Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

23/03/2024

Phế đế : Hồi chuông báo tử chế độ đã gióng tiếng ngân

Nhiều tác giả

6 năm 8 đời chủ tịch nước : một đảng nhưng nhiều phái

Chánh Thành, VNTB, 23/03/2024

Không ai tại vị quá nửa nhiệm kỳ

Chỉ trong 6 năm, từ 2018 đến 2024, ghế chủ tịch nước đã và sẽ đổi ngôi 8 lần, với 7 người thay nhau làm lãnh đạo Nhà nước Cộng sản Việt Nam. Cụ thể, tháng 9/2018, khi ông Trần Đại Quang qua đời một cách khó hiểu sau 2 năm 172 ngày tại vị ; bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tạm đảm nhiệm quyền chủ tịch nước được 32 ngày. Đây cũng là người phụ nữ đầu tiên ngồi vào vị trí này.

hoichuong1

Những đấu đá trong nội bộ Đảng đã không còn âm thầm, mà càng ngày càng công khai một cách lố bịch

Tiếp đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm chức chủ tịch nước được 2 năm 164 ngày. Đến tháng 4/2021, ông Nguyễn Xuân Phúc chính thức thay thế ông Trọng để trở thành người đứng đầu Nhà nước. Nhưng chỉ sau 1 năm 288 ngày thì ông này bị Quốc hội miễn nhiệm. Bà Võ Thị Ánh Xuân thay vào vị trí của ông Phúc được 43 ngày trước khi bàn giao cho ông Võ Văn Thưởng vào ngày 02/3/2023.

Ông Thưởng là chủ tịch nước trẻ nhất và cũng là người tại vị ngắn nhất với 1 năm 19 ngày. Và hiện giờ bà Võ Thị Ánh Xuân sẽ một lần nữa ngồi tạm quyền chủ tịch nước trước khi nội bộ Đảng Cộng sản "dàn xếp" ra chủ tịch mới.

Như vậy, sau 6 năm, ghế chủ tịch nước Việt Nam đã 8 lần đổi chủ. Từ ông Quang, qua bà Thịnh, tới ông Trọng, rồi ông Phúc, sang bà Xuân, đến ông Thưởng, giờ quay lại bà Xuân và chuẩn bị bầu thêm một người mới, không ai ngồi quá nửa nhiệm kỳ.

"Phế đế" : điềm báo cho sự sụp đổ của chế độ

Đặc biệt, ông Phúc và ông Thưởng đều bị quốc hội phế truất vì "có một số vi phạm về những điều đảng viên không được làm". Trong lịch sử Việt Nam, mỗi lần có hiện tượng "phế đế" thì triều đại cũng đi tới hồi kết, quyền thần lộng hành, lãnh đạo yếu kém và đất nước rối ren.

Năm 980, sau khi Đinh Tiên Hoàng băng hà, Đinh Toàn lên ngôi được 8 tháng thì phải nhường ngôi cho quyền thần Lê Hoàn. Đinh Toàn trở thành Đinh Phế Đế, kết thúc triều đại nhà Đinh. Cuối thời nhà Lý, Trần Thủ Độ nắm hết quyền lực trong triều đình. Đến năm 1225, ông buộc Lý Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho chồng sau khi làm vua được hơn 1 năm. Nhà Lý sụp đổ sau 216 năm và trải qua 9 đời vua.

Năm 1388, Giản Hoàng Trần Nhật Vĩ, vị vua thứ 11 của nhà Trần cũng trở thành phế đế, sau khi bị Lê Quý Ly hãm hại. Nhà Trần duy trì thêm được 12 năm trước khi rơi vào tay Lê Quý Ly. Thời nhà Nguyễn, có tới 4 vị vua mang danh "phế đế" gồm Dục Đức, Hiệp Hòa, Thành Thái, Duy Tân. Những vị vua này cũng là nạn nhân của một thời đại mà triều đình bị quyền thần thao túng, đất nước lệ thuộc vào thực dân Pháp.

Ngoài ra, cứ mỗi khi có sự thay đổi lãnh đạo trong thời gian ngắn, thì cũng là lúc đất nước rơi vào thời kỳ tăm tối, triều đình rối ren, dân chúng khổ sở. Điển hình là giai đoạn "tứ nguyệt tam vương", chỉ trong 4 tháng sau khi vua Tự Đức băng hà, ngai vàng đã có 3 lần đổi ba vua : Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc.

