Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

17/08/2017

Từ luật rừng đến nghị định rởm

Phạm Trần

Trong suốt chiều dài 63 năm lịch sử đen tối của Việt Nam, kể từ khi đảng duy nhất cầm quyền độc tài cộng sản cai trị miền Bắc (1954-2017), họ đã không ngừng ban hành các biện pháp kiểm soát tôn giáo, chiếm đoạt tài sản của các giáo hội và kiềm chế nhà tu hành không chịu chui đầu vào rọ cho đảng nắm đầu.

Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Trưởng Ban Công Lý và Hòa Bình của HĐGM Việt Nam

Tổng Giám mục Giáo phận Vinh nhận định và góp ý Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng và tôn giáo

Vì vậy, nếu tính từ Sắc lệnh 234/SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 về "Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng", do ông Hồ Chí Minh ký ban hành, cho tới Nghị định "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo" sắp công bố, sau khi đã có Luật Tín ngưỡng và tôn giáo mới năm 2016 thì sẽ thấy bàn tay của Nhà nước cộng sản Việt Nam muốn bóp cổ các tôn giáo đến chỗ gần chết tươi.

Điều đáng nói là Luật Tín ngưỡng và tôn giáo mới, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, đã bầy vẽ ra 68 Điều trong 9 Chương với mọi mánh khóe để coi các tôn giáo là thù địch của chế độ cần phải kiểm soát chặt chẽ.

Bằng chứng của những cấm đoán được chứng minh trong Điều 5luật Tín ngưỡng, tôn giáo gồm :

1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo :

a. Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường.

b. Xâm hại đạo đức xã hội ; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản ; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

c. Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

d. Chia rẽ dân tộc ; chia rẽ tôn giáo ; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Luật không giải thích rành mạch những ẩn ý mơ hồ của Nhà nước ghi trong các khoản (a,b, c và d) nên họ sẽ tha hồ và tùy tiện để vẽ rắn thêm chân , vẽ rồng thêm cánh và tung ra mưu chước gài bẫy người có đạo.

Đó là lý do tại sao trong Nhận định ngày 01/06/2017, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chỉ trích : "Chính quyền nhìn các tổ chức tôn giáo thuần túy trên bình diện chính trị, xem các tổ chức tôn giáo như những lực lượng đối kháng".

Các giám mục của Giáo hội Công giáo Việt Nam viết : "Do cách nhìn như thế, trong Luật Tín ngưỡng và tôn giáo có những điệp khúc được lặp đi lặp lại nhiều lần như "theo quy định của Pháp luật", "chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo", hoặc những khái niệm mơ hồ trừu tượng như "xâm phạm quốc phòng, an ninh", "xâm phạm chủ quyền quốc gia" ; "xâm phạm trật tự an toàn xã hội, môi trường". Những điệp khúc và những từ ngữ mơ hồ trên rất dễ bị lạm dụng để quy kết trách nhiệm và lên án các tổ chức tôn giáo khi chính quyền không hài lòng".

Hội đồng Giám mục Việt Nam chỉ trích Luật Tín ngưỡng và tôn giáo được Quốc hội thông qua đã "có những bước lùi" so với hai bản Dự thảo Luật số 4 và số 5 mà Nhà nước đã gửi ra để tham khảo ý kiến.

Những bước lùi được vạch ra gồm :

"Trong Dự thảo 5 ngày 17/08/2016, nhà các tổ chức tôn giáo "được thành lập cơ sở giáo dục theo hệ thống giáo dục quốc dân" (Điều 53), và "được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội" (Điều 54).

Nhưng trong Luật Tín ngưỡng và tôn giáo, vấn đề này được gói gọn trong điều 55 với những từ ngữ tổng quát và mơ hồ : "Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội và từ thiện, nhân đạo, theo quy định của pháp luật có liên quan". Tham gia thế nào ? Tham gia mức nào ? Tham gia có đồng nghĩa với việc thành lập cơ sở không ? Như vậy, nếu so sánh với các bàn Dự thảo 4 và Dự thảo 5 thì Luật Tín ngưỡng và tôn giáo có những bước lùi".

