Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/06/2024

Hệ quả chuyến viếng thăm Việt Nam của Putin : Mẹ nó, sợ gì !

Nhiều tác giả

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm chính thức Việt Nam - Chương trình nghị sự có gì ?

BBC, 17/06/2024

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 17/6 ra thông cáo xác nhận Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm cấp nhà nước Việt Nam trong hai ngày 19-20/6.

putinvn1

Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ hai của Tổng thống Putin đến Việt Nam, nhưng là lần thứ năm ông đặt chân đến đây trên cương vị nguyên thủ quốc gia

Cũng theo bộ này, chuyến thăm của ông Putin diễn ra theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Gần như cùng lúc, Điện Kremlin và các hãng thông tấn khác của Nga cũng đăng tin về chuyến công du.

Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ hai của Tổng thống Putin đến Việt Nam, nhưng là lần thứ năm ông đặt chân đến đây trên cương vị nguyên thủ quốc gia.

Chuyến thăm cấp nhà nước lần này diễn ra ngay trong năm đầu tiên nhiệm kỳ mới của Tổng thống Putin, cho thấy sự coi trọng của ông đối với quan hệ Nga - Việt Nam, theo báo Tuổi Trẻ.

Trước đây, ông Putin có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên đến Việt Nam vào tháng 11/2013, gần một năm sau khi ông đắc cử tổng thống Nga.

Chiều 17/6, ông Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko.

Từ khi lên làm chủ tịch nước, ông Tô Lâm đã có những buổi tiếp đại sứ một số quốc gia là đối tác quan trọng của Việt Nam gồm Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba vào ngày 11/6 và Đại sứ Mỹ Marc Knapper vào ngày 13/6.

Chương trình nghị sự có gì ?

Trong khuôn khổ chuyến thăm lần này, ông Putin dự kiến dự lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch.

Ông Putin cũng dự kiến sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến quan trọng với lãnh đạo cấp cao Việt Nam cùng một số hoạt động khác.

Hôm 17/6, ông Putin và ông Tô Lâm đã trao đổi thư mừng nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga.

Trong thư mừng, lãnh đạo hai bên khẳng định hiệp ước là văn kiện lịch sử, có ý nghĩa lớn lao và "là biểu tượng khởi đầu cho một giai đoạn mới trong phát triển hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên bang Nga, tạo ra tiền đề cho việc đưa quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện", theo Tuổi Trẻ.

Các lãnh đạo Việt Nam luôn gọi quan hệ Việt Nam và Nga là quan hệ truyền thống "đồng chí, anh em" và Nga đang là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam.

Vấn đề mua bán vũ khí có thể sẽ là một trong những nội dung đứng đầu chương trình nghị sự trong chuyến đi sắp tới của ông Putin đến Hà Nội trong bối cảnh Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa kho vũ khí của mình sau cuộc chiến tranh Ukraine.

Các chuyên gia về quốc phòng - an ninh nhận định với BBC News tiếng Việt việc Việt Nam "chuyển hệ" sang mua vũ khí, khí tài của phương Tây, giảm phụ thuộc vào Nga đã bắt đầu từ hơn một thập niên trước và là một xu hướng dài hạn.

Tuy nhiên các cuộc thảo luận với những nhà lãnh đạo Việt Nam có thể sẽ tập trung vào nhiều vấn đề nhạy cảm hơn, một số quan chức nói với Reuters.

Ngoài vũ khí, có thể sẽ còn về vấn đề khai thác dầu khí của những công ty Nga ở các mỏ dầu trên Biển Đông, nơi xảy ra tranh chấp với Trung Quốc và những vấn đề thanh toán trong bối cảnh ngân hàng Nga đang là đối tượng chịu các lệnh trừng phạt từ Mỹ liên quan đến chiến tranh Ukraine, một trong những quan chức này trả lời Reuters.

