Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

09/09/2017

Sẽ dạy "nhân quyền" theo định hướng xã hội chủ nghĩa ?

Trương Nhân Tuấn

Hôm qua báo chí đăng tin ông Phúc niểng vừa ký duyệt "đề án" đưa "quyền con người" vào dạy ở các chương trình giáo dục, từ cấp mẫu giáo cho tới đại học.

quyen1

Đề án đưa "quyền con người" vào dạy ở các chương trình giáo dục, từ cấp mẫu giáo cho tới đại học ?

Nghe qua nửa mừng nửa lo.

Bởi vì mình không biết "quyền con người" đề cập ở đây là các quyền của con người được ghi rõ trong bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, đã được hầu hết các nước trên thế giới ký nhận năm 1948 ; hay là thứ "quyền con người" được qui định là "được công nhận, tôn trọng và bảo vệ theo hiến pháp và pháp luật", như đã ghi trong hiến pháp (chương hai, Hiến pháp 2013) ?

Đăt vấn đề là cần thiết, bởi vì những gì Việt Nam ký kết và hứa hẹn với "quốc tế", luôn "thấy vậy mà không phải vậy".

Chương hai bản Hiến pháp 2013 qui định rõ rệt các "quyền con người", nếu xét trên đại cương, không khác chi các quyền cơ bản của con người được ghi nhận trọng bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948.

Một thí dụ. Điều 16 khoản 2 Hiến pháp ghi "Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội".

Nhưng thực tế thì sao ?

Tối hôm qua, ngay sau khi ông Phúc niểng ký duyệt "đề án", thì công an đã bắt bớ và đánh đập dã man một tài xế xe, chỉ vì lý do chiếc xe ông này lái sơn vàng, trên ca pô có ba sọc đỏ, giống như lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa trước kia.

quyen0

Giả sử chiếc xe kia sơn cờ Việt Nam Cộng Hòa, (mà điều này còn phải chứng minh), thì người tài xế kia vi phạm vào điều luật nào ?

Hiến pháp đã ghi : không ai bị phân biệt đối xử vì khác biệt chính kiến. Cũng không có điều luật nào cấm cờ vàng.

Nguyên tắc luật của một nước dân chủ pháp trị (mà Việt Nam gọi là pháp quyền), thì nhân viên công chức nhà nước làm gì cũng phải theo luật mà làm. Luật càng áp dụng gắt gao cho người thi hành luật. Những người này chỉ có quyền làm những gì luật cho phép.

Rõ ràng công an thi hành luật rất "tự tiện", muốn làm gì thì làm.

Người ta treo "cờ vàng" thì đó là quan điểm chính trị của người ta. Đây là quyền của người ta được hiến pháp và pháp luật bảo vệ.

Vì vậy, để lấy lòng tin ở mọi người, tôi đề nghị ông Phúc ký thêm một đề án khác, là bắt buộc toàn bộ nhân viên quan chức nhà nước phải học tập về "nhân quyền". Trước tiên là thành phần công an, những người thi hành luật.

Sau đó là giáo viên, giáo sư các cấp.

Đây là những đề nghị mang tính "cơ bản". Công nhân viên chức nhà nước không biết về nhân quyền thì làm sao có thể hiểu (triết lý sâu xa) của luật, để bảo vệ và thi hành luật ?

Thầy cô không có kiến thức về nhân quyền thì lấy gì để dạy cho học trò ?

Tôi hy vọng vụ này sẽ không như "pháp quyền xã hội chủ nghĩa", "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", v.v…

Cái gọi là "xã hội chủ nghĩa" thục tế là cái gì, tới nay không học giả xã hội chủ nghĩa nào phác họa được hình thù nó ra sao. Ông Tổng lú có thú nhận là không biết 100 năm nữa có đi tới xã hội chủ nghĩa hay chưa.

Bởi vậy những thứ như "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" hay "pháp quyền xã hội chủ nghĩa"... là bóng trăng dưới nước, là mây bay trên trời. Làm sao mà "nắm bắt" được ?

Từ bao nhiêu năm nay, trọn chương hai của bản hiến pháp 2013 chỉ để "làm cảnh", viết cho có. Trong khi một "nhà nước pháp trị" (mà Việt Nam gọi là nhà nước pháp quyền) là mô hình nhà nước được xây dựng trên hiến pháp và pháp luật.

Khi hiến pháp không được tôn trọng, khi kẻ cầm quyền sử dụng (hay diễn giải) pháp luật một cách tự tiện, nhà nước đó không phải là "nhà nước pháp trị" (Etat de Droit - Rule of law).

Nghĩ lại, ông Thiệu có nói một câu (trở thành chân lý muôn đười) : đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm.

Vì vậy, những thứ "nhân quyền" sẽ được dạy, theo tôi sẽ là thứ "nhân quyền xã hội chủ nghĩa". Theo đó giá trị con người không khác con vật.

Dân Tàu có lời nguyền độc địa. Ai có coi tập truyện chưởng "Ỷ thiên đồ long ký" của Kim Dung thì biết bà Diệt Tuyệt sư thái. Trước phút lâm chung bà truyền chức vị chưởng môn cho đệ tử là Chu Chỉ Nhược. Bà buộc cô đệ tử này thề độc, đại khái nếu (cô này) lấy Trương Vô Kỵ thì cháu con muôn đời, con trai thì làm nô, con gái làm tì cho thiên hạ.

Nghiệm lại thì ta thấy lời nguyền này đã thể hiện trên dân tộc Việt Nam hiện nay : con gái thì đi làm đỉ, làm con ở ; con trai thì làm lao nô… cho dân các nước trên thế giới.

Theo tôi đây là hậu quả của giáo dục không coi trọng con người, kéo con người "xuống hàng chó ngựa" của chủ nghĩa duy vật mác-lênin và tư tưởng hồ chí minh.

Vì vậy, theo tôi, mọi người nên theo dõi và thúc đẩy "đề án" đưa "nhân quyền" vào giáo dục của ông Phúc được thành công, như nội dung "nhân quyền" của bản "Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948".

Đây cũng là một cách cứu dân cứu nước thoát khỏi vòng nô lệ.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 09/09/2017

Quay lại trang chủ
Read 933 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)