Khi muốn tu phải được công nhận
Trân Văn, VOA, 17/05/2024
Dư luận vừa dậy lên thành bão sau khi Hội đồng Trị sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi Thông báo cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố về "người được mạng xã hội gọi là ‘sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật giáo".
Sư Minh Tuệ khẳng định mình không phải nhà sư và lý do ông đi bộ từ Nam ra Bắc ‘chỉ là để rèn luyện sức khỏe chứ không phải tu tập’.
Thông báo vừa kể nhấn mạnh "người đàn ông mang hình dáng nhà sư bộ hành dọc tuyến đường từ Khánh Hòa ra Hà Giang và ngược lại" đang "gây ra nhiều dư luận trái chiều làm ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam". Hội đồng Trị sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết "đã xác minh" và "khẳng định người đàn ông này không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Điều này cũng đã được chính người đàn ông này khẳng định trong các clips trên mạng xã hội". Theo Hội đồng Trị sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì "người đàn ông này có tên là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông Tú sinh sống tại huyện Eakar tỉnh Đắk Lắk. Ông Lê Anh Tú sau khi từ bỏ công việc đo đạc địa chính tại tỉnh Phú Yên đã thực hiện một vài lần bộ hành từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía Bắc và ngược lại. Tuy nhiên lần này một số người dùng mạng xã hội đã sử dụng hình ảnh đi bộ của ông Lê Anh Tú tạo sự hiếu kỳ, thu hút nhiều người dân đi theo, tạo nên hiệu ứng câu views và có nhiều bình luận xuyên tạc đời sống tu hành của tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam". Hội đồng Trị sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam c ác tỉnh, thành phố thông báo để không gây ngộ nhận ông Tú là "nhà sư".
Đáng lưu ý là Hội đồng Trị sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố "liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm Giáo hội Phật giáo Việt Nam" [1].
***
Trên thực tế, người đàn ông tên là Lê Anh Tú được nhiều triệu người Việt ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam ngưỡng mộ, tán thán với tên "sư Thích Minh Tuệ", không phải nguyên nhân dẫn tới thực trạng mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho là "dư luận xúc phạm". "Dư luận xúc phạm" đã dậy lên từ lâu sau khi nhiều tăng, ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa phô bày sự xa hoa, vừa đốc thúc Phật tử dâng sao giải hạn, cúng dường, chuyển khoản, thậm chí hiến kế cho nhau để tăng nguồn thu.
Không chỉ Phật tử mà công chúng nói chung chú ý đến "sư Thích Minh Tuệ" bởi sự khiêm cung, con đường tu tập mà ông chọn cho thấy nghị lực phi thường, nỗ lực buông bỏ tất cả để đạt đạo.
Có không ít người chẳng hạn như Thái Đức Phương đã so sánh cách thức tu trì của "sư Thích Minh Tuệ" với thực tế tu tập, thuyết pháp của nhiều tăng ni trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chính sự so sánh này khiến Hội đồng Trị sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cảm thấy đó là "dư luận xúc phạm".
Theo Thái Đức Phương thì "ông Minh Tuệ" có "bảy cái sai". Chẳng hạn ông chỉ "khất thực" chứ không chịu nhận "cúng dường", đặc biệt là từ chối nhận tiền. Ông chọn lối tu tập "khoe hình ảnh" đầu trần, chân đất ngoài đường trong khi nhiều vị tăng nổi tiếng ở Việt Nam thường khiêm tốn "ẩn mình" trong Mercedes, Audi... Đã vậy ông còn "phân biệt" trong việc nhận đồ cúng, khác với những vị tăng nổi tiếng nhận hết, không chừa thứ gì. Chưa hết ông làm "tổn phước" vì khiến người ta cãi nhau về pháp tu của ông, do vậy mới có vị tăng quở ông, ông bị trách vì không biết tu theo "miệng đời", sửa mình cho khớp với cái tham – sân - si của thiên hạ để vuốt ve Phật tử khiến Phật tử hăm hở cúng tài vật. Thái Đức Phương nói thêm, "ông Minh Tuệ" còn sai ở chỗ chỉ tu cho mình, "xưng con với tất cả mọi người, không chịunhận là sư hay là thầy của ai, khôngchịu hoằng dương đạo pháp". Cuối cùng ông "ép xác", sai với "con đường trung đạo của Phật" bởi theo cách hiểu của số đông, trung đạo là tương đối, chẳng hạn đối với những người thu nhập bèo bọt như Thái Đức Phương, "đi xe máy là trung đạo, còn đối với những sư thầy vang danh thiên hạ có hàng trăm tỉ trong tài khoản ngân hàng thì đi Mercedes hay Audi l à trung đạo".