Mỹ lên tiếng chỉ trích

putinvn2

Ông Putin đã có chuyến thăm hai ngày 15-16/5 tới Trung Quốc

Kế hoạch thăm Việt Nam của ông Putin đã vấp phải chỉ trích từ Mỹ.

Trả lời Reuters, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết :

"Không có quốc gia nào nên cho Putin một nền tảng để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và nếu làm vậy là cho phép ông ta bình thường hóa những tội ác của mình".

"Nếu ông ta có thể đi lại tự do, điều này có thể bình thường hóa những vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế", người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ cho biết thêm, đề cập đến cuộc chiến tranh Ukraine bùng phát vào tháng 2/2022 đến nay.

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters.

Chuyến thăm của ông Putin đến Việt Nam có thể diễn ra trong bối cảnh Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court - ICC) phát lệnh truy nã ông từ tháng 3/2023.

Việt Nam hiện không phải là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court - ICC), do đó ông Putin sẽ không bị bắt theo lệnh truy nã của ICC nếu công du đến Việt Nam.

Diễn biến gần đây trong quan hệ Việt Nam-Nga

putinvn3

Các thành viên của đội Việt Nam khai hỏa từ xe tăng T-72 của Nga trong Đại hội Thể thao Quân đội Quốc tế vào ngày 16/8/2022 tại Công viên Patriot, ngoại ô Moscow, Nga

Ngày 5-8/6, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã dẫn Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint-Peterburg lần thứ 27 được tổ chức tại Thành phố Saint-Petersburg (Nga).

Diễn đàn được tổ chức với chủ đề "Nền tảng đa cực - hình thành các trung tâm tăng trưởng mới".

Tại đây, ông Quang cho biết Việt Nam đánh giá cao sáng kiến "Đối tác Đại Á - Âu" của Tổng thống Putin về kết nối các tiến trình liên kết kinh tế khu vực, trong đó có Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) và ASEAN.

Ông Quang cũng nêu ra một số đề xuất giúp gia tăng kết nối kinh tế Á – Âu.

Sau khi ông Tô Lâm nhậm chức chủ tịch nước vào ngày 22/5, ông Putin là một trong những vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên gửi điện và thư chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm nhậm chức.

Tổng thống Putin bày tỏ hy vọng rằng trên cương vị Chủ tịch nước, ông Tô Lâm sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác song phương mang tính xây dựng trên mọi lĩnh vực, vì lợi ích của hai dân tộc, nhằm củng cố an ninh và ổn định tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Khi đó, Chủ tịch Duma quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Volodin cũng đã chúc mừng tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Ông Volodin đã nhấn mạnh việc hợp tác giữa các đại biểu Quốc hội Nga và Việt Nam nhằm thúc đẩy củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Ngày 23/5, hãng Thông tấn Nga TASS dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói Nga quyết tâm tiếp tục đối thoại thực chất thường xuyên với Việt Nam và cho rằng Hà Nội đã có cách tiếp cận cân bằng và có trách nhiệm về cuộc chiến ở Ukraine.

Khi nhắc tới cuộc chiến ở Ukraine, Việt Nam luôn sử dụng cụm từ "chiến dịch quân sự đặc biệt" – cách Nga gọi cuộc xâm lược ở Ukraine - trong các phát ngôn chính thức.

Việc Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về vấn đề Ukraine-Nga vào tháng 2/2023 được đánh giá là nỗ lực duy trì mối quan hệ cân bằng với cả Nga và Mỹ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Nga ngày càng xích lại với Trung Quốc, Việt Nam được cho là cần hạn chế quan hệ đối tác chiến lược với Nga để bảo toàn vị thế cân bằng trước ba cường quốc Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Trong bài viết ngày 22/3 trên trang Fulcrum của Viện ISEAS (Singapore), Tiến sĩ Ian Storey cho rằng cuộc chiến ở Ukraine đã khiến Nga phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về mặt kinh tế và chính trị.

