Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

21/04/2024

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB để làm gì ?

Khánh An, Cao Nguyên, Nguyễn Trí Hiếu

Vit Nam gii thích v 24 t USD cu SCB, chuyên gia nói ‘thuc cha bnh’ quan trng hơn thuc b

Khánh An, VOA, 21/04/2024

Ngân hàng Nhà nước Vit Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rng vic "bơm tin" quy mô ln là đ cu cho ngân hàng SCB không sp đ, không làm nh hưởng đến h thng tài chính quc gia và s an toàn ca h thng các ngân hàng thương mi. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế ca VOA cho rng khon bơm hàng chc t đô la trên ch là liu "thuc b", tm thi hi sc cho mt bnh nhân đang lâm trng bnh, bin pháp tái cơ cu được giám sát cht ch và minh bch mi là liu thuc cha bnh cho SCB và c h thng ngân hàng Vit Nam.

24ty1

Tr s Ngân hàng Nhà nước Vit Nam Hà Ni

"SCB là mt trong các ngân hàng có quy mô ln, tng tài sn ln nên gii pháp đ thc hin và x lý cũng đòi hi phi đ vn", Tin Phong dn li Phó Thng đc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nói ti bui hp báo ngày 19/4.

Gii thích ca đi din Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Nhà nước) được đưa ra vài ngày sau khi Reuters dn các ngun tin riêng cho biết Ngân hàng Nhà nước đã bơm 24 t đô la đ cu SCB (Ngân hàng Thương mi c phn Sài Gòn), là ngân hàng gp nguy khn trong v án Vn Thnh Phát v la đo tài chính ln nht ti Vit Nam.

"Nếu không cho vay, SCB s sp đ. Còn nếu tiếp tc cho vay, kho bc quc gia s dn cn kit", ngun tin ca Reuters cho biết.

Đ cp đến v án Vn Thnh Phát và Trương M Lan, trong đó bao gm sai phm ca Ngân hàng Thương mi c phn Sài Gòn (SCB), ông Đào Minh Tú nói rng quan đim ca Ngân hàng Nhà nước là tt c nhng sai phm này do cá nhân gây ra.

Ông nói khi SCB rơi vào tình trng khó khăn, mt cân đi thanh khon và "khng hong" vào tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước đã có gii pháp kp thi và cn thiết đ n đnh tình hình, đm bo h thng ngân hàng nói chung cũng như h thng tài chính ca quc gia.

Quan chc ca Ngân hàng Nhà nước không cho biết chính xác s tin đã "bơm" đ cu SCB là bao nhiêu, nhưng Reuters trong bn tin đc quyn hôm 17/4 cho biết tính đến đu tháng 4 này, Ngân hàng Nhà nước đã bơm 24 t đô la qua "các khon vay đc bit" dành cho SCB, theo mt trong nhng văn bn ngành ngân hàng mà Reuters được xem qua.

Liu thuc b

"Tôi nghĩ rng đây là chuyn làm đúng ca Ngân hàng Nhà nước", Tiến sĩ Khương Hu Lc, người có hai bng tiến sĩ v Kinh tế và Kế toán, Giáo sư Đi hc chương trình Thc sĩ MBA và đã là Giám đc Kim toán và Giám đc Tài chính (CFO) cho nhng tp đoàn ln nht Hoa K Fortune 500, đưa ra nhn đnh vi VOA.

Theo gii thích ca ông, khi Ngân hàng Nhà nước bơm tin vào cu SCB, đng thái này có tác dng "trn an" người dân đ h không t rút tin (bank run), dn đến s sp đ ca SCB và đ ra nguy cơ ln cho c h thng ngân hàng. Tuy nhiên, trong mt gii đu tư kinh doanh, bin pháp này vn ch là mt "liu thuc b" tm thi hi sc cho mt bnh nhân đang lâm trng bnh, mà không có tác dng "cha tr" lâu dài.

"Cái lâu dài ca Vit Nam không phi là chích thuc b không mà là cha bnh như thế nào. Cha bnh bng cách là s tin này phi được tiêu xài vi mt hi đng kim soát và điu chnh vic chi tiêu đâu, tái cơ cu như thế nào và nhng điu này cn phi được đưa lên mng, lên đài truyn hình đ dân chúng biết h thng tái cơ cu như thế nào", Tiến sĩ Khương Hu Lc nói.

Ngoài ra, theo ông, còn "rt nhiu vn đ" cn phi gii quyết đ n đnh SCB, trong đó có vic x lý đng n xu vn đã tn đng t trước đó khi 3 ngân hàng được gp li.

Ngân hàng Nhà nước Vit Nam đã đt SCB dưới s giám sát đ ngăn chn tình trng rút tin hàng lot khi ngân hàng, gây ra bi v bt gi bà trùm bt đng sn Trương M Lan vào tháng 10/2022, người đã b kết án t hình vào tun trước vì vai trò ca bà trong v gian ln tài chính tr giá 12,5 t USD, v án v tài chính ln nht Vit Nam.

