Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

10/05/2024

Lê Thanh Hải bất khả xâm phạm đến cỡ nào, muốn hạ có dễ không ?

Hoàng Anh - Trà My

Ai hạ được Hai Nhật trên võ đài quyền lực ?

Hoàng Anh, Thoibao.de, 10/05/2024

lth1

Hai Nhật Lê Thanh Hải - Ảnh minh họa

Hiệp một, Tổng Trọng chào thua Hai Nhật

Ngày 20/3/2020, lúc đó ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, đã tập hợp cả Bộ Chính trị và Ban Bí thư, để xem xét kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 – 2015, cùng với ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân. Ban Thường vụ này đã sai phạm nghiêm trọng trong dự án Khu đô thị Thủ Thiêm.

Lúc đó, Bộ Chính trị và Ban Bí thư kết luận, ông Hải đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm quy chế làm việc của Thành ủy, trực tiếp kết luận nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Thành ủy. Hình thức kỷ luật đối với ông Lê Thanh Hải là "cắt chức vụ nguyên Bí thư Thành ủy" ; và với ông Lê Hoàng Quân là "cắt chức vụ nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố".

Kỷ luật "cắt chức vụ", lại thực hiện đối với người không còn chức vụ, thì đúng là trò hề mà chỉ có những bộ óc "siêu việt" của Đảng cộng sản Việt Nam mới nghĩ ra được. Trên thế giới, không có quốc gia nào lại đi trừng phạt quan tham bằng cách cắt hết các chức vụ trong quá khứ của họ.

Ông Nguyễn Phú Trọng tự nghĩ ra khái niệm kỳ lạ – "chức vụ nguyên lãnh đạo" – để hợp thức hóa cho những trường hợp được ông tha bổng, hoặc ông không thể kỷ luật vì quá "cứng cựa" trên chính trường. Nói thẳng ra, việc cách chức "nguyên bí thư" hay "nguyên chủ tịch" là sự thất bại trong cuộc "đốt lò" của ông, vì không thể đụng đến "đối tượng".

Hiệp Hai, Tổng liệu có quật nổi ?

Ngày 6 và 7/5 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương do ông Trần Cẩm Tú đứng đầu, đã họp kỳ thứ 41. Nội dung kỳ họp này là thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và tiêu cực, xem xét kỷ luật đối với các ông Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, do liên quan đến những sai phạm tại vụ án Vạn Thịnh Phát và AIC.

Được biết, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chính là ông Nguyễn Phú Trọng, Phó ban là ông Tô Lâm. Không rõ, ai trong hai người này đã chỉ đạo ông Trần Cẩm Tú thực hiện việc kỷ luật đối với 3 ông nêu trên.

Kể từ đầu năm đến nay, ông Tô Lâm đã nhiều lần cho đánh úp các quan chức, cả đương nhiệm và mãn nhiệm. Ông không cần thông qua quy trình kỷ luật Đảng nhiêu khê, mà thẳng tay "bắt sống".

Nhưng lần này, khi đánh Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, lại diễn ra bài bản, đúng theo quy trình mà Tổng Trọng đề ra. Vì vậy, nhiều người suy đoán, lần này có thể là sự chỉ đạo của ông Trọng, chứ không phải ông Tô Lâm.

Thông thường, Tô Lâm nhắm vào những nhân vật đương nhiệm, có khả năng cạnh tranh ảnh hưởng chính trị đối với ông và phe cánh Hưng Yên. Còn trong trường hợp này, các ông Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, đều là những người đã hết thời, không có khả năng đe dọa đến quyền lực chính trị của phe cánh Hưng Yên. Đây là một lý do khác để nhiều người tin rằng, việc đánh vào nhóm Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, là do ông Tổng chỉ đạo.

Thủ thuật nào để hạ Hai Nhật ?

Nếu vụ việc là do ông Tổng chỉ đạo, thì cơ hội thoát tội của 3 người này cao hơn, so với Tô Lâm chỉ đạo. Bởi nếu Tô Lâm ra tay thì có thể cho bắt ngay, bắt công khai hoặc bắt cóc, chứ không cần thủ tục rườm rà.

Hồi năm 2020, Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân đã thoát án, thì khả năng, lúc này, những người này có thể lại thoát án tù một lần nữa.

Dư luận đang rất mong ngóng, chờ xem ông Tổng bí thư trừng trị thích đáng những ông quan tham một thời này. Đó cũng là áp lực lớn đối với ông Trọng.

Lần trước, ông Trọng đã dùng trò "cách hết các chức vụ nguyên lãnh đạo", để tha tội cho họ. Không biết, lần này, nếu muốn tha, ông Tổng sẽ cho cắt thêm cái "nguyên" nào nữa ?

Hãy chờ xem, ông Tổng sẽ tung ra trò gì với Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong ?

Hoàng Anh

Nguồn : Thoibao.de, 10/05/2024

**********************************

Lê Thanh Hải có bị truy tố hay không, khi "dính" tới Vạn Thịnh Phát và AIC ?