Tuy nhiên Thái Đức Phương thừa nhận :Hình ảnh của ông MinhTuệ đã truyền chotôi rất nhiều cảm hứng khi thực hành tâm nhẫn trong công việc. Một người "tập học" theo Đức Phật, chưa làm gì lỗi đạo thì đáng được tán thán, chứ không đáng bị gọi là "thằng ba trợn" như một vị "nhân tài đất Việt thời kỳ hội nhập quốc tế" đã gọi. Nhờ những Youtuber và đoàn Phật tử đã đi theo ông Minh Tuệ suốt ngày đêm mà người ta biết được ông tu tinh tấn cỡ nào. Trước, tôi không tin có người thực hiện được hạnh ngủ ngồi suốt nhiều ngày liền và cho rằng đó chỉ là chuyện bịa ở trong kinh. Giờ điều đó đã có người làm được một cách nhẹ nhàng. Trước, người ta chỉ nghe giảng về buông xả, vô ngã qua miệng các nhà sư, thì giờ đây bỗng có người "dám" đem điều đó ra thực hành, cả xã hội ồ lên, nhận ra thế nào là "thực hành" và bọn tu mõm thì nhảy sồn sồn. Nhờ có ngắn, người ta mới biết thế nào là dài. Nhờ có bầu trời đêm, người ta mới thấy được các vì sao. Nhờ có bọn tu mõm, người ta mới biết được thế nào là một người "tập học" theo Phật.Tôi hiể u chữ "thực" trong câu "Có thực mới vực được đạo" nghĩa là "thực hành". Phật pháp bị mạt phải chăng là do người ta mải rao giảng Phật pháp mà không chịu thực hành. Theo tôi, chỉ có thực hành đạo pháp mới mong vực dậy được đạo pháp[2].
***
Không phải tự nhiên mà càng ngày càng nhiều người gọi Giáo hội Phật giáo Việt Nam là "Phật giáo quốc doanh". Thông báo về "người đàn ông mang hình dáng nhà sư bộ hành dọc tuyến đường từ Khánh Hòa ra Hà Giang và ngược lại" của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khiến rất nhiều người phẫn nộ như Phạm Hải :Phậtgiáo có từhàngngàn năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam lấy tư cách gì định đoạt ai là tusĩ, ai không phải tusĩ ? Có người mỉa mai như Phạm Minh :Vợ em không tham gia Hội Phụ nữ ViệtNam, vậy vợ em có phải phụ nữ không ạ [3] ? Cũng có người nhận định về những khác biệt khiến Giáo hội Phật giáo Việt Nam không thể dung "sư Thích Minh Tuệ" như Tran Nhat Binh :Người này làm gì có ‘chùa’ mà được nhậnvào băng nhóm của các ông !Người này vô sản, làm sao ngồi chung với các ông dưới một mái nhà !Người này không vợ, không con, ăn chay... làm gì được ngồi chung mâm với các ông !Người này không livestream câu view kiếm tiền, không tu online... làmsao ngồi chung bàn với các ông !Người này không khuyên thiênhạ cúng dường, giải hạn, đuổi ma, trừ tà, mê tín dị đoan... làm sao được nhậnvào hội của các ông !Người này chân trần, áo rách, da bọc xương, làm sao có thể lênchung một xe với các ông ! Người nà y ăn nói khiêm nhường, một lòng tu thân tích đức, làm sao dám đi cùng một đường với các ông[4] !