Theo Tiến sĩ Khương Hu Lc, bên cnh vic bơm tin, nhng tài sn ca bà Trương M Lan thuc din phi tch thu thì cn phi thu hi ngay đ có th dùng làm tài sn "thế chân" cho gói cu tr 24 t USD. Điu này s có hai tác dng : gi cho khi tài sn không b mt giá và Ngân hàng Nhà nước có tài sn đ bo đm. Chuyên gia kinh tế-tài chính có tr s ti M gii thích đng tác này tương t như chương trình "too big to fail" vào năm 2008 ti Hoa K, khi chính ph Obama đưa ra tài tr hàng chc t đô la nhưng sau đó đã thu li c vn ln lãi.

"Too big to fail" là thut ng ch các t chc tài chính ngân hàng có nh hưởng kinh tế đáng k đến h thng tài chính quc tế và nếu chúng tht bi có th nh hưởng xu đến kinh tế khu vc hay toàn cu.

nh hưởng dòng đu tư dch chuyn t Trung Quc ?

Theo Reuters, vic bơm 24 t USD (khong 5,6% GDP) đ cu SCB không phi là mt con s quá ln so vi mc chi trung bình mà các chính ph ln đã chi ra đ gii cu các ngân hàng trong cuc khng hong tài chính toàn cu, nhưng đng thái này có th s làm nh hưởng đến tâm lý và nim tin ca các nhà đu tư v tính bt n ca kinh tế Vit Nam, gia lúc tm quan trng ca quc gia Đông Nam Á đang ngày càng tăng lên trong chui cung ng toàn cu khi các công ty tìm cách chuyn cơ s sn xut sang Vit Nam đ gim ri ro ph thuc vào Trung Quc.

Hãng thông tn Anh cho rng đây ging như "li cnh tnh" đi vi nhng người đã b qua nhng tin đn v chiến dch chng tham nhũng gn đây hoc nhng người nghĩ rng khon đu tư ca h có th được hưởng li nếu các quan chc ct đt mi quan h thân hu gia các tp đoàn ln và nhà nước. Còn nhng công ty vn quyết tâm đu tư đ tn dng lao đng giá r ti Vit Nam thì cn phi có "tinh thn thép", theo Reuters.

Tiến sĩ Khương Hu Lc li có cái nhìn khác. Ông cho rng chiu hướng dch chuyn sn xut và đu tư vào Vit Nam ca các tp đoàn quc tế s vn tiếp din mc dù "h đu biết v chuyn lũng đon, không phi ch SCB không mà còn nhng nơi khác, và c chương trình ‘đt lò’".

Ông gii thích : "Ti vì trong vin cnh Ngân hàng Nhà nước làm như vy, làm cho các công ty như Samsung, Apple hay nhng công ty v bán dn mà Hoa K mun đưa v s không b nh hưởng nhiu, tr phi không làm gì c và trường hp này lan rng ra. Thành ra đây là liu thuc b cn thiết, nhưng liu thuc cha bnh cn phi đi kèm theo".

Mt lý do khác có th "gi chân" các nhà đu tư, theo Tiến sĩ Khương Hu Lc, là vì nhiu công ty đã đu tư ti Vit Nam đu rt hiu v tình trng lũng đon, tham nhũng ti Vit Nam, "nhưng h vn thy rng đu tư ti Vit Nam vn có li hơn đu tư Trung Quc vì nhng yếu t rt phc tp bên Trung Quc".

"Dĩ nhiên, đây là điu không tt, nó làm cn tr, như chiếc xe b rà thng phn nào, nhưng nó không làm chiếc xe ngng li hay tht lùi", ông đưa ra ví d.

Cn tái cơ cu hiu qu, minh bch

Tiến sĩ Khương Hu Lc cho rng gii pháp ct lõi và cn thiết vn là mt quy trình tái cơ cu hiu qu và minh bch, trong đó cn có s tham gia ca các tp đoàn, chuyên viên hàng đu v lĩnh vc ngân hàng trên thế gii thì may ra mi gii quyết được, theo khuyến ngh ca ông.

Tiến sĩ Khương Hu Lc nói thông thường ti M, đ gii quyết vn đ ngân hàng khng hong như SCB, người ta thường chn mt trong hai gii pháp : đ cho phá sn hoc cu tr.

" Hoa K thì tùy trường hp, trong thi gian 2008-2010, Hoa K đ cho nhiu trường hp ngân hàng t khánh tn, nht là nhng ngân hàng chuyên cho vay v đa c. Còn nhng ngân hàng h nghĩ là chính yếu "too big to fail" và có th h thng dây chuyn thì h cu vãn, vi tin tưởng là có th cu vãn được thì mi cu", Tiến sĩ Khương Hu Lc cho biết thêm.

Ti bui hp báo ngày 19/4, Phó Thng đc Đào Minh Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước đang có nhng gii pháp và chính sách k c lut hóa đ can thip nhm đm bo s n đnh, trước hết cho ngân hàng yếu kém và sau là đến h thng các ngân hàng thương mi cũng như đm bo an ninh trt t ca xã hi.

Ông cho biết các khon vay h tr cho SCB đã được lut đnh các điu khon và thc hin đúng các quy đnh cho phép, và s có nhng rà soát đ đm bo các bin pháp cho vay, thu n được xác đnh đy đ, rõ ràng trong đ án tái cơ cu.