Quay lại ngai vị Chủ tịch nước Việt Nam, mặc dù không nắm nhiều thực quyền như tổng bí thư và thủ tướng, hay bộ trưởng bộ công an, nhưng đây lại là chức vụ cao nhất trong hệ thống Nhà nước. Chủ tịch nước là người có vai trò đại diện cho Việt Nam khi đón tiếp các nguyên thủ quốc tế. Việc một ai đó hay một thế lực nào đó có thể tùy tiện chỉ định, phế truất người đứng đầu Nhà nước, cho thấy tình hình chính trị đang vô cùng bất ổn và bị thao túng bởi các thế lực ngầm.

Nhà nước cộng sản Việt Nam trước đây vốn được tuyên truyền là ổn định với thể chế đơn nguyên, không tranh cử. Thế nhưng 8 lần đổi ngôi này đã thể hiện sự mất đoàn kết và tan rã của hệ thống độc tài, Đảng Cộng sản hiện nay tuy là một đảng nhưng nhiều phái. Những đấu đá trong nội bộ Đảng đã không còn âm thầm, mà càng ngày càng công khai một cách lố bịch. Đây có lẽ cũng là hồi chuông báo hiệu cái kết cho chế độ cộng sản tại Việt Nam, có thể một Nhà nước dân chủ sẽ ra đời, hoặc một chế độ độc tài khác lại xuất hiện…

Chánh Thành

Nguồn : VNTB, 23/03/2024

****************************

Vì sao Tô Đại có tham vọng "Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước" theo mô hình của họ Tập ?

Trà My, VNTB, 22/03/2024

Đúng như các đồn đoán trước đây, ông Võ Văn Thưởng đã bị buộc phải từ chức Chủ tịch nước, chỉ sau hơn 13 tháng nắm quyền – một điều hết sức bất thường.

hoichuong2

Đại tướng kiêm Bộ trưởng công an Tô Lâm phát biểu trước Quốc hội - Ảnh minh họa

Báo Dân Trí ngày 20/3 đưa tin, "Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước". Bản tin cho biết, Ngày 20/3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã họp về việc cho thôi giữ các chức vụ và nghỉ công tác, đối với ông Võ Văn Thưởng – Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Chủ tịch nước.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông Thưởng đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, và phải chịu trách nhiệm người đứng đầu, theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Xét nguyện vọng cá nhân và những vi phạm của ông Thưởng, Trung ương đồng ý để ông thôi giữ tất cả các chức vụ.

Theo giới phân tích, có đến 2 Chủ tịch nước bị phế truất trong hơn một năm, đồng thời tổn thất đến 4/18 ủy viên Bộ Chính trị, 20/200 ủy viên Trung ương Đảng, khi nhiệm kỳ khoá 13 của Đảng mới đi được 3/5 thời gian. Điều đó cho thấy, chất lượng công tác cán bộ của người đứng đầu Đảng là ông Nguyễn Phú Trọng, rất có vấn đề.

Những lý do khiến ông Võ Văn Thưởng bị cho thôi chức, lần đầu tiên được xác nhận một cách chính thức. Trong bài phân tích của tác giả Lê Hồng Hiệp, đăng trên trang Fulcrum, với tiêu đề, "Hai Chủ tịch nước bị phế truất trong một năm : Triển vọng chính trị nào cho Việt Nam ?". 

Theo đó :

"Ông Thưởng được cho là có dính líu đến vụ bê bối hối lộ, liên quan đến nhà phát triển bất động sản địa phương Phúc Sơn, hiện đang bị truy tố về các tội tham nhũng khác nhau. Các nguồn tin không chính thức nhưng đáng tin cậy cho biết, trong thời gian ông còn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2011 – 2014), một người thân của ông Thưởng đã nhận 60 tỷ đồng (2,4 triệu USD theo tỷ giá hiện hành) từ Phúc Sơn, được cho là [đã hối lộ] cho Thưởng để xây dựng nhà thờ tổ của mình". Điều này hoàn toàn phù hợp với những đồn đoán trước đó.