Trà My, Thoibao.de, 10/05/2024

Cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải – nhân vật từng được cho là bất khả xâm phạm, đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật một lần nữa, vì những sai phạm liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà "trùm" Trương Mỹ Lan, và Tập đoàn AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

lth2

Cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải – nhân vật từng được cho là bất khả xâm phạm – đang bị quá khứ gọi tên

Thời gian gần đây, giới quan sát đã đưa ra các dự báo, về khả năng ông Lê Thanh Hải sẽ bị xử lý, thậm chí, có thể bị truy tố hình sự. Theo đó, ngày 20/4, kênh Truyền hình của báo Nhân Dân bất ngờ đã đăng tải một video có nhan đề "Kiểm soát quyền lực, ngăn chặn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ".

Clip video này đã chỉ ra sai phạm nghiêm trọng của ông Lê Thanh Hải, đó là "sự lạm dụng chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính nhà nước, đã dẫn tới vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng".

Điều quan trọng là, kênh Truyền hình Nhân Dân là bộ phận báo hình của báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng.

Truyền thông nhà nước Việt Nam ngày 8/5 đưa tin, theo Thông cáo của Ủy ban Kiểm tra trung ương, tại họp kỳ thứ 41 vào chiều ngày 8/5, 3 cựu lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh là ông Lê Thanh Hải, ông Lê Hoàng Quân và ông Nguyễn Thành Phong đã bị đề nghị kỷ luật. Cả 3 ông đều bị kỷ luật với lý do, phải "chịu trách nhiệm trong các vi phạm liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC)".

Đáng chú ý, thông cáo cho biết :

"Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, và nguồn lực xã hội, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền thành phố, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật".

Báo Thanh Niên cho biết, Thanh tra Chính phủ đã từng phát giác ông Lê Thanh Hải và Ban lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh có nhiều vi phạm nghiêm trọng ; kiến nghị thu hồi, xử lý 135.816 tỷ đồng ; và yêu cầu thu hồi hơn 900 hecta đất. Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ còn kiến nghị xử lý hành chính đối với 1.967 tập thể, cá nhân ; chuyển Cơ quan Điều tra của Bộ Công an xử lý 98 vụ việc, 121 cá nhân liên quan.

Đây là điều được đánh giá là hết sức bất thường, vì vẫn với những sai phạm kể trên, nhưng 4 năm trước đây, hồi tháng 3/2020, ông Lê Thanh Hải chỉ bị Tổng Trọng và Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức, cách chức "cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2010 – 2015".

Thời điểm đó, biện pháp kỷ luật trên đối với ông Hải, đã bị công luận nhạo báng, châm chọc ; bị cho là thể hiện sự bao che, dung túng của Bộ Chính trị và Tổng Trọng. BBC Việt ngữ đã bình luận "mỉa mai", khi nhận xét rằng, ông Hải bị mất một chức vụ quan trọng mà ông từng nắm trong quá khứ, và đây là một hình thức kỷ luật "đặc sản" dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sau khi bà "trùm" Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình, vào ngày 11/4, vụ án Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB đã được truyền thông quốc tế chú ý. Điều này khiến người ta nhớ đến việc ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân, bị kỷ luật với những cáo buộc "vi phạm nghiêm trọng liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm".

Dư luận và giới quan sát có chung nhận định rằng, bà Trương Mỹ Lan không thể "một tay che trời" ở Sài Gòn, nếu không có sự "chống lưng" của các lãnh đạo cấp cao.

Giáo sư Carl Thayer, từ Đại học New South Wales, Úc, đánh giá :

"Lê Thanh Hải và mạng lưới của ông ta, rất có thể đã tạo điều kiện cho bà Lan thăng tiến. Tại sao ông Hải không bị kỷ luật vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Có lẽ, đó là trường hợp điển hình về cái gọi là, "im lặng là vàng".

Nhà báo David Brown, một cựu quan chức Mỹ có nhiều năm kinh nghiệm về chính trị tại Việt Nam, đánh giá :

"Bà Trương Mỹ Lan có lẽ được những nhân vật quyền lực hàng đầu của Đảng bảo trợ, trong đó gồm những người chi phối kinh tế và chính trị ở thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều thập kỷ, để có thể xây dựng một đế chế bất động sản ở Việt Nam, nơi mà đất đai đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước".

Công luận cho rằng, bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã phất lên, đồng thời có nhiều vi phạm trong nhiều năm ở Sài Gòn, trùng với thời gian ông Lê Thanh Hải giữ chức Bí thư Thành ủy. Phải chăng, đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên ?

Có một khả năng cao, đó là, vì sự bảo trợ rất cao về chính trị cho Lê Thanh Hải, là yếu tố quan trọng thúc đẩy Tô Lâm cho lật lại hồ sơ, để làm rõ, ai là kẻ chống lưng cho ông Lê Thanh Hải, mới là mục tiêu cao nhất.

Trà My

Nguồn : Thoibao.de, 10/05/2024

*********************

Lê Thanh Hải có bị truy tố hay không, khi "dính" tới Vạn Thịnh Phát và AIC ?