Khánh An

Nguồn : VOA, 21/04/2024

*************************

Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

RFA, 19/04/2024

Chính phủ Việt Nam, được hãng tin Reuters dẫn thông tin cho biết, đã chi 24 tỷ đô la để giải cứu Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Mục đích được nói để tránh cho ngân hàng này không bị sụp đổ, sau khi Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là bà Trương Mỹ Lan bị bắt vào tháng 10/2022 và mới đây bị tuyên án tử trong phiên xử sơ thẩm.

bom1

Người dân đổ xô rút tiền khỏi SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt - Fb Saigon Review

Khoản chi của Chính phủ Việt Nam nhằm giải cứu SCB được Reuters nhận định là lớn chưa từng có tại Việt Nam. Vì sao vậy ? Và, liệu việc "bơm" số tiền lớn như vậy sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, cũng như tác động thế nào đối với lòng tin của những nhà đầu tư nước ngoài. Giải đáp vấn đề này, RFA đã thực hiện cuộc phỏng vấn với chuyên gia Tài chính - Ngân hàng, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu :

Cao Nguyên : Xin chào tiến sĩ, Theo một bài báo được đăng trên Reuters mới đây thì Chính phủ Việt Nam đã đổ 24 tỷ USD để cứu ngân hàng này khỏi phá sản. Theo ông, vì sao chính phủ Việt Nam không muốn SCB phá sản ?

Nguyễn Trí Hiếu : Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ muốn bất cứ ngân hàng nào sụp đổ. Cách đây chín năm, ba ngân hàng đi vào trong khủng hoảng, gồm ngân hàng Xây dựng Việt Nam, ngân hàng Đại Dương và VPBank đã ở bờ vực phá sản.

Lúc đó, Ngân hàng Nhà nước đã mua lại ba ngân hàng đó với giá 0đ thay vì để họ phá sản. Sau đó, những ngân hàng như là ngân hàng Đông Á thì cũng đi vào trong tình trạng khủng hoảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng không muốn để cho ngân hàng Đông Á sụp đổ và giờ này Đông Á vẫn tồn tại.

Và bây giờ tới SCB, SCB trong thời gian vừa qua, qua cái việc lũng đoạn bởi tập đoàn Vạn Thịnh Phát và người lãnh đạo của Vạn Thịnh Phát là bà Trương Mỹ Lan, đã đi vào tình trạng phá sản kỹ thuật rồi. Nhưng chính phủ và Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa bao giờ tỏ ý định để cho ngân hàng này phá sản. Chính vì vậy, tháng 10 năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước hầu như nắm toàn quyền kiểm soát ngân hàng này. Và như mọi người thường nói với nhau là một khi Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát thì con kiến cũng không lọt qua được tầm mắt của Ngân hàng Nhà nước. Tức là họ sẽ kiểm soát tất cả mọi giao dịch. 

Từ đó cho đến nay, theo tin của Reuters thì Ngân hàng Nhà nước đã đổ vào SCB một lượng tiền cho đến bây giờ là 24 tỷ đô la, và cho đến tháng 10 năm ngoái thì mỗi tháng bình quân chính phủ đổ vào trên 1 tỷ đô la. Sau tháng 10 cho đến bây giờ thì số tiền đổ vào ít hơn, nhưng mà cũng đâu đó là gần 1 tỷ đô la mỗi tháng.

Việc mà chính phủ đổ vào 24 tỷ đô la để ngân hàng SCB còn tồn tại được là để ngân hàng có thể chia sẻ cho khách hàng gửi tiền ngân hàng. Theo như những thông tin của tôi thì vào tháng 10 năm 2022, tổng dư nợ tiền gửi lên đến 674 ngàn tỷ đồng, tương đương với 30 tỷ đô la. Hiện tại thì cái số này chỉ còn khoảng 6 tỷ, thì có lẽ cái 24 tỷ đó là để trả tiền cho khách hàng đến rút tiền ra khỏi ngân hàng.

Và có lẽ tiếp tục chính phủ sẽ chi thêm cho SCB để giữ SCB khỏi phải phá sản trên thực tế và tránh tình trạng người ta đến rút tiền hàng loạt tại SCB.

Cao Nguyên : Nếu không cho vay thì SBC sẽ bị sụp đổ. Thế thì việc SCB sụp đổ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Việt Nam khiến cho Ngân hàng Nhà nước phải đổ tiền để cứu SCB ?

Nguyễn Trí Hiếu : Nếu không có sự trợ giúp của Chính phủ thì ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ thì ngân hàng không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.

Không những ngành ngân hàng có thể đổ vỡ một cách hệ thống mà cả nền kinh tế có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tại vì cái GDP của Việt Nam năm 2023 chỉ có 430 tỷ đô la thôi. Số tiền gửi còn lại tại SCB là 6 tỷ, tương đương với trên 1% GDP của Việt Nam, là một con số rất lớn. Nó có thể ảnh hưởng không những đưa hệ thống ngân hàng vào khủng hoảng, mà rất nhiều những khách hàng sẽ không được nhận lại tiền từ SCB và tạo ra một cú sốc trong xã hội Việt Nam.