Theo ông Storey, "không có quốc gia nào khác ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi điều này nhiều như Việt Nam. Điều này tác động lớn đến tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về các vấn đề trên Biển Đông, cũng như việc hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với Nga".

Việt Nam và Nga đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950, trở thành Đối tác chiến lược năm 2001 và nâng cấp mối quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện tháng 7/2012.

Tới nay, Việt Nam luôn khẳng định "là bạn, là đối tác tin cậy của Liên bang Nga", luôn nhắc tới sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô trước đây cũng như Nga ngày nay.

Các lãnh đạo Việt Nam luôn gọi quan hệ Việt Nam và Nga là quan hệ truyền thống "đồng chí, anh em".

Gần đây đã có thông tin Việt Nam muốn gia nhập khối BRICS, một nhóm quốc gia mà Trung Quốc và Nga đóng vai trò chủ chốt.

Việt Nam là điểm đến an toàn của Tổng thống Putin ?

Vị tổng thống Nga từng công du Việt Nam vào các năm 2001, 2006, 2013, 2017.

Việt Nam nằm trong số ít quốc gia bao gồm Bắc Hàn, Trung Quốc... có lãnh đạo "nhiệt liệt chúc mừng" ông Putin tái đắc cử để bước vào nhiệm kỳ 5 tổng thống Nga trong cuộc bầu cử bị phương Tây chỉ trích là "giả hiệu".

Ông Putin bị Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court - ICC) phát lệnh truy nã vào tháng 3/2023 vì liên quan đến các tội ác chiến tranh, bao gồm cả việc bắt nhiều trẻ em từ Ukraine đưa về Nga.

Từ thời điểm đó, ông Putin đã công du đến các nước không phải là thành viên của ICC.

Việt Nam hiện không phải là thành viên của ICC, nên ông Putin sẽ không bị bắt theo lệnh truy nã của ICC nếu công du đến đây.

"Khả năng Việt Nam bắt giữ ông Putin theo lệnh của ICC thì cũng giống như trẻ em đắp người tuyết ở Sài Gòn. Việt Nam là một trong những nơi an toàn nhất để Putin công du nước ngoài", Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College (Mỹ) nói với BBC News tiếng Việt.

Bên cạnh việc Nga là nhà cung cấp vũ khí truyền thống, mối quan hệ đặc biệt giữa Hà Nội và Moscow được coi là sự kế thừa về tình cảm từ thời Liên Xô.

Nhiều lãnh đạo cấp cao, quan chức các cấp, trí thức, doanh nhân Việt Nam từng học tập tại Liên Xô và nước Nga thường giữ tình cảm đặc biệt với Nga và cả ông Putin.

Nguồn : BBC, 17/06/2024

*************************

Ông Putin sp đến Hà Ni : M phn ng gay gt, EU bt mãn

VOA, 17/06/2024

M phn ng gay gt chuyến thăm cp nhà nước sp din ra ca Tng thng Nga Vladimir Putin đến Vit Nam trong lúc Liên Hiệp Châu Âu bày t bt mãn vic Hà Ni hoãn chuyến thăm ca quan chc ph trách cm vn Nga, Reuters đưa tin.

putinvn4

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm chính thức Nga ngày 6/9/2018 tại Sochi.

Ông Vladimir Putin s có chuyến thăm Vit Nam kéo dài hai ngày bt đu t ngày 19/6, truyn thông nhà nước Vit Nam và Nga cho biết. Ông Putin d kiến s được người tương nhim Vit Nam Tô Lâm tiếp đón, hi đàm cũng như gp các nhà lãnh đo khác ca Vit Nam.

Chuy
ến thăm din ra sau khi Hà Ni b qua hi ngh thượng đnh hòa bình cho Ukraine ti Thy Sĩ vào cui tun trước, trong khi li c th trưởng ngoi giao tham d mt cuc hp ca khi BRICS Nga vào đu tun trước.