Hội đồng Giám mục Việt Nam còn vạch ra rằng : "Ngoài ra, Luật Tín ngưỡng và tôn giáo tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho. Bộ Luật này không dung từ "xin phép" và "cho phép", thay vào đó là các từ "đăng ký, thông báo, đề nghị". Việc thay đổi từ ngữ như trên tạo cảm giác có sự cởi mở hơn, nhưng vì các tổ chức tôn giáo vẫn phải thông báo với chính quyền và chính quyền có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận, nên rốt cuộc vẫn là cơ chế xin-cho. Cơ chế này cho thấy quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo không thật sự được coi là quyền của con người nhưng chỉ là ân huệ cần phải xin và được ban phát. Chính cơ chế đó hợp pháp hóa sự can thiệp của chính quyền vào sinh hoạt nội bộ và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo".

Trong khi đó,
Hội đồng Liên tôn Việt Nam, quy tụ nhiều chức sắc của 5 tôn giáo lớn (Cao đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa hảo) và Tin lành) có mục đích tranh đấu cho các quyền tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền cho Việt Nam cũng đã "hoàn toàn bác bỏ Luật Tín ngưỡng và tôn giáo" trong Kháng thư đề ngày 20/10/2016.

Kháng thư viết rằng : "Mọi văn kiện pháp lý của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từ xưa tới nay về tôn giáo, kể từ Sắc lệnh Tôn giáo năm 1955, Nghị quyết 297 năm 1997, Pháp lệnh về Tín ngưỡng và tôn giáo năm 2004 tới Luật Tín ngưỡng và tôn giáo sắp ban hành, tất cả đều không ngoài mục đích dùng bạo lực hành chánh (kết hợp với bạo lực vũ khí) để cướp đoạt mọi tài sản tinh thần (các quyền tự do) và tài sản vật chất (đất đai, cơ sở) của các giáo hội, để sách nhiễu, bắt bớ, cầm tù, thậm chí thủ tiêu nhiều chức sắc và tín đồ can đảm (mãi cho tới hôm nay), nhằm làm cho các thực thể tinh thần vô cùng cần thiết và cực kỳ hữu ích cho xã hội này bị tê liệt hoạt động, bị cản trở sứ mạng, thậm chí bị biến đổi bản chất. Hậu quả là xã hội Việt Nam ngày càng tràn ngập bạo hành và gian dối, ngày càng suy đồi về văn hóa và đạo đức, kéo theo suy đồi các lãnh vực khác nữa".

Nghị định xử phạt (Dự thảo 2)

Luật đã làm khó các tôn giáo như thế chưa đủ hay sao mà Nhà nước còn bày thêm ra Nghị định xử pạt hành chính để làm tiền và hạn chế thêm các quyền công dânđược quy định trong Hiến pháp 2013 ?

Nghị định quy định những đối tượng phải chịu hình phạt gồm : "Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Trong những vi phạm viết trong Điều 6 phải chịu phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng gồm :

a. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm hoặc lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ;

b. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để bịa đặt, xuyên tạc dưới mọi hình thức nhằm chống lại Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;

c. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này ;

5. Hình thức xử phạt bổ sung :

a. Đình chỉ hoạt động tôn giáo từ 12 tháng đến 24 tháng đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 4 Điều này.

b. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ để thỏa mãn nghĩa Việt Nam.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả : buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.

Nhưng "lợi ích của Nhà nước" là lợi ích gì ? Tại sao không nói thẳng ra cho dân biết mà giấu đi để lạm dụng, để tự tung tự tác nhằm thỏa mãn tham vọng kinh tế và chính trị ?

Còn cáo buộc ghi trong khoản (b) gọi là "Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để bịa đặt, xuyên tạc dưới mọi hình thức nhằm chống lại Nhà nước" không mới vì Nhà nước đã và đang sử dụng cụm từ "lợi dụng" như một chiêu bài để chống những bậc tu hành lãnh đạo tín đồ chống bất côngxã hội ; đòi bồi thường công bằng trong các vụ khiếu kiện chống Nhà nước chiếm đất ; chống đàn áp dân chống Trung Quốc chiếm lãnh thổ và đòi trục xuất Formosa ra khỏi Việt Nam.

Các nhà tu hành đứng ra bênh vực dân đã từ lâu bị Nhà nước đội cho đủ mọi thứ mũ, từ "phản động", "gây rối", "phá hoại an toàn xã hội", "chống phá đảng", "chống lại nhân dân" cho đến "tay sai của các thế lực thù địch" nhằm thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" để lật đổ đảng cầm quyền.

Khi nói về điều gọi là "nghĩa vụ công dân" là nói về nhiệm vụ của công dân đối với yêu cầu của Nhà nước, hay nhiệm vụ của công dân với Tổ quốc. Trong quá khứ, vì có mặc cảm với tôn giáo, nhất là đối với đạo Công giáo mà rất nhiều lần Nhà nước đã bày ra các lệnh bắt công dân làm công tác xã hội, dưới danh nghĩa "nghĩa vụ công dân", tại nơi cư trú đúng vào ngày giờ các giáo dân phải đi lễ ngày Chủ Nhật.