Cao Nguyên : Cũng theo Reuters, nếu không cho vay thì SCB sẽ bị sụp đổ gây ra những hệ lụy như ông vừa mới nêu ra, nhưng nếu tiếp tục cho SCB vay thì Kho bạc Nhà nước sẽ dần bị cạn kiệt. Theo ông đánh giá thì động thái của chính phủ đối với SCB là có hợp lý hay không ?

Nguyễn Trí Hiếu : Nếu nói rằng Chính phủ tiếp tục hỗ trợ cho SCB sẽ đưa đến vấn đề là ngân sách quốc gia bị cạn kiệt thì có lẽ cũng không đến nỗi như vậy đâu. Tại vì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể in tiền ra và bất cứ một lượng tiền nào cần in ra họ có thể in ra tiền giấy hay có thể phát hành tiền điện tử để có tiền chi trả cho SCB. Thành ra nói ngân sách quốc gia có thể bị cạn kiệt trong thời gian sắp tới thì tôi không đồng tình.

Thế nhưng rõ ràng rằng trong thời gian sắp tới Chính phủ phải có cách giải quyết và hình như cách giải quyết đó là như sau :

Luật Tổ chức tín dụng đã được sửa đổi và sẽ có hiệu lực vào ngày mùng 1/7/2024. Trong Luật này có một chương về chuyển giao bắt buộc. Những ngân hàng yếu kém đã đi vào trong diện kiểm soát đặc biệt, và ngay cả ba ngân hàng mà Ngân hàng Nhà nước đã mua lại với giá 0 đồng đến bây giờ vẫn không thể phục hồi được, thì Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển giao bắt buộc cho một trong những ngân hàng thương mại Việt Nam. 

Nếu chuyển giao bắt buộc thì các ngân hàng thương mại đó bắt buộc phải nhận chuyển giao bắt buộc. Một khi đã nhận chuyển giao bắt buộc thì ngân hàng mẹ sẽ sở hữu ngân hàng yếu kém là ngân hàng con của họ để tránh được sự đổ vỡ của các ngân hàng yếu kém. 

Nhưng cái giải pháp này theo tôi là rất khó thực hiện. Tại vì theo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi, trong chương về chuyển giao bắt buộc, thì ngân hàng mẹ mua lại ngân hàng yếu kém sẽ sở hữu 100% ngân hàng yếu kém, nhưng lại không bắt buộc phải hạch toán khoản lỗ của ngân hàng yếu kém vào trong bản báo cáo tài chính của mình. Có nghĩa là ngân hàng mẹ không phải hợp nhất với ngân hàng con.

Mà nếu như thế thì nó đi ngược lại với chuẩn mực quốc tế về kế toán, nó đi ngược lại với nguyên tắc GAAP và nó cũng đi ngược lại với chuẩn mực kế toán của Việt Nam là khi một công ty được sát nhập với công ty mẹ 100% thì bắt buộc là cả hai bản cân đối kế toán kết quả kinh doanh và bản cân đối dòng tiền phải được hợp nhất lại. Có nghĩa là nếu ngân hàng con có lỗ thì phải hợp nhất vào ngân hàng của mẹ. 

Trong khi quy định về chuyển giao bắt buộc thì lại không bắt buộc điều đó. Đây là một điều mà tôi đã lên tiếng ở trên nhiều diễn đàn rằng đây là một điều không hợp lý. Chính vì thế tôi nghĩ rằng sắp tới đây có lẽ Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển giao bắt buộc SCB cho một ngân hàng lớn nào đó của Việt Nam, mà ngay cả phương pháp đó tôi thấy cũng không ổn.

Thế thì mình chỉ có hai con đường thôi, hoặc là chuyển giao bắt buộc hoặc là phá sản. Mà phá sản thì Ngân hàng Nhà nước không muốn. Chuyển giao bắt buộc thì có vấn đề. Thành ra đến cuối cùng thì việc chuyển giao bắt buộc SCB vào một ngân hàng khác là cả một vấn đề.

Đặc biệt nữa là SCB vẫn còn huy động vốn là 6 tỷ đô la. Con số này là rất lớn và nợ xấu đã lên đến 97%, tức là hầu như toàn bộ cái dư nợ đều trở thành nợ xấu hết rồi. Tôi không biết là ngân hàng nào có can đảm, có hứng thú để nhận chuyển giao bắt buộc hay không. Thành ra tôi thấy là chuyện này đang đi vào ngõ bí chứ chưa không phải là đường cụt.

Cao Nguyên : Ông đã nói về lợi ích khi Ngân hàng Nhà nước cứu SCB, vậy thì có hệ quả gì hay không ?

Nguyễn Trí Hiếu : Nó tùy thuộc vào cách giải quyết sự bế tắc của SCB. Chỉ có hai cách giải quyết mà thôi, hoặc là cho phá sản hoặc là chuyển giao SCB bắt buộc cho một trong những ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam.

Tôi thì nhìn về cái hướng phá sản. Hãy để cho SCB phá sản, hãy để nỗi đau đó nó trở thành hiện thực. Dĩ nhiên là thiệt hại là vô cùng lớn.