Sau khi xem thông báo của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có người như Chanh Tam thắc mắc mà như than :Hội đồng Trị sự sức giấy cho Ban Trị sự cáctỉnh, thànhphố chuyện nội bộ của giáo hội mà nơi gởi có A02 Bộ Công an ? Để nhờ công an phối hợp đôn đốc, nhắc nhở hay gì [5] ? Phải chăng tiêu chí "đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội" mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam quyết tâm hướng tới đã đẩy tổ chức tôn giáo này đến chỗ khiến Phật tử nói riêng, dân chúng nói chung nhìn thông báo vừa đề cập chỉ là vấn đề như Hai Tran cảm nhận : Ông Minh Tuệ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phong trào vận động cúng dường và giải oan gia trái chủ của Hiệp hội Doanh nghiệp cổ phần chùa Việt Nam[6]. Hoặc là chuyện như Hoàng Thanh Tâm bỡn cợt :Đề nghị "người đàn ông mang hình dáng nhà sư" trả lại NỒI CƠM cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam vì đã làm bể nồi cơm của hội rồi ! Hay buộc Tri Do phải thở dài :Văn phong của Trung ương Phật giáo quốc doanh mạnh như nghị quyết của chính quyền. Kinh thật !Chuyển qua Bộ Công An theo dõi, xử lý ? Sợ lắm ! Ôi thời mạt vận, miệng mồm mấy thầy chùa quốc doanh có gang, có thép gớm [7] !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 17/5/2024
Chú thích
***************************
Giáo hội Phật giáo Việt Nam : ‘Thích Minh Tuệ không phải nhà sư’
VOA, 17/05/2024
Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ hôm 16/5 cùng ra văn bản nói rõ quan điểm về vụ việc ông Thích Minh Tuệ, một hiện tượng trên mạng xã hội Việt Nam trong thời gian qua, và đều khẳng định rằng ông ‘không phải nhà sư’.
Hình ảnh người được cho là 'Sư Thích Minh Tuệ' trên mạng xã hội. Ông thu hút rất đông người đi theo ở mỗi địa phương ông đi qua. (Ảnh chụp màn hình VnExpress)
Ông Thích Minh Tuệ xuất hiện liên tục trên các trang mạng xã hội như TikTok, Facebook và YouTube trong thời gian qua dưới hình ảnh giống như một nhà sư với chiếc đầu đã cạo tóc, mặc trang phục giống như cà sa nhưng chắp vá, đầu để trần, đi chân đất, tay ôm nồi cơm điện đi bộ từ Nam ra Bắc.
Trong các đoạn video được đăng tải, ở mỗi địa phương ông Thích Minh Tuệ đi qua đều có nườm nượp người kéo tới theo dõi, đi theo, đảnh lễ, cúng dường, quay phim, chụp ảnh… gây náo động cả một vùng.
Nhiều người thậm chí còn tôn sùng ông như một ‘bậc chân tu’, ‘hành giả đích thực’, ‘tu theo hạnh đầu đà’, ‘theo đúng giáo pháp Đức Phật’, thậm chí có người còn gọi ông là ‘Phật sống’.
Nhiều ý kiến đã lấy hình ảnh ông Thích Minh Tuệ để so sánh với cách tu của các vị tăng, ni đang tu hành trong các tự viện ở Việt Nam. Từ đó, họ đả kích Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Việt Nam nói chung là ‘suy đồi’ và ‘tha hóa’.
Tuy nhiên, cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ đều khẳng định rằng ông Thích Minh Tuệ ‘không phải là nhà sư’, theo công văn của hai cơ quan này gửi ra được báo chí trong nước đăng tải.
Theo đó, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định người đàn ông này ‘không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam’.