"Không nước nào nên cho Putin din đàn đ thúc đy cuc chiến tranh xâm lược ca h và mt khác cho phép ông ta biến s tàn bo ca mình tr thành bình thường", phát ngôn nhân ca Đi s quán M ti Hà Ni nói vi Reuters khi được hi v tác đng ca chuyến thăm trong quan h vi M.

M mi nâng cp quan h vi Hà Ni lên đi tác chiến lược toàn din vào năm ngoái và là đi tác thương mi hàng đu ca Vit Nam, trong khi Nga là mt trong nhng đi tác chiến lược toàn din sm nht ca quc gia Đông Nam Á này.

"Nếu ông ta có th đi li t do, điu đó có th bình thường hóa các hành vi vi phm trng trn lut pháp quc tế ca Nga", phát ngôn nhân này nói thêm, ý nhc đến cuc xâm lược Ukraine mà ông Putin phát đng hi tháng 2 năm 2022.

B Ngoi giao Vit Nam đã không phn hi ngay yêu cu bình lun ca Reuters.

Tòa án Hình s Quc tế (ICC) có tr s ti La Haye hi tháng 3 năm ngoái đã ban hành lnh bt gi Tng thng Nga vì cáo buc phm ti ác chiến tranh Ukraine, nhưng Vit Nam không phi là thành viên ca ICC nên không có nghĩa v tuân th.

Trong khi đó, Liên Hiệp Châu Âu, đi tác kinh tế quan trng khác ca Vit Nam, đã không bình lun trước chuyến thăm, nhưng hi tháng trước đã bày t s bt mãn v quyết đnh ca Hà Ni trì hoãn cuc hp vi đc phái viên EU v các bin pháp trng pht Nga quyết đnh được cho là liên quan đến vic chun b cho chuyến thăm ca ông Putin.

Trên quan đim ca Hà Ni, chuyến thăm ca ông Putin nhm chng t rng Vit Nam theo đui đường li đi ngoi cân bng, không đi theo bt k cường quc nào", ông Ian Storey, nghiên cu viên cao cp ti Vin nghiên cu đông nam Á ISEAS-Yusof Ishak có tr s ti Singapore, nhn đnh vi Reuters.

Năm ngoái, Hà Ni đã tiếp đón Tng thng M Joe Biden và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình trong các chuyến thăm cp nhà nước đ nâng cp và cng c quan h.

Đây là ln th 5 ông Putin ti thăm Vit Nam và là chuyến thăm cp nhà nước đu tiên k t năm 2017. Ti Hà Ni, ông Putin d kiến s công b các tha thun trong các lĩnh vc bao gm thương mi, đu tư, công ngh và giáo dc, hai quan chc nói vi Reuters, mc dù ngh trình có th thay đi.

Tuy nhiên, các cuc bàn tho vi các lãnh đo Vit Nam có th s tp trung vào các vn đ nhy cm hơn, các quan chc cho biết, nhưng không nói rõ vn đ gì vì nó không được công khai.

Nhng cuc tho lun s bao gm mua bán vũ khí mà Nga lâu nay vn là nhà cung cp vũ khí hàng đu cho Vit Nam ; năng lượng, vi các công ty Nga đang khai thác ti các m du khí ca Vit Nam vùng bin Trung Quc tuyên b ch quyn trên Bin Đông ; và thanh toán, vì hai nước đang rt vt v đ thc hin các giao dch vì lnh trng pht ca M nhm vào các ngân hàng Nga.

Không rõ liu thông báo v các ch đ này có được đưa ra hay không.

"Các ch đ chính s là cng c các quan h kinh tế và thương mi, bao gm bán vũ khí", ông Carl Thayer, chuyên gia v Vit Nam ti Hc vin Quc phòng Úc Canberra, nói vi Reuters.

Ông Putin và các nhà lãnh đo Vit Nam nhiu kh năng s bàn tho cácth thc thc hin các giao dch bng tin rúp và tin đng thông qua h thng ngân hàng đ cho phép thanh toán hàng hóa và dch v, ông nói.