Những người có tiền gởi tại SCB có thể mất phần lớn số tiền gởi của họ. Tuy nhiên, ở Việt Nam có Luật bảo hiểm tiền gởi và hiện tại ở Việt Nam có công ty bảo hiểm tiền gởi quốc gia. Công ty này bảo hiểm số tiền gởi cho mỗi khách hàng lên đến 125 triệu đồng mỗi người trên một ngân hàng.

Thành ra, những người có tiền gởi ở ngân hàng SCB, nếu ngân hàng này đi vào phá sản thì chắc chắn công ty bảo hiểm tiền gởi sẽ bồi thường cho mỗi người 125 triệu đồng. Thế nhưng số tiền 125 triệu đồng đó là con số rất khiêm tốn so với 6 tỷ đô la còn lại trong ngân hàng ; và rất nhiều người, kể cả các tổ chức kinh tế có số tiền gởi vượt trên 125 triệu đồng trong một tài khoản sẽ bị thiệt hại. Thành ra nếu đi vào sự phá sản thì thiệt hại rất lớn.

Nhưng cái lợi của phá sản là thôi, mọi chuyện sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng. Tất cả tài sản của ngân hàng sẽ được thanh lý và chi trả cho các chủ nợ của ngân hàng, trong đó có người gởi tiền, có tiền thuế của chính phủ, có các chủ nợ của ngân hàng… và nếu còn lại được đồng nào thì cổ đông của SCB sẽ được hưởng nhưng đây là điều không tưởng.

Còn giải pháp thứ hai là chuyển giao bắt buộc, nếu thành công thì đó là may mắn cho SCB không phải đi vào phá sản. Có thể những người có tiền gởi tại SCB sẽ được ngân hàng mẹ cam kết trả tiền lại cho họ. 

Nếu đi vào phương án 2 thì có thể các khách hàng gởi tiền sẽ được cam kết như khách hàng của ngân hàng mẹ. Thế nhưng hiện tại chưa xảy ra chuyện đó. Thành ra chúng ta cũng chưa biết liệu rằng ngân hàng mẹ có cam kết bảo lãnh trả cho khách hàng của SCB hay không. Trên nguyên tắc thì họ phải làm điều đó. Thế nhưng ở Việt Nam mọi chuyện đều có thể xảy ra.

Cao Nguyên : Hình ảnh về một nền kinh tế ổn đỉnh của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng như thế nào qua sự kiện này ?

Nguyễn Trí Hiếu : Đó là điều không tránh được. Mặc dù Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tìm các để ổn định tâm lý của nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài ; và nói rằng chúng tôi đang tìm mọi cách để giải quyết vấn đề, tránh mọi thiệt hại nhiều nhất có thể cho khách hàng của SCB. 

Nhưng với sự thiệt hại nhiều đến như thế và con số mà Chính phủ đã bỏ ra tới 24 tỷ và còn lại 6 tỷ nữa thì có lẽ cũng phải giải quyết. Việc lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam chắc chắn là bị tác động. Với tất cả hệ lụy của Vạn Thịnh Phát, của SCB và sự lũng đoạn ngân hàng của bà Trương Mỹ Lan đã và đang làm lung lay lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành tài chính và hệ thống ngân hàng Việt Nam. 

Chúng ta chờ xem là Chính phủ sẽ giải quyết trường hợp của SCB như thế nào. Và trong bất cứ trường hợp nào thì theo nhận định của tôi, vấn đề giải quyết đó đều rất khó khăn và rủi ro, và cái rủi ro là lòng tin vào hệ thống ngân hàng có thể sẽ tiếp tục bị lung lay.

Cao Nguyên : Chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

Cao Nguyên thực hiện

Nguồn : RFA, 19/04/2024

*****************************

Ngân hàng Nhà nước khẳng định tiếp tục hỗ trợ cho Ngân hàng SCB

RFA, 19/04/2024

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú hôm 19/4 xác nhận thông tin Ngân hàng Nhà nước đang hỗ trợ cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đồng thời cho biết sẽ có một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này để SCB ổn định, phục hồi hoạt động.

scb1

Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chủ tọa buổi họp báo quý 1/2024của Ngân hàng Nhà nước hôm 19/4, tại Hà Nội,

Trước đó, hôm 17/4, hãng tin Reuters loan tin cho biết Ngân hàng Nhà nước đã bơm 24 tỷ đô la để cứu cho SCB khỏi bị sụp đổ kể từ sau khi Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là bà Trương Mỹ Lan bị khởi tố và bắt giam vào tháng 10/2022 dẫn đến việc nhiều người dân đổ đến SCB để rút tiền.

Ngân hàng Nhà nước vào tháng 10/2022 đã phải đưa SCB vào diện theo dõi đặc biệt.

Phát biểu tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý một, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết : "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".

Ông Tú cũng cho biết việc cứu SCB là đương nhiên vì "khi Ngân hàng SCB rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí được xem như khủng hoảng thì cũng giống như nhiều nước trên thế giới, chức năng của Ngân hàng Trung ương là khi có một ngân hàng thương mại gặp khó khăn, đều phải có giải pháp kịp thời để can thiệp, đảm bảo cho ngân hàng đó không đổ vỡ và không ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại".