Vì vậy, với quy định trong Điều 7 Nghị định xử phạt hành chính, Nhà nước có thể tùy tiện để phá đạo và cản trởbổn phận thiêng liêng của người có tín ngưỡng.

Điều này quy định :

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân ;

b. Mạo danh chức sắc, chức việc, nhà tu hành để thực hiện hoạt động tôn giáo ;

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của nhiều người ;

b. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Nhưng thế nào là "nghĩa vụ của công dân" và "trục lợi" thì Nhà nước cũng không dám viết cho rõ để tránh lạm dụng.

Sau đó, cũng trong Điều dự thảo 7 của Nghị định xử phạt hành chính còn mơ hồ hơn khi nói đến "chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo và chia rẽ giữa những người theo tôn giáo khác nhau".

E rằng vì thiếu trong sáng và không minh thị thế nào là có hành động chia rẽ sẽ rất dễ dẫn đến phân hóa và xáo trộn trong xã hội.

Bởi vì Khoản 3, Điều 7 của Nghị Định quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

"Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo gây chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau".

Kiểm soát Công giáo

Khi "phong phẩm", dù là chuyện nội bộ, các tôn giáo cũng phải "đăng ký" hay "thông báo" với Nhà nước như chứng minh trong Điều 15 của Nghị Định (dự thảo 2). Nếu vi phạm quy định về phong phẩm, suy cử chức sắc thì sẽ bị :

1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo không thông báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a. Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo phong phẩm, suy cử chức sắc trái pháp luật ;

b. Tổ chức tôn giáo không thực hiện yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử ;

c. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với một trong các hành vi quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả :

Buộc hủy kết quả phong phẩm, suy cử chức sắc đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này

Tuy không nói ra nhưng ai cũng biết Điều 15 sẽ ảnh hưởng đến việc phong phẩm của Giáo hội Cộng giáo vì có liên hệ giáo quyền với Tòa thánh Vatican.

Cũng tương tự, những hình phạt khác liên quan đếnbổ nhiệm, bầu cử, suy cử", còn được quy định trong Điều 16 (1).

Nhà nước cũng dùng các hình thức từ "cảnh cáo" đến "phạt tiền" để nhúng tay kiểm soát quyền thuyên chuyển, quyền cách chức và bãi chức thuộc thẩm quyền nội bộ các tôn giáo như quy định trong Điều 17 và Điều 18 (2).

Lịch sử nào ?

Nhưng không phải chỉ có thế mà Nghị định còn mở đường cho Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo, tuyển sinh, đào tạo và kết quả đào tạo.

Riêng trong lĩnh vực đào tạo, Nghị định còn bắt các Tôn giáo phải "tổ chức giảng dạy môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam theo quy định". Nếu không sẽ "Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng", theo Điều 20.

Nhưng môn học lịch sử này sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm phải nói về lịch sử chạy tội, trốn trách nhiệm với dân, che giấu sự thật chẳng tốt đẹp gì của đảng cộng sản Việt Nam ? Và liệu môn học nàycó chỗ nào nói đến trách nhiệm của ông Hồ Chí Minh trong việc nhập cảng chủ nghĩa lạc hậu sát nhân Mác-Lênin vào Việt Nam và thảm họa chiến tranh mà đảng do ông lãnh đạo đã gây ra cho dân tộc trong 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn gọi là "đánh Pháp giành độc lập" và "chống Mỹ cứu nước" (1945-1975) ?

Lý do phải nghi vấn vì sách giáo khoa của đảng cộng sản Việt Nam đã vô trách nhiệm với lịch sử, che giấu sự thật và chỉ ghi lại những biến cố theo ý muốn của đảng.

Bằng chứng cho thấy đảng đã buộc các nhà viết sử phải giảm từ 4 trang xuống còn 11 dòng khi họ viết về hai cuộc chiến biên giới Việt-Trung (1979-1990), vì sợ đụng chạm với nước đàn anh Trung Quốc.