Vẫn theo ông Lê Hồng Hiệp, sự ra đi của ông Thưởng sẽ gây ra mối lo ngại cho các nhà đầu tư. Và, vấn đề sức khoẻ của Tổng Trọng cùng với nhân sự kế nhiệm chưa được lựa chọn, "có thể sẽ làm gia tăng đấu đá chính trị nội bộ trong Đại hội Đảng toàn quốc kế tiếp vào đầu năm 2026". Quan trọng hơn, điều này càng gia tăng sự e ngại của các nhà đầu tư.

Theo giới phân tích, việc ai sẽ ngồi vào chiếc "ghế nóng" Chủ tịch nước mà ông Thưởng để lại, có ý nghĩa lớn, đặc biệt trong cuộc đua giành ghế Tổng bí thư thay thế cho ông Trọng đang diễn ra rất quyết liệt hiện nay. Các ứng cử viên đủ điều kiện để thay thế ông Thưởng gồm : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ; Thủ tướng Phạm Minh Chính ; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ; Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai ; và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.

Bộ trưởng Tô Lâm và bà Trương Thị Mai được cho là những ứng viên có đủ các tiêu chuẩn theo quy định. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa có tiền lệ phụ nữ giữ chức Chủ tịch nước, và điều này có thể trở thành trở ngại đối với bà Mai. Hơn nữa, bà Mai cũng dính đến những cáo buộc liên quan tham nhũng xảy ra ở tỉnh Lâm Đồng.

Fabooker Hoàng Dũng đã đặt câu hỏi trên trang Facebook cá nhân, rằng : "Liệu Bí thư Lâm Đồng Trần Đức Quận có khai với anh Tô Lâm chuyện xây nhà, mua nhà cho Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai không ?"

Do vậy, khả năng cao là ông Tô Lâm sẽ ngồi ghế Chủ tịch nước, điều này cho phép ông tìm kiếm một xuất "ngoại lệ", khi ông đã quá tuổi để ở lại Đại hội 14. Dù rằng, ghế Bộ trưởng Bộ Công an hiện tại của Tô Lâm là chiếc ghế "siêu quyền lực".

Do đó, vấn đề quan trọng nhất vẫn là, ai sẽ ngồi vào chiếc ghế Bộ trưởng Công an thay cho Tô Lâm ? Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc, hay Phan Đình Trạc sẽ là nút thắt của vấn đề.

Nguồn thạo tin từ Hà Nội tiết lộ cho thoibao.de biết, hiện nay, Tô Lâm không còn giấu diếm tham vọng trở thành Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, theo mô hình chính trị của Trung Quốc như Tập Cận Bình. Điều này, năm 2018, ông Nguyễn Phú Trọng đã áp dụng.

Xin nhắc lại, Bộ trưởng Công an Tô Lâm có mối quan hệ đặc biệt và được Ban lãnh đạo Bắc Kinh hết sức ủng hộ. Tới đây, nếu ông Tô Lâm trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, thì chính trị Việt Nam sẽ bị cột chặt vào Trung Quốc, và tương lai Việt Nam sẽ ra sao thì ai cũng rõ.

Trà My

Nguồn : Thoibao.de, 22/03/2024

**************************

Chủ tịch nước từ chức : Lo ngại bất ổn chính trị ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam

Thanh Hà, RFI, 21/03/2024

Trong khuôn khổ chiến dịch bài trừ tham nhũng, chưa đầy hai năm, hai chủ tịch nước của Việt Nam đã "xin thôi giữ các chức vụ". Tháng 3/2023, ông Võ Văn Thưởng thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc, để rồi chịu chung số phận sau quyết định của Ban chấp hành trung ương Đảng hôm 20/03/2024.

hoichuong3

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Ảnh chụp ngày 21/03/2023 tại Hà Nội. AP - Hau Dinh

Giới quan sát đồng loạt ghi nhận đây là "dấu hiệu đáng lo ngại về ổn định chính trị" tại Việt Nam vào lúc mà quốc gia Đông Nam Á này đang được "chiếu cố" trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế Mỹ- Trung dâng cao 

Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng mất chức chỉ vài ngày sau vụ hai lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, nơi ông Thưởng từng làm bí thư tỉnh ủy, bị bắt giam trong vụ điều tra tham nhũng liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn. Ông Nguyễn Xuân Phúc đã bị cách chức vào đầu năm 2023 sau chưa đầy 2 năm giữ chủ tịch nước. Lần này nhiệm kỳ của ông Võ Văn Thưởng lại còn bị thu ngắn hơn, bởi ông mới chính thức được bổ nhiệm vào chức vụ này hôm 02/03/2023. Giới quan sát cho rằng việc ông Thưởng bị đảng "phạt" là dấu hiệu cho thấy nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đang có những "đấu đá" khốc liệt để chuẩn bị cho giai đoạn "hậu Nguyễn Phú Trọng".