Cũng theo người đại diện Ngân hàng Nhà nước, SCB không phải là ngân hàng đầu tiên xảy ra sự cố và phải được Ngân hàng Nhà nước can thiệp. Ông Tú đưa ra ví dụ, cách đây 8 – 9 năm có ba ngân hàng thương mại bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, buộc phải xử lý.

"Đây cũng là quy luật vận động của nền kinh tế, ở ngay các nước trên thế giới cũng có thể xảy ra, chứ không riêng Việt Nam. Chính vì thế, phải có một giải pháp về chính sách được luật hóa để quy định các biện pháp can thiệp để đảm bảo sự ổn định cho hoạt động cho ngân hàng đó, cũng như ổn định hệ thống, an ninh trật tự xã hội", Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.

Nguồn : RFA, 19/04/2024

*******************************

Có trả cho người mua trái phiếu ?

BBC, 19/04/2024

Câu hỏi được nhiều người đặt ra trong vụ án Vạn Thịnh Phát là tiền của người dân ở SCB sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo lãnh ra sao, sau khi có thông tin 24 tỷ USD đã được chi để cứu ngân hàng này.

scb1

Sau phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát, thông tin Chính phủ Việt Nam bơm 24 tỷ USD cứu SCB tiếp tục gây chấn động dư luận

Tin độc quyền từ Reuters cho biết chính quyền tại Việt Nam đã tiến hành một cuộc giải cứu "chưa từng có" đối với Ngân hàng SCB.

Theo đó, tính đến đầu tháng 4/2024, Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Nhà nước) Việt Nam đã bơm gần 24 tỷ USD (khoảng 600.000 tỷ đồng) dưới dạng "khoản vay đặc biệt" vào SCB, theo một trong những tài liệu mà Reuters đã xem.

Theo tài liệu này, việc bơm tiền đã chậm lại một chút nhưng đạt trung bình hơn 900 triệu USD mỗi tháng trong năm tháng qua.

Bình luận với BBC News Tiếng Việt, Tiến sĩ Giang Phùng, nhà nghiên cứu và giảng viên tại Trường Kinh doanh ISC Paris (Pháp), nói rằng vì Reuters ghi số liệu mà họ có được là "từ nguồn tin không được tiết lộ công khai do tính nhạy cảm" nên Ngân hàng Nhà nước cũng có thể phủ nhận sự chính xác của con số.

"Tuy nhiên, theo những con số công khai và cả lời của Viện Kiểm sát trước tòa thì Ngân hàng Nhà nước đang rất chật vật với việc xử lý các nghĩa vụ nợ của SCB. Theo lịch sử gần đây, trong xử lý các ngân hàng yếu kém thì Ngân hàng Nhà nước sẽ không muốn để SCB phá sản hoàn toàn", Tiến sĩ Giang Phùng đánh giá.

Tháng 10/2022, khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt giữ, Ngân hàng Nhà nước đã đặt Ngân hàng SCB vào diện giám sát và ra thông cáo để ngăn tình trạng người gửi ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng này.

Ngân hàng Nhà nước 'cứu' SCB như thế nào ?

Tiến sĩ Giang Phùng nhận định với BBC rằng có thể số tiền mà Ngân hàng Nhà nước cần huy động để xử lý vụ việc sẽ lớn hơn con số cần trả cho người gửi tiền tại SCB.

"Điều này có thể là để giải quyết cho cả người mua trái phiếu, dù chưa có tiền lệ hay quy định nào là mua trái phiếu sẽ được bảo vệ như gửi tiền vào ngân hàng".

Cần lưu ý rằng, đứng trước làn sóng kiện về việc bị lừa mua trái phiếu tại SCB, SCB nói rằng họ chỉ thực hiện việc giới thiệu khách hàng cho các công ty chứng khoán, chứ không ký kết hợp đồng hay thỏa thuận nào với các khách hàng liên quan đến việc mua/bán trái phiếu doanh nghiệp.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu từng nhận định với BBC rằng hình như SCB chỉ bảo lãnh phân phối chứ không phải bảo lãnh thanh toán.

Khi SCB bảo lãnh phân phối thì đối tượng hưởng lợi là Vạn Thịnh Phát và các công ty con trong hệ sinh thái của tập đoàn này chứ không phải trái chủ.

"Còn bảo lãnh thanh toán là hình thức có lợi cho các nhà đầu tư, nghĩa là trong trường hợp Vạn Thịnh Phát không có khả năng trả nợ thì ngân hàng đứng ra trả nợ thay cho Vạn Thịnh Phát", ông giải thích.

Bà Giang Phùng nhận xét thêm với BBC rằng, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu các ngân hàng trong hệ thống chung tay "cứu" SCB để tránh rủi ro cũng như lấy lại niềm tin của người gửi tiền. Một khả năng nữa là các ngân hàng khác có thể phải nhận sáp nhập một phần hoặc toàn bộ ngân hàng yếu kém, như vậy khoản lỗ của SCB sẽ ăn vào lãi của các ngân hàng thực hiện việc sáp nhập.