Theo kết quả xác minh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ‘sư Thích Minh Tuệ’ có tên thật là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông hiện sinh sống tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Ông từng là cán bộ đo đạc địa chính tại tỉnh Phú Yên, nhưng sau đó đã bỏ việc để đi bộ từ từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía Bắc và ngược lại. Hiện giờ, ông đang đi qua địa phận các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh xuôi vào Nam, vẫn theo văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Công văn của Ban Tôn giáo Chính phủ cũng khẳng định giống như Giáo hội Phật giáo Việt Nam về nhân thân của ông Thích Minh Tuệ, và cho biết ông Lê Anh Tú ‘tự xưng là Thích Minh Tuệ’ chứ ‘không phải tu sĩ Phật giáo’.
Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết ông Lê Anh Tú ‘đi bộ theo hình thức thực hành phương pháp tu tập hạnh đầu đà’ và ‘đã ba lần đi bộ từ miền Nam ra miền Bắc và ngược lại’.
Cả hai cơ quan này đều cho rằng sở dĩ có ‘hiện tượng Thích Minh Tuệ’ là do có những Facebooker, TikToker và YouTuber đi theo ông để quay clip đăng tải và phát trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội nhằm câu view vì những lần trước ông thực hiện hành trình, ‘không có mấy ai quan tâm’.
Tuy nhiên, cả hai cơ quan này đều không chỉ trích hay lên án hành vi của ông Thích Minh Tuệ nhưng cho rằng hình ảnh của ông đã bị lợi dụng ‘để bình luận xuyên tạc về đời sống tu hành của tăng ni, phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam’.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu Ban Trị sự các tỉnh, thành thông báo rõ ràng tới Phật tử và nhân dân 'để tránh ngộ nhận ông Lê Anh Tú là nhà sư' và đề nghị chính quyền địa phương 'có biện pháp ngăn chặn những bình luận xúc phạm Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên mạng xã hội'.
Ban Tôn giáo Chính phủ thì cho rằng hành trình của ông Lê Anh Tú ‘làm ảnh hưởng an ninh trật tự và giao thông trên các địa bàn’ và yêu cầu các cơ quan trực thuộc ở các tỉnh thành khi ông Tú đi tới địa bàn ‘không để xảy ra tình trạng tập trung đông người, gây cản trở và ảnh hưởng an toàn giao thông, gây phức tạp về an ninh trật tự, đặc biệt không để các thế lực xấu lợi dụng, xúi giục, lôi kéo gây mất đoàn kết tôn giáo và vi phạm pháp luật’.
Cơ quan quản lý tôn giáo Nhà nước cũng đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam hướng dẫn tăng ni, Phật tử tu học theo đúng chính pháp của Đức Phật đồng thời vẫn ‘tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và cách thức hành trì của mọi người nhưng cần đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật’.
Bản thân ông Lê Anh Tú khẳng định ông không phải là tu sĩ Phật giáo, không thuộc bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà chỉ nghe lời giảng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tập học tu hạnh đầu đà.
Trả lời báo chí trong nước hôm 17/5, ông cho biết ông từng có thời gian ngắn tu tập tại một ngôi chùa và pháp danh Thích Minh Tuệ được đặt tại ngôi chùa này. "Sau này khi cảm thấy không còn duyên ở chùa, con ra ngoài và vẫn giữ pháp danh này", ông nói với VnExpress.
Về cách tu ‘hạnh đầu đà’, trên tờ Thanh Niên, Hòa thượng Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, giải thích rằng đó là cách tu khổ hạnh được chế định để ‘thúc liễm thân tâm, thanh tịnh ba nghiệp’.
Cách tu hạnh đầu đà được quy định rất chặt chẽ và khắt khe, vị hòa thượng này cho biết, chẳng hạn như chỉ mặc y phấn tảo, tức là y được chắp vá từ những mảnh vải nhặt ở lề đường hay đống rác ; chỉ đi xin ăn từng nhà không phân biệt giàu, nghèo ; chỉ khất thực trước ngọ ; chỉ ăn một lần trong ngày ; không để dành lại thức ăn ; có gì ăn đó không phân biệt ngon, dở ; không được ở trong thành thị hay làng xóm mà chỉ được ở rừng, ở nghĩa địa, ở ngoài trời ; ngủ trong tư thế ngồi, không ngủ một chỗ quá một đêm và thời gian buổi chiều phải được dành để thiền quán, thiền hành để ôn lại những lời dạy của Đức Phật.