Sách sử của đảng cộng sản Việt Nam cũng không nhắc đến hai cuộc chiến Tầu xua quân xâm chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974 từ tay Hải quân Việt Nam Cộng hòa làm cho 74 quân nhân thiệt mạng. Sau đó, từ đầu năm 1988 đến ngày 14/03/1988, Bắc Kinh lại tung quân đánh chiếm 8 vị trí, quan trọng nhất là Gạc Ma ở Trường Sa (Chữ Thập,Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa (Huy Gơ) , Xu Bi, Gạc Ma (Johnson South Reef hay Chigua Jiao),  Cô Lin và (Johnson North/Collins Reef, hay Guihuan Jiao) Len Đao (Lansdowne Reef, hay Qiong Jiao) ở Trường Sa. Có 64 binh sĩ quân đội nhân dân hy sinh trong khi chống lại quân Trung Quốc ở Trường Sa.

Ngoài ra sách sử Việt Nam cộng sản cũng viết rất sơ sài hoặc không viết gì về tội ác của đảng đã gây ra cho dân trong cuộc Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc (1953-1956), vụ án Nhân văn Giai Phẩm (1955-1958) và cuộc tấn công sát hại dân lành ở Cố đô Huế trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968.

Phạt để làm tiền

Ngoài những ngăn cấm và hình phạt đã kể, các nhà tu hành còn bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu :

- Giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký nhưng không được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký khichưa được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký không đúng địa điểm, người chủ trì, quy mô ; vượt quá thời gian ; sai lệch nội dung cuộc lễ đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồngđến 20.000.000đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức tôn giáo gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Hội đồng tôn giáo phản ứng

Vì Nghị định là văn kiện khác ra đời chỉ để kìm kẹp tự do tôn giáo và kiểm soát nhiệm vụ của nhà tu hành nên Hội đồng Liên tôn đã ra Kháng thư ngày 07/08/2017 lên án và bác bỏ nghị định này, nếu được ban hành.

Kháng thư viết : "Luật Tín ngưỡng và tôn giáo - bắt đầu hiệu lực từ đầu năm 2018 - đã phát sinh từ não trạng duy vật vô thần và từ chủ trương tiêu diệt tôn giáo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Nó đã bị các giáo hội kịch liệt phản đối, bác bỏ như một thứ luật man rợ và hiểm ác, không được phép có trong xã hội văn minh của loài người.

Thế nhưng, do đường lối độc tài toàn trị, nhằm mục đích áp dụng Luật Tín ngưỡng và tôn giáo nói trên, mới đây, ngày 20 tháng 7, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại đưa ra Dự thảo mang tên "Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo" để bày trò lấy ý kiến nhân dân và mọi tín đồ. Và nếu được thông qua thì công cụ pháp lý này của chế độ sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2018".

Hội đồng Liên tôn kết luận : "Nghị định mới này cũng không ngoài mục đích làm cho các Giáo hội vì sợ bị xử phạt mà ra tê liệt hay nên ngoan ngoãn, hoặc dần dần không còn phương tiện để sống đạo và hành đạo.

Chính vì thế, như đã thẳng thắn chối bỏ toàn văn và mọi điều khoản của Luật Tín ngưỡng và tôn giáo, Hội đồng Liên tôn chúng tôi cũng mạnh mẽ từ khước toàn văn và mọi điều khoản của Nghị định xử phạt hành chánh mà chính phủ cộng sản Việt Nam sẽ ban hành".

Như vậy thì những toan tính bóp nghẹt tôn giáo để kiểm soát người theo đạo của nghị định có rởm và thừa không, hay Nhà nước chỉ muốn cho dân biết vì đảng vô thần nên bị mắc bệnh tâm thần cũng là điều dễ hiểu ?

Phạm Trần

(17/08/2017)

Chú thích :

(1) Điều 16 : Vi phạm quy định về bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có một trong các hành vi sau đây :

a. Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc nhưng không đăng ký trước với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

b. Không thông báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định.

c. Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a. Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc khi không được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

b. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a. Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử nhiều người làm chức việc khi không được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

b. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả :

Buộc hủy kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử người làm chức việc đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.

Điều 17. Vi phạm quy định về thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành

1. Phạt cảnh cáo đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có một trong các hành vi sau đây :

a. Không thông báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành theo quy định.

b. Thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thuyên chuyển chức sắc, chức việc là người đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích khi không được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

b. Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo thuyển chuyển chức việc trái pháp luật.

c. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm một trong các quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy đinh tại điểm a và b khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả :

Buộc chấm dứt hành vi thuyển chuyển chức sắc, chức việc quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này.

Điều 18. Vi phạm các quy định về cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc

1. Phạt cảnh cáo tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không thông báo việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Quay lại trang chủ
Read 728 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)