Trong quá trình xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát vừa qua, báo chí Việt Nam đã dẫn thông tin từ Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết Ngân hàng Nhà nước đang gồng mình cho SCB vay khoản tiền khổng lồ để chi trả dần, ổn định tình hình tài chính, không biết khi nào thu hồi đủ.

Số tiền này không được công khai. Tuy nhiên, Reuters cho biết họ tiếp cận được tài liệu cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã chi 24 tỷ USD.

Con số 24 tỷ USD (hơn 600.000 tỷ đồng) chiếm khoảng 3/4 ngân quỹ của Kho bạc Nhà nước (hơn 800.000 tỷ đồng).

Thời điểm khởi tố vụ án, trên hệ thống sổ sách của SCB thể hiện tổng số tiền mà ngân hàng huy động của người dân và vay của các cơ quan tổ chức khác là 673.586 tỷ đồng gồm :

  • 511.262 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng ;
  • 76.845 tỷ đồng phát hành giấy tờ có giá ;
  • 66.030 tỷ đồng vay Ngân hàng Nhà nước ;
  • 12.693 tỷ đồng tiền gửi và 6.756 tỷ đồng vay của các tổ chức tín dụng khác.

Như vậy, phần lớn tiền trong ngân hàng SCB là tiền gửi của khách hàng và một phần tiền từ các giấy tờ có giá (có thể bao gồm trái phiếu) và tiền vay từ Ngân hàng Nhà nước.

Những diễn biến tại tòa cho thấy SCB huy động tiền từ người dân gửi với lãi suất cao nhất để cho Vạn Thịnh Phát vay.

Tiến sĩ Giang Phùng cho rằng con số thiệt hại và số tiền phải trả cho các bên liên quan, chủ yếu là người gửi tiền, là rất lớn khi so sánh với những con số như GDP Việt Nam hay ngân quỹ nhà nước "nhưng chắc chắn không có chuyện Ngân hàng Nhà nước sử dụng tới cạn ngân quỹ để xử lý vụ này".

Tiền trái phiếu ở SCB có thể đi đâu ?

Vào thời bà Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm bị bắt vào tháng 10/2022, nhóm khách hàng của bà Trương Mỹ Lan ở SCB còn 1.284 khoản vay với tổng dư nợ là 677.286 tỷ đồng (gồm 483.971 nợ gốc và 193.315 nợ lãi).

Số tiền này được xác định là không thể thu hồi.

Vì tính chất phức tạp nên vụ án Vạn Thịnh Phát được chia làm hai giai đoạn.

Ở giai đoạn 1, hôm 11/4, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên bà Trương Mỹ Lan mức án tử hình tổng hợp ba tội danh tham ô tài sản, đưa hối lộ và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Ở giai đoạn 2, cơ quan chức năng sẽ điều tra, truy tố, xét xử các sai phạm liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp. Ở vụ này, Bộ Công an đã xác định Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã lừa đảo 30.000 tỷ đồng của 42.000 nhà đầu tư, thông qua gian dối trong phát hành trái phiếu.

Bà Trương Mỹ Lan sẽ phải đối mặt với thêm hai tội danh là "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến trái phiếu và "Rửa tiền" xảy ra tại Vạn Thịnh Phát.

Đối với các vấn đề liên quan đến trái phiếu, trong đó có việc các khách hàng của SCB gửi tiền tiết kiệm sau đó bị chuyển đổi thành trái phiếu, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh dẫn lời đại diện Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói rằng tất cả sẽ được xem xét trong giai đoạn 2 của vụ án.

"Trong giai đoạn 2 này, các cơ quan tố tụng tập trung điều tra, truy tố và xét xử về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền. Do vậy, quyền lợi của người dân khi mua trái phiếu sẽ được giải quyết trong giai đoạn 2 của vụ án này", báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Đáng lưu ý, lượng tiền mặt "khủng" mà bà Lan bị cáo buộc rút khỏi SCB được xác định là có liên quan đến trái phiếu.

Từ tháng 2/2/2019 đến tháng 9/2022, bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chỉ đạo lái xe của mình là Bùi Văn Dũng đến Ngân hàng SCB nhận tiền.

Bà Thái Thị Thanh Thảo, Giám đốc Phòng dịch vụ khách Wholesale của Ngân hàng SCB (Chi nhánh Sài Gòn), chỉ đạo cho bà Trần Thị Thúy Ái, Kiểm soát viên ngân quỹ của SCB Chi nhánh Sài Gòn, xuất tiền mặt giao cho ông Dũng.

Sau đó, ông Dũng chở tiền về nhà cho bà Lan và giao cho Trần Thị Hoàng Uyên (trợ lý của bà Lan).

Theo điều tra, tổng số tiền mặt rút khỏi SCB là hơn 108.000 tỷ đồng và 14 triệu USD.

Số tiền này được xác định là từ khoản vay tín dụng của Ngân hàng SCB và nguồn phát hành trái phiếu.

