Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

24/01/2018

'Tính lại GDP để nâng trần nợ công' : Chính phủ Việt Nam đang khủng hoảng ?

Ánh Liên

Đó là vì như chính ông Phúc đề cập, nền kinh tế chìm phải được nổi lên để cứu vớt nền kinh tế hiện tại, 30% được tính vào (nếu tính đúng) thì sẽ cho Việt Nam vay thêm 30% tổng nợ công hiện tại.

Vào ngày thứ Sau, 19/01/2018, báo Kinh tế Sài gòn Online để đăng tải bài viết : ‘Tính lại GDP để nâng trần nợ công’.

no1

Ảnh minh họa

Cụ thể, tại Hội nghị Tổng kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đầu tuần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa yêu cầu Tổng cục Thống kê tính lại GDP. Ông nói : ‘Tôi yêu cầu Tổng cục Thống kê hoàn thiện phương pháp tính, tính đúng, tính đủ quy mô kinh tế’, bởi ‘nhiều chuyên gia nói’, Việt Nam bỏ lọt tính khu vực kinh tế phi chính thức có thể lên tới 30% GDP.

‘Hàng vạn cái nhà lầu, hàng trăm chiếc ô tô đăng ký mỗi tháng ở TPHCM, Hà Nội mà chả tính được cái gì, bỏ rơi hết. Nếu cộng thêm được 30% nữa thì không phải 5 triệu tỉ đồng ; mẫu số lớn lên, quy mô nợ công sẽ giảm xuống, có tiền cho đầu tư phát triển’, ông Thủ tướng giải thích.

Ý nghĩa như thế nào trong tính lại GDP ?

Trần nợ công mà Việt Nam giới hạn là 65% GDP, Quốc Hội hay Chính Phủ Viêt Nam luôn tìm mọi cách để đảm bảo không vượt qua ngưỡng hai con số đó.

Tuy nhiên, do dùng % nên giá trị tính GDP sẽ không tuyệt đối, và chính vì thế mà bản chất GDP sẽ không tính khu vực phi chính thức vào.

Giả sử rằng, nếu tính vào, thì sẽ làm cho tính toán GDP sai số rõ rệt, tức tạo ra tính ngụy tạo ngay trong cách vận hành thu chi ngân sách, và đó là điều cực kỳ nguy hiểm

Nhưng tại sao hiện nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại muốn Tổng cục Thống kê tính lại GDP ?

Đó là vì như chính ông Phúc đề cập, nền kinh tế chìm phải được nổi lên để cứu vớt nền kinh tế hiện tại, 30% được tính vào (nếu tính đúng) thì sẽ cho Việt Nam vay thêm 30% tổng nợ công hiện tại.

Nhưng vấn đề có phần rắc rối hơn, khi ở hiện tại, nợ công không nằm ở trần nợ công theo % GDP như cách mà Chính phủ và truyền thông Việt Nam miêu tả, mà nó đã vượt ngưỡng (theo cách tính đúng chuẩn của thế giới, chứ chưa cần phải tính thêm khu vực kinh tế phi chính thức vào). Do đó, Chính phủ Việt Nam hoàn toàn mất đi tính khả năng trả nợ, chưa kể, năm nào chi ngân sách cũng lớn hơn thu.

Chính vì vậy, sẽ dẫn tiếp đến khả năng nữa là, không có nguồn thu mới trong tương lai, không thể vay nợ mới để trả nợ cũ (đảo nợ), và nguồn vay trên thị trường thế giới có xu hướng tăng đối với Việt Nam – điều này cũng liên quan đến bẫy thu nhập trung bình, khiến Việt Nam mất đi tính ‘ưu đãi’ trong hưởng nguồn vốn vay.

Hay nói một cách khác, Chính phủ kiến tạo đang thực sự lúng túng, vì không biết ‘đào tiền’ từ đâu ra.

Việc tính lại GDP đúng như tiêu đề Thời báo Kinh tế Sài gòn Online đăt là 'nâng trần nợ công', giảm áp lực nợ công về mặt hình thức.