Ti Hà Ni, ch mt ca hàng đ lưu nim Nga th hin s hào hng ca nhng người Vit Nam ln tui trước chuyến thăm ca ông Vladimir Putin.

"Người Vit Nam rt yêu thích các sn phm ca Nga", bà Nguyn Th Hng Vân nói vi Reuters. Ca hàng ca bà bày bán các búp bê Matryoshka và mũ có thêu các ch cái CCCP, tên viết tt ca Liên Xô.

"Tôi rt vui khi biết ông Putin đến Vit Nam vì ông y rt tài năng, thc s là mt lãnh đo thế gii. Tôi rt ngưỡng m ông y", ông Trn Xuân Cường, mt cư dân Hà Ni 57 tui, nói vi Reuters trước tượng đài Lenin trung tâm Hà Ni.

"Tinh thn Nga rt tuyt. Nó nh nhàng, nhiu tình cm và yêu hòa bình", ông Trn Xuân Vit, mt cư dân khác Hà Ni, 83 tui, nói vi Reuters.

Trái vi nhng người ln tui, nhng người tr Vit Nam t chi bình lun v ông Putin.

Nguồn : VOA, 17/06/2024

*********************************

Washington trách cứ Hà Nội về chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Nga Putin

Anh Vũ, RFI, 1/06/2024

Hãng tin Reuters hôm nay, 17/06/2024, dẫn nguồn từ nhiều quan chức cho biết, tổng thống Vladimir Putin trong tuần này công du chính thức Việt Nam. Washington đã tỏ không hài lòng việc Hà Nội đón tiếp tổng thống Nga.

putinvn5

Tổng thống Vladimir Putin tại cuộc họp với Bộ Ngoại giao Nga, Moskva, ngày 14/06/2024. AP - Alexander Zemlianichenko

Ông Putin vừa mới nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ 5 cách đây hơn một tháng. Theo nhiều nguồn thạo tin, trong tuần, nguyên thủ Nga sẽ tới Hà Nội. Tổng thống Putin sẽ được chủ tịch Việt Nam Tô Lâm đón tiếp và ông sẽ gặp gỡ nhiều quan chức cao cấp của chính quyền Việt Nam trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ký Hiệp ước hữu nghị Nga-Việt.

Hoa Kỳ đã có phản ứng khá nặng nề. Được Reuters đặt câu hỏi về tác động chuyến thăm Hà Nội của tổng thống Nga, phát ngôn viên đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tuyên bố : "Không quốc gia nào nên tạo cơ hội cho Putin quảng bá cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và giúp ông ta bình thường hóa hành vi tàn bạo của mình".

Đại diện sứ quán Mỹ nói thêm : "Nếu ông ta có thể đi lại tự do, như thế tức là có thể bình thường hóa những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế trắng trợn của Nga", ý muốn nói đến cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine mà ông Putin phát động từ hồi tháng 02/2022.

Được Reuters liên hệ, Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời đề nghị bình luận về sự việc.

Vẫn theo hãng tin Anh, Liên Hiệp Châu Âu, một đối tác kinh tế chủ chốt của Việt Nam, không bình luận trước thông tin chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Nga, nhưng tháng trước Bruxelles đã tỏ thái độ không hài lòng về quyết định của Hà Nội trì hoãn cuộc gặp với đặc phái viên Liên Âu để thảo luận về các lệnh trừng phạt Nga. Nhiều quan chức ngoại giao nhận định, sự trì hoãn này có liên quan đến việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Putin.

Lần đầu tiên tổng thống Putin có chuyến thăm Việt Nam ở cấp Nhà nước là vào năm 2017. Lần này là chuyến đi Việt Nam thứ 5 của ông. Theo giới quan sát, trong cuộc gặp lần này, ngoài những hồ sơ hợp tác thương mại, đầu tư, công nghệ, giáo dục... hai bên sẽ tập trung thảo luận nhiều vấn đề nhạy cảm.