Hòa thượng Thích Chân Tính cho biết mục đích của cách tu hạnh đầu đà là để ‘rèn luyện tính thiểu dục tri túc’. Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có tôn giả ‘Ca Diếp’ được Đức Phật chấp thuận cho tu theo hạnh đầu đà và Ngài đã được tôn xưng là ‘Đầu đà Đệ nhất’.
"Trong điều kiện sống ngày nay, khó ai có thể thực hành được mười ba hạnh đầu đà này", Hòa thượng Thích Chân Tính được Thanh niên dẫn lời nói.
Theo lịch sử Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khởi thủy tu theo lối khổ hạnh, ép xác trong rừng già suốt 6 năm. Sau đó, Ngài bị kiệt sức và nhận thấy rằng tu khổ hạnh là ‘cách tu cực đoan’, không thể phát huy được trí tuệ nên đã từ bỏ lối tu này để đi theo con đường trung đạo. Sau đó, Ngài đã nhận bát sữa cúng dường, dần dần lấy lại sức khoẻ và đạt được Giác Ngộ sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ đề.
Nguồn : VOA, 17/05/2024
*************************
Hiện tượng Thích Minh Tuệ nhìn từ góc độ xã hội học
Viết từ Sài Gòn, RFA, 16/05/2024
Hơn tuần này, dường như hình ảnh tu sĩ Thích Minh Tuệ (người được cho rằng đang tu theo Hạnh Đầu Đà trong Phật Giáo nguyên thủy) chiếm hầu như mọi trang mạng xã hội. Và làn sóng hưởng ứng, tôn sùng cách tu của Thích Minh Tuệ nhanh chóng trở thành những đám đông, đặc biệt đám đông ở Nghệ An lên đến hơn năm ngàn người. Điều này vô hình trung gợi nhớ đến các đám đông theo Thích Trúc Thái Minh, Thích Chân Quang, Thích Nhật Từ... Và các đám đông này cho thấy điều gì ?
Những đám đông kéo theo thầy Thích Minh Tuệ trong hai tuần vừa qua là những đám đông Phản-Tỉnh-Tổn-Thương
Trước nhất, hãy nhắc về các đám đông hàng ngàn người theo Thích Trúc Thái Minh, Thích Nhật Từ, Thích Chân Quang... Họ là ai ?
Xin thưa, họ là những Phật Tử và họ đã bị các trang mạng xã hội ném đá, phàn nàn, thậm chí nói nặng lời vì họ "mê tín, ngu muội, vô minh"... Kỳ thực, có đến nỗi phải nói họ như vậy không ?
Cũng giống như đám đông đi theo sư Thích Minh Tuệ hiện tại, có người quỳ khóc nức nở, có người xuống tóc đòi theo thầy Minh Tuệ... đủ các sắc thái nhuốm màu thần tượng. Như vậy, có nên kết luận họ vô minh hay không ?
Tôi nghĩ là không, bởi quần chúng, nhân dân mãi là những đám đông, điều này luôn tồn tại và nó chỉ chấm dứt khi nhân dân không cần bất kì trật tự chính trị, trật tự hành chính nào. Bất kì quốc gia nào, hễ có quần chúng ắt có đám đông. Mà đám đông ấy chắc chắn có cả những trí thức, họ có lý lẽ của họ, rất khó lạm bàn, bởi ngoài cái Lý còn có cả cái Lẽ.
Cái Lý ở đây là sự hiểu biết về kinh Phật, kiến thức Phật Học và các triết lý của Đức Phật được ứng dụng phù hợp với đời sống. Nhưng cái Lẽ ở đây chính là cơ địa và thân phận con người, thân phận xã hội của từng người riêng lẻ cùng với hệ hình ứng xử của họ.