Phải chăng đấu đá nội bộ đó đã lan tới ngay cả một người được coi là thuộc phe của ông Trọng như ông Võ Văn Thưởng ? Chiến dịch "đốt lò" ở Việt Nam, dùng lá bài chống tham nhũng để triệt hạ các đối thủ chính trị theo mô hình của Trung Quốc, giờ đây đã được mở rộng đến mức mà "không còn một ai được an toàn". Nhưng việc trong chưa đầy hai năm Hà Nội hai lần cách chức chủ tịch nước, một trong bốn nhân vật lãnh đạo hàng đầu của chế độ, được cho là có nguy cơ đẩy Việt Nam vào "giai đoạn bất ổn chính trị".

Giới phân tích cảnh báo bất ổn trên chính trường Việt Nam đó có thể sẽ "tác động đến môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam", vào lúc mà Việt Nam đang có tham vọng mở rộng cửa đón đầu tư nước ngoài và nhất là trở thành một "thung lũng công nghệ cao" của thế giới. Nhân chuyến công du Việt Nam hồi tháng 9/2023, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã hứa giúp Việt Nam phát triển công nghệ bán dẫn và liền sau đó, các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực này đặc biệt chiếu cố Việt Nam.

Trước hết, cho đến nay Việt Nam vẫn được coi là một điểm đến an toàn trong mắt các nhà đầu tư chính là nhờ vào sự "ổn định chính trị" tại quốc gia Đông Nam Á này, vào lúc Châu Âu và Mỹ tìm cách giảm mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc, dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Hoa Lục. Do vậy, việc đi quá đà trong chính sách "đốt lò" coi chừng sẽ bất lợi cho Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài sợ rằng chính sách kinh tế của Việt Nam cũng sẽ có những chuyển biến khó lường.

Điểm thứ nhì là, vào lúc Việt Nam đang tìm một thế cân bằng trong cuộc đọ sức Mỹ-Trung, nhân vật quyền lực nhất trong chế độ Hà Nội là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì đã tuổi cao sức yếu, đương nhiên Việt Nam phải tìm người thay thế. Chính yếu tố này càng châm thêm củi lửa cho các cuộc đấu đá chính trị gay cấn hơn, khốc liệt hơn từ nay cho đến Đại Hội Đảng kỳ tới vào năm 2026. Đó không phải là điềm lành trong mắt các nhà đầu tư muốn chọn đến Việt Nam.

Điểm thứ ba là nhân sự lãnh đạo của Việt Nam có thể sẽ phản ánh đường lối đối ngoại của chính quyền Hà Nội. Vào thời điểm mà cuộc đọ sức giữa hai siêu cường thế giới là Mỹ và Trung Quốc được báo trước là sẽ "tiếp tục gia tăng cường độ", lại càng khó để Việt Nam giữ được "thế cân bằng" mà chìa khóa được đặt trong tay tổng bí thư. Do vậy, nhiều nhà qua sát e rằng, cho dù Việt Nam nhanh chóng chỉ định tân chủ tịch nước thay thế ông Thưởng, ngày nào mà quốc tế chưa biết ai sẽ kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng, thì vấn đề đối với Việt Nam vẫn nguyên vẹn.

Giai đoạn chọn người lãnh đạo có thể kéo dài và với nhiều tính toán ở bên trong, một số nhà đầu tư có thể quyết định đợi thêm cho đến khi mọi việc rõ ràng hơn và vấn đề nhân sự được ngã ngũ. Điều đó làm dấy lên lo ngại là trong thời gian tới, Việt Nam ít có cơ hội thu hút các dự án đầu tư lớn.