Đó có thể là hồ sơ mua bán vũ khí. Trước đây, Nga là nhà cung cấp chính cho Việt Nam ; hay hồ sơ hợp tác năng lượng, với các công ty Nga hoạt động tại các mỏ khí đốt và dầu lửa của Việt Nam tại các khu vực Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ; và vấn đề thanh toán, vì hai nước gặp khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các ngân hàng Nga. Một quan chức giấu tên tại Hà Nội cho Reuters biết như trên.

Chuyên gia Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu chính trị ISEAS-Yusof Ishak tại Singapore nhận định, đối với Hà Nội, chuyến thăm nhằm mục đích "chứng minh rằng Việt Nam theo đuổi chính sách đối ngoại cân bằng, không ngả theo bất kỳ cường quốc nào".

Anh Vũ

***************************

Việt Nam sắp tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, Mỹ lên tiếng chỉ trích ?

BBC, 17/06/2024

Cho đến nay chưa có thông tin chính thức về thời gian công du của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Bắc Hàn và Việt Nam.

putinvn6

Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền hình ảnh máy bay được cho là IL-96-300 mang quốc kỳ Nga và hai chiếc xe Aurus Senat ở sân bay Nội Bài (Hà Nội)

Lần gần nhất mà ông Putin đến Việt Nam là vào năm 2017 khi tham dự Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng.

Trên mạng xã hội hiện đang lan truyền hình ảnh chiếc máy bay IIlyushin Il-96-300PU vốn được ví là 'Điện Kremlin bay', chuyên chở tổng thống Nga, mang quốc kỳ Nga, cùng hai chiếc xe limousine Aurus Senat ở sân bay Nội Bài, được cho là để chuẩn bị công tác hậu cần trước khi ông Putin đến Hà Nội.

BBC News tiếng Việt chưa thể kiểm chứng độc lập những hình ảnh này.

Trong khi đó các nguồn tin từ Hàn Quốc cho thấy tổng thống Nga có thể đến Bắc Hàn vào thứ Ba 18/6 và các hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy hiện quốc gia này đang chuẩn bị cho chuyến đi của ông Putin.

Như vậy rất có thể sau chuyến đi Bắc Hàn thì ông Putin sẽ đến Hà Nội, tức sau ngày 18/6, như thông tin trên báo Vedomosi của Nga hôm 10/6.

Ngoài ra, Việt Nam và Nga đã có những động thái dường như làm tiền đề cho chuyến thăm của ông Putin.

Vào ngày Chủ nhật 16/6, hai nước đã kỷ niệm 30 năm ngày ký "Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga" (16/6/1994 - 16/6/2024).

Theo truyền thông Việt Nam, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao đổi thư mừng với Tổng thống Vladimir Putin, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trao đổi thư mừng với người đồng cấp Nga Mikhail Mishustin.

Mỹ lên tiếng chỉ trích ?

Trả lời Reuters, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết :

"Không có quốc gia nào nên cho Putin một nền tảng để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và nếu làm vậy là cho phép ông ta bình thường hóa những tội ác của mình".

"Nếu ông ta có thể đi lại tự do, điều này có thể bình thường hóa những vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế", người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ cho biết thêm, đề cập đến cuộc chiến tranh Ukraine bùng phát vào tháng 2/2022 đến nay.

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters.

Chuyến thăm của ông Putin đến Việt Nam và Bắc Hàn có thể diễn ra trong bối cảnh Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court - ICC) phát lệnh truy nã ông từ tháng 3/2023.

Việt Nam hiện không phải là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court - ICC), do đó ông Putin sẽ không bị bắt theo lệnh truy nã của ICC nếu công du đến Việt Nam.

Trước đó, thông tin về chuyến đi của ông Putin đến Bắc Hàn và Việt Nam chỉ được công bố rất ít ỏi.

Báo Vedomosi của Nga đưa tin hôm 10/6 rằng ông Putin sẽ tới thăm Việt Nam và Bắc Hàn "vào tuần tới", tức tuần từ 17-23/6.