Cái Lý, có vẻ như là cái Lý chung, không cần bàn thêm, bởi kinh sách, mọi triết lý của Đức Phật đều xoay quay trục Nhân - Quả và muốn cho các đệ tử của Ngài thấy lý Nhân - Quả để hành động. Trong việc hành động theo lý Nhân - Quả sẽ có rất nhiều mô phạm đạo đức tương ứng và tốt đẹp... có lẽ không cần bàn thêm.
Nhưng cái Lẽ, nhất là cái Lẽ của người Việt, một dân tộc mang thân phận nhược tiểu, dễ khóc, dễ than vãn, dễ nỗi nóng, dễ điên loạn và bốc đồng, dễ bạo động... Tính cách chung của một dân tộc trải qua quá nhiều chiến tranh, đói khổ và mất mát.
Và những đám đông cuồng tín, cuồng thần tượng, cuồng nộ... là biểu hiện của một dân tộc giàu tiền bạc trong sinh quyển thực dụng, trong cơ chế chính trị và tôn giáo không có tự do, kìm kẹp, thiếu dưỡng chất tiến bộ.
Không riêng gì tu sĩ Thích Minh Tuệ mới tạo ra được hiệu ứng đám đông hàng ngàn người, mà trước đây (thiết nghĩ sau này vẫn sẽ vậy) những đám đông hàng ngàn, hàng vạn người chạy ra đường, thậm chí múa may quay cuồng và khỏa thân, hò hét sau một trận cầu, gây ra ách tắc giao thông, tai nạn xe cộ và xả rác khắp mọi nơi. Rồi những đám đông đi đón giao thừa, những đám đông kéo ra biển nhân ngày lễ, những đám đông kéo lên Yên Tử, Ba Vàng, điện Cậu ở Tây Hồ... nhiều vô kể. Không có nơi nào có thể nhanh tập hợp các đám đông như Việt Nam.
Do đâu ? Đây lại là một phạm trù về tâm lý học và phân tâm học, một dân tộc bị tổn thương và mặc cảm trong tâm lý lúc nào cũng được quyền Ca Ngợi và Tự Hào nhưng không được phép Ta Thán và Phản Biện, kẻ nào biết tự hào, biết ca ngợi thì tồn tại, phát triển và gặp suông sẻ, kẻ nào Ta Thán, Phản Biện thì gặp những điều không may, xui rủi, thậm chí tai vạ.
Bằng chứng của việc này là tất cả những cá nhân và tập thể phản biện trong xã hội đều gặp những điều bất lợi, bất trắc và nguy hiểm. Ngược lại, tất cả những kẻ a dua, biết nịnh, biết ngợi ca và tự hào đều trở nên đỏ da thắm thịt, vinh thân phì gia.
Với một xã hội tổn thương nặng nề như vậy, người thấp cổ bé miệng hoặc là bị vùi dập, hoặc là cắn răng cắn cỏ mà nỗ lực vượt thoát bằng cách lạn lách, nịnh bợ, bất chấp, thủ đoạn (nếu có được !)... thì chắc chắn một điều, trong sâu thẳm nội tâm của cả kẻ thắng và người thua đều mang nặng vết thương.
Vết thương này mưng đau và biến thành tiếng gào chung trong một sắc thái khác, đã được bao bọc dưới lớp vỏ tự hào hoặc trào lộng mỗi khi có cơ hội. Những đám đông như một chỉ dấu cho các mặc cảm và tổn thương xã hội. Hay nói khác đi, con người luôn cố tìm kiếm một điều gì đó đủ để khóc, cười, gáo thét, quên mình, xả bỏ bản thân trong chốc lát và chấp nhận đánh đổi vì nó. Trạng thái chấp nhận đánh đổi có thể đến từ ý thức hoặc vô thức.
