vật chất thì hầu như không có một tổ chức nào giúp đỡ họ cả. Một số gia đình được BRC (Bangkok Refugee Centre- Trung tâm trợ giúp người tị nạn Bangkok- PV) và JRS (Jesuit Refugee Service- một tổ chức từ thiện trợ giúp người tị nạn- PV) hỗ trợ tiền nhà từ một đến ba tháng sau khi đã trải qua nhiều lần phỏng vấn.

Về pháp lý, hiện tại ở Thái Lan đang có hai văn phòng đó là CAP (Center for Asylum Protection- Trung tâm bảo vệ người tị nạn) và AAT (Asylum Access Thailand- Tiếp cận tị nạn Thái Lan) đang hỗ trợ pháp lý cho những người tìm kiếm quy chế tị nạn ở Thái Lan.

Cơ hội định cư năm nay có vẻ tươi sáng hơn khi nhiều gia đình được tái định cư qua nhiều nước như Canada, Hoa Kỳ, hoặc New Zealand hay Australia và được biết Chính phủ Mỹ cũng đã mở chương trình Welcome Corp cho phép người ở Hoa Kỳ có thể tự lựa chọn người tị nạn ở các nước để bảo trợ sang Hoa Kỳ.

Đây cũng là một tin vui đối với những người đang tị nạn tại Thái Lan và đã có quy chế tị nạn. Tuy nhiên, với những người bị rớt quy chế hoặc bị đóng hồ sơ thì gần như không có hy vọng gì.

RFA : Ông sang Hoa Kỳ theo diện nào và được trợ giúp những gì ?

Vàng Seo Giả : Tôi sang đây theo diện được UN (LHQ) gửi tới định cư chứ không phải bảo trợ tư nhân. Sau khi tôi sang đây có được tổ chức Resettlement Agency (cơ quan tái định cư- PV) hỗ trợ trong ba tháng đầu để làm các thủ tục giấy tờ cần thiết. Sau đó họ sẽ gửi qua cho Chính phủ Hoa Kỳ lo cho gia đình tôi.

Theo như tôi được học trong những buổi định hướng văn hóa trước khi sang đây, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ trợ giúp tài chính cùng phiếu mua đồ ăn (food stamp- PV) và giúp cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

RFA : Dự định trong thời gian sắp tới của ông là gì ?

Về dự định sắp tới, tôi sẽ tiếp tục đi học tiếng Anh, trau dồi tiếng Anh để dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm một công việc phù hợp với chuyên ngành IT (công nghệ thông tin- PV) của mình.

Tôi chắc chắn sẽ tiếp tục đấu tranh cho quyền tự tôn giáo và nhân quyền cho người H’mong ở Việt Nam. Bởi vì ở Thái Lan nguy hiểm như vậy mà tôi vẫn đấu tranh thì tôi cho rằng khi tôi đã thoát khỏi sự nguy hiểm đấy, tôi đã đến được một đất nước tự do như vậy tôi càng phải làm điều đấy.

Không những làm mà tôi cần phải cố gắng nhiều hơn nữa và làm nhiều hơn nữa để bảo vệ những người H’mong ở Việt Nam, họ là những người yếu thế bị áp bức bởi chính quyền Việt Nam.

RFA : Xin cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn.

Nguồn : RFA, 13/02/2024

*******************************

HRW lên tiếng v bn án đi vi ông Danh Minh Quang

VOA, 13/02/2024

T chc Theo dõi Nhân quyn (HRW) va lên án vic chính quyn Vit Nam tuyên án tù ba năm rưỡi đi vi nhà hot đng Danh Minh Quang và kêu gi Hà Ni tr t do ngay cho ông.

nhanquyen2

Ông Danh Minh Quang ti phiên tòa Sóc Trăng ngày 7/2/2024. Photo Báo Sóc Trăng.

"Chính quyn tnh Sóc Trăng đã chà đp mt cách trng trn quyn t do ngôn lun và tr thù mt công dân ch vì người này nêu quan đim đc lp v chính tr ca mình trên mng xã hi", ông Phil Robertson, Phó giám đc Châu Á ca HRW đưa ra li ch trích trong mt tuyên b gi đến VOA qua email hôm 10/2.

Ông Robertson kêu gi cơ quan chc năng cn tr t do ngay cho ông Danh Minh Quang và hy b mi cáo buc đi vi ông.