Ngoài ra một nguồn tin cho Reuters hay rằng chuyến thăm Việt Nam của ông Putin dự kiến sẽ diễn ra vào 19-20/6 nhưng vẫn chưa ấn định.

Ngày 30/5, trang Sputnik đăng tuyên bố từ người phát ngôn Điện Kremlin rằng chuyến đi của ông Putin đến Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị và ngày cụ thể sẽ được công bố kịp thời.

Ông Putin từng có bốn lần công du Việt Nam vào các năm 2001, 2006, 2013, 2017.

Trong đó có ba lần ông có chuyến thăm chính thức là vào các năm 2001, 2006, 2013.

Năm 2017, ông Putin đến Đà Nẵng để dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017 do Việt Nam đăng cai tổ chức.

Vấn đề 'nhạy cảm' sẽ được thảo luận ?

Từ tháng 10/2023 đến nay, Việt Nam đã hai lần gửi lời mời thăm Việt Nam đến ông Putin.

Hồi tháng 10/2023, ông Putin cũng nhận lời "sớm" đến thăm theo lời mời của chủ tịch nước khi đó là ông Võ Văn Thưởng trong khuôn khổ cuộc gặp bên lề hội nghị kỷ niệm 10 năm Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) ca Trung Quc, din ra ti Bc Kinh ngày 17/10/2023.

Lúc bấy giờ, phản hồi từ phía Điện Kremlin là "Tổng thống Putin đã vui vẻ nhận lời và mời Chủ tịch nước Việt Nam thăm Nga vào thời gian thích hợp".

Hôm 26/3, trong cuộc điện đàm chúc mừng ông Putin tái đắc cử, ông Nguyễn Phú Trọng đã lần nữa gửi lời mời ông Putin thăm Việt Nam.

Khi chuyến đi của ông David O'Sullivan, đặc phái viên chuyên về các lệnh trừng phạt của EU đến Việt Nam vào các ngày 13-14/5 bị hoãn với lý do "các nhà lãnh đạo [Việt Nam] quá bận để gặp ông" thì xuất hiện thông tin sự trì hoãn này có thể liên quan đến việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin đến Hà Nội.

Tuy nhiên, những xáo trộn nhân sự trong thượng tầng chính trị của Việt Nam đó, bao gồm việc "Tứ Trụ" đang thiếu mất hai ghế : chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội, được cho là lý do khiến ông Putin chưa đến Việt Nam hồi giữa tháng Năm.

Chuyến đi tiềm năng tới Bắc Hàn và Việt Nam của ông Putin diễn ra sau khi Thượng đỉnh Hòa bình Ukraine (Summit on Peace in Ukraine) kết thúc tại khu resort Bürgenstock của Thụy Sĩ.

Việt Nam là khách mời nhưng đã không tham dự thượng đỉnh này.

Các lãnh đạo Việt Nam luôn gọi quan hệ Việt Nam và Nga là quan hệ truyền thống "đồng chí, anh em" và Nga đang là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam.

Vấn đề mua bán vũ khí có thể sẽ là một trong những nội dung đứng đầu chương trình nghị sự trong chuyến đi sắp tới của ông Putin đến Hà Nội trong bối cảnh Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa kho vũ khí của mình sau cuộc chiến tranh Ukraine.

Tuy nhiên các cuộc thảo luận với những nhà lãnh đạo Việt Nam có thể sẽ tập trung vào nhiều vấn đề nhạy cảm hơn, một số quan chức nói với Reuters.

Ngoài vũ khí, có thể sẽ còn về vấn đề khai thác dầu khí của những công ty Nga ở các mỏ dầu trên Biển Đông, nơi xảy ra tranh chấp với Trung Quốc và những vấn đề thanh toán trong bối cảnh ngân hàng Nga đang là đối tượng chịu các lệnh trừng phạt từ Mỹ liên quan đến chiến tranh Ukraine, một trong những quan chức này trả lời Reuters.