Xã hội luôn trong trạng thái tâm lý căng thẳng, tổn thương và mặc cảm. Đương nhiên, bóng mát tôn giáo sẽ là chỗ để xoa dịu hữu hiệu cho xã hội. Nhưng, các tôn giáo "chính thống" tại Việt Nam lại là cánh tay nối dài của Đảng cộng sản. Họ là một thứ cơ quan ngôn luận khác nhằm tuyên truyền với nhân dân về tính ưu việt của đảng cầm quyền. Chính vì chức năng đặc trưng của tôn giáo tại Việt Nam mà hầu hết, các cơ sở tôn giáo chính thống đều thực hiện hai nhiệm vụ gồm nhiệm vụ tuyên truyền và nhiệm vụ thâu tóm tài chính. Tuyên truyền là nhiệm vụ bắt buộc, những ngôi sao tuyên truyền trong tôn giáo như Thích Chân Quang, Thích Trúc Thái Minh, Thích Nhật Từ... cho đến thời điểm này đã hoàn toàn rõ chân tướng và họ không ngần ngại phơi bày con người thật của họ bởi họ đã thực hiện xong trách vụ và sứ mệnh của các nhà tu chính thống dưới lá cờ Đảng.
Điều này vô hình trung đẩy tổn thương của con người lên cao một bậc, tức từ chỗ tổn thương, mặc cảm và cam chịu, họ chuyển sang mê tín, dị đoan, không còn biết phân biệt đúng sai, phải trái bởi "bậc khai thị" đã nói với họ như vậy... như vậy... !
Tuy nhiên, sâu thẳm bên trong họ vẫn còn một thứ ánh sáng của từ tâm và giác linh, tánh giác, nó bị lấn át chứ không mất đi hẳn, nó sẽ trỗi dậy khi cần thiết, dưới hình thái cộng hưởng của đám đông. Nó có thể bị đánh trao bởi đám đông fan cuồng, đám đông lễ hội, tranh đoạt, chụp giật lộc lá, hoặc đám đông cuồng thần tượng...
Những đám đông kéo theo thầy Thích Minh Tuệ trong hai tuần vừa qua là những đám đông Phản-Tỉnh-Tổn-Thương. Họ là những người luôn thao thức, tìm kiếm hình ảnh vị chân tu, với niềm tin tôn giáo nguyên sơ, họ cũng có thể là những đám đông cầu lộc và tin rằng bậc chân tu sẽ gieo duyên thực sự, không phải thứ duyên ba xàm của các sư đội lốt, họ cũng có thể là người không có tôn giáo, thậm chí cán bộ nhà nước, vì yêu mến hình ảnh đẹp... Tất cả họ đều khủng hoảng về hình ảnh Chân - Thiện - Mỹ và bất kì hình ảnh nào mang dấu hiệu của chân thiện mỹ sẽ nhanh chóng cuốn hút họ.
Thiên hình vạn trạng kiểu đám đông, nhưng, đám đông luôn bị dẫn dắt bởi truyền thông, sư Thích Minh Tuệ đã thực hành tu theo Hạnh Đầu Đà hơn sáu năm, đi khắp đất nước đã nhiều vòng, và cũng chẳng mấy người để ý tới sư, không phải do họ không thấy mà cái sự thấy của họ không được "khai thị" bởi truyền thông.
Ngay lúc này, tình hình chính trị rối ren, xã hội bất ổn về kinh tế, truyền thông, có lẽ không phải ngẫu nhiên mà phổ biến rộng rãi hình ảnh một nhà tu không có gì cả nhưng được xem như giàu vô biên, ăn một ngày một bữa "cư trần lạc đạo" và luôn mang đến cho người khác cảm giác "thấy đủ là đủ"...
Đương nhiên tôi không dám khẳng định bất kì điều gì về vị tu sĩ đáng kính Thích Minh Tuệ, nhưng tôi cũng không thể nói rằng những đám đông vây quanh thầy Thích Minh Tuệ không phải là sản phẩm nhào nặn từ một bàn tay có chủ ý thông qua truyền thông, trong lúc này... !
Nhưng dù sao, con người vẫn còn cầu Chân - Thiện - Mỹ là vẫn còn hi vọng, không đến nỗi quá tối tăm !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 16/05/2024