"Quc hi Vit Nam cn khn trương sa đi B lut Hình s và bãi b các điu lut xâm phm nhân quyn, trong đó có Điu 331 đang được chính quyn Vit Nam s dng mt cách có h thng đ xâm phm quyn ca dân thường trên khp c nước", ông Robertson nhn mnh.

VOA đã liên lc B Ngoi giao Vit Nam và đ ngh h cho ý kiến v li kêu gi ca HRW, nhưng chưa được tr li.

Như VOA đã đưa tin, mt phiên tòa Sóc Trăng hôm 7/2 tuyên pht ông Danh Minh Quang, mt nhà hot đng cho quyn ca người bn đa Khmer Krom, 3 năm rưỡi tù vi cáo buc "li dng các quyn t do dân ch", theo Điu 331 B Lut Hình s. Ông Quang b bt vi cáo buc này hi cui tháng 7/2023 cùng vi hai nhà hot đng khác là Thch Cương và Tô Hoàng Chương.

Hi tháng 5/2023, ông Quang nói vi VOA rng ông đã b chính quyn sách nhiu t nhiu năm trước và liên tc b "mi làm vic" v các bài viết ca ông trên Facebook.

"Tôi b đàn áp rt nhiu, t 2019 đến bây gi, tôi b mi đi, b hăm da, đánh đp... Tôi đã đăng nhng giy mi này trên Facebook".

Truyn thông Vit Nam dn cáo trng cho rng ông Minh Quang có hành vi s dng tài khon Facebook cá nhân đăng ti, chia s, phát trc tiếp nhng ni dung vi phm pháp lut trên không gian mng".

T năm 2021 đến tháng 7/2023, ông b cáo buc đăng ti 51 bài viết, hình nh "vi ni dung có tính cht tiêu cc, tuyên truyn xâm phm đến quyn, li ích hp pháp ca t chc, cá nhân, gây nh hưởng xu đến an ninh trt t, an toàn xã hi ti đa phương", theo Báo Sóc Trăng.

Trao đi vi VOA, nhà sư Khmer Trương Thch Dhammo Toronto, Canada, lên án vic chính quyn Vit Nam bt giam ba nhà hot đng trên.

"Chính ph Vit Nam phi tôn trng quyn t do lp hi, đi li và nhóm hp ca người Khmer Krom bn đa", ông Dhammo nói.

Nhn đnh v phiên tòa xét x ông Quang, ông Trn Xa Rng, Italy, phó ch tch th hai ca Liên đoàn Khmer Krom (KKF), mt t chc tranh đu cho quyn ca người bn đa Khmer Krom có tr s ti th đô Washington, M, nói rng bn án này bt công.

"Không biết đây là tòa án kiu gì mà va trá hình mà va không đúng cách vì không cho người dân tham gia, không có lut sư bào cha cho b cáo…". Ông nói thêm rng vic xét x này "nhm đ tr thù" ông Quang vì ông đã nói lên s tht.

Như VOA đã đưa tin hi tháng 3/2023, ông Danh Minh Quang và mt nhóm các nhà hot đng cho quyn ca người bn đa Khmer Krom b công an Sóc Trăng thm vn vì tham d s kin k nim Ngày Quc tế Ph n và mc áo thun có biu tượng KKF, mt t chc mà chính quyn Vit Nam t cáo là mt "t chc phn đng chng phá Nhà nước Vit Nam dưới nhiu hình thc".

Hi tháng 3/2023 và sau phiên x ông Quang, KKF ra tuyên b t cáo hành đng sách nhiu ca chính quyn Sóc Trăng và kêu gi chính quyn tôn trng quyn ca người bn đa.

HRW dn thng kê năm 2019 cho biết có khong 1,3 triu người Khmer Krom sinh sng Vit Nam, trong đó có hơn 360.000 người cư ng Sóc Trăng, chiếm khong 1/3 dân s ca tnh.

T chc nhân quyn có tr s ti M ghi nhn rng có nhiu v xung đt gia chính quyn đa phương và các nhóm Khmer Krom đòi quyn li ca người bn đa và quyn t do tôn giáo.

Mc dù Vit Nam ng h Tuyên ngôn ca Liên Hip Quc v quyn ca các dân tc bn đa (UNDRIP) có t 2007, nhưng đến nay nước này vn không công nhn các dân tc thiu s, trong đó có người Khmer Krom, là người bn đa.

Nguồn : VOA, 13/02/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Vàng Seo Giả, RFA, VOA
Read 246 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)