Thanh Hà

*****************************

Ông Thưởng b Quc hi min nhim chc ch tch nước gia biến đng 'bt ng' trên chính trường Vit Nam

VOA, 21/03/2024

Quc hi Vit Nam hôm 21/3 thông qua Ngh quyết min nhim chc ch tch nước ca ông Võ Văn Thưởng và ch đnh bà Võ Th Ánh Xuân làm quyn ch tch nước Vit Nam trong biến đng chính trường mà các nhà quan sát cho là bt ng và chưa có tin l gia bi cnh ca cuc cnh tranh quyn lc trước đi hi đng tiếp theo.

hoichuong4

Ch tch nước Vit Nam Võ Văn Thưởng ti Din đàn Hp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương San Francisco hôm 16/11/2023. Ông Thưởng b Quc hi cho min nhin chc ch tch nước khi chưa hết nhim k.

Truyn thông Vit Nam cho biết mt cuc hp bt thường đã được Quc hi triu tp hôm 21/3, đúng như VOA đưa tin trước đó, và các nhà lp pháp đã biu quyết min nhim chc v ch tch nước ca ông Thưởng cũng như cho thôi nhim v đi biu Quc hi khóa 15 ca ông.

Theo VnExpress, 432/447 đi biu tham gia phiên hp bt thường tán thành thông qua ngh quyết, chiếm 87,8% trong cuc b phiếu kín.

Ban Chp hành Trung ương Đng hôm 20/3cho ông Thưởng thôi tt c các chc v và loi ông ra khi B Chính tr do "vi phm quy đnh v nhng điu đng viên không được làm".

Phó Ch tch nước Võ Th Ánh Xuân được ch đnh gi quyn ch tch cho đến khi Quc hi bu ra người thay thế ông Thưởng. TheoThanh Niên, vic bà Xuân làm quyn ch tch nước ược thc hin theo Hiến pháp". Đây là ln th 2 bà Xuân làm quyn ch tch nước ch trong vòng hơn 1 năm. Trước đó, bà tm thi gi chc v cao nht ca nhà nước Vit Nam sau khi ông Nguyn Xuân Phúc b min nhim vào tháng 1 năm ngoái.

Các báo do nhà nước Vit Nam qun lý cho biết ông Thưởng đã phát biu sau khi Quc hi biu quyết min nhim ông ti phiên hp bt thường hôm 21/3. Tuy nhiên, các bn tin ngn gn này không cho biết ông Thưởng đã nói gì.

Ghi nhn ca VnExpress v phiên hp cho biết rng nhng vi phm, khuyết đim ca ông Thưởng "đã gây dư lun xu, làm nh hưởng đến uy tín ca Đng, Nhà nước và cá nhân". Theo t báo này, nhn thc rõ trách nhim trước Đng, Nhà nước và nhân dân, ông Thưởng đã có đơn xin thôi gi các chc v được phân công và ngh công tác.

Mc dù các vi phm không được nêu c th, các nhà quan sát cho rng vic min nhim ông Thưởng có liên quan đến s tranh giành quyn lc trong ni b Đng trước k Đi hi 14. VOA không th đc lp kim chng thông tin này.

"Thông báo chính thc ca Đng không nêu rõ ông Võ Văn Thưởng đã vi phm chính xác nhng quy đnh nào ca Đng và nhng vi phm này xy ra khi nào", Giáo sư Carl Thayer ca Đi hc New South Wales nhn đnh vi VOA, và trích dn các bình lun trên mng xã hi cho rng nhng vi phm này xy ra vào năm 2012 khi ông Thưởng còn là bí thư tnh y Qung Ngãi.

Trong tun qua, y ban Kim tra Trung ương Đng đã đ ngh thi hành k lut mt s đng viên vi phm ti Đng b Qung Ngãi và Vĩnh Phúc vì liên quan đến v án vi phm xy ra ti Tp đoàn Phúc Sơn. B Công an trước đó đã khi t v án mà h cho là các cá nhân đã nhn hi l và vi phm quy đnh v đu thu gây hu qu nghiêm trng cho nhà nước.

Khi min nhim ông Thưởng hôm 21/3, Quc hi cũng cho bà Hoàng Th Thúy Lan, b khi t liên quan đến các d án b treo trong hơn 10 năm ca tp đoàn Phúc Sơn, thôi làm đi biu Quc hi.