Kết luận điều tra của Bộ Công an cũng thông tin rằng những người có liên quan đến quy trình rút tiền mặt theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan gồm Bùi Văn Dũng, Thái Thị Thanh Thảo, Trần Thị Thúy Ái, Trần Thị Hoàng Uyên đều đã bị khởi tố bị can về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Trả lời BBC News tiếng Việt, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Thế Giới Luật Pháp từ Thành phố Hồ Chí Minh, nhận định rằng do giai đoạn 2 truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên có thể hiểu, số tiền mặt 108.000 tỷ đồng mà bà Lan rút ra là gồm có tiền từ việc phát hành trái phiếu.

"Ta cần phải làm rõ trách nhiệm của SCB : SCB tham gia với tư cách là đơn vị bảo lãnh phát hành hay bảo lãnh thanh toán hay cả hai".

"Ngay cả khi SCB chỉ là đơn vị bảo lãnh phát hành thì cũng phải làm rõ SCB đã làm đầy đủ trách nhiệm của đơn vị bảo lãnh phát hành hay không. Nếu không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của đơn vị bảo lãnh phát hành, có những hành vi, tư vấn sai hoặc gây nhầm lẫn cho người gửi tiền thì SCB vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm", ông Sơn nhận định.

Từ việc hàng ngàn bị hại đều có lời khai giống nhau nên ông Sơn cho rằng có thể đó là chủ trương của SCB chứ không phải trường hợp cá biệt.

Luật sư Phùng Thanh Sơn còn cho biết chính bản thân ông khi giao dịch tại SCB cũng từng được tư vấn mua trái phiếu như những bị hại khác. Tuy nhiên, là một luật sư, ông Sơn hiểu bản chất trái phiếu là gì nên ông không mua trái phiếu theo tư vấn của nhân viên SCB.

Tác động của vụ án Vạn Thịnh Phát

Với phiên xử Vạn Thịnh Phát diễn ra hơn một tháng và kết thúc là bản án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan, vụ án này được coi là "gây chấn động cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam" và là điểm nhấn trong chiến dịch chống tham nhũng, hay còn gọi là "đốt lò", của Tổng bí thư Đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng.

Nhiều nhà quan sát, chuyên gia cho rằng đại án này sẽ phủ bóng lên nền kinh tế Việt Nam, cả lĩnh vực ngân hàng, đầu tư nước ngoài lẫn lẫn trái phiếu. Đặc biệt, vụ bê bối còn gây mất niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.

Nguồn tin mới của Reuters cho biết, thời điểm tháng 12/2023, tổng số tiền gửi ở SCB đã giảm 80%, xuống còn khoảng 6 tỷ USD.

Hồi tháng 6/2023, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã nói rằng vụ việc liên quan đến Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát "tác động đến kinh tế - xã hội thành phố rất lớn và cũng tác động khiến một bộ phận cán bộ e dè, sợ sai không dám làm".

Tiến sĩ Giang Phùng cho rằng dù là vụ án kinh tế lớn nhưng xét đến những phản ứng hiện tại của thị trường, vụ SCB không nhất thiết báo hiệu một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam.

"Nhìn chung, vụ bê bối SCB bộc lộ những điểm yếu trong quản lý ngân hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, phản ứng của chính phủ và những cải cách tiềm năng mang lại cơ hội củng cố hệ thống".

"Những tháng và năm tới sẽ rất quan trọng trong việc thể hiện cam kết của chính phủ về củng cố hệ thống ngân hàng và lấy lại niềm tin của công chúng", bà Giang Phùng nói.

Bà cũng nói rằng những vụ bê bối về tham nhũng quy mô lớn, khiến thế giới quan tâm như vụ Vạn Thịnh Phát thường gây ra lo ngại sẽ có tác động tiêu cực đến các nhà đầu tư, làm giảm đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, theo bà Giang Phùng, thống kê lại cho thấy xu hướng ngược lại.

"Gần đây, CEO Apple đến thăm Việt Nam cũng hứa hẹn khả năng tăng cường đầu tư. Nguyên nhân có thể là việc các nhà đầu tư tìm địa điểm mới ngoài Trung Quốc để tránh ảnh hưởng của thương chiến Mỹ-Trung (và xu hướng này chắc chắn còn tiếp diễn), giá nhân công Trung Quốc dần tăng cao", bà Giang Phùng đánh giá.

Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng không chắc chắn Việt Nam thu hút được những nguồn FDI này do các tập đoàn có thể lựa chọn các quốc gia Đông Nam Á khác.

Việc xét xử bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát, theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện ISEAS, cũng được xem là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những ngân hàng thương mại khác và các doanh nhân khác, để họ ngưng những cách kinh doanh phạm pháp của mình.

"Nếu chính phủ có thể dùng vụ án này như một đòn roi để cảnh cáo những người khác, để thay đổi cách làm ăn, để thị trường ngày một minh bạch và rõ ràng hơn thì điều này sẽ tốt cho nền kinh tế hơn.

"Việt Nam muốn đạt được mục tiêu 2045 thành nước phát triển, thu nhập cao. Để làm được, phải chịu nỗi đau ngắn hạn mới có thể trụ được cuộc chơi dài", ông Hiệp phân tích.

Nguồn : BBC, 19/04/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Khánh An, Cao Nguyên, Nguyễn Trí Hiếu, RFA tiếng Việt, BBC tiếng Việt
Read 251 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)