Trà My, Thoibao.de, 10/05/2024 |

Cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải – nhân vật từng được cho là bất khả xâm phạm, đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật một lần nữa, vì những sai phạm liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà "trùm" Trương Mỹ Lan, và Tập đoàn AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

lth3

Ông Lê Thanh Hải bị cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015

Thời gian gần đây, giới quan sát đã đưa ra các dự báo, về khả năng ông Lê Thanh Hải sẽ bị xử lý, thậm chí, có thể bị truy tố hình sự. Theo đó, ngày 20/4, kênh Truyền hình Nhân Dân của báo Nhân Dân bất ngờ đã đăng tải một video có nhan đề "Kiểm soát quyền lực, ngăn chặn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ".

Clip video này đã chỉ ra sai phạm nghiêm trọng của ông Lê Thanh Hải, đó là "sự lạm dụng chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính nhà nước, đã dẫn tới vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng".

Điều quan trọng là, kênh Truyền hình Nhân Dân là bộ phận báo hình của báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng.

Truyền thông nhà nước Việt Nam ngày 8/5 đưa tin, theo Thông cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tại họp kỳ thứ 41 vào chiều ngày 8/5, 3 cựu lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh là ông Lê Thanh Hải ; ông Lê Hoàng Quân và ông Nguyễn Thành Phong, đã bị đề nghị kỷ luật. Cả 3 ông đều bị kỷ luật với lý do, phải "chịu trách nhiệm trong các vi phạm liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC)".

Đáng chú ý, thông cáo cho biết :

"Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, và nguồn lực xã hội, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền thành phố, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật".

Báo Thanh Niên cho biết, Thanh tra Chính phủ từng đã phát giác ông Lê Thanh Hải và Ban lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, đã có nhiều vi phạm nghiêm trọng ; kiến nghị thu hồi, xử lý 135.816 tỷ đồng ; và yêu cầu thu hồi hơn 900 hécta đất. Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ còn kiến nghị xử lý hành chính đối với 1.967 tập thể, cá nhân ; chuyển Cơ quan Điều tra của Bộ Công an xử lý 98 vụ việc, 121 cá nhân liên quan.

Đây là điều được đánh giá là hết sức bất thường, vì vẫn với những sai phạm kể trên, nhưng 4 năm trước đây, hồi tháng 3/2020, ông Lê Thanh Hải chỉ bị Tổng Trọng và Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức, cách chức "cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2010 – 2015".

Thời điểm đó, biện pháp kỷ luật trên đối với ông Hải, đã bị công luận nhạo báng, châm chọc ; bị cho là thể hiện sự bao che, dung túng của Bộ Chính trị và Tổng Trọng. BBC Việt ngữ đã bình luận "mỉa mai", khi nhận xét rằng, ông Hải bị mất một chức vụ quan trọng mà ông từng nắm trong quá khứ, và đây là một hình thức kỷ luật "đặc sản" dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sau khi bà "trùm" Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình, vào ngày 11/4, vụ án Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB đã được truyền thông quốc tế chú ý. Điều này khiến người ta nhớ đến việc ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân, bị kỷ luật với những cáo buộc "vi phạm nghiêm trọng liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm".

Dư luận và giới quan sát có chung nhận định rằng, bà Trương Mỹ Lan không thể "một tay che trời" ở Sài Gòn, nếu không có sự "chống lưng" của các lãnh đạo cấp cao.

Giáo sư Carl Thayer, từ Đại học New South Wales, Úc, đánh giá :

"Lê Thanh Hải và mạng lưới của ông ta, rất có thể đã tạo điều kiện cho bà Lan thăng tiến. Tại sao ông Hải không bị kỷ luật vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Có lẽ, đó là trường hợp điển hình về cái gọi là, "im lặng là vàng"".

Nhà báo David Brown, một cựu quan chức Mỹ có nhiều năm kinh nghiệm về chính trị tại Việt Nam, đánh giá :

"Bà Trương Mỹ Lan có lẽ được những nhân vật quyền lực hàng đầu của Đảng bảo trợ, trong đó gồm những người chi phối kinh tế và chính trị ở thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều thập kỷ, để có thể xây dựng một đế chế bất động sản ở Việt Nam, nơi mà đất đai đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước".

Công luận cho rằng, bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã phất lên, đồng thời có nhiều vi phạm trong nhiều năm ở Sài Gòn, trùng với thời gian ông Lê Thanh Hải giữ chức Bí thư Thành ủy. Phải chăng, đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên ?

Có một khả năng cao, đó là, vì sự bảo trợ rất cao về chính trị cho Lê Thanh Hải, là yếu tố quan trọng thúc đẩy Tô Lâm cho lật lại hồ sơ, để làm rõ, ai là kẻ chống lưng cho ông Lê Thanh Hải, mới là mục tiêu cao nhất./.

Trà My 

Nguồn : Thoibao.de, 10/05/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Hoàng Anh, Trà My
Read 771 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)