"Câu hi đt ra là ti sao v vic này li ni lên sau 12 năm ?", Giáo sư Thayer, chuyên phân tích v tình hình Vit Nam, nói. iu này dn đến gi đnh rng B trưởng Công an Tô Lâm đang loi b nhng đi th tim tàng đ tiếp tc nm quyn sau Đi hi Đng ln th XIV vào đu năm 2026".

Theo thông l, y ban Trung ương Đng s quyết đnh ai lên nm gi chc v ch tch nước trong phn còn li ca nhim k này kết thúc vào tháng 5/2026. Giáo sư Thayer và các nhà phân tích chính trường Vit Nam cho rng ông Tô Lâm và bà Trương Th Mai, hin là thường trc Ban Bí thư Đng, s là nhng ng viên đ thay thế ông Thưởng.

Ch tch nước là chc v có nhiu biến đng nht trong 5 năm tr li đây Vit Nam k t khi ông Trn Đi Quang bt ng qua đi tháng 9/2018. Tng bí thư Đng Nguyn Phú Trng đã kiêm nhim chc ch tch nước trước khi ông Phúc được bu vào v trí này. Ông Thưởng là người thay thế ông Phúc, người b min nhim vì nhng "sai phm" ca cp dưới, vào tháng 3 năm ngoái.

"Ci t chính trường mi nht là chưa tng có tin l và gây bt ng", ông Florian Feyerabend, đi din thường trú Vin Konrad-Adenauer Stiftung (KAS) ca Đc Vit Nam nhn đnh vi VOA. "Vic chúng ta chng kiến nhng s kế nhim đó trong mt khong thi gian ngn như vy người tin nhim (Nguyn Xuân) Phúc ch gi chc v được 21 tháng, ông (Võ Văn) Thưởng ri chc v ch sau mt năm đt ra nhng câu hi không th tránh khi v kh năng d đoán, đ tin cy và hot đng bên trong ca h thng (chính tr Vit Nam)".

Ông Feyerabend, nhà nghiên cu khoa hc chính tr và thường quan sát tình hình Vit Nam, cho rng dù h thng này đến nay vn n đnh nhưng "cán cân quyn lc trong nước dường như đang b lung lay trước đi hi Đng tiếp theo".

Năm ngoái, Hi ngh Trung ương ln th 8 đã bt đu lp kế hoch cho Đi hi Đng toàn quc ln th 14, trong đó bao gm vic b nhim mt tiu ban do Tng bí thư Trng đng đu đ rà soát và đ c các ng c viên vào Ban chp hành Trung ương mi.

"Vic ông Thưởng đt ngt t chc s có tác dng đy nhanh quá trình này và bc l nhng khác bit trong ni b ban lãnh đo", Giáo sư Thayer nhn đnh.

Vic t chc ca ông Thưởng din ra trong lúc mt phái đoàn kinh doanh ca M gm 60 công ty đang đến thăm Vit Nam. Theo truyn thông trong nước, Th tướng Phm Minh Chính gp g đi din các doanh nghip và qu đu tư hàng đu ca M trong phái đoàn này ti Hà Ni hôm 21/3.

"H s được các đi tác Vit Nam trn an rng Vit Nam s tiếp tc đi theo con đường n đnh", Giáo sư Thayer nói. "Vit Nam đã thc hin mt quá trình chuyn giao quyn lc có trt t sau cái chết ca Ch tch nước Trn Đi Quan và không có lý do gì hin nay điu đó li không th thc hin được".

Theo ông Feyerabend, s n đnh chính tr là đc đim quan trng trong s nhiu yếu t khiến Vit Nam tr nên hp dn vi đu tư trc tiếp nước ngoài. Theo đánh giá ca người tng làm cho Đi s quán Đc Bangkok, mc dù chiến dch chng tham nhũng sâu rng đang làm đình tr các quyết đnh trong b máy quan liêu cng knh Vit Nam, nhưng quc gia Đông Nam Á s tiếp tc là đim đến đu tư hp dn do các đng lc đa chính tr đang phát trin mnh m và xu hướng đa dng hóa chui cung ng toàn cu.