Tại sao ông Putin đến Bắc Hàn vào lúc này ?

Báo giới cũng đang theo dõi chặt chẽ những chỉ dấu về chuyến đi của ông Putin đến Bắc Hàn.

Điện Kremlin tuyên bố sẽ có thêm chi tiết vào thời điểm thích hợp nhưng đồn đoán đã đến đỉnh điểm.

Khi lên máy bay đến Bình Nhưỡng, ông Putin biết những hình ảnh chuyến công du sẽ khiến thế giới chú ý và hẳn là nhà lãnh đạo Điện Kremlin sẵn sàng hợp tác cả trong lĩnh vực kinh doanh và chính trị với những đối tác mà ông lựa chọn.

Chuyến đi của ông Putin đến Bắc Hàn tại sao quan trọng và vì sao lại diễn ra vào thời điểm này ?

Trước hết, có một sự tò mò tự nhiên vì đây sẽ chỉ là lần thứ hai ông Putin đến thăm Bắc Hàn, lần đầu tiên là vào năm 2000 khi ông mới nhậm chức tổng thống Nga, khi đó nhà lãnh đạo tối cao của Bắc Hàn là Kim Chính Nhật (Kim Jong Il), cha của ông Kim Jong-un vẫn là lãnh tụ tối cao.

Nhưng hơn thế, mối quan hệ ngoại giao (mặc dù không được như cấp độ thời Liên Xô) hiện đã chuyển từ mức quan hệ xã giao sang có cùng chung lợi ích, đây chính là điều khiến phương Tây quan ngại.

Điện Kremlin nói có một không gian cho "mối quan hệ rất sâu sắc" giữa Nga và Bắc Hàn, mặc dù cho biết điều này không nên làm bất kỳ ai quan ngại.

Đã có nhiều đồn đoán về việc chính xác hai bên muốn gì từ nhau. Và dường như vấn đề chủ yếu xoay quanh đảm bảo an toàn cho nguồn cung khí tài.

Chính trị gia và đồng minh của Putin, Sergei Markov, cho biết Nga có khả năng đang tìm kiếm đạn dược, công nhân xây dựng, thậm chí là tình nguyện viên để ra tiền tuyến ở Ukraine.

Đổi lại, Bình Nhưỡng có thể nhận được hàng hóa của Nga, cũng như sự hỗ trợ công nghệ cho các mục tiêu quân sự, bao gồm chương trình tên lửa tầm xa nhằm cuối cùng đạt được tầm bắn tới Mỹ, ông Markov cho BBC biết thêm.

Một bài viết mới đây trên Bloomberg trích dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho thấy Bắc Hàn đã vận chuyển gần 5 triệu vỏ đạn đến Nga.

Tìm một đối tác cùng gánh chịu các lệnh trừng phạt quốc tế và không ưa gì phương Tây và muốn giao dịch thương mại, là điểm mấu chốt quan trọng cho Nga.

Sau cùng thì Nga và Bắc Hàn là hai quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới - Bắc Hàn thì bị trừng phạt liên quan đến chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và phóng thử các tên lửa đạn đạo.

Và có thể cũng có tình hữu nghị thật sự giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Bắc Hàn, mặc dù là một tình bạn thận trọng và mang tính thương mại.

Hồi tháng Hai, ông Putin đã tặng cho ông Kim một chiếc xe limousine sang trọng của Nga, điều này vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Ông Kim nói Bắc Hàn là "một đồng chí bất khả chiến bại" với Nga trong một thông điệp mới đây gửi đến ông Putin.

Rõ ràng là Bắc Hàn hiện có giá trị hơn đối với một nước Nga đang bị quốc tế cô lập và Bình Nhưỡng thấy Moscow cần có bạn bè.

Nguồn : BBC, 17/06/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: BBC, VOA, Anh Vũ, RFI
Read 556 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)