Chính phủ Việt Nam khủng hoảng nhiều mặt ! ?

Trước khi đi đến biện pháp 'tính đúng GDP', Chính phủ Việt Nam đã thực hiện gần như hết cách ‘huy động nguồn lực trong nước’, từ huy động ‘vàng và USD’ trong dân nhưng kết quả là thất bại, mặc dù ông Thủ tướng nhiều lần tìm cách ‘đôn đốc’ các bộ ngành để đưa ‘lượng vàng và USD’ nổi lên.

Trong khi đó, ở bên ngoài, Chính phủ Việt Nam tiến hành phát hành trái phiếu quốc tế nhằm huy động vốn với lãi suất gần 7% nhằm ‘đảo nợ’, gần đây nhất là phát hành 3 tỷ USD trái phiếu nhưng kết quả là thiếu sự ‘bảo đảm uy tín’ (và có phần liên quan đến e ngại của giới đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế chỉ đạo, trong đó có cả chỉ đạo con số tăng trưởng), nên dẫn đến việc buộc phải hoãn phát hành (mà Bộ Tài chính phải sử dụng cụm từ là ‘tạm thời phải hoãn lại do diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ thế giới không thuận lợi’). 

Trong nước, vào ngày 24/01, nhiều báo trong nước đồng loạt đưa tin về việc 'Huy động thành công toàn bộ 3.500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ'. Nhưng dựa vào Quyết định 2729/QĐ của Bộ Tài chính về danh sách thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ thì 21 cái tên cả khối ngân hàng nhà nước lẫn thương mại cổ phần, đồng thời có cả hai tổ chức tài chính là Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Nói cách khác, 'trái phiếu Chính phủ' phát hành đợt này là một hình thức huy động theo quy trình 'mỡ nó rán nó'.

no2

Trái phiếu Chính phủ Việt Nam đang 'ế' ?

Do vậy, nếu nhìn rộng ra, Việt Nam không khác gì Venezuela, bởi ‘đồng chí bạn’ đã mất kiểm soát về nền kinh tế, dù phát hành tiền ảo (được hậu thuẫn bởi 5,3 tỉ thùng dầu có tổng giá trị 267 tỉ USD) thì không ai dám mua, vì thiếu tính minh bạch lẫn uy tín đảm bảo của Chính phủ Nicolas Maduro.

Vậy cuối cùng, mục tiêu có phải là tính GDP không ? Không ! Cuối cùng vẫn là thực hành việc tăng thuế phí và in tiền, nhưng in thì đồng nghĩa với việc làm cho tiền đồng (vốn được báo chí nước ngoài ca tụng là giữ giá ổn định) sẽ mất hơn nửa giá trị. Ngoài ra, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tức là bán tài sản Nhà nước cũng là một hướng đi, nhưng so với mức độ nợ và khả năng đảo nợ, cộng với tính thiếu minh bạch, thì sẽ không thể tạo một sự phát triển bền vững trong tương lai. Việc, dở bỏ lệnh cấm sinh con thứ 3 trở lên ngoài việc tạo sự cân bằng giới và gia tăng nguồn dân số trẻ, thì còn có cả giảm gánh nợ công trên đầu người. Hay cả việc đưa nguồn xăng E5 vào thị trượng (bỏ mặc hiện tượng sự xuất hiện loại xăng này khiến các vụ cháy xe liên tiếp xảy ra) ; hay tìm mọi cách giữ lại trạm BOT cũng là một phương án tăng thu, bù chi để 'giảm nợ công'.

no3

Nợ công Việt Nam ở ngưỡng 51 triệu đồng/ người

Những động thái trong thời gian qua, khiến Việt Nam, như đề cập, chưa thể là Venezuela, nhưng Việt Nam đang tiến dần đến "xã hội chủ nghĩa’ như Venezuela hiện thời.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 24/01/2018

Quay lại trang chủ
Read 1050 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)