Cuc chiến chng tham nhũng, mà ông Trng tng khng đnh "không có vùng cm, không có ngoi l, bt k người đó là ai", được nhân dân trong nước ng h khi đưa nhiu quan chc cp cao, trong đó có y viên B Chính tr, b đưa ra trước vành móng nga. Nhưng theo các nhà quan sát chính trường, nó cũng được các phe phái trong Đng s dng đ thanh trng các đi th.

Nguồn : VOA, 21/03/2024

*****************************

Ông Võ Văn Thưởng b bãi min các chc v : liu có tha đáng ?

VOA, 21/03/2024

Vic bãi min tt c các chc v ca Ch tch nước Võ Văn Thưởng mà không đưa ông ra trước pháp lut là không tha đáng nếu như ông Thưởng đã nhn hi l s tin ln, mt nhà quan sát chính tr t trong nước nói vi VOA.

hoichuong5

Ông Võ Văn Thưởng là v nguyên th th hai ca Vit Nam b mt chc vì vi phm k lut Đng trong vòng hơn mt năm

Hôm 21/3, s nghip chính tr ca ông Thưởng, ch tch nước tr nht lch s và mt thi được xem là ngôi sao đang lên trong Đng Cng sn, coi như kết thúc khi Quc hi biu quyết bãi min chc ch tch nước và đi biu Quc hi ca ông, mt ngày sau khi ông b cho ra khi B Chính tr và Trung ương Đng theo nguyn vng cá nhân.

Ông Thưởng là v nguyên th th hai có kết cc này trong vòng hơn mt năm, sau người tin nhim ca ông là Nguyn Xuân Phúc hi đu năm 2023.

Ăn hi l ?

V vi phm ca ông Thưởng, thông cáo ca Ban Chp hành Trung ương Đng hôm 20/3 ghi rng ông ‘đã vi phm quy đnh v nhng điu đng viên không được làm, quy đnh v trách nhim nêu gương và chu trách nhim người đng đu nhưng không nói rõ ông Thưởng đã vi phm nhng gì.

Đáng chú ý là ông Thưởng b y ban Kim tra Trung ương xác đnh là có sai phm sau cuc hp hôm 18/3. Trong cuc hp này, cơ quan ph trách k lut Đng đã đi đến quyết đnh đ ngh k lut các ông Đng Văn Minh và Cao Khoa, ch tch và cu ch tch tnh Qung Ngãi, đa phương ông Thưởng tng làm bí thư t năm 2011 đến năm 2014.

Hai ông Minh và Khoa trước đó đã b công an khi t v ti Nhn hi l khi h m rng điu tra v án tp đoàn bt đng sn Phúc Sơn. Ngoài các lãnh đo Qung Ngãi, cuc hp hôm 18/3 ca y ban Kim tra Trung ương cũng đã đ ngh k lut bà Hoàng Th Thúy Lan và ông Lê Duy Thành, ln lượt là bí thư và ch tch tnh Vĩnh Phúc, vì đã nhn hi l ca tp đoàn Phúc Sơn.

Theo nhng thông tin rò r trong hu trường thì người nhà ca ông Võ Văn Thưởng đã nhn s tin đến 60 t đng t Phúc Sơn đ xây nhà th t khi ông còn là Bí thư Tnh y Qung Ngãi. VOA không th đc lp kim chng thông tin này.

Trao đi vi VOA, Tiến s Nguyn Quang A, cu Vin trưởng Vin nghiên cu phát trin IDS và là nhà quan sát chính tr Hà Ni, nói rng có kh năng đến 99% ông Thưởng b mt chc là dính đến v hi l tp đoàn Phúc Sơn.

Ông A ch trích Đng che giu thông tin v vi phm ca ông Thưởng, điu mà theo ông ch khiến người dân thêm hoài nghi.

"Có th nếu h nói rõ ra vi phm ca ông Thưởng thì ê mt quá [cho ông Thưởng và cho Đng]", ông A phân tích và cho rng nhiu kh năng ông Thưởng có ti, vì nếu không ông y đã không chp nhn s nhc nhã như thế này.

"Nếu h làm tht nghiêm khc thì h phi vch ra là ông y đã vi phm cái gì. Nếu qu tht ông y đã nhn hi l thì phi đưa ra x mt cách nghiêm túc. Còn nếu ông y không nhn hi l thì phi cho ông y cái quyn thanh minh mt cách rch ròi", ông A nói.

Khi được hi v hình thc x lý ông Thưởng v k lut Đng mà không x lý hình s, nhà bt đng chính kiến này cho rng không tha đáng đi vi dân.

Lut pháp Vit Nam quy đnh ai nhn hi l s tin hay tài sn t 1 t đng tr lên s đi mt vi mc án t 20 năm, chung thân cho đến t hình. Ông A ch ra rng có người ăn trm mt con vt còn b bt đi tù 7 năm.

"Có th ông y đã lên đến Ch tch nước thì có được kim bài min gim nào đó", ông A bình lun v vic ông Thưởng được cho h cánh an toàn’.

"Nếu ông y đã nhn hi l mà được cho thoát ti thì đy là điu chng t na là Vit Nam có nhiu người ngi xm trên pháp lut. Cái gi là nhà nước pháp quyn xã hi ch nghĩa nên vt vào st rác", ông A ch trích.

Bài hc v nhân s

V vic ông Thưởng xy ra vào lúc Trung ương Đng đang chun b công tác nhân s cho Đi hi 14 ca Đng Cng sn s din ra vào năm 2026.

Trước Đi hi 13, Tng bí thư Nguyn Phú Trng, người ph trách công tác nhân s ca Đng, khi đó đã nói rng tuyt đi không đ lt vào Ban Chp hành Trung ương nhng phn t cơ hi, thoái hóa, biến cht.

Tuy nhiên, khóa 13 ch mi đi được hơn na nhim k đã có đến 4 trên 18 y viên B Chính tr b mt chc, bao gm Ch tch nước Võ Văn Thưởng, Ch tch nước Nguyn Xuân Phúc, Phó th tướng thường trc Phm Bình Minh và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trn Tun Anh. Đó là chưa k hơn mt chc y viên trung ương Đng là lãnh đo các tnh, thành và các b, ban, ngành đã b k lut vì tham nhũng.

"Thc s nó cho thy chính sách nhân s mà Đng Cng sn Vit Nam cho là rt quan trng thc s là đã tht bi. Tôi nghĩ nhng người đng đu ph trách công tác này phi tha nhn trách nhim chính tr ca mình như là ông Võ Văn Thưởng và Nguyn Xuân Phúc trước kia", ông A lp lun.

Theo li ông A thì nhng người đ c ông Thưởng và ghế ch tch nước và nhng người trong trung ương Đng đã b phiếu tán thành ‘đu phi kim đim nghiêm khc.

Ti phiên hp ca tiu ban Nhân s chun b cho Đi hi 14 hôm 13/3 có s tham gia ca Ch tch nước Võ Văn Thưởng, ông Trng khi đó đã được báo chí trong nước dn li nói rng phi có con mt tinh đi, ‘đng trông gà hóa cuc, ‘đng thy đ tưởng là chín, hay đng đ b đánh la bi cái mã bên ngoài, nó che đy cái sơ sài bên trong.

Khi được hi v quyết tâm chng tham nhũng ca Đng khi có đến 4 y viên B Chính tr phi ra đi khi ch mi hơn na nhim k - điu chưa tng thy trong lch s Đng Cng sn Vit Nam ông A nói : "Cái gi là chng tham nhũng Vit Nam không th có kết qu được. Ch là vt nhng n, nhng cành mà thôi còn gc r là vn đ bn thân h thng. Bn thân h thng đ ra tham nhũng".

V bài hc Đng rút ra cho công tác nhân s trong nhim k sp ti, nhà quan sát chính tr này cho rng phi thc thi dân ch trong Đng.

"Có mt cách rt đơn gin là đng bưng bít thông tin. Hãy đ cho dân ch trong Đng phát huy tác dng ca nó. Tc là tt c các đng viên được nói lên chính kiến ca mình và được phê phán nhng người khác, phê phán nhng lãnh đo mt cách xây dng".

Tuy nhiên, ông A cho rng Đng s không làm được điu này vì điu l Đng quy đnh dân ch tp trung, điu mà ông cho là ‘phn dân ch vì cp dưới phi phc tùng cp trên, thiu s phi phc tùng đa s.

Nguồn : VOA, 21/03/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Chánh Thành, Trà My, Thanh Hà VOA tiếng Việt
Read 1598 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)